Những đổi mới trong quá trình hội nhập, liên kết quốc tế: Bài học cho Việt Nam
Bạn đang xem tài liệu "Những đổi mới trong quá trình hội nhập, liên kết quốc tế: Bài học cho Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- nhung_doi_moi_trong_qua_trinh_hoi_nhap_lien_ket_quoc_te_bai.pdf
Nội dung text: Những đổi mới trong quá trình hội nhập, liên kết quốc tế: Bài học cho Việt Nam
- NHỮNG ĐỔI MỚI TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP, LIÊN KẾT QUỐC TẾ: BÀI HỌC CHO VIỆT NAM ThS. Trần Anh Ngọc Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Tóm tắt Toàn cầu hóa, nhất thể hóa là quá trình đã diễn ra xuyên suốt trong nhiều thập kỷ qua trên thế giới. Cùng với những thành tựu to lớn của cuộc Cách mạng Số, toàn cầu hóa đã làm biến đổi mọi mặt đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của các quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, những mặt hạn chế căn bản, không được khắc phục trong quá trình hợp tác, liên kết đã gây ra những phản ứng gay gắt từ các cộng đồng chống lại xu thế này, mà đỉnh điểm là sự nổi lên của những phong trào dân túy đòi xem xét lại bản chất, thậm chí vận động khước từ quá trình này. Việt Nam, trong quá trình hội nhập sâu rộng và ngày càng sâu sắc hơn với cộng đồng thế giới, cần bình tĩnh và thận trọng trước những biến chuyển lớn lao này, tận dụng linh hoạt những thành tựu hợp tác liên kết đã đạt được, cũng như xem xét một cách nghiêm túc việc đảm bảo công bằng trong việc chia sẻ những thành tựu của quá trình hội nhập với các tầng lớp bị ảnh hưởng trong xã hội. Từ khóa: Toàn cầu hóa, Nhất thể hóa, chủ nghĩa dân túy, FT thế hệ mới. 1. Giới thiệu Toàn cầu hóa, nhất thể hóa là quá trình đã diễn ra xuyên suốt trong nhiều thập kỷ qua trên thế giới. Cùng với những thành tựu to lớn của cuộc Cách mạng Số, toàn cầu hóa đã làm biến đổi mọi mặt đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của các quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, những mặt hạn chế căn bản, không được khắc phục trong quá trình hợp tác, liên kết đã gây ra những phản ứng gay gắt từ các cộng đồng chống lại xu thế này, mà đỉnh điểm là sự nổi lên của những phong trào dân túy đòi xem xét lại bản chất, thậm chí vận động khước từ quá trình này. Bài viết tập trung khái quát những biến chuyển gần đây của tình hình thế giới, để đánh giá những tác động của nó và xác định một số hướng tiếp cận chính. Việt Nam, trong quá trình hội nhập sâu rộng và ngày càng sâu sắc hơn với cộng đồng thế giới, cần bình tĩnh và thận trọng trước những biến chuyển lớn lao này, tận dụng linh hoạt những thành tựu hợp tác liên kết đã đạt được, cũng như xem xét một cách nghiêm túc việc đảm bảo công bằng trong việc chia sẻ những thành tựu của quá trình hội nhập với các tầng lớp khác nhau trong xã hội. 519
- 2. Quá trình hội nhập, liên kết và nhất thể hóa Kể từ khi những thám hiểm hàng hải quy mô lớn tìm ra các con đường di chuyển mới kết nối các châu lục, những ý tưởng ban đầu của “toàn cầu hóa”, của tinh thần „tự do thương mại‟ dựa trên những luật chơi được xác định giữa các quốc gia đã được cổ súy phát triển mạnh mẽ, mà nền tảng của nó là lý luận của các nhà kinh tế học cổ điển như David Ricardo, khi ông đề cập đến lợi thế so sánh của mỗi quốc gia khi nó tập trung sản xuất những loại hàng hóa với mức chi phí thấp tương đối so với các quốc gia khác, và sự tự do trao đổi sẽ đem lại thịnh vượng cho các quốc gia tham gia. Giai đoạn toàn cầu hóa gần đây nhất mà nhân loại đã và đang trải qua bắt đầu sau khi chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc. Các chương trình tái thiết quốc gia, cùng với những nỗ lực nhằm duy trì nền hòa bình, ổn định thế giới đã thúc đẩy thương mại quốc tế tăng trưởng đột biến, cùng với sự ra đời của các định chế thương mại có tính chất toàn cầu như “Hiệp ước chung về thuế quan và mậu dịch” (G TT) nhằm đặt ra những luật chơi chung cho thương mại quốc tế. Điều này càng được thúc đẩy mạnh mẽ hơn khi trật tự thế giới hai cực tan rã trong những năm 1990 của Thế kỷ XX, cùng với thành tựu của cuộc cách mạng công nghệ lần thứ 3 - Cách mạng Số. Trong quá trình đó, thuật ngữ “toàn cầu hóa” ra đời từ những năm 1950, nhưng chỉ được sử dụng rộng rãi từ những năm 1990 trong một môi trường quốc tế cởi mở và thân thiện hơn sau Chiến tranh lạnh. Xuất phát từ mối quan hệ sâu rộng và cởi mở hơn về kinh tế giữa các quốc gia, toàn cầu hóa dần lan tỏa và thể hiện trên các mặt, các lĩnh vực khác: văn hóa, xã hội, môi trường và công nghệ. Trong đó, tác động sâu sắc nhất là sự trao đổi không giới hạn ở mức độ cá nhân, sự hiểu biết, tình hữu nghị giữa các công dân ở các xã hội khác nhau, biến họ trở thành “công dân toàn cầu”. Diễn ra song song cùng với quá trình toàn cầu hóa hiện đại là xu thế nhất thể hóa với các quốc gia có những điểm tương đồng về kinh tế, chính trị xã hội, từ đó hình thành nên các không gian, cộng đồng chung cho quá trình trao đổi kinh tế, văn hóa, xã hội. Quá trình nhất thể hóa này diễn ra với nhịp độ và mức độ liên kết khác nhau giữa các khu vực, trong đó liên minh châu u (EU) nổi lên như một hình mẫu điển hình, khi sự liên kết về kinh tế, văn hóa tạo nền tảng cho những sự thống nhất về chính trị giữa các quốc gia thành viên. 520
- Một màu sắc mới tạo động lực cho giai đoạn toàn cầu hóa tiếp theo đó là sự ra đời của quan niệm “Cách mạng khoa học công nghiệp lần thứ 4‟ (CMCN 4.0). Thực thế không thể phủ nhận là nền kinh tế hiện đại của thế giới đang được hưởng thành quả to lớn từ nền tảng của CMCN 3.0 - Cách mạng số. Trong đó, giai đoạn những năm 2000 chứng kiến sự phổ quát rộng rãi của Internet và các thiết bị công nghệ, liên lạc như điện thoại di động, máy tính cá nhân, từ các quốc gia phát triển sang các quốc gia đang phát triển - khi “toàn cầu hóa” trở nên thực sự toàn cầu. Dựa trên nền tảng vững chắc của Cách mạng số, CMCN 4.0 ra đời, được định nghĩa là một xu thế tự động hóa và trao đổi thông tin mới trong công nghệ sản xuất. Manh nha ra đời và phát triển tại Đức trong những năm 2010, thuật ngữ này chỉ mới chính thức được quảng bá rộng rãi từ năm 2016. Đây là một xu thế mới mẻ và đang trong quá trình phát triển, song song với sự lan tỏa không ngừng của cuộc Cách mạng số từ các thập kỷ trước. 3. Những biến chuyển mới trong quá trình toàn cầu hóa Bản thân quá trình tự do hóa, toàn cầu hóa hiện đại, trong quá trình trở nên phổ biến, đã luôn vấp phải sự phản kháng từ những cộng đồng mà nó đi qua.Có nhiều nét tương đồng với những chỉ trích dành cho chủ nghĩa tư bản tự do tuyệt đối, sự phản kháng đối với toàn cầu hóa tập trung vào quá trình hội nhập không kiểm soát, khi trách nhiệm giải trình của các tổ chức liên kết không được thực hiện đầy đủ, và chỉ tập trung vào việc đáp ứng lợi ích của các tập đoàn xuyên quốc gia. Những biến động có sức lan tỏa nhất đó là sự trỗi dậy mạnh mẽ của các phong trào dân túy trong năm 2016, điển hình là sự ra đi của nước nh khỏi liên minh châu u (còn gọi là Brexit) và kết quả đắc cử tổng thống Mỹ của ứng viên Donald. Trump. Chủ nghĩa dân túy (populism) không phải là điều gì mới mẻ và đã tồn tại trong đời sống chính trị của nhiều quốc gia. Xuất phát từ những hạn chế chưa được khắc phục của quá trình toàn cầu hóa và nhất thể hóa, các phong trào dân túy thể hiện cái nhìn khắt khe và thiếu thiện cảm với tầng lớp tinh hoa (các chính trị gia gạo cội, đội ngũ học giả, tri thức, ), cùng với việc tập hợp các tầng lớp dễ bị tổn thương, từ đó đấu tranh đòi xem xét lại quá trình hội nhập, liên kết này. Những biến chuyển gần đây có thể được xem là kết quả rõ nét nhất của những tiếng nói phản kháng lại quá trình toàn cầu hóa. 521
- Đứng dưới góc độ các quốc gia liên quan, người ta hoài nghi một cách sâu sắc quan điểm truyền thống “Không một quốc gia nào bị hủy hoại bởi tự do thương mại” (Benjamin Franklin). Những khuyết điểm trong các hình thức hợp tác khu vực, thành quả của quá trình toàn cầu hóa chỉ tập trung vào tầng lớp tinh hoa và các tập đoàn xuyên quốc gia khiến bản thân công chúng tại các quốc gia thành viên không cảm nhận được những thành quả rõ rệt tương xứng với mức độ hy sinh về chủ quyền mà họ phải bỏ ra khi chấp nhận quá trình nhất thể hóa. Rõ ràng, những biến động tại những quốc gia phát triển gần đây khiến những hình thức hợp tác khu vực khác trong đó gần gũi nhất với Việt Nam là SE N cần phải ngồi lại và có cái nhìn thực sự nghiêm túc về cách thức mà các quốc gia này sẽ hợp tác với nhau. Cú sốc Brexit làm dấy lên những tiếng nói đòi hỏi xem xét lại bản chất của quá trình hội nhập, cũng như cách thức đảm bảo những nhóm tầng lớp dễ bị tổn thương nhất trong xã hội cũng được hưởng lợi ích xứng đáng từ quá trình nhất thể hóa. 4. Nền kinh tế Việt Nam trong quá trình hội nhập và liên kết Hòa vào dòng chảy chung của toàn nhân loại, Việt Nam tham gia vào quá trình hội nhập và liên kết, từ những mức độ sơ khai nhất cho đến giai đoạn sâu rộng và đi vào thực chất như ngày nay. Thực tế chứng minh rằng, công cuộc Đổi mới, mở cửa của Việt Nam đã thực sự làm “thay da đổi thịt” bộ mặt của đất nước. Hơn ai hết, Việt Nam là quốc gia thấu hiểu ý nghĩa to lớn của quá trình tự do thương mại, và sự hội nhập sâu rộng hơn vào các mặt khác nhau của đời sống thế giới. Cụ thể,Việt Nam đã chứng kiến những kỷ lục đầy ấn tượng về tăng trưởng kinh tế và xóa đói giảm nghèo trong 25 năm qua. Cuộc cải cách chính trị và kinh tế (Đổi Mới) khởi động từ năm 1986 đã biến Việt Nam từ một trong những nước nghèo nhất trên thế giới, với thu nhập bình quân đầu người dưới 100 USD, thành một quốc gia có thu nhập trung bình thấp trong vòng 1/4 Thế kỷ. Vào cuối năm 2011, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam được ước tính tại 1.374 USD. Sử dụng chuẩn nghèo theo “nhu cầu cơ bản” được thống nhất lần đầu tiên vào năm 1998 , số người nghèo đã giảm từ 58% vào đầu những năm 1990, xuống còn 14,5% vào năm 2008, và theo các tiêu chuẩn này thì con số ước tính còn giảm thêm vào năm 2010 . Việt Nam đã đạt được 5 trong số 10 mục tiêu phát triển thiên niên kỷ ban đầu của mình và có khả năng để đạt được thêm 2 mục tiêu nữa vào thời kỳ này. 522
- Trong đó, hội nhập quốc tế đóng góp yếu tố hết sức cơ bản cho giai đoạn đầu của quá trình Đổi mới. Cụ thể, các cuộc cải cách vào đầu những năm 90 góp phần to lớn vào việc tăng khả năng cạnh tranh, trong đó đã tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu từ nông nghiệp sang sản xuất công nghiệp có năng suất cao hơn. Đầu tư vào tài sản vật chất và nguồn nhân lực đã dẫn đến tăng năng suất của vốn và lao động. Việc Việt Nam gia nhập SE N và WTO lần lượt vào năm 1995 và 2007, và một loạt các hiệp định thương mại song phương, đã thúc đẩy hơn nữa các cuộc cải cách, mang lại số vốn đầu tư lớn hơn từ cả khu vực tư nhân và Nhà nước. Điều này được phản ánh rất rõ trong tỷ trọng đóng góp tăng trưởng GDP thực trong những năm 2000. Tuy nhiên, bản thân những yếu kém cơ bản của nền kinh tế cũng được bộc lộ trong quá trình hội nhập và liên kết. Trong những hạn chế đó, yếu tố đáng lo ngại nhất là sự sụt giảm về tăng năng suất lao động bắt đầu từ cuối những năm 1990. Một trong những nguyên nhân chính khiến cho năng suất lao động yếu kém là do nền kinh tế „theo đuổi nhiều mục tiêu, trong đó lợi nhuận không phải là ưu tiên, cùng với các ưu đãi méo mó dành cho các doanh nghiệp Nhà nước” (NHTG & Bộ KH-ĐT, 2016). Trước thực tế đó, quá trình hội nhập, liên kết sâu sắc hơn sẽ góp phần cải thiện những yếu kém này, khi nền kinh tế luôn đặt dưới áp lực phải hoàn thiện mình trong một sân chơi bình đẳng, không có hàng rào bảo hộ. Cạnh tranh đã, đang và sẽ luôn là động lực cho sự phát triển. 523
- Màu sắc tươi mới trong giai đoạn hội nhập hiện tại là sự ra đời và triển khai các Hiệp định thương mại tự do (FT ) thế hệ mới. Các FT thế hệ mới được định nghĩa là các thỏa thuận „có tính chất toàn diện, vượt ra ngoài khuôn khổ tự do hóa thương mại hàng hóa‟ (Nguyễn Thanh Tâm, 2016). Nó có thể bao gồm việc bổ sung các nội dung mới, có tính chất phi thương mại như lao động, môi trường, hay tổ chức quản trị, cho đến việc làm sâu sắc hơn các nội dung truyền thống như bảo vệ sức khỏe động vật và thực vật trong thương mại quốc tế, thương mại dịch vụ, sở hữu trí tuệ, tự vệ thương mại, quy tắc xuất xứ, minh bạch hóa và chống tham nhũng, giải quyết tranh chấp giữa Chính phủ nước tiếp nhận đầu tư và nhà đầu tư nước ngoài (ISDS). Rõ ràng, FTA “thế hệ mới” bản chất là các hiệp định với mức độ cam kết và mở cửa thị trường sâu sắc và ở mức độ cao hơn các cam kết WTO mà nhiều nền kinh tế đã tham gia. Do đó, nhiều chuyên gia nhận định chúng là các phiên bản „WTO cộng‟. Sức ép hội nhập dành cho Việt Nam sẽ là rất to lớn, khi hình thức FT này nuôi tham vọng xử lý cả những vấn đề thương mại ở sau biên giới, như: đầu tư, lao động, môi trường, minh bạch chính sách, cải cách thể chế, So với 10 nước SE N, Việt Nam là nước chủ động và tích cực đàm phán, ký kết các FT nhiều nhất, cụ thể ký kết FT với 55 nước (tính đến thời điểm tháng 3/2016). Hội nhập khu vực đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong chính sách đối ngoại của Việt Nam, và tham gia các FT “thế hệ mới” là quyết định chủ động của Việt Nam. 524
- 5. Từ quan điểm về chính phủ kiến tạo, các cách tiếp cận với hội nhập trong điều kiện mới Khái niệm về “chính phủ kiến tạo” dù đã được nhắc đến từ năm 2014 trong nhiệm kỳ của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, nhưng chỉ đến nhiệm kỳ hiện tại của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, quan điểm này mới được nhấn mạnh và phổ biến rộng rãi. Một cách sơ lược về bốn chiều cạnh của chính phủ kiến tạo: (1) đủ năng lực, đủ minh bạch, đủ khả năng giải trình (2) khả năng tạo ra tầm nhìn tốt và chính sách tốt, (3) tương tác thân thiện với xã hội, người dân, với thị tường và doanh nghiêp, (4) tạo ra và chia sẻ sự phát triển (Võ Trí Thành, 2017). Dù không phải là ý tưởng mới xuất hiện ở Việt Nam, nhưng việc nhấn mạnh vào khái niệm này thể hiện quyết tâm thay đổi về cách tiếp cận của chính quyền trong việc điều hành xã hội và nền kinh tế. Những biến động sâu sắc, trong thời gian ngắn vừa qua của tình hình thế giới đặt ra những thách thức rất to lớn cho quá trình hội nhập sâu sắc hơn và triển khai ý tưởng “chính phủ kiến tạo”. Rõ ràng, sự kiện nước Mỹ rút lui khỏi hiệp định TPP có tác động lớn và trực tiếp tới quá trình hội nhập sâu rộng của Việt Nam, vốn đã bỏ rất nhiều thời gian và công sức vào việc xây dựng và đàm phán. Trong nhiều năm, Việt Nam đã làm việc tích cực để việc hợp tác kinh tế với Mỹ đi vào chiều sâu, và những câu chuyện như “hải sản bị đánh thuế chống bán phá giá” có thể được giảm thiểu và từng bước xóa bỏ. Sự thay đổi chính trị trong chính quyền mới của nước Mỹ làm xuất hiện nguyên cơ quay trở lại của chủ nghĩa bảo hộ, đe dọa xóa đi những nỗ lực đã đạt được. Tuy nhiên, bản thân tác giả cho rằng biến động từ sự thay đổi quan điểm chính trị của nước Mỹ, cũng như việc Mỹ rút lui khỏi hiệp định TPP cần được nhìn nhận một cách thận trọng. Một bước lùi của nước Mỹ khỏi “tự do thương mại” không nên khiến Việt Nam từ bỏ nỗ lực tham gia TPP với các quốc gia khác hiệp định, bởi những nỗ lực và tiềm năng to lớn mà hiệp định TPP sẽ đem lại cho nền kinh tế. Bên cạnh đó, cần tận dụng tối đa tiềm năng từ hệ thống các FTA “thế hệ mới” khác, nhằm nâng cao vị thế của đất nước, nhất là vị thế trong một khu vực năng động và rất nhạy cảm như khu vực châu Á-Thái Bình Dương, nơi đang diễn ra cuộc cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn. Những sự vận động phản kháng lại quá trình toàn cầu hóa, nhất thể hóa cần được nhìn nhận và cân nhắc nghiêm túc, nhất là trong việc đảm bảo sự công bằng khi các nhóm, tầng lớp yếu thế trong xã hội cũng được hưởng thành quả xứng 525
- đáng mà hội nhập đem lại. Thực tế trong các mối quan hệ thế giới, Việt Nam đang có sự liên kết rất chặt chẽ với các quốc gia láng giềng Đông Nam Á, trong một mục tiêu xây dựng cộng đồng chung SE N. Bài học từ những biến động ở một hình thức liên kết khu vực điển hình như EU khiến Việt Nam cần phải cân nhắc rất thận trọng các bước đi hội nhập, đảm bảo cân bằng giữa cam kết mở cửa của nền kinh tế và sự đảm bảo, hỗ trợ phát triển cho các đối tượng bị ảnh hưởng khi các rào cản bị gỡ bỏ. Cuối cùng, bản thân „chính phủ kiến tạo‟ phải là người khuyến khích cho các đối tượng khác nhau, kể cả các đối tượng yếu thế, phải học cách thích nghi tốt nhất với sự thay đổi để tồn tại và phát triển. Tài liệu tham khảo 1. Hermann, Pentek, Otto (2015), Design Principles for Industrie 4.0 Scenarios: A Literature Review, Technische Universitat Dortmund, Germany. 2. Klaus Schwab (2016), The Fourth Industrial Revolution, World Economic Forum. 3. Listiyorini, More, More Roman, and More Rahadiana. "Brexit Vote Should Serve As Warning For Asean, Indonesia‟S Trade Minister Says". Bloomberg.com. N.p., 2017. Web. 13 Mar. 2017. 4. Ngân hàng Thế giới, Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam (2016), Báo cáo tổng quan Việt Nam 2035: Hướng tới Thịnh vượng, Sáng tạo, Công bằng và Dân chủ. 5. Nguyễn Thanh Tâm (2017), "Tổng Quan Về Các FTA Thế Hệ Mới". Giaoducvaxahoi.vn. N.p., 2017. Web. 13 Mar. 2017. 6. Võ Trí Thành (2017), Tọa đàm “Kinh tế 2017 và sinh khí mới từ Chính phủ kiến tạo”. Thur. 12 Jan, 2017. 526