Nhìn lại chân dung người lao động nhập cư trong khu vực kinh tế phi chính thức (Trường hợp người thu gom rác dân lập tại Thành phố Hồ Chí Minh)

pdf 12 trang Gia Huy 19/05/2022 2250
Bạn đang xem tài liệu "Nhìn lại chân dung người lao động nhập cư trong khu vực kinh tế phi chính thức (Trường hợp người thu gom rác dân lập tại Thành phố Hồ Chí Minh)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfnhin_lai_chan_dung_nguoi_lao_dong_nhap_cu_trong_khu_vuc_kinh.pdf

Nội dung text: Nhìn lại chân dung người lao động nhập cư trong khu vực kinh tế phi chính thức (Trường hợp người thu gom rác dân lập tại Thành phố Hồ Chí Minh)

  1. 22 TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 10 (266) 2020 NHÌN LẠI CHÂN DUNG NGƢỜI LAO ĐỘNG NHẬP CƢ TRONG KHU VỰC KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC Trƣờng hợp ngƣời thu gom rác dân lập tại Thành phố Hồ Chí Minh NGUYỄN VĂN BÌNH* NGUYỄN THỊ NHUNG Tiếp cận nghiên cứu lịch đại, thông qua việc đối chiếu tâm thế lựa chọn và gắn bó với việc làm giữa các thế hệ khác nhau, kết quả nghiên cứu cho thấy sự linh động của những nghề nghiệp phi chính thức. Điển hình, trong trường hợp nghề rác dân lập, người lao động vì những rào cản về học vấn, tuổi tác, trình độ tay nghề nên có thể đến với nghề trong một tâm thế bắt buộc. Tuy nhiên, trong quá trình gắn bó, người lao động đã chuyển dần từ tâm thế bắt buộc sang một lựa chọn đầy tính duy lý. Ngoài ra, nghề rác dân lập còn góp phần nhìn nhận lại quan điểm người nhập cư mang cái nghèo đến đô thị bằng xu hướng “đầu tư/tái đầu tư” việc làm của mình. Qua đó, bài viết phản ánh những đóng góp của nghề rác dân lập trong nền kinh tế tại đô thị. Từ khóa: kinh tế phi chính thức, thu gom rác dân lập, người lao động nhập cư Nhận bài ngày: 17/8/2020; đưa vào biên tập: 19/8/2020; phản biện: 3/9/2020; duyệt đăng: 24/10/2020 1. DẪN NHẬP tranh luận trong phạm vi kinh tế học Từ những thập niên 1970, kinh tế phi mà đã bắt đầu mở rộng sang nhân chính thức đã bắt đầu được quan tâm học và xã hội học. Nhìn chung, cuộc và thường được cho là một nền kinh tranh luận sôi nổi chủ yếu xoay quanh tế dư thừa tại khu vực đô thị của các những lý giải về sự tự nguyện hay bắt nước đang phát triển (dẫn theo buộc trong hành vi lựa chọn việc làm Gunewardena, 2005). Sau thập niên nơi người lao động (Razafindrakoto, 1980-1990 cho đến nay kinh tế phi Roubaud, Wachsberger, 2013: 73). chính thức được nghiên cứu nhiều Trước hết, nhiều nghiên cứu chia sẻ hơn bởi những tác động của nó trong mang quan điểm tương đối tiêu cực bối cảnh khủng hoảng kinh tế, di dân thường đề cập đến sự bần cùng của nông thôn - đô thị ngày càng mạnh mẽ. những người lao động. Họ cho rằng Những nghiên cứu trong nhiều thập người lao động buộc phải làm việc niên qua, không chỉ tạo nên cuộc trong lĩnh vực phi chính thức, bởi sự hạn hẹp về cơ hội việc làm xuất phát *, Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ. từ những rào cản về học vấn và tuổi
  2. NGUYỄN VĂN BÌNH - NGUYỄN THỊ NHUNG – NHÌN LẠI CHÂN DUNG 23 tác Vì thế, theo Harris và Todaro (Razafindrakoto, Roubaud, Wachsberger, (1970) kinh tế phi chính thức được coi 2013: 73). như là phân khúc thấp kém của một Tiếp đến, Mitra và Arup (1992) cho thị trường lao động hai phân khúc rằng, khi nghiên cứu về di dân trong (chính thức và phi chính thức) (dẫn sự liên đới với kinh tế phi chính thức, theo Gunewardena, 2005; Nguyễn Thị người ta luôn nhìn thấy hiển hiện của Nhung, 2005; Lê Thị Mỹ, 2005; Võ Thị một dòng dịch chuyển nghèo đói từ Cúc, 2015). Ngoài ra, theo Maloney nông thôn đến đô thị trong quá trình (2003), kinh tế phi chính thức được di cư tìm kiếm cơ hội cải thiện cuộc xem là một vùng đệm an toàn để tìm sống tại quê gốc của người lao động kiếm cơ hội và di động vào thị trường (dẫn theo Gunewardena, 2005; Đặng lao động chính thức (dẫn theo Nguyên Anh, 2005; Nguyễn Ngọc Gunewardena, 2005). Hay nhận định Diễm, Nguyễn Thị Minh Châu, 2005; của Selby, Murphy và Lorenzen (1991); Trần Nguyệt Minh Thu, 2013). Vì vậy, Maloney (2003), tuy có những nghiên di cư và việc làm phi chính thức như cứu xem kinh tế phi chính thức như là một đặc trưng của những người một chiến lược kinh tế mang tính chủ nghèo hơn, ít đất hơn, ít mạng lưới xã động, nhưng nó cũng chỉ đơn thuần là hội hơn khi đến đô thị (Nguyễn Văn một công việc đáng mơ ước của Bình, 2018). những lao động trình độ học vấn, tay Những dự án phát triển gần đây của nghề thấp và lớn tuổi, khi họ không tổ chức ENDA (2012); Trung tâm tìm được một công việc hứa hẹn nào Nghiên cứu - Tư vấn Công tác xã hội nếu tham gia vào lĩnh vực kinh tế và Phát triển cộng đồng - SDRC và tổ chính thức (dẫn theo Gunewardena, chức Oxfam (2017) là một động thái 2005). Trong một góc nhìn tích cực tích cực trong việc cải thiện chính hơn từ những nhà nhân học, xã hội sách dành cho người nhập cư lao học, “coi kinh tế phi chính thức như động phi chính thức. Tuy nhiên, khi một loại hình được định hình bởi các các dự án phát triển chủ yếu nhấn giá trị đạo đức truyền thống, giúp đỡ mạnh đến tính dễ tổn thương (tình tương trợ nhau, hoặc như một vườn ươm các doanh nhân sáng tạo và tự trạng học vấn kém, không tay nghề, hào về công việc độc lập của họ” không hộ khẩu, thu nhập thấp, không (Razafindrakoto, Roubaud, Wachsberger, phúc lợi xã hội ), vô hình trung đã 2013: 73). Tuy nhiên, những nhà kinh ủng hộ những quan điểm có tính bi tế học tiếp tục chỉ ra rằng, có hai phân quan mà chúng tôi vừa đề cập. khúc (phân khúc bình dân và phân Tại các nước đang phát triển, kinh tế khúc cao của những doanh nhân) phi chính thức phát triển rất mạnh mẽ, trong khu vực kinh tế phi chính thức. nhưng trải qua hơn nửa thế kỷ, dòng Trong đó, sự chủ động chỉ dành cho quan điểm tiêu cực vẫn không thay những doanh nhân ở phân khúc cao đổi mà tồn tại dai dẳng cho đ ến ngày
  3. 24 TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 10 (266) 2020 nay. Qua tổng quan, chúng tôi nhận động của người thu gom rác dân lập ở thấy có ba luồng quan điểm chính đề TPHCM do SDRC thực hiện và Oxfam cập đến lao động nhập cư làm việc tài trợ. Dữ liệu được thu thập vào trong khu vực kinh tế phi chính thức: 1) tháng 9/2017 với 428 trường hợp, bao Học vấn và tình trạng cư trú đã bắt gồm người làm công và chủ các buộc người lao động vẫn phải bám trụ đường dây rác dân lập đang trực tiếp với các hoạt động phi chính thức; 2) thu gom trên địa bàn TPHCM. Dữ liệu Các hoạt động sinh kế phi chính thức được chọn lọc phân tích chủ yếu là chỉ là một sự lựa chọn hạn hẹp, tạm các thông tin nhân khẩu học, thu nhập, bợ và là một vùng đệm trong quá trình thời gian gắn bó với nghề thu gom rác chuyển đổi sang các hoạt động kinh tế và xu hướng sở hữu đường dây rác. chính thức; 3) Có mối liên kết chặt chẽ Bên cạnh đó, do sự hạn chế của dữ giữa kinh tế phi chính thức, nhập cư liệu (từ khảo sát vào tháng 9/2017), cụ và nghèo đô thị. Ba dòng quan điểm thể khảo sát đã không chia rõ chi tiết này cũng chính là cơ sở để chúng tôi các khoản thu nhập phụ thêm của tiếp tục phân tích tâm thế của những người lao động thu gom rác. Vì thế, người làm nghề rác dân lập(1) tại chúng tôi đã kết hợp thêm dữ liệu về TPHCM. Thu gom rác dân lập được thu nhập của 63 trường hợp người chúng tôi tiếp cận như một trường thu gom rác dân lập trong đề tài hợp của khu vực kinh tế phi chính nghiên cứu cấp cơ sở năm 2019 của thức, dựa trên những tiêu chí về việc Nguyễn Thị Minh Châu về Tiền công làm và qui mô. Họ là những lao động của người lao động làm thuê phi chính làm thuê không có hợp đồng lao động, thức tại TPHCM: So sánh với tiền những lao động làm chủ(2) ở quy mô lương tối thiểu vùng và lương đủ sống. cá thể/hộ gia đình và không được thụ Ngoài ra, bài viết còn phỏng vấn (năm hưởng các phúc lợi xã hội. Bài viết là 2017 và năm 2020) những người lao một nghiên cứu trường hợp, chính vì động làm công và chủ đường dây rác vậy chúng tôi không có mục đích ở quận Gò Vấp, quận 6, và quận 9, và (3) khẳng định cho toàn bộ các hoạt động những ghi chép từ điền dã . Các khác trong lĩnh vực kinh tế phi chính cuộc phỏng vấn sâu trong bài viết này thức. Ý kiến của chúng tôi mong muốn được chúng tôi phát triển từ mẫu góp thêm một cách nhìn từ thực tế nghiên cứu định lượng. của một hoạt động sinh kế phi chính 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO thức trong không gian đô thị. LUẬN 2. NGUỒN DỮ LIỆU VÀ PHƢƠNG 3.1. Học vấn và những thƣơng thảo PHÁP NGHIÊN CỨU của ngƣời lao động nhập cƣ trong Nguồn dữ liệu sử dụng trong bài viết hành trình đến với nghề rác dân lập này là từ cuộc khảo sát định lượng về Khảo sát của SDRC & Oxfam (2017) An sinh xã hội và an toàn vệ sinh lao cho thấy một tỷ lệ người thu gom rác
  4. NGUYỄN VĂN BÌNH - NGUYỄN THỊ NHUNG – NHÌN LẠI CHÂN DUNG 25 nhập cư tại TPHCM có học vấn tiểu của anh Đ. (sinh năm 1951), mặc dù học và mù chữ chiếm gần 46%, trung đã đậu tú tài I nhưng anh vẫn theo học cơ sở chiếm 42,6, từ cấp 3 trở lên người thân làm nghề rác. Thu nhập chiếm 10% (xem Bảng 1). Như vậy, của anh vừa trang trải cuộc sống gia phải chăng học vấn là rào cản trong đình vừa nuôi 3 người con ăn học. lựa chọn nghề nghiệp của người thu Anh đã mượn thêm vốn mua một gom rác dân lập. đường rác nhỏ khoảng 200 hộ gia Trong thời gian điền dã, chúng tôi đình. Tuy vậy, anh vẫn mặc cảm với được biết nghề thu gom rác dân lập nghề rác và không muốn trong dòng đã từng nuôi sống nhiều người không họ, hàng xóm biết về công việc anh thể tìm kiếm được việc làm khác. đang làm tại TPHCM. Vì với anh nghề Trường hợp của anh H. (sinh năm rác trước đây vẫn là một nghề bần 1966) quê ở Tây Ninh, khi trở về từ cùng dù là làm thuê hay làm chủ, rác Campuchia trong điều kiện không đất chỉ dành cho những người nghèo, đai, không được hỗ trợ về công ăn người không có công việc làm khác việc làm, anh đã đến với nghề rác như hay người không có trình độ. Như vậy một sự tình cờ thông qua người em học vấn hay các rào cản khác không gái. Theo anh H. nghề rác dân lập còn được nhắc đến như một yếu tố không đòi hỏi bất cứ một yêu cầu nào quan trọng trong quyết định đến với về tuổi tác hay trình độ học vấn, nghề nghề rác. này chỉ dành cho những người không “Ngày xưa thì tại không có tiền, nghề tìm được việc làm khác, và thường nào khá thì làm, anh không có nghĩ tới đến với nghề trong tâm thế bắt buộc. rác thế này thế kia. Nhưng sau này Anh Hư. (sinh năm 1966), vì không anh cũng mặc cảm lắm chứ, đứng thể tiếp tục công việc tại lâm trường ở trên bô rác kêu lại chụp hình thì anh Tây Ninh do không có bằng cấp, nên cũng đâu có chịu, anh cũng mặc cảm cả gia đình di cư đến TPHCM và công nói thôi đừng chụp hình tôi kế xe rác, việc đầu tiên là làm thuê cho các ông tội nghiệp con tôi nó đi học, đưa cái chủ thu gom rác. Mặc dù, anh Hư., hình tôi lên trên truyền hình thì tội anh H. chọn nghề rác như một giải nghiệp nó. Còn bây giờ ai chụp thì pháp cuối cùng sau những biến cố có chụp, đưa thì đưa, chứ ngày xưa là liên quan đến học vấn, tuổi tác, nhưng anh mặc cảm lắm” (PVS. anh Đ., sinh giờ đây nghề rác là công việc mà các năm 1951). anh không thể từ bỏ. Hiện nay anh Hư. Từ sau năm 2000, khi rác dân lập “ăn (4) đã “làm chủ” một “đường dây” rác tại nên làm ra”, trở nên “sốt”, người dân Gò Vấp. ở Tây Ninh, Long An và các tỉnh thành Nói như thế không có nghĩa tất cả khác bắt đầu đến TPHCM tham gia người thu gom rác thế hệ trước đều ngày càng nhiều hơn. Như anh Đ. từ hạn chế về học vấn. Đó là trường hợp năm 2000 đến năm 2003 đã giúp 4
  5. 26 TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 10 (266) 2020 người cháu từ Long An đến quận 6 để của nhiều người khi đến TPHCM, làm rác, và nhiều người thân khác nhưng đã trở thành một chiến lược (bên vợ) cũng đang tìm đến với nghề mà đầu tư học vấn và gia nhập thị rác, nhiều người ở Tây Ninh (mà gia trường kinh tế chính thức chưa hẳn là đình anh biết) đã bán đất đai để đầu một giải pháp tốt trong phép so sánh tư vào rác dân lập. Có lần anh L. (sinh về hiệu quả kinh tế. (5) năm 1980) biết chúng tôi đang đi Bên cạnh đó, chân dung của người học và muốn tìm hiểu về nghề rác, thì thu gom rác dân lập hiện nay càng đa anh có hỏi chúng tôi: “Nhà có đất dạng hơn khi có thể nhìn thấy được không, kêu cha mẹ “cầm” đi lên đây sự tham gia của một lực lượng lao mua đường dây rác đi làm, nghỉ học đi, động trẻ từ 15-29 tuổi có trình độ từ học làm gì, làm rác không sướng sao? trung học phổ thông trở lên. Cụ thể, tỷ Lên đây tao đưa cho, khỏi qua trung lệ lao động trong độ tuổi 15-29 có gian, có chừng một tỷ không? đi làm trình độ trung học phổ thông chiếm chừng hai năm là lấy lại vốn rồi”. 12% và có trình độ trung cấp, cao Tất cả những dấu hiệu thay đổi ấy đòi đẳng, đại học chiếm 4,8% (xem Bảng hỏi phải nhìn lại những „cơ duyên‟ đến 1). Đây là một sự chuyển biến mà với nghề rác dân lập. Một nghề nghiệp trước đây chưa từng được đề cập. tưởng chừng là giải pháp cuối cùng Bảng 1. Trình độ học vấn của người thu gom rác dân lập nhập cư phân theo nhóm tuổi Tuổi người trả lời Trình độ học vấn Tổng 15-29 tuổi 30-44 tuổi 45-59 tuổi Trên 60 tuổi Số người 10 20 7 0 37 Mù chữ/biết % theo nhóm tuổi 12,0 13,6 11,5 0,0 12,5 đọc biết viết % theo tổng số 3,4 6,8 2,4 0,0 12,5 Số người 21 55 21 2 99 Tiểu học % theo nhóm tuổi 25,3 37,4 34,4 40,0 33,4 % theo tổng số 7,1 18,6 7,1 0,7 33,4 Số người 38 59 26 3 126 Trung học cơ % theo nhóm tuổi 45,8 40,1 42,6 60,0 42,6 sở % theo tổng số 12,8 19,9 8,8 1,0 42,6 Số người 10 12 7 0 29 Trung học phổ % theo nhóm tuổi 12,0 8,2 11,5 0,0 9,8 thông % theo tổng số 3,4 4,1 2,4 0,0 9,8 Số người 4 1 0 0 5 Trung cấp/cao % theo nhóm tuổi 4,8 0,7 0,0 0,0 1,7 đẳng/đại học % theo tổng số 1,4 0,3 0,0 0,0 1,7 Số người 83 147 61 5 296 Tổng % theo nhóm tuổi 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 % theo tổng số 28,0 49,7 20,6 1,7 100,0 Nguồn: SDRC, 2017.
  6. NGUYỄN VĂN BÌNH - NGUYỄN THỊ NHUNG – NHÌN LẠI CHÂN DUNG 27 Một thế hệ mới tham gia vào thu gom gom rác thải tại đô thị và phân loại rác rác dân lập đã không còn bị giới hạn tại nguồn Đặc biệt, học vấn, tình chỉ bởi học vấn kém hay bất cứ đặc trạng cư trú ở người thu gom rác một trưng nào, mà hơn hết đó là một sự lần nữa được xem như là những lý do lựa chọn duy lý. Sự duy lý không chỉ ở biện dẫn cho sự bất cập của những góc độ kinh tế, nó còn được mở rộng vấn đề trên. Nhiều quận/huyện tại ở cả trong sinh hoạt của gia đình mà TPHCM nhận diện: “Phương tiện thô chúng tôi sẽ phân tích trong phần tiếp sơ, thu gom không đúng thời gian, thu theo của bài viết. phí cao hơn quy định. Đã thế, lao “Bây giờ người trẻ tham gia rác dân động phần lớn là người có trình độ lập là gần như 1/3 rồi, nhiều hơn là ½ thấp, lại chủ yếu là dân nhập cư ” nữa à, người trẻ bây giờ ngày càng (Nhã Vy, 2017). “Chủ các đường dây nhiều nên trình độ cũng cao hơn. rác không phải là người [tại chỗ] mà Nhiều hơn ngày xưa cũng khoảng 1/3 từ nơi khác đến, nhiều người còn chứ hồi xưa là không có, ngày xưa lớp không biết chữ và làm theo kiểu „cha 10 là khó rồi. Bây giờ đến với nghề rác truyền con nối‟” (Sỹ Đông, 2018). Liệu là kinh doanh, sử dụng rác này để mà có phải học vấn và tình trạng cư trú là kiếm sống cao hơn làm mấy chuyện yếu tố gây ra những bất cập trong tình khác. Cháu thấy mấy người trẻ bây hình thu gom rác ở TPHCM hiện nay? giờ một đường rác có thể kiếm một, hai Có lẽ, chúng ta cần phải xem xét thêm chục triệu là chuyện bình thường cho trong sự kết nối với hệ thống xử lý rác nên đâu có nghề nào bằng nghề này, thải, chính sách và điều kiện làm việc rồi ve chai nữa. Mấy đứa trẻ thì như của người lao động. Đặc biệt, nghề vậy chứ mấy ông già đâu có làm nổi, thu gom rác dân lập không phải là một nhưng mà tiền nào thì của nấy, mình ngành nghề mới nổi của những người 10 triệu thì mình làm 2 xe, mấy người dân nhập cư. Vì vậy, việc cho rằng có trẻ 20 triệu thì làm 4 xe, có khi 8 xe thì sự bất cập trong tình hình thu gom rác 30-40 triệu. Trẻ còn sức, có tiền, có thải ở TPHCM, xuất phát từ ý thức trình độ nhưng không thèm đi làm của những người nhập cư không có công nhân, công nhân đâu có như vậy, trình độ học vấn có thể chưa thật sự nên thành thử làm vì kinh tế nhiều thuyết phục. hơn” (PVS. anh Đ., sinh năm 1951). 3.2. Thu gom rác dân lập: phƣơng Mặt khác, dù trên thực tế chân dung thức sinh kế linh động của nhóm người thu thu rác dân lập đã có nhiều yếu thế sự dịch chuyển, nhưng hiện nay Thu gom rác dân lập từ một nghề tự người thu gom rác dân lập tại TPHCM phát của một số hộ gia đình trên địa vẫn thường được nhắc đến với nhiều bàn TPHCM nay đã trở thành một vấn đề bất cập. Họ thường trở thành hoạt động có tổ chức và là một nghề tâm điểm khởi nguồn của vấn đề thu tạo được thu nhập ổn định, thường
  7. 28 TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 10 (266) 2020 xuyên cho nhiều gia đình (ENDA, phế liệu, chuyên chở xà bần khoảng 2012: 8). Số lượng người tham gia 2.364.539 đồng/người/tháng. Trong đó, vào lĩnh vực thu gom rác dân lập đã nhiều nhất có thể lên đến 6.000.000 chiếm hơn 60% lực lượng thu gom đồng/người/tháng. Ngoài thu nhập rác của toàn thành phố, với hơn 4.000 chính, thu nhập phụ (ve chai, xà bần) nhân công, chủ yếu là người nhập cư có thể được xem như là một khoản bù (Ngọc Hiển, 2017). Ngoài ra, báo cáo đắp cho các phúc lợi xã hội mà người kết quả của SDRC (2017: 14-16) cho thu gom rác dân lập không nhận thấy, hiện nay trên toàn TPHCM có được. 922 tổ lấy rác dân lập, chưa kể những Chị B. (sinh năm 1986) tốt nghiệp lớp trường hợp người thu gom rác dân 12 và từng là công nhân may, vì sở lập hoạt động tự do. thích được học và lái xe của người Dù rằng với nghề thu gom rác dân lập chồng, gia đình chị đã „bén duyên‟ với người lao động phải tiếp xúc với môi nghề rác qua sự giới thiệu của người trường đầy rủi ro nhưng họ vẫn gắn thân. Dần dần gia đình chị gắn bó với bó lâu dài và cứ thế rác dân lập lại nghề rác hiện nay người con nhỏ của tiếp tục thu hút thêm những lực lượng chị cũng theo xe phụ giúp trong những đầu tư khác. Nhìn về mặt thu nhập, lúc không đi học, và nghề rác dân lập một lao động làm công thu nhập trung được xem là một lựa chọn tốt của gia bình vào khoảng 3.793.911 đồng/ đình. Mặc dù gia đình chị nhận thức người/tháng. Trong khi thu nhập của được tất cả những mối nguy và những nhóm lao động làm chủ cao gấp gần 2 thiệt thòi của loại nghề nghiệp này, họ lần so với nhóm làm công, 5.676.305 vẫn quyết định sẽ không bỏ nghề. đồng/người/tháng(6) (SDRC, 2017). Dù Ngoài khoản thu nhập chính là 10 không có được những lợi thế kinh tế triệu đồng/tháng cho cả gia đình, chị như những cá nhân tự làm chủ đường còn có thêm thu nhập từ ve chai để dây rác nhưng sự linh động trong thu chi tiêu trong tuần vào những lúc chưa nhập là một trong những yếu tố quan nhận lương từ chủ. Không chỉ là sự trọng để giữ chân lao động làm thuê. chủ động trong nguồn thu nhập, nghề Thu nhập từ thu gom ve chai, chở xà rác còn đem lại cho gia đình chị một bần được sử dụng trong khoảng thời sự chủ động phân công công việc gian chờ lương chính thức. Đây là lợi trong gia đình. Chị và chồng có thể thế mà không phải bất cứ một công chia sẻ công việc cho nhau, nhờ vào việc chính thức, “ổn định” nào có thể sự linh động của nghề rác. đem lại được. Khảo sát của Nguyễn Một trường hợp tương tự, vì không Thị Minh Châu (2019) từ 63 trường biết chữ để xin vào làm trong các hợp thu gom rác dân lập tại TPHCM công ty nên gia đình chị V. (sinh năm cho thấy, trung bình một lao động có 1983) quyết định làm công cho người thể kiếm thêm thu nhập từ ve chai, bác ruột đang sở hữu đường rác tại
  8. NGUYỄN VĂN BÌNH - NGUYỄN THỊ NHUNG – NHÌN LẠI CHÂN DUNG 29 quận 6, được 15 năm. Chị V. dường chăm sóc gia đình, chuẩn bị cho con như không còn để ý đến lý do bi quan đi học Riêng anh L. còn có thêm mà trước đó chị đã chọn làm rác. Hai thời gian để trồng thêm hoa màu ở vợ chồng chị được trả lương 4,5 triệu quê (Long An). đồng/ tháng nhưng chị vẫn thấy thoải Như vậy, những người làm rác dân mái và không muốn chuyển đổi sang lập tuy phải đối diện với môi trường bất cứ công việc nào khác. Theo chị hôi thối, nặng nhọc nhưng đổi lại V.: Nếu đi làm công việc khác, thì thời người lao động lại có được sự tự do, gian làm việc luôn phải cố định từ họ không có cảm giác bị áp lực kiểm sáng cho đến chiều tối, trong khi gia soát chặt chẽ như làm thuê ở các lĩnh đình chị còn phải đưa rước hai đứa vực khác. Họ có thể làm việc một con đi học tiểu học, bắt buộc phải có cách thoải mái từ lúc bắt đầu cho đến một người ở nhà chăm sóc. Nhưng khi hết việc. Quan trọng nhất đối với khi làm rác, hai vợ chồng bắt đầu từ những trường hợp đã có gia đình là 12h đêm đến sáng sớm là đã kết thúc, họ có thời gian hơn cho việc chăm thời gian ban ngày dành chăm sóc gia sóc và quan tâm con cái. đình, đưa rước con đi học. Ngoài ra, Nếu như cho rằng, nghề rác cũng còn thu nhập từ ve chai (3 triệu đồng giống như các nghề nghiệp phi chính mỗi tháng) và từ (người chồng giao thức khác, đều là những nghề nghiệp nước thuê lương 3,5 triệu đồng/tháng). của sự bần cùng trong lựa chọn mà Riêng chị V. cũng có thêm thời gian người lao động đang tìm cách di nhận gia công cắt chỉ quần áo, xếp chuyển ra khỏi, thì đó là một nhận giấy tiền vàng mã hoặc bán thêm đồ định chưa chính xác. Dữ liệu nghiên ăn vặt buổi chiều, mỗi tháng cũng cứu của SDRC (2017) cho thấy, tính kiếm thêm được từ 2-3 triệu đồng. cả những lao động mới vào nghề, Tổng thu nhập của gia đình chị V. trung bình một lao động cũng đã gắn trung bình có thể lên đến 13-14 triệu bó với nghề rác dân lập 11,7 năm. đồng/tháng, trong đó hơn 60% là từ Trong khoảng thời gian này, người lao nguồn thu ngoài lương cơ bản. động không phải bị kẹt trong thu gom Còn rất nhiều trường hợp khác như rác một cách thụ động mà bởi vì, thu gia đình anh Q., (sinh năm 1984), anh gom rác dân lập đã trở thành một L. (sinh năm 1984) trước đây từng đã chiến lược kinh tế, một chiến lược là công nhân tại các xí nghiệp ở trong đời sống gia đình. Trường hợp TPHCM, nhưng từ khi quyết định sinh chị B., cuối năm 2017, chủ đường rác con cả gia đình hai anh đều bắt đầu không thuê gia đình chị nữa, chị tìm tham gia vào rác dân lập. Vì bên cạnh người chủ mới chứ không nghĩ đến sự ổn định về nguồn thu nhập, rác việc rời bỏ nghề rác. dân lập còn đem lại cho các anh được Như vậy, học vấn hay trình độ tay sự linh động về thời gian làm việc để nghề không hẳn là những rào cản
  9. 30 TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 10 (266) 2020 quan trọng trong quá trình đến với Không riêng lao động phi chính thức, nghề rác. Bằng chứng là hoạt động hầu hết những người lao động di cư của họ luôn được thiết lập bởi những thường chia sẻ về dự định trở về quê mạng lưới địa phương rất chặt chẽ. gốc, nên chiến lược di cư thường Nhắc đến rác dân lập ở quận 6 người được xem là chiến lược sinh kế một ta sẽ biết ngay đó là nơi hoạt động chiều, mang tính tách biệt nông thôn - của những lao động từ Long An. đô thị. Cụ thể là, dòng tiền trong chiến Tương tự, quận Gò Vấp được coi như lược di cư được xác định có xu là một địa bàn đặc trưng của người di hướng chảy từ đô thị về nông thôn để cư từ Tây Ninh. Ngoài mạng lưới củng cố đời sống tại quê gốc (Đặng đồng hương, họ hàng thì mạng lưới Nguyên Anh, 2005; Nguyễn Ngọc lớn của cả cộng đồng rác dân lập là Diễm, Nguyễn Thị Minh Châu, 2005; một vấn đề thách thức cho bất kỳ một Trần Nguyệt Minh Thu, 2013). Tuy cá nhân bên ngoài nào muốn trở nhiên, những trường hợp thu gom rác thành một thành viên. điển hình tại quận 6, quận Gò Vấp Thực tế, bên cạnh những tiềm năng chuyển dịch từ nông nghiệp sang thu kinh tế từ thu gom rác dân lập, người gom rác dân lập, một lần nữa góp lao động đã tự kiến tạo nên cho mình phần làm cho nghề rác càng đặc biệt nhiều ý nghĩa khác ở nghề rác trong hơn. Người thu gom rác dân lập từ đơi số ng . Nếu không được bao phủ ̀ nông thôn đến thành phố như một quy bởi các phúc lợi xã hội hay lương cố luật chung họ vẫn phải củng cố đời định như các công việc chính thức, thì sống tại quê gốc, nhưng điều đó người thu gom rác dân lập lại được không đồng nghĩa họ sẽ không tập linh động trong các nguồn thu nhập trung đầu tư vào hoạt động kinh tế tại khác từ ve chai, xà bần Họ được tự đô thị. Cùng lúc người lao động thu do về thời gian, tự do trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Đó cũng là những gom rác vẫn duy trì đời sống xã hội tại nguyên do mà nhiều cộng đồng làm quê gốc, thì họ vẫn sử dụng nguồn rác đa phần xuất phát từ những nông vốn của mình để tái đầu tư cho hoạt dân sẵn sàng đổi lấy một đường dây động sinh kế tại đô thị. Như vậy, dòng rác thay vì canh tác nông nghiệp, như tiền từ đô thị vẫn được luân chuyển nhiều trường hợp ở quận 6 và Gò Vấp. trở lại trong hoạt động đầu tư của Như vậy, nghề rác có thể xem là một người lao động thu gom rác. hoạt động mang tính linh động không Chị P. (sinh năm 1967, quê gốc ở Cần hoàn toàn bị giới hạn bởi những rào Giuộc) cho biết gia đình chị và nhiều cản về học vấn, tình trạng cư trú hay gia đình khác đã bán đất ruộng ở quê, tuổi tác huy động vốn từ chơi hụi, mượn thêm 3.3. Thu gom rác dân lập: khép lại từ người thân để mua một đường dây quan điểm ngƣời nhập cƣ đem cái rác tại quận 6, cho đến nay, nghề rác nghèo đến đô thị là sinh kế chính của hai thế hệ gia
  10. NGUYỄN VĂN BÌNH - NGUYỄN THỊ NHUNG – NHÌN LẠI CHÂN DUNG 31 đình chị và nhiều gia đình khác. Điều thu gom rác dân lập ngày nay đã có đó cho thấy người lao động đã sử nhiều sự dịch chuyển, vì vậy, cần phải dụng toàn bộ nguồn vốn tại quê gốc được nhìn nhận một cách khách quan để tạo lập một đời sống kinh tế ổn hơn, góp phần cải thiện vai trò và vị định tại TPHCM. Thêm nữa, hầu hết thế của người lao động nhập cư, phi những chủ đường dây rác đều sử chính thức tại đô thị. dụng nguồn lao động từ quê gốc của Sự gắn bó với nghề lâu dài như nghề mình. Tất cả những dấu hiệu đó cho rác dân lập, không chỉ chứng minh thấy sự kết nối, tương tác rất chặt chẽ cho sự yếu thế về những nguồn lực giữa nông thôn và đô thị trong hoạt kinh tế, văn hóa, xã hội củ a ngư ời động thu gom rác dân lập, không thể lao động, mà hiêṇ nay nó cò n cho tách biệt hoạt động sinh kế tại đô thị thấy tiềm năng của một hoạt động của người thu gom rác khỏi môi sinh kế từng được cho là kém thu hút. trường nông thôn. Tất cả những chiến Sự linh động, đa dạng từ các nguồn lược trên, rác dân lập dường như thu nhập trong hoạt động thu gom rác chưa hẳn hoàn toàn với hình ảnh dân lập, sự thoải mái về th ời gian mang cái nghèo đến đô thị của những trong quá trình làm việc đã làm cho người lao động nhập cư làm việc phi nghề thu gom rác có sức hút nhất định chính thức. có thể trở thành một lựa chọn cho các 4. KẾT LUẬN lao động trẻ và các đối tượng lao Thu gom rác dân lập trong bài viết này, động khác bằng chứng là sự tham gia được xem như một trường hợp để của các thế hệ tiếp theo trong các gia nhìn lại những quan điểm chung trước đình theo nghề thu gom tác. đó dành cho những người lao động Cuối cùng, dòng tiền được tái đầu tư phi chính thức và cụ thể là những hay dòng tiền chảy ngược từ nông người nhập cư. Mặc dù, thu gom rác thôn đến đô thị, đã cho thấy vai trò và dân lập được nhận diện là một lĩnh vị thế của những người nhập cư, đang vực kinh tế phi chính thức với tính làm việc trong lĩnh vực phi chính thức chất bấp bênh, nhiều rủi ro về sức như thu gom rác dân lập đối với kinh khỏe, một khu vực tập trung người tế của TPHCM. Sự luân chuyển dòng nhập cư, những người yếu thế về mặt tiền và lao động trong nghề thu gom học vấn, tay nghề, tuổi tác nhưng rác đã khẳng định được đây là một không vì thế mà người lao động lại hoạt động sinh kế rất linh động, không làm nghề một cách thụ động. Chân phải là một hoạt động sinh kế phụ dung người lao động trong lĩnh vực thuộc trong không gian đô thị.  CHÚ THÍCH (1) Chúng tôi gọi hoạt động thu gom rác dân lập bằng một cụm từ ngắn gọn là “nghề rác”, như cách mà những người đang làm việc trong lĩnh vực này thường gọi.
  11. 32 TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 10 (266) 2020 (2) Có những người chủ không đi làm rác mà họ thuê người làm. Trường hợp này họ không thấy sự cực nhọc của nghề rác. (3) Dữ liệu sử dụng trong bài viết (SDRC, Nguyễn Thị Minh Châu) đều đã được đồng ý. (4) Một tuyến đường được đấu thầu để trực tiếp thu phí, hay được gọi là tự làm chủ. (5) Anh Lên - lao động thu gom rác mà chúng tôi đã tiếp xúc từ năm 2017. Lần gặp đầu các anh nghi ngờ chúng tôi là phóng viên, điều tra về “các tệ nạn xã hội” ở khu vực này. Sau đó, mỗi khi có dịp đến khu nhà trọ chúng tôi thường trò chuyện với những người thu gom rác. (6) Số liệu này chỉ được tính từ thu nhập trung bình mà người thu gom rác dân lập nhận được, trên thực tế thu nhập từ nghề rác còn phụ thuộc rất nhiều vào quy mô của một đường dây rác được giao khoán. TÀI LIỆU TRÍCH DẪN 1. Đặng Nguyên Anh. 2005. “Chiều cạnh giới của di dân lao động thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Tạp chí Xã hội học, số 2(90). 2. ENDA. 2012. Báo cáo khảo sát người thu gom rác dân lập và người tái chế phế liệu ở TPHCM: thực trạng kinh tế - xã hội và việc tiếp cận bảo trợ xã hội (nghiên cứu ở quận: 4, 5, 6, 10, 11, Bình Thạnh, Gò Vấp). 3. Gunewardena, Dileni. 2005. “Nghèo đô thị và nền kinh tế phi chính thức ở đô thị”. In trong Nguyễn Thế Nghĩa, Mạc Đường, Nguyễn Quang Vinh (chủ biên). Đô thị hóa và vấn đề giảm nghèo ở TPHCM, lý luận và thực tiễn. Hà Nội: Nxb. Khoa học Xã hội, tr. 713-764. 4. Lê Thị Mỹ. 2005. “Việc làm của thanh niên đô thị và các yếu tố tác động đến thu nhập”. Trong Nguyễn Thế Nghĩa, Mạc Đường, Nguyễn Quang Vinh (chủ biên). Đô thị hóa và vấn đề giảm nghèo ở TPHCM, lý luận và thực tiễn. Hà Nội: Nxb. Khoa học Xã hội, tr. 713-764. 5. Ngọc Hiển. 2017. “Đời rác - Kỳ 1: PV Tuổi Trẻ đi học nghề lượm rác”. vn/doi-rac-ky-1-pv-tuoi-tre-di-hoc-nghe-luom-rac20171104124616888.htm, truy cập ngày 5/10/2018. 6. Nguyễn Ngọc Diễm, Nguyễn Ngọc Minh Châu. 2005. “Đi làm ăn xa - phương thức tăng thu nhập gia đình”. Tạp chí Xã hội học, số 2(90). 7. Nguyễn Thị Minh Châu. 2019. Tiền công của người lao động làm thuê phi chính thức tại TPHCM: So sánh với tiền lương tối thiểu vùng và lương đủ sống. Đề tài cấp cơ sở, Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ (chủ trì). 8. Nguyễn Thị Minh Châu, Nguyễn Đặng Minh Thảo. 2015. “Người thu gom rác dân lập ở TPHCM: nguy cơ rủi ro sức khỏe và bảo đảm an sinh xã hội”. Tạp chí Khoa học Xã hội, số 7 (203), tr. 19-27. 9. Nguyễn Thị Nhung. 2005. “Hội nhập đô thị và khía cạnh giới của những người nhập cư vào TPHCM”. Trong Nguyễn Thế Nghĩa, Mạc Đường, Nguyễn Quang Vinh (chủ biên). Đô thị hóa và vấn đề giảm nghèo ở TPHCM, lý luận và thực tiễn. Hà Nội: Nxb. Khoa học Xã hội, tr. 513-566. 10. Nguyễn Văn Bình. 2018. “Di cư do biến đổi khí hậu, áp lực môi trường vùng thượng nguồn xã Vĩnh Lộc, huyện An Phú, tỉnh An Giang”. Trong đề tài cấp Nhà nước: Vấn đề
  12. NGUYỄN VĂN BÌNH - NGUYỄN THỊ NHUNG – NHÌN LẠI CHÂN DUNG 33 dân số và di dân trong phát triển bền vững vùng Tây Nam Bộ, do Lê Thanh Sang là chủ nhiệm. 11. Nhã Vy. 2017. “Thực trạng thu gom rác dân lập đang cần lời giải”. tieudung.com.vn/thuc-trang-thu-gom-rac-dan-lap-dang-can-loi-giai-d57213.html, truy cập ngày 5/10/2018. 12. Razafindrakoto, Mireille; Fracḉnois Roubaud; Wachsberger Jean-Michel. 2013. “Làm việc trong khu vực kinh tế phi chính thức: tự nguyện hay bắt buộc?: Phân tích sự hài lòng về công việc tại Việt Nam. In trong Cling, Pierre Jean; Đỗ Hoài Nam; Lagrée, Stéphane; Razafindrakoto, Mireille; Roubaud, François (biên soạn). Kinh tế phi chính thức tại các nước đang phát triển. Hà Nội: Nxb: Tri thức, tr. 73-104. 13. Sỹ Đông. 2018. “Chuyện bi hài của các đường dây rác dân lập ở TPHCM”. com.vn/thoi-su/chuyen-bi-hai-cua-cac-duong-day-rac-dan-lap-o-tp-hcm-2018 0518100827347.htm, truy cập ngày 18/6/2020. 14. Trần Nguyệt Minh Thu. 2013. “Vài nét về nhóm lao động di cư tự do nông thôn - đô thị trong vai trò hỗ trợ kinh tế gia đình”, Tạp chí Xã hội học, số 2(122). 15. Trung tâm Nghiên cứu - Tư vấn Công tác xã hội và Phát triển cộng đồng (SDRC). 2017. Báo cáo: An sinh xã hội và an toàn vệ sinh lao động của người thu gom rác dân lập tại TPHCM. TPHCM.