Nghiên cứu nguồn nhân lực trẻ trong bối cảnh công nghiệp hóa số

pdf 5 trang Gia Huy 3030
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu nguồn nhân lực trẻ trong bối cảnh công nghiệp hóa số", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_nguon_nhan_luc_tre_trong_boi_canh_cong_nghiep_hoa.pdf

Nội dung text: Nghiên cứu nguồn nhân lực trẻ trong bối cảnh công nghiệp hóa số

  1. NGHIÊN CỨU NGUỒN NHÂN LỰC TRẺ TRONG BỐI CẢNH CÔNG NGHIỆP HÓA SỐ *Phan Nguyễn Yến Như, Nguyễn Thị Hồng Đan, Nguyễn Thị Hồng Tâm Khoa Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Hà Thị Thùy Trang TÓM TẮT Trong bối cảnh quốc tế hiện thời, khi mà khoa học đã thực sự trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp với sự phát triển mạnh mẽ của nhiều ngành khoa học và công nghệ hiện đại, công nghiệp hóa - hiện đại hóa đang được coi là xu hướng phát triển chung của các nước đang phát triển để đưa đất nước thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu. Đó cũng là chủ trương của Đảng và Nhà nước Việt Nam nhằm hướng tới mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Việt Nam đang đẩy mạnh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa hội nhập vào thị trường quốc tế. Thế mạnh lớn nhất của Việt Nam trong tương quan với các nước khác là, nguồn nhân lực dồi dào, có khả năng tiếp thu nhanh công nghệ. Tuy nhiên, việc thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao, "chảy máu chất xám", thất nghiệp và năng suất lao động thấp đang là vấn đề thách thức của Việt Nam để sẵn sàng cho một giai đoạn mới. Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao chính là động lực quan trọng để các doanh nghiệp Việt nâng cao khả năng cạnh tranh và bứt phá trong bối cảnh mới. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đòi hỏi nhiều nhân tố quan trọng như: vốn, khoa học công nghệ, tài nguyên thiên nhiên, song yếu tố quan trọng và quyết định nhất là con người. Nếu so sánh các nguồn lực khác thì nguồn nhân lực được xem như yếu tố nội sinh, quyết định sự thành bại trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Do vậy, hơn bất cứ nguồn lực nào khác, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao luôn chiếm vị trí trung tâm và đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Bài viết làm rõ vai trò quan trọng của nguồn nhân lực đối với tăng trưởng kinh tế, một số kiến nghị góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong bối cảnh cuộc Cách mạng Công nghiệp hóa số. Từ khóa: công nghiệp hóa số, nguồn nhân lực trẻ, thất nghiệp, chảy máu chất xám. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay, chúng ta đang sống trong bối cảnh công nghiệp hóa số. Phát triển nguồn nhân lực được coi là một trong 3 khâu đột phá của chiến lược chuyển đổi mô hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đồng thời, phát triển nguồn nhân lực trở thành nền tảng phát triển bền vững và tăng lợi thế cạnh tranh quốc gia. Tuy nhiên, Việt Nam còn phải đối mặt với nhiều thách thức như: trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động còn thấp, tình trạng “chảy máu chất xám”, năng suất lao động thấp hơn nhiều nước trong khu vực ASEAN, Và một vấn đề 2218
  2. phải nói đến nữa là nền Công nghiệp 4.0 sẽ tạo ra những thay đổi lớn về cung - cầu lao động. Các nhà kinh tế và khoa học quốc tế cảnh báo, trong cuộc cách mạng này, thị trường lao động sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng giữa cung và cầu lao động cũng như cơ cấu lao động. Trong một số lĩnh vực, với sự xuất hiện của robot, số lượng nhân viên cần thiết sẽ chỉ còn 1/10 so với hiện nay. Như vậy, 9/10 nhân lực còn lại sẽ phải chuyển nghề, hoặc thất nghiệp. Bởi vậy, sự phát triển của cuộc cách mạng này đang đòi hỏi cấp bách những nguồn nhân lực mới, ở tầm vĩ mô cấp quốc gia cũng như trong mỗi tổ chức, doanh nghiệp (DN). Sự thay đổi nhân lực sẽ xảy ra toàn diện trong xã hội, trên nền kinh tế vĩ mô cũng như nơi mỗi tổ chức xã hội, mỗi DN hoạt động, đặc biệt nơi những lĩnh vực có liên quan đến công nghệ thông tin hay chịu ảnh hưởng nhiều từ nền tảng công nghệ mới này. 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Trong bài tiểu luận này, chúng tôi chủ yếu sưu tầm và tổng hợp các bài viết từ sách, báo, giáo trình, văn kiện Đại hội Đảng, các bài viết trên mạng internet, các báo cáo nghiên cứu tại các hội thảo, chuyên đề sau đó dùng phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết, phương pháp giả thuyết kết hợp với phương pháp định tính để làm rõ vấn đề. 3 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 3.1 Công nghiệp hóa số là gì? Kế thừa có chọn lọc những kinh nghiệm trong lịch sử tiến hành công nghiệp hóa và thực tiễn công nghiệp hóa ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, Đảng ta xác định: công nghiệp hóa là quá trình chuyển đổi căn bản toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế - xã hội, từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến hiện đại dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học – công nghệ tạo ra năng suất lao động xã hội cao. Trong thời kỳ đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa được tiến hành trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nhiều thành phần. Do đó, công nghiệp hóa, hiện đại hóa không phải chỉ là việc của Nhà nước mà là sự nghiệp của toàn dân, của mọi thành phần kinh tế, trong đó kinh tế Nhà nước là chủ đạo. 3.2 Những nhận thức chung về nguồn nhân lực Cho đến nay, khái niệm nguồn nhân lực đang được hiểu theo nhiều quan điểm khác nhau. Theo Liên hợp Quốc thì: “Nguồn nhân lực là tất cả những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, năng lực và tính sáng tạo của con người có quan hệ tới sự phát triển của mỗi cá nhân và của đất nước”. Ngân hàng thế giới cho rằng: “Nguồn nhân lực là toàn bộ vốn con người bao gồm thể lực, trí lực, kỹ năng nghề nghiệp, của mỗi cá nhân”. Như vậy, ở đây nguồn lực con người được coi như một nguồn vốn bên cạnh các loại vốn vật chất khác: vốn tiền tệ, công nghệ, tài nguyên thiên nhiên. 2219
  3. Theo tổ chức lao động quốc tế thì: “Nguồn nhân lực của một quốc gia là toàn bộ những người trong độ tuổi có khả năng tham gia lao động”. Như vậy, nguồn nhân lực là khả năng lao động của xã hội, là nguồn lực cho sự phát triển kinh tế xã hội, bao gồm các nhóm dân cư trong độ tuổi lao động, có khả năng tham gia vào lao động, sản xuất xã hội, tức là toàn bộ các cá nhân cụ thể tham gia vào quá trình lao động, là tổng thể các yếu tố về thể lực, trí lực của họ được huy động vào quá trình lao động. Dưới góc độ của kinh tế chính trị có thể hiểu: “Nguồn nhân lực là tổng hoà thể lực và trí lực tồn tại trong toàn bộ lực lượng lao động xã hội của một quốc gia, trong đó kết tinh truyền thống và kinh nghiệm lao động sáng tạo của một dân tộc trong lịch sử được vận dụng để sản xuất ra của cải vật chất và tinh thần phục vụ cho nhu cầu hiện tại và tương lai của đất nước”. Từ những luận điểm trình bày trên, phát triển nguồn nhân lực của một quốc gia chính là sự biến đổi về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực trên các mặt thể lực, trí lực, kỹ năng, kiến thức và tinh thần cùng với quá trình tạo ra những biến đổi tiến bộ về cơ cấu nguồn nhân lực. Nói một cách khái quát nhất, phát triển nguồn nhân lực chính là quá trình tạo lập và sử dụng năng lực toàn diện con người vì sự tiến bộ kinh tế - xã hội và sự hoàn thiện bản thân mỗi con người. 3.3 Nguồn nhân lực có vai trò gì đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa? Thứ nhất, nguồn nhân lực vừa là động lực, vừa là mục tiêu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Thứ hai, nguồn nhân lực là nguồn lực chính trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Thứ ba, nguồn nhân lực là yếu tố quyết định sự thành công của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Thứ tư, nguồn nhân lực, đặc biệt là chất lượng cao là điều kiện để rút ngắn khoảng cách tụt hậu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 3.4 Hiện tượng chảy máu chất xám Khái niệm: Chảy máu chất xám là khái niệm ám chỉ sự di cư của lực lượng lao động được đào tạo, có trình độ chuyên môn cao từ nước nghèo sang các nước giàu. Đào tạo vào năng lực chuyên môn chính là đầu tư vào vốn nhân lực và ở các nước nghèo thường rẻ hơn, vì việc cung cấp chúng là một hoạt động sử dụng nhiều lao động. Những người có năng lực chuyên môn, hoặc được đào tạo thường chuyển sang sống ở các nước phát triển, vì ở đó lợi suất thu được từ vốn nhân lực của họ cao hơn. Sự di cư này thường được luật pháp và các yếu tố thể chế khuyến khích. Hầu hết các nước phát triển đều có cơ chế mở để tiếp nhận những người di cư có trình độ chuyên môn cao. 2220
  4. Nguyên nhân và hậu quả của "chảy máu chất xám": Nguyên nhân chính của hiện tượng "chảy máu chất xám" đến từ những yếu tố nội tại của một quốc gia nghèo đói, lạc hậu, không có công ăn việc làm và cơ hội để người tài được phát huy khả năng của mình, hệ thống chính trị hà khắc, độc tài và vi phạm nhân quyền. Bên cạnh đó còn các yếu tố bên ngoài mang tính chất phụ hơn yếu tố nội tại như: ảnh hưởng của toàn cầu hóa và các chính sách chiêu dụ người tài từ các quốc gia tân tiến. "Chảy máu chất xám" vừa có những hậu quả tốt vừa có những hậu quả xấu của nó: Ảnh hưởng tốt: người dân làm việc và thành công ở hải ngoại thường gửi những số tiền rất lớn về cho thân nhân của mình ở quê nhà, giúp cho quốc gia có một số vốn lớn để đầu tư và chi dùng. Người dân sống ở hải ngoại cũng là những nhịp cầu cho các thương vụ và đầu tư giữa người ngoại quốc và bản xứ, họ cũng là thành phần đầu tư và giúp cho sự học hỏi ở trong nước hay chuyên chở các kiến thức, kiến năng từ hải ngoại. Ảnh hưởng xấu: khi người tài bỏ xứ ra đi, quốc gia thường mất một nguồn vốn nhân lực tốt cho việc phát triển vì theo lý thuyết kinh tế thì yếu tố phát triển này quan trọng nhất so với các yếu tố như tài chính, tài nguyên thiên nhiên hay cấu trúc kinh tế (infrastructure). Tóm lại, hậu quả tiêu cực của "chảy máu chất xám" khiến các quốc gia nghèo và lạc hậu không thể tiến triển nhanh để bắt kịp đà văn minh của nhân loại, vì thế, càng ngày càng tụt hậu và đang là một vấn đề quan tâm của toàn thế giới vì chính những khu vực đói nghèo, lạc hậu này là nguyên nhân của sự bất ổn có thể lan tràn ảnh hưởng lên toàn cầu. 3.5 Thực trạng nguồn nhân lực ở Việt Nam hiện nay Về số lượng: Trong năm 2020, lao động ở Việt Nam tiếp tục tăng trưởng. Trong đó là sự chuyển dịch từ sử dụng nhóm lao động giản đơn sang nhóm có trình độ cao. Đây là sự chuyển dịch tích cực và tất yếu theo xu thế phát triển kinh tế. Theo thống kê của FALMI, trong số 110.172 lượt người có nhu cầu tìm việc trong năm 2020 có đến 94,78% lao động qua đào tạo. Trong đó, đại học trở lên chiếm 66,57%, cao đẳng chiếm 15,82% và trung cấp chỉ chiếm 6,72%. Các tỷ lệ này tập trung chủ yếu ở các ngành: tài chính - ngân hàng, kế kiểm toán, CNTT, QTKD, quản lý điều hành và marketing – quan hệ công chúng. Nhu cầu tìm việc ở lao động chưa qua đào tạo chiếm tỷ lệ rất khiêm tốn. Cụ thể tỷ lệ là 5,22%, sơ cấp nghề - công nhân kỹ thuật với 5,67%. Trình độ giáo dục của nguồn nhân lực Việt Nam: Tuy phát triển nhanh, nhưng chất lượng nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế. Lao động có tay nghề cao vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường và hội nhập. Ở các công ty, nhà xưởng cơ khí, những vị trí đòi hỏi kỹ thuật cao vẫn thường do lao động nước ngoài đảm nhận. Không chỉ vậy, khoảng cách giữa giáo dục nghề nghiệp và nhu cầu của thị trường vẫn còn rất lớn. Hàng năm có hàng hàng ngàn sinh viên tốt nghiệp ra trường. Tuy nhiên, các doanh nghiệp vẫn trong tình trạng khan hiếm lao động ở nhiều vị trí. 2221
  5. Ngân hàng Thế giới đánh giá trình độ ngoại ngữ của nguồn nhân lực Việt Nam chưa cao. Vì thế Việt Nam gặp nhiều khó khăn trong quá trình hội nhập. Đây là một trong những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của nguồn nhân lực Việt Nam: Toàn quốc có 80,8% dân số từ 15 tuổi trở lên không có trình độ chuyên môn kỹ thuật. Một nửa trong số 19,2% người có trình độ chuyên môn kỹ thuật là người có trình độ từ đại học trở lên (chiếm 9,3%). Tỷ lệ dân số có chuyên môn đã tăng lên đáng kể so với năm 2009, tăng 5,9 điểm phần trăm (năm 2009: 13,3%). Tỷ lệ dân số có trình độ đại học trở lên tăng mạnh nhất, gấp hơn 02 lần so với năm 2009 (năm 2009: 4,4%). Điều này cho thấy 10 năm qua, giáo dục đại học và trên đại học của Việt Nam đã có những bước chuyển mình, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của đất nước. Tuy nhiên, Việt Nam cần chú trọng và nỗ lực hơn nữa trong giáo dục, đào tạo nghề để có được nguồn nhân lực có kỹ năng tốt phục vụ công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nguồn nhân lực đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam. [2] Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân. [3] Tạp chí Cộng sản, Phát triển nguồn nhân lực Việt Nam giai đoạn 2015-2020 đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. [4] Một số giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam trong bối cảnh hội nhập, Tạp chí Lao động và Xã hội. 2222