Nhập môn tư duy tính toán - Bài 3: Vòng lặp và hàm trong python

pdf 16 trang Gia Huy 17/05/2022 3590
Bạn đang xem tài liệu "Nhập môn tư duy tính toán - Bài 3: Vòng lặp và hàm trong python", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfnhap_mon_tu_duy_tinh_toan_bai_3_vong_lap_va_ham_trong_python.pdf

Nội dung text: Nhập môn tư duy tính toán - Bài 3: Vòng lặp và hàm trong python

  1. NHẬP MÔN TƯ DUY TÍNH TOÁN Bài 3: Vòng lặp và hàm trong python
  2. Nội dung chính TRƯƠNG XUÂN NAM 2
  3. Phần 1 Vòng lặp “while” TRƯƠNG XUÂN NAM 3
  4. Vòng lặp while ▪ Vòng while thực hiện lặp lại khối lệnh chừng nào biểu thức điều kiện còn đúng ▪ Phát biểu continue trong khối lệnh sẽ ngắt khối lệnh hiện tại và bắt đầu một vòng lặp mới ▪ Phát biểu break sẽ kết thực vòng lặp ngay lập tức ▪ Khối else sẽ được thực hiện sau khi toàn bộ vòng lặp đã chạy xong, không bắt buộc phải có khối này ▪ Khối này sẽ không chạy nếu vòng lặp bị “break” TRƯƠNG XUÂN NAM 4
  5. Vòng lặp while # In ra các số tự nhiên chia hết cho 7 nhỏ hơn 1000 n = 0 while n < 1000: if (n % 7) == 0: print(n) n += 1 # Tính tổng các số nhỏ hơn 1000 và không chia hết cho 3 t = 0 n = 0 while n < 1000: if (n % 3) != 0: t = t + n n += 1 print(t) TRƯƠNG XUÂN NAM 5
  6. Vòng lặp while # Với 10 triệu, gửi ngân hàng với lãi suất 5,1% hàng năm # tính xem sau bao nhiêu năm thì có ít nhất 50 triệu so_tien = 10000000 lai_suat = 5.1/100 so_nam = 0 while so_tien < 50000000: so_nam += 1 so_tien = so_tien * (1 + lai_suat) print("Số tiền sau", so_nam, "năm:", so_tien) print("Sau", so_nam, "bạn sẽ có ít nhất 50 triệu.") TRƯƠNG XUÂN NAM 6
  7. Vòng lặp while # Ví dụ về lặp while có dùng break và else # Nhập số n và kiểm tra xem nó có phải số nguyên tố hay không n = int(input("Nhập số N: ")) x = 2 while x < n: if (n % x) == 0: print("N không phải số nguyên tố") break; x = x + 1 else: print("N là số nguyên tố") TRƯƠNG XUÂN NAM 7
  8. Phần 2 Vòng lặp “for” TRƯƠNG XUÂN NAM 8
  9. Vòng lặp for ▪ Cú pháp: for in : # khối for else # khối else ▪ Vòng for cho phép sử dụng một lần lượt duyệt các giá trị trong ▪ Tương tự như while, có thể sử dụng break và continue ▪ Khối else thực hiện sau khi toàn bộ vòng lặp đã chạy xong ▪ Khối này sẽ không chạy nếu vòng lặp bị “break” ▪ Không bắt buộc phải có khối này ▪ Cách làm việc tương tự như ở vòng lặp while TRƯƠNG XUÂN NAM 9
  10. Vòng lặp for X = ['chó', 'mèo', 'lợn', 'gà'] # In ra các loài vật trong danh sách for w in X: print(w) # In ra các loại vật, ngoại từ loài ‘mèo’ for x in X: if x == 'mèo': continue print(x) # In ra các loại vật, nếu gặp loài ‘mèo’ thì dừng luôn for z in X: if z == 'mèo': break print(z) TRƯƠNG XUÂN NAM 10
  11. Vòng lặp for # Trường hợp một khoảng số khá lớn, không thể liệt kê được # Ta sử dụng hàm range để tạo ra khoảng số # In các số từ 10 đến 19: khoảng 10 đến 20, bước nhảy 1 for d in range(10, 20): print(d) # In các số từ 20 đến 11: khoảng 20 đến 10, bước nhảy -1 for d in range(20, 10, -1): print(d) # In các số lẻ từ 1 đến 100: khoảng 1 đến 100, bước nhảy 2 for d in range(1, 101, 2): print(d) TRƯƠNG XUÂN NAM 11
  12. Phần 3 Hàm TRƯƠNG XUÂN NAM 12
  13. Hàm ▪ Cú pháp khai báo hàm rất đơn giản def (danh-sách-tham-số): ▪ Ví dụ: hàm tính tích 2 số def tich(a, b): return a*b ▪ Hàm trả về kết quả bằng lệnh return, nếu không trả về thì coi như trả về None TRƯƠNG XUÂN NAM 13
  14. Hàm với tham số mặc định ▪ Hàm có thể chỉ ra giá trị mặc định của tham số # nếu không nói gì thì mặc định b=1 def tich(a, b = 1): return a*b ▪ Như vậy với hàm trên ta có thể gọi thực hiện nó: print(tich(10, 20)) # 200 print(tich(10)) # 10 print(tich(a=5)) # 5 print(tich(b=6, a=5)) # 30 ▪ Chú ý: các tham số có giá trị mặc định phải đứng cuối danh sách tham số TRƯƠNG XUÂN NAM 14
  15. Phần 4 Bài tập TRƯƠNG XUÂN NAM 15
  16. Bài tập 1. Viết chương trình cho phép người dùng nhập vào một dãy số tự nhiên (không biết trước độ dài), việc nhập dãy sẽ kết thúc khi người dùng nhập một số âm nào đó. 2.Viết hàm isPrime kiểm tra xem N có phải là số nguyên tố hay không? 3.Viết chương trình nhập hai số A và B, in ra tất cả các số nguyên tố nằm trong khoảng [A, B]. 4.Nhập 2 số A và B, tính và in ra màn hình ước số chung lớn nhất và bội số chung nhỏ nhất của hai số đó. 5.Nhập tọa độ 3 điểm A, B và C trên mặt phẳng 2 chiều. Hãy kiểm tra và chỉ ra hình dạng của tam giác ABC (đều, vuông, cân, vuông cân, tù, nhọn, ) TRƯƠNG XUÂN NAM 16