Những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam

pdf 7 trang Gia Huy 23/05/2022 2180
Bạn đang xem tài liệu "Những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfnhung_nhan_to_anh_huong_den_su_phat_trien_cua_thi_truong_chu.pdf

Nội dung text: Những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam

  1. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH VIỆT NAM Âu Thanh Tâm, Trần Nguyên Trí Khoa Kế toán – Tài chính – Ngân hàng, trường Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH) TÓM TẮT Thị trường chứng khoán phái sinh là cấp độ cao nhất của thị trường chứng khoán. Thực tế phát triển cho thấy thị trường chứng khoán phái sinh đang đóng vai trò ngày càng quan trọng trong việc phòng vệ rủi ro của các nhà đầu tư cũng như các trung gian tài chính. Thông qua việc sàng lọc, chuyển giao và phân phối lại rủi ro giữa các nhà đầu tư, thị trường chứng khoán phái sinh sẽ giúp tăng cường chức năng của thị trường tài chính, mở rộng hoạt động huy động vốn và giảm chi phí sử dụng vốn, qua đó tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển. Thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam chính thức hoạt động vào tháng 08 năm 2017, với 2 sản phẩm chính đó là hợp đồng tương lai trên chỉ số VN30 và hợp đồng tương lai trên trái phiếu chính phủ (thời hạn 5 năm). Bên cạnh đó, trong thời gian tới “chứng quyền có bảo đảm” (được triển khai vào ngày 28/06). Từ lúc bắt hoạt động đến nay, thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam chỉ hoạt động với quy mô thị trường nhỏ, mức độ tham gia của các nhà đầu tư tổ chức trong và ngoài nước còn khá khiêm tốn, để vận hành thị trường chứng khoán phái sinh thành công cũng còn nhiều thách thức. Bài viết sau đây sẽ phân tích những cơ hội và thách thức mà thị trường chứng khoán phái sinh đã và đang gặp phải trong giai đoạn hiện nay. Từ khóa: Sự phát triển của Thị trường chứng khoán phái sinh, thị trường chứng khoán Việt Nam. 1. GIỚI THIỆU Thị trường chứng khoán phái sinh đã hình thành và phát triển từ hàng trăm năm nay trên thế giới. Các sản phẩm trong thị trường chứng khoán phái sinh chính là các công cụ tài chính, được định giá dựa trên giá trị của một hay nhiều loại tài sản cơ sở, được thể hiện dưới nhiều kiểu hình thức hợp đồng, trong đó quy định quyền lợi, nghĩa vụ của các bên tham gia đối với việc thanh toán bằng tiền, chuyển giao tài sản cơ sở tại mức giá được thỏa thuận trước vào một thời điểm nhất định trong tương lai. Chứng khoán phái sinh tại Việt Nam chính thức hoạt động từ tháng 08/2017. Hợp đồng tương lai trên chỉ số VN30 và Hợp đồng tương lai trái phiếu chính phủ được thiết kế là những sản phẩm phái sinh đầu tiên trên thị trường. Từ đó, chúng ta có thể xem xét nhiều khía cạnh về cơ hội và thách thức của thị trường chứng khoán phái sinh tại Việt Nam trong giai đoạn đầu hoạt động. 2. NỘI DUNG 2.1 Cơ sở hình thành thị trƣờng chứng khoán phái sinh Việt Nam Trước khi nói về thị trường chứng khoán phái sinh tại Việt Nam chúng ta cần phải hiểu được lịch sử hình thành của các nền chứng khoán phái sinh trên thế giới, với bốn giai đoạn lịch sử: Thời kì cổ đại: từ 2250 BC-1750BC, những hợp đồng cung cấp hàng hoá trong tương lai đầu tiên đã xuất hiện rải rác, trải dài từ Lưỡng Hà cho đến Ai Cập, Hy Lạp và thế giới La Mã với những hàng hoá phái sinh tiêu biểu là hạt giống và nô lệ. Thời kì trung cổ châu Âu: Năm 1515 tại thành phố Antwerp đã xuất hiện nơi tập trung dành riêng cho các thương nhân trong nước và quốc tế để giao dịch phái sinh hàng hoá chủ yếu là nông sản: lúa mì, các loại gia vị, hoa tuy-lip, bên cạnh đó còn có hàng dệt may và kim loại. Chủ yếu ở các nước Anh, Pháp, Hà Lan, Bồ Đào Nha và Đức. 372
  2. Thời kì bước ngoặt: Thị trường chứng khoán phái sinh chính thức xuất hiện ở Nhật Bản, Sở giao dịch gạo Dojima tại Osaka ra đời với sự hỗ trợ của chính phủ. Những giao dịch sẽ được lưu trữ tại một nhà kho, vào lúc này thì thị trường không giao dịch về tiền tệ hay chứng từ. Sản phẩm chứng khoán phái sinh thời kì này chưa được điện tử hoá. Thời kì mới (thời kì hiện đại): Thị trường tài chính xuất hiện với trái phiếu, cổ phiếu, quỹ tiền tệ, Từ đó, xuất hiện chứng khoán phái sinh trên tài sản tài chính và có tổng cộng bốn sản phẩm chính: tương lai, kỳ hạn, hoán đổi, quyền chọn. Sự đa dạng về tài sản cơ sở được nâng cao hơn với nông sản, tỷ giá hối đoái, lãi suất tín dụng, Trong thời gian này, do sự phát triển về ứng dụng khoa học công nghệ nên chứng khoán phái sinh được điện tử hoá và giúp tăng nhanh chóng tốc độc giao thương, loại bỏ rào cản địa lý thông qua phát minh về tàu hoả và điện tín. Thị trường chứng khoán phái sinh thời kỳ này được quản lý bởi Hội đồng thương mại Chicago (CBOT). Tại Việt Nam, các công cụ phái sinh có nguồn gốc từ hàng hóa, tiền tệ và chứng khoán đã được sử dụng từ nhiều năm nay. Phái sinh hàng hóa được quản lý và điều hành bởi Bộ công thương, đối với các sản phẩm cơ bản như gạo, cà phê, cao su, thép đã được các doanh nghiệp trong nước sử dụng nhiều trên các sở giao dịch phái sinh nước goài dưới dạng giao dịch theo hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng tương lai. Ở trong nước thì có ba sàn giao dịch hàng hóa là trung tâm giao dịch cà phê Buôn Mê Thuột, sở giao dịch hàng hóa Việt Nam và Sàn Giao dịch Sài Gòn Thương Tín. Đến năm 2006 thì trung tâm giao dịch cà phê Buôn Mê Thuột được thành lập, nhưng đến cuối năm 2010 thì trung tâm này mới đi vào hoạt động nhưng chỉ dừng lại ở bước đầu thử nghiệm. Đến năm 2011 sở giao dịch hàng hóa Triệu Phong chính thức được thành lập với nhiệm vụ giao dịch phái sinh đối với ba mặt hàng là cà phê, cao su và thép, nhưng các giao dịch phái sinh này cũng chỉ dừng lại ở mức độ thăm dò, sự tham gia của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và nhà đầu tư không đáng kể do khung pháp lý phục vụ cho các giao dịch này chưa được rõ ràng và chặt chẽ, hệ thống thanh toán bù trừ của trung tâm chưa được hình thành nên các rủi ro mang đến cho khách hàng thường rất cao. Trái ngược với bề dày lịch sử của thị trường chứng khoán phái sinh trên toàn thế giới thì thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam đã quyết định bỏ qua giai đoạn chọn hàng hoá là tài sản cơ sở do không thể phát triển được thị trường hàng hoá trong tám năm qua, thay vào đó chính là tập trung vào việc lấy tài sản tài chính làm tài sản cơ sở. Bắt đầu triển khai từ tháng 8 năm 2017 với một loại sản phẩm là hợp đồng tương lai và bắt đầu hoạt động chính thức dựa trên tài sản cơ sở là tài sản tài chính với chỉ số chứng khoán VN30 (30 cổ phiếu của các công ty có độ thanh khoản tốt nhất, đáng tin cậy và cộng với giá trị chứng khoán cao tại thị trường chứng khoán Việt Nam). Theo quan điểm của những công ty chứng khoán SSI, VNDIRECT hiện đang chiếm khoảng 50% thị phần của thị trường chứng khoán phái sinh tại Việt Nam là hiện tại thị trường chứng khoán phái Việt Nam đang đi theo xu hướng của quốc tế mà dẫn đầu là thị trường chứng khoán phái sinh của Mỹ. Bên cạnh đó, vì Việt Nam và Trung Quốc cùng có chung một thể chế chính trị là Xã hội chủ nghĩa, cho nên thị trường phái sinh Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều bởi thị trường chứng khoán phái sinh của Trung Quốc. Cuối cùng là bị ảnh hưởng bởi thị trường chứng khoán phái sinh châu Âu thông qua sản phẩm sắp được Uỷ ban chứng khoán Việt Nam cho ra mắt vào tháng 6 đó chính là “chứng quyền có bảo đảm”, một loại hợp đồng tương tự như hợp đồng quyển chọn mua kiểu châu Âu và đặc biệt nó không có hợp đồng quyền chọn bán. Từ đó, thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam có nhiều cơ hội, nhưng cũng đối mặt với rất nhiều thách thức. 2.2 Xác định vấn đề Sự ra đời của thị trường chứng khoán phái sinh sẽ làm thay đổi căn bản về cách thức đầu tư ở thị trường chứng khoán Việt Nam. Về lý thuyết, sự ra đời của thị trường chứng khoán phái sinh sẽ mang lại khá nhiều lợi ích cho nhà đầu tư như cung cấp thêm công cụ giúp nhà đầu tư giao dịch chủ động hơn, hiệu quả hơn và có thể đạt được khoản lợi nhuận lớn trong thời gian ngắn. Thực tế, lợi nhuận của người này thường là thua lỗ của người khác, tương tự như thị trường cổ phiếu, thị trường phái sinh không phải là một cuộc chơi dễ dàng dành cho các nhà đầu tư thiếu kinh nghiệm và sự hiểu biết nhất định về thị 373
  3. trường. Nhưng thực tế thì kiến thức về chứng khoán phái sinh của các nhà đầu tư còn rất hạn chế. Bởi vì vậy, để tham gia được thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam thì các nhà đầu tư cần chuẩn bị cho mình một nền tảng tốt. Có sự chênh lệch rất lớn giữa số lượng các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài, theo thống kê từ Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, tính đến hết 27/12/2018, khối lượng giao dịch trên TTCK phái sinh đã đạt hơn 19 triệu hợp đồng, tăng gấp khoảng 17,7 lần năm 2017. Ngoài ra, khối lượng giao dịch bình quân/ngày đạt khoảng 78.600 hợp đồng gấp khoảng 7,2 lần năm 2017. Khối lượng mở (OI) toàn thị trường tiếp tục duy trì xu hướng tăng đạt hơn 20.000 hợp đồng, gấp 2,46 lần so với phiên giao dịch đầu năm. Số lượng tài khoản giao dịch phái sinh vẫn tiếp tục tăng lên, đạt 67.387 tài khoản, tăng 5,51% so với tháng 2/2019. Tỉ trọng giao dịch của NĐT cá nhân trong nước chiếm tỉ trọng lớn, đạt 97,64% khối lượng giao dịch toàn thị trường. Giao dịch của nhà đầu tư tổ chức trong nước (bao gồm tự doanh) cũng tăng lên mức 2,11%. Giao dịch NĐT nước ngoài trong tháng 3 cũng tăng mạnh, đạt 13.360 hợp đồng, gấp 2,4 lần so với tháng trước, chiếm 0,26% tổng khối lượng giao dịch toàn thị trường. Đây cũng là tỉ trọng giao dịch lớn nhất của NĐT nước ngoài từ khi thị trường chính thức đi vào vận hành. Nguyên nhân chủ đạo khiến thị trường chứng khoán phái sinh hấp dẫn NĐT là được phép bán khống các hợp đồng tương lai và tỷ lệ ký quỹ thấp. Đây cũng là điểm đặc trưng của phái sinh tại hầu hết quốc gia trên thế giới, không riêng gì Việt Nam. Đối với khu vực Châu Á, có thêm một đặc điểm khác biệt, đó là hơn 90% các nhà đầu tư cá nhân tham gia thị trường (khẩu vị ưa mạo hiểm, ngắn hạn, chủ yếu giao dịch). Trong khi ở khu vực Châu Âu, nhiều NĐT tổ chức sử dụng phái sinh như công cụ phòng vệ - lý giải vì sao thanh khoản phái sinh trên thị trường Châu Âu kém hơn so với các thị trường ở Châu Á – Và Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật chung đó. Điển hình là, khi thị trường cơ sở sụt giảm thì thanh khoản TTCK phái sinh lại tăng. Thanh khoản trên TTCK phái sinh tăng cho thấy sự gia tăng hoạt động phòng vệ rủi ro giá giảm, cũng như hoạt động tìm kiếm lợi nhuận của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Điều đó cũng cho thấy, nếu như không có TTCK phái sinh để phòng vệ và tìm kiếm lợi nhuận khi giá giảm, thì hoạt động cắt lỗ của nhà đầu tư trên TTCK cơ sở sẽ còn nhiều hơn nữa và sẽ khiến thị trường cơ sở sụt giảm mạnh hơn nữa. Ngoài ra, Việt Nam chưa có đẩy mạnh hết bốn sản phẩm phái sinh mà chỉ mới đẩy mạnh có hai sản phẩm phái sinh là hợp đồng tương lai trên chỉ số cổ phiếu VN30 và hợp đồng tương lai trên trái phiếu chính phủ. Chính vì vậy, để thị trường chứng khoán phái sinh phát triển trong thời gian tới đòi hỏi thị trường cần có thêm một số sản phẩm phái sinh mới để giúp nhà đầu tư có thêm công cụ để phòng ngừa rủi ro cũng như tìm kiếm lợi nhuận, cả trong thị trường giá lên và xuống. Như vậy, những thách thức của thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam là: – Kiến thức của nhà đầu tư về chứng khoán phái sinh còn hạn chế. – Còn nhiều trở ngại khiến cho nhà đầu tư nước ngoài khó tiếp cận thị trường chứng khoán phái sinh. – Từ khi hoạt động đến nay, thì tỷ lệ chênh lệch giữa nhà đầu tư trong nước và nước ngoài còn rất lớn. – Là cần đa dạng hoá các sản phẩm phái sinh. – Ngoài ra, còn rất nhiều thách thức của thị trưởng chứng khoán phái sinh Việt Nam nữa, sẽ được đề cập đến trong bài nguyên cứu này. 3. TÍNH CẤP THIẾT Tại Việt Nam, TTCK đang ở giai đoạn đầu phát triển với những biến động tương đối mạnh thì nhu cầu sử dụng các chứng khoán phái sinh để phòng ngừa rủi ro trở thành một nhu cầu cấp thiết. Thị trường chứng khoán Việt Nam có một quá trình hoạt động và phát triển tốt trong nhiều năm. Ngày 10/08/2017 thị trường chứng khoán phái sinh ở Việt Nam chính thức đi vào vận hành, đánh dấu một bước phát triển mới của thị trường chứng khoán Việt Nam. Sự ra đời của thị trường chứng khoán phái 374
  4. sinh mang lại khá nhiều lợi ích cho nhà đầu tư, không chỉ đưa ra những dấu hiệu chỉ báo giá trong tương lai của tài sản gốc, chứng khoán phái sinh còn là công cụ phòng vệ rủi ro cũng như đầu tư, đầu cơ hiệu quả. Những nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư chuyên nghiệp, các quỹ đầu tư am hiểu về thị trường và sử dụng thành thạo các công cụ chứng khoán phái sinh sẽ là những đối tượng đầu tiên quan tâm đến những sản phẩm mới này. Do đó, sự ra đời của chứng khoán phái sinh là quá trình tất yếu trong tiến trình phát triển của thị trường chứng khoán nhằm đa dạng hóa sản phẩm, là giai đoạn phát triển lên một tầm cao hơn của thị trường. Nắm bắt được xu hướng này, Việt Nam đã và đang tích cực chuẩn bị các điều kiện ban đầu để xây dựng và phát triển thị trường chứng khoán phái sinh. 4. CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA NHÀ ĐẦU TƢ KHI THAM GIA VÀO THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH VIỆT NAM 4.1 Cơ hội của nhà đầu tƣ Cơ hội mà thị trường chứng khoán phái sinh có thể mang cho nhà đầu tư: – Bằng việc tham gia vào thị trường chứng khoán phái sinh, nhà đầu tư có thể đưa ra thêm nhiều chiến lược trong đầu tư, bên cạnh đó thị trường chứng khoán phái sinh cũng là một kênh quản trị rủi ro mới nơi mà nhà đầu tư có thể xác định mức lỗ tối đa mà họ phải đối mặt, điều mà thông thường sẽ không được tạo ra chỉ với những tài sản cơ sở. Ví du điển hình là vào ngày 28/06/2019 sắp tới, Uỷ Ban chứng khoán sẽ tung ra sản phẩm chứng quyền có đảm bảo (tương tự như hợp đồng quyền chọn kiểu châu Âu) nhưng chỉ với hợp đồng quyền chọn mua, nhưng như vậy cũng đã đủ để nhà đầu tư có thể quản trị rủi ro giá lên. – Đòn bẩy tài chính cao là đặc trưng của sản phẩm phái sinh với chi phí để sở hữu chúng thường thấp hơn giá trị của tài sản cơ sở rất nhiều, nhưng sản phẩm phái sinh lại cho phép người dùng ghi nhận lợi nhuận hệt như đang nắm giữ tài sản cơ sở (tại thời điểm hợp đồng phái sinh đáo hạn, hoặc bên có nghĩa vụ thực hiện thanh lý hợp đồng), điều này rất thuận lợi cho các nhà kinh doanh trên lệch giá trên thị trường này. – Với vòng đời sản phẩm ngắn hạn và chi phí giao dịch thấp, hợp đồng chứng quyền có bảo đảm sắp ra mắt dự định sẽ rất phù hợp cho các nhà đầu tư cá nhân, đặc biệt là đối với thị trường chứng khoán Việt Nam nơi mà nhà đầu tư cá nhân luôn chiếm tỷ trọng lớn. 4.2 Thách thức của nhà đầu tƣ Về mặt kiến thức khi tham gia thị phái sinh, nhà đầu tư cần phải biết: Đầu tiên, chứng khoán phái sinh sẵn sàng tiếp cận với mọi đối tượng muốn giao dịch: nhằm mục đích là phòng ngừa rủi ro, đầu cơ và kinh doanh chênh lệch giá. Khi tham gia vào thị trường nếu nhà đầu tư cần có một lượng tài sản cơ sở nhất định trong tương lai và nhà đầu tư phải dự đoán rằng là thị trường trong tương lai sẽ tăng lên. Và ngược lại, khi nhà đầu tư đang có hoặc sẽ có một lượng tài sản trong tương lai thì họ có thể chuyển toàn bộ rủi ro về biến động giá bằng bán trước số hàng hóa đó trên thị trường giao dịch tương lai. Những nhà đầu cơ là những người không có nhu cầu thực tế mua/bán loại tài sản cơ sở lại tham gia giao dịch chứng khoán phái sinh nhằm mục đích kiếm lời từ chênh lệch giá mua/bán trên thị trường. Những nhà kinh doanh chênh lệch giá (Acbitragers) có thể đồng thời kinh doanh trên cả thị trường phái sinh và thị trường tài sản cơ sở để kiếm lợi từ chênh lệch giữa hai thị trường. Tiếp theo, tổng số lượng chứng khoán phái sinh không bị hạn chế. Nếu như trên thị trường cổ phiếu, số lượng giao dịch cổ phiếu phụ thuộc vào số cổ phiếu được phát hành thì trên thị trường phái sinh, số lượng chứng khoán phái sinh là không bị giới hạn mà phụ thuộc hoàn toàn vào nhu cầu của nhà đầu tư. Kế tiếp, nhà đầu tư chỉ phải bỏ ra một số tiền ký quỹ bằng một phần giá trị hợp đồng chứng khoán phái sinh mà nhà đầu tư muốn giao dịch trong thị trường chứng khoán, nếu muốn mua chứng khoán nhà đầu tư phải có đảm bảo 100% tiền và muốn bán phải có đủ 100% chứng khoán trong tài khoản. Đây chính là lợi thế đòn bẩy của chứng khoán phái sinh. các chứng khoán phái sinh chuẩn hóa có tính thanh khoản cao do được niêm yết và giao dịch tập trung trên Sở giao dịch chứng khoán. Vì người mua và người bán 375
  5. là tập trung nên tạo ra khả năng thanh khoản cao nhất có thể. Hơn nữa, việc định giá, khối lượng và giá trị giao dịch được công bố công khai cũng giúp thị trường minh bạch và tăng thanh khoản. Cuối cùng, các giao dịch chứng khoán phái sinh được Trung tâm bù trừ (CCP- Central Counterparty) bảo đảm thực hiện. Trong trường hợp một trong hai bên của giao dịch (người mua hoặc người bán) mất khả năng thanh toán, Trung tâm bù trừ (CCP)- Bộ phận thanh toán không thể thiếu cho thị trường chứng khoán phái sinh sẽ đứng ra bảo đảm thanh toán cho bên còn lại. Đây là một ưu điểm vượt trội của các chứng khoán phái sinh được chuẩn hóa, niêm yết và giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán. Từ đó, mặt kiến thức về thị trường chứng khoán phái sinh rất rộng lớn, sản phẩm phái sinh là một sản phẩm phức hợp và tương đối phức tạp nên nhà đầu tư nên cần tìm hiểu kỹ về những rủi ro phát sinh ra từ thị trường này. Nhưng thực tế thì các nhà đầu tư ở Việt Nam còn rất hạn chế về mặt kiến thức về thị trường phái sinh, bởi vì các nhà đầu tư còn e ngại thị trường chứng khoán phái sinh có độ rủi ro cao và là công cụ phòng vệ rủi ro, nên trong định hướng mở cửa thị trường ban đầu chủ yếu nhắm đến đối tượng đầu tư là các tổ chức, còn với nhà đầu tư cá nhân cần có thời gian để họ làm quen trước khi tham gia. Với tâm lý chung của người Việt là ngại thay đổi và sợ rủi ro, nhà đầu tư đã quen với thị trường chứng khoán cơ sở, bên cạnh đó thì thị trường chứng khoán phái sinh còn quá mới với họ, điều đó là một trong những nguyên nhân thách thức rất lớn cản trở nhà đầu tư tiếp cận với thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam. Hiện nay thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển sơ khai, với duy nhất hai sản phẩm là hợp đồng tương lai chỉ số VN30 và Hợp đồng tương lai trên trái phiếu chính phủ (kỳ hạn 5 năm). Do vậy, số lượng nhà đầu tư tổ chức tham gia thị trường chưa nhiều. Trong giai đoạn đầu hoạt động thì thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam lấy chỉ số VN30 đại diện cho các cổ phiếu vốn hóa lớn trên thị trường. Nhưng đến thực tế cho thấy diễn biến giá hợp đồng tương lai biến động cùng chiều với chỉ số cơ sở VN30. Tuy nhiên, hiện nay VN30 không phản ánh đúng diễn biến thị trường. Nguyên nhân là vài mã cổ phiếu thuộc nhóm có vốn hóa lớn ở thị trường chiếm tỉ trọng lớn trong cách tính, trong khi chúng không đại diện cho cả thị trường. Kết luận, những thách thức mà nhà đầu tư phải đối mặt khi tham gia vào thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam là: lượng kiến thức về chứng khoán phái sinh của nhà đầu tư còn hạn chế; tâm lý chung của người Việt Nam là ngại thay đổi; số lượng sản phẩm phái sinh trên thị trường còn hạn chế bởi vì nó chưa phản ánh đúng được tính chất quản trị rủi ro tài chính của phái sinh; và cuối cùng là hợp đồng tương lai dựa trên chỉ số các sản phẩm nằm trong rổ VN30 chưa phát huy được hiệu quả của nó đối với nhà đầu tư. 5. KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý 5.1 Những thách thức của thị trƣờng chứng khoán phái sinh đối với Bộ Tài Chính và Uỷ Ban chứng khoán Việt Nam Hệ thống pháp lý liên quan đến thị trường chứng khoán phái sinh là một trong những thách thức đối với các cơ quan quản lý chứng khoán phái sinh Việt Nam. Mặc dù Chính phủ đã ban hành Nghị định số 42/2015/Nghị định – Chính phủ về thị trường chứng khoán phái sinh, đồng thời Bộ Tài chính cũng ban hành Thông tư số 11/2016/TT-BTC hướng dẫn một số điều của Nghị định này, đây là những cơ sở pháp lý quan trọng để triển khai thị trường chứng khoán phái sinh tại Việt Nam trong thời gian tới. Tuy nhiên, do thị trường chứng khoán phái sinh là một thị trường bậc cao nên việc hoàn thiện các quy định pháp luật là rất cần thiết để phòng ngừa rủi ro cho nhà đầu tư, tránh việc các công cụ bị lợi dụng để thao túng thị trường và cuối cùng là giúp thị trường chứng khoán Việt Nam có thể tiến xa hơn trên con đường phát triển để vươn ra biển lớn trong tương lai. Trong giai đoạn phát triển của thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam, xây dựng cơ sở hạ tầng là một vấn đề mà các nhà quản lý thị trường này cần phải đối mặt. Trong thời đại mới, yếu tố công nghệ chiếm tỷ trọng rất lớn trong việc phát triển thị trường, đặc biệt đây là thị trường chứng khoán phái sinh thì lại cần 376
  6. phải nâng cấp phần mềm hệ thống phục vụ cho việc giao dịch nhanh chóng, đảm bảo an toàn cũng như giảm thiểu rủi ro đối với thị trường này. Những sản phẩm phái sinh trên tài sản tài chính được triển khai hiện tại chưa thực sự hiểu quả về việc kinh doanh trên lệch cũng như bảo hiểm rủi ro cho các danh mục một cách phù hợp đối với đa số nhà đầu tư tại Việt Nam từ đó dẫn đền các tổ chức đầu tư lớn như các tổ chức quỹ sẽ không mấy mặn mà với thị trường chứng khoán phái sinh hiện nay. 5.2 Cơ hội phát triển của thị trƣờng chứng khoán phái sinh Việt Nam Ngày nay, thời kì hội nhập ngày càng sâu và toàn diện của nền kinh tế Việt Nam với nền kinh tế trong khu vực và trên thế giới đã làm tăng nhu cầu đầu tư không chỉ từ phía các nhà đầu tư trong nước. Các nhà đầu tư quốc tế càng bị thu hút bởi sự năng động của nền kinh tế Việt Nam. Nhu cầu đầu tư và phòng ngừa rủi ro trong đầu tư sẽ tiếp tục được đẩy lên mạnh mẽ, đây là động lực phát triển các giao dịch chứng khoán phái sinh. Bên cạnh đó, quá trình hội nhập quốc tế và các chính sách quản lý kinh tế vĩ mô cởi mở đã tạo dựng ra môi trường đầu tư, kinh doanh minh bạch, công bằng và thân thiện với nhà đầu tư. Đặc biệt là các quy định trong lĩnh vực chứng khoán đã từng bước đưa thị trường chứng khoán nói chung và thị trường chứng khoán phái sinh trở nên minh bạch, công khai, công bằng hơn, làm giảm chi phí tham gia và tiếp cận thị trường của các nhà đầu tư và tổ chức tham gia thị trường này. Trước kia, thị trường phái sinh hàng hóa và thị trường phái sinh tiền tệ hình thành trước thị trường phái sinh chứng khoán, nên một số sản phẩm phái sinh có nguồn gốc từ tiền tệ, hàng hóa đã được sử dụng từ nhiều năm nay. Thực tế các sản phẩm phái sinh đơn giản như quyền chọn mua cổ phần, chứng quyền, hợp đồng kì hạn và một số hình thức khác đã được sử dụng khá phổ biến trên thị trường phái sinh tiền tệ và thị trường phái sinh hàng hóa đã được triển khai không chính thức tại một số công ty chứng khoán. Đây là yếu tố thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư có kinh nghiệm tham gia vào thị trường chứng khoán phái sinh. Sự phát triển của thị trường chứng khoán phái sinh còn được thúc đẩy bởi sự phát triển của hệ thống các tổ chức kinh doanh dịch vụ chứng khoán, bao gồm các công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ. Với số lượng lớn các tổ chức kinh doanh dịch vụ chứng khoán, môi trường kinh doanh của khu vực dịch vụ chứng khoán đã rất cạnh tranh, bảo đảm chất lượng dịch vụ sẽ được cải thiện nhanh chóng trong thời gian tới. Mặc dù còn nhiều điểm cần hoàn thiện, nhưng hệ thống các tổ chức kinh doanh dịch vụ chứng khoán đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng vượt bậc của thị trường chứng khoán cơ sở trong thời gian qua, và là tiền đề quan trọng để thúc đẩy sự phát triển của thị trường chứng khoán phái sinh. Thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam chính thức hoạt động đã mang lại rất nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp và các nhà đầu tư cá nhân và tổ chức có thêm một kênh đầu tư hiệu quả, bên cạnh đó là giúp cho các doanh nghiệp cũng như các nhà đầu tư phòng ngừa được các rủi ro khi có sự biến động về giá cả, về tỷ giá cũng như lãi suất trên thị trường. Do đó các loại chứng khoán phái sinh ra đời sẽ giúp cho các doanh nghiệp có thêm một kênh huy động vốn hữu hiệu đồng thời yêu cầu về vốn vay ít hơn, sử dụng vốn hiệu quả hơn và ít gặp khó khăn hơn khi có sự biến động về giá, tỷ giá cũng như lãi. Hiện nay, lượng kiến thức về chứng khoán phái sinh rất đa dạng, khiến cho các nhà đầu tư khó tiếp cận được với loại sản phẩm này. Chính vì vậy, để gia tăng số lượng nhà đầu tư tham gia vào thị trường chứng khoán phái sinh thì các sàn giao dịch chứng khoán phái sinh nên cung cấp kiến thức về lý thuyết và thực hành cho các nhà đầu tư. Bên cạnh đó, các trường đại học về các ngành kinh tế nên có các chương trình đào tạo về các môn học, hội thảo, khoá học dành cho sinh viên khối ngành kinh tế về chứng khoán phái sinh. Để có thể bổ sung nhân lực cho ngành này. Từ việc thu hút nhà đầu tư cũng như nhân sự cho thị trường chứng khoán phái sinh sẽ làm nền tảng để các nhà hoạch định chính sách có thể vạch ra thêm những lộ trình mới cho con đường phát triển thi trường chứng khoán phái sinh tại Viêt Nam, với mục tiêu hiện tại là hấp dẫn đại đa số các nhà đầu tư cá nhân và đặc biệt là các tổ chức đầu tư, xa hơn nữa là thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đến với thị trường chứng khoán phái sinh tại Việt Nam. 377
  7. Như vậy, thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam là một bộ phận tất yếu của thị trường chứng khoán và thị trường tài chính Việt Nam, sự ra đời của thị trường chứng khoán phái sinh khẳng định mức độ phát triển nhanh và ngày càng hoàn thiện hơn của thị trường chứng khoán và thị trường tài chính nước ta ở thời điểm hiện tại, điều này hoàn toàn phù hợp với chủ trương và chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển đồng bộ các loại thị trường với mục tiêu cao nhất là nâng cao và thúc đẩy kinh tế-xã hội Việt Nam. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nguyễn Sơn 2013, Xây dựng thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam 2013, Tài liệu Hội thảo Khoa học phát triển thị trường chứng khoán phái sinh tại Việt Nam. [2] Bùi Nguyên Hoàn 2013, Thị trường chứng khoán phái sinh một định chế tài chính của nền kinh tế, Tài liệu Hội thảo Khoa học phát triển thị trường chứng khoán phái sinh tại Việt Nam. [3] Trầm Tuấn Vũ 2013, Phát triển thị trường chứng khoán phái sinh tại Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế và công tác chuẩn bị, Tài liệu Hội thảo Khoa học phát triển thị trường chứng khoán phái sinh tại Việt Nam. [4] Phạm Thanh Nhật 2013, Thị trường chứng khoán phái sinh của các nước và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, Tài liệu Hội thảo Khoa học phát triển thị trường chứng khoán phái sinh tại Việt Nam. [5] Lê Nhị Năng 2013, Về khung pháp lý cho hoạt động của thị trường chứng khoán phái sinh tại Việt Nam, Tài liệu Hội thảo Khoa học phát triển thị trường chứng khoán phái sinh tại Việt Nam. [6] Dubravko Mihaljeka, Frank Packer (2010), “Derivatives Markets in Emerging Countries”. [7] Harish, A.S. (2001), Potential of derivatives market in India, The ICFAL Journal of applied finance, Vol. 7, No. 5, pp 1-24. [8] Uỷ ban chứng khoán nhà nước(2015), Nghị định số 42/2015/NĐ-CP quy định về chứng khoán phái sinh (CKPS) và thị trường chứng khoán phái sinh. [9] Công ty Cổ phần chứng khoán SSI (2019), Nhà đầu tư phái sinh - sẵn sàng cho những cơ hội mới 378