Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định ứng dụng ERP của các doanh nghiệp nhỏ tại Việt Nam sử dụng khung TOE

pdf 19 trang Gia Huy 18/05/2022 2740
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định ứng dụng ERP của các doanh nghiệp nhỏ tại Việt Nam sử dụng khung TOE", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_cac_yeu_to_anh_huong_den_quyet_dinh_ung_dung_erp.pdf

Nội dung text: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định ứng dụng ERP của các doanh nghiệp nhỏ tại Việt Nam sử dụng khung TOE

  1. NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH ỨNG DỤNG ERP CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ TẠI VIỆT NAM SỬ DỤNG KHUNG TOE STUDY THE FACTORS AFFECTING ERP APPLICATION DECISION IN VIETNAM’ S SMALL BUSINESS USED THE TOE FRAMEWORK TS, Chử Bá Quyết ThS Hoàng Cao Cường Trường Đại học Thương mại Tóm tắt Kế hoạch hóa nguồn lực doanh nghiệp (ERP) là giải pháp công nghệ thông tin cho các doanh nghiệp. Khung lý thuyết ba nhóm yếu tố: Công nghệ - Tổ chức - Môi trường được sử dụng trong nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định ứng dụng ERP tại Việt Nam. Nghiên cứu thực định với phiếu điều tra 286 được xử lý để phân tích sáu nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng ERP của tổ chức là doanh nghiệp nhỏ tại Việt Nam, từ đó nhóm nghiên cứu đưa ra một số khuyến nghị để đẩy mạnh ứng dụng ERP. Từ khóa: phần mềm kế hoạch hóa nguồn lực doanh nghiệp ERP, khung lý thuyết TOE, doanh nghiệp nhỏ, Việt Nam. Abstract Enterprise resource planning (ERP) is an information technology solution for businesses. The theoretical framework of three factors groups: Technology - Organization - Environment is used in studying the factors affecting the decision to apply ERP in Vietnam. Survey with 286 questionnaires were processed to analyze the six factors that influence the organization's decision to use ERP in Vietnam, from which the authors suggest some recommendations to push strong ERP application. Keywords: T-O-E framework theories, ERP, small enterprise, Vietnam 1. Đặt vấn đề Ngày nay, các doanh nghiệp, tổ chức phải tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), tự động hóa nhiều công đoạn của hoạt động kinh doanh, tiến tới tự động hóa toàn bộ các quy trình vận hành của mình. Lợi ích của ứng dụng CNTT là rất rõ ràng và đôi khi là yêu cầu sống còn đối với các tổ chức. ERP được coi là giải pháp toàn diện giúp các tổ chức đồng bộ hóa toàn bộ các quy trình hoạt động của mình. Tuy nhiên, từ nhiều lí do khác nhau, như nhận thức của lãnh đạo doanh nghiệp, vốn đầu tư cho ERP, kĩ năng triển khai mà tỉ lệ số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam có ứng dụng ERP còn rất thấp, thậm chí mới chỉ ứng dụng một số module ERP rất hạn chế. Bài viết này nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới quyết định ứng dụng ERP của doanh nghiệp nhỏ và vừa với sử dụng khung phân tích ba nhòm yếu tố Công nghệ (T), tổ chức (O) và môi trường (E) còn gọi là mô hình TOE. 1013
  2. 2. Một số lý thuyết cơ bản 2.1. Khái quát về ERP ERP (viết tắt của Enterprise Resource Planning) được hiểu là kế hoạch hóa các nguồn lực doanh nghiệp, là một trong những thành phần quan trọng nhất của hệ sinh thái CNTT. ERP gồm nhiều giải pháp khác nhau (các module) được các doanh nghiệp sử dụng trong các hoạt động kinh doanh quan trọng, từ bán hàng, kế toán, nhân sự, quản lý chuỗi cung ứng tới quản lý quan hệ khách hàng [13]. Hiểu đơn giản, ERP là các phần mềm ứng dụng vào quản lý quy trình kinh doanh của doanh nghiệp, giúp các doanh nghiệp quản lý hiệu quả các nguồn lực của doanh nghiệp [6]. ERP đã mang lại những lợi ích to lớn cho doanh nghiệp quy mô lớn [13]. Từ sau cách mạng công nghiệp lần thứ ba, tại các nước phát triển trên thế giới, hầu hết các doanh nghiệp lớn đã ứng dụng ERP như là một giải pháp góp phần vào sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp. Việc triển khai thành công ERP giúp các doanh nghiệp cải thiện chất lượng sản phẩm, nâng cao hiệu quả hoạt động và tính thống nhất, tăng cường dịch vụ khách hàng, tăng khả năng cạnh tranh, và tạo ra nhiều giá trị. Trên thế giới, tổ chức Panorama chuyên nghiên cứu về ứng dụng ERP là đã đưa ra các báo cáo về tình hình ứng dụng ERP hàng năm [13]. Tổ chức này đã khảo sát những lý do chính mà doanh nghiệp dụng ERP là cải tiến quy trình kinh doanh (64%), dự báo chính xác thị trường (57%), phối hợp nội bộ tổ chức (57%), phục vụ khách hàng tốt hơn (54%), hiệu quả hơn sử dụng tài nguyên nội bộ (49%), và làm việc với đối tác tiện lợi hơn (47%), thông tin tích hợp và tin cây (45%), cụ thể: ERP giúp doanh nghiệp cải tiến quy trình kinh doanh, giúp loại bỏ các quy trình lặp đi lặp lại và giảm đáng kể nhu cầu nhập thông tin thủ công, giúp cải thiện năng suất của người sử dụng và giảm thiểu sai sót nhập dữ liệu. Việc triển khai hệ thống ERP cũng sẽ cải thiện các hoạt động kinh doanh hàng ngày bằng cách hợp lý hóa các quy trình kinh doanh, giúp các công ty thu thập dữ liệu dễ dàng và hiệu quả hơn, bất kể họ đang làm việc ở bộ phận nào. được thiết kế để giữ cho các doanh nghiệp đi đúng hướng, nhận thấy mọi chi tiết và làm cho cuộc sống công việc trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn, từ người dùng phần mềm cho đến khách hàng của mình. ERP giúp doanh nghiệp các công cụ họ cần để dự báo chính xác hơn. Nhờ dự báo đầu ra chính xác (mức độ tiêu thụ, bán hàng ) doanh nghiệp xây dựng kế hoạch sản xuất đúng đắn, giảm hàng tồn kho. Với dự báo chính xác hơn, các doanh nghiệp có thể giảm chi phí kinh doanh một cách hiệu quả, giúp tiết kiệm tiền cũng như trở thành một đơn vị chủ động hơn. Vì thông tin càng chính xác càng tốt, cập nhật theo thời gian thực, doanh nghiệp có thể đưa ra ước tính thực tế và dự báo hiệu quả hơn. Phối hợp các bộ phận trong tổ chức đồng bộ hơn. Một tổ chức có nhiều bộ phận thực hiện riêng rẽ các chức năng nhưng không được kết nối, chia sẻ dữ liệu thì hiệu quả hoạt động của tổ chức thấp, và còn gây khó khăn cho công tác điều hành. Hợp tác giữa các phòng ban là một phần quan trọng và thường xuyên cần thiết của các doanh nghiệp, đặc biệt là khi các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn rộng. ERP là giải pháp giải quyết được vấn đề này. Sử dụng tài nguyên tổ chức, doanh nghiệp hiệu quả hơn: Nhờ sự phối hợp giữa các 1014
  3. bộ phận, các tài nguyên của tổ chức được sử dụng hiệu quả hơn. Các nguồn vốn của tổ chức có vòng quay cao hơn, mang lại lợi ích cho doanh nghiệp. Với một nguồn thông tin chính xác, thời gian thực, ERP vừa giúp giảm chi phí quản lý và vận hành, cho phép doanh nghiệp sử dụng tiền trong các lĩnh vực khác, rất cần thiết. Nó cho phép các nhà sản xuất chủ động quản lý các hoạt động, ngăn chặn sự gián đoạn và trì hoãn, giúp người dùng đưa ra quyết định nhanh hơn. Sử dụng ERP giúp doanh nghiệp cung cấp dịch vụ khách hàng tốt hơn. Các nhân viên chăm sóc khách hàng có thể tương tác trực tuyến và trực tiếp, cải thiện mối quan hệ với họ thông qua việc truy cập nhanh hơn, chính xác hơn và liên tục. ERP hoạt động như một trung tâm tổng hợp tất cả các thông tin quan trọng mà doanh nghiệp và các bộ phận cần duy trì các hoạt động hàng ngày. Vấn đề dữ liệu phân tán trên các cơ sở dữ liệu riêng biệt, các bộ phận riêng lẻ được giải quyết , tất cả thông tin sẽ được lưu trữ trong một địa điểm duy nhất. Điều này tạo ra tính nhất quán của dữ liệu, chính xác và duy nhất. Tuy nhiên, ERP cũng có những hạn chế. Theo Zuzana Sasovova et al (2001), những hạn chế của ERP là [19]: Sử dụng ERP đòi hỏi doanh nghiệp phải đầu tư tốn kém. Các giải pháp ERP đầy đủ có thể có giá lên tới vài triệu đô la. Bên cạnh đó, phần cứng máy tính, thiết bị mạng cập nhật và phần mềm bảo mật cũng cần thiết để triển khai phần mềm ERP. Do đó, các tổ chức luôn có nguy cơ bị phụ thuộc vào một nhà cung cấp ERP cụ thể. Mức độ tùy chỉnh ERP bị hạn chế. Việc tùy chỉnh thiết lập ERP bị hạn chế và nó có thể ảnh hưởng đến việc thay đổi toàn bộ nền tảng phần mềm ERP. Tính linh hoạt của thiết lập hoàn toàn phụ thuộc vào thương hiệu phần mềm đang được sử dụng. Triển khai ERP cần nhiều thời gian thực hiện. Thời gian thực hiện và chi phí của các phần mềm ERP là vô cùng quan trọng để xem xét khi mua phần mềm. Thời gian cài đặt và đào tạo có thể làm xáo trộn chức năng của tổ chức và có thể gây ra rủi ro lớn về việc mất cơ hội kinh doanh trong giai đoạn triển khai nó. Quá trình cài đặt hoàn tất có thể mất tới một năm, tùy thuộc vào số module được cài đặt. Triển khai ERP cần sự đồng bộ các bộ phận của tổ chức. Sự kết nối giữa các bộ phận khác nhau trong một tổ chức vừa có lợi vừa bất lợi. Sự không hiệu quả trong một bộ phận sẽ dẫn đến sự kém hiệu quả trong các bộ phận khác. Nếu một bộ phận bị ảnh hưởng và trở nên kém hiệu quả, nó có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của các bộ phận khác. Chính về những hạn chế của ERP, mà theo Panorama (2018), chỉ có khoảng 42% doanh nghiệp cho rằng ERP đem lại thành công, 30% doanh nghiệp chưa rõ hiệu quả ERP, và 28% doanh nghiệp cho rằng triển khai ERP là thất bại [13]. 2.2. Tổng quan về khung TOE Khoảng cuối thập niêm 1980 khi cách mạng công nghệ thông tin diễn ra, CNTT ngày càng được nhiều cá nhân và tổ chức ứng dụng trong các hoạt động của mình [4]. Các lý thuyết về ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức đã ra đời như mô hình chấp nhận công nghệ TAM của Davis (1989), TOE, mô hình khuếch tán đổi mới IDT, mô hình hành động có nguyên nhân TRA Khung lý thuyết TOE là khung các yếu tố ảnh hưởng đến ứng 1015
  4. dụng công nghệ thông tin của tổ chức nhưng được chia thành ba nhóm là Công nghệ (Technology), Tổ chức (Organisation) và Môi trường (Environment) do Tornatzky và Fleischer (1990) đề xuất. Trong mô hình, nhân tố T đề cập đến cách các tổ chức thực hiện quyết định áp dụng công nghệ dựa trên sự sẵn có của công nghệ và bối cảnh công nghệ hiện tại của tổ chức. Yếu tố O xem xét các đặc điểm của tổ chức như cấu trúc tổ chức, chất lượng nguồn nhân lực, quy mô tổ chức tác động đến quyết định áp dụng ERP. Yếu tố E đề cập đến môi trường hoạt động của tổ chức bao gồm môi trường ngành, áp lực cạnh tranh và các khuyến khích của chính phủ [1, 6, 9]. TOE không phải là mô hình duy nhất được sử dụng khi nghiên cứu nhân tố quyết định ứng dụng công nghệ của doanh nghiệp. Theo Patrick Ajibade (2018), mỗi mô hình nghiên cứu có những ưu điểm và thích hợp với những kiểm định cụ thể, TOE được cho là mô hình thích hợp đối với hơn đối với tổ chức có ứng dụng CNTT [14]. Có nhiều nghiên cứu kiểm định sử dụng khung phân tích TOE. Các nghiên cứu đã phát triển khái niệm này trong từng bối cảnh, như ứng dụng TOE trong nghiên cứu thiết lập mô hình ra quyết định chuỗi cung cấp xanh ngành công nghiệp bán dẫn của Bang-Ning Hwang et al (2016) [1], trong nghiên cứu Chui-Yu Chiu và Shi (2017) về quyết định ứng dụng mobile của doanh nghiệp [3], trong nghiên cứu của Hart O. Awa et al (2016) quyết định ứng dụng ERP của doanh nghiệp. Bảng 1 tổng hợp một số nghiên cứu tiêu biểu sử dụng TOE trong thời gian 2003-2018. Bảng 1. Các nghiên cứu sử dụng khung TOE và thành phần phụ Nguồn T O E Lĩnh vực ứng dụng Khamis Haji Nhiệm vụ độc lập Lãnh đạo ủng hộ Áp lực cạnh tranh ERP, ERP Salum, Lợi thế quan hệ Kiến thức nhân viên Quy định của chính phủ đám mây Mohd Zaidi Khả năng tương thích Tài chính Hỗ trợ của nhà cung Abd Rozan An toàn và tin cậy cấp (2017) [11] Chui-Yu Lợi thế quan hệ Cường độ thông tin Áp lực cạnh tranh Các ứng Chiu, Shi Khả năng tương thích Lãnh đạo ủng hộ Đối tác dụng di Chen, Chun- Tính phức tạp Kiến thức nhân viên Hỗ trợ bên ngoài động Liang Chen Khả năng dùng thử Khả năng hấp thụ Hỗ trợ của chính phủ (2017) [3] Khả năng quan sát Hart O. Awa Hạ tầng CNTT Quy mô tổ chức Áp lực cạnh tranh ERP et al (2016) Bí quyết công nghệ Ban quản trị tổ chức Sự hỗ trợ bên ngoài [6] Khả năng tương thích Sự sẵn sàng của tổ Sự sẵn sàng của đối tác Nhận thức lợi ích ERP chức Bảo mật Bang-Ning Lợi thế quan hệ Các nguồn lực tiềm Quy định của chính phủ Chuỗi cung Hwang, Chi- Khả năng tương thích năng của tổ chức Nhu cầu khách hàng ứng Yo Huang, Sự phức tạp Sự đổi mới của tổ Áp lực cạnh tranh Chih-Hsiung chức Cộng đồng xã hội Wu (2016) Nhân lực của tổ chức [1] John Njenga Khả năng tương thích Lãnh đạo ủng hộ Áp lực cạnh tranh của ERP Kinuthia Lợi thế quan hệ Sự sẵn sàng của tổ tổ chức (2014) [9] Bảo mật chức Sự hỗ trợ của nhà cung 1016
  5. Sự tập trung hóa tổ cấp chức Sự chính thức hóa của tổ chức Yoon & Lợi thế quan hệ Lãnh đạo ủng hộ Áp lực cạnh tramh Thế giới ảo George, Khả năng tương thích Quy mô tổ chức Nhu cầu của khách 2013 [17] Quan tâm bảo mật Sự sẵn sàng của tổ hàng chức Các quy định tiêu Phạm vi hoạt động chuẩn của tổ chức Duan, Deng, Nhận thức lợi ích trực Quy mô tổ chức Áp lực bên ngoài Thị trường & Corbitt, tiếp Sự sẵn sàng của tổ điện tử 2012 [5] Nhận thức lợi ích gián chức tiếp Lãnh đạo tổ chức ủng hộ Low, Chen, Mức độ phức tạp Lợi thế quan hệ Áp lực cạnh tranh Điện toán & Khả năng tương thích Quy mô tổ chức Áp lực của đối tác đám mây Wu, 2011a Sự sẵn sàng công nghệ Lãnh đạo tổ chức ủng [12] hộ Tiago Sẵn sàng công nghệ Lợi ích cảm nhận Áp lực cạnh tranh Thương mại Oliveira and Tích hợp công nghệ Chương trình đào tạo Internet điện tử, Maria F. O. Bảo mật CNTT Áp lực cạnh tranh web website Martins Truy cập hệ thống Áp lực cạnh tranh (2009) [16] thông tin của tổ chức TMĐT Quy định của tổ chức Jang & Pan, Hạ tầng CNTT Quy mô tổ chức Áp lực cạnh tranh ERP 2008 [8] Sự sẵn sàng công nghệ Lợi ích cảm nhận Các chính sách của nhà nước H.-F. Lin & Hạ tầng CNTT Khả năng tương thích Áp lực cạnh tranh ERP Lin, 2008 [7] Đội ngũ chuyên gia của tổ chức Sự sẵn sàng của các đối CNTT Lợi ích kì vọng của tổ tác chức Chang et al., Tình tương thích hệ Sự tham gia của Hỗ trợ nhà cung cấp ERP 2007 [2] thống ERP với hạ tầng người sử dụng Chính sách của chính CNTT của tổ chức Các nguồn lực đầy đủ phủ Tính an toàn của hệ Quy mô tổ chức Nhu cầu thị trường thống ERP Nhu cầu nội bộ Zhu, Sự sẵn sàng của công Quy mô tổ chức Áp lực cạnh tranh Chuyển đổi Kraemer, & nghệ Phạm vi toàn cầu Quy định pháp luật số Xu, 2006 Sự tích hợp công nghệ Năng lực tài chính [18] Dedrick & Đổi mới CNTT Lợi thế quan hệ Kĩ năng có sẵn Nguồn mở West, Khả năng tương thích Chiến lược ứng dụng Sự hỗ trợ của nhà cung 2003 [4] Độ tin cậy CNTT của tổ chức cấp Quy mô tổ chức Đáng chú ý là TOE chỉ là ba nhóm yếu tố mang tính định khung, còn nhóm yếu tố thành phần có thể thay đổi, tùy thuộc vào các nghiên cứu kiểm định. Từ các tổng hợp nghiên cứu trên Bảng 1 và trong bối cảnh tại Việt Nam, nghiên cứu đưa ra các giả thuyết sau. Với nhóm yếu tố T, hai giả thuyết được đề xuất: 1017
  6. H1: Có một mối quan hệ có ý nghĩa thống kê giữa hạ tầng công nghệ thông tin sẵn sàng của tổ chức với quyết định sử dụng ERP. Giả thuyết này có trong hầu hết các nghiên cứu của Zaidi Abd Rozan (2017), Martins and Oliveira 2009, John Njenga Kinuthia (2014) Tại Việt Nam, các báo cáo về mức độ sẵn sàng cho ứng dụng thươg mại điện tử của Bộ Công Thương (Vecita, 2010, 2014), báo cáo ứng dụng công nghệ thông tin của Bộ Thông tin và Truyền thông (2012, 2014, 2016, 2018), sách trắng về chính phủ điện tử của Tổ chức Liên Hợp Quốc (UNDP, 2018, 2016) đều đánh giá mức độ sẵn sàng của hạ tầng công nghệ thông tin. H2: An toàn bảo mật thông tin có ảnh hưởng tích cực đến quyết định sử dụng ERP. Yếu tố này thuộc nhóm nhân tố T trong các nghiên cứu của Zaidi Abd Rozan (2017), Chang et al. (2007), Martins and Oliveira (2009). Trong các báo cáo về hạn chế ứng dụng công nghệ thông tin tại Việt Nam, yếu tố an toàn thông tin luôn được xem là trở ngại (Báo cáo thương mại điện tử 2010), Sách trắng An toàn thông tin Việt Nam (2017, 2019). Các yếu tố khác, như đổi mới công nghệ Dedrick & West (2003), nhận thức lợi ích (Duan, Deng, & Corbitt, 2012) vừa được sử dụng trong nhóm yếu tố E, vừa được sử dụng trong nhóm T với mức ít phổ biến không sử dụng trong nhóm yếu tố công nghệ. Nhóm yếu tố tổ chức O gồm các yếu tố: H3: Chiến lược ứng dụng ERP của tổ chức có ảnh hưởng tích cực đến quyết định sử dụng ERP. Chiến lược ứng dụng ERP của tổ chức trong các nghiên cứu của John Njenga Kinuthia (2014), Khamis Haji Salum, Mohd Zaidi Abd Rozan (2017), Yoon & George (2013), hay yếu tố nhận thức và sự quan tâm của lãnh đạo tổ chức đến ứng dụng ERP của Duan, Deng, & Corbitt (2012), Hart O. Awa et al (2016). Yếu tố quy mô tổ chức có thể ảnh hưởng đến ứng dụng ERP của tổ chức (xem bảng 1). Trong nghiên cứu kiểm định này, các tổ chức được điều tra đều có quy mô nhỏ, do đó yếu tố quy mô không sử dụng trong nghiên cứu kiểm định này. Tuy nhiên, yếu tố chiến lược được thể hiện trong nghiên cứu bao gồm các câu hỏi về nhận thức ở cấp chiến lược, sự quán triệt tới toàn thể nhân viên và đào tạo kiến thức cho nhân viên (Chang et al., 2007), Khamis Haji Salum, Mohd Zaidi Abd Rozan (2017), nhân lực của tổ chức sẵn sàng (Bang-Ning Hwang, Chi-Yo Huang, Chih-Hsiung Wu, 2016). Nhóm yếu tố môi trường E bao gồm: H4: Tài chính đầu tư cho ERP có mối quan hệ thống kê với quyết định ứng dụng ERP. Yếu tố này được thể hiện trong các nghiên cứu của (Zhu & Kraemer, 2005) về năng lực tài chính của tổ chức, Chang et al., (2007) về các nguồn lực đầy đủ của tổ chức, Bang- Ning Hwang, Chi-Yo Huang, Chih-Hsiung Wu (2016) về vốn đầu tư cho ERP, Khamis Haji Salum, Mohd Zaidi Abd Rozan (2017) về yếu tố tài chính. H5: Mối quan hệ giữa quy định pháp luật và việc sử dụng ERP có ý nghĩa thống kê. Yếu tố này được thể hiện qua các quy định pháp luật là yêu cầu bắt buộc đối với tổ chức, các quy định có tác động khuyến khích tổ chức ứng dụng ERP. Các nghiên cứu của Khamis Haji Salum, Mohd Zaidi Abd Rozan (2017), (Zhu, Kraemer, & Xu, 2006) đề cập đến quy định bắt buộc, hỗ trợ của chính phủ (Zhu & Kraemer, 2005), Jang & Pan (2008). H6: Mối quan hệ với khách hàng của tổ chức và việc sử dụng ERP có ý nghĩa thống 1018
  7. kê. Yếu tố này được sử dụng trong các nghiên cứu của Bang-Ning Hwang, Chi-Yo Huang, Chih-Hsiung Wu (2016), Yoon & George (2013), nhu cầu thị trường Chang et al., 2007. Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng ERP của tổ chức được đề xuất như hình 1. Nhóm yếu tố T - Sự sẵn có hạ tầng CNTT - Nhận thức an toàn H1-H2 Nhóm yếu tố O: H3-H4 Sử dụng - Chiến lược của tổ chức ERP - Tài chính của tổ chức Nhóm yếu tố E: H5-H6 - Quy định pháp luật - Nhu cầu khách hàng - Áp lực cạnh tranh Hình 1. Mô hình nghiên cứu đề xuất 3. Phương pháp nghiên cứu Để kiểm tra ý nghĩa thống kê của các giả thuyết, dữ liệu được thu thập từ các tổ chức doanh nghiệp (tổ chức) có quy mô nhỏ, những tổ chức đã sử dụng ERP (ít nhất một module ERP). Yếu tố quy mô nhỏ trong nghiên cứu căn cứ vào số lao động hoặc tổng doanh thu trung bình trong ba năm gần nhất. Bảng 1 mô tả mẫu điều tra thu được. Phiếu điều tra được gửi trực tuyến và phát trực tiếp cho đại diện doanh nghiệp. Sau khi xử lí, có 286 phiếu được sử dụng cho phân tích. Tỉ lệ phiếu điều tra theo ngành nghề kinh doanh được trình bày trong Bảng 1. Bảng 1. Mô tả mẫu điều tra Ngành nghề kinh doanh Số doanh nghiệp /tổ chức Tỉ lệ % Ghi chú Lĩnh vực ngân hàng 22 7,7% Chi nhánh Giáo dục và đào tạo 42 14,7% Lĩnh vực y tế 32 11,2% Lĩnh vực du lịch, nhà hàng 27 9,4% Lĩnh vực sản xuất 40 14% Lĩnh vực bán lẻ 65 22,7% Lĩnh vực khác 58 20,3% Tổng 286 100% Phiếu điều tra ngoài thông tin chung về doanh nghiệp (gồm địa chỉ, lĩnh vực kinh 1019
  8. doanh chia thành 7 lĩnh vực, quy mô doanh nghiệp) là thông tin về tình trạng ứng dụng ERP. Có 31 phiếu điều tra được tách riêng, không đưa vào phân tích, đây là các tổ chức chưa có ứng dụng ERP hoặc là tổ chức không thuộc quy mô doanh nghiệp nhỏ. Phiếu điều tra ngoài những câu hỏi về thông tin chung của doanh nghiệp, gồm 21 câu hỏi làm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến ứng dụng ERP và 4 câu hỏi làm rõ quyết định ứng dụng ERP. Tất cả các câu hỏi sử dụng thang đo sử dụng Likert 5 điểm (hoàn toàn không đồng ý đến hoàn toàn đồng ý). Xác định cỡ mẫu cho điều tra, với mức tin cậy trên 90% được sử dụng rộng rãi trong các nghiên cứu lĩnh vực kinh tế, xã hội (Trần Tiến Khai, 2012) [10], mức sai số tiêu chuẩn là 5%, thì quy mô mẫu tối thiểu là n = 270 (Pagoso, Garcia và Guerero, 1978). Trong phân tích nhân tố khám phá EFA, quy mô mẫu được xác định tối thiểu n = 5*m trong đó m là số lượng câu hỏi (Roger, 2006). Trong phân tích hồi quy đa biến, quy mô mẫu tối thiểu là n=50 + 8*m trong đó m là số biến độc lập (Tabachnick và Fidell, 1996). Trong bảng điều tra, với 6 biến độc lập, n tối thiểu phải là 125. Với 286 phiếu trả lời đã có ứng dụng ERP (ít nhất một module), quy mô mẫu đã đáp ứng yêu cầu về tính đại diện. Bảng 2. Mã hóa dữ liệu và kết quả thống kê STT Mã hóa Câu hỏi mô tả Mức điểm và tỉ lệ trả lời Sự sẵn sàng hạ tầng CNTT của tổ chức (ht) 1 2 3 4 5 1 ht1 Tỉ lệ nhân viên có máy tính ảnh 12% 14% 42% 22% 10% hưởng đến sử dụng ERP 2 ht2 Mức đầu tư CNTT của tổ chức có 8% 15% 50% 21% 6% ảnh hưởng đến sử dụng ERP 3 ht3 Sử dụng ERP tương thích với hạ 12% 13% 35% 25% 15% tầng CNTT 4 ht4 Mọi nhân viên được đào tạo công 33% 27% 20% 10% 10% nghệ thông tin Nhận thức an toàn dữ liệu (at) 5 at1 Đảm bảo bí mật kinh doanh 9% 12% 44% 25% 10% 6 at2 Bí mật thông tin khách hàng được 8% 16% 52% 19% 5% đảm bảo 7 at3 Thông tin không bị sử dụng trái 9% 8,5% 45% 28% 9,5% phép 8 at4 Dữ liệu tổ chức đáng tin cậy 12% 23,5% 33% 15% 15,5% Doanh nghiệp có chiến lược ứng dụng ERP (cl) 9 cl1 Lãnh đạo doanh nghiệp có chiến lược 12% 10% 46% 20% 12% ứng dụng ERP 10 cl2 Lãnh đạo quan tâm đào tạo đội ngũ 9% 11% 46% 24% 10% nhân viên 11 cl3 Lãnh đạo doanh nghiệp đầu tư tài 14% 13% 39% 18% 16% chính cho sử dụng ERP 1020
  9. Nguồn lực tài chính dồi dào cho đầu tư ERP (tc) 12 tc1 Tổ chức có nguồn lực tài chính dồi 5,5% 30% 40% 16,5 8% dào sẽ đầu tư ngay vào hệ thống % ERP 13 tc2 Tổ chức cân nhắc chỉ đầu tư một số 6,3% 24,7 38% 20% 11% module ERP tùy thuộc vào tình % trạng tài chính. 14 tc3 Tổ chức đầu tư sử dụng ERP dù có 18% 22% 42% 15% 13% khó khăn về tài chính Các quy định pháp luật của nhà nước (pl) 15 pl1 Chính phủ có hỗ trợ ứng dụng ERP 6,5% 30% 39% 15% 9,5% 16 pl2 Chính sách tài chính cho ứng dụng 6% 26% 42% 19% 7% ERP 17 pl3 Chính sách bắt buộc ứng dụng ERP 10% 30% 32% 17% 11% 18 pl4 Chính sách thuế khuyến khích ứng 32% 38% 12% 16% 2% dụng ERP Nhu cầu của khách hàng (kh) 19 kh1 Khách hàng mong muốn doanh 9% 11% 46% 24% 10% nghiệp sử dụng ERP 20 kh2 Thiếu ERP, cung cấp dịch vụ cho 8% 12% 44,3 18% 17,3 khách hàng khó khăn hơn % % 21 kh3 Khách hàng sử dụng dịch vụ của tổ 7,5% 19% 36% 29% 7% chức khác % Quyết định sử dụng ERP của tổ chức (qd) 20 qd1 ERP cải tiến quy trình kinh doanh 23% 18% 39,5 17% 2,5% % 21 qd2 ERP tiết kiệm các nguồn lực của tổ 20% 15% 45% 17% 3% chức 22 qd3 ERP mang lại lợi ích cho nhân viên 5% 15% 30% 27% 23% của tổ chức 23 qd4 ERP mang lại lợi ích tổng thể cho tổ 6% 13% 33% 25,3 21,7 chức % % 4. Phân tích dữ liệu Nghiên cứu sử dụng phần mềm SPSS 22 để phân tích và xử lý các dữ liệu 4.1. Kết quả kiểm định sự tin cậy thang đo các nhân tố Kiểm định sự tin cậy nhân tố sự sẵn sàng cơ sở hạ tầng CNTT của tổ chức: ht Item-Total Statistics Reliability Statistics Scale Mean if Scale Variance Corrected Item- Cronbach's Alpha if Cronbach's Alpha N of Items Item Deleted if Item Deleted Total Correlation Item Deleted ,612 4 ht1 10,650 4,242 ,431 ,517 1021
  10. ht2 10,997 3,575 ,668 ,340 ht3 11,185 4,362 ,214 ,689 ht4 10,773 4,183 ,335 ,585 Kiểm định sự tin cậy của thang đo Nhân tố an toàn: at Reliability Statistics Item-Total Statistics Cronbach's Alpha N of Items Cronbach's ,808 3 Scale Mean if Scale Variance Corrected Item- Alpha if Item Item Deleted if Item Deleted Total Correlation Deleted at1 5,941 2,519 ,577 ,826 at2 6,577 2,413 ,749 ,641 at3 5,497 2,616 ,654 ,740 Kiểm định sự tin cậy thang đo nhân tố chiến lược ứng dụng ERP của tổ chức: cl Reliability Statistics Item-Total Statistics Cronbach's Alpha N of Items Cronbach's ,635 3 Scale Mean if Scale Variance Corrected Item- Alpha if Item Item Deleted if Item Deleted Total Correlation Deleted cl1 6,836 2,417 ,440 ,555 cl2 7,443 1,925 ,594 ,330 cl3 7,957 1,969 ,344 ,718 Kiểm tra sự tin cậy của thang đo nhân tố tài chính của tổ chức: tc Reliability Statistics Item-Total Statistics Cronbach's Alpha N of Items Cronbach's ,829 3 Scale Mean if Scale Variance Corrected Item- Alpha if Item Item Deleted if Item Deleted Total Correlation Deleted tc1 6,077 2,696 ,566 ,910 tc2 6,427 2,681 ,777 ,674 tc3 5,524 2,973 ,758 ,711 Kiểm tra sự tin cậy của thang đo nhân tố pháp luật: pl Reliability Statistics Item-Total Statistics Cronbach's Alpha N of Items Cronbach's ,643 4 Scale Mean if Scale Variance Corrected Item- Alpha if Item Item Deleted if Item Deleted Total Correlation Deleted pl1 10,290 4,614 ,377 ,605 pl2 10,717 4,218 ,580 ,478 pl3 11,066 4,083 ,441 ,561 pl4 10,871 4,380 ,238 ,648 1022
  11. Kết quả kiểm tra sự tin cậy của thang đo yếu tố khách hàng: kh Reliability Statistics Item-Total Statistics Cronbach's Alpha N of Items Scale Mean Cronbach's ,668 3 if Item Scale Variance if Corrected Item- Alpha if Item Deleted Item Deleted Total Correlation Deleted kh1 6,469 1,934 ,427 ,656 kh2 6,133 2,031 ,592 ,441 kh3 6,112 2,121 ,440 ,623 Kết quả kiểm tra sự tin cậy của thang đo biến phụ thuộc: qd Reliability Statistics Item-Total Statistics Cronbach's Alpha N of Items Scale Mean Cronbach's ,714 4 if Item Scale Variance if Corrected Item- Alpha if Item Deleted Item Deleted Total Correlation Deleted qd1 10,368 4,233 ,505 ,650 qd2 10,925 3,933 ,625 ,582 qd4 11,196 4,058 ,476 ,667 qd3 11,482 3,985 ,423 ,707 Để đánh giá sự tin cậy của các thang đo trong mô hình nghiên cứu, nhóm tác giả đã sử dụng hệ số tương quan biến tổng với tiêu chuẩn lớn hơn 0,6 cho các nghiên cứu kiểm định và hệ số tương quan biến tổng của biến quan sát lớn hơn 0,3. Các biến quan sát ht3, pl4 loại bỏ vì không đáp ứng yêu cầu. 4.2. Kết quả phân tích nhân tố khám phá Để rút gọn tập biến độc lập trong mô hình nghiên cứu, nhóm nghiên cứu sử dụng kỹ thuật phân tích nhân tố khám phá. Tiêu chuẩn phù hợp cho phân tích nhân tố khám phá là hệ số KMO > 0,5, phương sai giải thích lớn hơn 50%, các hệ số factor loading > 0,5. Phương pháp rút trích nhân tố được sử dụng là phương pháp thành phần chính vơi phép xoay varimax cho được kết quả như sau: Kết quả phân tích nhân tố khám phá biến độc lập: Sau khi loại đi biến độc lập không phù hợp ht4, pl4 còn lại 19 biến độc lập, cho thấy hệ số KMO của nhân tố là 0,718> 0,5, kiểm định Bartlett có ý nghĩa thống kê (Sig 1, tổng phương sai giải thích từ 6 trong 19 biến là 73,429% > 50%, cho thấy mô hình EFA là phù hợp. KMO and Bartlett's Test Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. ,718 Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi-Square 2961,756 df 171 Sig. ,000 1023
  12. Total Variance Explained Extraction Sums of Squared Rotation Sums of Squared Initial Eigenvalues Loadings Loadings % of Cumulati % of Cumulati % of Cumulati Component Total Variance ve % Total Variance ve % Total Variance ve % 1 4,183 22,015 22,015 4,183 22,015 22,015 3,839 20,203 20,203 2 3,696 19,453 41,468 3,696 19,453 41,468 2,846 14,978 35,181 3 1,942 10,221 51,689 1,942 10,221 51,689 1,945 10,236 45,417 4 1,850 9,735 61,425 1,850 9,735 61,425 1,892 9,956 55,373 5 1,254 6,602 68,027 1,254 6,602 68,027 1,843 9,698 65,071 6 1,026 5,402 73,429 1,026 5,402 73,429 1,588 8,358 73,429 7 ,853 4,491 77,919 8 ,734 3,863 81,782 9 ,685 3,604 85,386 10 ,518 2,726 88,112 11 ,440 2,317 90,429 12 ,409 2,155 92,584 13 ,357 1,879 94,463 14 ,258 1,357 95,821 15 ,225 1,186 97,006 16 ,168 ,886 97,892 17 ,149 ,783 98,675 18 ,134 ,703 99,379 19 ,118 ,621 100,000 Extraction Method: Principal Component Analysis. Kết quả phân tích nhân tố khám phá biến phụ thuộc cho thấy KMO = 0,656 > 0,5, kiểm định Bartlett có ý nghĩa thống kê sig 1, phương sai giải thích 54,841% > 50%, các hệ số tải đều lớn hơn 0,5 (qd3 thấp nhất là 0,655), 4 biến quan sát chỉ hình thành duy nhất một nhân tố. Điều đó cho thấy việc phân tích nhân tố là phù hợp và biến phụ thuộc là một thang đo đơn hướng. KMO and Bartlett's Test Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. ,656 Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi-Square 246,446 df 6 Sig. ,000 Total Variance Explained Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared Loadings Component Total % of Variance Cumulative % Total % of Variance Cumulative % 1 2,194 54,841 54,841 2,194 54,841 54,841 1024
  13. 2 ,787 19,663 74,504 3 ,658 16,461 90,965 4 ,361 9,035 100,000 Extraction Method: Principal Component Analysis. Component Matrixa Component 1 qd2 ,831 qd1 ,758 qd4 ,706 qd3 ,655 Extraction Method: Principal Component Analysis. a. 1 components extracted. Kết quả phân tích nhân tố khám phá cho thấy các dữ liệu thu thập được sử dụng phân tích khám phá nhân tố là phù hợp. Các nhân tố cấu thành từ phân tích thực nghiệm không có sự khác biệt với mô hình khung phân tích, do đó không phải điều chỉnh mô hình nghiên cứu. 4. 3. Kết quả phân tích tương quan giữa các biến Để kiểm tra mối quan hệ giữa các nhân tố trong mô hình với biến phụ thuộc trước khi phân tích hồi quy, nghiên cứu sử dụng phân tích hệ số tương quan đơn (Pearson) nhằm kiểm tra mối quan hệ tuyến tuyến giữa biến phụ thuộc qd với các biến độc lập và nhận diện vấn đề đa cộng tuyến giữa các biến độc lập. Kết quả phân tích dữ liệu cho thấy biến qd có quan hệ với tất cả các biến, (giá trị sig nhỏ hơn 0,05). Biến độc lập at có giá trị sig = 0,441 > 0,05 cần loại ra (giá trị sig > 0,05 thì không có tương quan giữa 2 biến). Bảng 3. Kết quả phân tích tương quan giữa các biến qd ht cl pl kh at tc qd Pearson 1 ,483 ,728 ,528 ,189 -,046 ,125* Correlation Sig. (2-tailed) ,000 ,000 ,000 ,001 ,441 ,035 N 286 286 286 286 286 286 286 ht124 Pearson ,483 1 ,483 ,377 -,013 -,067 ,038 Correlation Sig. (2-tailed) ,000 ,000 ,000 ,831 ,257 ,523 N 286 286 286 286 286 286 286 cl Pearson ,728 ,483 1 ,607 ,025 -,125* ,078 Correlation 1025
  14. Sig. (2-tailed) ,000 ,000 ,000 ,669 ,034 ,189 N 286 286 286 286 286 286 286 nl Pearson ,136* ,064 ,085 ,078 ,012 ,559 ,666 Correlation Sig. (2-tailed) ,022 ,284 ,151 ,190 ,837 ,000 ,000 N 286 286 286 286 286 286 286 pl Pearson ,528 ,377 ,607 1 ,031 -,089 ,032 Correlation Sig. (2-tailed) ,000 ,000 ,000 ,601 ,135 ,588 N 286 286 286 286 286 286 286 kh Pearson ,189 -,013 ,025 ,031 1 -,029 -,024 Correlation Sig. (2-tailed) ,001 ,831 ,669 ,601 ,623 ,681 N 286 286 286 286 286 286 286 at Pearson -,046 -,067 -,125* -,089 -,029 1 ,693 Correlation Sig. (2-tailed) ,441 ,257 ,034 ,135 ,623 ,000 N 286 286 286 286 286 286 286 ct Pearson ,128* -,014 ,025 ,021 ,697 -,052 -,007 Correlation Sig. (2-tailed) ,030 ,807 ,668 ,720 ,000 ,378 ,908 N 286 286 286 286 286 286 286 tc Pearson ,125* ,038 ,078 ,032 -,024 ,693 1 Correlation Sig. (2-tailed) ,035 ,523 ,189 ,588 ,681 ,000 N 286 286 286 286 286 286 286 Bảng phân tích tương quan cho thấy các biến độc lập có mối quan hệ với nhau. Biến at không đáp ứng yêu cầu (có Sig = 0,441 > 0,05) bị loại bỏ. Để kiểm tra các biến này có xảy ra đa cộng tuyến không, tác giả sử dụng phân tích hệ số VIF trong phân tích hồi quy. 4. 4. Kết quả phân tích hồi quy Nghiên cứu sử dụng phương pháp nhập (enter) đưa biến vào bảng. Biến độc lập at có sig lớn hơn 0,05 cần được loại bỏ. Kết quả phân tích hồi quy cho các bảng sau. Bảng Model Summary, trong bảng này giá trị R bình phương hiệu chỉnh, phản ánh 5 biến độc lập đưa vào ảnh hưởng 59,0% sự thay đổi của biến phụ thuộc, còn 31,0% là do các biến ngoài mô hình và sai số ngẫu nhiên. Giá trị DW là 1,897 nằm trong khoảng biến thiên từ 1 - 3, giá trị gần bằng 2 chứng tỏ phần sai số không có tương quan chuỗi bậc nhất với nhau. 1026
  15. Model Summaryb Adjusted R Std. Error of the Model R R Square Square Estimate Durbin-Watson 1 ,773a ,597 ,590 ,41099 1,897 a. Predictors: (Constant), ct, kh, ht, pl, cl b. Dependent Variable: qd Phân tích bảng ANOVA nhằm kiểm tra xem mô hình hồi quy tuyến tính này có suy rộng và áp dụng được cho tổng thể hay không. Trong bảng giá trị sig của kiểm định F là nhỏ hơn 0,05, như vậy mô hình hồi quy tuyến tính xây dựng được phù hợp với tổng thể. ANOVAa Model Sum of Squares df Mean Square F Sig. 1 Regression 70,047 5 14,009 82,937 ,000b Residual 47,297 280 ,169 Total 117,344 285 a. Dependent Variable: qd b. Predictors: (Constant), ct, kh, ht, pl, cl Bảng phân tích các hệ số tương quan biến độc lập và biến phụ thuộc. Trong bảng các hệ số tương quan, chỉ giá trị sig nhỏ hơn hoặc bằng 0,05 có nghĩa là biến đó có ý nghĩa trong mô hình, nếu sig lớn hơn 0,05 thì biến độc lập cần loại bỏ. Giá trị VIF 0,5 thì không có hiện tượng đa cộng tuyến. Coefficientsa Standardized Unstandardized Coefficients Coefficients Collinearity Statistics Model B Std. Error Beta t Sig. Tolerance VIF 1 (Cons -,099 ,218 -,456 ,649 tant) ht ,152 ,040 ,165 3,780 ,000 ,755 1,325 cl ,561 ,050 ,571 11,196 ,000 ,553 1,807 pl ,109 ,047 ,111 2,307 ,022 ,622 1,609 kh ,171 ,037 ,175 4,614 ,000 ,997 1,003 tc ,061 ,031 ,075 1,967 ,050 ,993 1,007 a. Dependent Variable: qd Sau khi loại bỏ biến độc lập at vì không có tương quan với qd, cả 5 biến ht, cl, pl, kh, và tc đều đáp ứng các yêu cầu và được giữ lại cho thiết lập phương trình về mối liên quan giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc. 4. 5. Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu Kiểm định giả thuyết H1: Nhân tố Hạ tầng công nghệ thông tin sẵn sàng của tổ chức có mối quan hệ với quyết định ứng dụng ERP. Bảng Coefficientsa giá trị sig của nhân tố ht 0. Nói cách khác, nghiên cứu chấp nhận giả thuyết H1. Kiểm định giả thuyết H2: Nhân tố an toàn thông tin có mối quan hệ thống kê với quyết định ứng dụng ERP. Bảng trên , giá trị sig = 0,441 > 0,05 cho thấy nhân tố at không 1027
  16. có mối quan hệ thống kê với quyết định ứng dụng ERP. Nói cách khác, không chấp nhận giả thuyết H2. Kiểm định giả thuyết H3: Nhân tố chiến lược ứng dụng ERP của doanh nghiệp, giá trị sig 0. Nói cách khác, chấp nhận giả thuyết H3. Kiểm định giả thuyết H4: Tài chính đầu tư cho ERP có mối quan hệ thống kê với quyết định ứng dụng ERP. Bảng trên, giá trị sig =0,05 chứng tỏ hai nhân tố này có quan hệ thống kê với nhau. Giá trị Beta là 0,075 > 0 chứng tỏ là mối quan hệ cùng chiều. Nói cách khác, chấp nhận giả thuyết H6. Kiểm định giả thuyết H5: Chính sách và quy định pháp luật có mối quan hệ thống kê với quyết định ứng dụng ERP. Bảng trên, giá trị sig = 0,022 0 chứng tỏ mối tương quan cùng chiều. Nói cách khác, chấp nhận giả thuyết H4. Kiểm định giả thuyết H6: Nhu cầu của khách hàng có mối liên quan thống kê với quyết định ứng dụng ERP. Bảng trên, giá trị sig 0, chứng tỏ mối quan hệ là cùng chiều. Nói cách khác, chấp nhận giả thuyết H5. 4. 6. Đánh giá mức độ quan trọng các nhân tố ảnh hưởng tới quyết định ứng dụng ERP của tổ chức Kết quả phân tích hồi quy và kiểm định các giả thuyết nghiên cứu Kết quả kiểm định cho thấy có 5 nhân tố ảnh hưởng tới quyết định ứng dụng ERP của tổ chức. Ảnh hưởng lớn nhất là nhân tố chiến lược ứng dụng của tổ chức, nhân tố thấp nhất là áp lực cạnh tranh. Mối quan hệ giữa các nhân tố và quyết định ứng dụng ERP được thể hiện trong sơ đồ sau: Hạ tầng CNTT sẵn sàng 0,165 An toàn thông tin Chiến lược ứng dụng Quyết 0,571 định ứng Tài chính 0,075 dụng ERP 0,111 Pháp luật 0,175 Khách hàng Hình 2. Mô hình về mối quan hệ giữa các nhân tố với quyết định ứng dụng ERP 1028
  17. Phương trình hồi quy các nhân tố được viết như sau: qd = 0,165 * ht + 0,571 * cl + 0,11 * pl + 0,175 * kh + 0,075 *ct 5. Các khuyến nghị Dựa trên kết quả phân tích được, các nhân tố ảnh hưởng tới quyết định ứng dụng ERP của tổ chức gồm: hạ tầng CNTT sẵn sàng của tổ chức, chiến lược ứng dụng ERP của tổ chức, tài chính đầu tư của tổ chức, các quy định pháp luật và nhu cầu khách hang. Từ hệ số quan trọng ảnh hưởng tích cực tới quyết định ứng dụng ERP là khác nhau, người nghiên cứu xin đưa ra các khuyến nghị sau: Việc ứng dụng ERP phụ thuộc vào quyết định mang tính chiến lược của mỗi tổ chức. Do đó, nâng cao nhận thức của cấp lãnh đạo trong tổ chức về những lợi ích ERP mang lại là điều quan trọng hàng đầu. Trong thời gian dài, khi đề cập đến sử dụng ERP các tổ chức lo ngại đầu tư chi phí lớn, đặc biệt những tổ chức nhỏ không có vốn đầu tư. Nhưng ngày nay, khi giải pháp ERP đã trở thành thực sự thiết yếu, và chi phí sử dụng các module không quá cao đã làm thay đổi nhận thức của lãnh đạo cấp chiến lược. Việc ứng dụng ERP của mỗi tổ chức vì lẽ đó phụ thuộc vào nhận thức của lãnh đạo cấp chiến lược của tổ chức. Yếu tố thứ hai là nhu cầu khách hàng. Ngày nay, sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng công nghệ, thương mại điện tử đem lại những tiện ích cho con người, cuộc sống được cải thiện rất nhiều. Khách hàng được tổ chức phục vụ và tổ chức phát triển được nhờ khách hàng. Chưa bao giờ mức độ cạnh tranh khách hàng giữa các tổ chức lại lớn như ngày nay. Có thể vì lí do đó, các tổ chức đã chú ý tới các dịch vụ khách hàng, quản trị mối quan hệ với khách hàng. Các module quản trị quan hệ khách hàng luôn được các tổ chức sử dụng đầu tiên trước khi sử dụng các module khác như quản trị quan hệ đối tác, quản trị kho hàng, quản trị nhân lực Các tổ chức cần đáp ứng nhu cầu khách hàng tốt hơn với sử dụng ERP. Yếu tố quan trọng thứ ba: là hạ tầng CNTT sẵn sàng của tổ chức. Trong những năm qua, các tổ chức đã ngày càng đầu tư cho hạ tầng CNTT, nâng cao tỉ lệ máy tính/nhân viên, kết nối mạng Internet, sử dụng CNTT trong các hoạt động của tổ chức, kiến thức sử dụng CNTT của nhân viên tổ chức. Yếu tố này đã giúp cho nhân viên tổ chức chủ động, không bị bỡ ngỡ trong tiếp nhận và sử dụng các module ERP. Duy trì đầu tư hạ tầng CNTT và nâng cấp hạ tầng CNTT giúp các tổ chức dễ dàng thích nghi với việc đưa ERP vào triển khai trong tổ chức. Yếu tố quan trọng thứ tư và thứ năm là Các quy định pháp luật và tài chính sẵn sàng của tổ chức. Hai yếu tố này ảnh hưởng không lớn đến quyết định ứng dụng ERP của tổ chức, được hiểu là nhà nước không có quy định mang tính kĩ thuật về bắt buộc áp dụng ERP của tổ chức cũng như các khuyến khích ứng dụng ERP của tổ chức chưa đủ tác động mạnh mẽ đến thu hút sử dụng ERP. Các hạn chế về tài chính của tổ chức cũng ảnh hưởng đến quyết định ứng dụng ERP nhưng khá thấp. Điều này cũng cho thấy, đối với tổ chức, nếu cần huy động hoặc vay tiền đầu tư cho sử dụng ERP là không quá khó khăn, tùy thuộc vào nhu cầu thực tế của tổ chức và quyết định chiến lược của tổ chức có ứng dụng ERP hay không. 1029
  18. 6. Các hạn chế và Kết luận Nghiên cứu còn có những hạn chế về quy mô mẫu điều tra, ERP là giải pháp toàn diện cho hoạt động của tổ chức toàn diện, nhưng trong điều tra chỉ giới hạn các tổ chức chỉ sử dụng tối thiểu ít nhất một module ERP là phiếu điều tra đã được sử dụng cho phân tích. Do vậy, khái niệm ERP được hiểu theo nghĩa khá rộng, ERP là một phần mềm, hoặc nhóm phần mềm, không nhất thiết là giải pháp toàn diện. Nghiên cứu đã chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng đến quyết định ứng dụng ERP của tổ chức. Nghiên cứu cũng đưa ra các khuyến nghị đối với tổ chức trong việc triển khai ERP tại Việt Nam. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bang-Ning Hwang, Chi-Yo Huang, Chih-Hsiung Wu (2016), A TOE Approach to Establish a Green Supply Chain Adoption Decision Model in the Semiconductor Industry. Sustainability 2016, 8, 168; doi:10.3390/su8020168 2. Chang, I.-C., Hwang, H.-G., Hung, M.-C., Lin, M.-H., & Yen, D. C. (2007). Factors affecting the adoption of electronic signature: Executives’ perspective of hospital information department. Decision Support Systems, 44(1), 350-359. doi:10.1016/j.dss.2007.04.006. 3. Chui-Yu Chiu, Shi Chen, Chun-Liang Chen (2017), An Integrated Perspective of TOE Framework and Innovation Diffusion in Broadband Mobile Applications Adoption by Enterprises, International Journal of Management, Economics and Social Sciences 2017, Vol.6(1), pp.14 - 39. 4. Dedrick, J., & West, J. (2003). Why firms adopt open source platforms: a grounded theory of innovation and standards adoption. In Proceedings of the workshop on standard making: A critical research frontier for information systems (pp. 236-257). Retrieved from 5. Duan, X., Deng, H., & Corbitt, B. (2012). Evaluating the critical determinants for adopting emarket in Australian small-and-medium sized enterprises. Management Research Review, 35(3/4), 289-308. 6. Hart O. Awa et al (2016), Using T-O-E theoretical framework to study the adoption of ERP solution, Cogent Business & Management (2016), 3: 1196571. 7. H.-F. Lin & Lin, (2008), Determinants of e-business diffusion: A test of the technology diffusion perspective. Technovation, 28(3): 135-145. DOI: 10.1016/j.technovation.2007.10.003. 8. Jang, W.-Y., & Pan, M.-J. (2008). Determinants of the Adoption of Enterprise Resource Planning within the Technology-Organization-Environment Framework: Taiwan’s Communication Industry. The Journal of Computer Information Systems, 48(3), 94. 9. John Njenga Kinuthia (2014), Technological, organizational, and environmental factors affecting the adoption of cloud enterprise resource planning (ERP) systems, Eastern Michigan University. 1030
  19. 10. Trần Tiến Khai (2012), Phương pháp nghiên cứu kinh tế - Kiến thức cơ bản, NXB Lao động Xã hội. 11. Khamis Haji Salum, Mohd Zaidi Abd Rozan (2017), Exploring the Challenge Impacted SMEs to Adopt Cloud ERP, Indian Journal of Science and Technology, Vol 9(45), DOI: 10.17485/ijst/2016/v9i45/100452, December 2016. 12. Low, C., Chen, Y., & Wu, M. (2011a). Understanding the determinants of cloud computing adoption. Industrial Management & Data Systems, 111(7), 1006-1023. 13. Panorama (2019), Panorama’s 2018 ERP Report 14. Patrick Ajibade (2018), Technology Acceptance Model Limitations and Criticisms: Exploring the Practical Applications and Use in Technology-related Studies, Mixedmethod, and Qualitative Researches, Library Philosophy and Practice (e- journal). 1941. 15. Sameh Al-Natour, Izak Benbasat (2009), The Adoption and Use of IT Artifacts: A New Interaction-Centric Model for the Study of UserArtifact Relationships, Journal of the Association for Information Systems Vol. 10 Issue 9 pp. 661-685 September 2009. 16. Tiago Oliveira and Maria F. O. Martins (2009), Determinants of information technology adoption in Portugal, In Proceedings of the International Conference on e- Business, pages 264-270 DOI: 10.5220/0002261502640270. 17. Yoon, T. E., & George, J. F. (2013). Why aren’t organizations adopting virtual worlds? Computers in Human Behavior, 29(3), 772-790. 18. Zhu, K., Kraemer, K. L., & Xu, S. (2006). The process of innovation assimilation by firms in different countries: a technology diffusion perspective on e-business. Management Science, 1557-1576. 19. Zuzana Sasovova, Michael Heng, Michael Newman 2001, Limits to Using ERP Systems, AMCIS proceeding, Association for Information Systems 20. Đinh Văn Sơn, Vũ Mạnh Chiến (2014), Giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa học, NXB Thống Kê, Hà Nội. 21. Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS - Tập 1, NXB Hồng Đức, TP Hồ Chí Minh. 1031