Những thay đổi của cơ quan quản lý sau khủng hoảng và tác động đến hệ thống ngân hàng Việt Nam

pdf 10 trang Gia Huy 23/05/2022 1940
Bạn đang xem tài liệu "Những thay đổi của cơ quan quản lý sau khủng hoảng và tác động đến hệ thống ngân hàng Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfnhung_thay_doi_cua_co_quan_quan_ly_sau_khung_hoang_va_tac_do.pdf

Nội dung text: Những thay đổi của cơ quan quản lý sau khủng hoảng và tác động đến hệ thống ngân hàng Việt Nam

  1. NHỮNG THAY ĐỔI CỦA CƠ QUAN QUẢN LÝ SAU KHỦNG HOẢNG VÀ TÁC ĐỘNG ĐẾN HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM Phạm Hồng Linh - Tạ Thanh Huyền TÓM TẮT: Khủng hoảng tài chính bộc lộ những yếu kém của hệ thống tài chính. Sau khủng hoảng, cơ quan giám sát đã có những điều chỉnh quan trọng đối với hệ thống ngân hàng, điển hình là sự ra đời của Basel III với hai thay đổi cơ bản là nâng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu và đưa ra các tỷ lệ đảm bảo thanh khoản. Chịu ảnh hưởng của xu thế chung, cơ quan quản lý Việt Nam cũng đã có những điều chỉnh pháp lý quan trọng đối với hệ thống ngân hàng. Ngoài việc tăng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu và các tỷ lệthanh khoản, những thay đổi pháp lý trong giai đoạn này thể hiện rõ sự chú trọng hơn từ phía cơ quan quản lý đối với việc cải thiện theo chiều sâu, tạo ra cấu trúc nhằm đảm bảo an toàn lâu dài của các tổ chức tín dụng. Tất cả những điều này đã tạo ra những ảnh hưởng đáng kể đến hệ thống ngân hàng. Bài viết tóm tắt những thay đổi quan trọng nhất từ cơ quan quản lý sau khủng hoảng và tác động đến hệ thống ngân hàng Việt Nam. Từ khóa: Basel, an toàn vốn, chất lượng tài sản, sinh lời 1. BỐI CẢNH KINH TẾ VÀ NHỮNG THAY ĐỔI CỦA CƠ QUAN QUẢN LÝ TRONG VÀ SAU KHỦNG HOẢNG: 1.1. Bối cảnh nền kinh tế và hoạt động ngân hàng trong và sau khủng hoảng: Hình 1 mô tả một số số liệu diễn biến kinh tế Việt Nam từ 2006 - 2017. Có thể thấy, dưới tác động của khủng hoảng tài chính thế giới 2008, kinh tế Việt Nam cũng bắt đầu chịu một số ảnh hưởng như lạm phát tăng cao (19.9% năm 2008), tăng trưởng giảm mạnh (6,2% năm 2008 so với 8,5% năm 2007). Tuy nhiên, sang năm 2011, khó khăn của nền kinh tế mới tác động rõ nét đến ngành ngân hàng với tăng trưởng tín dụng giảm mạnh (14,31% so với trên 25% đến 50% giai đoạn trước), các ngân hàng gặp khó khăn về thanh khoản dẫn tới lãi suất thị trường liên ngân hàng vọt cao, kéo theo lãi suất tiền gửi, lãi suất cho vay tăng kỷ lục, cộng với việc cho vay ồ ạt trong các giai đoạn trước khiến tỷ lệ nợ xấu tăng cao. Cụ thể, theo báo cáo của NHNN, lãi suất huy động VND bình quân cuối 6/2011 là 15,6% (so với 12,44% cuối 2010), chi phí huy động tăng kéo theo lãi suất cho vay VND liên tục tăng, bình quân lãi suất cho vay cuối 6/2011 là 16,85%. Từ cuối 2011, những diễn biến tích cực của kinh tế vĩ mô cộng với những biện pháp cứng rắn của NHNN điển hình là đặt trần lãi suất cho tiền gửi và sau đó là trần lãi suất đối với hoạt động cho vay trong các lĩnh vực ưu tiên, lãi suất tiền gửi và cho vay mới giảm dần. Phải từ cuối 2014, các dấu hiệu phục hồi mới trở nên dần rõ nét với tăng trưởng vượt mức 6%, lạm phát ổn định ở mức thấp và tăng trưởng tín dụng tăng cao trở lại. Hình 1: Bối cảnh kinh tế Việt Nam 2006-2017 Hình 1a: Tăng trưởng GDP, lạm phát, tăng trưởng tín dụng Hình 1b: Lãi suất thị trường Liên ngân hàng Nguồn: NHNN, Tổng cục Thống kê Nguồn: NHNN
  2. INTERNATIONAL CONFERENCE STARTUP AND INNOVATION NATION 843 Những khó khăn kéo dài của nền kinh tế cũng bộc lộ những yếu kém của mô hình tăng trưởng như (i) Tăng trưởng kinh tế theo chiều rộng là chủ yếu, tăng trưởng phụ thuộc quá nhiều vào gia tăng đầu tư, (ii) Nhà nước tham gia quá sâu, trực tiếp và chi phối quá trình hoạt động đầu tư, kinh doanh, trong khi lại chưa thực hiện tốt các chức năng quan trọng thuộc về quản lý nhà nước, (iii) Hoạt động đầu tư nhìn chung hiệu quả thấp, đầu tư công kém hiệu quả.Nhận thức rõ những yếu kém nội tại của nền kinh tế nước ta, Đại hội toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã xác định phát triển nhanh gắn liền với phát triển bền vững, phát triển bền vững là yêu cầu xuyên suốt trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, là quan điểm phát triển cơ bản và đổi mới mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu nền kinh tế là định hướng tổng quát của phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ 2011 - 2020. Hội nghị Trung ương 3 khoá XI (tháng 10/2011) đã quyết định các nội dung cơ bản tái cơ cấu kinh tế, trong đó lĩnh vực cuối trong3 tập trung ưu tiên tái cơ cấu chính là Cơ cấu lại thị trường tài chính với trọng tâm là tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại. 1.2. NHỮNG THAY ĐỔI TỪ CƠ QUAN QUẢN LÝ TRONG VÀ SAU KHỦNG HOẢNG: Từ giai đoạn trong và sau khủng hoảng đến nay, đã có rất nhiều thay đổi về môi trường pháp lý liên quan đến hoạt động ngân hàng, có thể kể đến một số văn bản điển hình: - Luật các TCTD 2010. - Luật Doanh nghiệp 2014 và Nghị định 71/2017/NĐ-CP với những điều chỉnh lớn liên quan đến quản trị công ty nhằm hoàn thiện quản trị công ty. - Đề án “Phát triển ngành ngân hàng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020” ban hành theo Quyết định 112/2006/QĐ-TTgngày 24/5/2006 của Thủ tướng Chính phủ đã xác định mục tiêu “từng bước tiến tới thực hiện các nguyên tắc, chuẩn mực cơ bản theo Hiệp ước vốn mới (Basel II) sau năm 2010”. - Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các TCTD giai đoạn 2011-2015” ban hành kèm theo Quyết định số 254/2012/ QĐ-TTg ngày 1/3/2012của Thủ tướng Chính phủ đã đưa ra các giải pháp hỗ trợ cơ cấu lại các TCTD. - Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 - 2020” ban hành kèm theo Quyết định 1058/2017/QĐ-TTg ngày 19/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ với mục tiêu tiếp tục cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với trọng tâm là xử lý căn bản, triệt để nợ xấu và các tổ chức tín dụng yếu kém cũng như lành mạnh hóa tình hình tài chính, nâng cao năng lực quản trị của các tổ chức tín dụng. - Nghị quyết 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng ban hành 21/6/2017 được kỳ vọng sẽ tháo gỡ khó khăn, bất cập trong các quy định hiện hành về về xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của tổ chức tín dụng, từ đó đẩy nhanh quá trình xử lý nợ xấu. - Thông tư 13/2010/TT-NHNN với 3 điểm thay đổi mấu chốt: nâng tỷ lệ an toàn vốn từ 8% lên 9% cùng với quy định về vốn pháp định tối thiểu là 3.000 tỷ đồng; hạn chế việc tham gia vào các hoạt động liên quan đến kinh doanh chứng khoán và bất động sản của các NHTM và tăng cường quy định về đảm bảo khả năng thanh khoản của các NHTM. - Nhận thấy Khoảng cách lớn về quy mô và tiềm lực tài chính sẽ dẫn đến sự không đồng đều trong khả năng tiếp cận Basel II của các ngân hàng Việt Nam. Vì vậy, NHNN đã ban hành Công văn 1601/NHNN- TTGSNH ngày 17/3/2014 về việc thực hiện Hiệp ước vốn Basel II ở Việt Nam trên toàn hệ thống theo lộ trình đến 2020 (bao gồm cả 03 trụ cột). Dựa trên năng lực của các ngân hàng trong nước và các điều kiện của Basel II, NHNN đã đưa ra một lộ trình cẩn trọng trong công văn: + Giai đoạn 1: Thí điểm áp dụng Basel II theo Phương pháp tiêu chuẩn tại 10 ngân hàng (Vietcombank, VietinBank, BIDV, MB, Sacombank, Techcombank, ACB, VPBank, VIB và Maritime Bank). Thời gian bắt
  3. 844 HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO QUỐC GIA đầu là tháng 2/2016, mục tiêu là đến cuối năm 2018 các ngân hàng này phải cơ bản đáp ứng các yêu cầu của Basel II. + Giai đoạn 2: Đến năm 2020 cơ bản các NHTM có mức vốn tự có theo chuẩn mực của Basel II, ít nhất 12-15 ngân hàng thương mại áp dụng thành công Basel II. - Thông tư 36/2014/TT-NHNN quy định về các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Thông tư 36 vẫn yêu cầu CAR tối thiểu ở mức 9%. Các cấu phần vốn, phương pháp và cách tính, duy trì tỷ CAR cũng được quy định cụ thể, chi tiết, thành phụ lục để dễ thực hiện, giám sát, kiểm tra, thanh tra. Tuy nhiên, cách tính CAR theo Thông tư 13 và 36 đều chưa tính đến rủi ro thị trường và rủi ro hoạt động. Thông tư 06 được NHNN ban hành năm 2016 sửa đổi một số điều của thông tư 36 mà trọng tâm là hai quy định: giảm dần tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn; tăng hệ số rủi ro đối với các khoản phải đòi để kinh doanh bất động sản từ 2017. Điều này cho thấy NHNN đang dần thắt chặt các yêu cầu về an toàn vốn với các ngân hàng. - Thông tư số 41/2016/TT-NHNN quy định tỷ lệ an toàn vốn (CAR) đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài để mở đường cho việc thực hiện trụ cột 1 của Basel II. Thông tư 41 có hai điểm mới cơ bản: (i) công thức tính CAR đã được bổ sung rủi ro thị trường và rủi ro hoạt động như quy định của Basel II (ii) tỷ lệ CAR tối thiểu đối với các ngân hàng là 8%. Đồng thời, thông tư cũng hướng dẫn cụ thể cách tính tài sản theo rủi ro tín dụng, vốn yêu cầu cho rủi ro hoạt động, vốn yêu cầu cho rủi ro thị trường. Thông tư 41 rất sát với những quy định của Basel II nhưng đến 1/1/2020 mới có hiệu lực nên các ngân hàng vẫn còn thời gian để chuẩn bị. - Ngoài ra, có thể kể đến một số Văn bản pháp lý đáng chú ý khác như Thông tư 44/2011/TT-NHNN vềHệ thống kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và thông tư 13/2018/TT-NHNN về Hệ thống kiểm soát nội bộ của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Thông tư 02/2013/TT-NHNN về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro. 2. TÁC ĐỘNG NHỮNG THAY ĐỔI CỦA CƠ QUAN QUẢN LÝ ĐẾN HỆ THỐNG NGÂN HÀNG Những thay đổi trong môi trường pháp lý đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động của các TCTD. Trong phần này, bài viết sẽ phân tich tác động của những thay đổi của cơ quan quản lý lên hệ thống ngân hàng dưa trên mô hình CAMEL(Capital adequacy, Assets quality, Management efficiency, Earnings performances, Liquidity) gồm 5 khía cạnh: An toàn vốn, Chất lượng tài sản, Hiệu quả quản lý, Kết quả sinh lời, Thanh khoản. Với mỗi khía cạnh, bài viết sẽ phân tích tác động chung đến các TCTD và cụ thể hơn đối với 10 NHTM được lựa chọn thí điểm áp dụng Basel II. 2.1. Tác động đến An toàn vốn Trước hết về an toàn vốn, hệ số CAR của các TCTD đã giảm mạnh trong năm 2014 và khá ổn định giai đoạn sau đó. Theo Đặng Ngọc Đức và Nguyễn Đức Hiển (2014), thực tế hệ số CAR của các ngân hàng được nâng lên sau khi thông tư 13/2010/TT-NHNN được ban hành thay QĐ 457/2005/QĐ-NHNN với thay đôi đang chú ýlà tăng tỷ lệ an toan vôn tôi thiêu từ 8% lên 9%. Tuy nhiên những khó khăn của hệ thống từ sau 2011 lại làm hệ số CAR của các NH giảm mạnh và chỉ ổn định từ cuối năm 2014 khi bối cảnh kinh doanh được cải thiện, mặc dù tỷ lệ trung bình vẫn trên mức tối thiểu. Trong đó, khối các NHTM nhà nước có tỷ lệ an toàn vốn khá thấp, chỉ xung quanh mức tối thiểu (9%), các NHTM cổ phần có tỷ lệ an toàn vốn tốt hơn (bình quân khoảng 15%-16%).Nhóm 10 NHTM thí điểm áp dụng Basel II cũng có tỷ lệ an toàn vốn khá
  4. INTERNATIONAL CONFERENCE STARTUP AND INNOVATION NATION 845 ổn định giai đoạn từ 2012 (bình quân hơn 12%), trừ năm 2015 tỷ lệ trung bình tăng nhẹ chủ yếu là do CAR của Ngân hàng TMCP Hàng Hải vọt từ 15,75% lên 25,53%. Để đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu đáp ứng chuẩn Basel, các ngân hàng đều gấp rút tăng vốn, tuy nhiên nhìn chung tất cả đều đang gặp khó khăn trong việc tăng vốn cấp 1 vì cổ phiếu ngành ngân hàng ko còn hấp dẫn nhà đầu tư như trước. Hình 2a: Tỷ lệ an toàn vốn của các TCTD Hình 2b: Tỷ lệ an toàn vốn bình quân của 10 NHTM thí điểm áp dụng Basel II Nguồn: IMF Nguồn: Báo cáo thường niên ngân hàng Sự ra đời của thông tư 41/2016/TT-NHNN với yêu cầu phải bổ sung thêm rủi ro hoạt động và rủi ro thị trường để tính hệ số CAR sẽ tiếp tục làm giảm hệ số an toàn vốn hiện tại của các ngân hàng, càng đòi hỏi các NHTM phải tích cực nâng cao vốn để đáp ứng các quy định của pháp luật.Hình 3 mô tả quy đổi hệ số CAR của 9 ngân hàng được chọn thí điểm thực hiện Basel II theo thông tư 36 và 41. Theo đó, nếu chiếu theo cách tính của thông tư 41 thì nhiều ngân hàng sẽ ko thể đáp ứng được yêu cầu về an toàn vốn, đặc biệt là khối các NHTMCP nhà nước. Điều này tạo ra quan ngại lớn do mặc dù số lượng ít, nhưng khối này chiếm khoảng đến 45% tổng tài sản toàn hệ thống và việc tăng vốn của khối này càng khó khăn hơn rất nhiều do không thể phát hành cổ phiếu để tăng vốn như các NHTMCP khác. Hình 3: Hệ số CAR theo thông tư 36 và 41 Nguồn: NHNN 2.2. Tác động đến chất lượng tài sản: Về chât lương tai san, theo báo cáo của Ủy Hình 4: Cơ cấu tài sản các TCTD ban giám sát tài chính quốc gia, Cơ cấu tài sản của các tổ chức tín dụng đã chuyển dịch theo hướng tích cực, trong giai đoạn 2012-2016,tỷ trọng tín dụng trong tổng tài sản tăng nhẹ từ 54,2% lên 58,0%; tỷ trọng tài sản trên thị trường liên ngân hàng giảm từ 17,3%xuống còn 13,2%; tỷ trọng các khoản đầu tư tài chínhtăng nhẹ từ 13,5% lên 18,4% cũng trong cùng khoảng thời gian (Hình Nguồn: UBGSTCQG 4).
  5. 846 HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO QUỐC GIA Ngoài ra, tỷ lệ nợ xâu là một trong các chỉ số quan trọng thường được lựa chọn để đánh giá. Quy định về nợ xấu cũng có nhiều thay đổi sau khủng hoảng. Thông tư 02/2013/TT-NHNN ra đời với thay đổi lớn nhất là mở rộng phạm vi điều chỉnh, không chỉ giới hạn trong các khoản vay và bảo lãnh mà điều chỉnh cho tất cả các tài sản có rủi ro tín dụng, bao gồm cả hoạt động mua và ủy thác mua trái phiếu doanh nghiệp chưa niêm yết, tiền gửi liên ngân hàng (trừ tiền gửi thanh toán), cấp tín dụng dưới hình thức phát hành thẻ tín dụng Thay đổi này sẽ làm cho tỷ lệ nợ xấu phản ánh chính xác và đầy đủ hơn mức độ rủi ro tín dụng tại các ngân hàng nhưng cũng đã gây ra khó khăn thách thức thực sự cho các TCTD đối với việc công bố tỷ lệ nợ xấu đầy đủ. Vì thế, mặc dù ra đời từ năm 2013 nhưng mãi đến cuối năm 2014, thông tư 02 mới được áp dụng, thậm chí một số quy định còn được trì hoãn đến tận đầu năm 2015 (qua thông tư 19/2014/TT-NHNN). Về thực trạng nợ xấu, việc cho vay ồ ạt giai đoạn trước 2011 đã làm cho tỷ lệ nợ xấu vọt lên đỉnh cao ở mức gần 5% vào 2012 (IMF, 2017), tuy nhiên, sau khi triển khai hiệu quả Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các TCTD” và Đề án “Xử lý nợ xấu cua hệ thống các TCTD”, tỷ lệ nợ xấu các TCTD đã giảm xuống và hiện chỉ còn khoảng 2% (Hình 5a). Tuy nhiên, nợ xấu này mới chỉ bao gồm nợ xấu trên bảng cân đối tài sản của NH, chưa tính nợ đã bán cho VAMC và nợ cơ cấu lại theo Quyết định 780. Nếu tính thêm phần này nữa thì tỷ lệ nợ xấu của nền kinh tế cuối năm 2017 vẫn còn hơn 7% (đã là một mức giảm đáng kể từ 12.7% vào tháng 6/2015) theo ước tính của IMF. Tỷ lệ nợ xấu của nhóm 10 ngân hàng thí điểm áp dụng Basel cũng giảm dần từ 2013, các ngân hàng đã kiểm soát nợ xấu ở mức dưới 3%, ngoại trừ Sacombank có tỷ lệ nợ xấu tăng đột biến lên 6.8% vào năm 2016 là do kết quả sáp nhập với NH Phương Nam (Hình 5b). Tuy nhiên, nhìn chung, xử lý nợ xấu của các TCTD chưa triệt để, chủ yếu là áp dụng các biện pháp kỹ thuật (bao gồm sử dụng dự phòng rủi ro và bán nợ). Theo báo cáo Quốc hội về tình hình kinh tế xã hội những tháng đầu năm 2017, trong giai đoạn 2012 - 2016, toàn hệ thống các tổ chức tín dụng đã xử lý được trên 610.000 tỷ đồng nợ xấu, trong đó, Nợ xấu do các tổ chức tín dụng tự xử lý chiếm trên 56%, còn lại là bán nợ (bao gồm bán cho VAMC và bán cho tổ chức, cá nhân khác) chiếm gần 44%.Theo đánh giá của UBGSTCQG (2017), tỷ lệ nợ xấu thực tế cao hơn nhiều so với báo cáo. Trong số nợ xấu bán cho VAMC, chỉ mới xử lý được khoảng 38 nghìn tỷ, tương đương 15%. Hình 5a: Tỷ lệ nợ xấu của các TCTD Hình 5b: Tỷ lệ nợ xấu của 10 NHTM thí điểm áp dụng Basel II Nguồn: IMF Nguồn: BVD Bên cạnh việc giảm tỷ lệ nợ xấu, các quy định pháp luật thời gian này cũng hướng tới việc kiểm soát phân bổ tín dụng của các TCTD. Thông tư 13/2010/TT-NHNN,Thông tư 36/2014/TT-NHNN và thông tư 06/2016/TT-NHNN đều có những quy định nhằm hạn chế việc tham gia vào các hoạt động liên quan đến kinh doanh chứng khoán và bất động sản của các NHTM như nâng hệ số rủi ro của các khoản phải đòi để đầu tư, kinh doanh chứng khoán, kinh doanh bất động sản, các khoản phải đòi đối với công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ cũng như đưa ra giới hạn tỷ lệ cấp tín dụng đối với các khách hàng nhằm mục đích đầu tư, kinh doanh cổ phiếu. Cùng với các thông tư giảm trần lãi suất đối với cho vay trong các lĩnh vực ưu tiên đã làm cơ cấu tín dụng của các TCTD thay đổi theo hướng tích cực.
  6. INTERNATIONAL CONFERENCE STARTUP AND INNOVATION NATION 847 2.3. TÁC ĐỘNG ĐẾN HIỆU QUẢ QUẢN LÝ 2.3.1. Tác động tích cực Về tác động đến Hiệu quả quản lý, theo đánh giá của UBGSTCQG, Quá trình tái cơ cấu hệ thống TCTD giai đoạn 2011-2015 và đến cuối năm 2016 đã tạo ra một số cải thiện trong hiệu quả quản lý của TCTD, như: Phát hiện và khu biệt các TCTD yếu kém. Tái cơ cấu đã từng bước giảm số lượng các NHTM thông qua hàng loạt các vụ sáp nhập, hợp nhất, mua lại. Một số trường hợp tái cơ cấu điển hình theo cách thức này bao gồm: Habubank hợp nhất vào SHB; Ficombank, TinNghia Bank vào SCB; Đại á Bank vào HD bank; WesternBank sáp nhập vào PVFC rồi đổi tên thành PVcombank; BIDV nhận MHB; Maritime Bank nhận MDB và Sacombank nhận Southernbank NHNN cũng đã mua lại 3 ngân hàng yếu kém nhất với giá 0 đồng. Thời gian tới, hoạt động này vẫn tiếp tục được thực hiện nhưng NHNN sẽ không thực hiện mua lại với giá 0 đồng nữa mà chủ yếu chuyển các ngân hàng yếu kém sang diện kiểm soát đặc biệt và có cân nhắc đến việc cho phá sản một số ngân hàng. Sở hữu chéo, đầu tư chéo dần được kiểm soát. Một trong những mục tiêu quan trọng của Thông tư 36/2014/TT-NHNN là kiên quyết giảm tình trạng sở hữu chéo, đầu tư chéo của TCTD. Thông tư đã thắt chặt việc cho vay của TCTD là công ty mẹ đối với công ty liên kết, công ty kiểm soát cũng như cấm các công ty này mua cổ phiếu của công ty mẹ. Việc mua cổ phiếu của TCTD khác cũng bị kiểm soát chặt chẽ về số lượng, giới hạn tỷ lệ sở hữu cũng như việc tham gia điều hành. Các TCTD chú trọng hơn vào quản trị rủi ro và quản trị điều hành. Các quy định pháp luật mới ban hành trong giai đoạn sau khủng hoảng đã chú trọng hơn tới việc phát triển hệ thống quản lý rủi ro cũng như yêu cầu các TCTD phải ban hành các quy định nội bộ. Có thể kể đến một số quy định điển hình như: - Đề án 254/QĐ-TTg về “Cơ cấu lại hệ thống các TCTD giai đoạn 2011-2015”đã chỉ rõ định hướng và giải pháp cơ cấu lại ngân hàng thương mại cổ phần, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính của Việt Nam, bao gồm: “Phát triển các hệ thống quản trị rủi ro phù hợp với các nguyên tắc, chuẩn mực của Ủy ban Basel, trong đó tập trung vào các hệ thống quản trị rủi ro thanh khoản, rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường (giá cả, lãi suất, tỷ giá) và rủi ro tác nghiệp; phát triển các hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ; thực hiện phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro phù hợp với thông lệ quốc tế và mức độ rủi ro tín dụng; nâng cao năng lực đánh giá, thẩm định tín dụng và quản lý, giám sát rủi ro tín dụng của TCTD.” (Khoản 5 Điểm II Mục B). - Đề án 1058/2017/QĐ-TTg về “Cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 - 2020” tiếp tục nhấn mạnh việc phải Hoàn thiện và nâng cấp, áp dụng hệ thống quản trị rủi ro phù hợp với các nguyên tắc, chuẩn mực của Ủy ban Basel. Ngoài ra, đề án còn nhấn mạnh việc cần phải “Quy định cụ thể về trách nhiệm trước pháp luật của thành viên Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên, Ban Điều hành, Ban Kiểm soát, kiểm toán nội bộ của tổ chức tín dụng, đặc biệt là đối với việc phê duyệt các hợp đồng tín dụng, đầu tư có sai phạm hoặc không thiết lập và vận hành hệ thống kiểm soát nội bộ có hiệu lực để giám sát, ngăn ngừa, phát hiện và báo cáo các Cơ quan quản lý Nhà nước. Đồng thời, có quy định nâng cao về tiêu chuẩn năng lực quản trị rủi ro, đạo đức kinh doanh của thành viên Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên, Ban Điều hành, Ban Kiểm soát, các chức danh chủ chốt của tổ chức tín dụng.” Thông tư 02/2013/TT-NHNN ra đời đầu năm 2013 yêu cầu các TCTD phải ban hành Quy định nội bộ về cấp tín dụng, quản lý tiền vay, chính sách dự phòng rủi ro.
  7. 848 HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO QUỐC GIA - Thông tư 36/2014 của NHNN ra đời cuối 2014 yêu cầu thêm các NHTM về việc ban hành Quy định nội bộ về cấp tín dụng, quản lý tiền vay; quản lý thanh khoản; đánh giá chất lượng tài sản có và tuân thủ tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu. - Đặc biệt, thông tư 13/2018/TT-NHNN ban hành ngày 18/5/2018 với rất nhiều quy định về quản lý rủi ro và xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ (HTKSNT) của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Thông tư 13/2018/TT-NHNN có rất nhiều điểm mới đáng chú ý hướng tới yêu cầu hoạt động quản lý của ngân hàng dần tiến sát chuẩn quốc tế. Điểm mới đầu tiên làHTKSNB sẽ được mở rộng bao trùm lên năm lĩnh vực:giám sát và quản lý cấp cao, kiểm soát nội bộ, quản lý rủi ro, đánh giá nội bộ về mức độ đủ vốn và kiểm toán nội bộ. Thông tư yêu cầu HTKSNB phải có 03 tuyến bảo vệ độc lập tương tự như đề xuất của Ủy ban Basel. Thông tư cũngđề cập đến các Quy định chung về Quản lý rủi ro như: Chính sách quản lý rủi ro, Hạn mức rủi ro, Quản lý rủi ro đối với sản phẩm mới, hoạt động trong thị trường mới, Nhận dạng, đo lường, theo dõi và kiểm soát rủi ro, Kiểm tra sức chịu đựng. Thông tư đặt ra những yêu cầu, tiêu chuẩn quản lý rủi ro, tiếp cận sát hơn với thông lệ quốc tế về quản trị ngân hàng, từng bước thực hiện các quy định của Basel II về bảo đảm an toàn trong hoạt động.Thông tư cũng đã có các quy định về hệ thống thông tin quản lý (MIS), yêu cầu các ngân hàng phải bảo đảm thông tin, dữ liệu cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời, đáp ứng các yêu cầu quản lý, từ đây, tạo động lực rõ ràng hơn cho các ngân hàng trong việc xây dựng hệ thống quản trị dữ liệu và lâu dài, các quyết định kinh doanh và quản lý rủi ro của ngân hàng sẽ dựa trên dữ liệu (data-driven) nhiều hơn, chứ không phải chủ yếu là kinh nghiệm như trước. Theo quy định mới của thông tư thì các ngân hàng phải đánh giá nội bộ về mức đủ vốn (ICAAP) trên cơ sở các kế hoạch hoạt động trong tương lai. Kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ cũng có nhiều quy định cụ thể và chặt chẽ hơn trước. Các tổ chức tín dụng đều coi trọng việc thay đổi để tiến tới áp dụng Basel II và III, 100% các tổ chức được khảo sát đều đánh giá từ mức độ quan trọng trở lên, và đa phần trong số đó đánh giá ở mức độ rất quan trọng. (Nguyễn Đức Trung và các cộng sự, 2015). Trong đó, xây dựng cơ sở dữ liệu và hệ thống IT, tăng cường năng lực tài chính, tăng cường nguồn nhân lực được là những yếu tố được quan tâm nhiều nhất, tiếp theo là xây dựng quy trình ban hành các văn bản nội bộ hướng dẫn thực hiện cuối cùng là yếu tố kiện toàn cơ cấu và tổ chức. 2.3.2. Một số hạn chế Chất lượng quản trị ngân hàng còn thấp hơn so với mức chung dù đây là ngành được thanh tra, giám sát khá chặt chẽ. Dựa trên Báo cáo thẻ điểm Quản trị công ty năm 2011 do Công ty tài chính quốc tế (IFC) phối hợp cùng UBCKNN phát hành), điểm số quản trị của các ngân hàng và các dịch vụ tài chính khác có điểm số bình quân là 42, thấp hơn so với mức trung bình của các ngành tham gia chấm điểm lần này là 42,7. Mặc dù NHNN đã đưa ra lộ trình triển khai áp dụng Basel II tại các TCTD(với Trụ cột II tập trung vào việc nâng cao năng lực điều hành, kiểm soát nội bộ và quản trị rủi ro), nhưng nhìn chung, tốc độ triển khai còn chậm chạp.Phần lớn trong nhóm 10 ngân hàng được lựa chọn thí điểm triển khai áp dụng Basel II đều báo cáo là không kịp tiến độ đặt ra trong Công văn 1601. Thời gian qua, những biến động trong môi trường vĩ mô, thị trường tài chính đã bộc lộ những yếu kém tồn tại về quản trị, điều hành và vi phạm pháp luật trong hoạt động của nhiều TCTD. Trong dự thảo thông tư quy định về hệ thống KSNB năm 2017 (thay thế cho thông tư 44/2011/TT-NHNN), NHNN đã chỉ ra một số yếu kém: i) Đối với công tác quản trị, điều hành, kiểm soát nội bộ: Thành viên HĐQT, Ban Kiểm soát (BKS), Ban điều hành tại một số TCTD chưa đủ tiêu chuẩn theo quy định; các quy trình, quy định nội bộ chưa được TCTD ban hành đầy đủ, nội dung chưa phù hợp với các quy định hiện hành; nhiều TCTD chưa tách
  8. INTERNATIONAL CONFERENCE STARTUP AND INNOVATION NATION 849 bạch chức năng giám sát của HĐQT và của Ban điều hành; chức năng giám sát của BKS tại một số TCTD chưa bao quát toàn bộ các sai phạm, vấn đề rủi ro cao của TCTD; hệ thống báo cáo kiểm soát nội bộ định kỳ chưa đáp ứng được yêu cầu và vận hành kém hiệu quả. ii) Đối với công tác quản lý rủi ro: Vai trò của quản lý rủi ro tại nhiều TCTD chưa được coi trọng; nguồn nhân lực quản lý rủi ro còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu về quản lý rủi ro theo thông lệ quốc tế; cơ sở dữ liệu, hạ tầng công nghệ thông tin, nguồn đầu tư cho quản lý rủi ro chưa đầy đủ; quy trình nhận dạng, đo lường, kiểm soát rủi ro chưa được thực hiện đồng bộ, hiệu quả hoạt động thấp; nguồn nhân lực cho công tác quản lý rủi ro còn thiếu. iii) Đối với kiểm toán nội bộ: Bộ phận kiểm toán nội bộ của một số TCTD chưa có đủ thành viên, yếu về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; quy trình kiểm toán nội bộ chưa được xây dựng; phương pháp kiểm toán nội bộ không định hướng theo rủi ro (risk-focused); hoạt động của bộ phận kiểm toán nội bộ chưa đảm bảo tính khách quan, độc lập, từ đó dẫn đến hiệu quả hoạt động của kiểm toán nội bộ thấp. 2.4. Tác động đến Kết quả sinh lời: Hiệu quả sinh lời của các TCTD đươc đo lường thông qua cac chỉ số ROA, ROE. Sau 2014, hiệu quả sinh lời của các TCTD có cải thiện một chút nhưng nhìn chung tỷ lệ ROA, ROE giai đoạn 2012-2016 đều ở mức thấp (Hình 6a). Để thấy rõ hơn xu hướng biến động về kết quả sinh lời của các ngân hàng, có thể nhìn sang bên hiệu quả sinh lời của nhóm 10 ngân hàng thí điểm thực hiện Basel II với khoảng thời gian theo dõi dài hơn (Hình 6b).Theo đó, trước 2011, khả năng sinh lời trung bình của các ngân hàng này là ở mức từ trung bình cho đến cao. Giai đoạn sau 2011, tỷ lệ sinh lời của khối này mặc dù cao hơn mức trung bình của ngành nhưng nhìn chung vẫn ở mức thấp, ROA chỉ xung quanh 10%, còn ROE dưới 1%. Các chỉ số này đã phản ánh chính xác những tác động của suy thoái kinh tế đến kết quả sinh lời của các ngân hàng, sang 2013, hoạt động tái cấu trúc của các ngân hàng dần đi vào ổn định, kết quả hoạt động của các ngân hàng dần hồi phục, ROE và ROA từ 2015 dần được cải thiện. Hình 6a: Kết quả sinh lời của các TCTD Hình 6b: Kết quả sinh lời của 10 NHTM thí điểm áp dụng Basel II Nguồn: UBGSTCQG Nguồn: BVD 2.5. Tác động đến thanh khoản: Chịu tác động của những thay đổi từ các cơ quan quản lý trên thế giới sau khủng hoảng, NHNN cũng chú ý hơn đối với vấn đề cải thiện thanh khoản của hệ thống. Thông tư 15/2009/TT-NHNN đã hạ tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn của các TCTD từ 40% xuống còn 30%. Thông tư 13/2010/ TT-NHNN quy định chặt chẽ hơn về tỷ lệ khả năng chi trả cũng như đưa thêm quy định về về tỷ lệ cho vay so với huy động. Tuy nhiên, với những khó khăn của hệ thống ngân hàng trong giai đoạn đó đã buộc NHNN phải xóa quy định về tỷ lệ cho vay so với huy động chỉ sau một năm đưa ra (Thông tư 22/2011/TT-NHNN) và tăng giới hạn tỷ lệ vốn ngắn hạn được sử dụng cho vay trung và dài hạn lên trước khi đặt giới hạn trở lại sau vài năm khi các TCTD đã có sự cải thiện.
  9. 850 HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO QUỐC GIA Kết thúc năm 2016, theo đánh giá của UBGSTCQG (2017), quá trình tái cơ cấu hệ thống TCTD giai đoạn 2011-2015 và đến cuối năm 2016 đã tháo gỡ cơ bản các khó khăn của hệ thống: Tình trạng căng thẳng thanh khoản được kiểm soát, thanh khoản chung của toàn hệ thống ổn định;một số chỉ số thanh khoản của các TCTD đã có sự cải thiện đáng kể. Tỷ lệ cho vay so với tiền gửi trước 2012 thường xuyên ở mức trên 100% cho tới gần 120% đã giảm mạnh từ giữa 2011 và ổn định quanh mức 85% từ 2014 (Hình 7a). Từ đó, NHNN cũng mạnh dạn đưa quy định về tỷ lệ này vào trongThông tư 36 với giới hạn 80% tỷ lệ cho vay so với huy động áp dụng đối với các NHTMCP. Tuy nhiên, mới chỉ có khối NHTMCP đảm bảo tỷ lệ này nằm trong giới hạn quy định, tỷ lệ cho vay trên huy động của khối NHTMCP nhà nước hiện đã vượt giới hạn 90%. Cơ cấu nguồn vốn cũng có sự cải thiện khi mà tỷ trọng Nợ liên ngân hàng là nguồn vốn thiếu ổn định, nhạy cảm với rủi ro đã giảm mạnh, thay bằng nguồn vốn tiền gửi là nguồn ổn định hơn (Hình 7b). Hình 7a: Tỷ lệ cho vay so với tiền gửi Hình 7b: Cơ cấu nguồn vốn huy động Nguồn: IMF Nguồn: UBGSTCQG Hình 7c: Tỷ lệ chuyển đổi của khối NHTM Hình 7d: Thanh khoản ngắn hạn của 10 NHTM thí điểm áp dụng Basel II Nguồn: NHNN Nguồn: BVD Thanh khoản ngắn hạn và dài hạn của các TCTD vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề. Về thanh khoản dài hạn, tỷ lệ vốn ngắn hạn dùng để cho vay trung và dài hạn của các ngân hàng liên tục tăng lên trong giai đoạn 2012-2016. Trước 2015, tỷ lệ này là dưới 30% theo yêu cầu của Thông tư 15/2009/TT-NHNN. Việc sử dụng gói kích cầu năm 2009 vào tín dụng bất động sản đã làm tỷ lệ cho vay trung và dài hạn của các TCTD tăng vọt lên buộc NHNN phải nới lỏng giới hạn cho tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn lên 60% trong Thông tư 36/2014 có hiệu lực từ 2/2015.Tỷ lệchuyển đổi của các ngân hàngđã vọt lên trên 30% từ năm 2015, trong đó tốc độ tăng của khối các NHTM cổ phần nhanh hơn, và từ 2015 đã vượt quá tỷ lệ của khối NHTM nhà nước (Hình 7c) và cuối năm 2016 đã tiến rất sát mốc 40%. Nhận rõ việc nới lỏng tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn sẽ ảnh hưởng đến an toàn của hệ thống, giới hạn này đã bị NHNN giảm xuống trong Thông tư 06/2016/TT-NHNN với lộ trình đưa tỷ lệ này xuống 40% từ 2018. Về thanh khoản ngắn hạn, các tỷ lệ thanh khoản ngắn hạn của 10 NH thí điểm áp dụng Basel II giảm liên tục theo thời gian từ xung quanh 40% năm 2006 xuống chỉ còn chưa đến 15% năm 2016 (Hình 7d).
  10. INTERNATIONAL CONFERENCE STARTUP AND INNOVATION NATION 851 TÀI LIỆU THAM KHẢO Đặng Ngọc Đức, Nguyễn Đức Hiển, 2014. Tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam trong bối cảnh tái cơ cấu nền kinh tế. Báo cáo thường niên Ngân hàng nhà nước Việt Nam 2010 – 2016. Credit Suisse, 2017. Vietnam Banks Sector. Research Analysts. IMF Country Report No. 17/190 (2017) và No. 18/215 (2018). Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2017. Bản thuyết minh nội dung dự thảo thông tư quy định về Hệ thống Kiểm soát nội bộ của Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Ngân hàng nhà nước Việt Nam, 2017. Phân tích an toàn vốn của các NHTM Việt Nam trên cơ sở áp dụng thông tư 41 ÁP DỤNG BASEL II. Nguyễn Đức Trung và các cộng sự (2015). Khả năng và điều kiện áp dụng một số khuyến nghị chính sách từ Basel III trong giám sát hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam. Đề tài Nghiên cứu khoa học cấp ngành năm 2015. Mã số DTNH.17/2014. Nguyễn Tuyết Dương, 2013. Tái cơ cấu Ngân hàng thương mại: Kết quả bước đầu và những thách thức đặt ra. 9. Ủy ban giám sát tài chính quốc gia, 2017. Báo cáo tổng quan thị trường tài chính 2016.