Những truyền thống văn hóa dân gian Việt Nam trong kiểu truyện về Thánh Mẫu - Nguyễn Thị Nguyệt

pdf 9 trang cucquyet12 5050
Bạn đang xem tài liệu "Những truyền thống văn hóa dân gian Việt Nam trong kiểu truyện về Thánh Mẫu - Nguyễn Thị Nguyệt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfnhung_truyen_thong_van_hoa_dan_gian_viet_nam_trong_kieu_truy.pdf

Nội dung text: Những truyền thống văn hóa dân gian Việt Nam trong kiểu truyện về Thánh Mẫu - Nguyễn Thị Nguyệt

  1. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Xã hội và Nhân văn 28 (2012) 44‐52 Những truyền thống văn hóa dân gian Việt Nam trong kiểu truyện về Thánh Mẫu Nguyễn Thị Nguyệt Khoa Việt Nam học và Tiếng Việt, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN, 336 Nguyễn Trãi, Hà Nội, Việt Nam Nhận ngày 09 tháng 3 năm 2012 Tóm tắt: Chúng tôi đặc biệt coi trọng hiện tượng Thánh Mẫu trong văn học, văn hóa dân gian bởi lẽ Đạo Mẫu là Đạo của dân tộc Việt Nam, truyền tải và lưu giữ bản sắc văn hóa, tín ngưỡng, truyền thống văn hóa của dân tộc. Hiện tượng Thánh Mẫu, xét ở ba phương diện truyện kể, tín ngưỡng và lễ hội, ở cả ba miền Bắc - Trung - Nam, đã được nhiều người quan tâm nghiên cứu. Bài viết này muốn góp một phần nhỏ vào việc nhìn nhận, đánh giá vai trò của Thánh Mẫu trong nền văn hóa Việt. Qua những gì khảo sát được trên phương diện truyện kể về các vị Thánh Mẫu tiêu biểu cho thấy hình tượng Thánh Mẫu thật sự là một hiện tượng văn học, văn hóa độc đáo, đặc sắc. Truyện kể về Thánh Mẫu chứa đựng những đặc điểm tư tưởng, tình cảm, tính cách của dân tộc Việt Nam và phụ nữ Việt Nam và đặc biệt là những truyền thống văn hóa dân gian Việt Nam. 1. Mở đầu* ngưỡng và lễ hội, ở cả ba miền Bắc - Trung - Nam, đã được nhiều người quan tâm nghiên Kho tàng văn học, văn hóa dân gian, đặc cứu. Bài viết này muốn góp một phần nhỏ vào biệt là kho tàng truyện kể dân gian Việt Nam việc nhìn nhận, đánh giá vai trò của Thánh Mẫu chứa đựng những giá trị văn hóa truyền thống trong nền văn hóa Việt. vô giá đã được truyền giao qua nhiều thời đại. Theo GS. Trần Quốc Vượng, “Có thể hiểu Qua truyện kể dân gian chúng ta có thể hiểu sâu “truyền thống” như là một hệ thống các tính sắc hơn những đặc điểm và giá trị nội dung, cách, các thế ứng xử của một cộng đồng, được nghệ thuật của truyện dân gian đồng thời có thể hình thành trong lịch sử, trong một môi trường khai thác, giải mã các lớp áo văn hóa tiềm ẩn sinh thái và nhân văn nhất định, trở nên ổn trong hình tượng nhân vật để tìm ra những định, trường tồn nhưng không vĩnh cửu, có thể truyền thống văn hóa dân gian Việt Nam. được định chế hóa bằng luật hay bằng lệ (phong Chúng tôi đặc biệt coi trọng hiện tượng Thánh tục tập quán) và được trao truyền từ thế hệ này Mẫu trong văn học, văn hóa dân gian bởi lẽ sang thế hệ khác, có thể gọi là sự di truyền văn Đạo Mẫu là Đạo của dân tộc Việt Nam, truyền hóa, bên cạnh sự di truyền sinh vật và thân xác - tải và lưu giữ bản sắc văn hóa, tín ngưỡng, để bảo đảm tính đồng nhất của một cộng đồng” truyền thống văn hóa của dân tộc. Hiện tượng [1]. Những truyền thống văn hóa tốt đẹp của Thánh Mẫu, xét ở ba phương diện truyện kể, tín dân tộc đã hình thành và được vun đắp trong ___ suốt chiều dài lịch sử. * ĐT: 84-914945557 E-mail: ntnguyet1958@gmail.com 44
  2. N.T. Nguyệt / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Xã hội và Nhân văn 28 (2012) 44‐52 45 Trần Ngọc Thêm định nghĩa: “Truyền thống quan trọng nhất: “Con dại cái mang”, “Cha (truyền - chuyển giao, thống - nối tiếp) là cơ sinh không tày mẹ dưỡng”, “Phúc đức tại chế tích lũy và truyền đạt kinh nghiệm qua Mẫu”. Điều đó cho thấy vị trí, vai trò không thể không gian và thời gian trong cộng đồng. thay thế của người mẹ đồng thời cho thấy lòng Truyền thống văn hóa là những giá trị tương đối kính ngưỡng thiêng liêng, sâu sắc của tâm thức ổn định (những kinh nghiệm tập thể) thể hiện dân tộc ta dành cho người Mẹ. Người Việt thờ dưới những khuôn mẫu xã hội được tích lũy và Mẫu trước hết là thờ người mang nặng đẻ đau, tái tạo trong cộng đồng người qua không gian ôm ấp chăm bẵm và đến hết đời vẫn còn lo lắng và thời gian và được cố định hóa dưới dạng cho con cái của mình, rộng ra là thờ người Mẹ ngôn ngữ, phong tục tập quán, nghi lễ, luật của xứ sở, bảo hộ, bảo trợ cho con người. pháp, dư luận ” [2]. Trần Ngọc Thêm cũng Việc coi trọng các Mẹ - các Mẫu đã trở cho rằng “Tính lịch sử của văn hóa được duy trì thành một truyền thống muôn đời bền vững, bằng truyền thống văn hóa”, “Truyền thống văn khắc sâu trong tâm thức, trở thành yếu tố bản hóa được tồn tại nhờ giáo dục” [2]. chất trong tâm linh dân tộc, dù là ở chế độ mẫu Như vậy, khái niệm truyền thống văn hóa quyền hay phụ quyền. Người phụ nữ trong gia dân gian biểu thị những yếu tố của văn hóa dân đình vẫn luôn giữ vị trí quan trọng “Tay hòm gian. Mỗi truyền thống văn hóa đều có giá trị chìa khóa” (nắm giữ về mặt kinh tế, quyết định phục vụ cho yêu cầu của con người. việc chi tiêu); còn “Lệnh ông không bằng cồng Căn cứ vào đối tượng nghiên cứu, chúng tôi bà”, “Phúc đức tại Mẫu”, “Con hư tại mẹ, cháu coi truyện kể dân gian về các Thánh Mẫu là một hư tại bà” đã khẳng định trách nhiệm và tầm loại hình của văn hóa ngôn từ phản ánh trung ảnh hưởng lớn lao của người mẹ. Ở thời kỳ cực thành cuộc sống, hàm ẩn nhiều lớp văn hóa, có thịnh của Nho giáo (đại diện cho chế độ phụ khả năng truyền tải, lưu giữ những giá trị văn quyền), quyền lợi và vai trò của người phụ nữ hóa truyền thống được thể hiện qua hệ thống đề vẫn được đề cao và bảo vệ qua Bộ luật Hồng tài, nhân vật, motif, biểu tượng Đức (1478) của nhà Lê. Và chính ở giai đoạn này, Mẫu Liễu đã xuất hiện, bước lên ngôi vị Kiểu truyện về Thánh Mẫu hàm chứa, kết cao nhất của điện thờ Mẫu, bởi tín ngưỡng bản tinh trong nó những truyền thống văn hóa dân địa thờ Mẫu, truyền thống trọng Mẫu vẫn là gian, tiêu biểu là những truyền thống như: một dòng chảy bất tận trong tâm thức, tín Truyền thống trọng Mẫu; truyền thống trọng ngưỡng của người dân. Sức sống mãnh liệt và Hiếu; truyền thống đảm đang chung thủy, yêu ảnh hưởng mạnh mẽ của Hình tượng các vị Nữ chồng thương con; truyền thống thông minh, thần và Thánh Mẫu đã làm nên nền văn hóa sáng tạo; truyền thống yêu nước thương dân mang thiên tính nữ, làm nên nguyên lý tính Mẫu được truyền tải, bảo tồn và phát huy trong 2. Truyền thống trọng Mẫu suốt chiều dài lịch sử dân tộc. Người Việt đã lựa chọn hình tượng Mẹ để tôn thờ, tạo nên một Việt Nam thuộc loại văn hóa gốc nông hệ thống các Nữ thần, Mẫu thần: Mẹ Trời, Mẹ nghiệp. Nền kinh tế nông nghiệp lúa nước đặc Đất, Mẹ Nước, Mẹ Núi Rừng, Mẹ Lúa, Mẹ Xứ biệt thích ứng với sự đảm đang, khéo léo của Sở, Mẫu Thượng Thiên, Địa Tiên Thánh Mẫu, người phụ nữ, vì thế, người Việt cổ tôn thờ Mẫu Thượng Ngàn, Mẫu Thoải (Thủy) Địa nước, lúa, và người phụ nữ. Mặt khác, con vị các Nữ thần gắn với 4 yếu tố chiếm vị trí người nông nghiệp ưa sống theo nguyên tắc quan trọng nhất trong đời sống sản xuất nông trọng tình, điều đó dẫn đến thái độ trọng người nghiệp, trong đời sống con người cũng như phụ nữ. Người Việt ghi nhớ công cha nghĩa mẹ trong đời sống tâm linh là: Trời, Đất, Nước, nhưng cha thì kính mà mẹ thì thờ, trong tâm Rừng đã được tôn vinh lên vị trí cao nhất là các thức dân gian thì người mẹ có vị trí, vai trò Thánh Mẫu. Tín ngưỡng thờ Nữ thần, thờ Mẫu
  3. 46 N.T. Nguyệt / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Xã hội và Nhân văn 28 (2012) 44‐52 phát triển, định hình thành Đạo Tam Phủ (Mẫu thành Tứ Pháp - 4 vị Phật Bà. Điều đó phản ánh thượng Thiên, Mẫu Thoải, Địa Mẫu), Đạo Tứ sinh động sự gặp gỡ và kết hợp giữa Phật giáo Phủ (Mẫu Thượng Thiên, Mẫu Thoải, Địa Mẫu và tín ngưỡng thờ Mẫu của dân tộc. Như trên đã và Mẫu thượng Ngàn) và trở thành Đạo Mẫu (ở nói, Phật giáo từ nước ngoài vào Việt Nam, gặp miền Bắc) khi các Thánh Mẫu đứng ở vị trí gỡ và tiếp xúc với tín ngưỡng bản địa đã lắng quan trọng nhất là cai quản bốn cõi (Trời, Núi sâu trong tâm thức Việt nên ít nhiều phải điều rừng, Sông nước, Nhân gian). Trong Đạo tứ chỉnh cho phù hợp với tâm thức Việt. Với sự Phủ, ngoài thờ các Mẫu còn thờ các ông Hoàng, điều chỉnh theo nguyên lí Mẫu trên nền tảng các Quan, các Cô, các Cậu Những Nữ thần nông nghiệp lúa nước, Phật Mẫu Man Nương trở thành Mẫu thần nổi bật vai trò của một bậc sinh ra những vị Nữ thần nông nghiệp như Tứ Mẫu cao cả (người Mẹ, người Vợ bảo vệ, chăm Pháp đã trở thành những vị Phật Bà. Tục thờ lo cho sự yên lành của gia đình, quê hương, xứ Mẫu, thờ Nữ thần đã làm nên nguyên lí mang sở) thì được tôn vinh là Thánh Mẫu. Theo diễn thiên tính Mẫu, vì thế người Việt tiếp thu Phật trình lịch sử văn hóa Việt, hệ thống các Nữ giáo nhưng lại có sự điều chỉnh theo nguyên lí thần, các Mẫu và Thánh Mẫu trở nên đông đảo Mẫu. Hình tượng Phật Mẫu - Thánh Mẫu Man hơn, nhưng tiêu biểu nhất là các Thánh Mẫu Nương và hệ thống thờ Tứ Pháp chính là sự Thoải, Thánh Mẫu Thượng Ngàn, Thánh Mẫu khẳng định thực tế đó và khẳng định sức sống Liễu Hạnh, Ỷ Lan Thánh Mẫu, Thiên Y A Na và xu hướng đề cao vai trò của các Mẫu, các bà Thánh Mẫu, Linh Sơn Thánh Mẫu, Chúa Xứ mẹ trong tín ngưỡng bản địa của cư dân nông Thánh Mẫu nghiệp lúa nước. Trong suốt quá trình hình thành và phát Hình ảnh người Mẹ trong tâm thức của triển nền văn hóa của dân tộc, trên cơ sở những người Chăm cũng chiếm một vị trí vô cùng đặc trưng về văn hóa và tư duy của mình, người quan trọng. Mặc dù các chế độ Vương quyền Việt đã tiếp thu, dung nạp những giá trị tinh hoa Chămpa chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của đạo từ các nền văn hóa nước ngoài để bồi đắp, xây Balamôn nhưng người Chăm vẫn theo chế độ dựng nên những giá trị bản sắc văn hóa của dân Mẫu hệ từ thuở khai thiên lập nước với truyền tộc. Những tôn giáo lớn từ nước ngoài du nhập thống tôn vinh người phụ nữ, người mẹ. Người vào Việt Nam như: Nho giáo, Đạo giáo, Phật Chăm theo chế độ Mẫu hệ ngay từ khi hình giáo, Thiên chúa giáo, đạo Balamôn, đạo Hồi thành bộ lạc Cau - một trong hai bộ lạc lớn hình mặc dù có sự thâm nhập khá mạnh mẽ, gây thành nên nhà nước Champa sau này. Người dựng số lượng tín đồ không ít nhưng vẫn không phụ nữ - người Mẹ có vai trò to lớn trong đời thể thay thế được tín ngưỡng thờ Mẫu, Đạo sống, văn hóa và tâm linh của họ. Trong đời Mẫu của dân tộc bởi truyền thống trọng Mẫu đã sống hàng ngày, người mẹ, người vợ trong gia đọng lại, kết tinh ở phần sâu sắc nhất trong tâm đình có vị trí quan trọng, có quyền lực nhất. thức dân tộc. Người Việt đã tiếp thu những giá Người Chăm cũng rất coi trọng việc sinh con trị tinh thần của các nền văn hóa khác trên cơ sở gái, nếu tâm lí của người Việt coi trọng con gái kế thừa, hỗn dung, tích hợp và sáng tạo. đầu lòng “Ruộng sâu trâu nái không bằng con Hình tượng Man Nương trong truyện Thánh gái đầu lòng” thì người Chăm cũng đặc biệt vui Mẫu Man Nương, Man Nương và Tứ Pháp mừng khi sinh con gái. Trong tín ngưỡng và đời được thần linh lựa chọn để gửi gắm con của sống tâm linh Chăm, hình tượng các Nữ thần - thánh thần, sau đó Man Nương sinh con gái và các Bà Mẹ được thờ cúng và ngưỡng vọng sau trở thành Tứ Pháp - 4 vị Phật Bà - 4 vị nhiều nhất. Khắp các khu đền tháp Chăm đều Thánh Mẫu linh thiêng. Nàng Man Nương sinh có những hình tượng thần thánh là các bà Mẹ con gái cũng do tư tưởng trọng Mẫu đã có từ trong ngôi vị thần chủ, trung tâm, trong những thuở khai thiên lập địa. Và từ một cô con gái do bức tượng Nữ thần quý giá. Đó là các hình Man Nương sinh ra “hóa thân vào gỗ” sau tượng: Bà Mẹ Xứ sở (Pô Nagar), Bà Mẹ Xứ
  4. N.T. Nguyệt / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Xã hội và Nhân văn 28 (2012) 44‐52 47 Rừng (Pô Ina Nưgar Arma), Mẹ Xứ Chim (Pô cho cha, cam chịu cảnh sống trần truồng, lẩn lút Ina Nưgar Humu Cavat) Hình tượng Người bên sông” [3]. Mẹ trong truyền thuyết của người Chăm mang Kiểu truyện về Thánh Mẫu cũng tô đậm đậm truyền thống trọng Mẫu của “xứ sở Mẫu tinh thần trọng hiếu, cũng tiếp thu những ảnh hệ”. Tác giả dân gian đã dùng những hình ảnh, hưởng của tục thờ cúng tổ tiên, của đạo lí những chất liệu ngôn từ đẹp nhất, ý nghĩa nhất “Uống nước nhớ nguồn”, “Tháng Tám giỗ Cha, để miêu tả, nhận xét, đánh giá về các Bà Mẹ. tháng Ba giỗ Mẹ”, không chỉ có thờ Mẹ Liễu Những tác phẩm như Truyền thuyết về Nữ thần Hạnh mà thờ các bà mẹ - các Mẫu và Thánh Poh Inư Nưgar, Truyện Nàng MưJưk, Thần nữ Mẫu trong cả nước. Poh Nagar là sự minh chứng cho điều đó. Truyện Thánh Mẫu Man Nương xây dựng Qua kiểu truyện dân gian về các nhân vật hình tượng hai mẹ con Phật Mẫu Man Nương Thánh Mẫu, chúng ta thấy rõ rằng, trong dân cũng đề cao chữ hiếu. Đứa con gái của Man gian, trong đời sống tinh thần của nhân dân, Nương gửi cho Cây Đa thần chăm sóc sau là trước khi được phong Thánh, trước hết họ là linh tượng của 4 pho tượng Phật - 4 vị Thánh dã những người phụ nữ, những người Mẹ có công thể hiện lòng thành kính, tôn thờ, báo hiếu Mẹ có đức, như Thánh mẹ luôn lo lắng bảo vệ, cứu Man Nương, vâng theo sự điều khiển và tâm giúp dân lành. Kiểu truyện về Thánh Mẫu là nguyện của Phật Mẫu. Kể từ khi Phật Mẫu qua chủ đề xã hội, phản ánh nhận thức của nhân dân đời là ngày mồng 8 tháng Tư, hàng năm cứ đến về vai trò, vị trí của người phụ nữ trong gia ngày này, nhân dân khắp vùng lại kéo về chùa đình và xã hội, thể hiện sâu sắc truyền thống Dâu, vùng Dâu để mở hội mừng ngày Phật sinh trọng Mẫu của văn hoá Việt Nam. và t ưở ng nhớ Man Nương Phật Tổ. Truyện kể về Ỷ Lan Thánh Mẫu cũng ca 3. Truyền thống trọng hiếu ngợi Ỷ Lan là người con gái có hiếu và nết na. Truyện Sự tích Ỷ Lan thời Lí kể khi đoàn tùy Dân gian từ xưa đã ca ngợi công ơn trời tùng hộ giá vua đi qua vườn dâu, nàng Ỷ Lan biển của mẹ cha và nhắc nhở những người con “nhan sắc phi thường đang mải hái dâu”, vua phải biết sống hiếu nghĩa với cha mẹ: liền cho gọi nàng đến gặp và hỏi nàng tại sao Công cha như núi Thái Sơn không ra xem khi vua ngự du qua đây thì nàng đã trả lời nàng vâng lệnh cha đi hái dâu chứ Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra không được lệnh cho ra “chiêm bái” vua. “Vua Một lòng thờ mẹ kính cha nghe xong, tấm tắc khen thầm nàng là người Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con con có hiếu và nết na, bèn triệu cho về làm Thứ Lời Kinh Phật cũng đã dạy: Tội lỗi lớn nhất phi” [4]. Ở truyện này, làm một người con có của đời người là bất hiếu. hiếu là biết vâng lời cha mẹ vì cha mẹ bao giờ cũng luôn chỉ bảo mình làm điều hay điều tốt. Chữ hiếu cũng đã được tô đậm trong nhiều Dân gian cũng có câu: Cá không ăn muối cá truyện kể dân gian. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên ươn/con không nghe lời cha mẹ trăm đường con cũng thể hiện sự thiêng liêng của truyền thống hư. đạo hiếu của dân tộc. Hoàng tử Lang Liêu trong truyền thuyết Sự tích Bánh chưng bánh dày đã Truyện kể về Thánh Mẫu Liễu Hạnh kể khi làm bánh chưng bánh dày để dâng lên vua cha Liễu Hạnh - nàng Giáng Tiên tài sắc sống trong và dâng cúng tiên Vương với ý nghĩa bày tỏ gia đình Lê Thái Công, nàng là cô con gái tấm lòng biết ơn trời đất, biết ơn tổ tiên và ngoan hiền, chăm chỉ học hành chữ nghĩa, “nói người sinh thành. Chữ Hiếu trong gia đình thật năng nết na, tư chất khác thường”, nàng đã sống sâu nặng và cảm động biết bao khi “Chử Đồng đúng với đạo Hiếu trong gia đình, trở thành Tử đã dùng cái khố duy nhất của gia đình liệm người có ích là điều báo hiếu với cha mẹ. Khi
  5. 48 N.T. Nguyệt / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Xã hội và Nhân văn 28 (2012) 44‐52 nàng Giáng tiên được gả cho Đào Lang, con A Na ) mà có thể là những người phụ nữ nuôi một viên quan trong vùng, “Khi làm lễ không có chồng, con hoặc chết trẻ (như Linh cưới rồi, Giáng Tiên về nhà chồng, thờ cha mẹ Sơn Thánh Mẫu). Các Thánh Mẫu có thể chỉ có chồng rất hiếu, đối với chồng giữ lễ thừa thuận” một chức năng trên hoặc có thể có cả 3 chức [5]. Khi Liễu Hạnh phải trở về Trời, cõi lòng năng trên. Truyền thống đảm đang chung thủy, nàng vẫn ở nơi nhân gian, nàng vẫn luôn xuất yêu chồng thương con (trung hậu đảm đang) thể hiện để giúp đỡ gia đình, báo hiếu bố mẹ, cho hiện ở chức năng hay đặc tính thứ nhất của đến khi bố mẹ nàng, bố mẹ chồng lần lượt về Thánh Mẫu. cõi vĩnh hằng, các con nàng đã trưởng thành thì Những truyện kể về Thánh Mẫu Liễu Hạnh nàng mới rong ruổi đó đây, tìm nơi ngắm cảnh đã xây dựng nhân vật Liễu Hạnh với vẻ đẹp của làm thơ. một một người con gái, một người phụ nữ - một Những truyện kể về Nữ thần Pô Na gar - người yêu, một người vợ, người mẹ. Liễu Hạnh Thánh Mẫu Thiên Y A Na cũng đề cao chữ hai lần giáng sinh hai kiếp khác nhau, hai lần Hiếu. Trong những truyện này đều có chi tiết kết hôn. Lần thứ nhất, nàng kết hôn với Đào mặc dù lấy chồng ở phương xa (Thái Tử Bắc Lang, sinh 1 con trai, 1 con gái; lần thứ hai kết hôn với hậu thân của chồng, sinh 1 con trai. Cả Hải), sống với chồng rất hạnh phúc nhưng nàng hai lần, nàng đều hết lòng thương yêu, chăm vẫn luôn nhớ cha mẹ nuôi (Vợ chồng ông lão sóc gia đình, không muốn rời xa. Khát vọng về trồng dưa và vợ chồng ông bà tiều phu), nỗi nhớ tình yêu và hạnh phúc gia đình trong nàng luôn cha mẹ và quê hương xứ sở đã đưa nàng nhập vào tha thiết, cháy bỏng. Nàng và chồng sống “sắt cây gỗ trầm trở về quê xưa báo hiếu cha mẹ nuôi. cầm hòa hợp, kính yêu lẫn nhau”. Là người phụ Khi biết cha mẹ nuôi không còn nữa, nàng lập nữ có đủ “Tứ đức” công, dung, ngôn, hạnh, miếu thờ cha mẹ nuôi rất kính cẩn. nàng luôn tỏ rõ là người vợ hiền thảo, đảm đang. Nàng miệt mài bên khung cửi dệt vải, 4. Truyền thống đảm đang chung thủy - Yêu khuyên chồng, động viên chồng chăm lo học chồng thương con hành: “Trước dẫu lấy văn chương tiến thân, sau phải đem tài kinh luân giúp đời” [5]. Liễu Hạnh Trải qua bốn nghìn năm dựng nước và giữ trong thiên chức làm mẹ cũng rất đáng khâm nước, phụ nữ Việt Nam đã thể hiện và giữ vững phục: mỗi lần giáng trần, nàng lại sinh con, lần truyền thống thông minh, sáng tạo, lao động thứ nhất sinh 1 con trai, 1 con gái; lần thứ hai cần cù, chiến đấu dũng cảm của mình. Truyện sinh 1 con trai; các con trai 1 đứa có 6 ngón tay, kể dân gian nói riêng và văn học, văn hóa dân 1 đứa có 4 ngón tay nhưng đứa nào cũng tài gian nói chung đã xây dựng, sáng tạo nên giỏi, thông minh, mưu trí hơn người. những hình tượng người phụ nữ Việt Nam Nhân vật công chúa Liễu Hạnh trong kiểu trung trinh tiết liệt, đảm đang trung hậu sáng truyện về Thánh Mẫu mang đầy đủ vẻ đẹp của ngời phẩm hạnh cao quý. Chúng ta đã nói đến người phụ nữ biết làm vợ, làm mẹ và đảm đang nội hàm, ý nghĩa của những khái niệm “Nữ chung thủy. Qua nhân vật Liễu Hạnh, tác giả thần”, “Mẫu”, “Thánh Mẫu”. Mẫu tính nổi trội dân gian đã thể hiện cách nhìn nhận về người là đặc tính cơ bản của các Thánh Mẫu. Qua phụ nữ với đầy đủ công, dung, ngôn, hạnh và khảo sát kiểu truyện về các Thánh Mẫu, chúng bày tỏ ước mơ về cuộc sống gia đình hạnh ta thấy Mẫu hay Thánh Mẫu có thể có chức phúc. Điều đó làm nên giá trị thẩm mĩ, giá trị năng sinh đẻ, chăm sóc và nuôi dạy con cái; nhân đạo của kiểu truyện. chức năng của bà Mẹ lớn yêu thương, chăm lo Nhân vật Thiên Y A Na trong truyền thuyết cho dân như con; chức năng sáng tạo, che chở, về Thiên Y A Na, Thánh Mẫu Thiên Y A Na bảo vệ, bảo trợ cho xứ sở. Bởi vậy các Thánh cũng làm tròn thiên chức của người Vợ, người Mẫu không nhất thiết phải là những người phụ Mẹ. Truyện kể Thiên Y A Na nhập vào cây gỗ nữ có chồng có con ( như Liễu Hạnh, Thiên Y trầm trôi về bờ biển Bắc. Nàng trở lại thân phận
  6. N.T. Nguyệt / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Xã hội và Nhân văn 28 (2012) 44‐52 49 cô gái đẹp đến từ phương Nam, kết hôn cùng năng, trí tuệ, thể hiện ở những hành động, Thái Tử, sinh một con trai là Tri và 1 con gái là những việc làm đầy thông minh, sáng tạo. Quý. Nàng sống với chồng rất hạnh phúc. Thánh Mẫu Thoải rất giỏi việc cai quản Nhân vật Thánh Mẫu Ỷ Lan là nhân vật lịch vùng sông biển, làm mưa chống hạn, chống lụt. sử đã được truyền thuyết hóa. Bà là Hoàng Thái Thánh Mẫu Thượng Ngàn giỏi cai quản vùng Hậu - Hoàng đế thứ ba triều Lý. Không rõ là rừng núi. Nhân vật Thánh Mẫu Ỷ Lan xuất thân mối nhân duyên trời định hay tình cờ may mắn từ một cô thôn nữ chỉ biết làm nghề nông gia đã đưa Bà đến với vị Hoàng đế lỗi lạc là Lý nhưng khi vào cung bà quan tâm đến mọi việc Thánh Tông. Bà trở thành Ỷ Lan Phu nhân - trong triều để giúp chồng - giúp vua. Để có thể Hoàng Thái Hậu sau khi nhà vua thấy Bà trong trị vì đất nước và muôn dân, bà khổ công học hình dáng một cô thôn nữ tuổi 16, “nhan sắc phi hỏi, miệt mài đèn sách. Bà rất thông minh nên thường” đang hái dâu, rồi nép mình vào bụi cỏ học mọi điều rất nhanh, chỉ trong một thời gian lan, trên đầu cô là một đám mây ngũ sắc rực rỡ, ngắn, Bà đã thông thạo mọi lĩnh vực, hiểu biết cô không chú ý gì đến đám đông rầm rộ khi vua về nhiều mặt, ai cũng phải khâm phục trí thông và đoàn tùy tùng đi đến. Nhà vua đã nhận ra minh và tài năng của Bà. Năm Kỷ Dậu 1069, trong cốt cách khác thường ở cô thôn nữ: “Đây Lý Thánh Tông cùng Lý Thường Kiệt mang quả là người có đức, có lẽ là người có một quân đi đánh Chiêm Thành, bà Ỷ Lan ở lại triều không hai trong thiên hạ” [6]. Nhà vua quả đã nắm quyền nhiếp chính. Đứng trước họa thiên không lầm. Hoàng Hậu Ỷ Lan đã giúp vua việc tai và loạn lạc, bà đã dùng kế sách trị nước an triều chính, trị dân rất có phép tắc trong lúc vua dân, dẹp được đại loạn, đem lại sự an lành cho thân chinh đi đánh Chiêm Thành, làm cho “bốn phương yên tĩnh, mọi người vui vẻ làm ăn, rất dân. Nhà vua ở nơi chiến tuyến đánh giặc lâu biết ơn Bà, gọi Bà là Phật Quan Âm tái sinh” không thắng, bèn quay về nhưng gần đến nơi, [6]. Hoàng Hậu Ỷ Lan sinh được một Hoàng tử nghe tin Ỷ Lan ở nhà giỏi giang lo việc dân là Lý Càn Đức. Sau khi nhà vua mất, Lý Càn việc nước, dân được hưởng phúc ấm no, đất Đức lên ngôi lúc mới có bảy tuổi. Ỷ Lan Thái nước thái bình thịnh trị. Để không hổ thẹn với Phi đã giúp vua chăm sóc việc nước, đánh bậc nữ nhi, vua quay binh tiến về phương Nam thắng quân xâm lược nhà Tống. và đã đánh thắng được vua Chiêm là Chế Củ. Sau này khi Bà giúp vua Lý Nhân Tông chăm lo triều chính, bà đã có những chính sách phát 5. Truyền thống thông minh, sáng tạo triển nông nghiệp, dạy mọi người phải biết quý con trâu và bảo vệ nó vì nó là đầu cơ nghiệp. Trải qua những chặng đường vô cùng oanh Bà có nhiều sáng tạo trong việc mở mang, xây liệt dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt dựng chùa miếu, lễ nghi, tục lệ. Bởi công lao Nam, phụ nữ Việt Nam đã tỏ rõ truyền thống đức độ của Bà, nhân dân tôn bà là Phật Quan thông minh, sáng tạo. Từ những điều kiện phức Âm, triều đình phong bà là Phù Thánh Linh tạp của đất đai, khí hậu khắc nghiệt, thiên nhiên Nhân Hoàng Thái Hậu. đầy nguy hiểm, trải qua những cuộc đấu tranh Sự thông minh, sáng tạo ở Thánh Mẫu Liễu thiên nhiên và đấu tranh xã hội, người Việt phải Hạnh được thể hiện dưới những hình thức khác vượt qua nhiều gian nan thử thách mới tạo sự nhau nhưng đều là sự kết hợp tài năng của con sinh tồn và phát triển. trong cuộc sống đầy cam người với những sức mạnh thần kì do nguồn go gian khổ đó, người phụ nữ luôn phải phát gốc thần thánh. Liễu Hạnh trong vai Giáng Tiên huy sự thông minh, sáng tạo để vượt qua mọi từ nhỏ đã có “tư chất khác thường”, giỏi văn trở ngại, xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc. chương chữ nghĩa, giỏi đàn sáo hát ca, “Mọi Kiểu truyện về Thánh Mẫu đã xây dựng nên việc nữ công nữ xảo đều thành thạo, mà về tài những nhân vật người phụ nữ, người vợ, người văn thơ đàn nhạc lại cũng hơn người” [7]; mẹ đẹp cả về hình thức lẫn tâm hồn, giàu tài “nhiều người đã đề thơ xướng họa với Tiên
  7. 50 N.T. Nguyệt / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Xã hội và Nhân văn 28 (2012) 44‐52 Chúa. Họ đều khâm phục tài thơ của Tiên Chúa bà dạy dân làm ăn, tục lệ cúng lễ; bà che chở, huyền nhiệm, thanh cao” [7]; “Liễu Hạnh đã ban phúc cho người hiền lành tử tế, trừng phạt giỏi võ nghệ lại có nhiều phép thuật” [8]. Liễu kẻ ác kẻ xấu; bà là Nữ thần Mẹ của vương Hạnh được triều đình sắc phong những danh quốc, được đời đời tôn thờ, kính ngưỡng. hiệu cao quý nhất, trở thành vị thần bất tử bởi Truyền thuyết Pô Nagar của người Chăm Bà Ni chính công đức và tài năng của Bà. cũng phát triển phong phú các chi tiết kể về sự Truyện kể về Nữ thần Pô Nưgar ở dạng sáng tạo của Nữ thần: Bà sắp xếp lại vũ trụ, sáng tạo ra giống lúa, ánh sáng, đạo Isalam, tập thần thoại có 4 bản kể đã xây dựng nhân vật Nữ tục: bà lên ngôi vua cai quản đất nước trong 90 thần Pô Nưgar - Người anh hùng sáng tạo văn năm, bà chăm lo cho dân giàu nước mạnh, dạy hóa - Người kiến tạo vũ trụ. 4 bản kể có 2 dạng dân làm ruộng, thiết lập thuần phong mỹ tục. kể. Một là Pô Nưgar sinh ra từ mây trời và bọt Người Chăm sùng kính và thờ phụng bà trong biển, chói ngời ánh hào quang, Người sáng lập đền thiêng. ra bộ tộc Kaut - sau này là vương quốc Chămpa; Thần có 97 người chồng và 38 cô con Những truyền thuyết về Thiên Y A Na trên gái - 38 vị Nữ thần, Thần tạo nên vùng đất cho cơ sở tiếp thu và sáng tạo truyện của người vạn vật sinh sôi, cây cối rậm rạp nhiều trầm Chăm về Mẹ Xứ sở, đã xây dựng hình tượng vị nam gỗ quý, Thần sáng tạo ra lúa gạo và dạy Thánh Mẫu Thiên Y A Na với nhiều chức năng dân trồng lúa. Hai là Pô Nư gar là một vị Nữ phù hợp với cảm quan và tâm thức Việt. Một vị thần của vũ trụ được cha là Ông Cú cử xuồng Thánh Mẫu của người Việt ở vùng đất mới vừa trần gian cai quản và sáng tạo ra vạn vật, dạy mang bóng dáng của Thánh Mẫu Liễu Hạnh của dân trồng lúa, lấy lá cây làm thuốc, đánh đá lấy nguồn cội vừa có thêm những chức năng mới lửa, đặt ra các lễ nghi [9] Như vậy, thần thoại do hiện thực cuộc sống ở vùng đất mới. Thiên về Nữ thần Pô Nưgar đã phản ánh những quan Y A Na đã phát huy mạnh mẽ truyền thống niệm của người Chăm cổ về nguồn gốc dân tộc, thông minh và sáng tạo của phụ nữ Việt. Vùng nguồn gốc vũ trụ và vạn vật, nguồn gốc phong đất miền Trung có cả ba yếu tố gắn kết rừng - tục, tôn giáo, tín ngưỡng, lễ nghi. Pô Nư gar là đồng bằng và biển khác với vùng đất bắc Bộ vị thần tối cao trong hệ thống các thần linh “xa rừng nhạt biển”. Do đó, Thiên Y A Na ở Chăm, bởi lẽ bà là người sáng lập vương quốc vùng đất mới vừa có sự thông minh, sáng tạo Chămpa, tạo nên đất đai, núi rừng, trầm hương của một Thánh Mẫu Thượng Ngàn (dạy dân coi và các loài gỗ quý, là người phát minh nông sóc núi rừng, biết cách diệt trừ thú dữ, bảo vệ nghiệp, tạo ra các giống lúa và dạy dân trồng trầm hương và các loài gỗ quý) vừa có sự giỏi lúa, dạy dân chúng về đạo đức và thuần phong giang, tài khéo của một Nữ thần biển (dạy dân mĩ tục. bà là biểu tượng của sự an vui, hạnh nghề đi biển, đánh cá, điều khiển biển cả lúc phúc và phồn thịnh của xứ sở; do những công sóng to gió lớn) lại vừa có sự giỏi giang, đảm đức của mình, bà luôn chiếm một vị trí rất trang đang của một vị Thánh Mẫu Nhân gian - Mẫu trọng trong đời sống tâm linh của người Chăm. Địa và của một vị thần sáng tạo văn hóa (dạy dân làm ruộng, chăn tằm dệt vải, trồng trọt, Truyền thuyết Nữ thần Pô Nagar bản kể của chữa bệnh cứu người). Bà luôn hiển linh cứu người Chăm Bàlamôn phát triển từ thần thoại giúp, phù trợ dân lành. Bà được tôn là bà Chúa suy nguyên, có thêm nhiều lớp kể. Truyện kể về Tiên, bà Chúa Ngọc, Thánh Mẫu của vùng đất nguồn gốc xuất thân của Nữ thần không thay miền Trung. đổi, có thêm chi tiết Nữ thần Pô Na gar xinh đẹp tuyệt vời, bà là Mẹ Xứ sở của bộ tộc Kaut. Ở phần hành trạng phát triển phong phú hơn, 6. Truyền thống yêu dân như con nhấn mạnh hơn các chi tiết về sự sáng tạo và cai quản xứ sở của Bà: Bà hóa ra cung điện, trầm Kiểu truyện về Thánh Mẫu với đặc trung hương, kì nam, các giống cây quý và lúa bắp; riêng của truyện kể dân gian, với đối tượng là
  8. N.T. Nguyệt / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Xã hội và Nhân văn 28 (2012) 44‐52 51 các Thánh Mẫu, truyền thống yêu dân thể hiện những giá trị, biểu tượng văn hóa Việt Nam và ở hình ảnh những bậc “Mẫu nghi thiên hạ”, yêu tâm hồn dân tộc, những truyền thống văn hóa thương chăm lo cho dân như con; hình ảnh dân gian Việt Nam. Qua những gì khảo sát những Bà Mẹ Xứ sở, những Thánh Mẫu là vị được trên phương diện truyện kể về các vị thần chủ của xứ sở, che chở, bảo hộ, bảo trợ Thánh Mẫu tiêu biểu cho thấy hình tượng cho xứ sở. Thánh Mẫu thật sự là một hiện tượng văn học, Kiểu truyện Thánh Mẫu đã cho chúng ta văn hóa giàu giá trị. Về mặt văn học, truyện kể những hình ảnh nhân vật lịch sử hay huyền về Thánh Mẫu chứa đựng những đặc điểm tư thoại, bằng những hành động giúp ích cho nước tưởng, tình cảm, tính cách của dân tộc Việt cho dân, cho quê hương xứ sở. Đó là Thánh Nam và phụ nữ Việt Nam. Qua hình tượng Mẫu Thoải phù trợ cho quân triều đình chống Thánh Mẫu, chúng ta thấy hiện rõ hình ảnh giặc ngoại xâm, cai quản, bảo vệ vùng sông những người phụ nữ, Người Vợ, Người Mẹ biển, giúp dân chống hạn chống lụt. Đó là trung hậu đảm đang, thông minh sáng tạo, có Thánh Mẫu Thượng Ngàn cai quản, bảo vệ trung có hiếu, yêu nước thương dân. Họ là vùng rừng núi, giúp dân làm ăn, sinh sống. những con người của trần gian hay những vị Hoàng Thái hậu Ỷ Lan từ cô gái hái dâu trở thánh thần đều nhân hậu bao dung, biết trân thành hoàng hậu, hết lòng chăm lo cho quốc trọng, bảo vệ cái đẹp cái thiện, biết căm giận, thái dân an từ việc chính sự trong triều đình nhà chống lại cái xấu cái ác. Họ là những người phụ Lý, có những kế sách mềm dẻo, linh hoạt để nữ vừa bình dị gần gũi vừa cao đẹp phi thường. phát triển đất nước, đem lại thái bình thịnh trị Nhân dân đã xây dựng hình tượng Thánh mẫu cho đất nước, cuộc sống an bình cho nhân dân. với tất cả niềm yêu mến, kính trọng và tôn thờ, Thần Nữ Pô Nưgar - Bà Mẹ xứ sở đầy vẻ vang với tất cả ước mơ và khát vọng về một cuộc oanh liệt trong sự nghiệp sáng lập, cai quản xứ sống tốt đẹp, ngập tràn tự do và hạnh phúc. Bởi sở của vương quốc, chăm lo cho muôn dân. những lẽ đó, kiểu truyện về Thánh Mẫu hàm Thánh Mẫu Thiên Y A Na vì lợi ích của quốc chứa những giá trị sâu sắc của nền văn hóa Việt gia dân tộc mà hy sinh tình riêng; Bà luôn hiển Nam, truyền thống văn hóa Việt Nam. linh phù trợ cho dân, cho các vị vua nhà Nguyễn khi gặp khó khăn nguy hiểm. Bà Chúa Tài liệu tham khảo Xứ Núi Sam hiển linh hiển thánh luôn phù trợ cho dân cho nước chiến thắng giặc ngoại xâm, [1] Trần Quốc Vượng,Văn hóa Việt Nam - Tìm tòi và suy giữ yên biên cương lãnh thổ. Một vị Linh Sơn nghĩ, NXB Văn học tái bản, Hà Nội, 2003. Thánh Mẫu ở góc trời Nam tử tiết vì chồng [2] Trần Ngọc Thêm, Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, chưa cưới khi còn rất trẻ, nhưng vì công tu và NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, TP Hồ Chí Minh, 2006. đức hạnh nên thành đắc quả, hiển thánh linh [3] Sơn Nam (st, bs), Chuyện xưa tích cũ, NXB Khai Trí, thiêng; Bà là một vị Thánh Mẫu - Phật Bà luôn Sài Gòn, 1963. bảo vệ, che chở cho dân, luôn ban phúc lành [4] Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Tổng tập văn học dân cho chúng sinh và tín đồ muôn phương. gian người Việt - Truyền thuyết dân gian người Việt (tập 4), NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2004. 7. Kết luận [5] Lữ Huy Nguyên, Đặng Văn Lung, Hợp tuyển truyện cổ tích Việt Nam, NXB Văn học, Hà Nội, 1996. Từ cái nhìn tổng thể của Ngô Đức Thịnh về [6] Vũ Ngọc Khánh, Mai Ngọc Chúc, Phạm Hồng Hà, Nữ thần và Thánh Mẫu Việt Nam, NXB Thanh niên, Hà “Đạo Mẫu, sự tích hợp các giá trị văn hóa nghệ Nội, 2002. thuật” [10] và cái nhìn cụ thể của Đinh Gia [7] Vũ Ngọc Khánh, Kho tàng thần thoại Việt Nam, NXB Khánh “Tục thờ Mẫu và những truyền thống Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 2006. văn hóa dân gian ở Việt Nam” [11], chúng tôi [8] Nguyễn Đổng Chi, Tác phẩm được tặng giải thưởng nhận thấy hiện tượng Thánh Mẫu quy tụ các giá Hồ Chí Minh (Quyển II), NXB Khoa học Xã hội, Hà trị văn hóa nghệ thuật đặc sắc, độc đáo, thể hiện Nội, 2003.
  9. 52 N.T. Nguyệt / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Xã hội và Nhân văn 28 (2012) 44‐52 [9] Lê Thị Bích Thảo, Khảo sát hiện tượng Thiên Y A Na ở [10] Ngô Đức Thịnh (CB), Đạo Mẫu ở Việt Nam (2 tập), Thừa Thiên Huế và Nam Trung Bộ, Luận văn Thạc sĩ NXB Văn hóa - Thông tin, Hà Nội, 1996. khoa học Ngữ văn, phòng Tư liệu Khoa Ngữ văn, [11] Đinh Gia Khánh, “Tục thờ Mẫu và những truyền thống Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, 2008. văn hóa dân gian Việt Nam”, Tạp chí Văn học, Số 5 (1992) 5. The Vietnamese folk cultural tradition in the type of "the holy mother" in Vietnamese folk literature Nguyen Thi Nguyet Faculty of Vietnamese Study and Vietnamese, VNU University of Social Sciences and Humanities, 336 Nguyen Trai, Hanoi, Vietnam The image of "the holy mother" in Vietnamese folklore which was studied in the three dimensions: fairytales, beliefs and festival, in all three areas: North - Middle -South in Vietnam truly shows an unique and typical image in Vietnam culture and literature. According to study, the images of "the holy mother" were built from the images of the real Vietnam women, the smart, caring and kind mothers who are really simple and close to Vietnamese life, but also are so extraordinary. The images are the symbols of the dream, love, respect and as well as the ambition of the beauty, freedom and happy life of all Vietnamese. That is the reason why this type of fairytale contains the deep value of Vietnam tradition and culture.