Nghiệp vụ tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn thương tín SacomBank

pdf 5 trang Gia Huy 24/05/2022 2050
Bạn đang xem tài liệu "Nghiệp vụ tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn thương tín SacomBank", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfnghiep_vu_tin_dung_khach_hang_ca_nhan_tai_ngan_hang_thuong_m.pdf

Nội dung text: Nghiệp vụ tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn thương tín SacomBank

  1. NGHIỆP VỤ TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÕN THƢƠNG T N SACOMBANK Nguyễn Ngọc Luyến Lớp: 16DTCB2, Khoa Kế toán Tài chính Ngân hàng, Trường Đại học Công nghệ Tp.Hồ Chí Minh, HUTECH TÓM TẮT Bài viết này phân tích quy trình tín dụng khách hàng cá nhân tại NHTMCP Sacombank. Từ những thông tin tìm được giúp chúng ta thấy được bộ hồ sơ tín dụng tại Sacombank đều đảm bảo tính đầy đủ về pháp lý để hạn chế rủi ro cho khoản vay. Đầy đủ gồm hồ sơ pháp lý của khách hàng; hồ sơ khoản vay; các tờ trình về các tài liệu liên quan đến quyết định cấp tín dụng, hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay, các biên bản kiểm tra sử dụng vốn, các giấy tờ khác có liên quan. Từ khóa: Tín dụng, cho vay, Khách hàng cá nhân,Quy tình tín dụng. 1. TỔNG QUAN VỀ TÍN DỤNG 1.1 Khái niệm tín dụng và vai trò của tín dụng 1.1.1 Khái niệm Tín dụng (hay cho vay) là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay sẽ giao hoặc cam kết giao cho bên vay (khách hàng) một khoản tiền xác định trong một khoảng thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc hoàn trả nợ gốc và lãi. 1.1.2 Vai trò của tín dụng Trong điều kiện nền kinh tế nước ta hiện nay, tín dụng có các vai trò sau: Thứ nhất: Đáp ứng nhu cầu vốn để duy trì quá trình sản xuất được liên tục đồng thời góp phần đầu tư phát triển kinh tế. Việc phân phối vốn tín dụng đã góp phần điều hoà vốn trong toàn bộ nền kinh tế, tạo điều kiện cho quá trình sản xuất được liên tục. Tín dụng còn là cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư. Nó là động lực kích thích tiết kiệm đồng thời là phương tiện đáp ứng nhu cầu về vốn cho đầu tư phát triển. Trong nền kinh tế sản xuất hàng hoá, tín dụng là một trong những nguồn vốn hình thành vốn lưu động và vốn cố định của doanh nghiệp, vì vậy tín dụng đã góp phần động viên vật tư hàng hoá đi vào sản xuất, thúc đẩy tiến bộ khoa học kỹ thuật đẩy nhanh quá trình tái sản xuất xã hội. Thứ hai: Thúc đẩy quá trình tập trung vốn và tập trung sản xuất. Hoạt động của ngân hàng là tập trung vốn tiền tệ tạm thời chưa sử dụng, trên cơ sở đó cho vay các đơn vị kinh tế. Mặt khác quá trình đầu tư tín dụng được thực hiện một cách tập trung, chủ yếu là cho các xí nghiệp lớn, những xí nghiệp kinh doanh hiệu quả. Thứ ba: Tín dụng là công cụ tài trợ cho các ngành kinh tế kém phát triển và ngành kinh tế mũi nhọn. Trong thời gian tập trung phát triển nông nghiệp và ưu tiên cho xuất khẩu Nhà nước đã tập trung tín dụng để tài trợ phát triển các ngành đó, từ đó tạo điều kiện phát triển các ngành khác. Thứ tư: Góp phần tác động đến việc tăng cường chế độ hạch toán kinh tế của các doanh nghiệp. 446
  2. Đặc trưng cơ bản của vốn tín dụng là sự vận động trên cơ sở hoàn trả và có lợi tức, nhờ vậy mà hoạt động của tín dụng đã kích thích sử dụng vốn có hiệu quả. Bằng cách tác động như vậy, đòi hỏi các doanh nghiệp khi sử dụng vốn tín dụng phải quan tâm đến việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, giảm chi phí sản xuất, tăng vòng quay của vốn, tạo điều kiện nâng cao doanh lợi của doanh nghiệp. Thứ năm: Tạo điều kiện để phát triển các quan hệ kinh tế với nước ngoài. Trong điều kiện kinh tế “mở”, tín dụng đã trở thành một trong những phương tiện nối liền các nền kinh tế các nước với nhau. 1.2 Khách hàng cá nhân Bao gồm cá nhân, hộ gia đình, chủ trang trại, tổ hợp tác, được các NHTM áp dụng phương thức cho vay theo quy trình thủ tục của cho vay khách hàng cá nhân. Nhóm đối tượng này có số lượng rất lớn và có nhu cầu vay các khoản nhỏ lẻ, tuy nhiên đây là nhóm khách hàng khá nhạy cảm nên các NHTM cần có phương thức tiếp cận cũng như quản lý hợp lý mới có thể khai thác tốt mảng khách hàng này. 1.2.1 Tín dụng khách hàng cá nhân Tín dụng khách hàng cá nhân là quan hệ cho vay mà Ngân hàng thương mại chuyển giao về vốn trong một thời gian nhất định từ Ngân hàng thương mại tới các cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác nhằm phục vụ mục đích tiêu dùng, đầu tư hay sản xuất kinh doanh. 2. QUY TRÌNH TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NHTMCP SACOMBANK 2.1 Sơ đồ quy trình tín dụng khách hàng cá nhân tại Sacombank Cũng như các loại hình cho vay khác, cho vay tín dụng ngân hàng tuân theo một quy trình nhất định từ khâu thẩm định khách hàng, xét duyệt cho vay, ký kết hợp đồng cho đến giải ngân và thu nợ. BÊN A: Ngân hàng TMCP Sacombank CN Bến Thành PGD THanh Đa. Địa chỉ: 552A-552B XVNT, Phường 14, Quận Bình Thạnh, TpHCM. 447
  3. BÊN B: Ông Nguyễn Văn A CMND: 1313131313 Bà Nguyễn Thị B CMND: 1212121212 Địa chỉ: đường A, Phường B, Quận C, TPHCM Điện thoại: 1234567890 Các bƣớc thực hiện quy trình tín dụng tại NHTPCP Sacombank Bƣớc 1: Tìm kiếm, thu thập, tiếp nhận hồ sơ, đề xuất. Tìm kiếm khách hàng thông qua các nghiệp vụ bán hàng, tiếp thị, kết nối giữa ngân hàng với những cá thể hay pháp nhân có nhu cầu. Qua đó đề xuất với ban lãnh đạo. CVKH tiếp thị các sản phẩm cho vay từ nhiều kênh tìm kiếm khách hàng, tiếp xúc với khách hàng, tìm hiểu sơ bộ nhu cầu của khách hàng. Bƣớc 2: Thẩm định, xác minh. Xác minh thực tế thông tin, nhu cầu của khách hàng, đánh giá sơ bộ tiềm lực tài chính, khả năng trả nợ. Xác minh tình trạng tài sản đảm bảo cho khoản vay. Thu thập chứng từ cần thiết để chuẩn bị hồ sơ. CVKH cùng với ban lãnh đạo trực tiếp đến gặp khách hàng để thu thập thông tin, đánh giá sơ bộ thông tin, mục đích vay, khả năng trả nợ, xác xác thực tài sản đảm bảo của khách hàng. Bƣớc 3: Phê duyệt, phân định hạn mức Là bước quan trọng nhất trong quy trình, ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi hay rủi ro của ngân hàng. Sau khi đã nắm được thông tin khách hàng, CVKH lập tờ trình thể hiện phương án cho vay. Sau đó trình lên ban lãnh dạo phê duyệt. Bƣớc 4: Triển khai phán quyết. Sau khi đã được phê duyệt, tiến hành các thủ tục pháp lý, hoàn tất hồ sơ. Giải ngân. CVKH hoàn tất các hồ sơ, bao gồm ký kết hợp đồng, đưa khách hàng đi công chứng thế chấp, đăng ký giao dịch đảm bảo và các thủ tục khác. Sau khi hoàn tất các thủ tục, tiến hành giải ngân cho khách hàng, khách hàng nhận tiền. Bƣớc 5: Quản lí, thu hồi nợ. Theo dõi tình hình sử dụng vốn, thu hồi nợ theo hợp đồng, xử lí các phát sinh. CVKH thường xuyên theo dõi khách hàng thông qua điện thoại hoặc gặp trực tiếp khách hàng nhằm kiểm tra tiến độ thực hiện phương án vay vốn, kiểm tra tình hình tài chính, khả năng trả nợ của khách hàng. Xữ lí các phát sinh như khách hàng trễ hạn trả nợ định kỳ, v.v Bƣớc 6: Tất toán Khách hàng hoàn tất nghĩa vụ trả nợ, ngân hàng thu hồi gốc, lãi Bƣớc 7: Lưu trữ hồ sơ Cụ thể bộ hồ sơ tín dụng bao gồm a. Hồ sơ pháp lý: Thể hiện thông tin cá nhân, nhân thân của KH – Giấy CMND – Sổ hộ khẩu – Giấy đăng ký kết hôn b. Hồ sơ tài sản đảm bảo: Thể hiện tài sản KH dùng để thế chấp cho NH. – Giấy tờ xác nhận sở hữu đối với tài sản: 448
  4. + Giấy tờ nhà/đất (TSĐB là nhà đất): Giấy chưng nhận Quyền sử dụng đất ở, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền trên đất; giấy chứng nhận số nhà; hợp đồng chuyển nhượng; Xác nhận lệ phí trước bạ, các giấy tờ khác có liên quan + Giấy tờ xe (TSĐB là phương tiện vận chuyển) – Báo cáo thẩm định giá TSĐB: Thể hiện cụ thể đặc điểm và giá trị TSĐB được định giá của KH – Biên bản định giá. Xác định giá trị TSĐB mà NH định giá với KH – Hợp đồng Thế chấp + các phụ lục đi kèm. Được ký kết giữa NH với KH để xác định KH thế chấp TS của mình cho NH. Hợp đồng này phải được công chứng. – Đơn đăng ký Giao dịch đảm bảo. Được lập để nộp lên cơ quan hành pháp (Văn phòng đăng ký đất đai quận) – Biên bản giao nhận TSĐB. Xác nhận toàn bộ giấy tờ liên quan của TSĐB KH thế chấp được NH giữ. – Các giấy tờ liên quan khác – Hình ảnh thực tế của TSĐB của KH c. Hồ sơ tài chính: Các chứng từ chứng minh nguồn thu nhập, khả năng tài chính, khả năng trả nợ của KH – Hợp đồng lao động – Giấy xác nhận lương – Các giấy tờ khác chứng minh nguồn thu nhập của KH (giấy phép đăng ký kinh doanh, hóa đơn đầu ra đầu vào ) d. Hồ sơ tín dụng – Giấy đề nghị cấp tín dụng. Thể hiện nhu cầu vay vốn của KH. – Biên bản phán quyết cấp tín dụng. Phê duyệt của ngân hàng về việc cấp tín dụng cho KH – Tờ trình cấp tín dụng. Thể hiện hầu hết nội dung của bộ HS. CVKH lập ra để trình ban lãnh đạo phê duyệt. – Biên bản hội đồng tín dụng. Tuỳ trường hợp (thường là theo hạn mức của hồ sơ vay) mà cần phải lập hội đồng tín dụng từ hội đồng TD tại phòng giao dịch, đến hội đồng tín dụng chi nhánh, hay cao hơn là hội đồng tín dụng khu vực. – Hợp đồng tín dụng + các phụ lục đính kèm. Thể hiện chi tiết các nội dung,điều kiện, điều khoản cấp tín dụng của khoản vay (số tiền vay, lãi suất, thời hạn vay, ) – Các chứng từ chứng minh mục đích sử dụng vốn e. Hồ sơ giải ngân – Giấy nhận nợ – Báo cáo kiểm tra sau cho vay Nhận xét quy trình Quy trình tín dụng theo chính sách Sacombank ban hành cụ thể, chi tiết hơn. Quy trình tín dụng căn bản gồm các bước: – Lập hồ sơ đề nghị cấp tín dụng – Thẩm định (phân tích tín dụng) – Quyết định tín dụng 449
  5. – Giải ngân – Giám sát, thu nợ và thanh lí tín dụng. Tuy nhiên, vẫn đảm bảm tính cụ thể, chi tiết các giai đoạn của nghiệp vụ cấp tín dụng. Bao gồm: Giai đoạn trước khi cấp tín dụng: Ở quy trình căn bản là các bước Lập hồ sơ đề nghị cấp tín dụng, Thẩm định (phân tích tín dụng). Còn ở quy trình thuộc chính sách của Sacombank là Tìm kiếm, thu thập, tiếp nhận hồ sơ, đề xuất; Phê duyệt, phân định hạn mức. Giai đoạn trong khi cấp tín dụng. Ở quy trình căn bản là các bước: Quyết định tín dụng và Giải ngân. Còn ở quy trình thuộc chính sách của Sacombank là: Phê duyệt, phân định hạn mức và Triễn khai phán quyết Giai đoạn sau khi cấp tín dụng. Ở quy trình căn bản là bước Giám sát, thu nợ và thanh lí tín dụng. Còn ở quy trình thuộc chính sách của Sacombank là: Quản lí, thu hồi nợ; Tất toán và Lưu trữ hồ sơ. Toàn bộ quy trình tín dụng đều liên quan mật thiết với nhau. Nếu có bất kỳ sai sót nào xảy ra trong quy trình đều gây ảnh hưởng và rủi ro lớn cho ngân hàng. Vì vậy các bước trong quy trình và các chứng từ, hồ sơ đều được Sacombank giám sát chặt chẽ. Từ công việc thu thập chứng từ của CVKH, quá trình rà soát của CV QLTD kiểm soát rủi ro cho đến phê duyệt của ban lãnh đạo. 3. KẾT LUẬN Tất cả các bộ hồ sơ tín dụng đều được phân nhóm rõ ràng để thuận tiện cho việc quản lý. Tất cả hồ sơ của bộ hồ sơ tín dụng đều được kiểm tra, xem xét tính xác thực và quản lí chặt chẽ đễ hạn chế tối đa rủi ro. Tuy nhiên, để đối đầu với những khó khăn, sự cạnh tranh và thách thức trong hệ thống ngân hàng Việt Nam ngày nay, đòi hỏi Ngân hàng Sacombank nói chung, Sacombank Thanh Đa nói riêng phải có những biện pháp đẩy mạnh chất lượng dịch vụ, nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên, phải có những chiến lược thông minh và sáng suốt, tầm nhìn rộng hơn để có thể phát triển vững mạnh hơn vào tương lai sau này./. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Giáo trình Nghiệp vụ ngân hàng 1 và 2 Trường Đại học Công nghệ Tp.Hồ Chí Minh [2] Chính sách tín dụng của NHTMCP Sacombank 450