Nghiên cứu tác động của mực nước biển dâng đối với rừng ngập mặn xã Đại Hợp, Kiến Thuỵ, Hải Phòng và các giải pháp thích ứng

pdf 7 trang Hùng Dũng 05/01/2024 290
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu tác động của mực nước biển dâng đối với rừng ngập mặn xã Đại Hợp, Kiến Thuỵ, Hải Phòng và các giải pháp thích ứng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_tac_dong_cua_muc_nuoc_bien_dang_doi_voi_rung_ngap.pdf

Nội dung text: Nghiên cứu tác động của mực nước biển dâng đối với rừng ngập mặn xã Đại Hợp, Kiến Thuỵ, Hải Phòng và các giải pháp thích ứng

  1. NGHIÊN CỨU & TRAO ĐỔI NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA MỰC NƯỚC BIỂN DÂNG ĐỐI VỚI RỪNG NGẬP MẶN XÃ ĐẠI HỢP, KIẾN THUỴ, HẢI PHÒNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP THÍCH ỨNG TS. Lê Xuân Tuấn - Tổng Cục Biển và Hải đảo Việt Nam ThS. Nguyễn Hải Đông - Cục Viễn thám Quốc gia PGS. TS Trần Hồng Thái - Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia ừng ngập mặn (RNM) là hệ sinh thái đặc trưng ở vùng ven biển nhiệt đới, có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với đời sống của người dân trong vùng và có những giá trị to lớn trong việc bảo tồn, Rbảo vệ môi trường và tài nguyên sinh vật. Ngoài ra, RNM còn đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ vùng cửa sông chống lại các tác động của sóng, đặc biệt là sóng bão. Trong những năm gần đây, biến đổi khí hậu (BĐKH) ngày càng ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống người dân, nhất là cộng đồng dân cư ven biển. Sóng, bão, nước dâng do triều cường, thường xuyên đe doạ tài sản, tính mạng của một bộ phận không nhỏ cư dân ven biển. Việc bảo tồn RNM trước đe dọa của BĐKH gây ra có giá trị to lớn về nhiều mặt. Những cánh RNM tạo ra sự vành đai bảo vệ các vùng ven biển chống lại nước biển dâng cao và tấn công của bão. Để đánh giá vai trò của một số kiểu RNM trồng trong việc thích ứng với nước biển dâng (NBD) ở khu vực ven biển xã Đại Hợp, Kiến Thụy, Hải Phòng, chúng tôi đã tiến hành xác định thành phần đa dạng sinh học thảm thực vật RNM, các kiếu cấu trúc, độ che phủ của tán rừng, khả năng phát tác của cây ngập mặn cũng như đánh giá khả năng thích ứng của thảm thực vật RNM dưới tác động của nước biển dâng. 1. Đặt vấn đề [10]. Như một hệ quả tất yếu, xói mòn bờ biển sẽ ảnh hưởng đến thảm thực vật ven biển và có khi RNM là hệ sinh thái có ý nghĩa vô cùng quan còn hủy diệt chúng [2]. trọng đối với đời sống con người và môi trường. RNM cung cấp các nguyên vật liệu cho cuộc sống Ở Việt Nam, những nghiên cứu, đánh giá về vai của người dân. RNM giúp điều hoà nhiệt độ, duy trì trò của RNM trong việc thích ứng với BĐKH và NBD tính ổn định và sự màu mỡ của đất, giảm bớt tình cũng đang được quan tâm chú ý song chưa có trạng nhiễm mặn, cung cấp thức ăn, là nơi trú ngụ những nghiên cứu cụ thể, mà chỉ mới đề cập chủ và sinh sản cho cả động vật dưới nước cũng như yếu về tác dụng của RNM đối với sóng bão, vai trò trên cạn. Ngoài ra, RNM còn điều hoà khí hậu, tham của hệ sinh thái RNM trong việc tích lũy cacbon, gia kiến tạo bảo vệ cảnh quan ven bờ, hạn chế bão giảm hiệu ứng nhà kính, quản lý và bảo tồn gen gió, lũ lụt, hạn hán, bảo vệ đê ven biển, Đặc biệt, thực vật RNM để thích ứng với BĐKH, NBD vào kỳ RNM góp phần làm sạch môi trường do có thể làm triều cường tại các vùng ven biển chứ chưa tập giảm hàm lượng kim loại nặng có trong nước thải trung nghiên cứu cụ thể về tác động của NBD đối nội địa đổ ra vùng cửa sông, ven biển, đồng thời giữ với RNM và chưa đưa ra giải pháp cụ thể. gìn sự cân bằng sinh thái cho những vùng đất bị Đại Hợp là xã ven biển có tuyến đê biển dài 4,2 ngập nước, vùng cửa sông ven biển. km. Đây là một trong những tuyến đê xung yếu Đối với RNM, NBD được coi là thách thức lớn do nhất của Hải Phòng. Vào mùa mưa bão, địa phương BĐKH đem lại [7]. Hầu hết các nghiên cứu đều cho thường phải dồn sức bảo vệ đê, đặc biệt trong các rằng RNM có nguy cơ mất dần khi mực nước biển năm 1954, 1967, 1968 đã xảy ra vỡ đê, gây thiệt hại tăng 1cm/năm [9]. Gần đây, tốc độ xói lở bở biển ở lớn về người và của. Hàng năm, Nhà nước đầu tư Hải Phòng được ghi nhận ở mức 4,4-5,1m/năm và khá nhiều kinh phí để tu bổ, sửa chữa đê điều 19,5-23,7 ha/năm trong tổng diện tích đất bị mất nhưng hiệu quả đạt được còn thấp. Cuối năm 1998, Người đọc phản biện: TS. Trần Quang Tiến TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN Số tháng 07 - 2014 33
  2. NGHIÊN CỨU & TRAO ĐỔI đã thực hiện dự án “Trồng rừng ngập mặn phòng tiêu cơ bản, đê không còn trực tiếp chịu tác động ngừa thảm họa”. Qua 11 năm thực hiện dự án (1999 của sóng biển. Nghiên cứu, đánh giá tác động của - 2010), toàn xã đã trồng được 450 ha RNM dọc theo mực NBD đối với rừng ngập mặn xã Đại Hợp có vai tuyến đê biển xung yếu với 2 loại chủ yếu là trang trò quan trọng trong việc đưa ra các nhận định và bần. Đến nay, rừng đã phát triển mạnh, thực sự khoa học và giải pháp phù hợp trong việc lồng là bức tường xanh vững chắc, góp phần tích cực ghép vấn đề về BĐKH vào các kế hoạch hành động chắn sóng, bảo vệ đê biển. Những chỗ có rừng hướng tới mục tiêu phát triển bền vững ở địa ngập mặn, cường độ sóng biển của những cơn bão phương. cấp 10 giật cấp 11 kết hợp với triều cường đã bị triệt 2. Phương pháp nghiên cứu Phần Biến động Phòng thí RNM qua Khảo Bản đồ vệ mềm nghiệm các năm sát địa tinh khu Map vực nghiên If Thu mẫu, cứuqua Xu hướng phát chụp ảnh Định loại triển của RNM tại khu vực thành Đếm số loài, số nghiên cứu phần loài lượng từng loài Biểu đồ, Kết Đặt ô Vẽ sơ đồ hình Bảng đồ thị Phân tích kết luận ế số quả, xử lý chi u Cấu trúc thí liệu thông tin, dữ hiệ RNM Chiều cao, thô liệu và dự đoán Đề xuất đường kính giải thân và rễ, Nhiệt độ, lượng mưa, độ tán che sự bồi xói, dòng chảy biển, độ mặn và NBD Ngoài thực Hình 1. Sơ đồ tóm tắt phương pháp nghiên cứu * Tiến hành thu mẫu và định loại thành phần loài a. Thành phần loài thực vật bằng phương pháp hình thái so sánh dựa vào mẫu Khu vực ven biển Hải Phòng chịu sự tác động vật (hình 1), nguồn ảnh chụp trên thực địa hành từ của hệ thống 5 cửa sông, hàng năm cung cấp một 12/2011 đến 10/2013 kết hợp với các tài liệu về lượng lớn phù sa, mặt khác hiện tượng xói lở bồi tụ phân loại thực vật [1, 2, 3]. diễn biến phức tạp. Điều đó quyết định đến thành * Nghiên cứu cấu trúc RNM của Braun-Blanquet [6]. phần loài và sự phân bố của thực vật ngập mặn ở khu vực này. Qua điều tra thành phần thực vật ở địa 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận điểm nghiên cứu, các loài được dẫn ra trong bảng 1: Bảng 1. Danh mục các loài thực vật trong RNM điều tra ở khu vực xã Đại Hợp TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN 34 Số tháng 07 - 2014
  3. NGHIÊN CỨU & TRAO ĐỔI Ghi chú : * Loài cây ngập mặn chủ yếu; + Loài cây tham gia RNM, các loài còn lại là những loài nội địa phát tán ra vùng ven biển sống ở nơi đất bị nhiễm mặn (ven đê); 1. Vùng ngập triều đều đặn, tự nhiên; 2. Quần xã thực vật trên bờ đầm, bờ đê, đất bị nhiễm mặn và có bị ảnh hưởng khi triều cường. Do rừng trồng từ năm 1999 nên thành phần loài hợp nhất của hai loài là trang và bần chua, ngoài ra tại khu vực này không phong phú. Trong bảng 1 ta còn có thêm một số ít các loài khác là ô rô biển, thấy, có 4 loài cây ngập mặn chính thức, còn lại là đâng. Tầng này có độ che phủ lớn (96% diện tích/ô các loài tham gia RNM và những loài cây nội địa thí nghiệm), có thể là tầng chủ đạo của rừng hoặc phát tán ra vùng ven biển sống ở bờ đê, bờ đầm, có khả năng thay thế tầng vượt tán. nơi đất bị nhiễm mặn ít. • Tầng cây tái sinh 1 năm: có chiều cao từ 0,5-1 m, Kết quả khảo sát và phân tích cho thấy trong ô là tầng thấp nhất của quần xã với hai loài cây chủ nghiên cứu theo lát cắt dọc (có độ rộng 700 m tính yếu là trang và bần chua, có vai trò quan trọng từ chân đê ra phía biển) có hai loài cây ngập mặn trong tái sinh rừng. chủ yếu là trang và bần chua và 4 kiểu quần xã như Số cây con tái sinh trong RNM với mỗi ô tiêu sau: chuẩn 1mx1m đối với bần chua là 11 cây/m2, đường - Phía ngoài cùng giáp biển: quần xã bần thuần kính từ 0,7-1,5 cm, chiều cao từ 15-100 cm; trong loại. đó chiều cao chủ yếu của cây bần tái sinh từ 15-50 - Nằm giữa quần xã thứ nhất và quần xã thứ ba cm. Số cây con tái sinh ở trang là 15 cây/m2, đường (khoảng 200 m): chủ yếu là cây trang. kính từ 0,3 - 1,2 cm, chiều cao từ 35 -100 cm; trong đó chiều cao chủ yếu của cây trang tái sinh từ 45-70 - Nằm giữa quần xã thứ hai và quần xã thứ cm. Số rễ thở của bần dày khá dày đặc, trung bình tư:chủ yếu là cây bần xen trang. 55 rễ/m2 với đường kính từ 1-1,5 cm, chiều cao dao - Phía trong cùng giáp đê: chủ yếu là trang động từ 12-53 cm. (khoảng 20 m). 2) Mức độ che phủ của tán lá cây RNM 1) Sự phân tầng cây trong rừng RNM bao gồm 4 kiểu quần xã theo chiều từ bờ Khu vực nghiên cứu có ba tầng cây sau: đê ra phía biển. Trong đó quần xã thứ nhất là trang • Tầng vượt tán: cây có chiều cao trên 5 m, chủ tái sinh tự nhiên 3 năm tuổi với tỉ lệ che phủ đạt yếu là bần chua. Chiều cao trung bình là 7,6 m, có 89%. Ở quần xã thứ hai, khoảng cách các cây khá khả năng phân hoá và chi phối ảnh hưởng tới các đều, tỉ lệ che phủ đạt 93%. Khoảng cách giữa các tầng dưới. cây trang ở quần xã thứ ba cũng tương đối đồng • Tầng ưu thế: cây có chiều cao từ 1- 5 m, có sự đều, qua khảo sát và tính toán, tỉ lệ che phủ ở đây TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN Số tháng 07 - 2014 35
  4. NGHIÊN CỨU & TRAO ĐỔI đạt 96%. Trong khi đó, quần xã thứ tư là rừng bần Các nghiên cứu trên thế giới gần đây đã dự báo, trồng phía ngoài cùng sát biển có tỉ lệ che phủ đạt hầu hết các hệ sinh thái ven biển sẽ bị đe dọa bởi 95% với khoảng cách khá đều nhau. Rừng trang xen NBD và bão một cách nhanh chóng [8]. Dưới tác bần trồng đoạn trong cùng sát đê cũng với mật độ động của NBD, diện tích đất RNM có diễn biễn rất với 0,7m x 0,7m, khoảng cách các cây khá đều, rừng phức tạp; phản ứng của RNM với NBD sẽ thay đổi chưa khép tán, tỉ lệ che phủ chỉ đạt 90%. Bốn quần tùy thuộc vào từng khu vực có địa hình khác nhau; xã trên trải dài một chiều rộng 700 m từ bờ đê ra hơn nữa, tình hình thay đổi các yếu tố tự nhiên phía biển tạo nên cấu trúc đặc trưng RNM của xã trong tương lai rất phức tạp, cũng rất khó xác định Đại Hợp. loài chiếm ưu thế ở các vùng khu hỗn hợp. b. Kịch bản BĐKH và ảnh hưởng của NBD đến Năm 2009 và 2012, Bộ Tài nguyên và Môi trường RNM đã đưa ra các kịch bản NBD cho Việt Nam. Khu vực 1) Kịch bản BĐKH nghiên cứu ở Đồng bằng Bắc Bộ có mực NBD so với thời kì 1980-1999 được dẫn ra trong bảng 2. Bảng 2 Mực nước biển dâng (cm) so với thời kỳ 1980-1999 Từ bảng 2, ta có thể tính được tốc độ NBD trung Bắc Bộ qua bảng 3. bình tương đối cho mỗi năm tại khu vực Đồng bằng Bảng 3. Tốc độ nước biển dâng trung bình cho mỗi năm (cm/năm) so với thời kì năm 1980- 1999 Cây ngập mặn (CNM) thích nghi với tình trạng về mặt cơ học kém. Để thích nghi hầu hết hệ thống ngập mặn nhưng chỉ ở một mức độ nào đó trong rễ CNM phát triển theo chiều ngang, hệ thống rễ giới hạn khả năng sinh lý và cũng tùy thuộc từng thường nông, độ sâu không quá 2 m [4]. loài và độ mặn khác nhau. Hầu hết các cây ngập Ảnh hưởng của NBD đến RNM theo những mức mặn đều bị ảnh hưởng khi NBD quá 0,14 cm mỗi độ khác nhau, phụ thuộc vào mực NBD và vị trí của năm [9]). Theo cả ba kịch bản phát thải thấp, trung RNM. Khu vực nghiên cứu có hệ thống rễ thở của bình, cao, tốc độ NBD trung bình cho mỗi năm đều bần với chiều cao chỉ dao động từ 12 - 53 cm nên lớn hơn 0,14 cm, rõ ràng các cây ngập mặn đều bị mực NBD trên 53 cm sẽ bị ảnh hưởng đến các quá ảnh hưởng theo những mức độ khác nhau. trình sinh lí. 2) Ảnh hưởng của NBD đến hệ rễ cây ngập mặn Vị trí của RNM cũng ảnh hưởng đến thời gian Môi trường đất ngập nước yếm khí và thể nền ngập trong nước của chúng do mực nước thủy triều nhão tác động đến CNM, do đó khả năng chống đỡ lên xuống. Tuy nhiên, khu vực nào có tốc độ NBD TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN 36 Số tháng 07 - 2014
  5. NGHIÊN CỨU & TRAO ĐỔI nhỏ hơn so với tốc độ bồi tụ thì NBD hầu như nồng độ muối trong nước 10-25‰. Kích thước cây không gây ảnh hưởng đến rễ CNM. và số loài giảm đi khi độ mặn cao (40-80‰) [5]. 3) Ảnh hưởng của NBD đến thân và lá Những nơi độ mặn quá thấp (<4‰) thì mọc tự nhiên. Ở những khu vực có tốc độ bồi tụ nhỏ hơn tốc độ xói lở và tốc độ NBD thì NBD là một trong những Tại khu vực nghiên cứu, độ mặn dao động trong nhân tố ảnh hưởng đến thân và lá của RNM. Chiều khoảng 5-14‰, phù hợp với cây chịu mặn thấp (7- cao của các tầng cây cho thấy tầng vượt tán và tầng 20‰) như trang và bần chua. ưu thế bị tác động của NBD ở mức độ thấp, tầng cây c. Khả năng thích ứng của RNM tái sinh có chiều cao từ 0,5-1m chịu tác động lớn 1) Biến động RNM tại khu vực nghiên cứu qua hơn. Đặc biệt, khi NBD lên tới 1m thì tầng cây này các giai đoạn chìm ngập một phần hoặc hoàn toàn. Giai đoạn 1989 -1999: Năm 1989, khu vực NBD làm thời gian lá CNM bị ngập trong nước nghiên cứu không có RNM. Đến năm 1999, diện lâu hơn, từ đó ảnh hưởng đến quá trình quang hợp tích RNM tại khu vực nghiên cứu là 315 ha. và năng suất của cây. Giai đoạn này rừng mới trồng nên thể nền chưa Tuy nhiên, ở những khu vực có tốc độ NBD nhỏ ổn định, ngập triều cao và CNM chịu tác động hơn tốc độ bồi tụ thì NBD dâng hầu như không gây mạnh của sóng, gió, bão, cây dễ bị chết, độ che phủ ảnh hưởng đến RNM. thấp, hai loài CNM chính là trang và bần chua. Tuy 4) Ảnh hưởng của NBD đến đến khả năng phát nhiên, CNM có xu hướng sinh trưởng, phát triển tán của RNM mạnh, độ che phủ tăng dần: Một đặc điểm khá thú vị của các loài cây ngập Giai đoạn 1999-2005: Cấu trúc rừng về cơ bản mặn (họ đước) là có hiện tượng sinh con. Hạt của không có sự thay đổi đáng kể: theo cấu trúc nằm loài này nảy mầm ngay ở trên cây mẹ, tạo ra cây con ngang, rừng vẫn gồm ba kiểu quần xã: bần xen nối liền với quả gọi là trụ mầm. Khi trụ mầm già sẽ trang, trang và bần; theo cấu trúc thẳng đứng, RNM rời khỏi cây mẹ, khi rụng xuống nước thì dễ nổi. Khi vẫn gồm hai tầng cây. Thay đổi rõ nét nhất là sự NBD, trụ mầm chín sẽ theo dòng nước phát tán đi tăng lên về độ che phủ (dao động từ 90-93%) và những nơi khác giúp cho diện tích RNM tăng lên. chiều cao của các tầng cây. Tuy nhiên, nếu NBD cao, khi nước triều rút mà Quá trình bồi tụ diễn ra mạnh, tác động của RNM vẫn bị ngập thì trụ mầm cũng không cắm sóng, gió, bão giảm, thể nền dần ổn định. được xuống đất, ảnh hưởng đến số lượng cây RNM. Giai đoạn 2005-2010: Đến năm 2010, quá trình 5) Ảnh hưởng của NBD đến đến khả năng tái bồi tụ diễn ra mạnh mẽ, quá trình xói lở hầu như rất sinh của RNM ít, thể nền được bồi tụ phù sa nhiều. Lượng nước NBD cũng gây ảnh hưởng nhất định đến khả ngọt tăng lên làm xuất hiện thêm một số loài khác năng tái sinh của CNM do khả năng cố định của trụ với 3 tầng cây chính: mầm và khả năng cố định của cây con. + Tầng 1 ( tầng vượt tán): chiều cao trên 5 m, chủ Ảnh hưởng của NBD đến RNM phức tạp và phụ yếu là bần chua. thuộc vào nhiều nhân tố khác nhau, đặc biệt là sự + Tầng 2 ( tầng ưu thế): chiều cao từ 1- 5 m, có sự xói lở và bồi tụ, địa hình của khu vực nghiên cứu, vị hợp nhất của hai loài chủ yếu là trang và bần chua, trí của từng RNM; từ đó có ảnh hưởng tích cực hay thêm một số ít các loài khác là ô rô biển, đâng (đước tiêu cực đến từng RNM. vòi). 6) Ảnh hưởng của NBD đến độ mặn + Tầng 3 ( tầng cây tái sinh): 1 năm tuổi, có chiều Độ mặn là một trong những nhân tố quan trọng cao từ 0,5- 1m, cây chủ yếu là trang và bần chua ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, tỷ lệ sống của các Độ che phủ lớn, dao động từ 89 - 96%, số rế thở loài và phân bố RNM. RNM phát triển tốt ở nơi có của bần chua đạt 105 rễ/m2, rừng có xu hướng sinh TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN Số tháng 07 - 2014 37
  6. NGHIÊN CỨU & TRAO ĐỔI trưởng, phát triển mạnh. CNM sống trong điều kiện môi trường đất ngập Như vậy ngoài sự sinh trưởng của RNM còn có nước yếm khí nên hàm lượng oxy thấp và thể nền sự mở rộng diện tích vào sâu trong nội địa với tốc nhão, lại chịu tác động của sóng, gió nên khả năng độ ≈ 20 m/3 năm. Nguyên nhân chính giúp các trụ chống đỡ về mặt cơ học kém. Để thích nghi với điều mầm của trang theo dòng nước phát tán vào sâu kiện môi trường khắc nghiệt như vậy, CNM đã có trong nội địa là dòng chảy biển, thủy triều, ngoài ra, hình thức thích nghi rất đặc biệt. Bộ rễ khá độc đáo, một yếu tố cũng giữ vai trí quan trọng trong sự phát ngoài những rễ cắm trong đất, chúng còn phát tán này là NBD. triển hệ rễ khí sinh nổi trên mặt đất, vừa có tác dụng Giai đoạn 2010-2020: Dựa trên vào kết quả biến tăng cường sức chống đỡ cho cây, vừa có tác dụng động RNM giai đoạn 1989-2005-2010 và dựa trên hô hấp. Hiện tượng sinh con chỉ gặp ở một vài loài các thông số về nhiệt độ, lượng mưa, độ mặn, sự cây sống trong môi trường đặc biệt của các khu bồi xói và NBD, chúng tôi đưa ra kết quả dự đoán rừng lầy mặn vùng ven biển. Lá CNM thường xanh, về xu hướng phát triển và cấu trúc RNM tại khu vực lá dày, nhẵn bóng, có lớp sáp mỏng ở cả hai mặt có nghiên cứu trong giai đoạn 2010-2020 như sau: tác dụng bảo vệ và chống chịu lực tác động của nước khi thủy triều lên và NBD. Đặc điểm thích nghi Trong 10 năm tiếp theo, đất sẽ được bồi tụ làm của CNM với điều kiện môi trường sống khắc nghiệt thể nền cao thêm 2 m, trầm tích được bồi tụ làm cũng là những đặc điểm thuận lợi để CNM thích tăng thêm lượng nước ngọt và là điều kiện để một số CNM phát triển làm số loài tăng lên. Do đó, tác ứng trong điều kiện NBD. động của NBD lên RNM ở đây hầu như không đáng 4. Kết luận và kiến nghị kể. Vùng đất bồi sẽ là môi trường sống cho CNM, RNM xã Đại Hợp, Kiến Thụy, Hải Phòng có 4 loài RNM sẽ mở rộng diện tích theo hai hướng: cây ngập mặn chính thức, 13 loài tham gia RNM và + Tiến ra phía biển: khu vực giáp biển được bồi những loài cây nội địa phát tán ra vùng ven biển tụ là môi trường thuận lợi cho CNM phát triển. sống ở bờ đê, bờ đầm, nơi đất bị nhiễm mặn ít. Tuy + Phát triển vào trong nội địa: Khu vực nghiên có thành phần loài không phong phú nhưng thảm cứu xây dựng đê kè chắc chắn. Căn cứ vào kết quả thực vật nơi đây phát triển mạnh mẽ với độ che phủ của những nghiên cứu trước đây và dựa trên xu lớn, dao động từ 89%-96%. Cấu trúc của RNM được hướng phát triển của RNM từ năm 1999 - 2010, có thể hiện qua bốn kiểu quần xã nằm dọc từ chân đê thể thấy rằng khoảng cách còn lại giữa RNM và đê ra phía biển với ba tầng cây: tầng vượt tán, tầng ưu biển sẽ là không gian để RNM phát triển do sự phát thế và tầng cây tái sinh. tán của trụ mầm, hạt, quả, hình thành thêm quần Sự xâm nhập mặn vào sâu trong nội địa tạo xã mới. Tuy nhiên, không gian này để CNM phát thêm môi trường sống cho cây ngập mặn và làm triển vào sâu trong nội địa (10 m) là nhỏ so với tốc tăng diện tích RNM nhưng nếu độ mặn tăng quá độ tiến vào trong nội địa của CNM là 20 m/3 năm. cao lại gây ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và khả Do đó, nếu đê kè bị phá, RNM có đủ không gian để năng sống sót của CNM. phát triển vào trong đất liền thì diện tích RNM sẽ Sự bồi xói có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển còn tăng lên. của RNM, bồi tụ vào mùa hè lớn hơn vào mùa đông Tuy nhiên, khu vực giáp ranh giữa xã Bàng La và nên sự phát triển và mở rộng diện tích CNM vào Đại Hợp diễn ra quá trình xói lở nhẹ nên diện tích mùa hè mạnh hơn. Qua thời gian 1 năm, 10 năm, RNM hầu như không mở rộng. 20 năm, RNM ngày càng phát triển, phong phú về Đến giai đoạn 2010-2020, chiều cao, đường kính số loài và diện tích ngày càng được mở rộng do bồi thân cây bần chua và trang sẽ đạt tối đa, phát triển tụ là chủ yếu, ở một số ít khu vực diễn ra xói lở, diện ổn định. tích RNM có thể bị thu hẹp. 2) Khả năng thích ứng của thảm thực vật RNM Dưới tác dụng của dòng chảy biển, trụ mầm, dưới tác động của NBD quả, hạt ở các khu vực lân cận đã theo dòng nước TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN 38 Số tháng 07 - 2014
  7. NGHIÊN CỨU & TRAO ĐỔI phát tán đến khu vực nghiên cứu là một trong không đáng kể đối với sự phát triển của RNM. những yếu tố góp phần mở rộng diện tích RNM, Quá trình tác động của NBD đến RNM diễn biến làm độ che phủ tăng và số loài CNM ngày càng phức tạp và còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố; vì thế phong phú. việc tiếp tục nghiên cứu về tác động của BĐKH, Ảnh hưởng của NBD đến RNM còn phụ thuộc NBD đến RNM là hết sức quan trọng và cần thiết. Từ vào sự tác động của nhiều nhân tố khác, đặc biệt là những phân tích nêu trên, chúng tôi kiến nghị các sự bồi xói và do quy hoạch của con người. Dưới tác cấp có thẩm quyền cần xác định và bảo vệ những động của NBD, CNM bị ảnh hưởng về hệ rễ, thân, lá khu vực RNM quan trọng, đặc biệt là những khu và khả năng tái sinh, tuy nhiên NBD lại là một trong RNM có xu hướng tiến về phía bờ do chúng rất dễ những điều kiện thuận lợi giúp cho CNM phát tán chịu tác động của con người. Trước mắt cần thiết tốt, từ đó giúp RNM mở rộng diện tích ra những lập những vành đai xanh và vùng đệm, giảm nhẹ vùng lân cận. tác động do các hoạt động sử dụng đất liền kề gây Qua phân tích biến động RNM kết hợp đi khảo ra. Việc thiết lập những vành đai xanh và vùng đệm sát thực địa, chúng tôi nhận thấy rằng RNM có xu cho phép RNM có thể dịch chuyển đến khi NBD. hướng mở rộng diện tích RNM ra phía biển, sang Nếu xây dựng đê ngay sau RNM thì không còn đất hai bên và tiến sâu vào trong nội địa nếu còn không để RNM tiếp tục phát triển, do đó, các địa phương gian cho CNM phát triển. trước khi lên kế hoạch xây dựng đê kè cần hết sức thận trọng. Việc nghiên cứu cấu trúc thảm thực vật Những đặc điểm thích nghi của CNM với điều vùng RNM, năng suất sơ cấp, cơ chế thủy văn, tốc kiện môi trường sống khắc nghiệt cũng là những độ quá trình trầm tích, NBD sẽ là cơ sở để khu đặc điểm thuận lợi để CNM có thể thích ứng trong vực chịu ảnh hưởng của NBD lên kế hoạch hành điều kiện NBD. Bởi khả năng thích ứng cao với môi động cụ thể, phù hợp với sự phát triển và điều kiện trường sống như vậy, NBD gây tác động hầu như của khu vực đó. Tài liệu tham khảo 1. Phan Nguyên Hồng (2004), Hệ sinh thái RNM vùng ven biển đồng bằng sông Hồng, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 2. Phan Nguyên Hồng và Lê Xuân Tuấn (2008). Rừng ngập mặn và khả thích ứng với mực nước biển dâng. Báo cáo tại Hội thảo về Biến đổi khí hậu toàn cầu và các giải pháp ứng phó của Việt Nam. Hà Nội và Nam Định, 26-29/02/2008. 3. Phạm Hoàng Hộ, 1991-1999. Cây cỏ Việt Nam. NXB Trẻ. 3 tập. 4. Nguyễn Hoàng Trí (1999), Sinh thái học rừng ngập mặn. NXB Nông nghiệp, Hà Nội, 272 tr. 5. Blasco, F., 1984. Climatic factors and the biology of mangrove plants. In the M.E. Research methods. Ed. by S.C. Snedaker and J.G. Snedaker. UNESCO Paris: 18-35. 6. Braun-Blanquet (1964), . Plant sociology: The study of plant communities. Mc Graw – Hill, New York: 439pp. 7. Field C.D, (1995), Impacts of expected climate change on mangroves. Hydrobiologia 295 (1-3): 75-81. 8. IUCN - The World Conservation Union. (2006), Managing Mangroves for Resilience to Climate Change. IUCN Resilience Science Group Working Paper Series No. 2. 9. Le Xuan Tuan, 2012. Preliminary assessment of sea level rise impacts to coastal ecosystems in Thua Thien- Hue.VNU Journal of Science, Earth Sciences 28:140-151. TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN Số tháng 07 - 2014 39