Phân tích các yếu tố tác động đến tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của các ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam

pdf 6 trang Gia Huy 23/05/2022 1960
Bạn đang xem tài liệu "Phân tích các yếu tố tác động đến tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của các ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfphan_tich_cac_yeu_to_tac_dong_den_ty_le_an_toan_von_toi_thie.pdf

Nội dung text: Phân tích các yếu tố tác động đến tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của các ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam

  1. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TỶ LỆ AN TOÀN VỐN TỐI THIỂU CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN TẠI VIỆT NAM Hoàng Thị Tú Anh Khoa Kế toán Tài chính Ngân hàng, Trường Đại học Công nghệ Tp.Hồ Chí Minh, HUTECH TÓM TẮT Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, thị trường tài chính nói chung và hệ thống ngân hàng thương mại nói riêng ở Việt Nam ngày càng phát triển mạnh mẽ và dần khẳng định được vai trò của mình trong sự phát triển của nền kinh tế đất nước. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia nhận định rằng ngành ngân hàng Việt Nam đang có khoảng cách khá xa so với thế giới và việc cần làm ngay là thu hẹp dần khoảng cách đó. Hiện nay việc xem xét một cách tổng thể và xác định những nhân tố ảnh hưởng đến tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu là hết sức quan trọng và có giá trị. Bởi vì, tỷ lệ này sẽ hỗ trợ cho các nhà quản lý, các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản trị ngân hàng và các nhà đầu tư trong việc ra quyết định. Qua đó, nó cũng là cơ sở để hoàn thiện một khung chính sách hợp lý trong quá trình quản lý hoạt động của các ngân hàng ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập. Từ khoá: Ngân hàng, tỷ lệ an toàn vốn. 1. TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Những vấn đề lý luận liên quan đến đề tài Vốn an toàn tối thiểu Vốn an toàn tối thiểu được coi là một trong những chỉ số đo lường sức khỏe tài chính của các ngân hàng và cực kỳ hữu ích trong việc ngăn chặn các ngân hàng khỏi bị phá sản; được xem là một biện pháp tự vệ để bảo vệ các bên liên quan quan tâm và duy trì sự ổn định hệ thống ngân hàng của nền kinh tế. Đây là một chỉ số phản ánh khả năng của một ngân hàng phải chịu tổn thất bất ngờ phát sinh trong tương lai (Aspal et al, 2014). Vai trò của vốn an toàn tối thiểu đã được kiểm nghiệm trong thực tế tình hình tài chính của các nước trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu Có rất nhiều quan điểm cũng định nghĩa về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu như: Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) là tỷ số đề xuất bởi cơ quan quản lý trong các lĩnh vực ngân hàng để đánh giá sức khỏe của hệ thống ngân hàng và đảm bảo rằng các ngân hàng có thể mất đến một mức độ hợp lý các khoản lỗ phát sinh từ khoản lỗ hoạt động. Dang (2011) nhấn mạnh rằng sự đầy đủ của vốn được đánh giá trên cơ sở các tỷ lệ an toàn vốn. Tỷ lệ an toàn vốn cho thấy sức mạnh nội bộ của ngân hàng phải chịu thua lỗ trong thời gian khủng hoảng. Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu phản ánh mức đủ vốn của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trên cơ sở giá trị vốn tự có và mức độ rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (Thông tư 36/2014/TT-NHNN). Những quan điểm trên đều cho thấy tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu là tỷ lệ giữa vốn tự có và tổng tài sản có rủi ro của ngân hàng, nó phản ánh sức khỏe, năng lực tài chính của ngân hàng. 451
  2. 1.2. Lý thuyết về các yếu tố ảnh hƣởng đến tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của NHTM 1.2.1. Quy mô ngân hàng Quy mô hoạt động của ngân hàng thương mại trên thế giới cũng như Việt Nam hầu như là khác nhau vì có những ngân hàng với quy mô hoạt động rộng lớn, số chi nhánh nhiều, cơ cấu tổ chức phức tạp, nhưng cũng có những ngân hàng với quy mô hoạt động theo chiều hướng nhỏ. Do vậy, nhà quản lý chính sách ngân hàng cần đưa ra một chính sách quản lý hiệu quả để phát huy hết tối đa khả năng của bản thân ngân hàng không áp dụng rập khuôn theo một mẫu nào có sẵn. Thông qua các chỉ tiêu tổng tài sản và vốn tự có đánh giá được quy mô của ngân hàng, ảnh hưởng tới sức khỏe và sự an toàn của ngân hàng hoạt động có hiệu quả (Trần Huy Hoàng, 2012). 1.2.2. Tỷ lệ huy động Vốn huy động là tài sản bằng tiền của các tổ chức và cá nhân mà ngân hàng đang tạm thời quản lý và sử dụng với trách nhiệm hoàn trả, vốn huy động là nguồn vốn chủ yếu và quan trọng nhất của bất kỳ một ngân hàng thương mại nào (là hoạt động cơ bản và mang tính sống còn của ngân hàng). Ngân hàng thương mại là tổ chức duy nhất mới được quyền huy động vốn dưới nhiều hình thức khác nhau (Nguyễn Đăng Dờn, 2012). 1.2.3. Dư nợ trên tổng tài sản Nghiệp vụ cho vay (Loans) là nghiệp vụ sử dụng vốn tự có và vốn huy động dưới dạng tiền gửi để cấp vốn cho vay đối với các tổ chức kinh tế và cá nhân có nhu cầu và có đủ điều kiện cho vay. Trong đó, tín dụng là hoạt động sinh lời chủ yếu của các ngân hàng với nhiều sản phẩm phong phú và đa dạng (Nguyễn Thị Mỹ Dung và Nguyễn Quốc Khánh, 2012). Dư nợ cho vay được đánh giá thông qua chỉ tiêu dư nợ trên tổng tài sản: Dƣ nợ trên tổng tài sản = Dƣ nợ cho vay / Tổng tài sản Chỉ tiêu này đo lường tác động của các khoản vay trong danh mục tài sản trên nguồn vốn của ngân hàng có nghĩa là dư nợ cho vay chiếm bao nhiêu phần tram trong tổng tài sản. Theo nghiên cứu của Büyükşalvarcı, A. và Abdioğlu, H. (2011) và Dreca, N. (2013) cho rằng dư nợ cho vay gia tăng có tác động tích cực đến tỷ lệ an toàn vốn vì nghĩa vụ của ngân hàng khi tăng dư nợ cho vay tức phải tăng khả năng về vốn tối thiểu trong ngân hàng. 1.2.4. Dự phòng rủi ro tín dụng Dự phòng rủi ro là khoản tiền được trích lập để bù đắp cho những tổn thất có thể xảy ra do khách hàng hay các tổ chức không thực hiện được nghĩa vụ trả một phần hoặc toàn bộ nợ gốc hoặc lãi theo cam kết vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Dự phòng rủi ro được tính theo dư nợ gốc và hạch toán vào chi phí hoạt động của tổ chức tài chính quy mô nhỏ (Thông tư 02/2013/TT-NHNN). 1.2.5. Tính thanh khoản Tính thanh khoản là một khía cạnh đáng chú ý khi xác định vị trí tài chính của các ngân hàng, vì hình ảnh của một ngân hàng được phản ánh nhiều bởi yếu tố thanh khoản. Thanh khoản là một khía cạnh quan trọng phản ánh khả năng của ngân hàng để đáp ứng nhu cầu tín dụng và nhu cầu dòng tiền. Ngân hàng có thể có được một quỹ lỏng đủ nếu nó có một vị trí thanh khoản đầy đủ (Aspal et al, 2014). 1.2.6. Khả năng sinh lời Khả năng sinh lời của ngân hàng được đo lường qua hai chỉ tiêu: suất sinh lời trên tổng tài sản và suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu. Suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) là tỷ lệ phần trăm giữa lợi nhuận ròng so với vốn tự có bình quân của một ngân hàng. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu có ý nghĩa là một đồng vốn chủ sở hữu bình quân bỏ ra trong kỳ tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế qua đó đánh giá chất lượng và hiệu quả sử dụng đồng 452
  3. vốn trong ngân hàng thương mại; chỉ tiêu này cho thấy hiệu quả cuối cùng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Khả năng sinh lời trên một đồng vốn chủ sở hữu của ngân hàng càng lớn thì chứng tỏ hiệu suất và hiệu quả sử dụng vốn mang lại cho chủ sở hữu trong ngân hàng đó càng cao; tỷ lệ càng lớn thì khả năng sinh lời tài chính càng lớn. Suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) Theo Nguyễn Đăng Dờn (2012): “Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản là tỷ lệ phần trăm giữa lợi nhuận thuần (Lợi nhuận sau thuế - Lợi nhuận ròng) so với tổng tài sản có trung bình của một ngân hàng. Chỉ tiêu ROA cho thấy chất lượng của công tác quản lý tài sản có trong ngân hàng thương mại, đánh giá khả năng tạo tích lũy và đóng góp của ngành ngân hàng đối với nền kinh tế xã hội. Tài sản có sinh lời càng lớn, càng có điều kiện để gia tăng các khoản thu nhập, đây cũng là biện pháp để gia tăng lợi nhuận trong ngân hàng. Các ngân hàng có cùng quy mô tài sản mà ngân hàng nào có ROA cao, chứng tỏ ngân hàng đó có chiến lược kinh doanh và đầu tư hiệu quả; ROA càng lớn cho thấy công tác quản trị tài sản có tốt và ngược lại. 1.2.7. Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên đo lường mức chênh lệch giữa thu từ lãi và chi phí trả lãi mà ngân hàng có thể đạt được thông qua hoạt động kiểm soát chặt chẽ tài sản sinh lời và theo đuổi các nguồn vốn có chi phí thấp nhất (John W. và Robert A., 1992). 1.2.8. Hệ số đòn bẩy Hệ số đòn bẩy là khái niệm dùng để chỉ sự kết hợp giữa nợ phải trả và vốn chủ sở hữu trong việc điều hành cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng. Đòn bẩy tài chính sẽ rất lớn trong các ngân hàng có tỷ trọng nợ phải trả cao hơn tỷ trọng của vốn chủ sở hữu đồng nghĩa với rủi ro tài chính sẽ cao và ngược lại. 1.2.9. Tốc độ tăng tổng tài sản Tỷ lệ tăng trưởng tài sản cho biết mức tăng trưởng tài sản tương đối (tính theo phần trăm) qua các thời kỳ, tỷ lệ này âm đồng nghĩa với tăng trưởng âm. Trường hợp tài sản của một trong số các kỳ trước kỳ hiện tại bằng không thì tỷ lệ tăng trưởng tài sản là không xác định (Edmister Robert O., 1982). Tăng trưởng tài sản không đồng nghĩa với việc doanh nghiệp làm ăn tốt. Khi phân tích tỷ lệ tăng trưởng tài sản chúng ta cần lưu ý tới nhiều yếu tố khác nhau: mục đích tăng trưởng tài sản, loại tài sản nào có tăng trưởng, vốn tài trợ lấy từ nguồn nào 2. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU Mục đích của nghiên cứu này là xác định các yếu tố tác động và mức độ tác động của các yếu tố đến tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của các NHTM tại Việt Nam. Bằng cách sử dụng mô hình hồi quy bội với dữ liệu Panel – cross section, mô hình này là hữu ích và phù hợp bởi vì trọng tâm nghiên cứu là kiểm tra các mối quan hệ đồng thời giữa tỷ lệ an toàn vốn và các biến với nhau. Kế thừa mô hình của Dreca, N. (2013) và Büyükşalvarcı, A. và Abdioğlu, H. (2011) với 9 biến độc lập là SIZE, DEP, LOA, LLR, LIQ, ROA, ROE, NIM, LEV và biến phụ thuộc là CAR. Tác giả loại biến NIM ra khỏi đề tài nghiên cứu vì trong kết quả nghiên cứu của Dreca, N. (2013) biến này không có ý nghĩa giải thích. Đồng thời, tác giả quyết định đưa thêm một biến có tác động tới tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu đó là AS_GROWTH từ kết quả nghiên cứu của Jasevičienė, F. và Jurkšaitytė, D., (2014) vào mô hình đề xuất. Sự gia tăng tổng tài sản Có sẽ ảnh hưởng đến vốn tự có trong ngân hàng và hai yếu tố này tác động đến tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của ngân hàng. Dựa trên cả lý thuyết và thực nghiệm tổng hợp các nghiên cứu trước đó, đề tài đưa ra giả thuyết mô hình giữa biến phụ thuộc là tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) và 9 biến độc lập {Quy mô ngân hàng (SIZE), Tỷ lệ huy động (DEP), Dư nợ cho vay trên tổng tài sản (LOA), Dự phòng rủi ro tín dụng (LLR), Tính thanh khoản (LIQ), Khả năng sinh lời (ROA và ROE), Hệ số đòn bẩy (LEV), Tốc độ tăng tổng tài sản (AS_GROWTH)}. 453
  4. Mô hình nghiên cứu đề xuất như sau: CAR f (SIZE, DEP, LOA, LLR, LIQ, ROA, ROE, LEV, AS _GROWTH) CAR 0 1SIZE 2DEP 3LOA 4LLR 5LIQ 6ROA 7ROE  LEV  AS _ GROWTH  8 9 i Trong đó: CAR : Biến phụ thuộc (tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu)  0 : Hằng số  ,  ,   1 2 3 11 : Hệ số của các biến  i : Phần dư của hồi quy SIZE, DEP, LOA, LLR, LIQ, ROA, ROE, LEV, AS_GROWTH: Các biến độc lập. Mô tả cách chọn mẫu Bộ dữ liệu bảng (Panel – cross section data) được thu thập từ nguồn số liệu thứ cấp từ các báo cáo tài chính kiểm toán hợp nhất cuối năm (bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài chính) của các ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam trong giai đoạn từ 2007 – 2014. Nghiên cứu thực hiện trên 20 ngân hàng thương mại cổ phần để tiến hành phân tích, vì vậy tổng số theo dõi là 160 quan sát. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Nghiên cứu được thực hiện trên một nhóm gồm 20 NHTM CP tại Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2007 – 2015, với mục đích phân tích tác động của các yếu tố cụ thể đến tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu tại các NHTM CP. Tổng số quan sát của mỗi biến là 160 quan sát, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu trung bình của các NHTM CP Việt Nam giai đoạn 2007 – 2015 là 13,72%, với tỷ lệ cao nhất là 45,98% và tỷ lệ thấp nhất là 5,48%; độ lệch chuẩn là 5,46 điều này cho thấy hệ số CAR của các ngân hàng ở mức tương đối cao và cao hơn so với quy định của Basel II hay Thông tư 19/2010/TT-NHNN về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 13 của NHNN quy định là 9%. Về nguyên tắc hệ số CAR cao thì mức độ rủi ro thanh khoản càng thấp, tuy nhiên nếu hệ số này luôn duy trì ở mức quá cao như một số NHTM cổ phần trong những năm qua cho thấy rằng vốn không được sử dụng hiệu quả và điều này lại tác động xấu đến khả năng phát triển bền vững của chính ngân hàng trong tương lai. Khả năng sinh lời của ngân hàng được đánh giá thông qua hai chỉ tiêu chính là ROA và ROE. Đối với chỉ tiêu ROA trung bình của các ngân hàng qua các năm là 1,12% nằm ở mức khá tốt ( 1% < ROA < 2%) và suất sinh lời trên tổng tài sản cao nhất đạt là 2,9% và thấp nhất là 0,03%, độ lệch chuẩn là 0,68 điều này cho thấy các NHTM đã đáp ứng được các tiêu chuẩn được thiết lập bởi các hiệp ước Basel là lợi nhuận tối thiểu trên tài sản phải bằng hoặc lớn hơn 1%. Tuy nhiên cũng có một số ngân hàng trong một số năm thì ROA rất thấp và duy trì không ổn định. Một chỉ tiêu khác dùng trong nghiên cứu để đo lường khả năng sinh lời là ROE, chỉ tiêu này đo lường mức lợi nhuận được tạo ra cho chủ sở hữu của ngân hàng và thông thường được phân ra các mức nhỏ hơn 10%), trung bình từ 10% đến 20%, mức cao là trên 20%. Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu trung bình đạt mức là 12,48% với độ lệch chuẩn 8,07, giá trị ROE thấp nhất và cao nhất là 0,34% và 44,49% cho thấy các ngân hàng luôn duy trì một hiệu suất cao về lợi nhuận nhưng chưa ổn định có sự thay đổi và chênh lệch quá cao giữa các ngân hàng trong các năm. 454
  5. Tỷ lệ huy động (DEP) là đánh giá khả năng ngân hàng thu hút được nguồn tiền nhàn rỗi từ khách hàng tính trên tổng tài sản của ngân hàng. Tỷ lệ này trung bình ở mức là 58,63% , giá trị cao nhất là 86,86% cũng có ngân hàng chỉ đạt mức huy động là 22,68% thấp nhất tính trên tổng tài sản và độ lệch chuẩn là 12,56. Bên cạnh đó, dư nợ trên tổng tài sản (LOA) trung bình là 51,99%; độ lệch chuẩn là 13,73; so sánh giữa DEP và LOA ta thấy khoảng cách chênh lệch giữa hai biến này là tương đối chấp nhận được điều này cho thấy các ngân hàng hầu hết đều sử dụng các nguồn huy động vốn của mình để đáp ứng nhu cầu cho vay. Mức dư nợ cho vay cao nhất và thấp nhất tương ứng là 85,17% và 19,43%, tỷ lệ này càng cao cho thấy một sự suy giảm về tài sản của các ngân hàng, đồng nghĩa với việc rủi ro sẽ gia tăng. Khi rủi ro gia tăng thì tỷ lệ an toàn vốn sẽ gia tăng theo. Tính thanh khoản (LIQ) là chỉ tiêu đánh giá khả năng chi trả các khoản nợ của ngân hàng tại thời điểm hiện tại và trung bình ở mức là 15,24%, giá trị cao nhất là 41,40% và độ lệch chuẩn là 9,77, cho thấy tính thanh khoản của các ngân hàng tăng tương đối ổn định dẫn đến tỷ lệ an toàn vốn được gia tăng. Giá trị lớn nhất và nhỏ nhất của chi phí dự phòng rủi ro tín dụng (LLR) là 6.985.696 triệu đồng và 2.133 triệu đồng, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng trung bình là 779.079.3 triệu đồng điều này cho thấy các NHTM CP đều tích cực tự nguyện tăng khoản dự phòng của họ đến một mức độ đủ lớn để khắc phục tình trạng tài chính xấu. Hệ số đòn bẩy (LEV) là chỉ số đo lường bởi tổng nợ trên vốn chủ sở hữu, hệ số này trung bình của các ngân hàng ở mức là 10,59 lần với độ lệch chuẩn là 4,86, kết quả này chỉ ra rằng hầu hết các ngân hàng tài trợ cho hoạt động của mình phần lớn từ nợ phải trả (tức là các nguồn tiền huy động từ thị trường) chứ không phải chủ yếu từ vốn chủ sở hữu của ngân hàng. Hệ số đòn bẩy lớn nhất và thấp nhất là 31,83 lần và 2,41 lần. Quy mô ngân hàng được đo bằng logragit tự nhiên với giá trị trung bình là 18,06, độ lệch chuẩn là 1,12, giá trị lớn nhất và giá trị thấp nhất nằm trong khoảng 20,31 và 15,36. Biến giải thích cuối cùng cho nghiên cứu là tốc độ tăng trưởng của tổng tài sản (AS _GROWTH) có giá trung bình và độ lệch chuẩn là 40,96% và 62,37, tốc độ tăng trưởng cao nhất là 451,53% và thấp nhất là -37,26% (tức là sự sụt giảm về giá trị tổng tài sản năm nay so với năm trước) với ngành ngân hàng thì mục tiêu tăng trưởng tài sản là một trong những mục tiêu quan trọng hàng đầu. Để thể hiện mức độ mối quan hệ giữa hai biến thường được đánh giá thông qua hệ số tương quan giữa các biến với nhau. Hệ số này thể hiện mức độ thay đổi trong một biến được đi kèm với những thay đổi trong biến khác, hệ số không có đơn vị và thay đổi từ -1 (chỉ ra mối tương quan tiêu cực hoàn hảo) đến + 1 (chỉ ra mối tương quan tích cực hoàn hảo). Sử dụng ma trận hệ số tương quan giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc và giữ các biến độc lập với nhau, trong trường hợp hệ số tương quan lớn hơn 0,6 tức là các biến có quan hệ chặt chẽ với nhau. Dựa vào kết quả có được từ bảng trên có thể kết luận mối quan hệ giữa các biến như sau: Mối tương quan giữa CAR với các biến độc lập đa phần là nghịch biến chỉ có LIQ, ROA, AS_GROWTH là mang dấu dương. Hệ số tương quan giữa các biến độc lập là thấp (Correl < 0,3) điều này cho thấy các biến có quan hệ yếu không bị tác động lớn với nhau. Có 6 trường hợp có hệ số tương quan trung bình (0,3 < Correl ≤ 0,6) và không có hiện tương đa cộng tuyến xảy ra giữa các cặp biến độc lập gồm: Correl (DEP,LLR) là 0,310466; Correl (DEP,LOA) là 0,386475; Correl (DEP,SIZE) là 0,361853; Correl (LEV,LLR) là 0,307948; Correl (LEV,SIZE) là 0,492486 và Correl (ROA,AS_GROWTH) là 0,326126. Có hai trường hợp có hệ số tương quan cao đó là Correl (LLR,SIZE) là 0.697264 và Correl (ROA,ROE) là 0.797797 đều lớn hơn 0.6; điều này cũng cho thấy có khả năng xảy ra đa cộng tuyến giữa các biến trong cặp (ROA,ROE) và cặp (LLR và SIZE). Tuy nhiên, hệ số tương quan này vẫn nằm trong mức cho phép từ 0.6 đến dưới 0.8 nên vẫn chấp nhận không có hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra giữa các biến này. Từ kết quả trên ta có thể kết luận rằng đa số tương quan giữa các biến độc lập trong mô hình không tác động lên nhau và không có hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra ở mô hình nghiên cứu này. 455
  6. 4. KẾT LUẬN Nội dung chính của nghiên cứu là phân tích các yếu tố tác động đến tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của các ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam. Với giai đoạn từ 2007 - 2015 trên 20 ngân hàng được lựa chọn. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các báo cáo tài chính hợp nhất đã được kiểm toán của các ngân hàng. Phương pháp dữ liệu chéo được sử dụng trong nghiên cứu này và phân tích mối quan hệ giữa các biến độc lập: SIZE, DEP, LLR, LEV, LOA, LIQ, ROA, ROE và AS_GROWTH với biến phụ thuộc CAR. Kết quả nghiên cứu trả lời được câu hỏi nghiên cứu: Chiều hƣớng tác động của các yếu tố đến tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của các NHTM cổ phần Việt Nam: Kết quả cho thấy mô hình này chỉ giải thích được 71.35% biến thiên của tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR). Trong đó, 3 yếu tố DEP, LIQ, LLR tác động cùng chiều với tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu; các yếu LEV, LOA, SIZE lại tác động ngược chiều. Còn các biến ROE, ROE và AS_GROWTH không có ý nghĩa giải thích. Trong đó, yếu tố về quy mô ngân hàng có tác động mạnh nhất trong khi yếu tố dự phòng tác động yếu nhất hầu như không tác động đến tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của ngân hàng. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Quốc hội K12 (2010), Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010, tại Hà Nội. [2] Chính phủ (2009), Nghị định về tổ chức và hoạt động của ngân hàng thương mại số 59/2009/NĐ- CP ngày 16 tháng 7 năm 2009, tại Hà Nội. [3] NHNN (1999), Quyết định quy định về về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng số 297/1999/QÐ-NHNN5 ngày 25 tháng 8 năm 1999, tại Hà Nội. [4] NHNN (2005), Quyết định quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng số 457/2005/QÐ-NHNN ngày 19 tháng 4 năm 2005, tại Hà Nội. [5] Akerlof, G. A. (1990), The market for “lemons”: Quality uncertainty and the market mechanism, Quarterly Journal of Economies, 84(3) [6] [7] Aktas, R., Acikalin, S., Bakin, B. and Celik, G. (2015), The determinants of banks’capital adequacy ratio: some evidence from South Eastern European Countries, ISSN 2220-6140 [8] pdf?AWSAccessKeyId=AKIAJF7V7KNV2KKY2NUQ&Expires=1437201521&Signature=NOubZtdkz LuRJuF2RcaCjFJqihA%3D [9] Angbazo L. (1997), Commercial bank net interest margins, default risk, interest-rate risk, and off- balance sheet banking, Journal of Banking & Finance, Vol. 21, Issue 1, pp.55-87. 456