Nhận diện thách thức đối với nền kinh tế Việt Nam nếu tấn công tiền tệ xảy ra

pdf 15 trang Gia Huy 18/05/2022 2690
Bạn đang xem tài liệu "Nhận diện thách thức đối với nền kinh tế Việt Nam nếu tấn công tiền tệ xảy ra", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfnhan_dien_thach_thuc_doi_voi_nen_kinh_te_viet_nam_neu_tan_co.pdf

Nội dung text: Nhận diện thách thức đối với nền kinh tế Việt Nam nếu tấn công tiền tệ xảy ra

  1. NHẬN DIỆN THÁCH THỨC ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ VIỆT NAM NẾU TẤN CÔNG TIỀN TỆ XẢY RA IDENTIFY CHALLENGES TO VIETNAM'S ECONOMY IF MONETARY ATTACKS OCCUR TS. Nguyễn Thị Minh Thảo Trường Đại học Thương mại Tóm tắt Tấn công tiền tệ luôn được các quốc gia quan tâm nhất là trong bối cảnh nền kinh tế thế giới ngày càng có nhiều biến động. Các nghiên cứu liên quan tới các cuộc chiến tranh tiền tệ đã được thực hiện khi khủng hoảng tài chính tiền tệ xảy ra (sau 1930) và ngày càng được phát triển khi các khủng hoảng này diễn ra với quy mô và phạm vi ảnh hưởng ngày càng lớn. Việt Nam với lộ trình tham gia vào phát triển thị trường tài chính theo xu hướng ngày một trở nên rõ nét. Trước mắt, sự phát triển này đang ở giai đoạn đầu và chưa là đích ngắm cúa các quỹ đầu cơ và nhà đầu tư nước ngoài. Song việc nhận biết các dấu hiệu thị tường là cần thiết để tránh cho Việt Nam rơi vào rủi ro nếu tấn công tiền tệ xảy ra. Từ khóa: tấn công tiền tệ, tài chính, tiền tệ, thị trường tài chính phái sinh, phân tích PESTEL Abstract Monetary attack has always been of national interest, especially in the context of the world economy is increasingly volatile. Studies related to monetary wars were conducted when the financial crisis occurred (after 1930) and increasingly developed when these crises occurred with their scale and scope of influence. Vietnam with a roadmap to participate in developing the financial market has become increasingly clear. In the immediate future, this development is at an early stage and has not been the target of foreign hedge funds and investors. However, identifying market signs is necessary to prevent Vietnam from being at risk if a monetary attack occurs. Keywords: monetary attack, finance, monetary, derivative financial market, PESTEL analysis 1. Giới thiệu Tấn công tiền tệ luôn được các quốc gia quan tâm nhất là trong bối cảnh nền kinh tế thế giới ngày càng có nhiều biến động. Các nghiên cứu liên quan tới các cuộc chiến tranh tiền tệ đã được thực hiện khi khủng hoảng tài chính tiền tệ xảy ra (sau 1930) và ngày càng được phát triển khi các khủng hoảng này diễn ra với quy mô và phạm vi ảnh hưởng ngày càng lớn. Việt Nam với lộ trình tham gia vào phát triển thị trường tài chính theo xu hướng ngày một trở nên rõ nét. Trước mắt, sự phát triển này đang ở giai đoạn đầu và chưa là đích ngắm của các quỹ đầu cơ và nhà đầu tư nước ngoài. Song việc nhận biết các dấu hiệu thị tường là cần thiết để tránh cho Việt Nam rơi vào rủi ro nếu tấn công tiền tệ xảy ra. 317
  2. 2. Tổng quan nghiên cứu Tấn công tiền tệ luôn được các quốc gia quan tâm nhất là trong bối cảnh nền kinh tế thế giới ngày càng có nhiều biến động. Các nghiên cứu liên quan tới các cuộc chiến tranh tiền tệ đã được thực hiện khi khủng hoảng tài chính tiền tệ xảy ra (sau 1930) và ngày càng được phát triển khi các khủng hoảng này diễn ra với quy mô và phạm vi ảnh hưởng ngày càng lớn. Theo đó phải kể đến nghiên cứu của SongHongbing (2007) [5] đã đề cập tới cuộc chiến giữa giới tài phiệt quốc tế với các định chế tài chính của nhiều quốc gia. Từ đó Hong chỉ ra bản chất của tiền tệ, chỉ ra một cách chi tiết các nguyên nhân, tính chất, diễn biến của cuộc chiến tranh tiền tệ và những hiểm họa khi cuộc chiến tiền tệ nếu diễn ra. Với sự phân tích mạch lạc, logic tác giả đã đơn giản hóa được những diễn biến phức tạp của cuộc chiến tranh tiền tệ với lượng thông tin khá lớn. Điều này cho thấy, tác giả đã có những hiểu biết sâu sắc về nhiều lĩnh vực trong ngành tài chính, các kiến thức đầy đủ về vốn, ngoại hối, ngân hàng và các tổ chức tài chính, chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ, các kiến thức về lịch sử - chính trị - xã hội. Trong nghiên cứu này, Hong đã cung cấp sơ lược nhưng toàn diện về hai cuộc chiến tranh tiền tệ trong giai đoạn 1921 - 1936 và 1967 - 1987. Cùng với lý thuyết về tài chính tiền tệ, tác giả đã liên hệ với tình hình xung đột của các đồng tiền mạnh trên thế giới. Theo tác giả, một cuộc chiến tranh tiền tệ đang được khơi ra từ 2010 và chưa có thời điểm kết thúc trong tương lai. Tác giả cho rằng nếu như các nước phát triển không chịu “học” từ các sai lầm từ những người đi trước trong quá khứ thì sẽ có những kịch bản rất xấu có thể xảy ra với nền kinh tế thế giới. Tiếp đến là nghiên cứu của James Rickards (2012) [4] về các cuộc chiến tranh tiền tệ trong lịch sử phát triển đương đại. Tác giả đưa ra những nhận diện về chiến tranh tiền tệ và cung cấp các tư liệu cơ bản về cuộc Chiến tranh tiền tệ I (1921 - 1936), Chiến tranh tiền tệ II (1965 - 1987) và Chiến tranh tiền tệ III (được khởi động từ 2010 và chưa kết thúc). Tác giả tập trung vào những sự kiện và phân tích tình hình tài chính hiện đại của giới tài chính. Tác giả cũng tập trung nghiên cứu các giải pháp của G20 với nhận diện là không chỉ Trung Quốc muốn làm suy yếu nội tệ mà Hoa Kỳ, các nước châu Âu, Nhật Bản đều muốn làm điều này với nội tệ của mình. Tác giả đã tiên lượng về một kế hoạch cho một cuộc khủng hoảng toàn cầu trong giai đoạn tiếp theo với các tranh chấp kinh tế có thể diễn ra giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ. Ông cũng đặt ra vấn đề thiết lập bản vị vàng (kiểu mới) nhằm tạo cơ chế để ngăn khủng hoảng. Tác giả cũng dự báo kịch bản tồi tệ nhất là sự hỗn loạn kinh tế toàn cầu và lối thoát chỉ được thiết lập khi USD được tương quan đảm bảo bằng vàng (tiền thật). 3. Các trường hợp nghiên cứu quá khứ a. Cuộc tấn công tiền tệ vào nền kinh tế Nhật Bản năm 1985 Sau chiến tranh thế giới lần thứ 2, nền kinh tế các nước Đông Á không ngừng lớn mạnh, nhất là Nhật Bản. Sự phát triển vượt bậc trong kỹ thuật chế tạo mạnh điện, chip máy tính, sử dụng robot công nghiệp phục vụ trong sản xuất và giá nhân công rẻ đã khiến cho Nhật Bản nâng cao vị thế cạnh tranh so với Mỹ, Anh, Đức về hàng hóa công nghiệp như ô tô và các sản phẩm điện tử. Sản phẩm của Nhật tỏ ra ưu thế hơn về sự tiện dụng (nhỏ gọn, chất lượng, tiêu hao ít nhiên liệu và giá rẻ) đã chiếm lĩnh thị trường Châu Á và dần dần chiếm lĩnh thị trường Âu - Mỹ gây lo ngại cho các nhà tài phiệt ở Anh và Mỹ. 318
  3. Thêm vào đó, vào đầu thập niên 1980s, Anh và Mỹ thực hiện chính sách lãi suất cao nhằm củng cố niềm tin vào USD và thâu tóm một loạt các quốc gia đang phát triển ở Châu Phi và Châu Mỹ Latin đã gây ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế Mỹ, tạo điều kiện cho các sản phẩm Nhật Bản chiếm lĩnh thị trường Bắc Mỹ mạnh mẽ hơn. Đứng trước nguy cơ phát triển bùng nổ của nền công nghiệp Nhật Bản, các nhà tài phiệt quốc tế đã lên kế hoạch làm sụp đổ nền tài chính Nhật Bản nhằm loại bỏ mối đe dọa đến sự giàu có của các quốc gia tại thị trường Âu - Mỹ. Diễn biến: Tháng 9/1985: Nhật Bản chịu sức ép từ Mỹ phải ký kết “Thỏa thuận Plaza” (gồm 5 nước: Mỹ, Anh, Nhật, Đức, Pháp) với mục đích chấp nhận để USD phá giá một cách “có kiểm soát” so với các loại tiền tệ chủ chốt. Sau thỏa thuận này, tỷ giá từ 1 USD = 250 JPY còn 1 USD = 149 JPY (giá trị JPY tăng 67,8% so với trước đó, JPY - đồng Yên Nhật). Tháng 10/1987, khi thị trường chứng khoán New York suy sụp, trước sức ép của Mỹ, NHTW Nhật Bản (BOJ) tiếp tục hạ lãi suất xuống còn 2,5%, khiến lãi suất của Mỹ cao hơn lãi suất của Nhật Bản, tạo sức hút vốn chảy về thị trường chứng khoán New York từ thị trường chứng khoán Tokyo. Điều này khiến cho tỷ giá hối đoái biến động, gây ảnh hưởng nặng nề đến xuất khẩu của Nhật, các doanh nghiệp chuyển sang hướng đầu tư vào chứng khoán nhằm tận dụng việc vay tiền với lãi suất thấp từ các ngân hàng và các tổ chức tài chính trung gian. Tỷ lệ tăng trưởng của thị trường chứng khoán Nhật lên đến 40%/năm, thị trường bất động sản vượt ngưỡng 90%/năm khiến bong bóng bất động sản bắt đầu được hình thành. Từ năm 1987, các ngân hàng và định chế tài chính Mỹ sử dụng một công cụ tài chính là SIF (Stock Index Futures - Hợp đồng tương lai chỉ số cổ phiếu) [3] nhằm lợi dụng niềm tin của nhà đầu tư Nhật bản vào sự bền vững của thị trường chứng khoán Nhật bản. Các định chế tài chính Mỹ đã cung một lượng lớn tiền mặt để mua SIF của thị trường chứng khoán từ các công ty bảo hiểm Nhật Bản. Tháng 1/1990, sau khi chỉ số Nikkei đạt kịch trần, Sở Giao dịch chứng khoán Mỹ tung ra chứng quyền đặt bán chứng khoán ở thời điểm phát hành (Nikkei Put Warrants) qua trung gian là Đan Mạch. Theo đó thế lực tấn công, mà đại diện tiêu biểu là Goldman Sachs (Mỹ) gián tiếp bán lại các quyền chọn chỉ số đã mua từ ngành bảo hiểm Nhật cho những người mua chứng quyền tới từ Đan Mạch. Danh tiếng của Đan Mạch đã tạo sức hút tiêu thụ với quyền chọn chỉ số, từ đó làm tăng sức mua chứng quyền. Các ngân hàng đầu tư Mỹ nhìn thấy cơ hội tranh nhau bán chứng quyền ra thị trường khiến chứng khoán Nhật trượt giá và sụp đổ. Điều này đã tác động mạnh mẽ đến ngành ngân hàng, bảo hiểm và sản xuất của Nhật Bản, khiến kinh tế nước này rơi vào thời kỳ suy thoái kéo hài hơn chục năm sau đó với thị trường chứng khoán sụt giá 70%, giá bất động sản giảm mạnh trong vòng 14 năm (1990 - 2004). Chỉ tính riêng tổn thất về tài sản tài chính trong năm 1990 của Nhật đã tương đương với thất bại mà nược này gánh trong chiến tranh thế giới II [1]. Như vậy, chỉ chưa đầy 5 năm, trước sức ép và âm mưu phá hoại lâu dài của các tài phiệt quốc tế, hệ thống tài chính của Nhật đã phải chịu sự tàn phá nặng nề. Nền kinh tế Nhật bản đang có triển vọng tăng trưởng mạnh mẽ vào thập niên 1980s đã sớm bị ảnh hưởng và quay về mốc khởi phát. 319
  4. b. Cuộc tấn công tiền tệ tại Thái Lan năm 1997 Từ năm 1985 đến năm 1995, kinh tế Thái Lan tăng trưởng ở mức 9%/năm. Đây được đánh giá là mức tăng trưởng nóng và tạo bong bong kinh tế [3]. Cuối 1996, thị trường chứng khoán Bangkok bắt đầu điều chỉnh khiến mức vốn hóa thị trường và chỉ số thị trường đều giảm, hệ thống tài chính ngân hàng không phát triển kết hợp với các chính sách kiểm soát kinh tế vĩ mô đã dẫn đến giảm được tốc độ tăng trưởng kinh tế từ 9% (1995) xuống còn 6,4% (1996). Tuy nhiên, nợ nước ngoài tăng quá lớn so với dự trữ ngoại hối với mức là 90 tỷ USD, trong đó nợ ngắn hạn chiếm tới 40%. Bên cạnh đó, việc Chính phủ Thái giữ cố định tỷ giá USD với THB (đồng bath Thái) trong suốt 13 năm khiến THB chở nên kém linh hoạt và gây cản trở đối với việc xuất khẩu. Khi THB tăng giá so với USD làm cho hàng hóa của Thái Lan trở nên quá đắt trên thị trường Châu Âu và bị giảm hàng tỷ USD từ việc suy giảm FDI. Do việc nhập siêu hàng hóa và đầu tư thấp hơn đã khiến cho Thái Lan trở thành quốc gia có thâm hụt cán cân vãng lai cao nhất thế giới (khoảng 8% GDP vào năm 1996). Hơn nữa, chính sách quản lý ngoại hối của Thái Lan khá lỏng với cơ chế chuyển đổi ngoại tệ với THB dễ dàng, nhằm tạo điều kiện cho dòng vồn FDI vào ra bất cứ lúc nào. Điều này có thể khiến cho THB có thể xuống giá bất kỳ lúc nào nếu vốn ngoại tệ chảy ra mạnh. Để tránh nguy cơ phá giá THB, NHTW Thái Lan (BoT) đã nâng lãi suất thị trường lên rất cao nhằm hạn chế khả năng vay của các quỹ đầu cơ vay THB để ký tiếp các hợp đồng kỳ hạn. Tuy nhiên, do mất cảnh giác trong ba tháng đầu năm 1997 BoT để các quỹ đầu cơ tích trữ được khoảng 15 tỷ USD giá trị hợp đồng kỳ hạn có thời hạn 12 tháng và BoT tham gia trực tiếp vào thị trường kỳ hạn như một chủ thể mua - bán nhằm ngăn chặn sức ép lên THB. Trong 2 ngày (14/5/1997 đến 15/5/1997), THB bị giới đầu cơ tấn công trên quy mô lớn, lãi suất bị đẩy lên quá cao, kinh tế Thái Lan bắt đầu có dấu hiệu suy sụp do không chịu nổi chi phí vốn cao trong thời gian dài. Ngày 30/6/1997, mặc dù Thủ tướng Thái Lan tuyên bố không phá giá nội tệ nhưng tới 2/7/1997 THB thả nổi khiến THB mất giá gần 50% (vào tháng 1/1998, 1 USD = 56THB), chỉ số thị trường chứng khoán Bangkok giảm từ 1.280 điểm (cuối 1995) xuống còn 372 điểm (cuối 1997), mức vốn hóa thị trường giảm tương ứng từ 141,5 tỷ USD xuống còn 23,5 tỷ USD. Nhiều công ty phá sản trong đó có Finance One. Thái Lan phải tiếp nhận hai gói cứu trợ từ IMF trị giá 16 tỷ USD (11/8/1998) và 3,9 tỷ USD (20/8/1998). Cuộc khủng hoảng của Thái Lan lan truyền sang các nước khác trong khu vực trong đó có Indonesia, Malaysia, Philipines và các nước khác ở châu Á. 4. Phân tích PESTEL của Việt Nam trong kịch bản xảy ra ra tấn công tiền tệ - Yếu tố Chính trị Chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã có sự phối hợp nhuần nhuyễn hơn: Chính phủ đã giảm bớt phát hành trái phiếu lãng phí, lượng cung tiền ra nền kinh tế tốt, đảm bảo mức lạm phát ở mức 2,73%. Ngoài ra, khả năng chống chịu của nền kinh tế tốt hơn, với dự trữ ngoại hối lên tới gần 80 tỷ USD, tương đương với 3,7 tháng nhập khẩu. Cải thiện vị trí năng lực cạnh tranh và thể chế quản lý tài chính: Việt Nam tiến nhanh trên bảng xếp hạng về năng lực cạnh tranh toàn cầu do WEF công bố (2019), từ 77 lên 67 trong số 141 nền kinh tế. Thể chế quản lý tài chính của Việt Nam trong năm qua ở 320
  5. mức tích cực với nhiều cải thiện, như Luật Chứng khoán sửa đổi, Luật Kinh doanh bảo hiểm sửa đổi được thông qua, Ngân hàng Nhà nước có nhiều chính sách quan trọng liên quan đến lãi suất, thanh khoản, tín dụng. Đáng chú ý nền kinh tế số, ngân hàng số, fintech đang được hình thành dù còn một số bất cập. Có thể nói, yếu tố chính trị là một điểm mạnh của Việt Nam nêu xảy ra tấn công tiền tệ. Các minh chứng thực tế cho thấy, sức mạnh của yếu tố chính trị Việt Nam rất tốt do đội ngũ tuyên truyền vận hành khá bài bản và tâm lý, có thể động viên, khơi dậy tinh thần trong dân chúng để giúp duy trì sự ổn định trong xã hội. - Yếu tố Kinh tế Theo Báo cáo của WB, kinh tế Việt Nam trong 30 năm qua (từ 1986) đạt được nhiều thành tựu [6]. Công cuộc đổi mới đã thúc đẩy phát triển kinh tế, nhanh chóng đưa Việt Nam từ một trong những quốc gia nghèo nhất trên thế giới trở thành quốc gia thu nhập trung bình thấp. Từ 2002 đến 2018, hơn 45 triệu người đã thoát nghèo, tỉ lệ nghèo giảm mạnh từ hơn 70% xuống còn dưới 6% (3,2 USD/ngày theo sức mua ngang giá). GDP đầu người tăng 2,5 lần, đạt trên 2.500 USD năm 2018. Triển vọng kinh tế Việt Nam trong trung hạn khả quan, dù vẫn có dấu hiệu điều chỉnh giảm tăng trưởng theo chu kỳ. Sau khi chạm đỉnh ở mốc 7,1% (2018), tăng trưởng GDP thực được dự báo giảm nhẹ trong năm 2019, do sức cầu bên ngoài giảm và do duy trì thắt chặt chính sách tín dụng và tài khóa. Tăng trưởng GDP thực được dự báo vẫn tiếp tục duy trì ở mức cao, xoay quanh mức 6,5% trong các năm 2020 và 2021. Tỉ lệ lạm phát vẫn tiếp tục ổn định ở mức một con số trong vòng bảy năm liên tiếp, thấp hơn hoặc tiệm cận mức 4% trong những năm gần đây. Cán cân đối ngoại vẫn trong vòng kiểm soát và tiếp tục được hỗ trợ bằng nguồn vốn FDI dồi dào lên tới gần 18 tỉ USD (2019), chiếm gần 24% tổng vốn đầu tư cho nền kinh tế. Đến hết năm 2019, mặt bằng lãi suất huy động và cho vay cơ bản ổn định; hoạt động kinh doanh bảo hiểm an toàn và bền vững, đảm bảo khả năng chi trả bồi thường và quyền lợi cho người tham gia bảo hiểm; thị trường chứng khoán huy động vốn cho nền kinh tế đạt 313,9 nghìn tỷ đồng (tăng 12,6% so với 2018). Tổng phương tiện thanh toán tăng 12,1% (so với năm 2018); huy động vốn của các tổ chức tín dụng tăng 12,5%, tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế tăng 12,1%. NHNN đã ban hành các văn bản điều chỉnh giảm lãi suất (có hiệu lực từ ngày 19/11/2019). Theo đó, lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND đối với nhu cầu dịch vụ nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp SME, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao giảm từ 6,5%/năm xuống 6%/năm. Nhiều NHTM công bố giảm lãi suất cho vay góp phần hỗ trợ doanh nghiệp vay vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh. Hiện mặt bằng lãi suất huy động VND phổ biến ở mức 0,2% - 0,8%/năm đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng, 4,3% - 5%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng; 5,3% - 7%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng đến dưới 12 tháng, 6,6% -7,5%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên. Lãi suất cho vay VND phổ biến ở mức 6% - 9%/năm đối với cho vay ngắn hạn và 9% - 11%/năm đối với cho vay trung và dài hạn. Cơ cấu tín dụng tiếp tục hướng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, đặc biệt là các lĩnh vực ưu tiên; tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro được kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng. 321
  6. Thị trường chứng khoán đã đóng góp lớn cho công tác huy động vốn với tổng mức huy động đạt được là 313,9 nghìn tỷ đồng, tăng 12,6% so với năm 2018. Trên thị trường cổ phiếu tính đến cuối năm 2019, chỉ số VNIndex đạt 958,88 điểm, tăng 7,4% (so với 2018), mức vốn hóa thị trường đạt 4,4 triệu tỷ đồng (tăng 10,3%); giá trị giao dịch bình quân đạt 4651 tỷ đồng/phiên, hiện có 748 mã cổ phiếu và chứng chỉ quỹ niêm yết, 862 cổ phiếu đăng kí trên sàn giao dịch UPCoM với tổng giá trị niêm yết và giao dịch lên đến 1384 nghìn tỷ đồng. Trên trị trường trái phiếu hiện có 509 mã trái phiếu niêm yết với giá trị niêm yết đạt 1162 nghìn tỷ đồng (tăng 3,7%).[6] Thị trường chứng khoán phái sinh được thành lập và có xu hướng tăng trưởng tích cực [7]: Thị trường đã thể hiện tốt công cụ phòng ngừa rủi ro, góp phần tích cực vào việc giữ chân dòng vốn trên thị trường cơ sở, đồng thời thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư trong và ngoài nước. Khối lượng giao dịch bình quân năm 2019 đạt 89266 hợp đồng/phiên (tăng 13% so với 2018). Đến cuối 2019, số lượng tài khoản giao dịch phái sinh 89.795 tài khoản (tăng 55,7%) Bảng 1: Giao dịch Futures VN30 2017-2019 Năm 2017 (từ 7 tháng đầu TT Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2018 tháng 8-12) năm 2019 1 Tổng KLGD hợp đồng 1.106.353 19.697.764 15.245.004 KLGD bình q 2 hợp đồng 10.954 78.791 104.284 uân/phiên Khối lượng OI 3 hợp đồng 8.077 21.653 21.653 (cuối kỳ) Tuy mới được đưa vào hoạt động từ tháng 8/2017, hoạt động của thị trường đã có bước tăng trưởng tốt và ổn định, với hơn 36 triệu hợp đồng giao dịch. Giao dịch thường diễn ra mạnh khi thị trường cơ sở biến động. 7 tháng đầu năm 2019, khối lượng hợp đồng future chỉ số cổ phiếu VN30 bình quân đạt khoảng 100.000 hợp đồng/phiên, tăng 127% so với năm 2018. Hình 1: Biểu đồ giao dịch hợp đồng tương lai chỉ số VN30 Khối lượng hợp đồng mở (OI) đã tăng 270% từ 8.077 hợp đồng (2017) lên 20.494 hợp đồng (7/2019). Trong giai đoạn thị trường cơ sở giảm mạnh (vào tháng 5 -6/2018 và 322
  7. tháng 5 - 6/2019), giao dịch chứng khoán phái sinh đã tăng mạnh so với các tháng trước đó. Ví dụ phiên giao dịch ngày 23/5/2019 khối lượng OI đạt mức kỷ lục là 39.854 hợp đồng, tăng 185% so với cuối 2018. Hình 2: Sự tăng trưởng khối lượng OI 2017 -2019 Hiện thị trường có 7 mã sản phẩm future trên chỉ số cổ phiếu VN30 và có sản phẩm future cho trái phiếu chính phủ và cũng được nhà đầu tư đón nhận với hơn 100 hợp đồng đã được giao dịch. Hình 3: Biểu đồ giao dịch hợp đồng tương lai TPCP Hoạt động của thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam đã thu hút sự quan tâm của các tổ chức tài chính nước ngoài, nhất là các Quỹ đầu tư mô phỏng chỉ số VN30 đã thu hút nhiều dòng vốn nước ngoài. Sở Giao dịch chứng khoán Singapore đã kết nối và mong muốn hợp tác phát triển sản phẩm phái sinh trên cố phiếu Việt Nam, được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán nước này nhằm phục vụ nhu cầu đầu tư và phòng vệ rủi ro cho các nhà đầu tư nước ngoài. Số lượng tài khoản phái sinh gia tăng liên tục, tính đến cuối tháng 7/2019 đã có 78.445 tài khoản được mở. Hệ thống thành viên giao dịch bù trừ của thị trường có sự tham gia của 14 công ty chứng khoán. Khuynh hướng giao dịch của nhà đầu tư trong nước giảm dần, chiếm 91,15% khối lượng giao dịch toàn thị trường (so với mức 99,1% vào cuối năm 2018). Giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài có khuynh hướng tăng đần lên song vẫn còn ở mức độ khá nhỏ (chỉ chiếm 0,58% khối lượng giao dịch trên thị trường). 323
  8. Tiến tới, thị trường phái sinh còn cho ra mắt các sản phẩm phái sinh mới: hợp đồng tương lai trên chỉ số VNX200, hợp đồng quyền chọn trên chỉ số cổ phiếu, hợp đồng tương lai trên cổ phiếu đơn lẻ (SSF), hợp đồng quyền chọn trên cổ phiếu đơn lẻ (SSO). Yếu tố kinh tế vừa được coi là lợi thế nhưng cũng có những bất lợi thế. Về lợi thế, có thể thấy, yếu tố này đã đạt được những kết quả rất tích cực, đang dần trở lại ổn định và tăng trưởng sau suy thoái. Các thị trường tài chính bộ phận được phát triển và đã đóng góp ngày một tích cực hơn vào đời sống kinh tế - xã hội đất nước. Tuy nhiên, nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế nhỏ, dễ bị “tổn thương” do đó chỉ cần những tín hiệu không tốt của thị trường có thể gây ảnh hưởng lây lan sang toàn bộ nền kinh tế. Nếu xảy ra cuộc tấn công tiền tệ thì đây sẽ là một bất lợi rất lớn với Việt Nam cần quan tâm để có những quyết định phù hợp. - Yếu tố Văn hóa - Xã hội Thay đổi nhanh về cơ cấu dân số và xã hội: Sau nhiều năm tăng trưởng, dân số Việt Nam từ khoảng 60 triệu dân (1986) đã lên đến khoảng 97 triệu (2018) và dự kiến sẽ tăng lên 120 triệu dân, trước khi giảm dần vào năm 2050. Hiện nay, 70% dân số có độ tuổi dưới 35, với tuổi thọ trung bình gần 76 tuổi, cao hơn những nước có thu nhập tương đương. Nhưng dân số đang bị già hóa nhanh. Tầng lớp trung lưu đang hình thành - hiện chiếm 13% dân số và dự kiến sẽ lên đến 26% vào năm 2026. Chỉ số Vốn con người (HCI) xếp thứ 48 trên 157 quốc gia và vùng lãnh thổ và đứng thứ hai ở ASEAN (chỉ sau Singgapore): Một em bé Việt Nam được sinh ra ở thời điểm hiện nay khi lớn lên sẽ đạt mức năng suất bằng 67% nếu đứa trẻ đó được học tập và chăm sóc sức khỏe đầy đủ. Việt Nam là quốc gia có HCI cao nhất trong số các quốc gia có thu nhập trung bình Giáo dục phổ thông và y tế công cộng tương đối tốt: Tỉ lệ phổ cập giáo dục và kết quả đầu ra cấp tiểu học ở mức cao và đồng đều, thể hiện ở kết quả ấn tượng trong Chương trình Đánh giá Học sinh Quốc tế (PISA) năm 2012 và 2015, theo đó thành tích của học sinh Việt Nam vượt xa nhiều quốc gia OECD. Y tế cũng đạt nhiều tiến bộ lớn khi mức sống ngày càng cải thiện. Từ năm 1990 đến 2015, tỷ suất tử vong mẹ giảm từ 139 xuống 54 trên 100.000 trẻ sinh sống và tỷ suất tử vong ở trẻ sơ sinh giảm từ 44 xuống còn 16,7 trên 1.000 trẻ sống. Chỉ số bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân là 73 - cao hơn mức trung bình của khu vực và thế giới - 87% dân số có bảo hiểm y tế xã hội. Mặc dù HCI ở mức khả quan nhưng không đồng đều trong chất lượng lao động: Việt Nam là quốc gia có HCI cao nhất trong số các quốc gia có thu nhập trung bình, tuy nhiên vẫn còn tồn tại khoảng cách giữa các địa phương, đặc biệt là ở nhóm dân tộc thiểu số. Đồng thời Việt Nam cũng cần nâng cao trình độ lực lượng lao động để tạo ra các công việc có năng suất cao hơn ở quy mô lớn trong tương lai. Một điểm nổi bật của xã hội Việt Nam là sự tăng trưởng mạnh mẽ của hoạt động thương mại điện tử với quy mô thị trường đạt 5 tỷ USD vào đầu năm 2020 [2], tốc độ tăng trưởng lên tới hơn 81% với tỷ trong doanh thu đạt 4,2% trên tổng mức bán lẻ hàng hóa (năm 2019 - tăng 0,6% so với năm 2018), giá trị mua sắm trực tuyến bình quân đầu người tăng 8,6% (đạt mức 202 USD/ người). Tính tới đầu năm 2020 có 8 nhóm mặt hàng được 324
  9. mua bán trực tuyến nhiều nhất là (1) thực phẩm và đồ uống (24%); (2) sản phẩm cho mẹ va bé (20%); (3) nội thất và đồ gia dụng (19%); (4) thời trang và làm đẹp (17%); (5) trò chơi trực tuyến (14%); (6) đồ điện tử (13%); (7) du lịch (đặt phòng trực tuyến) (12%); (8) dịch vụ nghe nhạc trực tuyến (9,2%). Do hoạt động thương mại điện tử phát triển đã kéo theo sự phát triển của các hình thức thanh toán trực tuyến thông qua thẻ ngân hàng, tài khoản thanh toán trực tuyến như Paypal, Payoneer ngày càng ứng dụng nhiều, bên cạnh đó các hình thức thanh toán qua trung gian (Ngân lượng, Bảo kim, Momo, Zalopay ) giúp cho người tiêu dùng thuận tiện hơn trong việc mua bán, đồng thời tăng sức mua hàng và đơn hàng cho các shop bán hàng.[2] Xu hướng thanh toán trực tuyến tăng trưởng mạnh mẽ đạt mức 21% các giao dịch mua bán hàng hóa, dịch vụ được thực hiện online, trong đó tỷ lệ sử dụng thanh toán online của nữ là 21% và nam là 20%. Yếu tố về văn hóa xã hội được coi như là một yếu tố vừa là lợi thế vừa là cơ hội cho phát triển kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, với cuộc tấn công tiền tệ thì đây tỏ ra là một điểm yếu cho nền kinh tế, bởi khuynh hướng gia tăng việc sử dụng hoạt động thanh toán trực tuyến và sử dụng tiền điện tử trong lúc hoạt động kiểm soát các giao dịch này đang ngày một trở nên khó khăn hơn. Việc tấn công tiền tệ trong xu thế mới có thể thay đổi thông qua mảng thị trường này. - Yếu tố Công nghệ Việc cung cấp dịch vụ cơ bản cải thiện rõ rệt: Tiếp cận tới dịch vụ cơ sở hạ tầng ở các hộ gia đình tăng nhanh chóng. Trong năm 2016, 99% dân số được sử dụng điện (2016) so với 14% (1993). Cơ hội tiếp cận nước sạch ở nông thôn cũng được cải thiện, từ 17% (1993) lên 70% (2016). Cơ hội tiếp cận những dịch vụ trên ở các đô thị đạt trên 95%. Số lượng người Việt Nam tham gia mua sắm trực tuyến trên nên tảng thương mại điện tử tăng trưởng mạnh: Tính đến hết năm 2019, cả nước có 39,9 triệu người tham giá mua sắm trực tuyến (tăng 11,8% so với năm 2018 và tăng gấp 2 lần chỉ sau 3 năm [2]. Tính đến đầu năm 2020, với dân số 97 triệu dân, Việt Nam đã có 68 triệu người sử dụng internet [7]. Mạng xã hội trở thành kênh tiếp thị phổ biến nhất của các doanh nghiệp. Kết quả bán hàng được doanh nghiệp đánh giá đạt hiệu quả cao thông qua mạng xã hội là 26%, bán hàng qua website là 28% và qua ứng dụng di động (app) là 59%. Không chỉ có các cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp SME mà nhiều doanh nghiệp lớn cũng đã tích cực sử dụng mạng xã hội để tiếp thị và chăm sóc khách hàng. Hiện nay ở Việt Nam có tới 84% người dùng internet (độ tuổi từ 16 - 64) tìm kiếm trực tuyến các sản phẩm dịch vụ và đưa ra các quyết định mua hàng, 35% mua trực tuyến thông qua máy tính và 59% thực hiện hành vi mua hàng thông qua smartphone. Yếu tố công nghệ là vừa là thách thức vừa là điểm yếu của Việt Nam. Mặc dù tiếp cận công nghệ của Việt Nam rất nhanh nhưng việc quản lý đủ để ngăn chặn những bất lợi của IT thì nước ta đang là một vấn đề đáng quan tâm. Hơn nữa, nước ta chỉ chủ yếu đang sử dụng phụ thuộc chứ chưa làm chủ được công nghệ, nên khả năng xảy ra tấn công tiền tệ qua IT là một phương án có thể diễn ra. - Yếu tố Môi trường Các tác động tiêu cực đối với môi trường và tài nguyên thiên nhiên do tăng trưởng kinh tế và công nghiệp hóa: Tổng tiêu thụ năng lượng tăng gấp ba lần trong vòng mười 325
  10. năm qua, tăng nhanh hơn mức tăng sản lượng. Cường độ sử dụng năng lượng trong GDP tiếp tục tăng đều. Nhu cầu sử dụng nước ngày một tăng cao, trong khi năng suất nước vẫn còn ở mức thấp, chỉ đạt 12% so với chuẩn thể giới. Tình trạng khai thác thiếu bền vững tài nguyên thiên nhiên như cát, thủy sản và gỗ có thể làm suy giảm tiềm năng phát triển trong tương lai và dài hạn. Bên cạnh đó, đại đa số người dân và nền kinh tế Việt Nam đều dễ bị tổn thương trước các tác động của biến đổi khí hậu. Thách thức ngày càng lớn về quản lý chất thải và xử lý ô nhiễm môi trường do tăng trưởng kinh tế và tốc độ tăng dân số: Lượng rác thải của Việt Nam được dự báo tăng gấp đôi trong vòng chưa đầy 15 năm tới. Bên cạnh đó là vấn đề rác thải nhựa đại dương. Theo ước tính, 90% rác thải nhựa đại dương toàn cầu được thải ra từ 10 con sông, trong đó có sông Mê Kông. Việt Nam cũng là một trong mười quốc gia trên thế giới bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi ô nhiễm không khí. Ô nhiễm nguồn nước đang gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với năng suất của các ngành quan trọng và với sức khỏe của người dân. Đây cùng là yếu tố gây bất lợi và thách thức nếu tấn công tiền tệ xảy ra. Khi đó, yếu tố này sẽ kích thích làm sói mòn niềm tin của dân chúng về khả năng bình ổn và chống đỡ khủng hoảng do nguồn lợi thiên nhiên bị khai thác kiệt quệ và không tái tạo. - Yếu tố Pháp lý Ảnh hưởng của thị trường tài chính tới nền kinh tế là rất lớn: Do thị trường tài chính có quy mô đã gấp 3 lần quy mô nền kinh tế, nên nếu có bất kỳ trục trặc nào ở thị trường tài chính thì sẽ có ảnh hưởng mạnh đến nền kinh tế Việt Nam. Hiện nay, thị trường tài chính đang phải đối diện với các thách thức sau: - Quy đinh về thể chế cho kinh tế số, ngân hàng số còn chậm chạp; cơ sở dữ liệu quốc gia cũng như của mỗi doanh nghiệp còn phân tán. - Rủi ro bên ngoài ngày càng phức tạp và khó tiên lượng, sẽ ảnh hưởng tới giá dầu, giá vàng, tỷ giá - Vấn đề tăng vốn cho các ngân hàng thương mại để đáp ứng chuẩn Basel II, áp lực trả nợ công - Vấn đề an ninh mạng. Chỉ tính riêng năm 2019, số vụ tấn công mạng đã tăng 104%, trong khi chỉ có 25% doanh nghiệp cho biết có khả năng nhận biết rủi ro an ninh mạng. Rủi ro tài chính đang đan xen, nhưng chưa có đầu mối chung để phòng ngừa cũng như quản lý, khả năng xảy ra rủi ro hệ thống là rất lớn. - NHNN chưa có những nghiên cứu về việc thành lập đồng tiền kỹ thuật số của mình (trong khi có tới 58 NHTW đang nghiên cứu về vấn đề này [11]). - Dự trữ ngoại hối tuy có được sự cải thiện song còn ở mức thấp nên khả năng chống chọi cuộc tấn công tiền tệ ở quy mô lớn sẽ rất khó khăn. Hiện Việt Nam mới chỉ có khoảng 80 tỷ USD dự trữ ngoại hối (cần phải đạt tới mức 130 - 170 tỷ USD mới đảm bảo an toàn- tương đương với 6 - 8 tháng nhập khẩu). - Việt Nam nằm trong khu vực có thể chịu ảnh hưởng nặng nề nếu xảy ra chiến tranh tiền tệ Mỹ - Trung và nhất là sau khi nước ta đã có thị trường chứng khoán phái sinh. 326
  11. - Các quỹ đầu tư và nhà đầu tư nước ngoài đang chú ý tới cơ hội phát triển của thị trường chứng khoán phái sinh. Yếu tố pháp lý đang là một điểm hạn chế của Việt Nam khi chúng ta chưa xây dựng được một khung pháp lý đầy đủ, vẫn còn nhiều khe hở và cách thức vận dụng đa nghĩa, khiến có thể tạo điều kiện cho các ý đồ tấn công tiền tệ có cơ hội phát triển. Việc thiết lập và điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật liên quan đến quản lý thị trường tài chính sẽ là đòi hỏi cấp thiết nhằm đảm bảo vừa giảm thiểu nguy cơ tấn công tiền tệ vừa thúc đẩy hoạt động chu chuyển vốn và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tài chính. 5. Các hàm ý và khuyến nghị chính sách a. Khái quát về khả năng tấn công tiền tệ đối với nền kinh tế quốc gia Tấn công tiền tệ là hình thức bán ra một lượng lớn đồng tiền của một quốc gia bởi nhà đầu tư trong và ngoài nước. Hình thức bán ở đây là bán khống hoặc sử dụng các công cụ phái sinh, hay bán giao ngay làm cho đồng tiền nước đó đứng trước nguy cơ mất giá đột ngột nếu như không có sự can thiệp kịp thời của ngân hàng trung ương (NHTW) hay sự can thiệp chưa đủ lực. Những quốc gia dễ bị tấn công tiền tệ thường có những đặc điểm sau: - Quốc gia đó đang duy trì một cơ chế tỷ giá cố định hoặc có dao động nhưng biên độ dao động nhỏ so với đồng tiền của một quốc gia khác (thường dùng đô la Mỹ - USD làm tham chiếu). Những quốc gia này thường có nền kinh tế nhỏ và đang phát triển nên muốn thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Khi tỷ giá duy trì theo kiểu như vậy sẽ không phản ánh đúng và đủ giá trị thực của đồng tiền. Khi nó được thả nổi sẽ gây ra một sự biến động lớn về tỷ giá. Đây là khả năng cho thấy quốc gia đó dễ bị tấn công tiền tệ bởi quốc gia khác hoặc bởi các quỹ đầu cơ tiền tệ. - Quốc gia có nền kinh tế vĩ mô phát triển không bền vững với các dấu hiệu cảnh báo như: + Tăng trưởng kinh tế nóng dẫn tới lạm phát và bong bóng tài sản, đẩy tài sản vượt quá mức giá trị thật của nó (nhất là ở thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản ). Khi có một tác động mạnh và đột ngột từ bên ngoài sẽ nhanh chóng làm bong bóng nổ hoặc xì hơi, giá cả trên thị trường giảm mạnh, thậm chí có thể dẫn đến khủng hoảng. + Hệ thống tài chính yếu kém, thị trường vận động không hiệu quả làm cho nhiều khoản đầu tư có chất lượng kém (hay quá dư thừa) vào các tài sản có lợi nhuận không tương xứng. + Thâm hụt tài khoản vãng lai quá mức trong nhiều năm và không thể bù đắp, gây sức ép lên tỷ giá khi các công ty trong nước cần có ngoại tệ thanh toán các hợp đồng đến hạn (như nhu cầu USD để trả nợ được thực hiện bằng cách dùng nội tệ để mua khiến cho giá nội tệ giảm). Bên cạnh đó, các khoản nợ nước ngoài, nếu có tỷ trọng lớn các khoản nợ ngắn hạn hoặc sắp đến hạn cũng gây áp lực tương tự. Cách thức để thực hiện một cuộc tấn công tiền tệ: Nhà đầu cơ thực hiện vay nội tệ sau đó dung chúng để mua đồng tiền khác (ví dụ USD) và đầu tư đồng ngoại tệ đó (ví dụ gửi tiền lấy lãi). Khi họ liên tục bán nội tệ ra với 327
  12. quy mô lớn, sẽ làm cho đồng tiền này giảm giá và khi tái thanh toán khoản vay cũ khi nó đến hạn họ chỉ phải bỏ ra một lượng ngoại tệ ít hơn. Phần thu lợi là phần chênh lệch giữa lượng ngoại tệ mà họ nắm giữ và phần ngoại tệ quy đổi ra nội tệ để chi trả khoản vay. Các cuộc tấn công tiền tệ có thể sử dụng chiến lược trên kết hợp với các công cụ phái sinh như: các hợp đồng tương lai (future), các hợp đồng kỳ hạn (forward), các hợp đồng quyền chọn (option) với cùng mục tiêu là có thể mua được đồng ngoại tệ (USD) với giá rẻ hơn và tỷ giá cố định trước khi nội tệ mất giá. Các nhân tố thị trường hậu thuẫn cho cuộc tấn công tiền tệ (1) Số lượng các quỹ đầu cơ tham gia tấn công. Ban đầu sẽ có một vài quỹ đầu cơ đóng vai trò là người dẫn dắt cho cuộc tấn công. Tiếp đó, khi các các nhà đầu cơ tiền tệ khác sẽ thấy cơ hội sinh lợi, họ sẽ tham gia tăng thêm sức mạnh của cuộc tấn công. Việc sử dụng các công cụ phái sinh tiền tệ có tính đòn bẩy rất cao, nó làm tăng cầu ngoại tệ lên rất nhiều lần do chỉ phải bỏ ra một khoản tiền nhỏ hơn rất nhiều để ký quỹ cho những hợp đồng có giá trị giao dịch rất lớn. Các quỹ đầu cơ khi mua số lượng lớn hợp đồng kỳ hạn ở nhiều NHTM sẽ buộc các NHTM thực hiện cân bằng vị thế để tránh rủi ro (NHTM ngay lập tức sẽ thực hiện việc bán nội tệ và mua ngoại tệ) khiến vô tình tạo thêm sức ép giảm giá nội tệ. (2) Các công ty đa quốc gia, các công ty xuất nhập khẩu, các định chế tài chính có số vốn khổng lồ, các nhà đầu tư cá nhân tham gia đầu tư bằng cách vay vốn của NHTM hoặc sử dụng vốn tự có. Khi họ nhận thấy đồng tiền mà họ nắm giữ có nguy cơ mất giá, giá trị tài sản (gồm chứng khoán, bất động sản) cũng có nguy cơ giảm giá cho dù không muốn tham gia tấn công nhưng vô tình cũng tạo ra làn sóng bán tháo đồng tiền và tài sản để cắt lỗ. Tâm lý của nhà đầu tư khi bán tháo để thoát khỏi thị trường là mong muốn tổn thất càng ít càng tốt khi niềm tin của họ với đồng nội tệ, với NHTW không còn nữa. (3) NHTW khi nhận thấy giá trị của nội tệ có thể bị mất giá nặng nề sẽ thực hiện các biện pháp can thiệp trực tiếp, gián tiếp để ngăn chặn cuộc tấn công này. Các biện pháp mà NHTW có thể tiến hành gồm: (a) Bán ngoại tệ từ quỹ dự trữ ngoại hối và thu nội tệ vào. Điều này khiến cung ngoại tệ tăng và cung nội tệ giảm làm giảm áp lực lên tỷ giá. 10 (b) Tăng lãi suất: nhằm ép chặt khả năng tham gia của các nhà đầu cơ bán khống thông qua việc tăng chi phí các khoản vay của các nhà đầu cơ.11 10 Việc giảm quỹ dự trữ ngoại hối có thể được bù đắp bằng cách đi vay trên thị trường tài chính quốc tế; can thiệp bằng hợp đồng kỳ hạn đối ứng, theo đó NHTW là 1 khách hàng. Nếu tác động mua kỳ hạn nội tệ của NHTW ngang bằng với tác động bán kỳ hạn thì việc can thiệp bằng hợp đồng kỳ hạn có thể hấp thu việc bán nội tệ giao ngay. Do đó, không cần thiết phải can thiệp trên trị trường giao ngay cũng như can thiệp vào cơ sở tiền tệ. 11 Nếu các nhà đầu cơ tham gia thì lợi nhuận của họ sẽ bị thu hẹp lại. Ngoài ra việc tăng lãi suất sẽ thu hút FDI khiến cung ngoại tệ tăng, kích thích làm giá nội tệ tăng. Song nếu duy trì hoạt động này trong một thời gian dài có thể sẽ ảnh hưởng đến các bộ phận khác trong nền kinh tế khi họ chịu mức lãi suất quá cao, ảnh hưởng đến chi phí sản xuất kinh doanh và đầu tư của doanh nghiệp, nhà đầu tư dùng vốn trong nước, hạn chế vay tiêu dùng. Để giải quyết tình trạng trên, NHTW có thể xây dựng hệ thống cho vay hai lớp. Những hoạt động chu chuyển tiền tệ có liên quan đến hoạt động giao thương, đầu tư dài hạn, đầu tư vào cổ phiếu thì được tránh khỏi giới hạn về tín dụng. Cấm các định chế tài chính trung gian thực hiện các khoản cho vay đối với các hoạt động 328
  13. Kịch bản của 1 cuộc tấn công tiền tệ thường được diễn ra như sau: Các quỹ Đầu tư phòng tránh rủi ro mang tính đầu cơ (còn gọi là Quỹ Đầu cơ - Hedge Fund HF), sau khi phân tích tình hình kinh tế vĩ mô của một nước, họ dự đoán được khả năng nước này sẽ phá giá nội tệ trong tương lai. Do đó, HF sẽ tiến hành ký hợp đồng mua USD và thanh toán bằng nội tệ của nước đó thông qua hợp đồng kỳ hạn (forward contract) với các NHTM trong nước12. Việc ký hợp đồng kỳ hạn như thế tương đương với việc bán khống nội tệ, làm tăng thêm áp lực phá giá nội tệ. Mặc dù hợp đồng mua USD có thời hạn chỉ yêu cầu trao đổi tiền tệ trong tương lai, nhưng khi lượng bán khống nội tệ với số lượng lớn sẽ khiến các NHTM tiến hành phòng ngừa rủi roc ho các hoạt động bán USD trong tương lai của mình thông qua việc thực hiện mua USD và thanh toán bằng nội tệ trên thị trường giao ngay (spot). Ngoài việc gây áp lực phá giá lên nội tệ, các HF còn sử dụng hợp đồng forward như là một công cụ để khuếch đại sức mạnh tài chính của mình, tức là chỉ cần có vốn vài chục triệu USD, họ có thể làm cầu USD tăng lên vài trăm triệu USD thậm chí vài tỷ USD trên thị trường13. Nếu áp lực phá giá chưa đủ lớn, các HF sẽ tiếp tục mua forward USD, đầy cầu USD trên thị trường tăng cao cho tới khi nào NHTW buộc phải phá giá nội tệ. Lúc đó, các HF chỉ việc thanh lý hợp đồng hiệu lực và kiếm thu nhập từ chênh lệch tỷ giá giữa spot rate (sau khi đã bị phá giá) với forward rate (đã ký trong hợp đồng với NHTM). Điểm quan trọng quyết định “thắng lợi”của các HF là phải ký các hợp đồng forward có kỳ hạn dài hơn khoảng thời gian mà NHTW có thể cầm cự không phá giá nội tệ. Nếu các hợp đồng forward hết hạn trước khi NHTW phá giá, các HF buộc phải thực thi việc mua USD với tỷ giá chưa bị phá và ký tiếp hợp đồng forward khác. Song,đây là điều rất khó khăn vì các HF thường thực hiện hợp đồng forward với giá trị trao đổi lớn hơn nhiều lần so với vốn thực của họ14. Nếu các HF thực hiện việc vay nội tệ từ các NHTM địa phương để thực hiện nghĩa vụ này (lãi suất cao hơn so với lãi suất nhận được từ khoản USD thu được) họ sẽ phải chịu một khoản lỗ lớn do chênh lệch lãi suất cho tới khi cuộc tấn công thành công. Còn nếu các HF đi vay USD ở nước ngoài rồi đổi ra nội tệ thì sẽ làm tăng cung USD và làm giảm áp lực lên nội tệ và từ đó làm giảm sức mạnh của cuộc tấn công. b/ Các khuyến nghị đối với Việt Nam: Các điều kiện cho một cuộc tấn công tiền tệ vào VND: (1) Có sự hiện diện đủ lớn các HF có ý định tấn công vào VND. Điều này khó xác định vì các HF không bao giờ lộ ý định kinh doanh của mình. Tuy nhiên, có thể thấy một số HF lớn chưa quan tâm tới Việt Nam. (2) Tính thanh khoản của thị trường Việt Nam: Khi thực hiện đầu cơ vào một thị trường, các HF sẽ quan tâm đến mức độ thanh đầu cơ và nhà đầu cơ. Nếu quỹ đầu cơ thực hiện bán khống chứng khoán trên thị trường thì NHTW có thể thực hiện hành vi mua chứng khoán để tránh cho thị trường bị sụt giảm, ảnh hưởng đến khả năng bảo vệ nội tệ của NHTM. 12 Chênh lệch giữa tỷ giá USD/nội tệ ở hiện tại (spot rate) so với tỷ giá kỳ hạn (forward rate) sẽ bằng đúng chênh lệch lãi suất giữa nội tệ và USD vào thời điểm hợp đồng được ký. 13 Thông thường tùy vào từng thị trường, mức độ khuếch đại vốn của HFs từ 10 - 100 lần vốn của họ. 14 Các HF thường khuếch đại vốn lên rất lớn so với khả năng vốn thực của mình. 329
  14. khoản của thị trường đó. Hiện tại, tính thanh khoản của VND trong các giao dịch tiền tệ vẫn còn chưa tăng trưởng tốt. Số liệu về các hợp đồng kỳ hạn không giao dịch (Non Deliverable Forward - NDF) cho thấy thị trường này vẫn kém thanh khoản, nên khả năng các HF có kế hoạch tấn công tiền tệ vào VND là không cao. Hình 4: Diễn biến tỷ giá forward của NDF USD/VND 2012 - 2020 (Nguồn: Investing.com) (3) Cơ chế quản lý ngoại hối của Việt Nam (mức độ mở của tài khoản Vốn) chưa đáp ứng đủ để các HF bên ngoài mua forward với VND. Nếu một HF nước ngoài muốn ký hợp đồng forward với một NHTM trong nước (hoặc NHTM nước ngoài) thì để USD có thể chuyển ra khỏi Việt Nam phải được phép của NHNN. Tuy nhiên, theo Nghị định 70/2014/NĐ-CP về hướng dẫn thi hành Pháp lệnh Ngoại hối 2013, Việt Nam chỉ cho phép dòng vốn đó phải được thể hiện trên tài khoản hoặc có nguồn thu ngoại tệ hợp pháp được chuyển, mang ra nước ngoài; nếu nguồn thu hợp pháp bằng đồng Việt Nam thì được mua ngoại tệ để chuyển, mang ra nước ngoài. Mặc dù, các HF có thể lách luật để chuyển tiền ra nước ngoài khi cần thiết, song đó không thể là cách chuyển chính thức để các HF sử dụng cho mục đích tấn công VNĐ. (4) Khả năng tấn công VNĐ từ các HF nội địa Cuộc tấn công này phụ thuộc vào khả năng mua hợp đồng forward từ các NHTM Việt Nam. Hiện các NHTM Việt Nam thực hiện bán các hợp đồng forward cho các doanh nghiệp nhằm mục đích giúp các doanh nghiệp phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh (có nghĩa là các giao dịch phái sinh chỉ được thực thi khi có liên quan đến hoạt động kinh tế có thật. Cùng với việc quản lý chặt chẽ của NHNN đối với hoạt động kinh doanh có liên quan đến ngoại hối của các NHTM thì việc các HF thực hiện hoạt động đầu cơ thông qua mua dồn dập và với số lượng lớn hợp đồng forward mà không bị phát hiện sẽ khó khả thi. (5) Mức độ chênh lệch giữa lãi suất VNĐ và USD. Hiện tại lãi suất cho vay VND là khoảng 9%/năm, trong khi lãi suất huy động USD là 0%/năm, chênh lệch forward rate và spot rate là 9%. Điều này có nghĩa là một HF ký hợp đồng forward vào thời điểm này thì họ chỉ lãi nếu VNĐ bị phá giá trên 9% trước khi hợp đồng forward đáo hạn. Khoảng cách 9% khiến động cơ của các HF giảm đáng kể song không loại trừ khả năng tạo sức hấp dẫn cho các HF thực thi kế hoạch tấn công VND. 330
  15. Như vậy với một nền kinh tế nhỏ, khả năng xảy ra tấn công tiền tệ chưa cao. Nhưng nếu không có biện pháp ngăn chặn và phòng ngừa kịp thời, việc VND bị tấn công tiền tệ vẫn có thể xảy ra nhất là trong bối cảnh các tranh chấp thương mại và kinh tế xảy ra ngày càng lớn giữa Hoa Kỳ - Trung Quốc, tình hình bất ổn ở Biển Đông và dịch bệnh dùng phát. Theo nhận định cá nhân của người nghiên cứu, Việt Nam cần: - Theo dõi sát sao và có các điều chỉnh linh hoạt trước những biến động của tình hình thế giới và trong nước theo hướng đảm bảo thị trường tài chính vận động an toàn, có kiểm soát, nhằm hạn chế và ngăn chặn kịp thời các hành vi đầu cơ, thao túng giá VND. - Kiên định với chính sách kiểm soát hoạt động ngoại hối và cho vay. - Quản lý thị trường chứng khoán phái sinh theo hướng đưa các sản phẩm phái sinh vào thị trường nhằm tạo các công cụ tự bảo hiểm cho các doanh nghiệp có hoạt động sản xuất kinh doanh thực sự phát sinh khả năng xảy ra rủi ro trong hoạt động thanh toán với đối tác nước ngoài. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. TS Đào Lê Minh (2017), Giáo trình Chứng khoán phái sinh và thị trường chứng khoán phái sinh - NXB Lao động 2. Google & Temasek (2019), Báo cáo eConomy SEA 2019 3. IMF (1995) Báo cáo Triển vọng kinh tế thế giới 4. James Rickards (2012), Currency war: The Making of The Next Global Crisis, Portfolio 5. SongHongbing (2017), Chiến tranh tiền tệ, NXB Trẻ 6. Tổng cục Thống kê (2019), Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội 7. We Are Social & Hootsuite (2020), Báo cáo thường niên: “Báo cáo chỉ số thương mại điện tử Việt Nam 2020” 8. Yoshikawa, Mototada (1998) Mane Haisen (“Defeat in monetary war’), Bunshun Bunko 9. 10. phai%20sinh%20soi%20dong%20sau%202%20nam%20hoat%20dong-60005655- 0.html 11. 164688.html 331