Nghiên cứu thời gian sản xuất trong chuyền may

pdf 5 trang Gia Huy 22/05/2022 1940
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu thời gian sản xuất trong chuyền may", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_thoi_gian_san_xuat_trong_chuyen_may.pdf

Nội dung text: Nghiên cứu thời gian sản xuất trong chuyền may

  1. NGHIÊN CỨU THỜI GIAN SẢN XUẤT TRONG CHUYỀN MAY Nguyễn Thị Quỳnh Anh, Bùi Thị Kỳ Duyên, Ngô Thành Đạt, Đinh Thị Bảo Ngọc, Nguyễn Dương Phương Ngọc, Bùi Thị Thu Thuỷ, Trương Thị Thuỳ Trang, Trần Thị Bích Tuyền Khoa Kiến trúc - Mỹ thuật, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: TS. Nguyễn Thị Ngọc Quyên, ThS. Thi Minh Tuấn TÓM TẮT Nghiên cứu thời gian là xác định thời gian sản xuất một sản phẩm, một cụm chi tiết hay một nguyên công của công nhân có tay nghề phù hợp với cấp bậc kỹ thuật của công nhân. Người công nhân cần phải thực hiện công việc với nhịp độ bình thường hoặc theo một tiêu chuẩn cho trước. Thời gian này được gọi là thời gian tiêu chuẩn cho sản xuất. Nghiên cứu thời gian còn gọi là đo lường công việc, vì nó được dùng để lập kế hoạch và kiểm soát công việc. Theo tiêu chuẩn nghiên cứu thời gian ở Anh đã định nghĩa “Việc áp dụng các kỹ thuật để thiết lập thời gian cho một công nhân có trình độ thực hiện một công việc quy định theo một hiệu suất quy định chính là nghiên cứu thời gian”. Bài báo sẽ giới thiệu phương pháp nghiên cứu thời gian sản xuất trong chuyền may. Từ khóa: chuyền may, năng suất, hiệu suất, chuyền may, nghiên cứu về năng suất, nghiên cứu về hiệu suất. 1 KHÁI NIỆM Nghiên cứu thời gian sản xuất để xác định được năng lực sản xuất của xí nghiệp và dự kiến các kế hoạch phù hợp để đạt được năng suất mục tiêu, phân chia lao động hợp lý và hiệu quả sản xuất (lên lịch trình hoạch định nhân sự và thiết bị). Xác định bậc thợ của từng công nhân, giá trị thời gian cho từng bước công việc thông qua nghiên cứu thao tác may để ta có thể cải tiến và tiêu chuẩn hóa công việc tốt hơn. Thời gian sản xuất sử dụng như là một tiêu chuẩn so sánh trong việc đánh giá các hoạt động may diển ra trong xí nghiệp. Vạch ra những kế hoạch và dự tính phù hợp trong trường hợp có thay đổi mã hàng và xây thêm phân ưởng mới. Đạt được tiêu chuẩn đánh giá để tiến hành lên kế hoạch nhận đơn hàng và là cơ sở vững chắc cho việc dự toán chi phí và kiểm soát chi phí. Là cơ sở để xác định từng đơn vị chi phí sản xuất/ gia công và tỷ lệ lương cho công nhân, cơ sở để đưa vào áp dụng một hệ thống quản lý sản xuất. 2 NGHIÊN CỨU THỜI GIAN SẢN XUẤT TRONG CHUYỀN MAY 2.1 Mục đích của nghiên cứu thời gian Xác định được thời gian làm nên hiệu quả công việc: - Thời gian trực tiếp: thời gian máy chạy (hay còn gọi là hiệu năng . - Thời gian gián tiếp: thời gian thao tác, điều chỉnh 968
  2. Xác định thời gian lãng phí trong quá trình sản xuất của từng công nhân. Qua đó, xác định được năng lực của công nhân và đánh giá được hiệu quả làm việc họ để có sự điều chỉnh kịp thời. 2.2 Công cụ nghiên cứu Hiện nay, với công nghệ hiện đại thì việc sử dụng các công cụ ghi đo cho việc nghiên cứu thời gian khá phổ biến. Tuy nhiên, với bài viết này tác giả vẫn sử dụng các thiết bị cơ bản nhất, nhưng vẫn mang lại hiệu quả tích cực, kết quả chính xác. 2.2.1 Thiết bị ghi th i gian (stopwatch ho c smartphone) Đây là thiết bị ghi lại thời gian làm việc của công nhân, độ chính xác cao, dễ dàng sử dụng với tính chất gọn nhẹ. Thông thường bằng các thiết bị như: đồng bồ bấm thời gian, điện thoại di động hay các thiết bị điện tử cảm ứng thông minh. Hình 1. Thiết bị ghi thời gian 2.2.2 Thiết bị ghi hình ảnh (Camera) Cũng như thiết bị ghi lại thời gian làm việc của công nhân nhưng có kèm theo hình ảnh, việc này giúp người nghiên cứu dễ dàng quan sát và điều chỉnh các thao tác thừa hay các khoảng thời gian lãng phí của người công nhân, qua đó kết quả nghiên cứu được chuẩn xác hơn. Hình 2. Thiết bị ghi hình ảnh 969
  3. 2.3 Nguyên tắc nghiên cứu Xác định công đ ạn cần nghiên cứu: Để bắt đầu cho việc nghiên cứu thì cần xác định rõ công đoạn nào cần nghiên cứu, để từ đó chúng ta mới tiến hành quan sát và tập trung chính vào công đoạn này. Thông qua và đ ợc sự đồng thu n của r ởng bộ ph n: Dây chuyền sản xuất là một quá trình sản xuất liên tục, nên người quản lý luôn phải kiểm soát và điều tiết hàng hóa sao cho đảm bảm nhịp độ sản xuất tại dây chuyền không bị gián đoạn. Cho nên người nghiên cứu cần phải thông qua và được sự đồng thuận của chuyền trưởng, để có sự chủ động hơn trong việc sản xuất của dây chuyền. Xác định công nhân cần nghiên cứu: Công đoạn cần nghiên cứu có thể sẽ do một hay nhiều công nhân thực hiện, nên cần xác định công nhân nào cần được nghiên cứu và thông báo cho người công nhân đó và giải thích mục đích của việc nghiên cứu từng công nhân hiểu để có sự hợp tác và mang lại hiệu quả cho việc nghiên cứu. Nghiên cứu công nhân may 5 sản phẩm liên tục: Để kết quả được đánh giá chính xác hơn thì trên thao tác của người lao động, chúng ta cần nghiên cứu nhiều sản phẩm, chứ không chỉ đánh giá công đoạn đó qua một sản phẩm, như vậy kết quả sẽ không chuẩn xác và thông thường cần nghiên cứu 5 sản phẩm may liên tục của công nhân may, sau đó kiểm tra và phân tích công đoạn nào chuẩn nhất. Vị trí quan sát thích hợp: Người nghiên cứu đứng sau hoặc đặt camera phía sau công nhân với một góc xéo khoảng 45 độ và cách xa từ 1,5 m đến 2 m và phải đảm bảo tầm nhìn để quan sát công nhân thao tác. 2.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.4.1 Nếu dùng stopwatch ho c smartphone Bắt đầu từ lúc máy chạy sản phẩm thứ nhất  Bấm chạy. Khi có thao tác lãng phí  Bấm dừng. Khi kết thúc thao tác lãng phí  Bấm chạy. May xong bỏ sản phẩm thứ nhất ra ngoài, lấy sản phẩm thứ hai đưa vào máy, máy bắt đầu chạy  Bấm liên tục hai nhịp để ghi nhận thời điểm dừng của sản phẩm thứ nhất và thời điểm bắt đầu của sản phẩm thứ hai. Tiếp tục cho đến khi đưa sản phẩm thứ sáu, máy bắt đầu chạy  Bấm dừng. 2.4.2 Nếu dùng Camera Bắt đầu từ lúc máy chạy sản phẩm thứ nhất  Bấm chạy. Tiếp tục cho đến khi đưa sản phẩm thứ sáu, máy bắt đầu chạy  Bấm dừng. Tải file video về máy vi tính, dùng phần mở file để quan sát. 970
  4. Hình 3. Dùng smartphone ghi lại công đoạn cần nghiên cứu 2.4.3 Ghi nhận lại kết quả nghiên cứu Bảng 1. Bảng nghiên cứu thời gian Thời gian khi chưa cắ bỏ thao tác lãng Thời gian khi đã cắ bỏ thao tác lãng phí phí (giây) (giây) Tên Công Thiế Stt công Cộng Cộng đoạn bị nhân 15% 15% Sp1 Sp2 Sp3 Sp4 Sp5 TB Sp1 Sp2 Sp3 Sp4 Sp5 TB hao hao phí phí 1 A May lai 1K 15 18 16 14 14 15,4 17,7 14 16 15 12 11 13,6 15,6 2 B May lót 1K 21 20 20 19 18 19,6 22,5 18 19 19 17 16 17,8 20,5 tay 3 C May 1K 35 36 34 32 32 33,8 38,8 32 33 30 30 29 30,8 35,4 chính 4 D Vso TT VS 13 15 14 14 14 14 16,1 11 12 9 10 10 10,4 12,0 5 E Tra túi 2K 22 23 25 21 21 22,4 25,8 19 20 21 19 19 19,6 22,5 6 F May 2K 36 38 34 34 32 34,8 40,0 32 33 29 29 27 30 34,5 sườn Bằng phương pháp nghiên cứu trên, kết quả ghi nhận được thể hiện rất rõ ràng và cụ thể. Trên Bảng 1 thì đang nghiên cứu trên 6 công đoạn chính của 6 công nhân thực hiện ngồi máy. Mỗi công đoạn thực hiện trên 5 sản phẩm liên tiếp nhau. Ghi nh n thời gian khi a cắt bỏ thao tác lãng phí: Người nghiên cứu lên kế hoạch ghi nhận lại thời gian thực hiện thao tác của từng công đoạn, từng công nhân thực hiện. Ví dụ: với công nhân A đang may công đoạn May lai trên thiết bị là máy 1 kim, mỗi sản phẩm có thời gian thực hiện khác nhau và trên 5 sản phẩm liên tiếp được ghi nhận lại cụ thể. Chúng ta có thời gian trung bình của công đoạn này là 15,4 giây và thời gian hao phí được công thêm 15% thì có kết quả là 17,7 giây. Tương tự, thực hiện tiếp trên các công đoạn khác và có kết quả như trong Bảng 1. 971
  5. Ghi nhận thời gian khi đã cắt bỏ thao tác lãng phí: Sau khi kết quả ghi nhận được tất cả các công đoạn cần nghiên cứu và được ghi nhận lại trong các thiết bị đã ghi, người nghiên cứu sẽ mở ra và lần lượt xem để cắt bỏ các thao tác lãng phí của người lao động trong quá trình thực hiện. Cũng từ ví dụ trên, với người công nhân A may công đoạn may lai thì kết quả sau khi cắt bỏ thao tác lãng phí là 13,6 giây và sau khi cộng 15% hao phí thì kết quả ghi nhận là 15,6 giây. Như vậy, với kết quả 15,6 giây thì so với kết quả khi chưa cắt bỏ thời gian lãng phí là 17,7 giây thì chúng ta đã đánh giá được thời gian thực hiện của người công nhân cho công đoạn đó chuẩn xác hơn rất nhiều. Phương pháp nghiên cứu thời gian này thật sự mang lại độ chính xác rất cao, kết quả công bằng và làm cơ sở để nhà máy điều chỉnh và đào tạo cho các công nhân khác thực hiện theo, và cũng là cơ sở đế tính lương sản phẩm cho công nhân. 3 KẾT LUẬN Như vậy có thể nói là để công tác cải tiến sản xuất trong dây chuyền may ngày càng tiên tiến thì bộ phận nghiên cứu thời gian sản xuất (bộ phận IE) của đơn vị phải luôn luôn tích cực tìm hiểu và nghiên cứu thao tác công đoạn của người công nhân, để ghi nhận lại kết quả và phân tích loại bỏ các thao tác thừa, gây lãng phí, từ đó kết quả ghi nhận được là chuẩn xác và trung thực. Trong doanh nghiệp may, các công ty có định hướng phát triển bền vững thì bộ phận công nghệ sản xuất luôn được xem trọng và có sự đầu tư ngày càng mạnh mẻ, để làm cơ sở cho hệ thống sản xuất vận hành theo bộ tiêu chuẩn chung, đó là chuẩn hóa các công đoạn may, chuẩn hóa quy trình công nghệ đơn hàng giúp cho các dây chuyền luôn luôn được cải tiến liên tục, nâng cao hiệu suất sản xuất và góp phần vào thành công chung của doanh nghiệp. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nguyễn Thị Ngọc Quyên (2015), Quản lý chất lượng ngành may, Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh (HUTECH). [2] Thi Minh Tuấn (2021), Bài giảng môn Cải tiến sản xuất ngành may, Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh (HUTECH). 972