Phân tích các nhân tố tác động đến sự phát triển của các khu kinh tế ở Việt Nam

pdf 11 trang Gia Huy 18/05/2022 2120
Bạn đang xem tài liệu "Phân tích các nhân tố tác động đến sự phát triển của các khu kinh tế ở Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfphan_tich_cac_nhan_to_tac_dong_den_su_phat_trien_cua_cac_khu.pdf

Nội dung text: Phân tích các nhân tố tác động đến sự phát triển của các khu kinh tế ở Việt Nam

  1. PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC KHU KINH TẾ Ở VIỆT NAM ANALYZE ACTORS FOR ECONOMIC DEVELOPMENT IN VIETNAM TS. Vũ Duy Nguyên Học viện Tài chính Tóm tắt Mục đích của nghiên cứu nhằm đề xuất mô hình lý thuyết và thực tiễn về mối quan hệ giữa các nhân tố tác động đến sự phát triển của các Khu kinh tế ở Việt Nam. Nghiên cứu xác định mô hình lý thuyết dựa vào 4 nhóm nhân tố: (i) Chính sách tài chính của Nhà nước đối với các khu; (ii) Mức độ quy hoạch của các khu; (iii) Điều kiện văn hóa, giáo dục, tiện ích tại các khu; (iv) Năng lực của Ban quản lý của các khu. Nghiên cứu đã thực hiện khảo sát với Ban quản lý của 54 Khu kinh tế thuộc 5 loại hình khu kinh tế ven biển, khu kinh tế cửa khẩu, khu công nghệ cao, khu công nghiệp và khu chế xuất. Phương pháp phân tích được sử dụng gồm phân tích hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA) và phân tích tương quan và hồi quy tuyến tính đa biến. Kết quả nghiên cứu cho thấy hai nhóm nhân tố: Chính sách tài chính của Nhà nước đối với các khu và Điều kiện văn hóa, giáo dục, tiện tích tại các khu có tác động trực tiếp và tích cực (+), có ý nghĩa về mặt thống kê đối với sự phát triển của các khu kinh tế. Bên cạnh đó, sự khác biệt về sự phát triển giữa các loại hình khu kinh tế cửa khẩu, khu kinh tế ven biển với loại hình khu công nghiệp cũng được làm rõ trong bài báo. Từ khóa: nhân tố, tác động, khu kinh tế ở Việt Nam Abstract The purpose of the study is to propose the theoretical and practical model of the relationship between factors affecting the development of the economic zones in Vietnam. The research determined theoretical model based on four factors: (i) the financial policy of the State to the economic zones; (ii) the level of the planning of the economic zones; (iii) cultural, educational, convenient conditions in the economic zones; (iv) the capacity of zone management boards. The research has conducted a survey with the management board of 54 economic zones including 5 types of coastal economic zones, border gate economic zones, hi-tech parks, industrial zones and export processing zones. The analytical methods used include reliability analysis Cronbach's alpha, exploratory factor analysis (EFA) and correlation analysis and multivariate linear regression. The research results showed that two factors: the financial policy of the State to the economic zones and the cultural, educational, convenient conditions in the economic zones directly and positively influence (+), with statistical significance to the development of the economic zones. Besides, there are differences in development between the border gate economic zones, coastal economic zones and industrial zones. Keywords: factors, impact, economic zones in Vietnam 751
  2. 1. Đặt vấn đề Tính đến tháng 6/2016, Viêt Nam có 313 khu công nghiệp, 5 khu chế xuất, 16 khu kinh tế ven biển, 28 khu kinh tế cửa khẩu và 3 khu Công nghệ cao. Các khu tuy có đặc điểm, vai trò khác nhau nhưng đều có mục tiêu chung là phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp, thương mại và dịch vụ. Các khu đã có những đóng góp quan trọng vào tăng trưởng và phát triển kinh tế như: thu hút vốn, công nghệ, phương pháp quản lý hiện đại, lao động trình độ cao từ đầu tư nước ngoài, tạo thêm nhiều việc làm, tăng giá trị sản xuất xuất khẩu, tăng thu ngân sách nhà nước và góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế địa phương, vùng và cả nước theo hướng công nghiệp và dịch vụ. Tuy nhiên, đa phần các khu vẫn chưa đạt được sự phát triển như kỳ vọng, đặc biệt là các khu kinh tế cửa khẩu và khu kinh tế ven biển. Vì vậy, trong bối cảnh hiện nay, việc phân tích các nhân tố tác động đến sự phát triển của các khu kinh tế là quan trọng để có đầy đủ cơ sở khoa học và thực tiễn đề xuất giải pháp thúc đẩy sự phát triển của các khu kinh tế trong giai đoạn tới. 2. Phương pháp nghiên cứu 2.1 Sự phát triển của khu kinh tế Khu kinh tế trong khuôn khổ bài nghiên cứu được hiểu là khu vực có không gian kinh tế, thương mại, dịch vụ riêng biệt, với môi trường đầu tư và kinh doanh đặc biệt thuận lợi cho các nhà đầu tư, có ranh giới địa lý xác định và được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục của Chính phủ quy định. Hình thức của khu kinh tế được thể hiện qua 5 loại hình cơ bản: khu kinh tế ven biển, khu kinh tế cửa khẩu, khu công nghệ cao, khu công nghiệp và khu chế xuất. Sự phát triển của các khu kinh tế được xem xét cả về mặt số lượng và chất lượng và đã được đưa ra trong nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước. Các công trình nghiên cứu tiêu biểu của các tác giả như: (Bùi Tất Thắng, 2014), Xây dựng đặc khu kinh tế trong thời đại toàn cầu hóa; (Đặng Vũ Huân, 2016), Điều chỉnh pháp luật đối với đặc khu kinh tế ở Việt Nam - Nhu cầu và định hướng; (ADB, 2001), Eco-industrial Park Handbook for Asian Developing Countries; (WB, 2011), Special Economic Zones Progress, Emerging Challenges, and Future Directions. Trên cơ sở các nghiên cứu, tác giả tổng hợp 8 tiêu chí cơ bản tương ứng với 8 biến quan sát từ Q1 đến Q8 để đo lường sự phát triển của một khu kinh tế (biến phụ thuộc Y trong mô hình), như: Tỷ lệ lấp đầy của khu (Q1); Sự quan tâm và tham gia của các nhà đầu tư, doanh nghiệp lớn trên thế giới trong lĩnh vực xây dựng kết cấu hạ tầng (Q2); Tổng số việc làm mới của khu tạo ra (Q3); Tổng số thuế, phí, lệ phí đóng góp vào nguồn thu ngân sách địa phương (Q4); Trình độ công nghệ sản xuất của các doanh nghiệp hoạt động trong Khu (Q5); Tỷ trọng kim ngạch hàng hóa xuất nhập khẩu thực tế so với quy hoạch của Khu (Q6); Mức độ đóng góp của Khu vào phát triển kinh tế, xã hội địa phương và phát triển tổng hợp của Vùng (Q7); Số lượng dự án đầu tư của các công ty đa quốc gia vào Khu (Q8). 2.2 Mô hình nghiên cứu Tác giả dựa trên kết quả nghiên cứu của (ADB, 2001), (WB, 2008 và 2011) và (William N.Dunn, 1981), (Metri F. Mdanat, 2006), (Thomas Farole, Gokhan Akinci, 2008), (Bùi Tất Thắng, 2014) để đề xuất mô hình phân tích 4 nhóm nhân tố tác động đến sự phát triển của khu kinh tế. 752
  3. Y(sự phát triển của khu KT) = β1*(Cơ chế, chính sách tài chính đối với các khu KT)+ β2*(Mức độ quy hoạch của khu KT) + β3*(Điều kiện văn hóa, giáo dục, tiện tích tại khu KT)+ β4*(Năng lực của Ban quản lý của khu KT) Chính sách tài chính của Nhà H1 nước Mức độ quy hoạch của khu KT H2 Mức độ phát triển Điều kiện văn hóa, giáo dục, của khu KT H3 tiện tích tại khu KT Các H4 Năng lực của Ban quản lý của khu KT Sơ đồ1: Mô hình tác động của 4 nhóm nhân tố đến sự phát triển của khu kinh tế đề xuất - Chính sách tài chính của Nhà nước (H1) được kỳ vọng tác động cùng chiều với Y, nghĩa là β1>0. Nhân tố này được đo lường thông qua 9 biến quan sát từ Q9 đến Q17 trong bảng phiếu điều tra, như: Chính sách đầu tư từ ngân sách nhà nước đối với các khu (Q9); chính sách huy động vốn đầu tư của các thành phần kinh tế trong và ngoài nước (FDI, PPP, BOT) vào đầu tư cơ sở hạ tầng (Q10); chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp (Q11); chính sách miễn giảm thuế thu nhập cá nhân (Q12); chính sách miễn, giảm thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu (Q13); chính sách tiền thuê đất, thuê mặt nước (Q14); chính sách thu tiền sử dụng đất (Q15); chính sách phí, lệ phí (Q16); chính sách khai thác, sử dụng công trình hạ tầng, các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh (Q17). - Mức độ quy hoạch của khu KT (H2): được kỳ vọng tác động cùng chiều, nghĩa là β2>0. Nhân tố này được đo lường thông qua 5 biến quan sát từ Q18 đến Q22 trong bảng phiếu điều tra như: Quy hoạch của Khu nằm trong quy hoạch phát triển vùng, liên vùng của quốc gia (Q18); Quy hoạch của Khu nằm trong quy hoạch chiến lược của địa phương (Q19); khu có quy hoạch tổng thể, theo các phân khu chức năng (Q20); Quy hoạch của Khu có vị trí ven biển, cửa khẩu biên giới, gần trung tâm kinh tế lớn, gần trung tâm nguyên liệu lớn (Q21); Quy hoạch của Khu nằm gần những trục giao thông lớn, gồm cả đường thủy, đường bộ, đường sắt và đường hàng không, có vị trí quan trọng trong liên kết vùng kinh tế trọng điểm quốc gia (Q22). - Điều kiện văn hóa, giáo dục, tiện tích tại các khu KT (H3): được kỳ vọng tác động cùng chiều, nghĩa là β3>0. Nhân tố này được đo lường thông qua 5 biến quan sát từ Q23 đến Q27 trong bảng phiếu điều tra, như: Trình độ dân trí trung bình người dân sinh sống trong và ngoài Khu (Q23); Trình độ người lao động qua đào tạo đang làm việc trong các 753
  4. doanh nghiệp của Khu (Q24); Truyền thống, văn hóa địa phương (Q25); Không gian văn hóa vật thể và phi vật thể tại địa phương (Q26); Dịch vụ tiện ích về ngân hàng, thương mại, văn hóa, thể thao, vui chơi, giải trí (Q27). - Năng lực của Ban quản lý của khu KT (H4): được kỳ vọng tác động cùng chiều, nghĩa là β4>0. Nhân tố này được đo lường thông qua 4 biến quan sát từ Q28 đến Q31 trong bảng phiếu điều tra, như: Cán bộ của Ban quản lý Khu được đào tạo, bồi dưỡng cơ bản có năng lực trong điều hành Khu (Q28); Mức độ cải cách hành chính về thủ tục hải quan và cơ chế kiểm soát hải quan (Q29); Mức độ cải cách thủ tục hành chính về thành lập doanh nghiệp và cơ chế quản lý doanh nghiệp (Q30); Khả năng, trình độ và quy mô xúc tiến đầu tư trong và ngoài nước để thu hút nguồn vốn đầu tư vào Khu (Q31). - Phương pháp và thiết kế câu hỏi trong phiếu điều tra Mẫu nghiên cứu: Trên cơ sở kinh nghiệm các nghiên cứu trước và phương pháp nghiên cứu định lượng sử dụng phần mềm SPSS20. Tác giả đưa ra 31 câu hỏi theo thang đo liker 5 bậc từ (1) không đồng ý đến (5) rất đồng ý hoặc từ (1) rất thấp đến (5) rất cao và 4 câu hỏi định tính mang tính phân loại. Cỡ mẫu quan sát điều tra là n=54. Tổng số bản hỏi phát ra 60 phiếu, tổng số thu về 54 phiếu tới các khu KT thuộc 25 tỉnh thành phố có khu KT vào tháng 7/2016. Bảng 1: Phân bổ phiếu điều tra các khu kinh tế Số phiếu phát Số phiếu thu về STT Loại hình các Khu KT ra và hợp lệ 1 Khu kinh tế ven biển 16 16 2 Khu kinh tế cửa khẩu 22 22 3 Khu công nghiệp 15 11 4 Khu chế xuất 4 2 5 Khu công nghệ cao 3 3 Tổng 60 54 Kết quả điều tra tháng 7/2016 Phương pháp phân tích dữ liệu: Phân tích định lượng được dựa trên phần mềm SPSS20. Quy trình nghiên cứu định lượng theo phương pháp phân tích thành phần chính (PCA), tuân thủ theo các bước: Sử dụng kiểm định sơ bộ bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha, Phân tích nhân tố khám phá EFA và phân tích tương quan và hồi quy tuyến tính đa biến. 3. Phân tích kết quả 3.1 Kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha Trên cơ sở số liệu điều tra, nghiên cứu tiến hành xác định hệ số Cronbach’s Alpha cho các biến của mô hình. 754
  5. Bảng 2: Bảng tóm tắt kết quả tính toán hệ số Cronbach’s Alpha Thang Hệ số STT Đặc trưng biến quan sát Đánh giá đo Cronbach’s Alpha 1 Y Q1, Q2, Q3, Q4, Q5, Q6, Q7, Q8 0,898 Đo lường tốt Q9, Q10, Q11, Q12, Q13, Q14, Q15, 2 H 0,631 Sử dụng được 1 Q16, Q17 3 H2 Q18, Q19, Q20, Q21, Q22 0,770 Sử dụng được 4 H3 Q23, Q24, Q25, Q26, Q27 0,741 Sử dụng được 5 H4 Q28, Q29, Q30, Q31 0,618 Sử dụng được (Kết quả sử dụng phần mềm SPSS.20 để xử lý dữ liệu điều tra) Kết quả tính toán cho thấy các hệ số Cronbach’s Alpha đều lớn hơn 0,6 và có 31 biến quan sát được lựa chọn tiếp tục phân tích nhân tố khám phá EFA vì có hệ số tương quan biến- tổng lớn hơn 0,3. 3.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA - Phân tích nhân tố khám phá EFA đối với biến phụ thuộc Y (sự phát triển của các khu KT) thông qua 8 biến từ Q1 đến Q8. Kết quả phân tích nhân tố khám phá phải đảm bảo hai điều kiện: tải nhân tố (Factor loading) > 0,55 và hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) là một chỉ tiêu dùng để xem xét sự thích hợp của EFA, 0,5 ≤ KMO ≤ 1 thì phân tích nhân tố là thích hợp. Kết quả phân tích EFA của biến Y cho hệ số KMO =0,882 nên việc sử dụng phân tích EFA là thích hợp. Kiểm định Bartlett xem xét giả thuyết Ho: tương quan giữa các biến quan sát bằng không trong tổng thể H1: tương quan giữa các biến quan sát khác không trong tổng thể Do thống kê Chi-Square của kiểm định ở mức 236,899 có ý nghĩa thống kê Sig.=0,00 (Sig ≤ 0,05), nên các biến quan sát có tương quan với nhau xét trên phạm vi tổng thể. Phương sai trích đạt 60,035% (>50%) và điểm dừng khi rút trích nhân tố thứ nhất với eigenvalue = 4,8 (≥ 1) đại diện cho phần biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố đạt yêu cầu. - Phân tích nhân tố EFA đối với các biến quan sát thuộc các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của các khu kinh tế. Thực hiện phân tích nhân tố khám phá EFA cho 23 biến quan sát từ Q9 đến Q31 thuộc 4 nhóm nhân tố độc lập gồm: H1, H2, H3 và H4 cho kết quả sau: Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA cho thấy: Thứ nhất, hệ số tải nhân tố (Factor loading) được chọn > 0,55. Thứ hai, hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) có kết quả KMO = 0,616 > 0,5 nên việc sử dụng phân tích EFA là thích hợp đối với các biến quan sát nêu trên. Thứ ba, Kiểm định Bartlett xem xét giả thuyết 755
  6. Ho: tương quan giữa các biến quan sát bằng không trong tổng thể H1: tương quan giữa các biến quan sát khác không trong tổng thể Do thống kê Chi-Square của kiểm định ở mức giá trị 512,651 có ý nghĩa thống kê Sig=0,000 (Sig ≤ 0,05), nên các biến quan sát có tương quan với nhau xét trên phạm vi tổng thể. Phương sai trích đạt 66,23% (>50%) thể hiện rằng 6 nhân tố rút ra giải thích được 66,23% biến thiên của dữ liệu. Do vậy, các thang đo rút ra được chấp nhận. Điểm dừng khi rút trích nhân tố thứ sáu với eigenvalue = 1,093 (≥ 1) đại diện cho phần biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố đạt yêu cầu. Theo ma trận xoay thì 6 nhân được nhóm lại như sau: X1 (Q10, Q14, Q15, Q17, Q24, Q26), X2 (Q19, Q21, Q22), X3 (Q9, Q23, Q27, Q28, Q29), X4 (Q11, Q12), X5 (Q18, Q20) và Q13. Sử dụng kỹ thuật hàm mean để tính các giá trị Xi và Y qua đó chạy mô hình hồi quy tuyến tính đa biến. 3.3 Hồi quy tuyến tính và kiểm định các giả thuyết liên quan đến mô hình (1) Kiểm định tương quan từng phần các hệ số hồi quy Kết quả hồi quy cho thấy: Giá trị Sig. kiểm định t của các biến X2, X4 , X5, và Q13 đều >0,05 nên các biến này không có ý nghĩa tương quan nhiều với biến phụ thuộc Y. Biến X1, X3 đều có giá trị Sig. 2 nên các biến này tương quan có ý nghĩa với biến phụ thuộc Y. Bảng 3: Kết quả hồi quy tuyến tính đa biến Coefficientsa Hệ số Hệ số Thống kê đa chưa chuẩn hóa chuẩn hóa Thống kê Thống cộng tuyến Mô hình Độ lệch t kê Sig. B Beta Tolerance VIF chuẩn (Hằng số) 1,149 ,910 1,263 ,213 X1 ,636 ,149 ,449 4,278 ,000 ,772 1,296 X2 -,102 ,149 -,074 -,685 ,497 ,727 1,376 1 X3 ,548 ,128 ,459 4,276 ,000 ,736 1,358 X4 -,309 ,184 -,164 -1,680 ,100 ,895 1,118 X5 -,126 ,115 -,116 -1,090 ,281 ,749 1,336 Q13 -,129 ,117 -,104 -1,097 ,278 ,951 1,051 a. Biến phụ thuộc Y: Sự phát triển của khu Kinh tế (2) Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình Bảng 4: Mức độ giải thích của mô hình Model Summaryb Mô hình R R2 R2 hiệu chỉnh Sai số chuẩn của Kiểm định ước lượng Durbin-Watson 1 ,775a ,601 ,550 ,37657 1,745 a. Chỉ số dự báo: (Hằng số), Q13, X4, X1, X5, X3, X2 b. Biến phụ thuộc: Y 756
  7. - Kết quả nghiên cứu mô hình cho thấy kết quả thống kê có giá trị R2= 0,601 và R2 hiệu chỉnh= 0,550 (giá trị Sig. (=0,0000) < 0,05 và F Change= 11,811). Điều này chỉ ra trong 100% sự biến động của biến phụ thuộc Y thì có 55,0% sự biến động là do tác động từ các biến độc lập, còn lại do 45,0% là do sai số ngẫu nhiên hoặc các yếu tố ngoài mô hình. - Mức độ phù hợp của mô hình: Phân tích phương sai ANOVA thông qua kiểm định giả thuyết: H0: Các hệ số hồi quy βi = 0 H1: Các hệ số hồi quy βi đều ≠ 0 ANOVAa Tổng bình Trung bình Thống kê Mô hình Df Hệ số Sig. phương bình phương F Hồi quy 10,049 6 1,675 11,811 ,000b 1 Phần dư 6,665 47 ,142 Tổng 16,714 53 a. Biến phụ thuộc: Y b. Chỉ số dự báo: (Hằng số), Q13, X4, X1, X5, X3, X2 Qua bảng phân tích phương sai, sử dụng kiểm định F xem xét cho thấy: giá trị thông kê F = 11,811, có Sig. = 0,000 với mức độ tin cậy 99%, có thể kết luận rằng bác bỏ giả thuyết H0, mô hình đưa ra có hệ số hồi quy βi đều ≠ 0 và chứng tỏ mô hình lý thuyết phù hợp với dữ liệu thực tế. Hay nói cách khác các biến độc lập có tương quan tuyến tính với biến phụ thuộc với mức độ tin cậy 99%. (3) Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến của các biến độc lập Thông qua xem xét thước đo độ phóng đại phương sai VIF (Variance Iflation Factor) tại bảng 3 hồi quy tương quan có thể thấy giá trị VIF của các biến đều <10. Như vậy kết luận không có hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập của mô hình. (4) Kiểm định hiện tượng tự tương quan của phần dư (Durbin-Watson) Trị thống kê ddw=1,745 và số quan sát = 54, số tham số (k-1)=7, mức ý nghĩa 0,01 (99%) trong bảng thống kê Durbin Watson, dL=1,095. Như vậy dL=1,095 <dDw=1,745 và có giá trị gần 2. Kết luận không có hiện tượng tự tương quan giữa các phần dư trong mô hình. (5) Kiểm định phương sai của phần dư thay đổi (Heteoskedasticity) Để thực hiện kiểm đinh, cần xây dựng mô hình hồi quy phụ và cho giá trị tới hạn của Chi bình phương nhỏ hơn n R2. Kết luận phương sai phần dư không đổi. Như vậy, mô hình hồi quy tuyến tính đa biến có dạng : Y = 0,636*X1+ 0,548*X3 + εi Trong đó: Y: Sự phát triển của các khu KT X1 là nhân tố đại diện của 6 biến quan sát (Q10,Q14,Q15,Q17,Q24,Q26) 757
  8. X3 là nhân tố đại diện của 5 biến quan sát (Q9,Q23,Q27,Q28,Q29) 3.4 Thảo luận kết quả hồi quy và kiểm định giả thuyết của mô hình - Hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa (Unstandardized Coefficients) + β1 =0,636. Dấu +: quan hệ cùng chiều, Khi chính sách tài chính đối với khu KT được hoàn thiện, rõ ràng và ổn định thêm 1 điểm thì sự phát triển của khu KT sẽ tăng thêm 0,636 điểm trong điều kiện các yếu tố khác không đổi. + β3 =0,548. Dấu +: quan hệ cùng chiều, khi Điều kiện văn hóa, giáo dục, tiện tích tại các khu KT tăng thêm 1 điểm thì sự phát triển của khu KT sẽ tăng thêm 0,548 điểm trong điều kiện các yếu tố khác không đổi. - Hệ số hồi quy chuẩn hóa (Standardized Coefficients) Trên cơ sở hệ số hồi quy chuẩn hóa, tầm quan trọng của các biến độc lập được xác định theo % và thứ tự quan trọng. Biến X3 quan trọng nhất, chiếm 50,56% tác động và X1 quan trọng thứ hai chiếm 49,44%. Bảng 5: Thứ tự ảnh hưởng của các biến trong mô hình hồi quy tuyến tính đa biến Hệ số chuẩn Thứ tự ảnh STT Biến Tỷ lệ % hóa hưởng X1 (Chính sách tài chính đối 1 0,449 49,44% 2 với khu KT) X3 (Điều kiện văn hóa, giáo 2 0,459 50,56% 1 dục, tiện tích tại các khu KT) Tổng 0,908 100% - Sử dụng kỹ thuật phân tích phương sai một yếu tố (One-Way ANOVA) để kiểm định cặp giả thuyết: H0: không có sự khác biệt về sự phát triển của khu KT giữa các loại khu do sự tác động của các nhân tố H1: có sự khác biệt về sự phát triển của các khu KT giữa các loại khu do sự tác động của các nhân tố Kết quả thu được khẳng định có sự khác biệt về sự phát triển của khu kinh tế theo loại hình. Theo giá trị trung bình sự phát triển (Y) của 54 mẫu điều tra thì cho thấy mức độ phát triển của các Khu kinh tế ven biển thấp nhất, sau đến loại hình các Khu kinh tế cửa khẩu và Khu công nghệ cao. Không có sự khác biệt giữa loại hình khu công nghiệp và khu chế xuất. 4. Đề xuất giải pháp phát triển các khu kinh tế 4.1 Giải pháp liên quan đến chính sách tài chính đối với các Khu kinh tế Trên cơ sở kết quả phân tích rút ra từ mô hình hồi quy, chính sách tài chính của Nhà nước tác động đến sự phát triển của khu KT đạt 0,636 điểm (chiếm 49,44% tác động đến sự phát triển của khu KT). Hay nói cách khác, chính sách tài chính thay đổi tích cực 758
  9. một điểm thì sự phát triển của các khu KT tăng 0,544 điểm trong điều kiện các nhân tố khác không đổi . Vì vậy, cần tập trung vào một số chính sách sau: Một là, tiếp tục hoàn thiện chính sách huy động vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế trong và ngoài nước (thông qua các hình thức đầu tư FDI, PPP, BOT, BT) vào cơ sở hạ tầng của các Khu theo hướng rõ ràng, hợp lý và ổn định, từng bước giảm bớt sự phụ thuộc vào nguồn vốn NSNN đối với các khu công nghiệp. Hai là, tiếp tục hoàn thiện chính sách khai thác, sử dụng công trình hạ tầng, các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh tại khu theo hướng rõ ràng, thuận tiện, hợp lý và ổn định hơn. Đặc biệt là các khu Kinh tế cửa khẩu, khu kinh tế ven biển đã hoàn thành kết cấu hạ tầng nhưng tỷ lệ dự án lấp đầy còn thấp. Ba là, tiếp tục hoàn thiện chính sách ưu đãi về tiền sử dụng đất tại các Khu KT, đặc biệt các Khu kinh tế ven biển, Khu công nghệ cao trên cơ sở rõ ràng, ưu đãi, hợp lý và ổn định hơn. Bốn là, tiếp tục hoàn thiện chính sách đầu tư từ Ngân sách nhà nước cho đầu tư cơ bản cơ sở hạ tầng, giao thông kết nối vùng với các khu kinh tế ven biển trọng điểm như Phú Quốc, Vân Đồn và Vân Phong, kết nối trung tâm kinh tế địa phương với các khu kinh tế cửa khẩu như Tây Trang (Điện Biên), Thanh Thủy (Hà Giang) ; Xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật kinh tế - xã hội, các công trình dịch vụ tiện ích công cộng quan trọng cần thiết đảm bảo cho sự hoạt động của Khu đạt tiêu chuẩn khu vực và quốc tế; Hoàn thiện cơ chế đền bù, giải phóng mặt bằng, xây dựng cơ sở hạ tầng các khu tái định cư theo quy hoạch được phê duyệt là rõ ràng, hợp lý và giải ngân đúng tiến độ. Bên cạnh đó, cũng nhanh chóng hoàn thiện ưu đãi về thuế xuất, nhập khẩu, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân đối với các dự án đầu tư vào các khu Kinh tế cho phù hợp với pháp luật về đầu tư, pháp luật về thuế như quy định ưu đãi thuế TNDN cao nhất (10%) đối với các loại hình khu công nghiệp sinh thái, khu công nghiệp đô thị dịch vụ, khu công nghiệp hỗ trợ, dự án tại khu công nghiệp đầu tư vào ngành nghề ưu đãi đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, dự án có vốn đầu tư 200 triệu USD tại các KCNC, Vườn ươm công nghệ ; nên bổ sung ưu đãi thuế TNCN (giảm thuế 50%) đối với các cá nhân, chuyên gia làm việc tại các khu công nghiệp, các khu chức năng của khu kinh tế cửa khẩu, khu kinh tế ven biển 4.2 Giải pháp liên quan đến tài chính nhằm tăng cường điều kiện văn hóa, giáo dục, và các tiện ích thuận lợi tại các khu Kinh tế Kết quả phân tích rút ra từ mồ hình hồi quy khẳng định điều kiện văn hóa, giáo dục, và các tiện ích của các Khu tác động mạnh đến sự phát triển của các khu KT đạt 0,548 điểm (chiếm triển 50,56% tác động đến sự phát triển của các khu KT). Hay nói cách khác, điều kiện văn hóa, giáo dục, và các tiện ích của các Khu thay đổi tích cực một điểm thì sự phát triển của các khu KT tăng 0,548 điểm, trong điều kiện các nhân tố khác không đổi. Vì vậy một số giải pháp đề xuất: Thứ nhất, Nhà nước tiếp tục áp dụng thuế suất thuế TNDN ưu đãi nhất để khuyến khích các doanh nghiệp trong khu tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý và người lao động nhằm nâng cao trình độ, năng suất của người lao động. Nhà nước cũng có chính sách 759
  10. thuế GTGT, thuế TNDN hợp lý để khuyến khích các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng tăng cường hoạt động, mở lớp giảng dạy tại các khu KT. Thứ hai, trình độ dân trí trung bình người dân sinh sống trong và ngoài Khu KT cũng tác động mạnh đến sự phát triển của các Khu (Q23). Do vậy, Nhà nước cũng cần có chính sách đầu tư từ vốn NSNN nhiều hơn cho giáo dục, văn hóa và xã hội cho cư dân địa phương nhằm tạo ra môi trường thân thiện, văn minh và có dân trí cao để một mặt cung cấp nguồn lao động có chất lượng cho các khu KT, đặc biệt đối với các khu kinh tế cửa khẩu. Mặt khác, môi trường dân trí, giáo dục tốt sẽ thu hút lao động chất lượng cao từ ngoài nước vào sinh sống và làm việc trong các khu công nghệ cao, các phân khu chức năng của các khu kinh tế cửa khẩu, khu kinh tế ven biển. Thứ ba, không gian văn hóa vật thể và phi vật thể đáp ứng đời sống tinh thần cho người lao động của Khu cần được quan tâm và cải thiện nhiều hơn trong thời gian tới. Thông qua chính sách đầu tư ngân sách Trung ương và địa phương cho các tiện ích cuộc sống, cho các khu vui chơi, giải trí và du lịch. Bên cạnh đó, có chính sách ưu đãi thuế TNDN, thuế GTGT nhằm xã hội hóa đầu tư (thu hút đầu tư từ tư nhân, các tổ chức trong và ngoài nước) vào các dự án phát triển không gian văn hóa vật thể và phi vật thể xung quanh các khu KT, đặc biệt là các khu kinh tế cửa khẩu và khu kinh tế ven biển. Thứ tư, tiếp tục cải thiện các dịch vụ tiện ích về ngân hàng, thương mại, văn hóa, thể thao, vui chơi, giải trí cho người lao động và dân cư sinh sống tại các Khu KT. Khuyến khích và cấp phép cho các chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động tại các khu KT và được cạnh tranh bình đẳng với các ngân hàng trong nước nhằm cải thiện dịch vụ và giảm chi phí cho khách hàng. 4.3. Giải pháp tăng cường năng lực của Ban quản lý các Khu kinh tế Một là, trên cơ sở kết quả hồi quy của mô hình thì cần tiếp tục tăng cường chất lượng cán bộ của Ban quản lý Khu KT theo hướng đào tạo, bồi dưỡng cơ bản, tập trung vào kỹ năng và năng lực trong điều hành, quản lý các Khu. Nhà nước cấn có cơ chế phân bổ ngân sách nhiều hơn cho Ban quản lý khu trong hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực. Hai là, tăng cường triển khai hiệu quả hệ thống VNACCS/VCIS tại các khu KT, đẩy mạnh mức độ cải cách hành chính trong lĩnh vực hải quan và cơ chế kiểm soát hải quan tại Khu theo hướng thủ tục hải quan một cửa, phối hợp hiệu quả giữa Ban quản lý dự án với Cục hải quan địa phương, với các cơ quan quản lý chuyên ngành để giảm chi phí tuân thủ của doanh nghiệp có hoạt động XNK trong các khu. Ba là, thống nhất về nhận thức, quan điểm giữa các Bộ, ngành trong việc phân cấp triệt để, ủy quyền để các nhiệm vụ quản lý nhà nước trên tất cả lĩnh vực cho Ban quản lý các khu KT tại địa phương để thực hiện hiệu quả cơ chế “một cửa, tại chỗ”, giảm thủ tục hành chính và thời gian, góp phần nâng cao sức cạnh tranh của các khu KT. 5. Kết luận Nghiên cứu đã đạt được mục tiêu đề ra là xây dựng mô hình lý thuyết và thực tiễn các nhân tố tác động đến sự phát triển của các khu kinh tế ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu 760
  11. cho thấy, hai nhân tố (với 11 biến quan sát) là chính sách tài chính của Nhà nước cho các khu KT và Điều kiện văn hóa, giáo dục, tiện tích tại các khu KTcó tác động cùng chiều (+), có ý nghĩa về mặt thống kê đến sự phát triển của các khu kinh tế. Bên cạnh đó, cũng có sự khác biệt về sự phát triển giữa các loại hình khu kinh tế cửa khẩu, khu kinh tế ven biển với loại hình khu công nghiệp. Trên cơ sở kết quả hồi quy của mô hình, nghiên cứu đã đề xuất 3 nhóm giải pháp nhằm phát triển các khu kinh tế ở Việt Nam hiện nay, đó là: (i) Giải pháp về chính sách tài chính của Nhà nước đối với các Khu kinh tế; (ii) Giải pháp liên quan đến tài chính nhằm tăng cường điều kiện văn hóa, giáo dục, và các tiện ích thuận lợi tại các khu Kinh tế và (iii) Giải pháp tăng cường năng lực của Ban quản lý các Khu kinh tế. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. ADB (2001), Eco-industrial Park Handbook for Asian Developing Countries, Report to Asian Development Bank October 3, 2001. 2. Bùi Tất Thắng (2015), Xây dựng đặc khu kinh tế trong thời đại toàn cầu hóa Xy-dng-c-khu-kinh-t-trong-thi-i-ton-cu-ha.aspx 3. Metri F. Mdanat (2006), The Fiscal and Economic Impact of Qualifying Industrial Zones: The Case of Jordan 4. William N.Dunn(1981), Public Policy Analysis, Prentical Hall. 5. Thomas Farole, Gokhan Akincic (2008), Special Economic Zones Progress, Emerging Challenges and Future Directions. ox0361527B0PUBLIC0.pdf 6. WB (2011), Special Economic Zones Progress, Emerging Challenges, and Future Directions 7. WB (2008), special economic zones performance, lessons learned, and implications for zone development, Copyright © 2008The World Bank Group. s0April200801PUBLIC1.pdf 761