Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch tại đồng bằng Sông Hồng và duyên hải Đông Bắc

pdf 16 trang Gia Huy 4760
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch tại đồng bằng Sông Hồng và duyên hải Đông Bắc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_cac_yeu_to_anh_huong_den_hoat_dong_chuoi_cung_ung.pdf

Nội dung text: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch tại đồng bằng Sông Hồng và duyên hải Đông Bắc

  1. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CHUỖI CUNG ỨNG DỊCH VỤ DU LỊCH TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG VÀ DUYÊN HẢI ĐÔNG BẮC ANALYSING FACTORS AFFECTING TOURISM SERVICE SUPPLY CHAIN OPERATIONS IN THE RED RIVER DELTA AND NORTHEAST COAST REGION ThS. Đỗ Minh Phượng Trường Đại học Thương mại phuong1902@gmail.com Tóm tắt Mục đích chính của nghiên cứu này là đánh giá các yếu tố: cấu hình, quan hệ ngược dòng, quan hệ xuôi dòng, điều phối chuỗi và hỗ trợ của Nhà nước và doanh nghiệp bổ trợ với hoạt động chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch (DVDL) tại vùng Đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc (ĐBSH&DHĐB). Thông qua lý thuyết quản trị chuỗi cung ứng, năm biến độc lập chính (cấu hình, quan hệ ngược dòng, quan hệ xuôi dòng, điều phối, hỗ trợ của Nhà nước và doanh nghiệp bổ trợ) đã được tìm thấy. 350 doanh nghiệp lữ hành (DNLH) tại vùng ĐBSH&DHĐB đã tham gia cuộc khảo sát. Kết quả cho thấy, các DNLH nhận thấy hoạt động chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch tại vùng hiện chưa thực sự hiệu quả với các nội dung cấu hình, quan hệ ngược dòng, quan hệ xuôi dòng, điều phối, hỗ trợ của Nhà nước và doanh nghiệp bổ trợ có tác động thuận chiều đến hoạt động chuỗi cung ứng. Những kết quả này có thể cung cấp một số giải pháp hữu ích cho các cơ quản quản lý khi họ muốn phát triển chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch tại vùng ĐBSH&DHĐB. Từ khóa: Du lịch, chuỗi cung ứng, chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch Abstract The purpose of this study is to evaluate the effects of chain configuration factors, upstream relations, downstream relations, coordination, and support from the State and complementary businesses on service supply chain operations. tourism in the Red River Delta and Northeast Coast. Through supply chain management theory, five main independent variables (configuration, upstream relations, downstream relations, coordination, and support from the State and comple - mentary enterprises) were found. 350 travel agencies in the Red River Delta and the Red River Delta participated in the survey. The results show that the insurance companies find that the tourism service supply chain activities in the region are not really effective with the configuration contents, upstream relationship, downstream relationship, coordination and support of the House. water and complementary businesses have a positive impact on supply chain operations. These results can provide a number of useful solutions for the authorities when they want to develop the tourism service supply chain in the Red River Delta and the Red River Delta. Keywords: Tourism, supply chain, tourism supply chain 412
  2. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 1. Đặt vấn đề Việt Nam đã và đang xác định du lịch là một ngành kinh tế mũi nhọn và đang có những giải pháp để thúc đẩy du lịch thực sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn vào năm 2030. Mặc dù ngành du lịch Việt Nam đã có những phát triển rõ nét; đạt được những kết quả tốt, nhưng sức ép của cạnh tranh luôn đòi hỏi và thách thức các doanh nghiệp phải tạo ra những dịch vụ tốt hơn về chất lượng, đa dạng hơn về chủng loại, số lượng. Bên cạnh những thành tựu ngành du lịch Việt Nam đạt được những năm gần đây, ngành vẫn bộc lộ một vài hạn chế liên quan đến sự phát triển rời rạc, mối quan hệ giữa các thành viên còn lỏng lẻo, điều phối chuỗi còn chưa hợp lý, hỗ trợ của Nhà nước và các doanh nghiệp bổ trợ còn thiếu tính cập nhật và kịp thời. Từ thực tiễn đã cho thấy, tầm quan trọng của hoạt động chuỗi cung ứng dich vụ du lịch chưa thực sự được nhiều doanh nghiệp quan tâm và có những nhận thức đúng đắn. Sự hỗ trợ của Nhà nước và các doanh nghiệp bổ trợ còn thiếu sự cập nhật. Do đó, để nâng cao lợi thế cạnh tranh và khẳng định vị trí của mình trên thị trường, các doanh nghiệp lữ hành cần nắm bắt được các nội dung cấu hình chuỗi, thiết lập mối quan hệ ngược dòng và xuôi dòng với các thành viên trong chuỗi với một cơ chế điều phối chuỗi để có thể tận dụng tốt nhất các cơ hội và sự hỗ trợ của Nhà nước và các doanh nghiệp bổ trợ cho hoạt động chuỗi cung ứng. Chính vì vậy, nghiên cứu này tập trung vào việc phân tích và làm rõ các yếu tố cấu thành hoạt động chuỗi cung ứng DVDL tại vùng ĐBSH&DHĐB với mục tiêu đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố cấu hình chuỗi, quan hệ ngược dòng, quan hệ xuôi dòng, điều phối, hỗ trợ của Nhà nước và doanh nghiệp bổ trợ đối với hoạt động chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch. Đây là căn cứ cho các nhà quản lý nhà nước khi phát triển chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch đồng thời đảm bảo sự hài lòng của khách du lịch về chất lượng dịch vụ du lịch. Đặc biệt, cho đến nay các nghiên cứu liên quan đến hoạt động chuỗi cung ứng dich vụ du lịch chưa được đi sâu, làm rõ, đặc biệt là trong bối cảnh du lịch vùng Đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc. Xuất phát từ lý do trên, tác giả đã lựa chọn hướng nghiên cứu: “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch tại vùng Đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc”. 2. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu 2.1. Cơ sở lý thuyết liên quan đến hoạt động chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch 2.1.1. Cơ sở lý thuyết liên quan hoạt động chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch Đo lường hoạt động hay trong Tiếng Anh còn sử dụng cụm từ “perfomance mearsure”. Đo lường hoạt động được định nghĩa là quá trình định lượng hiệu quả của hoạt động (Andy Neely và cộng sự, 2005). Hệ thống đo lường hoạt động được mô tả là tập hợp tổng thể các yếu tố được sử dụng để định lượng hoạt động (Asawin Pasutham, 2012). Và theo Sink và Tuttle (1989) cho rằng “bạn không thể quản lý và phát triển những gì bạn không thể đo lường”. Như vậy, đo lường hoạt động chuỗi cung ứng DVDL có mối liên hệ chặt chẽ với phát triển chuỗi cung ứng DVDL. Tầm quan trọng của khía cạnh hoạt động phải hiểu rõ ràng các hoạt động và quy trình chính của chuỗi cung ứng để phát triển tốt hơn các hoạt động trong chuỗi (Asawin Pasutham, 2012). Việc tích hợp các quy trình chính từ khách hàng cuối cùng đến các nhà cung cấp là rất quan trọng để phát triển chuỗi cung ứng. Để nhận ra tính đa chiều của chuỗi cung ứng, các nhà nghiên cứu 413
  3. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 và thực hành đã tìm cách phát triển các phương pháp tiếp cận mới có thể tính đến hiệu suất của các quy trình hoạt động chính trong chuỗi cung ứng. Một khuôn khổ nổi bật cho mô hình dựa trên quy trình là tài liệu tham khảo hoạt động chuỗi cung ứng (SCOR). Mô hình SCOR được giới thiệu vào năm 1996 và đã được chứng thực bởi Hội đồng Chuỗi cung ứng (SCC), một tổ chức toàn cầu của các công ty quan tâm đến quản lý chuỗi cung ứng. SCC định nghĩa SCOR là: “khuôn khổ chuỗi cung ứng duy nhất liên kết các biện pháp hoạt động, thực tiễn tốt nhất và yêu cầu phần mềm với một mô hình quy trình kinh doanh chi tiết” (Hội đồng Chuỗi cung ứng, 2009). Mô hình SCOR là một mô hình tham chiếu quy trình kinh doanh, cung cấp một khuôn khổ bao gồm các quy trình kinh doanh chuỗi cung ứng, số liệu, phương pháp hay nhất và các tính năng công nghệ. Các lý thuyết về đo lường hoạt động chuỗi cung ứng rất đa dạng và nhận được sự đáng kể trong lịch sử nghiên cứu khoa học như: Beamon(1999); Simchi và cộng sự (2003); Cohen và cộng sự (2005). Từ các lý thuyết tổng hợp về tiếp cận hoạt động chuỗi cung ứng, tác giả có đưa ra khái niệm: “Hoạt động chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch là quá trình vận hành cấu hình chuỗi cung ứng với những quan hệ ngược dòng và xuôi dòng trong chuỗi, dưới cơ chế điều phối chuỗi cùng với sự hỗ trợ của nhà nước và các doanh nghiệp bổ trợ nhằm đem lại lợi ích cho mỗi thành viên tham gia và lợi ích toàn chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch”. Khung nghiên cứu đề xuất này cũng dựa trên nền tảng cơ sở là các yếu tố cấu thành hoạt động chuỗi cung ứng DVDL tại VDL được xác định trong nghiên cứu bao gồm: (1) Cấu hình; (2) Quan hệ xuôi dòng; (3) Quan hệ ngược dòng; (4) Điều phối; (5) Hỗ trợ của Nhà nước và các doanh nghiệp bổ trợ. Trong đó, các yếu tố đo lường hoạt động chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch cụ thể như sau: 2.1.2. Các yếu tố đo lường hoạt động chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch Mô hình của SCOR đề xuất từ năm 1996 đến nay đã nghiên cứu hoạt động của chuỗi cung ứng và đồng quan điểm đó, D.Simchi – Levi (2003) và cộng sự cũng như S.Cohen và J.Roussel (2005) đều cho rằng, hoạt động chuỗi được đo lường thông qua các tiêu chí: độ tin cậy, tính đáp ứng nhanh và tính linh hoạt Trong đó , Độ tin cậy: là chỉ số phản ảnh mức độ cung ứng cho khách đúng sản phẩm, đúng địa điểm, đúng thời gian, đúng số lượng. Tính đáp ứng nhanh : phản ánh mức độ nhanh chóng mà một chuỗi cung ứng giao hàng cho khách và thể hiện qua thời gian hoàn thành đơn hàng. Tính linh hoạt : phản ánh mức độ nhanh chóng mà một chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch đáp ứng những thay đổi thị trường và sự linh hoạt trong việc đạt được và bảo toàn vị thế cạnh tranh của chuỗi cung ứng. 2.1.3. Các yếu tố cấu thành hoạt động chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch 2.1.3.1. Cấu hình chuỗi Cấu hình chuỗi cung ứng được hiểu là số lượng các thành viên trong chuỗi, giao kết giữa các thành viên. Cấu hình chuỗi cung ứng là cấu trúc, dạng thức bên trong của một tổ chức nào đó, là sự sắp xếp các thành viên và mối giao kết giữa các thành viên này Các chuỗi cung ứng 414
  4. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 khác nhau có cấu hình khác nhau. Cấu hình chuỗi cung ứng có ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động của chuỗi cung ứng. Bởi cấu hình chuỗi cung ứng thể hiện vấn đề: số lượng các thành viên tham gia chuỗi và cấu trúc giao kết giữa các thành viên. Trong đó, cấu trúc giao kết chuỗi cung ứng là xác lập phương thức vận hành chuỗi cung ứng. Như vậy, để chuỗi cung ứng có thể hoạt động cần một phương thức vận hành với cách thức cụ thể để tiến hành hoạt động của DN tâm điểm và các DN thành viên trong chuỗi trong quá trình cung ứng đáp ứng nhu cầu khách hàng. Trong đó, giao kết giữa các thành viên trong chuỗi cung ứng được xác định là các giao kết kinh tế. Các thành viên thực hiện giao kết để cùng vận hành hoạt động chuỗi thông qua 3 hình thức giao kết cơ bản: ký kết hợp đồng; chia sẻ thông tin và ra quyết định chung. Như vậy, cấu hình chuỗi sẽ quyết định hoạt động chung trong chuỗi, sẽ giúp duy trì các dòng chảy thông tin, dòng chảy vật chất, sử dụng hợp lý các nguồn lực. Trong nghiên cứu của mình, một số tác giả đã tổng hợp 3 lĩnh vực khi đo lường cấu hình chuỗi: thành phần chuỗi, cấu trúc mạng liên kết và mức độ cộng tác giữa các thành viên. Các tác giả cũng đồng quan điểm cho rằng cấu hình chuỗi cung ứng tác động đáng kể đến nguồn lực và hoạt động đầu ra: Cấu hình chuỗi cung ứng được đo lường theo (i) mức độ gần gũi với các nhà cung cấp, (ii) số lượng nhà cung cấp, (iii) lập kế hoạch năng lực dọc theo chuỗi và (iv) điều phối luồng hậu cần. (D.Simchi Levil và cộng sự 2003; S Cohen và cộng sự 2005; D. Lu (2011); Nguyễn Bách Khoa (2015); Nguyễn Thị Thanh Huyền 2020). Do vậy, tổng hợp có chọn lọc các ý kiến của các tác giả trên, để đánh giá về cấu hình, các thang đo được xác định trong bảng hỏi của nghiên cứu dành cho các DNLH gồm: (1) Thành viên trong chuỗi có quy mô và có tính chuyên môn hóa; (2) Khoảng cách theo chiều dọc của chuỗi cung ứng; (3) Năng lực tổ chức và cung ứng; (4) Lựa chọn các nhà cung cấp DVDL; (5) Lựa chọn và liên kết với các ĐLLH Do vậy giả thuyết nghiên cứu thứ nhất được đề xuất: H1: Cấu hình có mối quan hệ tương quan thuận với hoạt động chuỗi cung ứng DVDL tại VDL 2.1.3.2. Quan hệ ngược dòng Hoạt động này nhằm thiết lập và phát triển mối quan hệ lâu dài giữa DN và các nhà cung cấp của DN. Nó được thiết kế để tận dụng năng lực chiến lược và tác nghiệp của các nhà cung cấp để giúp DN đạt được những lợi ích đáng kể liên tục. Quan hệ đối tác chiến lược nhấn mạnh sự liên kết trực tiếp, lâu dài và khuyến khích các nỗ lực giải quyết vấn đề và lập kế hoạch cùng nhau. Các quan hệ đối tác chiến lược này được sử dụng để thúc đẩy lợi ích chung giữa các bên, tham gia liên tục trong một hoặc nhiều lĩnh vực chiến lược quan trọng như công nghệ, sản phẩm và thị trường. Quan hệ đối tác chiến lược với các nhà cung cấp cho phép các DN hoạt động hiệu quả hơn với một vài nhà cung cấp quan trọng, sẵn sàng chia sẻ trách nhiệm về sự thành công của sản phẩm. Các nhà cung cấp tham gia sớm trong quá trình thiết kế sản phẩm có thể cung cấp nhiều lựa chọn thiết kế hiệu quả hơn, giúp chọn các thành phần và công nghệ tốt nhất, và giúp đánh giá thiết kế. Các tổ chức có quan hệ đối tác chiến lược có thể làm việc chặt chẽ với nhau và loại bỏ thời gian và công sức lãng phí. Phát triển mối quan hệ đối tác chiến lược hiệu quả với 415
  5. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 nhà cung cấp thường được xem là một thành phần quan trọng của hoạt động chuỗi cung ứng. (Simatupang và Sridhanran 2005; Li và Lin 2006; Nyaga và cộng sự 2010; Cao và cộng sự 2011; D.Lu 2011). Do vậy, tổng hợp có chọn lọc từ các nghiên cứu của các tác giả trên để đánh giá về quan hệ ngược dòng, các thang đo được xác định trong bảng hỏi của nghiên cứu dành cho các DNLH gồm: (1) Chia sẻ thông tin và tri thức ; (2) Chia sẻ và cộng tác về kế hoạch đầu tư, quá trình phát triển sản phẩm mới, các yếu tố khoa học công nghệ, cơ sở hạ tầng; kỹ năng và kinh nghiệm ; (3) Chia sẻ và chấp hành các quy tắc vận hành chung ; (4) Chia sẻ các lợi ích, rủi ro, khó khăn theo chi phí và đóng góp giữa các thành viên ; (5) Năng lực đội ngũ nhà quản trị. Như vậy, có thể phát biểu giả thuyết nghiên cứu thứ hai như sau: H2: Quan hệ ngược dòng có mối quan hệ tương quan thuận với hoạt động chuỗi cung ứng DVDL tại VDL. 2.1.3.3. Quan hệ xuôi dòng Tồn tại song song với quan hệ ngược dòng là quan hệ xuôi dòng trong chuỗi cung ứng. Trong đó, quan hệ xuôi dòng là quan hệ giữa doanh nghiệp lữ hành– doanh nghiệp tâm điểm – với khách hàng. Việc thiết lập và duy trì mối quan hệ cởi mở với khách hàng giúp cung cấp đầu vào cho quá trình thiết kế bằng cách làm rõ nhu cầu và mong muốn của khách hàng và chuyển thể chúng vào trong các đặc tính của DVDL. Chìa khóa để phát triển mối quan hệ gần gũi với khách hàng là việc thiết lập các liên kết giao tiếp giữa DN và khách hàng. Các thực hành quan hệ khách hàng bao gồm: thường xuyên họp mặt với khách hàng, khuyến khích phản hồi của khách hàng về chất lượng sản phẩm và dịch vụ, khách hàng tham gia vào quá trình phát triển sản phẩm (Simatupang, T. M., và Sridharan, R. ,2002). Đầu tiên, bằng cách DNLH cần duy trì mối quan hệ với khách du lịch và thường xuyên khảo sát nh u cầu khách. Bởi việc việc thiết lập các liên kết tốt với khách hàng là hữu ích trong việc phát triển các thiết kế sản phẩm DVDL, cho phép xác định nhu cầu về dịch vụ nào là quan trọng từ quan điểm của khách hàng. Bên cạnh đó, việc chia sẻ với doanh nghiệp lữ hành về sự thay đổi nhu cầu, dự báo cầu, sẽ giúp doanh nghiệp lữ hành có những kế hoạch đặt mua, tiến hành mua các DVDL từ các nhà cung cấp DVDL một cách hợp lý, phù hợp. Sau cùng, những phản hồi của khách hàng về chất lượng, về sự hài lòng (Simatupang, T. M., và Sridharan, R. ,2002) sẽ giúp doanh nghiệp nhận diện được những điểm còn hạn chế, còn tồn tại trong hoạt động cung ứng. Do đó, có thể phát biểu giả thuyết nghiên cứu thứ 3 như sau: H3: Quan hệ xuôi dòng có mối quan hệ tương quan thuận với hoạt động chuỗi cung ứng DVDL tại VDL 2.1.3.4. Điều phối chuỗi Điều phối là quản lý sự phụ thuộc giữa các hoạt động . Mục đích của sự phối hợp là để đạt được các mục tiêu chung các tác nhân riêng lẻ không thể gặp nhau. Khả năng điều phối bị ảnh hưởng bởi hai vấn đề chính: chia sẻ thông tin và phân bổ quyền quyết định giữa các thành viên kênh. 416
  6. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 Điều phối chuỗi cung ứng cung cấp một phương tiện để hiểu và phân tích chuỗi cung ứng như một tập hợp của các phụ thuộc. Những phụ thuộc này tồn tại cả trong luồng vật lý, đó là luồng và lưu trữ hàng hóa và luồng thông tin, liên quan đến việc lưu trữ và lưu chuyển thông tin liên quan đến những hàng hóa đó cho thấy rằng không có định nghĩa tiêu chuẩn về điều phối chuỗi cung ứng vì nhận thức khác nhau và bản chất của hệ thống kinh doanh. Tuy nhiên, nó có thể được định nghĩa là sự thừa nhận sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các đối tác trong chuỗi, quản lý sự phức tạp và sử dụng cơ chế điều phối (D.Simchi Levil và cộng sự 2003; S Cohen và cộng sự 2005; D. Lu (2011); Đinh Văn Sơn (2019). Theo các tác giả, cơ chế phối hợp bao gồm sự điều chỉnh lẫn nhau và giám sát trực tiếp, cũng bao gồm tiêu chuẩn hóa các yếu tố nhất định như quy trình làm việc, kết quả, kỹ năng, kiến thức và chuẩn mực giúp đạt được thành công trong phối. Trong đó, các thang đo về: việc dự báo, hoạch định hoạt động chung ; h oạch định nguồn cung cấp và thực hành mua ; h oạch định quy trình thực hiện dịch vụ và thực hành quy trình thực hiện dịch vụ ; bảo hành dịch vụ đều được các tác giả đánh giá có tác động đến hoạt động của mỗi thành viên và hoạt động toàn chuỗi cung ứng DVDL. Vì vậy, có thể đưa ra giả thuyết nghiên cứu thứ 4 như sau: H4: Điều phối có mối quan hệ tương quan thuận với hoạt động chuỗi cung ứng DVDL tại VDL 2.1.3.5. Hỗ trợ của nhà nước và các doanh nghiệp bổ trợ Đây cũng là một yếu tố đặc thù của hoạt động chuỗi cung ứng DVDL tại vùng ĐBSH&DHĐB. Khác với các chuỗi cung ứng khác, nhìn chung, các nhà cung cấp DVDL, các doanh nghiệp lữ hành tại vùng ĐBSH&DHĐB có quy mô vừa và nhỏ . Trình độ công nghệ không đồng đều. Bên cạnh đó, mối liên kết dọc – ngang giữa các thành viên còn lỏng lẻo, dễ bị phá vỡ (Quy hoạch tổng thể phát triển vùng du lịch ĐBSH&DHĐB 2013), rất cần sự hỗ trợ của nhà nước và các doanh nghiệp bổ trợ hoạt động CCU DVDL tốt hơn. (QHTT phát triển VDL ĐBSH&DHĐB 2013;Trần Thị Bích Hằng 2019,Nguyễn Thị Thanh Huyền 2020). Các n ội dung các chính sách quản lý Nhà nước về du lịch; hỗ trợ nhà nước trong phát triển cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật ; hỗ trợ nhà nước xúc tiến, đầu tư; hỗ trợ của doanh nghiệp bổ trợ, các hiệp hội du lịch, hệ thống chính quyền địa phương, dân cư địa phương, và các tổ chức khác thực sự có tác động đến hoạt động chuỗi cung ứng DVDL. Chính vì vậy, có thể đưa ra giả thuyết nghiên cứu thứ 5 như sau: H5: Hỗ trợ nhà nước và các doanh nghiệp bổ trợ có mối quan hệ tương quan thuận với hoạt động chuỗi cung ứng DVDL tại VDL 2.2. Mô hình và các giả thuyết nghiên cứu Mô hình nghiên cứu đề xuất được xây dựng dựa trên việc xác định các yếu tố ảnh hướng đến hoạt động chuỗi cung ứng. Tác giả dựa vào nghiên cứu của Piboonrungroj và Disney (2009); Đinh Văn Sơn (2019); Nguyễn Thị Thanh Huyền (2020). Tác giả đưa ra 417
  7. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 Nguồn: Tác giả đề xuất Sơ đồ 2.1 Mô hình nghiên cứu hoạt động chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch tại vùng du lịch Như vậy, 5 yếu tố cơ bản tác động đến hoạt động chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch bao gồm: (1) Cấu hình; (2) Quan hệ ngược dòng; (3) Quan hệ xuôi dòng; (4) Điều phối; (5) Hỗ trợ của nhà nước và các doanh nghiệp bổ trợ. Hoạt động chuỗi cung ứng DVDL tại VDL (được mã hóa thang đo là HDC: HDC1-HDC3) trở thành biến phụ thuộc cùng với 05 biến độc lập ( Cấu hình, Quan hệ ngược dòng, Quan hệ xuôi dòng, Điều phối, Hỗ trợ của Nhà nước và các DN bổ trợ ) trong phương trình hồi qui đa biến : Y1(HDC ) = β0 + β1 Cấu hình + β2 Quan hệ xuôi dòng + β3 Quan hệ ngược dòng + β4 Điều phối + β5 Hỗ trợ của của Nhà nước và các DN bổ trợ + e 1. Trong đó: β0 là hệ số góc hồi qui tổng thể Y 1 khi các biến độc lập bằng 0, nó đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố khác ngoài nhân tố được xác định trong mô hình đến biến. β1, β2, β3, β4, β5 là hệ số hồi qui tổng thể Y 1 với các biến độc lập tương ứng e 1 là sai số. 2.3. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp thu thập dữ liệu: - Công cụ thu thập dữ liệu: tác giả sử dụng bảng hỏi để thu thập số liệu. Bảng hỏi gồm có 25 biến quan sát để đo lường các yếu tố, trong đó 05 biến quan sát cho yếu tố cấu hình; 05 biến quan sát cho yếu tố quan hệ ngược dòng; 04 biến quan sát cho yếu tố quan hệ xuôi dòng ; 04 biến quan sát cho yếu tố điều phối; 04 biến quan sát cho yếu tố hỗ trợ của nhà nước và các doanh nghiệp bổ trợ, 03 biến quan sát cho yếu tố hoạt động chuỗi cung ứng DVDL. - Cỡ mẫu: Theo Chu Nguyễn Mộng Ngọc và Hoàng Trọng (2008), cỡ mẫu tối thiểu bằng số biến quan sát trong mô hình nhân 5. Do vậy, trong nghiên cứu này cỡ mấu tối thiểu tính bằng: 25 quan sát x 5 = 125 (phiếu khảo sát). Theo MacCallum và cộng sự (1999), mẫu 100 được coi là tệ, 200 coi là khá, 300 được coi là tốt, 500 được coi là rất tốt và >= 1000 được coi là tuyệt vời. Đối với nghiên cứu về hoạt động chuỗi cung ứng DVDL, căn cứ quy tắc của Theo MacCallum và cộng sự (1999), tác giả lựa chọn cỡ mẫu là 350 DNLH tại vùng ĐBSH&DHĐB ở Việt Nam. 418
  8. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 Các phiếu hỏi được phát hoặc gửi qua thư điện tử đến các nhà quản trị DNLH với sự trợ giúp của các cựu sinh viên của Khoa Khách sạn – Du lịch, hiện đang làm việc tại các DNLH trên mỗi địa bàn (thời gian từ tháng 10 -11 /2019). Phương pháp phân tích: Tác giả sử dụng phần mềm SPSS để sử lý số liệu, thông qua việc kiểm tra độ tin cậy thang đo (Cronbach’s Alpha), phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích hồi quy tuyến tính. 3. Kết quả nghiên cứu 3.1. Kết quả thống kê mô tả mẫu nghiên cứu theo biến kiểm soát Theo số liệu thống kê cập nhật đến tháng 12 năm 2019 của Tổng cục thống kê, tại vùng ĐBSH&DHĐB có 2.243 doanh nghiệp lữ hành. Với kích thước mẫu là 350 bảng hỏi được phát đến các doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn vùng. Kết quả thống kê mô tả mẫu điều tra được trình bày trong bảng 3.1 sau: Bảng 3.1. Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu (N = 350) Phân loại Tần suất Tỷ lệ (%) Giới tính Nam 195 55,7 Nữ 155 44,3 Tuổi 40 86 24,6 Trình độ học vấn Cao đảng 14 4,0 Đại học 278 79,4 Sau đại học 58 16,6 Chức danh Giám đốc 160 45,7 Phó giám đốc 74 21,1 Trưởng các phòng ban 116 33,2 Số năm kinh nghiệm 5 năm 212 60,5 Phạm vi kinh doanh Lữ hành nội địa 108 30,9 Lữ hành quốc tế 242 69,1 Địa chỉ công ty Hà Nội 254 72,6 Hải Phòng 35 10,0 Quảng Ninh 41 11,7 Vĩnh Phúc 5 1,4 Hải Dương 5 1,5 Bắc Ninh 7 2,0 Khác 3 0,9 419
  9. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 Thời gian thành lập Trước năm 2000 42 12 doanh nghiệp Từ 2000 - 2005 141 40,3 Từ 2006 - 2010 106 30,3 Sau 2010 61 17,4 Số nhân viên chính 35 117 33,5 Nguồn: Kết quả phân tích SPSS Kết quả điều tra cho thấy: Về giới tính: số lượng nam là 195 người, chiếm tỷ lệ 55,7% còn số lượng nữ là 155 người, chiếm tỷ lệ là 44,7% tỷ lệ mẫu. Về cơ cấu độ tuổi: có thể thấy số người có độ tuổi trong khoảng từ 31 đến 40 tuổi chiếm số lượng nhiều nhất là 188 người chiếm tỷ lệ 53,7%. Bên cạnh đó, số người từ 40 tuổi trở chiếm tỷ lệ 24,6% có 86 người. Về trình độ học vấn: Số người có trình độ đại học là 278 người, chiếm tỷ lệ 79,4%; số người sau đại học là 58 người chiểm tỷ lệ 16,6%; và số người có trình độ cao đẳng có số lượng thấp nhất là 14 người, chiếm tỷ lệ 4%. Về chức danh: cho thấy, có 160 người là giám đốc chiếm tỷ lệ 45,7%; số người là phó giám đốc là 74 người và trưởng các phòng ban là 116 người chiếm tỷ lệ lần lượt là 21,1% và 32,2%. Về thời gian làm việc tại doanh nghiệp cho thấy, số lượng người có số năm làm việc nhiều hơn 5 năm có 212 người chiếm tỷ lệ 60,5% cao nhất mẫu. Tiếp đến là những người làm việc từ 2 đến 5 năm là 89 người và những người làm việc dưới 2 năm là 49 người, lần lượt chiếm tỷ lệ 25,4% và 14,1%. Về kết quả thống kê phạm vi kinh doanh của doanh nghiệp, số lượng các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa là 108 doanh nghiệp chiếm tỷ là 30,8%; trong khi số lượng các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế có số lượng xấp xỉ gấp đôi là 242 doanh nghiệp và chiếm tỷ lệ là 69,1%. Về kết quả liên quan đến việc phân bố các DNLH trên địa bàn có sự chênh lệch khá rõ ràng, Tại Hà Nội chiếm tỷ lệ 72,6% cao nhất trong toàn vùng; Hải Phòng, Quảng Ninh có số DNLH khá tương đồng nhau (10% và 11,7%), Thực tế 3 thành phố Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh cũng được coi là “tam giác kinh tế” vùng và cũng thể hiện vai trò là các trung tâm tạo vùng trong vùng du lịch ĐBSH&DHĐB. Bên cạnh đó các nhóm địa phương khác cũng đang trong giai đoạn phát triển du lịch nên sự tập trung của các DNLH còn ít như Vĩnh Phúc, Hải Dương, Bắc Ninh chiếm tỷ lệ lần lượt (1,4%; 1,5% và 2,0%). Về số năm thành lập doanh nghiệp cho thấy, có 141 doanh nghiệp được thành lập giai đoạn 2000 – 2005 chiếm tỷ lệ 40,3% và 106 doanh nghiệp được thành lập giai đoạn 2006 – 2010 chiểm tỷ lệ 30,3%. Trong khi đó, số lượng doanh nghiệp thành lập trước năm 2000 là 42 doanh nghiệp và sau năm 2010 là 61 doanh nghiệp chiếm tỷ lệ lần lượt là 12 và 17,4%. Về số lượng nhân viên chính thức: có 152 doanh nghiệp có số lượng nhân viên nhỏ hơn 15 người chiếm tỷ lệ cao nhất 43,4%, có 117 doanh nghiệp có số lượng nhân viên lớn hơn 35 người chiếm tỷ lệ 33,5 %. Bên cạnh đó là 61 doanh nghiệp có số nhân viên từ 15 đến 24 người và có 20 doanh nghiệp có số nhân viên là 25 đến 35 người chiếm tỷ lệ lần lượt là 17,4% và 33,5%. 420
  10. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 3.2. Đánh giá thang đo bằng Cronbach alpha và kiểm định nhân tố khám phá 3.2.1. Kết quả đánh giá thang đo bằng Cronbach alpha Bảng 3.2. đánh giá thang đo bằng Cronbach alpha Hệ số Cronbach Hệ số tương quan Cronbach Alpha Biến quan sát Alpha biến tổng nếu loại biến Cấu hình α = 0,755; N = 5 CH1 ,500 ,719 CH2 ,507 ,717 CH3 ,583 ,692 CH4 ,509 ,716 CH5 ,515 ,714 Quan hệ ngược dòng α = 0,775; N = 5 QHND1 ,543 ,735 QHND2 ,504 ,748 QHND3 ,583 ,721 QHND4 ,499 ,750 QHND5 ,608 ,712 Quan hệ xuôi dòng α = 0,762; N = 4 QHXD1 ,499 ,737 QHXD2 ,591 ,688 QHXD3 ,591 ,688 QHXD4 ,559 ,706 Điều phối α = 0,886; N = 4 DF1 ,694 ,875 DF2 ,783 ,841 DF3 ,814 ,829 DF4 ,721 ,866 Hỗ trợ nhà nước α = 0,759; N = 4 và các DN bổ trợ HTNN1 ,569 ,697 HTNN2 ,569 ,697 HTNN3 ,606 ,675 HNTT4 ,490 ,741 Hoạt động chuỗi cung ứng α = 0,849; N = 3 HD1 ,728 ,780 HD2 ,722 ,786 HD3 ,704 ,803 Nguồn: Kết quả phân tích SPSS 421
  11. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 Bằng cách sử dụng phân tích nhân tố khám phá với vòng quay varimax trong SPSS, có hai thành phần được hình thành và tất cả các mục đều có tải> 0,5. Như vậy, các thành phần của thang đó các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động chuỗi cung ứng DVDL hội đủ điều kiện và được sử dụng trong phân tích EFA. 3.2.2. Kiểm định nhân tố khám phá Để xác định những nhân tố chính giải thích tốt hơn trong việc đo lường hoạt động chuỗi cung ứng DVDL tại vùng du lịch cấp từ 25 tiêu chí, tác giả đã sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA). Tác giả cần kiểm định sự thỏa mãn của quy mô mẫu trước khi tiến hành phân tịc EFA nhằm đảm bảo đủ số đơn vị điều tra. Bảng 3.3. Kiểm định KMO và Bartlett Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy, ,755 Approx, Chi-Square 2488,888 df 231 Bartlett’s Test of Sphericity Sig, ,000 Nguồn: Kết quả phân tích SPSS Qua bảng 3.3 cho thấy hệ số KMO tính được từ mẫu điều tra là 0,755>0,5. Như vậy, quy mô mẫu điều tra đủ điều kiện thích hợp để tiến hành phân tích nhân tố. Kiểm định Barlett với giá trị P – value là 0,000<0,05. Vì vậy, có thể kết luận rằng các biến quan sát có tương quan với nhau tổng thể. Để xác định những nhân tố chính, tác giả sử dụng phương pháp rút trích nhân tố dựa vào giá trị Eigenvalue. Tiêu chuẩn Eigenvalue tác giả sử dụng là 1 (Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Kết quả phân tích EFA thu được trong bảng sau: Bảng 3.4. Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA Biến quan sat Yếu tố 1 2 3 4 5 DP3 ,886 DP2 ,883 DP4 ,831 DP1 ,813 QHND5 ,779 QHND3 ,765 QHND1 ,714 QHND2 ,679 QHND4 ,675 CH3 ,763 CH5 ,705 CH4 ,704 422
  12. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 CH2 ,698 CH1 ,687 QHXD3 ,796 QHXD2 ,777 QHXD4 ,761 QHXD1 ,704 HTNN3 ,789 HTNN2 ,775 HTNN1 ,763 HTNN4 ,694 Nguồn: Kết quả phân tích SPSS Kết quả phân tích EFA cho thấy các nhân tố đều cơ bản đảm bảo tính hội tụ và tính phân biệt trong mối tương quan đối với các nhân tố khác, Đây là căn cứ để tác giả tiến hành thực hiện hồi quy. 3.2.3. Phân tích hồi quy Bảng 3.5 Model summary Std. Change Statistics Model R R Ad - Error of R Durbin- Square justed R the Esti - Square F df1 df2 Sig. F Watson Square mate Change Change Change 1 .413a .170 .158 .96620 .170 14.140 5 344 .000 .765 Nguồn: Kết quả phân tích SPSS a. Predictors: (Constant), HTNN, CH, QHND, QHXD, DP b. Dependent Variable: HDC Bảng 3.6 ANOVA Model Sum of Squares df Mean Square F Sig. Regression 66.003 5 13.201 14.140 .000b 1 Residual 321.140 344 .934 Total 387.143 349 Nguồn: Kết quả phân tích SPSS a. Dependent Variable: HDC b. Predictors: (Constant), HTNN, CH, QHND, QHXD, DP 423
  13. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 Bảng 3.7 Coefficients Hệ số t Sig. Collinearity Biến độc lập Hệ số chưa chuẩn hóa chuẩn hóa Statistics B S E Beta Tolerance VIF (Constant) -.401 .412 -.973 .331 CH .208 .096 .107 2.172 .031 .997 1.003 1 QHND .236 .076 .154 3.100 .002 .982 1.018 QHXD .223 .062 .178 3.596 .000 .984 1.016 DP .369 .065 .291 5.700 .000 .922 1.084 HTNN .182 .081 .114 2.240 .026 .933 1.072 Nguồn: Kết quả phân tích SPSS a. Dependent Variable: HDC Kết quả phân tích hồi quy cho thấy F = 14,14 và giá trị Sig < 0,05, và Kiểm định Durbin Waston = 0 ,765 , chứng tỏ các yếu tố có tác động đến hoạt động chuỗi cung ứng DVDL (lần lượt từ tác động mạnh đến yếu hơn) gồm có: Điều phối (Beta = 0,291); Quan hệ xuôi dòng (Beta = 0,178); Quan hệ ngược dòng (Beta = 0,1574); Hỗ trợ nhà nước và các doanh nghiệp bổ trợ (Beta = 0,114); Cấu hình (Beta = 0,107). Các yếu tố này đều có tác động cùng chiều đến hoạt động chuỗi cung ứng DVDL tại vùng . 4. Bàn luận kết quả nghiên cứu và một số kiến nghị Mục đích chính của nghiên cứu này là đánh giá các yếu tố: cấu hình, quan hệ ngược dòng, quan hệ xuôi dòng, điều phối chuỗi và hỗ trợ của Nhà nước và doanh nghiệp bổ trợ với hoạt động chuỗi cung ứng DVDL tại vùng ĐBSH&DHĐB. 350 doanh nghiệp lữ hành tại vùng ĐBSH&DHĐB đã được khảo sát và sử dụng SPSS 22 với hồi quy tuyến tính bội, cho thấy cấu hình, quan hệ ngược dòng, quan hệ xuôi dòng, hỗ trợ của nhà nước và các doanh nghiệp bổ trợ có tác động tích cực đến hoạt động du lịch tại vùng ĐBSH&DHĐB. Những phát hiện này có thể giúp các thành viên tham gia chuỗi cung ứng DVDL có những hỗ trợ phát triển hoạt động chuỗi cung ứng, cải thiện chất lượng hoạt động chuỗi cung ứng như sau: Thứ nhất, tạo lập và tăng cường liên kết các thành viên trong chuỗi bởi liên kết là một trong những vấn đề cốt lõi để chuỗi cung ứng DVDL tại vùng hoạt động và phát triển. Vì vậy, một trong những biện pháp cụ thể là: nâng cao nhận thức về chuỗi cung ứng và lợi ích của các thành viên khi tham gia vào chuỗi cung ứng DVDL tại vùng ĐBSH&DHĐB; Tăng cường mức độ hợp tác giữa các thành viên và xác định đầy đủ và cân đối hài hòa được lợi ích của các thành viên; Tạo lập và duy trì các hợp đồng cung ứng và mua bán dịch vụ du lịch. Thứ hai, thiết lập hệ thống chia sẻ thông tin trong chuỗi cung ứng DVDL. Các thành viên 424
  14. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 trong chuỗi cung ứng DVDL cần nâng cao nhận thức hơn nữa về tầm quan trọng của việc xây dựng và vận hành hệ thống thông tin hiệu quả trong từng đơn vị, cũng như có sự kết nối chặt chẽ với hệ thống thông tin của các thành viên khác trong chuỗi. Sự chia sẻ và kết nối hiệu quả sẽ góp phần thúc đẩy cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác và kịp thời cho tất cả các thành viên trong chuỗi. Chia sẻ thông tin giữa các thành viên trong chuỗi cung ứng DVDL tại vùng ĐBDH&DHĐB có thể được thực hiện theo hai cách thức: chia sẻ thông tin trực tiếp giữa các thành viên và chia sẻ thông tin thông qua bộ phận đầu mối. Thứ ba, thiết lập cơ chế ra quyết định chung giữa các thành viên trong chuỗi. Căn cứ vào những định hướng hoạt động của chuỗi cung ứng DVDL tại vùng ĐBSH&DHĐB và trên cơ sở chia sẻ thông tin, các thành viên trong chuỗi sẽ: Thống nhất những vấn đề chung liên quan đến hoạt động của các khâu trong chuỗi cung ứng sau đó phân bổ hoạt động đến từng thành viên tương ứng; Đưa ra quyết định chung với các thành viên liên kết với mình. Bên cạnh đó, những phát hiện trong nghiên cứu cũng có ý nghĩa với các cơ quan quản lý về du lịch có những hỗ trợ phát triển chuỗi cung úng dịch vụ du lịch tại vùng ĐBSH&DHĐB như sau: Thứ nhất , khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp lữ hành, các nhà cung cấp dịch vụ du lịch về các chính sách quản lý nhà nước cần toàn diện, cập nhật và hiệu quả hơn để giúp các doanh nghiệp có những căn cứ hành lang pháp lý chắc chắc và kịp thời cho hoạt động kinh doanh du lịch. Thứ hai , hỗ trợ của nhà nước trong phát triển cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật (mạng lưới giao thông, phương tiện vận chuyển, mạng truyền thông và các yếu tố cấp điện, nước ) cần kịp thời, thuận lợi, chi phí thấp để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch tại vùng vốn phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố trên để hoạt động. Thứ ba , tăng cường hoạt động hỗ trợ về xúc tiến, đầu tư cho hoạt động du lịch đúng với yêu cầu và mang tính thường xuyên, liên tục. Thứ tư , phối hợp và hỗ trợ đồng bộ của các doanh nghiệp bổ trợ, các hiệp hội du lịch, hệ thống chính quyền địa phương, dân cư địa phương và các tổ chức khác là hết sức quan trọng và cần thiết đối với phát triển hoạt động chuỗi cung ứng DVDL nói riêng và phát triển du lịch Việt Nam nói chung. 5. Kết luận Nghiên cứu nhằm tổng hợp các lý thuyết có liên quan đến hoạt động chuỗi cung ứng và xác đinh được 5 chỉ tiêu đo lường hoạt động chuỗi cung ứng DVDL là: cấu hình, quan hệ ngược dòng, quan hệ xuôi dòng, điều phối; hỗ trợ của Nhà nước và các doanh nghiệp bổ trợ. Nghiên cứu đã đánh giá được hệ số tương quan của các chỉ tiêu đến hoạt động chuỗi thông qua nghiên cứu định lượng về thực trạng hoạt động chuỗi cung ứng DVDL tại vùng ĐBSH&DHĐB qua đánh giá của 350 DNLH trên địa bàn. Từ đó, nghiên cứu đã đề xuất được 2 nhóm giải pháp dành cho các thành viên tham gia chuỗi cung ứng và các cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch. Trong đó, có 3 giải pháp cụ thể được đề xuất cho nhóm các thành viên tham gia cung ứng DVDL và 3 kiến nghị với các cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch. 425
  15. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng anh 1. Andy Neely (2005), The Evolution of Performance Measurement Research – Develop - ments in the Last Decade and a Research Agenda for the Next, International Journal of Opera - tions & Production Management 25(12):1264-1277 2. Asawin Pasutham (2012) , Supply Chain Performance Measurement Framework: Case Studies of Thai Manufacturers, publications.aston.ac.uk 3. Cao, M and Zhang, Q (2011), Supply chain collaboration: Impact on collaborative ad - vantage and firm performance”, Journal of Operations Management , 29 (3), 163 - 180 4. D. Simchi-Levi, E.Simchi-Levi & P. Kamisky (2003), ‘Designing and Managing the Supply Chain: Concepts, Strategies, and Concepts, Strategies, and Case Studies’. 85-105. 5. J, Beamon (1998), M. Benita (1998), “SC Design and Analusis : Models and Methods ” – Int. Journal of Production Economics , 55 (3) 6. Li, S và Lin, B 2006, “Accessing information sharing and information quality in supply chain managemnet”, Decision Suport Systens , 42, 1641 – 1656. 7. MacCallum, R. C., Widaman, K. F., Zhang, S., & Hong, S. (1999). Sample size in factor analysis. Psychological Methods, 4 (1), 84–99. 8. Nyaga và cộng sự (2010), “Examining supply chain realtionships: Do buyer and supplier perspectives on collaborative relationships differ?”, Joural of marketing , 54. 20-35. 9. Piboonrungroj, P., Disney, S. M., (2009). “Tourism Supply Chains: A Conceptual Frame - work”, Proceeding On Phd Networking Conference of Exploring Tourism III , 1-2 July . Notting - ham, UK. 132-149 10. S. Chorpa và P. Meindl (2012), ‘SCM – strategy, Planning and Operation’, P.Hall, New Jerse y 11. S. Cohen, J và Roussel (2005), “Strategic SCM – The fiev disciplines for Top of per - formance” , Mc. Graw Hill – New York. 12. Simatupang, T. M., & Sridharan, R. (2002), “The collaborative supply chain”. Inter - national Journal of Logistics Management , 13(1), 15-30. [12] Simatupang, T. M., & Sridharan, R. (2005), “An integartive framework fpr supply chain collaboration”, International Journal of Logistics Management , 16(2), 257-274. 13. Sink và Tuttle (2006), Performance Measurement System for Green Manufacturing, National Conference on Environmental Conservation (Ncec-2006) 14. Zhang, X., Song, H., and Huang, G.Q (2009), ‘Tourism supply chain management: A new research agenda’. Tourism Management , 30(3), 345–358. 15. Lu, D (2011), Fundamentals of SCM – ebooks 426
  16. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 Tiếng Việt 16. Trần Thị Bích Hằng (2019), Phát triển sản phẩm du lịch Vùng Đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc giai đoạn 2020-2030, Đề tài cấp bộ 17. Nguyễn Thị Thanh Huyền (2020), Phát triển mô hình chuỗi cung ứng theo tiếp cận nâng cao giá trị gia tăng mặt hàng rau quả trên địa bàn thành phố hà nội, Luận án Tiến sỹ kinh tế, Đại học Thương mại 18. ITDR (2013), Quy hoạch tổng thể và phát triển vùng du lịch DoonBSH&DHĐB. 19. Nguyễn Bách Khoa (2015), Xây dựng mô hình nghiên cứu và khung phân tích chuỗi cung ứng xuất khẩu đặc sản nông, lâm nghiệp vùng Tây bắc Việt Nam, Đề tài cấp nhà nước 20. Đinh Văn Sơn (2019), Sách chuyên khảo Nghiên cứu chuỗi cung ứng nông sản xuất khẩu của các tỉnh khu vực Tây Bắc, NXB Thống kê 21. Trần Thị Huyền Trang (2017), Các yếu tố ảnh hưởng đến mối quan hệ hợp tác của công ty lữ hành với các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng du lịch, Luận án Tiến sĩ kinh tế , Đại học Kinh tế quốc dân. 22. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, NXB Hồng Đức. 427