Những tác động tiêu cực của FDI Trung Quốc tại Việt Nam và một số gợi ý chính sách

pdf 12 trang Gia Huy 3050
Bạn đang xem tài liệu "Những tác động tiêu cực của FDI Trung Quốc tại Việt Nam và một số gợi ý chính sách", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfnhung_tac_dong_tieu_cuc_cua_fdi_trung_quoc_tai_viet_nam_va_m.pdf

Nội dung text: Những tác động tiêu cực của FDI Trung Quốc tại Việt Nam và một số gợi ý chính sách

  1. NHỮNG TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA FDI TRUNG QUỐC TẠI VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ GỢI Ý CHÍNH SÁCH THE NEGATIVE IMPACT OF FDI IN CHINA IN VIETNAM AND SOME POLICY MEANS ThS. Cấn Thị Thu Hương Học viện Ngân hàng Tóm tắt Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI là một nguồn lực có ý nghĩa quan trọng đối với quá trình tăng trưởng kinh tế. Kể từ khi mở cửa nền kinh tế, hội nhập kinh tế quốc tế, vốn FDI đã có những đóng góp tích cực cho tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Tuy nhiên, trong thời gian vừa qua đã có những dự án FDI gây ra những tác động tiêu cực như ô nhiễm môi trường, chuyển giao công nghệ lạc hậu, gây bất ổn tình hình chính trị an ninh xã hội, trong đó nổi bật có một số dự án đầu tư của các nhà đầu tư Trung Quốc tại Việt Nam Qua việc làm rõ thực trạng và những tác động tiêu cực của FDI Trung Quốc tại Việt Nam, bài viết đưa ra một số hàm ý cho việc thu hút có chọn lọc và sử dụng hiệu quả FDI Trung Quốc tại Việt Nam. Từ khóa: Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, tác động tiêu cực, FDI Trung Quốc Abstract: Foreign direct investment (FDI) is one of the significant resources for the process of economic growth. Since opening its economy, international economic integration, FDI has positively contributed to the economic growth of Vietnam. However, recently, there have been FDI projects causing negative impacts, such as: environmental pollution, outdated technology transformation, destabilizing the political and social security, in which there are a number of investment projects of Chinese investors in Vietnam After clarifying the negative impacts of Chinese FDI in Vietnam, the article proposes some implicationsfor selective attracting and effectively using Chinese FDI in Vietnam. Key words: Foreign direct investment FDI, negative impact, Chinese FDI 1. Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài của trung quốc tại Việt Nam từ năm 2000 đến năm 2016 1.1. Tốc độ tăng trưởng vốn FDI Là một trong những nội dung chủ yếu trong hợp tác kinh tế giữa hai nước, hoạt động FDI của Trung Quốc tại Việt Nam đang ngày càng có vai trò tích cực trong thúc đẩy phát triển chung của quan hệ hai nước. FDI của Trung Quốc tại Việt Nam từ năm 2000 đến nay có những chuyển biến rõ rệt so với 9 năm đầu sau khi hai nước bình thường hóa quan hệ. Từ năm 2000 đến năm 2012, đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam đã có sự phát triển vượt bậc cả về số lượng và chất lượng, đặc biệt từ năm 2001 sau khi Trung Quốc gia nhập WTO và triển khai chiến lược "Đi ra toàn cầu", hoạt động đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam đã có tiến triển mạnh mẽ. Tính luỹ kế từ 1991 đến 2012, Trung Quốc đã có 891 dự án đầu tư tại Việt Nam, với tổng số vốn đầu tư là 4,7 tỷ USD, đứng thứ 14 trong tổng số 411
  2. 98 nước đầu tư vào Việt Nam. Riêng giai đoạn từ 2000- 2012, đã có 760 dự án với tổng số vốn đăng ký là 4,2 tỷ USD. Như vậy, trong 12 năm, số dự án của Trung Quốc tại Việt Nam đã tăng gấp 10 lần, số vốn đăng ký tăng khoảng 36 lần so với 9 năm đầu sau khi bình thường hóa quan hệ giữa hai nước. Từ năm 2011 đến năm 2016, FDI của Trung Quốc vào Việt Nam tăng đột biến, nhất là năm 2013 lên đến mức hơn 2,3 tỉ USD so với 371,2 triệu USD năm 2012. Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài, chỉ riêng năm 2016, vốn đầu tư từ Trung Quốc đại lục vào Việt Nam đạt 1,87 tỷ USD, đứng thứ 4 trong số các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, đứng trên các nhà đầu tư đến từ vùng lãnh thổ Hồng Kông, Đài Loan. Luỹ kế tính đến hết năm 2016, Trung Quốc đã nằm trong danh sách 10 nước đầu tư FDI lớn nhất vào Việt Nam, đứng thứ 8 với số vốn 10,5 tỷ USD, xếp sau Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, Anh, Malaysia. Chỉ tính riêng trong tháng 1/2017, trong tổng số vốn 1,58 tỷ USD vốn FDI, các nhà đầu tư từ Trung Quốc góp gần 338,3 triệu USD, chiếm 21,3% tổng vốn FDI vào Việt Nam. (Cục Đầu tư nước ngoài) Bảng 1: Vốn FDI Trung Quốc tại Việt Nam giai đoạn 2010 - 2016 Tỷ lệ vốn FDI Xếp thứ tự FDI Trị giá vốn FDI Trung Quốc Năm Số lượng dự án Trung Quốc tại (triệu USD) trong tổng FDI Việt Nam vào Việt Nam 2010 685,0 3,44 105 8 2011 757,7 4,86 85 5 2012 371,2 2,27 76 9 2013 2338,6 10,46 110 4 2014 432,7 2,33 110 9 2015 780 3,7 175 10 2016 1870 7 210 4 Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch & Đầu tư Tóm lại, tốc độ tăng vốn đầu tư FDI của Trung Quốc vào Việt Nam trong vòng 5 năm trở lại đây có sự cải thiện khá mạnh, từ vị trí thứ 13 trong số gần 100 đối tác đầu tư vào Việt Nam năm 2012, với số vốn chỉ hơn 2 tỷ USD. Nhưng, sau 5 năm, vị trí của Trung Quốc đã có sự cải thiện rõ rệt, tăng 5 bậc và số vốn tăng gấp 5 lần. Theo số liệu cập nhật của Cục Đầu tư nước nước, trong tháng 2 năm 2017, Trung Quốc đã trở thành nhà đầu tư lớn nhất tại Việt Nam khi đầu tư tổng cộng 608 triệu USD, chiếm 30% tổng vốn đăng ký cấp mới, bỏ xa nhà đầu tư lớn thứ hai là Singapore tới 167 triệu USD. Như vậy,trong 2 tháng đầu năm 2017, Trung Quốc đã vượt qua Hàn Quốc, Nhật Bản để trở thành đối tác lớn thứ 2 về FDI của Việt Nam, chỉ sau Singapore. 1.2. Qui mô trung bình dự án Vốn đầu tư trung bình của một dự án của các nhà đầu tư Trung Quốc đã tăng liên tục qua các năm kể từ năm 2000. Trong mười năm (2001 - 2010), kể từ sau khi ký kết Hiệp định khung về hợp tác toàn diện ASEAN - Trung Quốc năm 2002, cũng là thời điểm Trung Quốc đã gia nhập 412
  3. WTO (2001), FDI của Trung Quốc vào Việt Nam tăng ca ̉ về sô ́ lượng dự án cũng như quy mô vốn (khoảng 2,5 triệu USD/dự án), có nhiều dự án trên 1 triệu USD đến 10 triệu USD đã xuất hiện. Năm 2007 khi Việt Nam gia nhập WTO, cùng với việc hội nhập kinh tế quốc tế, môi trường đầu tư của Việt Nam ngày càng được cải thiện, hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài, FDI của Trung Quốc vào Việt Nam tăng khá mạnh, nhiều dự án trên 10 triệu USD đến 100 triệu USD đã có mặt tại Việt Nam, nâng vốn bình quân của một dự án lên 4,3 triệu USD/dự án. Những dự án với vốn đầu tư lớn nói trên đã góp phần thay đổi diện mạo đầu tư của Trung Quốc tại Việt Nam trong thời gian 10 năm đầu thế kỷ XXI. Từ năm 2001 đến nay, vốn đầu tư trung bình của một dự án từ nhà đầu tư Trung Quốc là khoảng 4,3 triệu USD, gần gấp 3 lần giai đoạn 1991-1999. Từ năm 2007 trở lại đây, có nhiều dự án trên 1 triệu USD đến 10 triệu USD. Các dự án có vốn đầu tư trên 10 triệu USD đến 100 triệu USD chủ yếu xuất hiện trong giai đoạn này. Theo số liệu năm 2016 của Cục Đầu tư nước ngoài, quy mô bình quân mỗi dự án của Trung Quốc chỉ đạt 12 triệu USD, trong khi mức bình quân của cả nước là 19 triệu USD. Những dự án đầu tư lớn đã góp phần thay đổi diện mạo đầu tư của Trung Quốc tại Việt Nam. Theo nhận định chung của Cục đầu tư nước ngoài, cho đến nay, Trung Quốc là nhà đầu tư trung bình ở Việt Nam. 1.3. Về lĩnh vực đầu tư Nếu như trước đây đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam chủ yếu tập trung vào lĩnh vực khách sạn, dịch vụ, công nghiệp nhẹ thì đầu tư của Trung Quốc tại Việt Nam trong thời gian gần đây có sự chuyển hướng mạnh sang lĩnh vực xây dựng, công nghiệp chế tạo, chế biến. Từ sau năm 2000, đa ̃ có sự chuyển dịch mạnh, thay đổi đáng kể trong lĩnh vực đầu tư. Trong tổng số 17 ngành Trung Quốc có đầu tư tại Việt Nam, đứng đầu là 5 lĩnh vực: Công nghiệp chế biến, chế tạo với tổng số dự án 744 dự án chiếm tỷ trọng rất lớn 68,76% số dự án FDI của Trung Quốc tại Việt Nam, chiếm 53,27% tổng số vốn đầu tư FDI tại Việt Nam(Về lĩnh vực này, các ngành dệt may chiếm tỷ trọng lớn do các nhà đầu tư Trung Quốc muốn đón cơ hội hưởng thuế suất 0% khi Việt Nam tham gia TPP); sản xuất phân phối điện, khí, nước, điều hòa đứng vị trí thứ 2 chiếm 28%; xây dựng chiếm 7%; kinh doanh bất động sản chiếm 6%; dịch vụ lưu trú và ăn uống chiếm 4%. Năm lĩnh vực nói trên đã chiếm tổng cộng 98 % tổng vốn đầu tư FDI của Trung Quốc vào Việt Nam. Đầu tư của các DN Trung Quốc vào ngành dịch vụ đã tăng đáng kể trong những năm gần đây do bản thân sự phát triển của ngành dịch vụ làm tăng thêm một số ngành mới như: truyền thông, giải trí, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm Điều quan trọng là trong lựa chọn lĩnh vực kinh doanh, các doanh nghiệp Trung Quốc ngày càng hướng về ngành dịch vụ vì chúng đòi hỏi thời gian đầu tư ngắn, vốn ít, nhưng lại thu lợi nhuận lớn. Mặc dù đã có sự chuyển dịch về lĩnh vực đầu tư nhưng cho đến nay, đầu tư của Trung Quốc tại Việt Nam cũng chỉ mới tập trung ở những ngành nghề thông thường, chưa có dự án nào đầu tư ở lĩnh vực công nghệ cao với vốn đầu tư lớn. 1.4 Cơ cấu FDI theo vùng được mở rộng đáng kể Hiện nay, FDI của Trung Quốc đã có mặt tại 55 tỉnh, thành của Việt Nam nhưng trong đó chủ yếu tập trung tại các thành phố đông dân cư, có sức thu hút lao động mạnh, có cơ sở hạ tầng tốt, thuận lợi cho xuất, nhập khẩu hàng hóa cũng như đi lại giữa Trung Quốc và Việt Nam. Đứng đầu trong các địa phương thu hút đầu tư của Trung Quốc là Hà Nội (202 413
  4. dự án), thành phố Hồ Chí Minh (110 dự án), Bình Dương (57 dự án), Hải Phòng (38 dự án), Quảng Ninh (37 dự án). Các dự án đầu tư ở những địa phương này chủ yếu tập trung vào lĩnh vực chế biến, chế tạo, bất động sản, xây dựng. FDI của Trung Quốc cũng đã hướng đến một số tỉnh biên giới tiếp giáp với Trung Quốc của Việt Nam, trong đó có một số tỉnh có cơ sở hạ tầng kém, trình độ phát triển thấp, khó thu hút vốn đầu tư nước ngoài như Lào Cai (27 dự án), Lạng Sơn (20 dự án), Cao Bằng (8 dự án), Lai Châu (2 dự án). Điều này phản ánh kết quả của việc tăng cường hợp tác giữa các địa phương hai nước, đặc biệt là sự đẩy mạnh hợp tác với Việt Nam của một số tỉnh Trung Quốc như Quảng Đông, Vân Nam, Quảng Tây, một xu hướng mới trong phát triển quan hệ Việt - Trung thời gian qua. Tuy nhiên, các dự án đầu tư của Trung Quốc ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam mới chỉ tập trung vào khai thác khoáng sản, nguyên vật liệu là chính, cụ thể là: Dự án chế biến tinh quặng sắt titan ở Thái Nguyên; dự án xây dựng nhà máy khai thác và chế biến antimon và tuyển quặng ở Hà Giang; dự án xây dựng nhà máy chế biến cao su thiên nhiên thành cao su tổng hợp và dự án sản xuất gỗ dán, gỗ lạng, ván ép và ván mỏng, dự án phát triển vùng nguyên liệu lá thuốc lá, kinh doanh chế biến nguyên liệu lá thuốc lá ở Lào Cai; dự án xây dựng nhà máy chế biến nhựa thông ở Lạng Sơn; dự án khai thác khoáng sản và sản xuất than cốc ở Cao Bằng vì vậy, hiệu quả FDI của Trung Quốc mang lại cho các địa phương này không cao. 1.5. Về hình thức đầu tư FDI của Trung Quốc vào Việt Nam có 4 hình thức đầu tư đó là: hợp đồng hợp tác kinh doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh và công ty cổ phần. Trước năm 2000 đa số các dự án FDI của các DN Trung Quốc vào Việt Nam là thực hiện liên doanh với các DN Việt Nam, nhưng trong 15 năm trở lại đây đó có sự thay đổi rõ rệt, các dự án mà Trung Quốc đầu tư vào Việt Nam chủ yếu được thực hiện theo hình thức 100% vốn nước ngoài là chính. Từ năm 2006, số dự án theo hình thức 100% vốn nước ngoài chiếm ưu thế rõ rệt- khoảng 76% so với 19% của hình thức liên doanh. Năm 2009, có 441 dự án đầu tư theo hình thức 100% vốn nước ngoài, chiếm 67% trong tổng số dự án, đứng đầu trong số 4 hình thức đầu tư của Trung Quốc tại Việt Nam, tiếp sau đó đến hình thức liên doanh với 169 dự án, chiếm 25% tổng số dự án, cuối cùng là hình thức hợp tác kinh doanh và công ty cổ phần với 47 dự án, chiếm 8% tổng số dự án. Năm 2010, có 463 dự án đầu tư theo hình thức 100% vốn nước ngoài, chiếm 65% trong tổng số dự án, tiếp sau đó đến hình thức liên doanh với 171 dự án, chiếm 30,1% tổng số dự án, cuối cùng là hình thức hợp tác kinh doanh và công ty cổ phần với 47 dự án, chiếm 4% trong tổng số dự án. Sự thay đổi của loại hình đầu tư cho thấy, các doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư vào Việt Nam đã trải qua giai đoaṇ thăm dò, thử nghiệm, dưạ vào đối tác địa phương am hiểu thị trường ở thập kỷ 90 của thế kỷ XX, đang bước sang giai đoạn tự tin, hiểu biết, đủ khả năng độc lập kinh doanh ở thị trường Việt Nam. 2. Những tác động tiêu cực của FDI Trung Quốc tại Việt Nam 2.1. FDI Trung Quốc mang theo công nghệ lạc hậu Việt Nam được đánh giá là có nhiều cơ hội thành trung tâm công nghiệp chế biến, chế tạo của thế giới nhờ những lợi thế như: lao động dồi dào chi phí thấp, vị trí địa lý thuận 414
  5. lợi, chính trị ổn định, hội nhập sâu rộng Trong khi đó, Trung Quốc vốn lâu nay được xem là “công xưởng” của thế giới đang có chi phí nhân công và độ rủi ro ngày càng tăng. Do vậy, dòng FDI đang có sự dịch chuyển từ Trung Quốc sang các nước khác và Việt Nam. Mục tiêu của Trung Quốc là đưa công nghệ sản xuất thâm dụng lao động, công nghệ thấp nhằm tận dụng nguồn nhân lực giá rẻ ở Việt Nam. Đặc biệt, hầu như không có dự án nào trong lĩnh vực công nghệ cao. Nhiều dự án sử dụng công nghệ lạc hậu, tiêu hao năng lượng lớn và gây tổn hại đến môi trường,làm ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững ở Việt Nam. Điều này đã xảy ra trong ngành nhiệt điện, mía đường, ximăng lò đứng và bauxite Tây Nguyên.Đây chính là hạn chế lớn nhất của các DN FDI Trung Quốc tại Việt Nam. Về dài hạn, tác động này không chỉ khiến Việt Nam luôn ở nấc thang thấp hơn Trung Quốc về mặt công nghệ sản xuất mà còn làm suy giảm động lực nghiên cứu phát triển của DN Việt Nam. Đó là chưa kể đến việc sử dụng công nghệ Trung Quốc sẽ cho năng suất lao động thấp, tiêu hao năng lượng cao, hiệu quả kém và đặc biệt là không ít thiết bị, máy móc, công trình chỉ vừa mới đi vào sản xuất, đi vào vận hành đã phải sửa chữa, thay thế. Điều này để lại những hậu quả lâu dài cho các nhà sản xuất trong nước nói riêng và làm suy giảm sức cạnh tranh của nền kinh tế nói chung. Theo cảnh báo của nhiều nhà kinh tế, Việt Nam đang rơi vào bẫy của hiệu ứng giải công nghiệp hóa sớm (là quá trình một quốc gia chưa kịp hoàn thành quá trình công nghiệp hóa thì các ngành công nghiệp cơ bản (đặc biệt là công nghiệp chế tạo) trong nước đã bị lụi tàn), hay còn là bẫy tự do hóa thương mại trong mối quan hệ Việt - Trung. 2.2. Tác động tiêu cực của FDI Trung Quốc đối với lao động Đã xảy ra tranh chấp lao động trong một số DN FDI Trung Quốc Tiền lương và các chính sách đãi ngộ đối với công nhân và người lao động trong các DN FDI Trung Quốc thường thấp, thậm chí thấp hơn nhiều so với các DN FDI của các nước châu Âu và Mỹ. Lao động tại các DN FDI của Trung Quốc thường phải làm việc liên tục, tăng ca liên tục, ít có ngày nghỉ, trong khi đó các đãi ngộ đi kèm hoặc không có hoặc không đảm bảo. Lương họ nhận thường là ở mức thấp và ít được tăng lương. Tình trạng đình công, bãi công diễn ra khá nhiều ở các DN này. Từ 2008 đến đầu năm 2014, trên địa bàn Nghệ An đã xảy ra 14 cuộc đình công tại 11 DN. DN thường xảy ra đình công là những DN có vốn đầu tư nước ngoài, chiếm 53,8% tổng số các cuộc đình công, trong đó các DN có vốn đầu tư của Đài Loan, Trung Quốc có tỷ lệ xảy ra đình công cao nhất (30,7%). Các DN FDI Trung Quốc thường không thành lập công đoàn, điều đó là vi phạm Luật đầu tư của Việt Nam. Trong khi đó, các công đoàn chính là tổ chức bảo vệ quyền lợi của người lao động. FDI Trung Quốc làm mất cơ hội việc làm của lao động trong nước Thông thường các nhà đầu tư nước ngoài đến một nước ĐPT, họ thường tận dụng nguồn nhân công giá rẻ ở những nước này. Nhưng FDI của Trung Quốc đi đến đâu là kéo theo người lao động Trung Quốc di dân đến đó luôn. Người Trung Quốc ồ ạt đến cùng với FDI của Trung Quốc, làm ăn, buôn bán, nhiều khi trái phép, vi phạm pháp luật, lợi dụng những sơ hở luật pháp của nước chủ nhà. người lao động Trung Quốc còn gây ra các vấn đề tệ nạn xã hội, gây mất an ninh trật tự địa phương Chỉ riêng tại công trình xây dựng nhiệt điện ở Quảng Ninh đã có hơn 2000 công nhân Trung Quốc, hiện Trung Quốc đang có 415
  6. hàng trăm công trình ở nước ta, vậy số người lao động Trung Quốc ở nước ta là rất lớn. Theo Ban Quản lý các khu kinh tế Hà Tĩnh, đến tháng 11-2015, các dự án ở khu kinh tế Vũng Áng có trên 34.000 lao động làm việc, trong đó có 5.500 người Trung Quốc. Số lao động không được cấp phép, làm việc “chui” tại Vũng Áng trước đây là rất lớn. Lao động Trung Quốc ồ ạt đến cùng với FDI của Trung Quốc, điều đáng nói là rất nhiều trong số họ là lao động phổ thông trái phép, làm ăn, buôn bán, vi phạm pháp luật, gây ra các vấn đề tệ nạn xã hội, gây mất an ninh trật tự địa phương Trong khi Việt Nam đang tích cực đưa lao động sang các thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản, Malaixia để giải quyết công ăn việc làm cho lượng lao động dư thừa, việc nhà đầu tư Trung Quốc ít sử dụng lao động tại chỗ đã ảnh hưởng lớn đến hiệu quả của chinh́ sách thu hút đầu tư của Việt Nam. 2.3 FDI Trung Quốc tại Việt Nam làm gia tăng tình trạng nhập siêu liên tục của Việt Nam đối với thị trường Trung Quốc Trung Quốc là thị trường Việt Nam nhập siêu cao nhất với 28 tỷ USD trong năm 2016 mặc dù tốc độ tăng trưởng nhập khẩu từ thị trường này giảm thấp nhất trong nhiều năm. Giai đoạn 2001 - 2010, nhập siêu từ Trung Quốc là lớn nhất, chiếm 23,2% trong tổng nhập siêu của các nước mà Việt Nam có nhập siêu. Theo số liệu của Ủy ban Kinh tế Quốc hội có tới 80% nguyên vật liệu đầu vào của Việt Nam đang phụ thuộc vào Trung Quốc. Trong số 110 nhóm mặt hàng Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc, có rất nhiều sản phẩm là nguyên phụ liệu đầu vào, linh kiện lắp ráp, gia công và các máy móc thiết bị phục vụ xuất khẩu, trang thiết bị cho dự án đầu tư đang triển khai. Chẳng hạn, tỷ lệ nhập khẩu nguyên vật liệu từ Trung Quốc của ngành dệt may Việt Nam hiện nay đang đứng ở mức 65%. Đặc biệt, trong những năm gần đây, Trung Quốc liên tục trúng thầu các công trình và dự án lớn được thực hiện theo hình thức EPC. Điều này dẫn đến tình trạng các công trình đều nhập thiết bị, đầu vào từ Trung Quốc, qua đó làm tăng áp lực đối với nhập siêu. Một khảo sát của Viện Nghiên cứu cơ khí (Bộ Công thương) trong suốt giai đoạn 2003-2013 cho thấy, Trung Quốc đang thống trị nhóm sản phẩm ở 4 trong 5 ngành chính là thủy điện, nhiệt điện, xi măng, bauxite, và sàng tuyển than tại Việt Nam. Nhóm sản phẩm máy và thiết bị đồng bộ có giá trị nhập khẩu hàng năm tới 10 tỉ USD Mỹ. 2.4. Liên kết giữa DN FDI của Trung Quốc với các DN trong nước còn yếu Trong báo cáo của Ngân hàng HSBC đánh giá, mối quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Trung Quốc đơn thuần là mối quan hệ chuỗi cung ứng cấp 1 hơn là mối quan hệ đầu tư. Theo đánh giá của các chuyên gia, đáng chú ý là nguồn vốn FDI từ Trung Quốc chủ yếu mang đặc điểm của giai đoạn đầu - tức là ra ngoài mua tài nguyên và mua kĩ thuật: đầu tư vốn nhưng không chuyển nhà xưởng/nhà máy ra nước ngoài do lao động trong nước - đặc biệt lao động tại khu vực miền Trung, miền Tây Trung Quốc còn nhiều; đa phần là DN thương mại có mục tiêu thu mua kĩ thuật và tài nguyên; hầu như chỉ sử dụng lao động Trung Quốc. Tuy nhiên, Việt Nam cũng không phải ngoại lệ của tình trạng này khi chúng ta biết rằng số liệu thống kê cho thấy 60% số dự án và 70% tổng vốn FDI của Trung Quốc tại châu Á nhằm tìm kiếm các tài sản chiến lược và chiếm lĩnh tài nguyên của nước tiếp nhận đầu tư. FDI của Trung Quốc thường mang theo máy móc thiết bị, kể cả những thứ Việt Nam đáp ứng được. Nhiều máy móc Trung Quốc mang sang Việt Nam là những máy móc 416
  7. mà Việt Nam có thể sản xuất được. Cùng với FDI, Trung Quốc nhiều khi còn nhập ồ ạt hàng hoá tiêu dùng rẻ mạt, cạnh tranh không lành mạnh một số ngành sản xuất hàng tiêu dùng của nước sở tại nhất là những ngành mới. Nhiều dự án đầu tư của Trung Quốc nhiều khi kèm theo điều kiện phải mua một số lượng lớn hàng tiêu dùng và dịch vụ của Trung Quốc, điều này khiến cho chỉ Trung Quốc là người được hưởng lợi, còn nước nhận đầu tư bị thiệt thòi nhiều. Với chính sách "hai nguồn lực, hai thị trường" trong đầu tư ra bên ngoài, các DN FDI Trung Quốc nhiều khi còn tranh chấp nguồn lực và thị trường với chính các DN Việt Nam. Trên thực tế, các DN FDI Trung Quốc đầu tư sang Việt Nam đã cạnh tranh gay gắt với DN Việt Nam trong một số ngành như: dệt may, khai khoáng, thiết bị điện, sản xuất đồ điện dụng cụ điện, tạp phẩm, thiết bị văn phòng 2.5. Tác động tiêu cực đến văn hóa, xã hội, môi trường Nhiều dự án FDI Trung Quốc đã gây tác động tiêu cực đến môi trường Các DN Trung Quốc đang đầu tư ở Việt Nam chỉ chú trọng quan tâm đến vấn đề lợi nhuận mà bỏ qua vấn đề bảo vệ môi trường, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường như suy giảm môi trường, ô nhiễm trầm trọng, khai thác quá mức làm cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên. Thực tế cho thấy, Trung Quốc đã đầu tư rất nhiều dự án khai thác tài nguyên trên khắp Việt Nam: khai thác quặng thép ở Phú Yên, quặng vàng ở Nghệ An, titan ở Bình Định, atimon ở Quảng Ninh, quặng đồng ở Bắc Giang, than đá ở Cao Bằng, chì, quặng kẽm ở Bắc Cạn; quặng sắt, kẽm, chì ở Hà Giang; khai thác sắt, đồng ở Lào Cai, boxit ở Đắc Nông đã gây ra nhiều tác động đối với nền kinh tế Việt Nam, nhất là làm cạn kiện nguồn tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là tác động đối với môi trường sinh thái của dự án bauxite Tây Nguyên. Trong lĩnh vực dệt - may, ngành dệt, theo một chuyên gia trong lĩnh vực dệt may, những loại hóa chất được sản xuất từ Trung Quốc có giá rất rẻ, chỉ bằng 1/3 so với hàng sản xuất từ Châu Âu hay từ Nhật Bản. Giá rẻ đi kèm với chất lượng kém, hơn nữa, những loại hóa chất này còn có thể gây ra ung thư cho người sử dụng nếu không được kiểm tra chặt chẽ về hàm lượng. Khi dùng vải sợi còn tồn dư chất hóa học cao, sản phẩm thời trang sản xuất ra sẽ bị các thị trường nhập khẩu lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản hay Hàn Quốc từ chối nhập hàng. Nguy hiểm hơn, khi được tiêu thụ tại thị trường trong nước, không kiểm soát được hàm lượng của hóa chất trên vải, người tiêu dùng của Việt Nam sẽ chịu hậu quả. Bản thân Trung Quốc cũng đang phải xử lý các hậu quả do phát triển quá nóng ngành dệt may khiến nước này đang phải trả giá đắt cho môi trường ô nhiễm nặng nề. Trung Quốc là nước có công nghệ nhuộm ở mức rất thấp với tiêu hao nhiên liệu nước khoảng 250 khối/tấn vải, cao hơn so với trung bình của thế giới từ 1,7-2,5 lần, và cao hơn so với công nghệ hiện đại đang áp dụng tại các nước phát triển từ 2,5-3 lần, đồng thời nhu cầu sử dụng hóa chất cũng tăng cao theo. Ngành dệt may là ngành tiêu thụ hóa chất nhiều thứ hai tại Trung Quốc, đồng thời phát thải lượng chất ô nhiễm hữu cơ chiếm 20% trong toàn bộ các ngành công nghiệp tại Trung Quốc. 2.6. FDI Trung Quốc gây nên một số vấn đề xã hội tại các địa phương FDI Trung Quốc cùng với số lượng lớn lao động Trung Quốc trong các dự án đã có những tác động đến cuộc sống, văn hóa của người dân địa phương. Hàng ngàn lao động trái phép đang làm việc chui tại Khu Kinh tế Vũng Áng (Hà Tĩnh), gây ra nhiều hệ lụy về an ninh 417
  8. trật tự, văn hóa ở khu kinh tế lớn nhất Bắc Miền Trung này. Lao động Trung Quốc thi công tại các dự án của Tập đoàn Formusa - Trung Quốc không chỉ sinh sống ở khu nội trú bên trong khu dự án mà còn tạm trú tại các xã lân cận. Dọc Quốc lộ 1, đoạn từ thị trấn Kỳ Anh đến hầm Đèo Ngang, hàng trăm bảng hiệu công ty, bảng quảng cáo viết chữ Trung Quốc, chữ Việt lẫn lộn. Tình hình tương tự như vậy xảy ra ở Hải Phòng. Năm 2006, nhà máy Nhiệt điện Hải Phòng 1 tại xã Tam Hưng, huyện Thủy Nguyên được khởi công và bên trúng thầu toàn bộ là các DN của Trung Quốc. Hai xã thuần nông Tam Hưng và Ngũ Lão của huyện Thủy Nguyên vốn yên ả giờ ồn ào, xáo trộn hẳn khi hàng nghìn công nhân Trung Quốc kéo đến sinh sống để làm lao động chân tay thi công nhà máy nhiệt điện. Con đường chạy qua xã Ngũ Lão, Tam Hưng có lúc cả trăm hàng quán mọc lên, nào bia, tạp hóa, quán ăn nhậu, karaoke, mát-xa, cà phê, nhà nghỉ Những người đi xa về làng ngạc nhiên tưởng lạc vào phố Trung Quốc vì các biển hiệu quán ven làng, quán bia hơi đến khách sạn, nhà nghỉ, tường rào, nhà máy đều ghi chữ Trung Quốc và treo đèn lồng đỏ Trung Quốc. Thậm chí nhiều lao động Trung Quốc lấy vợ người Việt, sinh sống lâu dài tại đây. Tại Đà Nẵng, không chỉ có số lượng lớn lao động Trung Quốc trong các dự án FDI mà còn có tình trạng đáng lưu ý là hoạt động mua bán, chuyển dịch đất đai cho người nước ngoài mà ở đây là người Trung Quốc, nổi cộm lên ở các quận ven biển Ngũ Hành Sơn và Sơn Trà, chủ yếu trên đoạn đường Võ Nguyên Giáp ngang qua khu vực sân bay Nước Mặn, thậm chí còn có nhiều trường hợp các cá nhân đứng ra mua đất cho đứng tên mua đất cho những người Trung Quốc giấu mặt. Việc mua đất ở khu vực nhạy cảm này diễn ra trong thời gian qua là bất bình thường và hết sức đáng ngờ.Trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn; đặc biệt là khu vực kề sân bay Nước Mặn, hiện có số đông người Trung Quốc đang sinh sống. 2.7. Tác động đến an ninh chính trị, quốc phòng FDI Trung Quốc vào Việt Nam bên cạnh những tác động về các khía cạnh kinh tế, gắn với mục tiêu kinh doanh vì lợi nhuận, còn có mục tiêu khác nhằm tạo ảnh hưởng của chủ nghĩa đầu tư mới mang tên Trung Quốc, thực hiện sự thâm nhập sâu về kinh tế, lao động và văn hóa cũng như tác động về chính trị và nhận thức xã hội với mong muốn lan tỏa ảnh hưởng của tư tưởng bá quyền nước lớn đối với nước khác, nhất là các quốc gia láng giềng lân cận. Trong hai thập niên vừa qua kinh tế Việt Nam lệ thuộc nặng nề vào Trung Quốc. Chính sách trải thảm đỏ ưu đãi đầu tư Trung Quốc có thể tạo nên những nguy cơ về an ninh quốc phòng. Tại các khu vực có người Trung Quốc đến đầu tư làm ăn, sinh sống, không chỉ ồ ạt thu gom nông sản, người Trung Quốc còn núp bóng dân địa phương thuê lại đất để làm nông nghiệp, rồng rừng, nuôi trồng thủy sản tại các khu vực ven biển Đáng chú ý là hầu hết diện tích cho thuê đều nằm ở vị trí, khu vực trọng yếu về quốc phòng, an ninh, có khu vực là rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn, quân cảng, cảng nước sâu Theo thông tin của Bộ Nông nghiệp, tới năm 2013 diện tích đất cho thuê là hơn 300.000 ha, thực tế cho thuê dài hạn là 15.664 ha. Tuy nhiên, Ủy ban An ninh Quốc phòng cho biết, toàn quốc có 19 dự án nước ngoài được cấp phép ở trồng rừng ở 18 tỉnh với diện tích trên 398.374 ha chứ không phải 305.353 ha như Bộ báo cáo. Từ năm 2010, 8 tỉnh Cao Bằng, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Bình Định, Kon Tum và Bình Dương đã cho 10 DN nước ngoài thuê đất rừng đầu nguồn dài hạn (50-70 418
  9. năm) để trồng rừng nguyên liệu với tổng diện tích hơn 300 ngàn ha, trong đó DN từ Hồng Kông, Đài Loan, Trung Quốc chiếm trên 264 ngàn ha. Các DN nước ngoài lại chọn thuê đất chủ yếu ở các tỉnh khu vực biên giới như Lạng Sơn, Cao Bằng, Quảng Ninh, đặc biệt ở Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, nơi có trục đường 7, đường 8 sang Lào, đường đi lên Tây Nguyên. Rõ ràng đó là những tỉnh xung yếu biên giới, là những vị trí địa chiến lược quan trọng.Trung Quốc rất giỏi trong việc xâm chiếm bằng cách làm đường. Làm đường đến đâu xâm chiếm đến đấy, di dân đến đấy. Họ mưu tính làm một con đường suốt từ Vân Nam đi dọc Lào xuống tới tận Tây Nguyên, đoạn cuối Tây Nguyên thì Campuchia và Lào cho họ thuê đất tới 55 năm. Như vậy cả khu vực sẽ gần như là đất của họ Đứng về chiến lược quân sự, đó là những con đường cơ động chiến lược và cơ động chiến dịch. Về kinh tế thì có thể khống chế được toàn bộ các hành lang quan trọng của bán đảo Đông Dương. Họ đầu tư lớn, xây dựng cơ sở hạ tầng, làm đường là nhằm mục đích phục vụ chiến lược “tràn ngập Đông Dương” của Trung Quốc. Có thể nói trong quá trình đầu tư tại Việt Nam, Trung Quốc đã xác định phát triển văn hóa chính trị trong FDI Trung Quốc, xác định mục tiêu, tổ chức bộ máy tạo dựng quan hệ để lợi dụng lòng tin nhằm thâm nhập sâu vào các cá nhân làm việc trong các cơ quan quản lý nhà nước và dò la, thâu tóm tình hình, điều chỉnh chính sách, lợi dụng tình trạng quan liêu, tham nhũng của một bộ phận cán bộ suy thoái phẩm chất để nhanh chóng đạt được sự chấp thuận dự án. Chủ đầu tư Trung Quốc còn triệt để khai thác các sơ hở trong chính sách quản lý FDI để đưa lao động Trung Quốc sang Việt Nam, tạo ảnh hưởng tới cuộc sống và văn hóa của người dân địa phương, nhằm thực hiện chủ nghĩa bành trướng thông qua di dân. Tóm lại, có thể khái quát một số tác động tiêu cực của FDI Trung Quốc tại Việt Nam như sau: • Phần lớn FDI Trung Quốc đều hướng đến các lĩnh vực khai thác tài nguyên thiên nhiên, những lĩnh vực mà chính phủ Trung Quốc luôn có rất nhiều ưu đãi cho các DN tiến ra toàn cầu. Tỷ lệ các dự án đầu tư vào dầu mỏ và khai khoáng của Trung Quốc vào nước ta chiếm tới 70% tổng số các dự án, trong đó đáng chú ý là các dự án sắt, thép, xi măng, bauxite. • Hiện tượng lao động Trung Quốc trong các dự án FDI Trung Quốc ngày càng phức tạp và tồn tại những làng Trung Quốc trên lãnh thổ nước ta. Tình trạng này nếu để kéo dài có thể gây ra những hệ lụy và vượt quá kiểm soát của chính phủ. • FDI Trung Quốc không quan tâm đến chuyển giao công nghệ và ngày càng có xu hướng gây ra ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Đặc biệt, việc Trung Quốc đón đầu xu hướng tận dụng cơ hội của TPP ở nước ta nên thời gian qua đã có một làn sóng đột biến FDI Trung Quốc đầu tư vào các ngành dệt nhuộm. Điều này vừa tạo cạnh tranh gay gắt cho ngành sản xuất dệt may trong nước đồng thời cũng biến Việt Nam thành một bãi rác ô nhiễm khổng lồ. • FDI Trung Quốc mang theo những thiết bị mà Việt Nam hoàn toàn có thể đáp ứng được hoặc có thể có lựa chọn khác từ những nhà đầu tư thân thiện với môi trường hơn. Điều đáng quan ngại là xu hướng này diễn ra đồng thời với việc thời gian qua chính phủ Trung Quốc đã đóng cửa hàng chục ngàn nhà máy do công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi 419
  10. trường trầm trọng. Liệu có mối quan hệ nào giữa việc các DN gây ô nhiễm ở Trung Quốc đóng cửa và sau đó chuyển sang Việt Nam. • FDI Trung Quốc ngày càng lớn mạnh kéo theo nhập siêu từ Trung Quốc ngày càng cao đến mức không còn kiểm soát có khả năng sẽ dẫn đến tình trạng gọi là quyền lực ngầm giống như ở một số nước Đông Nam Á (Myanmar, Campuchia) 3. Một số gợi ý chính sách nhằm hạn chế tiêu cực của FDI Trung Quốc tại Việt Nam 3.1. Những giải pháp lâu dài 3.1.1. Đối với chính sách ngoại giao: Thực hiện quan điểm ngoại giao Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế. Việc tăng cường quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Trung Quốc cần diễn ra chủ động, tích cực theo hướng mang lại lợi ích cho cả hai bên. Trong quan hệ với một nước mạnh như Trung Quốc, ta cần phát triển trên tinh thần làm sao khác với Trung Quốc, chứ không nên đối đầu, cạnh tranh; khai thác những lợi thế của Việt Nam với tư cách là nước nhỏ, linh hoạt. Trong thời gian tới, Chính phủ có thể nghiên cứu đàm phán và đi đến ký kết Hiệp định đầu tư song phương với Trung Quốc, trong đó đặt ra những yêu cầu trong quá trình tiếp nhận dự án FDI như trình độ công nghệ cao, nguồn nhân lực chất lượng Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để hạn chế những tác động tiêu cực, những bất lợi trong quá trình triển khai vốn FDI tại Việt Nam. 3.1.2. Đối với hoạt động quản lý các dự án FDI Trung Quốc: Cần có sự phối hợp chặt chẽ hiệu quả giữa các bộ, ban ngành, cần lưu ý chính sách đối xử cụ thể đối với FDI Trung Quốc vì đây là đối tác có những đặc thù trong quan hệ với Việt Nam, hơn nữa dòng vốn FDI Trung Quốc cũng có nhiều điểm khác biệt với FDI nói chung. Bên cạnh việc đối xử công bằng, minh bạch, còn cần có những ứng xử linh hoạt, theo từng trường hợp để phù hợp với đặc thù của đối tác này. Cần có sự phối hợp giữa Bộ KH & ĐT với các Sở KH & ĐT địa phương, các Ban quản lý khu công nghiệp, các cơ quan ngoại giao, cộng đồng doanh nghiệp, người lao động, người dân địa phương để tăng cường giám sát và giải quyết các vấn đề phát sinh của các dự án FDI Trung Quốc. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát chặt chẽ, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với những vi phạm của dự án FDI, đặc biệt là vi phạm trong việc gây ô nhiễm môi trường, sử dụng lao động bất hợp pháp Cần khuyến khích giám sát của cộng đồng dân cư, người tiêu dùng và các đối tượng trong xã hội. 3.1.3. Đối với hệ thống các luật về đầu tư nước ngoài: Các văn bản hướng dẫn thực thi cho các địa phương, doanh nghiệp về các nội dung triển khai dự án FDI cần cụ thể, chi tiết, rõ ràng nhằm đảm bảo tính thống nhất, minh bạch, tăng hiệu quả thực thi, giám sát. Xây dựng quy hoạch đầu tư đối với từng ngành, địa phương; chủ động xây dựng danh mục dự án khuyến khích FDI cụ thể về địa điểm, ngành nghề, quy mô vốn, các biện pháp ưu đãi, thời hạn hoạt động, trên cơ sở đó đánh giá cụ thể nhu cầu thu hút FDI từ Trung Quốc. 420
  11. 3.1.4. Đẩy nhanh quá trình chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế Quá trình này được định hướng từ chiều rộng sang chiều sâu, phát triển nền kinh tế theo hướng hiện đại, tích cực cải cách doanh nghiệp nhà nước, phát triển mạnh khu vực doanh nghiệp tư nhân, nhằm tăng cường sức mạnh nền kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh nhằm nhanh chóng loại bỏ những dự án công nghệ lạc hậu, bóc lột tài nguyên của Trung Quốc tại Việt Nam. 3.2. Những giải pháp trước mắt: 3.2.1. Đặc biệt hạn chế phê duyệt các dự án khai thác nguyên liệu thô: Vốn FDI Trung Quốc vào Việt Nam trong thời gian qua tập trung vào việc đầu tư khai thác nguyên liệu thô, tài nguyên khoáng sản. Điều này cũng khá dễ hiểu vì Việt Nam có nguồn tài nguyên khá phong phú lại liền kế biên giới với Trung Quốc, vận chuyển nguyên liệu thô rất thuận lợi, hiệu quả do chi phí thấp hơn nhiều so với khai thác tài nguyên ở các quốc gia xa xôi như Châu Phi. Đối với Trung Quốc, là một nền kinh tế khổng lồ, trỗi dậy mạnh mẽ trở thành công xưởng của thế giới, do đó nhu cầu về nguyên liệu thô như tài nguyên khoáng sản, năng lượng rất lớn. Vì vậy, việc các DN Trung Quốc tập trung khai thác tài nguyên khoáng sản ở Việt Nam là phù hợp với quy luật kinh tế. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện đầu tư, với việc thiếu kiểm soát chặt chẽ đã để cho một số DN Trung Quốc thiếu trách nhiệm, dẫn đến những hậu quả kinh tế xã hội khó lường. 3.2.2. Thu hút, hướng các dự án FDI Trung Quốc vào Việt Nam nhằm phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ, góp phần giảm nhập khẩu hàng hóa nguyên nhiên liệu của Trung Quốc, tăng xuất khẩu sản phẩm chế biến sang Trung Quốc, góp phần giảm thiểu thiếu hụt cán cân thương mại thường niên, lành mạnh hóa quan hệ kinh tế Việt - Trung. Nền kinh tế Trung Quốc đã phát triển đến một giai đoạn cần đẩy mạnh đầu tư ra nước ngoài vì các yếu tố thuận lợi cho mở rộng sản xuất trong nước đã đến giới hạn như trên đã đề cập. Trong khi đó, Việt Nam đang có lợi thế so sánh cho FDI Trung Quốc vào lĩnh vực này so với nhiều lĩnh vực khác, do đó chúng ta cần có định hướng ưu tiên, tạo thuận lợi cho các dự án FDI Trung Quốc đầu tư vào các ngành công nghiệp phụ trợ, khuyến khích các dự án đầu tư phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ thay thế nhập khẩu hàng nguyên liệu của Trung Quốc; ưu tiên các dự án FDI công nghệ cao, giảm thiểu ô nhiễm môi trường cũng như các dự án FDI sử dụng nhiều lao động Việt Nam sản xuất hàng xuất khẩu. 3.2.3. Lựa chọn những ngành thế mạnh của Trung Quốc - Nhằm tăng cường những tác động tích cực của FDI Trung Quốc và giảm bớt những hạn chế của dòng vốn này, Việt Nam cần lựa chọn một số lĩnh vực mà Trung Quốc có lợi thế cạnh tranh. + Trong lĩnh vực công nghệ cao và tài chính vốn là thế mạnh của Mỹ, cho đến nay, Trung Quốc đã vượt qua Mỹ và đang dẫn đầu thế giới trong một số lĩnh vực sản xuất đó là: thép, bông, thuốc lá, ô tô, than đá, xuất khẩu hàng công nghệ cao. Bên cạnh đó, chỉ trong 10 năm, công nghệ đường sắt cao tốc Trung Quốc đã có bước tiến vượt bậc, được thị trường hóa và làm rất nhanh, giá thành rẻ. Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới, lợi thế của Trung Quốc là giá thành sản xuất các hệ thống đường sắt cao tốc có chi phí bằng 1/3 so với các nước khác. 421
  12. + Xây dựng cơ sở hạ tầng (CSHT) có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của một quốc gia. Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy giảm, đầu tư CSHT dần trở thành mối quan tâm của các quốc gia đang phát triển nhằm giữ nhịp tăng trưởng. Vì thế tận dụng được các dự án trong các đề xuất CSHT của Trung Quốc thông qua chiến lược “Một vành đai, Một con đường” là một bổ sung quan trọng và cần thiết. Điều này không những có ý nghĩa về phát triển kinh tế với một số địa phương của Việt Nam, mà còn với liên kết vùng, tiểu vùng, và rộng lớn hơn là cả mạng lưới sản xuất-thương mại-đầu tư của khu vực. Để có thể tận dụng tốt hệ thống CSHT hiện có và phát huy lợi thế này trong tương lai, Việt Nam cần nâng cao chất lượng quản trị đối với các dự án đầu tư CSHT. + Công nghiệp dệt may và bông vải sợi là ngành truyền thống và phát triển mạnh ở Trung Quốc trong một thời gian dài, đưa Trung Quốc trở thành nước xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất tại Mỹ. Việt Nam cần “chọn lọc” và “cẩn trọng” khi cấp phép đầu tư cho các dự án lĩnh vực dệt, nhuộm của Trung Quốc vào Việt Nam đồng thời kiểm soát chặt chẽ quá trình thực hiện các dự án. Việt Nam hiện đã có hàng trăm quy định (quy chuẩn và tiêu chuẩn) về hàng rào kỹ thuật nhằm kiểm soát chất lượng công nghệ cũng như các loại hàng hóa, nguyên vật liệu nhập khẩu. Nếu thực hiện tốt các tiêu chuẩn, quy chuẩn này thì việc hạn chế nhập khẩu các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ kém chất lượng, trong đó có xu hướng chuyển các công nghệ lạc hậu, ô nhiễm môi trường của các DN Trung Quốc cũng như các DN nước ngoài khác vào Việt Nam là hoàn toàn khả thi. + Nhằm phục vụ nhu cầu tăng trưởng của nền kinh tế, Trung Quốc đã tích cực phát triển các ngành năng lượng như thủy điện, năng lượng mặt trời, năng lượng sinh khối, năng lượng gió và hạt nhân và khí đốt thiên nhiên (dầu mỏ). Theo báo cáo của Cơ quan Năng lượng Quốc tế, Trung Quốc hiện là quốc gia sản xuất thủy điện lớn nhất thế giới, với số lượng nhà máy thủy điện nhiều hơn bất cứ quốc gia nào.Trung Quốc có lợi thế là nguồn cung cấp công nghệ và thiết bị năng lượng. Vì vậy, Việt Nam có thể xây dựng kế hoạch thu hút đầu tư FDI của Trung Quốc vào các lĩnh vực phát triển năng lượng. Các công ty Trung Quốc hiện nay đang nắm giữ 70% thị trường phát triển toàn cầu trong lĩnh vực sản xuất các tấm pin mặt trời, nhờ giá cả có sức cạnh tranh. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Mại (2014), Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam - Thành tựu và những vấn đề đặt ra, Tạp chí Cộng sản 12/2014. 2. Nguyễn Phương Hoa (2010), "Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Trung Quốc tại Việt Nam trong 10 năm qua", Nghiên cứu Trung Quốc, tr. 43. 3. Phạm Sỹ Thành (2015), Kinh tế Trung Quốc 6 tháng cuối năm 2014 và Triển vọng 2015, Chương trình nghiên cứu Trung Quốc, Đại học Quốc gia Hà Nội. 4. Wang, L. (2007), “The good neighbor: why China cooperates", Harvard International Review, 2007. 5. Website Cục Đầu tư nước ngoài, Báo cáo Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 2015. 422