Nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của lao động phi chính thức tại Hải Phòng

pdf 8 trang Gia Huy 2830
Bạn đang xem tài liệu "Nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của lao động phi chính thức tại Hải Phòng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfnhan_to_anh_huong_den_thu_nhap_cua_lao_dong_phi_chinh_thuc_t.pdf

Nội dung text: Nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của lao động phi chính thức tại Hải Phòng

  1. NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU NHẬP CỦA LAO ĐỘNG PHI CHÍNH THỨC TẠI HẢI PHÒNG ThS. Phạm Thị Thu Hương1 Tóm tắt: Kinh tế phi chính thức (KTPCT) ra đời từ rất lâu và trở thành một bộ phận quan trọng cấu thành nền kinh tế ở các nước trên thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Theo Tổ chức Lao động quốc tế ILO (2003) KTPCT bao gồm khu vực phi chính thức (KVPCT) và việc làm phi chính thức (VLPCT). Về khái niệm VLPCT được hiểu là những việc làm không có sự bảo vệ chính thức về mặt pháp lý và xã hội. Những việc làm đó có thể tồn tại ở trong hoặc ngoài KVPCT. Trong phạm vi nghiên cứu của bài báo này, VLPCT nhấn mạnh đến tính phi chính thức trong hoạt động của người lao động, họ có thể là lao động làm việc bên trong hoặc ngoài KVPCT. Lao động làm việc phi chính thức trong khu vực KTPCT bao gồm: lao động tự làm, lao động làm chủ, lao động cùng làm, lao động làm thuê, lao động học việc, lao động gia đình không hưởng lương. Những lao động làm việc phi chính thức này thường có thu nhập bấp bênh, không ổn định. Do đó đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố đến thu nhập của các lao động phi chính thức là thật sự cần thiết. Nghiên cứu sử dụng kỹ thuật phân tích định lượng để kiểm định mô hình nghiên cứu. Kết quả cho thấy có 4 nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của lao động phi chính thức, cụ thể: (1) tuổi; (2) giới tính; (3) đào tạo; (4) khu vực làm việc. Từ khóa: kinh tế phi chính thức, thu nhập, việc làm phi chính thức. FACTORS AFFECTING THE INCOME OF INFORMAL LABOUR IN HAIPHONG Abstract: The informal economy was born for a long time and has become an important part of the economy in countries around the world, especially developing countries including Vietnam. According to ILO (2003) Informal Economy includes the informal sector and informal employment. The concept of informal employment is understood as jobs without formal legal and social protections. Such jobs may exist inside or outside of informal sector. In the research scope of this paper, informal employment emphasizes informality in the activities of employees, they can be worked inside or outside the informal sector. Informal employees in the informal economy include: self-employed, co-worker, hired labour, apprentice worker, unpaid family worker. These informal workers often have unstable and unstable incomes. Therefore, assessing the influence of factors on the income of informal labour is really necessary. The study uses quantitative analysis techniques to test the research model. The results show that there are 4 factors affecting the income of informal workers, namely: (1) age; (2) gender; (3) training; (4) work area. Keywords: informal employment, informal economy, income. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trải qua 35 năm mở cửa, đặc biệt kể từ giai đoạn đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế, Hải Phòng đã có những bước phát triển mạnh mẽ về kinh tế - xã hội. Hải Phòng, thành phố cảng biển, hoạt động kinh doanh thương mại, dịch vụ cảng biển, logistics và du lịch rất sôi động với đa dạng thành phần kinh tế tham gia. Bên cạnh những doanh nghiệp lớn hoạt động bài 1 Trường Đại học Hải Phòng; Email: huongptt85@dhhp.edu.vn 964
  2. INTERNATIONAL CONFERENCE PROCEEDINGS: GLOBAL FDI AND RESPONSES OF FDI ENTERPRISES IN VIETNAM IN THE NEW CONTEXT 965 bản, chuyên nghiệp, mang tính dẫn dắt thị trường, các doanh nghiệp vừa và nhỏ năng động, nhạy bén, còn có sự tham gia của rất nhiều cơ sở, thành viên kinh tế phi chính thức. Theo kết quả điều tra dân số và việc làm và kết quả điều tra cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể công bố năm 2018, Hải Phòng có trên 100.000 cơ sở kinh doanh cá thể (phi nông lâm nghiệp, thuỷ sản), trong đó trên 75.000 cơ sở kinh doanh phi chính thức, cung cấp khoảng 19% việc làm trên địa bàn thành phố (theo số liệu của Cục Thống kê và tính toán của tác giả). Lực lượng lao động phi chính thức ở Hải Phòng có thể gồm những lao động làm việc trong các cơ sở kinh doanh phi chính thức (quy mô nhỏ); hoặc những người làm việc trong các hộ gia định (giúp việc nhà); hoặc những người làm việc cho các cơ sở chính thức nhưng vẫn tham gia vào lực lượng lao động phi chính thức; hoặc những người làm việc tự do (buôn bán, lao động phổ thông ) hay tự nguyện làm công cho người khác mà không ký hợp động lao động. Nhìn chung lao động của khu vực phi chính thức còn chịu ảnh hưởng rất nhiều những bất cập như thu nhập thấp, an sinh xã hội chưa cao, điều kiện việc làm chưa được cải thiện. Do đó, bài viết hướng tới phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập cảu lao động phi chính thức tại Hải Phòng từ đó đưa ra các hàm ý chính sách để góp phần cải thiện thu nhập của lao động phi chính thức tại Hải Phòng. 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU Thực tế đã có rất nhiều nghiên cứu trên thế giới về sự tác động của các nhân tố đến KTPCT mà trong đó việc làm phi chính thức là một bộ phận ở các quốc gia khác nhau, thời gian khác nhau có thể thấy cụ thể như sau: Gils, Tedds và Wernen (1999), lạm phát là một yếu tố cơ bản tạo ra khu vực KTPCT. Macias (2008), lạm phát là nhân tố ảnh hưởng cùng chiều đến sự gia tăng việc làm phi chính thức. Jain Chandra và Monmmad (2012) chỉ ra 5 nhân tố gồm thuế thu nhập, GDP, khủng hoảng kinh tế, chính sách của Chính phủ, và luật pháp có ảnh hưởng đến quy mô khu vực KTPCT ở 100 quốc gia đang phát triển. Trong khi đó một số nghiên cứu là chỉ ra rằng thất nghiệp cũng có ảnh hưởng đến việc làn phi chính thức như nghiên cứu của Frey và Weck – Hanneman (1984), Deli Anno và Solomoni (2006), Kanniainen, Paakkonen và Schneider (2004), đều chỉ ra thất nghiệp có ảnh hưởng cùng chiều đến sự gia nhập của lao động của khu vực KTPCT, việc làm phi chính thức tăng lên. Kaufmann (1998), Tam và Choy (2002), Manolas, Rontos, Sfakianakis và Vavouras (2013), cho rằng khủng hoảng kinh tế có ảnh hưởng cùng chiều đến sự gia tăng việc làm phi chính thức. Goneenc và Harun Tanrivernis (2007), đã tiến hành thu thập dữ liệu của 394 hộ gia đình của 91 làng ở 4 huyện nông thôn của 10 tỉnh khác nhau ở Thổ Nhĩ Kỳ giai đoạn 2004-2005 để phân tích và đánh giá. Nhóm tác giả gợi ý quy mô làng nghề hộ gia đình, dân số, sức tiêu thụ, mức thu nhập có ảnh hưởng đến các cơ sở kinh doanh này nhằm tạo ra thu nhập và việc làm phi chính thức cho lao động địa phương. David Kucera và Leanne Roncolato (2008), nhóm tác giả đã nghiên cứu tại 3 quốc gia châu Mỹ Lainh là Argentina, Brazil và Mexico. Trong nghiên cứu này nhóm tác giả đã đánh giá 3 chính sách ảnh hưởng đến thị trường lao động phi chính thức là tạo công việc, lương và phát triển khu vực nông thôn.
  3. 966 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ FDI TOÀN CẦU VÀ ỨNG BIẾN CỦA DOANH NGHIỆP FDI TẠI VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH MỚI Majid Maddah (2014), đã sử dụng mô hình dữ liệu bảng thu thập dữ liệu ở 94 quốc gia đang phát triển trong giai đoạn từ 1999-2007. Nghiên cứu đã chỉ ra mối quan hệ trực tiếp giữa lạm phát và tỷ lệ thất nghiệp với quy mô của các cơ sở phi chính thức. Mô hình nghiên cứu cũng khẳng định rằng quy mô KTPCT ở các nước xuất khẩu dầu mỏ cao hơn ở các nước không xuất khẩu dầu mỏ. Nghiên cứu này chỉ đề cập đến ảnh hưởng của các nhân tố vĩ mô đến việc làm phi chính thức. Ở Việt Nam cũng có rất nhiều công trình nghiên cứu về kinh tế phi chính thức và việc làm phi chính thức như nghiên cứu của Trần Thị Minh Phương, Nguyễn Thị Minh Hiền (2014), kết quả ước lượng mô hình chỉ ra rằng trình độ đào tạo của lao động ở khu vực nông thôn Hà Nội có vai trò quan trọng trong việc tìm kiếm việc làm trả lương hoặc tự hoạt động sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó chương trình tạo việc làm cũng có tác động tích cực đến khả năng có việc làm phi nông nghiệp của lao động nông thôn. Nghiên cứu của nhóm tác giả Chử Thị Lân, Quyền Đình Hà (2014), kết quả nghiên cứu cho thấy có 5 yếu tố ảnh hưởng chất lượng việc làm theo thứ tự quan trọng đó là thời gian làm việc và nghỉ ngơi, tiền lương, phát triển kỹ năng, chính sách bảo hiểm và điều kiện việc làm. Có thể thấy rằng có nhiều nhóm nhân tố được tìm thấy có ảnh hưởng đến việc làm phi chính thức cũng như thu nhập của lao động phi chính thức. Trên cơ sở kế thừa các kết quả nghiên cứu trước đó, tác giả tiến hành xem xét những nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của lao động phi chính thức tại địa phương đặc thù như Hải Phòng nhằm làm phong phú thêm các nghiên cứu về vấn đề này, đồng thời kết quả nghiên cứu sẽ có thêm những gợi ý cho các nhà quản lý chính sách nhằm cải thiện thu nhập và môi trường làm việc của lao động phi chính thức trên địa bàn thành phố Hải Phòng hiện nay. 3. PHƯƠNG PHÁP VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU 3.1. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện theo các phương pháp thống kê, so sánh, phân tích dựa trên 2 nguồn dữ liệu: - Dữ liệu thứ cấp: Niên giám thống kê Hải Phòng hàng năm và các báo cáo thống kê của Cục Thống kê Hải Phòng giai đoạn 2010-2019. - Dữ liệu sơ cấp: Được thu thập dựa trên việc điều tra 830 cơ sở kinh doanh thuộc khu vực kinh tế phi chính thức trên địa bàn các quận Hồng Bàng, Hải An, Kiến An, Đồ Sơn và hai huyện An Lão, Vĩnh Bảo năm 2018. Nghiên cứu sử dụng kỹ thuật nghiên cứu định lượng để tiếp cận mô hình. Mục tiêu của nghiên cứu là xác định và kiểm định các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của lao động phi chính thức tại Hải Phòng, sử dụng công cụ phần mềm SPSS để tổng hợp và phân tích dữ liệu. 3.2. Giả thuyết nghiên cứu Dựa trên cơ sở lý thuyết, các nghiên cứu trong và ngoài nước, tác giả kế thừa mô hình hồi quy phù hợp để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của người lao động phi chính thức tại Hải Phòng như sau: Income = β0 + β1 Age + β2 Gender + β3 Training + β4 Working Area + u
  4. INTERNATIONAL CONFERENCE PROCEEDINGS: GLOBAL FDI AND RESPONSES OF FDI ENTERPRISES IN VIETNAM IN THE NEW CONTEXT 967 Trong đó: Biến phụ thuộc: Thu nhập của lao động phi chính thức được đo lường bằng tiền lương và các khoản trợ cấp có tính chất tiền lương mà chủ cơ sở kinh doanh phi chính thức chi trả cho lao động phi chính thức và được đại diện bằng biến Income. Biến độc lập: Age, Gender, Training, Working Area là các biến tuổi, giới tính, giáo dục đào tạo và khu vực làm việc của lao động phi chính thức có ảnh hưởng đến thu nhập của lao động phi chính thức. Biến Tuổi (Age) của người lao động tính theo năm, trong các cơ sở KDPCT tại Hải Phòng. Nghiên cứu cho rằng tuổi của lao động có ảnh hưởng ngược chiều đến thu nhập của lao động phi chính thức. Biến Giới tính (Gender) có 2 giá trị là nữ và nam. Vì thế cần 1 biến giả nhận giá trị là 0 nếu lao động là nữ và ngược lại. Nghiên cứu cho rằng lao động nữ làm việc phi chính thức có mức thu nhập thấp hơn lao động nam làm việc phi chính thức. Biến giáo dục đào tạo (Training) là biến liên tục được tính bằng số năm đi học liên tục, được tính bằng số năm học phổ thông cộng với số năm học tiếp lên bậc học cao hơn. Nghiên cứu cho rằng người lao động nếu được đào tạo với trình độ cao hơn thì dễ tìm kiếm được công việc hơn, đồng thời những lao động có trình độ, kỹ năng tốt thì thu nhập cũng cao hơn những lao động không được đào tạo. Biến khu vực làm việc (Working Area) có 2 giá trị là khu vực nông thôn và khu vực thành thị. Vì thế cần 1 biến giả nhận giá trị là 0 nếu lao động phi chính thức làm việc tại khu vực nông thôn và ngược lại. Nghiên cứu cho rằng khu vực làm việc có ảnh hưởng đến việc tham gia thị trường lao động phi chính thức và lao động phi chính thức làm việc ở khu vực nông thôn có thu nhập thấp hơn lao động phi chính thức ở khu vực thành thị. 4. THẢO LUẬN VỀ KẾT QUẢ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 4.1. Đặc điểm việc làm của lao động phi chính thức trên địa bàn Hải Phòng Từ kết quả khảo sát 830 cơ sở kinh doanh phi chính thức trên địa bàn Hải Phòng, số lao động làm việc trong các cơ sở này có 54% là nữ, 46% là nam, nhóm tuổi từ 18-40 tuổi chiếm tỷ lệ 40,33% lao động tham gia lao động trong khu vực KTPCT với ngành nghề lao động chủ yếu là kinh doanh thương mại; và đây cũng là nhóm lao động chưa được đào tạo chuyên môn kỹ thuật có tỷ lệ cao nhất, tiếp đến là các nhóm được đào tạo dưới 3 tháng, sơ cấp, trung cấp và thấp nhất là nhóm có trình độ cao đẳng, đại học (3,37%). Kết quả khảo sát của nhóm tác giả trên 830 cơ sở KDPCT cũng thống nhất với đặc điểm này. Trong số 830 cơ sở kinh doanh phi chính thức, thì có đến trên 62% lao động chưa qua đào tạo, tỷ lệ lao động có trình độ đại học trở lên chỉ chiếm khoảng 4%. Qua khảo sát, có đến 63% người lao động tại cơ sở KDPCT không được đào tạo, 36% được đào tạo ngay tại cơ sở và chỉ có gần 1% được gửi đi đào tạo một cách bài bản. số giờ làm việc bình quân trong một tuần của LĐPCT cao (49,3giờ) hơn so với quy định cho người lao động ở Việt Nam (48 giờ). Tiền lương của lao động tại các cơ sở KDPCT tại Hải Phòng thường được tính trả theo nhiều cách khác nhau, tùy theo từng cơ sở và tùy từng loại công việc. Theo số liệu khảo sát tại 830 cơ sở, có đến 30% lao động nhận lương cố định theo tháng hoặc tuần; 40% lao động nhận lương theo giờ; 7% khoán việc và 30% được trả bằng hiện vật. Thực tế cho thấy hầu hết người lao động tại các cơ sở KDPCT tại Hải Phòng làm việc mà không có hợp đồng lao động hoặc chỉ hợp đồng miệng. Điều này
  5. 968 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ FDI TOÀN CẦU VÀ ỨNG BIẾN CỦA DOANH NGHIỆP FDI TẠI VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH MỚI phản ánh đặc trưng về điều kiện làm việc trong KVPCT là tình trạng bấp bênh và công việc không được đảm bảo ổn định. Trong khi lao động tại khu vực chính thức được tính lương chủ yếu theo thang bảng lương thì tại KVPCT, lương của lao động hầu như không có thang bảng lương mà được tính theo doanh thu hoặc lợi nhuận hoặc theo thỏa thuận với người lao động. Hình thức trả lương và cách tính lương một lần nữa thể hiện sự bấp bênh, không ổn định trong công việc của LĐPCT. Chính vì thế nên các cơ sở KDPCT cũng không đóng bảo hiểm xã hội và các chế độ an sinh xã hội cho lao động phi chính thức. Qua khảo sát về mức lương trả cho lao động ở cơ sở KDPCT cho thấy có 22,7% được trả lương dưới 3 triệu, 49,7% có lương từ 3-5 triệu đồng, tương đương mức lương tối thiểu vùng. Chỉ có 22,7% được trả mức lương trên 5 triệu. Như vậy, trong thực tế, đóng góp của KTPCT cho xã hội qua thu nhập của người lao động còn khá hạn chế. Với tỷ lệ 78% số cơ sở SXKD các thể thuộc khu vực KTPCT thì đây càng là vấn đề cần quan tâm để nâng cao thu nhập cho lao động trong khu vực này. 4.2. Kết quả mô hình nghiên cứu Trên cơ sở mô hình hồi quy đề xuất cùng với bộ dữ liệu thu thập được, kết quả hồi quy tuyến tính được trình bày trong các bảng sau: Bảng 1. Model Summaryb Model R R Square Adjusted R Square Std. Error of the Estimate Durbin-Watson 1 .857a .632 .629 .489 1.635 a. Predictors: (Constant), Khu vuc lam viec, Gioi tinh, Dao tao, Tuoi b. Dependent Variable: Thu nhap (Nguồn: Kết quả nghiên cứu tác giả tổng hợp từ SPSS 20) “Adjusted R square” hay còn gọi “R bình phương hiệu chỉnh”, phản ánh mức độ ảnh hưởng của các biến độc lập lên biến phụ thuộc. Cụ thể trong trường hợp này, các biến độc lập đưa vào mô hình giải thích được 62,9% sự thay đổi của biến phụ thuộc, còn lại 37,1% là do các biến ngoài mô hình và sai số ngẫu nhiên. Điều này cho thấy mô hình hồi quy tuyến tính này phù hợp với tập dữ liệu của mẫu ở mức 62,9%. Thông thường, giá trị này từ 50% trở lên là nghiên cứu được đánh giá là tốt. “Durbin-Watson” (DW) dùng để kiểm định tự tương quan của các sai số kề nhau (hay còn gọi là tương quan chuỗi bậc nhất) có giá trị biến thiên từ 0 đến 4. DW = 1,635 < 4, như vậy không có sự tương quan chuỗi bậc nhất trong mô hình. Bảng 2. ANOVAa Model Sum of Squares Df Mean Square F Sig. 1 Regression 149.590 4 37.397 156.254 .000b Residual 196.974 823 .239 Total 346.564 827 a. Dependent Variable: Thu nhap b. Predictors: (Constant), Khu vuc lam viec, Gioi tinh, Dao tao, Tuoi (Nguồn: Kết quả nghiên cứu tác giả tổng hợp từ SPSS 20)
  6. INTERNATIONAL CONFERENCE PROCEEDINGS: GLOBAL FDI AND RESPONSES OF FDI ENTERPRISES IN VIETNAM IN THE NEW CONTEXT 969 Kết quả mô hình F là 156,254 với Sig là 0,000 < 0,05, chứng tỏ R bình phương của tổng thể khác 0. Như vậy mô hình hồi quy tuyến tính xây dựng được phù hợp với tổng thể, tức là dù R bình phương tổng thể không thể tính cụ thể được, nhưng biết chắc chắn sẽ khác 0 thì chứng tỏ là các biến độc lập có tác động đến biến phụ thuộc. Bảng 3. Coefficientsa Unstandardized Standardized Sig. Collinearity Statistics Model Coefficients Coefficients t Tolerance B Std. Error Beta VIF (Constant) 2.458 .073 33.690 .000 Tuoi -.089 -.027 -.090 3.335 .001 .942 1.061 1 Gioi tinh -.060 -.034 -.046 1.754 .050 1.000 1.000 Dao tao .853 .038 .590 22.250 .000 .981 1.019 Khu vuc làm việc -.440 -.055 -.218 7.992 .000 .931 1.074 a. Dependent Variable: Thu nhap (Nguồn: Kết quả nghiên cứu tác giả tổng hợp từ SPSS 20) VIF < 2 mô hình không có hiện tượng đa cộng tuyến. Sig kiểm định t hệ số hồi quy của các biến độc lập đều nhỏ hơn 0.05. Như vậy các biến tuổi, giới tính, đào tạo, khu vực làm việc là các biến độc lập có ý nghĩa giải thích cho biến phụ thuộc là biến thu nhập. Phương trình hồi quy chuẩn hóa: Thu nhập = 0,59 Đào tạo – 0,046 Giới tính – 0,09 Tuổi – 0,218 Khu vực làm việc. Tuổi của người lao động là yếu tố ảnh hưởng đến việc tham gia vào thị trường lao động phi chính thức. Hệ số của biến tuổi mang dấu âm cho thấy khả năng có việc làm phi chính thức của người lao động có xu hướng giảm khi tuổi của người lao động càng tăng. Điều này hoàn toàn phù hợp khi lao động phi chính thức càng nhiều tuổi thì sức khỏe sẽ bị giảm sút từ đó ảnh hưởng đến chất lượng công việc. Vì thế mà cản trở họ tham gia vào khu vực việc làm phi chính thức đồng thời thu nhập của họ cũng sẽ thấp hơn những lao động trẻ tuổi hơn. Xét về trình độ học vấn của người lao động thì lao động có trình độ càng cao thì khả năng tìm kiếm được công việc trong các khu vưc chính thức. Vì thế những người lao động có trình độ càng cao thì sẽ có khả năng tìm kiếm được những công việc chính thức hoặc trong khu vực phi chính thức với thu nhập ngày càng tốt hơn. Đồng thời những lao động phi chính thức có trình độ học vấn, được đào tạo thì tìm kiếm được các công việc đòi hỏi kỹ năng, kỹ xảo và từ đó thu nhập cũng tốt hơn những lao động không được đào tạo. Vì thế có thể thấy trình độ học vấn, đào tạo có ảnh hưởng cùng chiều đến thu nhập của lao động phi chính thức và ngược lại. Giới tính và khu vực làm việc của lao động phi chính thức là 2 biến định danh. Biến giả giới tính nữ bằng -0,06 cho thấy thu nhập của lao động nữ thấp hơn lao động nam là 0,06 triệu đồng nếu cùng tham gia làm việc ở khu vực phi chính thức. Biến giả khu vực nông thôn bằng -0,218 cho thấy lao động làm việc phi chính thức ở khu vực thành thị có thu nhập cao hơn 0,218 triệu đồng so với lao động làm việc phi chính thức ở khu vực nông thôn.
  7. 970 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ FDI TOÀN CẦU VÀ ỨNG BIẾN CỦA DOANH NGHIỆP FDI TẠI VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH MỚI 5. KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT Từ kết quả của mô hình ước lượng hồi quy, nghiên cứu đã rút ra một số kết luận sau: Thu nhập của lao động phi chính thức có sự khác biệt theo độ tuổi và giới tính. Do vậy cần có những chính sách có thể hỗ trợ những lao động lớn tuổi và lao động nữ để có thể tìm kiếm được cơ hội việc làm, cải thiện được thu nhập để tiến tới tạo sự bình đẳng giới cũng như giúp các lao động lớn tuổi và lao động nữ có cuộc sống độc lập kinh tế. Từ đó góp phần đảm bảo an sinh xã hội cho một bộ phẩn lao động lớn tuổi và lao động nữ giới. Trình độ đào tạo có ảnh hưởng rất lớn tới thu nhập của lao động phi chính thức. Cụ thể những lao động có trình độ đào tạo càng cao thì khả năng có việc làm càng tăng đặc biệt là những lao động có trình độ tay nghề kỹ thuật tốt thì có thể có những việc làm với mức thu nhập cao tương xứng. Trong khi đó bộ phận những lao động có trình độ thấp, kỹ thuật kém thì khả năng tiếp cận thị trường việc làm khó khăn hơn đặc biệt là những công việc có mức thu nhập cao. Từ đó cần phải có chính sách đào tạo lao động đặc biệt là những lao động chưa qua đào tạo để họ có kỹ năng, kỹ xảo tay nghề làm việc tốt hơn giúp họ tự tin tìm được công việc phù hợp với mức thu nhập tốt nhằm đáp ứng nhu cầu cuộc sống. Khu vực làm việc cũng có ảnh hưởng đến thu nhập của lao động phi chính thức. Ở những khu vực thành thị, đô thị hóa thì khả năng tìm việc làm phi chính thức có thu nhập cao sẽ lớn hơn ở khu vực nông thôn. Điều đó lý giải tại sao rất nhiều lao động phi chính thức ở nông thôn đã gia nhập thị trường lao động phi chính thức ở thành thị. Trong khuôn khổ bài báo này, tác giả đề xuất một số hàm ý chính sách như sau: - Phát triển các chương trình hỗ trợ việc làm cho thanh niên, phụ nữ, việc làm cho nông dân bị mất đất do chương trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp, chương trình việc làm cho người nghèo, chương trình việc làm cho người tàn tật, việc làm cho lao động di cư. - Đầu tư vào giáo dục và đào tạo kỹ năng cho lực lượng lao động trẻ và năng động để nhanh chóng nắm bắt được các cơ hội của thị trường và tạo ra việc làm có chất lượng tốt góp phần tăng trưởng kinh tế cho thành phố và tạo ra mức thu nhập cao hơn. - Hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động tự do phù hợp với đặc thù thành phố cảng biển, theo hướng phát triển kinh tế biển và dịch vụ cảng biển, du lịch. - Xây dựng chính sách ưu đãi cả cho người đào tạo và người được đào tạo trong khu vực phi chính thức về hỗ trợ khởi nghiệp. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Albrecht. J., và Navarro, L., và Vraman, S. (2009), The effect of labor market policies in an economy with an informal sector, Economic Journal, royal Economic Society, 119 (539), ppt 1105-1129. 2. Borjas (2013), Labor Economics 4th edition by Borjas, George published by McGraw-Hill/Irwin Hardcover. 3. Chử Thị Lân, Quyền Đình Hà (2014), Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng việc làm của người lao động trong các cơ sở sản xuất kinh doanh phi chính thức ở Hà Nội, Tạp chí Khoa học và phát triển 2014, tập 12, số 6, tr 855-963. 4. Cục Thống kê Hải Phòng (2018), Niên giám thống kê Hải Phòng năm 2017 5. Cục Thống kê Hải Phòng (2019), Niên giám thống kê Hải Phòng năm 2019 6. Cục Thống kê thành phố Hải Phòng (2019), “Kết quả sơ bộ Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019”
  8. INTERNATIONAL CONFERENCE PROCEEDINGS: GLOBAL FDI AND RESPONSES OF FDI ENTERPRISES IN VIETNAM IN THE NEW CONTEXT 971 7. Cục Thống kê thành phố Hải Phòng (2020), “Tình hình kinh tế - xã hội thành phố Hải Phòng năm 2019” 8. David Kucera and Leanne Roncolato (2008), Informal employment: Two contested policy issues, International Labour Review, Vol. 147 (2008), No. 4, ppt. 321-348 9. Gonenc and Harun Tanrivermis (2007), Factors Affecting Informal Economy of Rural Turkey, Journal of Applied Sciences, 7: 3138-3153. 10. Ha Hong Nguyen (2018). The study on factors influencing wages: The case of laborers in non-state enterprises in Travinh province, Vietnam; Asian Journal of Science and Technology, Vol 9, Issue 09; 8719 - 8721. 11. Hồ Đức Hùng và cộng sự (2008), Khu vực kinh tế phi chính thức tại thành phố Hồ Chí Minh – thực trạng và giải pháp. 12. Lê Đình Hải (2017), Các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ trên địa bàn huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội, Tạp chí khoa học công nghệ và nông nghiệp số 4-2017, tr. 162-171. 13. Majid Maddah (2014), The effective factors on informal economy in developing countries (Panel data model), International Journal of Regional Development, ppt 12-25. 14. Naik, AK (2009), “Informal Sector and Informal Workers in India”. 15. Nguyễn Hồng Hà, Lê Thị Kim Chi (2020), Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của người lao động tại các khu công nghiệp tỉnh Trà Vinh, den-thu-nhap-cua-nguoi-lao-dong-tai-cac-khu-cong-nghiep-tinh-tra-vinh-69224.htm 16. Nguyễn Thái Sơn và cộng sự (2020), Quàn lý kinh tế phi chính thức trên địa bàn Hải Phòng 17. Nguyễn Thái Sơn, Phạm Thị Thu Hương (2019), Kinh tế phi chính thức: Nhận diện và những vấn đề đặt ra với công tác quản lý, Kỷ yếu Hội thảo Quốc gia: Phát triển kinh tế tư nhân tại Hải Phòng, tr 171-182. 18. Phạm Lê Thông (2008). Ảnh hưởng của trình độ học vấn đối với thu nhập của NLĐ ở đồng bằng sông Cửu Long, nghiên cứu kinh tế số 412 - tháng 9/2012. 19. Trần Thị Minh Phương, Nguyễn Thị Minh Hiền (2014), Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng có việc làm phi nông nghiệp ở nông thôn thành phố Hà Nội, Tạp chí Khoa học và phát triển 2014, tập 12, số 6, tr 829-835. 20. United Nations Economic and Social council (2007), “Study on mesurement of the informal sector and informal employment in Africa” 21. Vũ Đình Ánh và Bùi Hà Linh (2019), “Nghiên cứu quy mô lao động tại khu vực kinh tế phi chính thức ở Việt Nam”, te-phi-chinh-thuc-o-viet-nam-312066.html