Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin trên Báo cáo tài chính của các doanh nghiệp bất động sản và xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

pdf 13 trang Gia Huy 23/05/2022 1950
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin trên Báo cáo tài chính của các doanh nghiệp bất động sản và xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_cac_nhan_to_anh_huong_den_muc_do_cong_bo_thong_ti.pdf

Nội dung text: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin trên Báo cáo tài chính của các doanh nghiệp bất động sản và xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

  1. NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN MỨC ĐỘ CÔNG BỐ THÔNG TIN TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP BẤT ĐỘNG SẢN VÀ XÂY DỰNG NIÊM ẾT TRÊN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM NCS.ThS. Nguyễn Văn Bảo Khoa Kế toán Tài chính Ngân hàng, trường Đại học Công nghệ Tp. Hồ Chí Minh TÓM TẮT Một trong những nguyên tắc cơ bản trong hoạt động của Thị trường chứng khoán là công bố thông tin. Nguyên tắc công khai thông tin được hiểu là các định chế, tổ chức khi tham gia thị trường phải có nghĩa vụ cung cấp đầy đủ, trung thực, kịp thời những thông tin liên quan đến tình hình hoạt động của mình cho công chúng đầu tư biết. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin của các doanh nghiệp ngành Bất động sản và xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Mẫu nghiên cứu gồm 150 doanh nghiệp niêm yết trên 02 Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội trong năm 2017. Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng để đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố đến mức độ công bố thông tin. Kết quả nghiên cứu cho thấy 05 nhân tố Chủ thể kiểm toán; Quy mô doanh nghiệp; Thành phần HĐQT; Thời gian hoạt động; Khả năng thanh toán có ảnh hưởng đáng kể đến mức độ công bố thông tin, trong khi đó, 02 nhân tố Tỷ lệ sở hữu nước ngoài và Khả năng sinh lời lại không có ảnh hưởng. Từ đó, tác giả đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao mức độ công bố thông tin của các doanh nghiệp niêm yết trên Thị trường chứng khoán Việt Nam. Từ khóa: Báo cáo tài chính; Bất động sản; Công bố thông tin; Doanh nghiệp niêm yết; Sở giao dịch chứng khoán. 1. GIỚI THIỆU Công bố thông tin (CBTT) trên Báo cáo tài chính (BCTC) của các doanh nghiệp niêm yết (DNNY) từ lâu đã là một đề tài được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. CBTT là một yếu tố quan trọng có ảnh hưởng đến việc phân bổ hiệu quả các nguồn lực của xã hội và làm giảm thiểu sự nhiễu loạn thông tin giữa doanh nghiệp (DN) và các đối tượng sử dụng thông tin bên ngoài DN (Adina, Ion – 2008). Do đó, hành vi CBTT, đặc biệt của các DNNY trên thị trường chứng khoán (TTCK), có ảnh hưởng rất lớn trong nền kinh tế. Các nghiên cứu trước đây chủ yếu tập trung đánh giá mức độ CBTT của các DNNY trên TTCK và kiểm chứng các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ CBTT. Trong thời gian gần đây, các công trình nghiên cứu có liên quan đến chủ đề CBTT ở Việt Nam đã được quan tâm nhiều hơn và đã có nhiều công trình nghiên cứu hơn. Tuy nhiên, các nghiên cứu này chỉ dừng lại ở việc làm rõ các khái niệm, nội dung liên quan đến đặc điểm chất lượng BCTC, quản trị lợi nhuận, tìm hiểu về việc phát hiện các nhân tố ảnh hưởng tại các DNNY, giới thiệu cơ bản về một số phương pháp đo lường chất lượng BCTC nhưng nó cũng là cơ sở, định hướng cho các nghiên cứu sâu trong tương lai. Các nhà nghiên cứu cũng đã nhận thức được tầm quan trọng của việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ CBTT. Có nghiên cứu tập trung vào tính minh bạch của Báo cáo thường niên (BCTN), cũng có nghiên cứu tập trung về nhân tố ảnh hưởng 259
  2. đến chất lượng BCTN. Tuy nhiên, các nghiên cứu sử dụng phương pháp đo lường chất lượng BCTN theo đặc điểm chất lượng và mới chỉ tập trung vào nhân tố liên quan đến quản trị công ty hoặc có nghiên cứu chỉ dừng lại ở việc phân tích mức độ CBTT trên BCTC. Bên cạnh đó, phần lớn các nghiên cứu này đều thực hiện theo phương pháp khảo sát quan điểm nên chưa phản ảnh đúng thực trạng BCTC đã được lập và trình bày tại các DNNY hiện nay, chỉ có một vài nghiên cứu trực tiếp trên BCTC của các DN nhưng cũng chỉ tiếp cận về các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ CBTT hoặc tập trung vào tính minh bạch của thông tin tài chính. Ngoài ra, cũng có nghiên cứu về chất lượng BCTN nhưng đo lường theo đặc điểm chất lượng và các nhân tố được phân tích, kiểm định chưa nhiều. Các nghiên cứu cũng lựa chọn phạm vi nghiên cứu về không gian, thời gian và đối tượng khảo sát khác nhau, tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào lựa chọn phạm vi nghiên cứu là các DN Bất động sản và xây dựng, trong khi các DN xây dựng và bất động sản đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế đất nước. Quy mô của ngành xây dựng và bất động sản ngày càng mở rộng và vai trò của các DN xây dựng và bất động sản cũng tăng lên không ngừng trong nền kinh tế quốc dân, thông tin nói chung và thông tin kế toán nói riêng của các DN này được rất nhiều đối tượng quan tâm, sử dụng trong việc đưa ra các quyết định kinh tế của họ. 2. CƠ SỞ LÍ THUYẾT VÀ KHUNG PHÂN TÍCH 2.1. Các nghiên cứu trƣớc Nghiên cứu của Aljifri và Alzarouni (2013) “The association between firm characteristics and corporate financial disclosures: evidence from UAE companies” đã tìm hiểu mối quan hệ giữa đặc điểm công ty và CBTT. Kết quả cho thấy yếu tố loại ngành và quy mô công ty có ảnh hưởng đáng kể đến mức độ CBTT. Phát hiện này không chỉ hỗ trợ cho các nghiên cứu trước đây, mà còn có liên quan đến những nghiên cứu ở UAE, những người muốn hiểu về sự CBTT của công ty và cũng được các nhóm người dùng UAE quan tâm. Iaad I. S. Mustafa Sartawi, Riyad M. Hindawi, Ruba Bsoul, Ala'eddin Jamil Ali (2014) trong nghiên cứu “Board Composition, Firm Characteristics, and Voluntary Disclosure: The Case of Jordanian Firms Listed on the Amman Stock Exchange”, đã xem xét tác động của thành phần Hội đồng quản trị (HĐQT) lên mức độ CBTT trong các báo cáo hàng năm của các DNNY của Jordan. Theo các tác giả, các công ty bảo hiểm có xu hướng công bố nhiều thông tin hơn các công ty dịch vụ và công nghiệp. Ngoài ra, kết quả cho thấy rằng các công ty Jordan có HĐQT có quyền sở hữu cao có xu hướng giữ mức độ CBTT thấp. Mặt khác, sự hiện diện của các giám đốc nước ngoài trên diễn đàn dường như có ảnh hưởng tích cực đến mức độ CBTT trong các công ty Jordan. Khaldoon Albitar (2015) với nghiên cứu “Firm Characteristics, Governance Attributes and Corporate Voluntary Disclosure: A Study of Jordanian Listed Companies” đã tập trung vào việc đo lường mức độ công bố tự nguyện trong các báo cáo hàng năm của các công ty Jordan niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán Amman (ASE). Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng quy mô DN, đòn bẩy, tuổi, khả năng sinh lời, thanh khoản, quy mô ủy ban kiểm toán có mối quan hệ tích cực với mức độ công bố tự nguyện trong khi giám đốc độc lập và cơ cấu sở hữu có mối quan hệ tiêu cực với mức độ công bố tự nguyện. Nguyễn Thị Thanh Phương (2013) trong nghiên cứu “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin trong báo cáo tài chính của các doanh nghiệp niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh” đã mở rộng mô hình nghiên cứu khi đưa ra các nhân tố thuộc về quản lý DN, cấu trúc sở hữu và tính chất công ty. Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố: quy mô doanh nghiệp; mức độ sinh lời; thời gian niêm yết; kiểm toán độc lập; tỷ lệ sở hữu của cổ đông nước ngoài có ảnh hưởng đến mức độ CBTT của doanh nghiệp. 260
  3. Nguyễn Thị Thu Hảo (2014) trong nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin tự nguyện của các công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh”. Tác giả đã sử dụng phương pháp kiểm định mô hình hồi quy đa biến nhằm kiểm định mối liên hệ giữa các biến độc lập đến biến phụ thuộc. Kết quả nghiên cứu cho thấy quy mô công ty có ảnh hưởng đến mức độ CBTT; các nhân tố công ty kiểm toán, đòn bẩy tài chính, quy mô hội đồng quản trị, tỷ lệ thành viên không điều hành trong HĐQT thì không ảnh hưởng đến mức độ CBTT. 2.2. Cơ sở lí thuyết 2.2.1 Khái niệm về CBTT CBTT là việc tiết lộ tất cả các thông tin có liên quan đến giao dịch kinh doanh của một tổ chức. Mục tiêu của CBTT đầy đủ là để đảm bảo tính minh bạch giúp các nhà đầu tư khi họ tham gia vào thị trường chứng khoán, vì vậy phải tiết lộ cả những thông tốt và thông tin xấu. Theo Gibbins Richardon và Waterhouse (1990), tiết lộ là một quy định công khai, phát hành có chủ ý các thông tin tài chính và phi tài chính cho dù số lượng hay chất lượng theo yêu cầu hoặc tự nguyện, thông qua các kênh chính thức hoặc không chính thức. Theo quan điểm của Bộ Tài Chính, CBTT được hiểu là phương thức để thực hiện quy trình minh bạch của DN nhằm đảm bảo các cổ đông và công chúng đầu tư có thể tiếp cận thông tin. Chúng ta thừa nhận minh bạch thông tin “là sự công bố thông tin kịp thời và đáng tin cậy, nó cho phép những người sử dụng thông tin đó có thể đánh giá chính xác về tình hình và hiệu quả của một ngân hàng, hoạt động kinh doanh và rủi ro liên quan đến các hoạt động này” (Theo International Finance Coporation, Public disclosure and transparency, Yerevan, May 2006). Cụ thể hơn, CBTT kế toán (Accounting Disclosures) là toàn bộ thông tin được cung cấp thông qua hệ thống các BCTC của một công ty trong thời kỳ nhất định (bao gồm cả các báo cáo giữa niên độ và báo cáo thường niên). 2.2.2. Các lý thuyết nền Lý thuyết đại diện Lý thuyết đại diện cho rằng một DN không phải là thực thể thống nhất duy nhất. Lý thuyết này mô tả mối quan hệ giữa các bên của DN như giữa người quản lý và các cổ đông, giữa các cổ đông và chủ nợ. Nhà đầu tư uỷ thác việc ra quyết định, chiến lược và điều hành hoạt động cho các nhà quản lý, còn nhà quản lý sẽ hành động và đưa ra quyết định tối đa hoá giá trị cổ đông và đảm bảo rằng các khoản nợ sẽ được hoàn trả cho các chủ nợ. Nếu cả hai bên tối đa hoá lợi ích thì nhà quản lý sẽ phải điều hành quản lý dưới sự giám sát của cổ đông. Khi cả hai bên (bên ủy nhiệm và bên được ủy nhiệm) đều muốn tối đa hóa lợi ích của mình sẽ làm phát sinh chi phí ủy nhiệm (Agency cost). Chi phí ủy nhiệm là chi phí trả cho sự xung đột lợi ích giữa hai bên bao gồm chi phí giám sát (Monitoring cost), chi phí liên kết (Bonding cost) và chi phí khác (Residual cost). Theo lý thuyết này, mâu thuẫn giữa hai bên là rất đáng kể vì thường người điều hành DN chỉ sở hữu một phần rất nhỏ cổ phần của DN. Sự xung đột sẽ tăng lên khi có thông tin không đầy đủ và không đối xứng giữa nhà đầu tư và người quản lý của DN. Vấn đề này có thể được hạn chế tối đa bằng cách cung cấp nhiều thông tin. Lý thuyết thông tin bất cân xứng Theo lý thuyết này, thông tin bất cân xứng xảy ra khi một bên giao dịch có ít thông tin hơn bên đối tác hoặc có thông tin nhưng thông tin không chính xác. Điều này khiến cho bên có ít thông tin có những quyết định không chính xác khi thực hiện giao dịch, đồng thời bên có nhiều thông tin sẽ có những hành vi gây bất lợi cho bên kia khi thực hiện các giao dịch. Thông tin bất cân xứng là tình trạng mà các bên tham gia 261
  4. giao dịch không có được thông tin như nhau, một bên tham gia giao dịch trên thị trường (ban điều hành công ty, cổ đông lớn) có nhiều thông tin hơn, có thông tin sớm hơn hoặc tiếp cận thông tin dễ dàng hơn so với các bên còn lại (các nhà đầu tư nhỏ lẻ). Thông tin bất cân xứng chính là tình trạng thông tin không đầy đủ, không kịp thời, không tin cậy, không chính xác và không tạo điều kiện để tiếp cận dễ dàng đối với các nhà đầu tư còn lại trên thị trường. 2.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến mức độ CBTT Căn cứ vào cơ sở lí thuyết và kết quả nghiên cứu thực nghiệm về các nhân tố tác động đến mức độ CBTT của các DNNY, các giả thuyết nghiên cứu được xây dựng như sau: Quy mô công ty (SIZE) Theo lý thuyết đại diện, việc tách biệt vai trò người sở hữu và người trực tiếp quản lý sẽ dẫn đến một số loại chi phí, gọi là chi phí ủy nhiệm bao gồm chi phí giám sát, chi phí liên kết và chi phí khác (Jensen và Meckling,1976), người sở hữu muốn giảm các chi phi ủy nhiệm thì cần nhà quản lý CBTT nhiều hơn, các công ty càng lớn thì thông tin càng nhiều và yêu cầu thông tin từ người sở hữu cũng cao hơn. Nghiên cứu của Meek và cộng sự (1995) về các nhân tố ảnh hưởng CBTT trên BCTN ở Mỹ, Anh và các nước Châu Âu thì quy mô công ty là yếu tố quan trọng nhất giải thích cho CBTT, các công ty lớn thì thường phức tạp hơn và có quy mô sở hữu lớn nên có nhiều thông tin cần phải công bố. Nghiên cứu của Fathi (2013) tại Tunisian cũng cho thấy ảnh hưởng cùng chiều của quy mô công ty và mức độ CBTT. Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Hảo (2014) cũng cho thấy quy mô công ty là một trong những biến giải thích cho CBTT. Từ đó, giả thuyết nghiên cứu được đưa ra như sau: Giả thuyết H1: Quy mô công ty có tác động cùng chiều đến mức độ CBTT. Thời gian hoạt động của doanh nghiệp (AGE) Theo lý thuyết thông tin bất cân xứng và các nghiên cứu trước thì thời gian hoạt động của DN có ảnh hưởng đến mức độ CBTT. Nhiều nghiên cứu trước đã tìm thấy mối quan hệ thuận chiều giữa thời gian hoạt động của DN với mức độ CBTT. Hầu hết trong các nghiên cứu này, Thời gian hoạt động đều được tính từ lúc DN bắt đầu niêm yết trên TTCK đến thời điểm nghiên cứu. Các DN có thời gian hoạt động càng lâu thì việc lập và trình bày BCTC càng được cải thiện hơn vì chúng có nhiều điều kiện thực tế hơn cho quá trình báo cáo như bộ máy kế toán, khả năng áp dụng công nghệ thông tin Các DN có thời gian hoạt động lâu dài có nhiều thành tựu để báo cáo nhằm tăng danh tiếng của nó, còn các DN có thời gian hoạt động còn ngắn chưa có nhiều danh tiếng trên thị trường nên việc công bố nhiều thông tin có thể ảnh hưởng tiêu cực đến vị thế cạnh tranh của họ. Nghiên cứu của Caferman và Cooke (2002) đã cho thấy rằng thời gian hoạt động của DN có tác động tích cực đến mức độ CBTT. Ngược lại, nghiên cứu của Phạm Thị Thu Đông (2013) lại không tìm thấy mối liên hệ giữa thời gian hoạt động và mức độ CBTT. Giả thuyết được đặt ra như sau: Giả thuyết H2: DN có thời gian hoạt động càng lâu thì mức độ C TT càng cao. Thành phần Hội đồng quản trị (BGA) Chức năng giám sát của HĐQT là cần thiết vì theo lý thuyết đại diện thì luôn có sự mâu thuẫn về lợi ích giữa một bên là các nhà đầu tư và một bên là các người quản lý. Để làm giảm mâu thuẫn này, HĐQT sẽ thực hiện quyền lực của mình để theo dõi và kiểm soát quản lý. Nếu các thành viên HĐQT đều giữ quyền quản lý hoặc có mối quan hệ nhân thân, quyền sở hữu với công ty thì vai trò này sẽ bị hạn chế vì có khả năng các thành viên HĐQT sẽ quản lý hoạt động của công ty theo hướng có lợi cho mình mà không có lợi cho các cổ đông khác. Do đó, luật về quản trị DN của các quốc gia thường có yêu cầu trong cơ cấu HĐQT 262
  5. công ty phải có ít nhất 1/3 các thành viên HĐQT là độc lập, không tham gia điều hành hoạt động công ty. Các thành viên này sẽ giám sát hoạt động của HĐQT, làm giảm nguy cơ lạm dụng quyền hạn, giúp bảo vệ lợi ích chính đáng của các cổ đông. Các nghiên cứu trước đo lường yếu tố này bằng cách so sánh tỷ lệ giữa số thành viên HĐQT không điều hành với tổng số thành viên HĐQT. Mối quan hệ thuận chiều giữa tỷ lệ này được đưa ra bởi Chen và Jaggi (2000), Hanifa và Cooke (2002). Còn ở Việt Nam, nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Phương (2013) lại cho thấy tỷ lệ thành viên HĐQT không tham gia điều hành có ảnh hưởng không đáng kể đến mức độ CBTT. Từ đó, giả thuyết nghiên cứu được đưa ra như sau: Giả thuyết H3: DN có tỷ lệ thành viên HĐQT không tham gia điều hành càng lớn thì mức độ CBTT càng cao. Tỷ lệ sở hữu nƣớc ngoài (FORE) Theo lý thuyết thông tin bất cân xứng, các nhà đầu tư nước ngoài do có nhiều bất lợi như: khoảng cách địa lý, khác biệt ngôn ngữ, văn hóa nên tình trạng bất cân xứng thông tin càng cao. Để giảm tình trạng này thường các nhà đầu tư nước ngoài sẽ yêu cầu phía công ty cung cấp càng nhiều thông tin càng tốt, bên cạnh đó phát tín hiệu thể hiện thông tin công bố là chất lượng và đáng tin cậy như: đã được kiểm toán bởi công ty kiểm toán có uy tín, có tồn tại ban kiểm soát, kiểm toán nội bộ Có nhiều nghiên cứu cho thấy rằng các công ty có vốn nước ngoài càng lớn thì CBTT càng nhiều. Barako (2007) tìm thấy nhân tố tỷ lệ sở hữu nước ngoài là rất quan trọng đối với mức độ CBTT. Houssain & cộng sự (1994) đã tìm thấy mối quan hệ cùng chiều giữa quyền sở hữu nước ngoài với việc CBTT của các công ty tại Newzeland. Còn ở Việt Nam, nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Phương (2013) lại tìm thấy mối quan hệ ngược chiều. Trong nghiên cứu của mình, tác giả cũng dự đoán tỷ lệ sở hữu nước ngoài có quan hệ tích cực với mức độ CBTT. Giả thuyết H4: DN có tỷ lệ quyền sở hữu nước ngoài càng cao thì mức độ CBTT càng cao. Chủ thể kiểm toán (AUDIT) Kiểm toán là một phần bắt buộc trong BCTC của các DNNY. Nó là yếu tố quan trọng đảm bảo tính trung thực và khách quan của các thông tin tài chính, làm cơ sở cho việc ra quyết định đầu tư và quản lý kinh doanh. Để giảm thiểu các xung đột lợi ích giữa nhà quản lý và các nhà đầu tư, lý thuyết đại diện cho rằng kiểm toán độc lập đóng một vai trò rất quan trọng. Công ty kiểm toán lớn hoạt động như một cơ chế để làm giảm chi phí đại diện và phát huy nhiều hơn vai trò giám sát bằng cách hạn chế hành vi cơ hội của nhà quản lý (Jensen và Meckling, 1976). Về quy mô, công ty kiểm toán được chia ra làm hai nhóm là nhóm các công ty kiểm toán lớn và nhóm các công ty kiểm toán nhỏ. Nhóm công ty kiểm toán lớn hay còn gọi là nhóm Big Four hiện nay, bao gồm bốn công ty là Deloitte Touche Tohmatsu (Deloitte), Ernst and Young (E&Y), KPMG và Price Waterhouse Coopers (PWC). Các công ty kiểm toán còn lại được xếp vào các công ty kiểm toán nhỏ. Bhayani (2012) cho rằng các công ty kiểm toán lớn quan tâm nhiều hơn đến việc bảo vệ danh tiếng của mình do đó nó sẽ đầu tư nhiều thời gian hơn cho việc kiểm toán báo cáo của các DN. Nếu có rủi ro xảy ra trong việc kiểm toán, các công ty kiểm toán lớn sẽ chịu thiệt hại nhiều hơn các công ty kiểm toán nhỏ. Mặt khác các công ty kiểm toán nhỏ vì không có sức ảnh hưởng lớn đến mức độ CBTT của DN nên họ có xu hướng làm vừa lòng khách hàng hơn là đặt chất lượng CBTT lên hàng đầu. Đối với các DN, việc lựa chọn các công ty kiểm toán lớn cũng là một cách để DN phát tín hiệu với các nhà đầu tư rằng nội dung của các thông tin mà họ cung cấp đảm bảo tính minh bạch, khách quan và trung thực. Nghiên cứu của Phạm Thị Thu Đông (2013) không tìm thấy mối liên hệ giữa chủ thể kiểm toán và mức độ CBTT. 263
  6. Giả thuyết H5: DN được kiểm toán bởi các công ty kiểm toán thuộc nhóm Big Four sẽ có mức độ CBTT nhiều hơn các DN khác . Khả năng sinh lời (ROA) Khả năng sinh lời đo lường thành quả hoạt động của một DN. Thông thường, các DN có lợi nhuận cao sẽ muốn phát đi nhiều tín hiệu thông qua việc CBTT để phân biệt với các DN có lợi nhuận thấp nhằm giúp gia tăng giá trị cổ phiếu của họ. Ngoài ra, các DN hoạt động kém cũng sẽ CBTT nhiều thông tin để giải thích tại sao tình hình hoạt động của họ lại như vậy. Để đo lường yếu tố này, các nghiên cứu trước sử dụng chỉ số ROA và ROE. Theo Lang và Lundholm (1993) thì mối quan hệ này không rõ ràng và tuỳ thuộc vào mức độ sinh lời và bối cảnh thực tế của DN. Việt Nam, nghiên cứu của Phạm Thị Thu Đông (2013) tìm thấy có mối quan hệ thuận chiều giữa khả năng sinh lời và mức độ CBTT, còn nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Phương lại cho ra kết quả là một mối quan hệ ngược chiều. Giả thuyết H6: Khả năng sinh lời của DN có tác động cùng chiều đến mức độ CBTT. Khả năng thanh toán ( IQ) Khả năng thanh toán hay còn gọi là tính thanh khoản là khả năng đáp ứng tình hình nợ của DN trong ngắn hạn. Tính thanh khoản được hiểu là việc chứng khoán hay các khoản nợ, các khoản phải thu có khả năng chuyển đổi thành tiền dễ dàng, thuận tiện cho việc chi tiêu hay thanh toán. Sự khó khăn trong chuyển đổi để đáp ứng nghĩa vụ hiện tại của nó trong việc thanh toán lãi và gốc cho các chủ nợ có khả năng dẫn DN đến bờ vực phá sản. Thanh khoản là một đặc tính quan trọng của DN trong đó có ảnh hưởng lớn đến mức độ CBTT. Một công ty có tính thanh khoản cao sẽ công bố nhiều thông tin như là một cách phát thêm tín hiệu tích cực cho các nhà đầu tư để tăng niềm tin của họ và ngược lại, một công ty có tính thanh khoản thấp sẽ hạn chế việc CBTT để che giấu những thông tin yếu kém ra ngoài. Trong các nghiên cứu trước đây, yếu tố này được xác định bằng cách sử dụng chỉ tiêu Hệ số thanh toán hiện hành của các DN. Nandi và Ghosh (2012) đã tìm thấy mối quan hệ giữa tính thanh khoản và mức độ CBTT. Còn ở Việt Nam, nghiên cứu của Phạm Thị Thu Đông (2013) lại không tìm thấy mối liên hệ giữa tính thanh khoản và mức độ CBTT. Giả thuyết H7: Khả năng thanh toán của DN có tác động cùng chiều đến mức độ CBTT. 3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đo lƣờng các biến trong mô hình Đo lƣờng biến phụ thuộc Hầu hết các nghiên cứu về CBTT trước đây đều đưa ra một hệ thống các chỉ mục thông tin để dựa vào đó đo lường. Tuy nhiên, giữa các hệ thống này có sự khác biệt đáng kể. Ngoài nguyên nhân khách quan như sự khác nhau về thời điểm, đặc điểm công bố từng quốc gia thì yếu tố chủ quan cũng là một trong những nguyên nhân chính. Với mong muốn hạn chế tính chủ quan này, nghiên cứu xây dựng hệ thống chỉ mục dựa theo yêu cầu về công bố trong các văn bản pháp luật một cách chặt chẽ nhất. Cụ thể: Luật kế toán ngày 20/11/2015; Luật chứng khoán số 27/VBHN-VPQH ngày 18/12/2013; Thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 về hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp; Thông tư 155/2015/TT-BTC ngày 06/10/2015 về CBTT trên TTCK. Có tất cả 160 chỉ mục được tác giả lựa chọn đưa vào Hệ thống chỉ mục. Chỉ số CBTT được đo lường theo phương pháp không trọng số. Trong đó khoản mục được công bố gán giá trị là “1”, không công bố gán giá trị là “0” và chỉ số CBTT được tính cho mỗi công ty theo công thức sau: 264
  7. nj dij I i 1 (1) j nj Trong đó: Ij: Chỉ số công bố thông tin của công ty j, 0≤ Ij ≤1; dij Khoản mục thông tin i được công ty j công bố n: Số lượng mục thông tin tối đa công bố (n≤ 160) Đo lƣờng biến độc lập Chiều Nhân tố Nghiên cứu cơ sở Đo lƣờng các biến ảnh hƣởng Meek và cộng sự (1995) Quy mô doanh nghiệp Nguyễn Thị Thu Hảo =Ln (Tổng tài sản) + (SIZE) (2014) Khoảng thời gian từ khi DN Thời gian hoạt động Caferman và Cooke (2002); niêm yết lần đầu đến thời + (AGE) Phạm Thị Thu Đông (2013). điểm nghiên cứu. Hanifa và Cooke (2002); Số thành viên HĐQT Thành phần HĐQT Nguyễn Thị Thanh Phương không điều hành/Tổng số + (BGA) (2013) thành viên HĐQT Barako (2007); Tỷ lệ sở hữu cổ đông nước Tỷ lệ sở hữu nước ngoài Nguyễn Thị Thanh Phương ngoài so với cổ đông toàn + (FORE) (2013) doanh nghiệp. Các Biến giả: = 1 nếu công ty biến Chủ thể kiểm toán Sanjay Bhayani (2012); kiểm toán nằm trong nhóm + độc (AUDIT) Phạm Thị Thu Đông (2013) Big Four; = 0 nếu nằm lập trong nhóm còn lại Khả năng sinh lời Lang và Lundholm (1993); ROA = LN sau thuế / Tổng + (ROA) Phạm Thị Thu Đông (2013). tài sản Khả năng thanh toán Nandi và Ghosh (2012); LIQ = TS ngắn hạn / + (LIQ) Phạm Thị Thu Đông (2013). Nợ ngắn hạn 3.2. Mô hình hồi quy Nghiên cứu tiến hành đo lường tác động của 7 nhân tố độc lập đến mức độ CBTT của các DNNY trên 2 Sở giao dịch chứng khoán (SGDCK) Tp.HCM và Hà Nội. Dựa trên các giả thuyết được đưa ra, mô hình hồi quy tổng thể được đề nghị trong nghiên cứu này để kiểm định các giả thuyết nêu trên có dạng như sau: 265
  8. ˆ ˆ ˆ ˆ ˆ ˆ ˆ ˆ ˆ Y 0 1X1 2 X 2 3 X3 4 X 4 5 X5 6 X 6 7 X 7 Trong đó: ̂: mức độ CBTT của các DNNY trên 2 SGDCK Tp.HCM và Hà Nội. 1 – 7: Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ CBTT của các DNNY trên 2 SGDCK Tp.HCM và Hà Nội. ̂ : Ước lượng điểm của (i=1 7). 3.3. Mẫu nghiên cứu và phƣơng pháp thu thập dữ liệu 3.3.1. Mẫu nghiên cứu Tính tại ngày 31/12/2018, trên SGDCK Tp.HCM có 430 cổ phiếu công ty được niêm yết (trong đó số DN thuộc ngành Bất động sản và xây dựng là 154), trên SGDCK Hà Nội có 419 cổ phiếu công ty được niêm yết (trong đó số DN thuộc ngành Bất động sản và xây dựng là 123). Tác giả chọn mẫu theo công thức kinh nghiệm của Nguyễn Đình Thọ (2012): n 50+ 8p; với n là kích thước mẫu tối thiểu cần thiết; p là số lượng biến độc lập trong mô hình nghiên cứu. Trong nghiên cứu này, p được xác định là 7 biến độc lập, như vậy kích thước mẫu tối thiểu của nghiên cứu này là 106 quan sát. Đối tượng của nghiên cứu tập trung vào BCTN năm 2017 của các DN thuộc ngành Bất động sản và xây dựng niêm yết trên 2 SGDCK Tp.HCM và Hà Nội với các tiêu chí như sau: (1) BCTC thu thập là BCTC đã được kiểm toán; (2) Có đầy đủ bộ BCTC đồng thời phải có báo cáo của kiểm toán độc lập k m theo để xác minh mức độ trung thực của BCTC và nhận diện một số lỗi (nếu có) theo ý kiến của kiểm toán độc lập. Dựa vào yêu cầu của mẫu chọn, tác giả tiến hành chọn ngẫu nhiên 150 quan sát (thỏa điều kiện tối thiểu là 106 quan sát). Để đảm bảo tỷ lệ đồng đều của các quan sát giữa 2 SGDCK, tác giả chọn trên SGDCK Tp.HCM 84 quan sát (tỷ lệ 56%), SGDCK Hà Nội 66 quan sát (tỷ lệ 44%). 3.3.2. Phương pháp thu thập dữ liệu Biến độc lập: Dữ liệu các biến độc lập được thu thập trên BCTN năm 2017 có đính k m các BCTC đã được kiểm toán của 150 DNNY thuộc mẫu chọn (trong đó SGDCK Tp.HCM 84 DN tương ứng với 56% và SGDCK Hà Nội 66 DN tương ứng với 44%). Biến phụ thuộc: Dựa trên danh mục các thông tin cần công bố được xây dựng ở trên, tác giả đối chiếu với BCTN để tính ra tổng số thông tin công bố của công ty đã được chọn vào mẫu nghiên cứu và tính ra mức độ CBTT của từng công ty tương ứng. 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. Kết quả nghiên cứu Mức độ CBTT của các công ty Bất động sản và xây dựng hiện nay là chưa đồng đều, công ty có mức độ CBTT thấp nhất là 64%, và cao nhất cũng đã ở mức 98%, mức độ CBTT trung bình đạt 85,67%. 266
  9. Bảng 1. Thống kê mô tả mức độ công bố thông tin Số quan sát Giá trị nhỏ Giá trị nhỏ nhất Giá trị trung bình Độ lệch nhất chuẩn Mức độ CBTT 150 .64 .98 .8567 0.6216 Nguồn: Phụ lục kết quả nghiên cứu Nhằm xem xét đặc tính của các biến độc lập, tìm mối quan hệ giữa các biến này thông qua suy diễn thống kê, tác giả trình bày Bảng thống kê mô tả biến độc lập. Bảng này trình bày giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất và giá trị trung bình cùng với độ lệch chuẩn của từng biến độc lập. Bảng 2. Thống kê mô tả biến độc lập Giá trị nhỏ Giá trị lớn Giá trị Độ lệch Nhân tố nhất nhất trung bình chuẩn Quy mô công ty (SIZE) 11.28 13.88 12.0929 .53059 Thời gian hoạt động (AGE) 1.00 13.00 4.9200 2.64644 Thành phần HĐQT (BGA) .00 .90 .2617 .32525 Tỷ lệ sở hữu nước ngoài (FORE) .00 49.00 15.3761 15.78247 Chủ thể kiểm toán (AUDIT) .00 1.00 .6000 .49237 Khả năng sinh lời (ROA) -20.79 29.89 3.9871 7.73919 Khả năng thanh toán (LIQ) .29 229.78 4.5886 22.87815 Nguồn: Phụ lục kết quả nghiên cứu Trước khi đi vào kiểm định mô hình bằng phân tích hồi quy tuyến tính, tác giả xem xét sự tương quan giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc để loại bớt các nhân tố xấu trước khi chạy hồi quy. Dưới đây, tác giả trình bày bảng ma trận hệ số tương quan giữa biến phụ thuộc CBTT và các biến độc lập SIZE; AGE; BGA; FORE; AUDIT; ROA; LIQ. Hệ số này luôn nằm trong khoảng từ -1 đến 1, lấy giá trị tuyệt đối, nếu từ 0,4 đến 0,6 thì biến độc lập và biến phụ thuộc có tương quan trung bình; lớn hơn 0,6 là tương quan chặt chẽ và càng gần 1 thì mối quan hệ càng chặt, nếu nhỏ hơn 0,3 thì mối quan hệ là lỏng. Theo lý thuyết, nếu sự tương quan giữa các biến độc lập không vượt quá 0.5 và những sự tương quan giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập lớn hơn các sự tương quan giữa các biến độc lập thì coi như không có sự tự tương quan giữa các biến độc lập. Bảng 3. Ma trận hệ số tương quan SIZE AGE BGA FORE AUDIT ROA LIQ SIZE 1,000 .538 .596 .520 .426 .266 .311 AGE .538 1.000 .072 .099 .378 -.092 -.144 BGA .596 .072 1.000 .165 .280 .188 -.128 FORE .520 .099 .165 1.000 .196 .110 .008 AUDIT .426 .378 .280 .196 1.000 .246 -.034 ROA .266 -.092 .188 .110 .246 1,000 .027 LIQ .311 -.144 -.128 .008 -.034 .027 1,000 Nguồn: Phụ lục kết quả nghiên cứu 267
  10. Bảng dưới đây trình bày kết quả hồi quy với biến phụ thuộc là CBTT; các biến độc lập là SIZE; AGE; BGA; FORE; AUDIT; ROA; LIQ Bảng 4. Kết quả hồi quy đa biến Hệ số Hệ số Mức ý Thống kê chưa chuẩn hóa chuẩn hóa Giá trị nghĩa đa cộng tuyến Mô hình (Sig.) Sai số tstat Dung sai Hệ số B Beta chuẩn Tolerance VIF (Hằng số) .090 .135 .664 .508 SIZE .053 .011 .411 4.775 .000 .776 1.289 AGE .008 .002 .309 3.768 .000 .853 1.173 BGA .070 .017 .334 4.122 .000 .874 1.145 FORE .000 .000 .093 .994 .323 .656 1.526 AUDIT .058 .012 .419 4.738 .000 .736 1.360 ROA 8.716E-005 .001 .010 .123 .903 .882 1.134 LIQ .001 .000 .180 2.318 .023 .951 1.051 R2 0.478 R2 hiệu chỉnh 0.432 Sig (F – statistic) 0,000b Durbin - Watson 1,933 Nguồn: Phụ lục kết quả nghiên cứu Kết quả hồi quy cho thấy hệ số VIF của tất cả các biến đều nhỏ hơn 5 chứng tỏ mô hình không có dấu hiệu của hiện tượng đa cộng tuyến. Đồng thời giá trị của thống kê D (Durbin-Watson) bằng 1,933 nằm trong miền không có hiện tượng tự tương quan. Ngoài ra, khi xét tstat và tα/2 của các biến để đo độ tin cậy thì các biến độc lập: SIZE; AGE; BGA; AUDIT; LIQ đều đạt yêu cầu do tstat > 2 (nhỏ nhất là 2.318) và các giá trị Sig. của các biến này đều thể hiện độ tin cậy khá cao, đều 0.05, thể hiện độ tin cậy kém nên bị loại ra khỏi mô hình vì không có ý nghĩa thống kê. Như vậy, kết quả chỉ ra SIZE; AGE; BGA; AUDIT; LIQ thỏa mãn tất cả các giả định cho mô hình hồi quy, do đó có thể dùng để giải thích cho sự tác động của các nhân tố đến mức độ CBTT của các DN Bất động sản và xây dựng niêm yết trên 2 Sở giao dịch chứng khoán Tp.HCM và Hà Nội. Mô hình hồi quy có dạng như sau: CBTT = 0.419*AUDIT + 0.411*SIZE + 0.334*BGA + 0.309*AGE + 0.018*LIQ 4.2. Thảo luận kết quả nghiên cứu Kết quả nghiên cứu đã tìm ra 5 nhân tố ảnh hưởng đến mức độ CBTT của các DN Bất động sản và xây dựng niêm yết trên 2 Sở giao dịch chứng khoán Tp.HCM và Hà Nội gồm: Chủ thể kiểm toán; Quy mô doanh nghiệp; Thành phần HĐQT; Thời gian hoạt động; Khả năng thanh toán. Ngoài ra, 2 nhân tố Tỷ lệ sở hữu nước ngoài và Khả năng sinh lời không có ảnh hưởng đáng kể đến mức độ CBTT. Kết quả kiểm định sự phù hợp của mô hình trong nghiên cứu này là 43.2%. Điều này được hiểu rằng 43.2% mức độ 268
  11. CBTT của các DN Bất động sản và xây dựng niêm yết trên 2 SGDCK Tp.HCM và Hà Nội được giải thích bằng các biến độc lập trong mô hình nghiên cứu, 56.8% mức độ CBTT của các DN Bất động sản và xây dựng niêm yết trên 2 SGDCK Tp.HCM và Hà Nội còn lại được giải thích bằng các nhân tố khác không được đề cập đến trong nghiên cứu này. Tỷ lệ sở hữu nƣớc ngoài: Với yếu tố tỷ lệ sở hữu nước ngoài, có thể giải thích nó theo hướng có sự khác biệt về yêu cầu thông tin kế toán. Nhà đầu tư nước ngoài mong muốn BCTC được trình bày theo IFRS thay vì VAS do đó họ không quan tâm lắm về BCTC. Đối với các đối tượng này, các doanh nghiệp có xu hướng cung cấp thông tin qua các kênh khác ngoài BCTC. Điều này ngược lại với kết quả nghiên cứu của Hanifa và Cooke (2002), Sartawi và cộng sự (2012), còn trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Phương (2013) lại cho ra mối quan hệ ngược chiều. Khả năng sinh lời: Với yếu tố Khả năng sinh lời thì vì hệ số ROA này dùng để đo lường hiệu quả việc sử dụng tài sản trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Hệ số ROA thường có sự chênh lệch giữa các ngành với nhau. Đối với ngành Bất động sản xây dựng đòi hỏi phải có đầu tư lớn vào dây chuyền sản xuất, máy móc thiết bị, công nghệ nên thường có hệ số ROA nhỏ hơn so với hệ số ROA của các ngành thương mại, dịch vụ. Vì vậy theo cảm nhận của nhà đầu tư thì hệ số ROA không được quan tâm khi xem xét đến mức độ CBTT. Điều này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Lê Trường Vinh (2008). Còn trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Phương (2013) lại tìm thấy một mối quan hệ ngược chiều giữa ROA và mức độ CBTT, trong khi đó nghiên cứu của Phạm Thị Thu Đông (2013) lại là một mối quan hệ thuận chiều. Chủ thể kiểm toán Đây là yếu tố quan trọng đảm bảo tính khách quan trung thực của BCTC. Trong mô hình nghiên cứu này, nhân tố Chủ thể kiểm toán có ảnh hưởng cùng chiều đến mức độ CBTT. Điều này được giải thích rằng, các công ty kiểm toán lớn có xu hướng đầu tư thời gian nhiều hơn cho việc kiểm toán BCTC để bảo vệ danh tiếng của mình, do đó nó sẽ yêu cầu các DN phải công bố đầy đủ các thông tin hơn dù đó là thông tin xấu. Mặt khác các công ty kiểm toán nhỏ để làm vừa lòng khách hàng nên có xu hướng không đặt chất lượng CBTT lên hàng đầu. Đối với các DN, việc lựa chọn các công ty kiểm toán lớn là một cách để họ phát tín hiệu đến các nhà đầu tư rằng thông tin mà họ công bố đảm bảo tính minh bạch, khách quan, trung thực và chính xác. Kết luận này là phù hợp với nghiên cứu của Bhayani (2012) và của Nguyễn Thị Thanh Phương (2013). Quy mô doanh nghiệp: Kết quả nghiên cứu cho thấy quy mô DN càng lớn thì mức độ CBTT càng cao, kết quả này là hoàn toàn phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Hảo (2014), như vậy DN có quy mô lớn thì áp lực về cung cấp thông tin cho các nhà đầu tư cũng sẽ cao. Điều này được giải thích rằng các công ty lớn có nhu cầu công khai thông tin ra công chúng cao hơn bởi chứng khoán của họ thường được phân phối thông qua một mạng lưới trao đổi đa dạng hơn nên họ nhận thức được những lợi ích tiềm năng của việc công bố thêm thông tin để gia tăng sự tin tưởng của các cổ đông và thu hút nhiều nhà đầu tư mới. Thành phần HĐQT: Theo kết quả nghiên cứu thì công ty có tỷ lệ thành viên HĐQT không điều hành càng cao thì mức độ CBTT càng cao. Điều này là hoàn toàn phù hợp với sự giải thích của lý thuyết đại diện về mức độ CBTT của các công ty, cũng như kết quả nghiên cứu của những tác giả như Kelton & Yang (2008), Sweiti & Atayah (2013). Sự hiện diện của các thành viên HĐQT không điều hành rất quan trọng, vì họ là người đóng góp các kinh nghiệm của mình cho công ty và bảo vệ lợi ích tổng thể của công ty đối với hành vi mang tính cơ hội tiềm tàng mà chỉ mang lại lợi ích cho một số ít cổ đông, thành phần này sẽ hành động tạo nên những ảnh hưởng tích cực đến các thảo luận và quyết định của thành viên HĐQT tham gia điều hành hay Ban Giám đốc. Thời gian hoạt động: Theo kết quả kiểm định mô hình, các DN có thời gian hoạt động càng lâu thì mức độ CBTT càng cao. Lý do là vì các công ty hoạt động lâu dài có cơ hội để cải thiện các điều kiện cho quá 269
  12. trình báo cáo như bộ máy kế toán, trình độ áp dụng công nghệ thông tin và các chi phí liên quan đến việc trình bày BCTC. Ngoài ra, khi hoạt động lâu dài, họ càng có nhiều thành tựu để báo cáo nhằm tăng danh tiếng trên thị trường. Mặt khác, các công ty mới ra đời sau chịu áp lực cạnh tranh nhiều hơn từ các đối thủ trên thị trường, do đó họ có xu hướng che dấu những thông tin có ảnh hưởng tiêu cực đến vị thế cạnh tranh của họ trên thị trường. Kết luận này là phù hợp với nghiên cứu của Caferman và Cooke (2002). Khả năng thanh toán: Theo kết quả nghiên cứu, nhân tố Khả năng thanh toán có ảnh hưởng tích cực đến mức độ CBTT. Điều này có thể giải thích là các doanh nghiệp có khả năng thanh toán cao, hợp lý sẽ CBTT nhiều để thu hút nhà đầu tư và các đối tượng sử dụng thông tin còn các công ty có tính thanh khoản thấp thường hạn chế trong việc CBTT để che giấu những yếu kém của mình. Kết luận này là phù hợp với lý thuyết tín hiệu và kết quả nghiên cứu của Nandi và Ghosh (2012). 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận Thông qua việc tìm hiểu cơ sở lý thuyết và tổng quan các nghiên cứu trước liên quan đến đề tài về mức độ CBTT của các DNNY, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ CBTT của các DN thuộc ngành Bất động sản và xây dựng niêm yết trên 2 SGDCK Tp.HCM và Hà Nội bao gồm 5 nhân tố: Chủ thể kiểm toán; Quy mô doanh nghiệp; Thành phần HĐQT; Thời gian hoạt động; Khả năng thanh toán. Dựa vào mô hình nghiên cứu, tác giả đã thu thập dữ liệu của 150 CTNY trên 2 SGDCK Tp.HCM và Hà Nội, sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng, những dữ liệu đã được mã hóa sẽ nhập vào phần mềm xử lí dữ liệu SPSS để thống kê mô tả các biến, sau đó tiến hành chạy hồi quy theo phương pháp bình phương tối thiểu để kiểm định mô hình, đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tác động đến mức độ CBTT của các DN thuộc ngành Bất động sản và xây dựng niêm yết trên 2 SGDCK Tp.HCM và Hà Nội. Nghiên cứu này cũng có những hạn chế nhất định: dữ liệu chỉ được nghiên cứu ở năm tài chính 2017 nên có thể chưa phản ảnh hết các biến động của từng nhân tố trong mẫu, các nghiên cứu sau có thể lấy số liệu trong nhiều năm liên tiếp; hạn chế về việc xây dựng mô hình nghiên cứu: mức độ CBTT được nghiên cứu rất nhiều ở các nước phát triển và có nhiều nhân tố khác nhau tác động đến điều này, tuy nhiên nghiên cứu này chỉ đề cập đến 07 nhân tố Quy mô doanh nghiệp; Thời gian hoạt động; Thành phần HĐQT; Tỷ lệ sở hữu nước ngoài; Chủ thể kiểm toán; Khả năng sinh lời; Khả năng thanh toán với mức độ phù hợp của mô hình là 43.2%. Đây là mặt hạn chế lớn của nghiên cứu, hy vọng trong các nghiên cứu tiếp theo sẽ sẽ xây dựng được mô hình nghiên cứu phù hợp hơn. 5.2. Kiến nghị và gợi ý chính sách Kết quả cho thấy các công ty được kiểm toán bởi nhóm Big Four có mức độ CBTT cao hơn. Báo cáo kiểm toán do các công ty kiểm toán thuộc nhóm này phát hành sẽ thỏa mãn tính khách quan và làm tăng độ tin cậy vào ý kiến kiểm toán của những người sử dụng hơn là báo cáo kiểm toán của các công ty kiểm toán khác. Đối với các DN, đây cũng là cách để họ phát tín hiệu đến các nhà đầu tư rằng nội dung của các thông tin mà mình cung cấp đảm bảo tính minh bạch, khách quan và trung thực. Những công ty nhỏ có xu hướng mở rộng công ty cần quan tâm đến nâng cao mức độ CBTT, cả thông tin bắt buộc và thông tin tự nguyện, cần xây dựng bộ máy kế toán hướng đến việc ghi nhận, theo dõi, thu thập dữ liệu phục vụ cho công tác CBTT dưới sự hướng dẫn của ban lãnh đạo công ty, đồng thời cần nâng cao nhận thức của những đối tượng liên quan đến việc CBTT, đặc biệt là đối với ban lãnh đạo và đội ngũ kế toán công ty. Việc am hiểu về các quy định hiện hành về CBTT là nền tảng cho quá trình xây dựng công tác thu thập và cung cấp thông tin. Từ dấu hiệu nhận thấy ở kết quả nghiên cứu, các công ty có thành viên HĐQT không tham gia điều hành cao; thời gian hoạt động lâu; khả năng thanh toán tốt thường công bố nhiều thông tin hơn, vì 270
  13. vậy có thể gia tăng các chỉ tiêu này nhằm nâng cao mức độ CBTT của các công ty. Các công ty cần nhận thức tầm quan trọng của CBTT từ đó mới thể hiện sự quan tâm và hành động CBTT, từ đó đáp ứng tốt hơn nhu cầu thông tin của nhà đầu tư, xã hội, các bên liên quan khác. SGDCK có thể hướng đến các công ty có mức CBTT còn thấp để tăng cường các lớp đào tạo, huấn luyện, trước tiên là nâng cao nhận thức của công ty, đặc biệt là bộ phận kế toán trong vấn đề CBTT, đào tạo về cách thức, yêu cầu công bố và các quy định hiện hành. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Aljifri và Alzarouni (2013) The association between firm characteristics and corporate financial disclosures: evidence from UAE companies. The International Journal of Business and Finance research, Vol 8, No.2. [2] Caferman and Terence E.Cooke (2002) An Analys of Diclosure in the Annual reports of U.K and Dutch Companies. Journal of International Accounting Research. [3] Iaad I. S. Mustafa Sartawi, Riyad M. Hindawi, Ruba Bsoul, Ala'eddin Jamil Ali (2014) Board Composition, Firm Characteristics, and Voluntary Disclosure: The Case of Jordanian Firms Listed on the Amman Stock Exchange. International Business Research. [4] Khaldoon Albitar (2015) Firm Characteristics, Governance Attributes and Corporate Voluntary Disclosure: A Study of Jordanian Listed Companies. Journal of Accounting Research. [5] Lang, Lundholm (1993) Cross-sectional determinants of analyst ratings of corporate disclosure. Journal of Accounting Research. [6] Meek, G.K., Roberts, C.B, & Gray, S.J. (1995) Factors influencing voluntary annual report disclosure U.S., U.K., and continental European multinational corporations. Journal of International Business Studies. [7] Nguyễn Thị Thanh Phương (2013) Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin trong báo cáo tài chính của các doanh nghiệp niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán Tp.HCM. Luận văn Thạc sỹ, Đại học Đà Nẵng. [8] Nguyễn Đình Thọ (2012) Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh. Nhà xuất bản Lao đông – Xã hôi. [9] Nguyễn Thị Thu Hảo (2014) Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin tự nguyện của các doanh nghiệp niêm yết trên HOSE. Tạp chí phát triển Kinh tế, 26(11), 99-115. [10] Nandi and Ghosh (2012) Corporate governance attributes, film characteristics and the level of corporate disclosure: Evidence from the Indian listed firms. Decision Science letters 2. [11] Phạm Thị Thu Đông (2013) Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin trong báo cáo tài chính của các doanh nghiệp niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán Hà Nội. Luận văn Thạc sỹ, Đại học Đà Nẵng. [12] Jensen, W. H. Meckling (1976) Theory of the firms: Managerial Behaviour, Agency Cost and Ownership Structure. Journal of Financial Economics. [13] Sanjay Bhayani (2012) The relationship between comprehensiveness of Corporate disclosure anh firm characteristics in India. Asia-Pacific Finace and Accounting Review, Vol 1, No.1. 271