Nợ hộ gia đình: Trường hợp của một số nước thuộc hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
Bạn đang xem tài liệu "Nợ hộ gia đình: Trường hợp của một số nước thuộc hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- no_ho_gia_dinh_truong_hop_cua_mot_so_nuoc_thuoc_hiep_hoi_cac.pdf
Nội dung text: Nợ hộ gia đình: Trường hợp của một số nước thuộc hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NỢ HỘ GIA ĐÌNH: TRƯỜNG HỢP CỦA MỘT SỐ NƯỚC THUỘC HIỆP HỘI CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á ThS. Thái Thị Hồng Ân Trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng TÓM TẮT Nợ hộ gia đình đang là mối quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu kinh tế, nhất là sau khi các khoản vay cầm cố dưới chuẩn với mục đích mua nhà được cho là nguyên nhân chính dẫn tới cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ giai đoạn 2007-2009. Một nền kinh tế với mức nợ hộ gia đình cao, một mặt có thể là sự phản ánh những tiến bộ của thị trường tài chính khi cung cấp những khoản vay dễ tiếp cận; nhưng mặt khác, nó cũng trở thành gánh nặng vì thu nhập của hộ gia đình chủ yếu dùng để trả nợ. Trong những năm gần đây, các quốc gia thuộc hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) cũng đang chứng kiến sự gia tăng nhanh chóng của nợ hộ gia đình và sự tăng trưởng kinh tế chững lại gần đây đã làm dấy lên nghi ngờ về tính ổn định của loại nợ này. Từ khóa: Nợ hộ gia đình, nợ, tín dụng, ASEAN, Việt Nam 1. Nợ hộ gia đình Nợ hộ gia đình là một chỉ số quan trọng để đánh giá sức khỏe nền kinh tế của một quvốc gia. Trong số liệu thống kê, mức độ nợ hộ gia đình có thể được hiển thị dưới nhiều phép đo khác nhau như tỷ lệ nợ trên thu nhập, tổng nợ trên GDP quốc gia, hay tỷ lệ dịch vụ nợ hộ gia đình (Debt Service Ratio (DSR) - được tính bằng cách lấy tiền chi trả nợ và các nghĩa vụ tài chính chia cho thu nhập cá nhân bình quân). Ngoài ra, cũng có sự khác biệt trong cách tính toán nợ và thu nhập giữa các quốc gia (Diana P, 2013) vì vậy chỉ dựa trên số liệu thống kê được thu thập từ các nguồn khác nhau, đôi khi không thể đưa ra các so sánh hoặc kết luận trực tiếp. Nợ đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của hộ gia đình, nó được coi là phương thức để mang tiêu dùng tương lai về hiện tại (Lisa K. và Haakon S., 2013). Theo học thuyết vòng đời (còn gọi là học thuyết thu nhập vĩnh viễn) (Modigliani (1986), Friedman (1957)), người tiêu dùng được cho là có khả năng phân bổ thu nhập kiếm được toàn bộ cuộc đời của họ cho các thời điểm khác nhau để tối đa hóa mức độ thỏa mãn (Soman & Cheema, 2002). Có nghĩa là họ có thể sử dụng thu nhập trong quá khứ (dưới dạng tiết kiệm) hoặc trong tương lai (dưới dạng vay nợ) để tiêu thụ trong hiện tại và các khoản nợ được sử dụng để hỗ trợ tiêu dùng trong giai đoạn thu nhập thấp. Trong những năm vừa qua, nợ hộ gia đình đã tăng nhanh chóng và chuyển đổi từ chỗ tập trung vào vay thế chấp sang tín dụng bán sỉ, và con số hiện tại đã gần gấp đôi sau 30 năm (Tyler D., 2013). Điều đáng ngạc nhiên là theo Dữ liệu tài sản toàn cầu năm 2013, các hộ gia đình ở những nước giàu có lại vay nợ nhiều hơn so với các nước đang và kém phát triển, mà Thụy Sĩ, Đan Mạch và Na Uy là các ví dụ điển hình. Một nền kinh tế với mức nợ hộ gia đình cao, một mặt có thể là sự phản ánh những tiến bộ của thị trường tài chính khi cung cấp những khoản vay dễ tiếp cận. Theo quan điểm này vay nợ là tốt vì nó đem lại những tác động mong muốn đối với các hoạt động kinh tế và phúc lợi xã hội (Don N., 2009). Nhưng mặt khác khi mức vay nợ hộ gia đình vượt quá con số tối ưu và trong điều kiện có những bất lợi về kinh tế, Don N. (2009) cho rằng không chỉ có người vay mà cả nền kinh tế phải 38
- HỘI THẢO "NGÂN HÀNG VIỆT NAM: BỐI CẢNH VÀ TRIỂN VỌNG" đối mặt với hàng loạt vấn đề, từ thiếu hụt dòng tiền, phá sản, bất ổn tài chính đến thậm chí là khủng hoảng như bài học với nợ dưới chuẩn của Mỹ giai đoạn 2007-2009. Hình 1: Tỷ lệ nợ trên thu nhập của một số quốc gia vào các năm 2000, 2007, 2012 Nguồn: Credit Suisse Global Wealth Data Book 2012) Cần phân biệt vay hộ gia đình và vay tiêu dùng (các khoản vay của hộ gia đình cho mục đích tiêu dùng: vay mua ô tô, cho vay thẻ tín dụng, các khoản vay sinh viên ). Vay tiêu dùng chỉ là một bộ phận của vay hộ gia đình. Do đó để chính xác ta sử dụng các số liệu tổng vay của hộ gia đình ở các nước cho việc phân tích tình hình vay nợ. Thật không may, ở hầu hết các nước, các dữ liệu cho vay có thể truy cập công khai là những phân loại theo mục đích vay hơn là phân loại theo đối tượng khách hàng vay. Vì vậy, các nhà nghiên cứu thường sử dụng số liệu vay tiêu dùng để tính toán đại diện. Điều này bất lợi ở chỗ các nước ASEAN có số lượng lớn doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs). Ở Đài Loan, ví dụ, khoảng một phần tư các khoản cho vay hộ gia đình là mục đích kinh doanh. Sử dụng số tiền của cho vay tiêu dùng thay vì tổng dư nợ hộ gia đình sẽ giảm bớt đáng kể nợ hộ gia đình trong trường hợp của Đài Loan. Hơn nữa, vì số liệu nợ hộ gia đình ở các nước khác nhau có thể được thu thập theo các căn cứ khác nhau, việc so sánh giữa các quốc gia có thể sẽ bị hạn chế ở một mức độ nhất định. Hình 2: Thành phần của nợ hộ gia đình ở một số quốc gia châu Á Nguồn: Don Nakornthab (2009) 39
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG 2. Nợ hộ gia đình của một số quốc gia thuộc ASEAN Xu hướng gia tăng nợ hộ gia đình có thể được nhìn thấy ở các nước Châu Á nói chung và các thành viên của ASEAN nói riêng. Hình 3: Tỉ lệ vay nợ trên GDP của hộ gia đình một số quốc gia Châu Á so với Mỹ và Nhật Bản năm 2012. Nguồn: giant-bubble-waiting-to-pop/3/ Trong số các quốc gia này, Malaysia và Thái Lan có mức độ nợ hộ gia đình tính trên GDP lớn nhất dựa trên báo cáo năm 2013 của Ngân hàng Thế giới. Nợ hộ gia đình ở Malaysia năm 2013 là trên 86.8% GDP, cao nhất khối và dẫn đầu Châu Á, do các khoản vay thế chấp mua nhà và xe, và con số này được dự đoán sẽ không giảm trong vài năm tới. Tuy nhiên, tài sản của hộ gia đình Malaysia cũng tăng, gấp 3.7 lần mức nợ do thu nhập được cải thiện. Trong trường hợp này, một số nhà kinh tế học nhận định rằng sự gia tăng của nợ hộ gia đình là biểu hiện của sự tăng trưởng kinh tế và thanh khoản của hệ thống ngân hàng, và mức nợ cao này không đáng lo ngại bởi các khoản vay đều được đảm bảo. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng nó giống như trường hợp của Mỹ năm 2007 và khủng hoảng tài chính có khả năng xảy ra khi nền kinh tế này gặp những cú sốc dù nhỏ nhất. Tiếp theo là Thái Lan, nợ hộ gia đình so với GDP của Thái Lan đã tăng lên 82,3% vào cuối năm 2013, từ 77,3% vào cuối năm 2012, theo số liệu được công bố bởi ngân hàng Trung ương nước này vào 31/3/2014. Hiện mức nợ hộ gia đình của 2 quốc gia này đã cao hơn Mỹ theo số liệu đến cuối năm 2013, mặc dù vẫn thấp hơn con số vay nợ đỉnh điểm của các hộ gia đình Mỹ vào năm 2007 khủng hoảng. Có thể nói sự gia tăng trong việc sử dụng đòn bẩy ở Malaysia và Thái Lan là rất đáng lưu ý. Nó có thể bao gồm các khoản vay phục vụ cho mô hình kinh doanh nhỏ, nhưng xu hướng cho thấy người tiêu dùng sử dụng nợ ngày càng nhiều cho những nhu cầu sở hữu nhà và xe (HSBC, 2014). Đứng thứ 3 là Singapore, sau một thập kỷ giảm nợ vì khủng hoảng tài chính Châu Á, các hộ gia đình của nước này đã tăng mức vay nợ đáng kể do môi trường lãi suất thấp, phản ánh một phần xu hướng nới lỏng chính sách tiền tệ của ngân hàng Trung ương ở các nước phát triển. Nợ hộ gia đình của Singapore đã tăng lên 77% GDP tính đến quí 2 năm 2013 từ mức 63% GDP năm 2008 (Michael Wan, 2013). Các quốc gia còn lại bao gồm Việt Nam, Indonesia, Philippine hiện tại vẫn còn ở mức thấp nhưng xu hướng tăng đã được dự báo trước. 40
- HỘI THẢO "NGÂN HÀNG VIỆT NAM: BỐI CẢNH VÀ TRIỂN VỌNG" Bảng 1: Số liệu vay nợ hộ gia đình ở một số nước Đông Nam Á giai đoạn 2003-2013 Nợ hộ gia đình (%GDP) 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Cambodia 0.47 0.48 2.09 2.46 Indonesia 5.6 6.6 7.5 6.8 7.2 7.4 16 Malaysia 66.1 66.7 69.1 68.6 66.9 63.9 71.7 74 75.8 81.1 86.8 Philippines 8.1 8.3 8.1 8 8.3 6.6 9 Singapore 96 86 80 72.6 68.5 69.5 75 Thailand 51.5 48.1 54.3 53.4 54.8 55.3 82.3 Vietnam 12.8 13 Nguồn: IMF, WB, SEACEN, trang web Ngân hàng Trung ương các nướcCó thể nói, điều kiện cho vay hộ gia đình ở các nước trong khu vực ASEAN thường khắt khe hơn Mỹ và Anh đặc biệt là tỷ lệ cho vay trên giá trị tài sản thế chấp không cao. Ngoài ra, không có nhiều sản phẩm phái sinh phức tạp mang nhiều rủi ro như các thị trường tài chính phát triển mạnh. Do đó, một cuộc khủng hoảng bất ngờ là khó xảy ra. Nhưng ngay cả như vậy, vấn đề vẫn tồn tại ở chỗ khi tiêu dùng chủ yếu dựa vào đòn bẩy, nền kinh tế sẽ trở nên nhạy cảm đối với các động thái thắt chặt điều kiện tài chính mà có thể được gây ra bởi chính sách quản lý của Nhà nước hoặc gia tăng trong chi phí tài trợ. Thực tế, sự tăng trưởng kinh tế chậm lại gần đây của các thành viên ASEAN đã làm tăng nghi ngờ về tính bền vững của nợ hộ gia đình. 3. Tác động vĩ mô 3.1. Tác động vĩ mô của nợ hộ gia đình Một loạt các nghiên cứu lý thuyết nhấn mạnh vai trò của các khoản nợ hộ gia đình trong việc giảm tiêu dùng, giảm lượng sản phẩm quốc gia, và thất nghiệp (Eggertsson và Krugman (2012), Guerrieri và Lorenzoni (2011), Hall (2011), Midrigan và Philippon (2011)). Bên cạnh đó, có một mối liên hệ giữa nợ hộ gia đình ở mức độ cao và sự thay đổi của chính sách tiền tệ cũng như sự ổn định tài chính thông qua quá trình giảm chi tiêu của gia đình (Merxe Tudela và Garry Young (2004)). Trong chương 3 của báo cáo Triển vọng kinh tế thế giới (2012), IMF cung cấp bằng chứng cho thấy sự gia tăng nhanh chóng của nợ hộ gia đình phải chịu trách nhiệm về suy thoái kinh tế kéo dài. Tương tự như vậy, Guy Debelle (2004) trong nghiên cứu của mình đã đề cập đến trường hợp của các nước Bắc Âu và Anh khi tăng trưởng kinh tế hai nước này được thúc đẩy bởi tăng trưởng tín dụng hộ gia đình, dẫn đến một sự bùng nổ giá nhà vào cuối những năm 1980; nhưng trong đầu những năm 1990, suy thoái kinh tế đã xảy ra bởi cùng một nguyên nhân. Beck et al. (2008) cung cấp bằng chứng về tác động kinh tế vĩ mô của tín dụng hộ gia đình và cho thấy rằng nó chỉ ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế ngắn hạn và thậm chí làm giảm tốc độ tăng trưởng. Jappelli và Pagano (1994) cũng cho rằng tín dụng hộ gia đình làm giảm tiết kiệm và tăng trưởng kinh tế. Hơn nữa, Berrak B. và Neven V. (2008) lập luận rằng sự gia tăng nhanh chóng trong tín dụng hộ gia đình phải chịu trách nhiệm về cuộc khủng hoảng tài chính thay vì tín dụng công ty sau khi thử nghiệm dữ liệu từ 45 quốc gia. Ngược lại, Dean Maki M. (2000) lại tin rằng vay nợ hộ gia đình ảnh hưởng tích cực đến mức độ tiêu dùng trong tương lai. Đối với xu hướng tăng nợ hộ gia đình của các nước thuộc ASEAN, Standard & Poor Ratings lưu ý sự tương đồng giữa xu hướng tăng nợ hộ gia đình vốn được thúc đẩy bởi làn sóng tiền ra do nới lỏng qui định cấp tín dụng ở các nước đang phát triển ở khu vực - và việc cho vay khu vực tư 41
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG nhân quá mức đã giúp kích hoạt cuộc khủng hoảng nợ thế chấp dưới chuẩn của Mỹ dẫn đến suy thoái kinh tế toàn cầu (Natasha, 2013). 3.2. Các giải pháp Với mục đích giữ cho mức nợ hộ gia đình ổn định, kiềm chế các tác động bất lợi tới môi trường kinh tế vĩ mô, một số gợi ý sau có thể hữu ích đối với cơ quan quản lý Nhà nước: Thứ nhất, thu thập và minh bạch hóa thông tin vay nợ của hộ gia đình. Khả năng phát hiện sớm và đánh giá đầy đủ các mối đe dọa đối với sự ổn định tài chính phát sinh từ nợ hộ gia đình phụ thuộc rất nhiều vào sự sẵn có, kịp thời, toàn diện của thông tin về loại nợ này. Do vậy ASEAN và mỗi nước trong khu vực cần sớm xây dựng hệ thống thông tin tín dụng hộ gia đình tập trung và được phân loại theo mục đích, đối tượng cụ thể. Thứ hai, tăng cường chất lượng đánh giá tín dụng hộ gia đình. Việc đánh giá phải được thực hiện định kỳ và xây dựng các kịch bản tình huống phong phú, sẵn sàng đối phó với những biến động tài chính. Thứ ba, xây dựng các chính sách vĩ mô và hệ thống giám sát liên quan đến nợ hộ gia đình chặt chẽ, đảm bảo việc thực thi có hiệu quả. 4. Kết luận Nợ hộ gia đình đang có xu hướng gia tăng ở một số nước ASEAN, cùng với những bất ổn đã được dự đoán trước. Vì vậy việc xây dựng hệ thống thông tin tín dụng hộ gia đình đầy đủ, công tác đánh giá tình trạng của các khoản vay và việc thực thi chặt chẽ các qui định quản lý là điều hết sức cần thiết để đảm bảo tính bền vững của hệ thống tài chính trong khu vực. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Barnes, S and G Young (2003), The rise in US household debt: assessing its causes and sustainability, Bank of England Working Paper, No.206. [2] Berrak Büyükkarabacak and Neven Valev (2008), “Credit Expansions and Banking Crises: The Roles of Household and Firm Credit”, [3] Berg, L (1994), “Household savings and debts: the experience of the Nordic countries”, Oxford Review of Economic Policy, 10, 2, 42–53. [4] Dean M. Maki (2002), “The growth of consumer credit and the household debt service burden”, The impact of public policy on consumer credit, Kluwer Academic Publishers, 43- 68. [5] De’Arno and Dandan Zhu (2011), “Determinants of consumer debt: an examination of individual credit management variables”, Journal of Finance and Accountancy, Vol. 7. [6] Diana Petramala (2013), “Canadian households more indebted than U.S households, but only after the recent U.S. deleveraging”, TD Economics. [7] Don Nakornthab (2009), “Household indebtedness and its implications for financial stability”, [8] Erin Turinetti and Hong Zhuang (2011), “Exploring determinants of U.S. household debt”, The Journal of Applied Business Research, Vol. 27, No. 6. [9] Girouard, N., M. Kennedy and C. André (2006), “Has the Rise in Debt Made Households More Vulnerable?”, OECD Economics Department Working Papers, No. 535, OECD Publishing. [10] Guy Debelle (2004), “Macroeconomic implications of rising household debt”, BIS Working Papers, No. 153. 42
- HỘI THẢO "NGÂN HÀNG VIỆT NAM: BỐI CẢNH VÀ TRIỂN VỌNG" [11] Household debt in Asia, indicators/21588882-household-debt-asia [12] HSBC (2014), “Asia’s borrowing splurge”, [13] International Monetary Fund (IMF) (2012), “World Economic Outlook”, Chap. 3. [14] James Davies, Rodrigo Lluberas and Anthony Shorrocks (2013), Credit Suisse Global wealth data book 2013, suisse.com/news/doc/credit_suisse_global_wealth_databook.pdf [15] Jeffrey R. Campbell and Zvi Hercowitz (2005), “The role of collateralized household debt in macroeconomic stabilization”, National bureau of economic research working paper series, [16] Karen E. Dynan and Donald L. Kohn (2007), “The Rise in U.S. Household Indebtedness: Causes and Consequences”, Finance and Economics Discussion Series, Divisions of Research & Statistics and Monetary Affairs, Federal Reserve Board, Washington, D.C. [17] Lisa Kristine Reiakvam and Haakon Solheim (2013), “Comparison of household debt relative to income across four Nordic countries”, Staff Memos, Norges Bank. [18] Natasha Berereton-Fukui (2013), “Asia’s Rising Debt Brings Back Memories of 2007”, [19] Michael Wan (2013), “Singapore: Household debt dangers?”, Economics Research, Credit Suisse. [20] Tyler Durden (2013), “The debt of nations”, 04/debt-nations [21] World Bank (2013), East Asia and Pacific economic update, www.data.worldbank.org 43