Phát huy tính liên kết và dỡ bỏ rào cản nhằm phát triển kinh tế vùng duyên hải Miền Trung

pdf 11 trang Gia Huy 2250
Bạn đang xem tài liệu "Phát huy tính liên kết và dỡ bỏ rào cản nhằm phát triển kinh tế vùng duyên hải Miền Trung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfphat_huy_tinh_lien_ket_va_do_bo_rao_can_nham_phat_trien_kinh.pdf

Nội dung text: Phát huy tính liên kết và dỡ bỏ rào cản nhằm phát triển kinh tế vùng duyên hải Miền Trung

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG PHÁT HUY TÍNH LIÊN KẾT VÀ DỠ BỎ RÀO CẢN NHẰM PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÙNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG PROMOTING LINKS AND REMOVING BARRIERS TO DEVELOP CENTRAL COAST ECONOMY Nguyễn Việt Bình Trường Đại học Thương Mại vietbinhnguyen@vcu.edu.vn TÓM TẮT hu vực v ng Duyên hải miền Trung c ng đang đối mặt với những thách thức, khó khăn. Điểm xuất phát về kinh tế - x hội, mặt bằng d n trí thấp; mức độ chênh lệch về kinh tế, d n trí, về cơ hội phát triển giữa các v ng miền, giữa các nhóm d n tộc là khá lớn. Do có tính tương đồng về điều kiện tự nhiên, về tiềm năng trong phát triển công nghiệp, kinh tế biển và du lịch dịch vụ nên dễ dẫn đến sự cạnh tranh về chính sách thu hút đầu tư g y bất lợi cho lợi ích chung của v ng c ng như cho từng tỉnh. Hệ thống hạ tầng giao thông còn nhiều hạn chế, yếu k m chậm được nâng cấp, đầu tư mở rộng. Nguồn lực tài chính và nguồn vốn đầu tư phát triển của v ng chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo và phòng chống thiên tai của vùng. Lực lượng lao động trong vùng khá dồi dào, giá thành lao động rẻ, nhưng lại hạn chế về tay nghề, trình độ đào tạo chưa đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển. Do đó, các tỉnh, thành phố trong vùng cần xích lại gần nhau hơn, liên kết, gắn bó và phối hợp chặt chẽ hơn nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của vùng Duyên hải miền Trung. Từ khóa: Vùng Duyên hải miền Trung, liên kết vùng, dỡ bỏ rào cản ABSTRACT Central Coast region is facing with challenges and difficulties. Low starting point of economic – social and educational standardards space; disparity in the level of economic, intellectualisation, development opportunities among regions and among ethnic groups are quite large. The similarity in natural conditions, industrial development potentials, marine economy and tourism services should lead to fierce competition for attracting investment policies, causing obstacles for the general interests of region as well as for each province. Transport infrastructure is limited with slow upgrading and lack of expansion investment. Financial resources and developmental capital investment have not met the requirements of economic and social development, poverty reduction and natural disaster prevention in the region. Workforce in the region is abundant at low labor costs, but is with limited skills, their education level did not meet the requirements of the development. Therefore, the provinces and cities in the region need to tighten up more to coordinate more closely in order to promote the synergy of the Central Coast Region. Key Words: Central Coast, link, remove the obstacles 1. Tổng quan về vùng Duyên hải miền Trung 1.1. Đặc điểm kinh tế-xã hội: Vùng duyên hải miền Trung gồm 5 tỉnh, thành phố thuộc Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung (Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định) và 4 tỉnh thuộc vùng duyên hải Nam Trung bộ (Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận), với diện tích tự nhiên là 49.409,7 km2, chiếm 14,93% diện tích cả nƣớc. Lãnh thổ của Vùng nằm ven biển, trải dài với 1.430 km bờ biển, hẹp theo chiều ngang, chiều dài gấp nhiều lần chiều rộng. Địa hình của Vùng tƣơng đối đa dạng với nhiều đồng bằng nhỏ hẹp ven biển, bị chia cắt bởi các dãy núi và nhiều con sông lớn. Dân số trung bình theo thống kê năm 2012 là 10,09 triệu ngƣời, chiếm 11,36% dân số cả nƣớc, mật độ bình quân là 204,4 ngƣời/km2. Phần lớn dân cƣ phân bố trải rộng theo các tuyến đƣờng quốc lộ, nhất là quốc lộ 1A và vùng đồng bằng ven biển. Tỷ lệ hộ nghèo của các địa phƣơng trong Vùng còn khá cao so với mức bình quân cả nƣớc (11,1%). Cụ thể: Quảng 24
  2. HỘI THẢO KHOA HỌC - QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH (COMB-2014) Nam - 17,93%, Quảng Ngãi - 17,64%, Phú Yên - 16,69%; Bình Định - 15,2% (số liệu năm 2012) ( 2013). Tổng sản phẩm nội địa (GDP) năm 2012, tính theo giá hiện hành, của Vùng là 310.213,4 tỷ, chiếm 9,56% so với GDP của cả nƣớc. Hầu hết các tỉnh đều có tốc độ tăng trƣởng GDP bình quân trên 10%/năm giai đoạn 2009 - 2012, cao hơn nhiều so với mức bình quân cả nƣớc (5,96%). Tuy nhiên, tổng vốn đầu tƣ phát triển trên địa bàn chỉ chiếm 13,47% và tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa trên địa bàn chiếm 3,89% so với cả nƣớc. Về giáo dục đào tạo, nhìn chung, toàn vùng có hệ thống đào tạo tƣơng đối hoàn chỉnh, đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực. Mỗi địa phƣơng đều gồm nhiều trƣờng đại học (cả Vùng có 30 trƣờng đại học và tƣơng đƣơng), cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và các cơ sở dạy nghề, nổi bật nhất là 2 đại học trọng điểm vùng là Đại học Đà Nẵng và Đại học Huế. Về y tế, 9 tỉnh có 132 bệnh viện và 68 phòng khám đa khoa khu vực do địa phƣơng quản lý (cả nƣớc có 963 bệnh viện và 621 phòng khám đa khoa khu vực), với 6.750 bác sĩ và 32.258 giƣờng bệnh; tỷ lệ giƣờng bệnh trên 1 vạn dân là 31,94 cao hơn một chút so với bình quân cả nƣớc (30,99/vạn dân) Toàn vùng có 6 sân bay (trong đó có 4 cảng hàng không quốc tế), 13 cảng biển trong đó có 7 cảng biển loại I, 6 khu kinh tế ven biển (cả nƣớc có 15 khu kinh tế ven biển), 1 khu công nghệ cao (cả nƣớc có 3 khu công nghệ cao), 14 tuyến đƣờng quốc lộ, đƣờng sắt Bắc - Nam chạy qua, phân bổ đều khắp ở các địa phƣơng, nối liền các đô thị, các khu kinh tế, khu công nghiệp trong Vùng. 1.2. Tiềm năng và thế mạnh của Vùng Là “mặt tiền” của nƣớc ta nhìn ra Biển Đông, nên có ƣu thế rất quan trọng về kinh tế biển. Nhìn chung, các địa phƣơng có nguồn tài nguyên khá đa dạng và phong phú với nhiều tiềm năng nổi trội về biển, đảo, vịnh nƣớc sâu, đất, rừng, di sản văn hóa lịch sử cho phép phát triển kinh tế tổng hợp với các ngành chủ lực nhƣ: du lịch, công nghiệp đóng tàu và dịch vụ hàng hải, khai thác và chế biến thủy sản, dịch vụ hậu cần nghề cá. Phát triển ngành khai thác (nuôi trồng, chế biến) thủy sản và chế biến, xuất khẩu thủy sản; có đội ngũ ngƣ dân có truyền thống đánh bắt hải sản đông đảo. Toàn Vùng đã có 6 khu kinh tế, 54 khu công nghiệp tập trung phát triển các ngành công nghiệp chủ lực có quy mô lớn nhƣ lọc hóa dầu, năng lƣợng, lắp ráp ô tô, sửa chữa và đóng mới tàu biển, chế biến nông lâm thủy sản, hóa chất, vật liệu xây dựng, khai khoáng, cơ khí, điện, điện tử, điện lạnh, công nghiệp thông tin, dệt may, da giày với các sản phẩm chủ lực là hóa dầu, thủy điện, ô tô, hải sản, dệt may, da giày, cao su Đặc biệt, trên địa bàn tập trung đến 4 di sản văn hóa thế giới đƣợc UNESCO công nhận là Quần thể di tích cố đô Huế và Nhã nhạc cung đình Huế (tỉnh Thừa Thiên Huế), Phố cổ Hội An và Khu di tích Mỹ Sơn (tỉnh Quảng Nam); có nhiều vũng, vịnh, bãi tắm đẹp tầm cỡ quốc tế và các khu bảo tồn thiên nhiên là điều kiện thuận lợi để phát triển ngành du lịch. Một chuỗi đô thị ven biển đang hình thành nhƣ: Chân Mây - Lăng Cô, Đà Nẵng, Hội An, Vạn Tƣờng, Quy Nhơn, Tuy Hòa, Nha Trang, Phan Thiết là cơ sở quan trọng để thiết lập và mở rộng các liên kết kinh tế giữa các địa phƣơng trong Vùng. Các địa phƣơng đã xây dựng một số đoạn tuyến đƣờng du lịch ven biển và dự kiến đến năm 2015 sẽ hoàn thành cung đƣờng ven biển dài hơn 500km này (Vietrade, 2013c). 1.3. Các nhược điểm Xuất phát điểm nền kinh tế của các địa phƣơng thấp, tích lũy đầu tƣ nhỏ, hiệu quả đầu tƣ chƣa cao. Tiềm năng, thế mạnh khá tƣơng đồng (biển, du lịch, cảng biển, sân bay, khu kinh tế, nguồn nhân lực dồi dào ); các ngành kinh tế chủ lực tại các khu kinh tế, khu công nghiệp 25
  3. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG của các địa phƣơng có sự trùng lắp nên địa phƣơng nào cũng bị phân tán nguồn lực đầu tƣ (cả nhà nƣớc lẫn tƣ nhân). Các địa phƣơng có chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2012 còn ở mức thấp hoặc trung bình, cụ thể: Phú Yên (52/63), Bình Thuận (47/63), Thừa Thiên Huế (30/63), Quảng Ngãi (27/63), Khánh Hòa (24/63), Ninh Thuận (18/63) . Hạ tầng kinh tế, xã hội còn thiếu, yếu, chƣa đồng bộ. Chƣa có hệ thống giao thông đƣờng bộ hiện đại, nhất là các tuyến đƣờng cao tốc đáp ứng yêu cầu phát triển. Ngoại trừ các đô thị lớn trong Vùng, trình độ phát triển kinh tế - xã hội vẫn còn khá thấp so với mặt bằng chung cả nƣớc, nhất là chỉ tiêu GDP bình quân trên đầu ngƣời, tỷ lệ đô thị hóa, các chỉ tiêu an sinh xã hội. Quy mô thị trƣờng nhỏ, khả năng thanh toán của ngƣời dân thấp Doanh nghiệp chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa, năng lực cạnh tranh thấp. Phần lớn các doanh nghiệp mới tham gia vào một số công đoạn của mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu, chƣa có nhiều sản phẩm chủ lực có thƣơng hiệu tầm cỡ quốc gia và quốc tế. Lao động trong nông nghiệp còn chiếm tỷ trọng khá cao; lao động chƣa qua đào tạo còn lớn; tỷ lệ lao động lành nghề, đáp ứng cao yêu cầu doanh nghiệp thấp; thiếu hụt nguồn lao động chất lƣợng cao, nhất là nguồn nhân lực trình độ cao. Đã xuất hiện những xung đột giữa lợi ích địa phƣơng và lợi ích toàn Vùng do các tỉnh đều ƣu tiên tập trung phát triển cảng biển, sân bay, khu kinh tế. Phần lớn các địa phƣơng đều có tƣ duy phát triển dàn trải dựa trên tiềm năng, thế mạnh của mình. Hơn nữa, các ngành kinh tế chủ lực của các tỉnh có cơ cấu ngành, sản phẩm khá trùng lắp, thiếu các ngành công nghiệp, dịch vụ hỗ trợ (Lƣợc V.Đ., 2014). 2. Nội dung hợp tác, liên kết, phát triển Để định vị đúng định hƣớng tƣ duy và chiến lƣợc phát triển cho vùng Duyên hải miền Trung, trƣớc hết, cần bắt đầu từ những điều sơ đẳng, quen thuộc nhất: địa lý, tài nguyên, lợi thế trong tính khác biệt. Địa lý: Khác với các Vùng khác, trừ Tây Nguyên, Miền Trung đƣợc ―thiết kế‖ theo kiểu ―nối liền một dải‖, theo chiều dọc Bắc – Nam và đều hƣớng ra biển Đông, bao gồm Bắc Trung bộ, với 6 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế; và Duyên hải Nam Trung bộ với 8 tỉnh – thành phố: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận. Nhƣng trong quá trình phát triển, một cách tự nhiên, tự thân miền Trung lại nảy ra những cách phân tuyến mới. Đó là ―Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung‖ gồm 5 tỉnh, kéo từ Thừa Thiên Huế đến Bình Định.Thừa Thiên Huế là vùng ―giao thoa‖ của Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung bộ. Gần đây, còn tự nhiên hơn, hình thành một khối liên kết phát triển khác, trên cơ sở tự nguyện của các địa phƣơng - Vùng Duyên hải phía Nam, 9 tỉnh– thành phố, bao gồm 5 tỉnh thuộc Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung và 4 tỉnh duyên hải phía Nam gồm Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận. Cần lƣu ý đến sự ―giao thoa‖ trong các liên kết phát triển miền Trung. Sự giao thoa - liên kết đó có gốc rễ bắt nguồn từ tính chất ―liền khúc ruột‖ của miền Trung, nhờ đó, có thể mở rộng sự liên kết ra hai đầu bằng cách kết nối -kết nạp thêm một cách rất tự nhiên bất cứ địa phƣơng nào gần kề vào tuyến liên kết vùng cục bộ của Duyên hải miền Trung. Tính đặc sắc trong khả năng liên kết phát triển này gắn với địa hình và các đặc điểm phát triển tƣơng đồng – khác biệt rất đặc sắc của các địa phƣơng miền Trung: tính chất trải dài liên tục,mỗi tỉnh kết nối hai đầu với tỉnh khác theo hƣớng Bắc – Nam trên một dải đất hẹp, có cấu trúc địa lý và tài nguyên gần nhƣ giống hệt nhau. 26
  4. HỘI THẢO KHOA HỌC - QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH (COMB-2014) Địa thế, địa hình: ―chạy dọc biển và quay mặt ra biển, tựa lƣng vào núi, ở giữa là một dải đất hẹp, phần lớn là cát‖ – đó là địa thế cơ bản của tất cả các tỉnh miền Trung. Rõ nhất là các tỉnh Duyên hải miền Trung.Điểm đặc biệt của các tỉnh này là dải đất có chiều ngang rất hẹp, đến mức, có thể nhận diện Duyên hải miền Trung theo cách trƣớc mặt là biển, sau lƣng là núi, là đại ngàn Tây Nguyên, không có điều kiện đất đai – đồng bằng để phát triển nông nghiệp truyền thống nhƣ ở Bắc Bộ và Nam bộ (trồng lúa), nhiều tỉnh còn thiếu không gian phát triển công nghiệp cổ điển, thậm chí, thiếu cả không gian phát triển hậu cần cảng biển, mặc dù tỉnh nào cũng có cảng biển tốt. Nhƣng với địa thế đó, các tỉnh Duyên hải miền Trung lại có thể dễ dàng kết nối trực tiếp với các tỉnh Tây Nguyên để tạo thành sự liên kết độc đáo ―biển xanh‖ với ―đại ngàn‖. Tiềm năng và lợi thế: nhiều bãi biển đẹp, thuộc loại đẹp nhất thế giới làm cho Duyên hải miền Trung có một lợi thế - tiềm năng tuyệt đối. Bãi biển và biển đẹp sát liền đại ngàn Tây Nguyên nhân đôi lợi thế của Duyên hải miền Trung. Các di sản văn hóa thế giới của miền Trung ken dày với Cố đô Huế, Đô thị cổ Hội An, Tháp Mỹ Sơn, Bảo tàng văn hóa Chăm, đất võ Tây Sơn, Lễ hội Văn hóa Chăm Ninh Thuận, v.v.tạo thành chuỗi - con đƣờng di sản văn hóa đặc sắc cũng là một lợi thế tuyệt đối của Vùng. Lợi thế ―điểm nhấn‖ này kết hợp với đặc sắc văn hóa đa dân tộc của các tỉnh tạo thành một tổ hợp lợi thế văn hóa độc đáo độc nhất vô nhị của Duyên hải miền Trung. Đan xen với di sản văn hóa là các di sản thiên nhiên – tài nguyên du lịch tự nhiên hiếm có: các bãi biển đẹp hạng nhất thế giới. Mở lên Đại ngàn Tây Nguyên, nối Mũi Né của Bình Thuận với Bình Châu của Bà Rịa - Vũng Tàu của Vùng Kinh tế Trọng điểm phía Nam, còn về phía Bắc, nối tuyến Du lịch Di sản miền Trung với Vùng Thành cổ Quảng Trị và hệ thống hang động Phong Nha – Kẻ Bàng – Sơn Đoòng của Quảng Bình, chúng ta sẽ thấy Vùng Duyên Hải miền Trung có cơ sở tiềm tàng đặc biệt để tạo dựng một chân dung phát triển với một định hƣớng phát triển đặc thù, khác biệt căn bản về cơ cấu so với bất cứ Vùng nào trong cả nƣớc, với đẳng cấp cao và mang đậm bản sắc Vùng (Vietrade, 2013d). ―Mặt tiền‖ Miền Trung có nhiều cảng biển đẹp và tốt, chứa đựng tiềm năng mở cửa - giao thƣơng – kết nối toàn cầu, một lợi thế phát triển to lớn trong thời đại toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế. Xin lƣu ý một điều mà hầu nhƣ ai cũng biết: Cảng biển đẹp, bãi biển đẹp là điều kiện nền tảng để hình thành các đô thị biển có đẳng cấp. Đây là một loại ―mỏ vàng vô tận‖ riêng có của vùng Duyên hải miền Trung. Thời tiết, khí hậu của Vùng, tuy không phải ở tất cả các tỉnh đều thuận lợi, song cơ bản là thích hợp để phát triển du lịch đẳng cấp cao. Các tỉnh phía Nam có thời tiết khí hậu gần nhƣ quanh năm thuận lợi cho hoạt động du lịch biển. 2.1. Mục tiêu liên kết - Khai thác và phát huy các tiềm năng, thế mạnh của từng địa phƣơng và toàn Vùng góp phần thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế nhanh và phát triển bền vững. Phát triển mạnh các ngành công nghiệp và dịch vụ, trong đó đặc biệt chú trọng phát triển các ngành công nghiệp có hàm lƣợng kỹ thuật cao, các ngành dịch vụ có giá trị gia tăng lớn, có tầm cỡ khu vực và quốc tế; ƣu tiên phát triển kinh tế biển (hạ tầng cảng biển, dịch vụ hàng hải, phát triển đội tàu đánh bắt xa bờ, chế biến và xuất khẩu thủy hải sản), góp phần tạo việc làm, nâng cao mức sống và trình độ dân trí cho các tầng lớp dân cƣ. - Trong những năm trƣớc mắt, ƣu tiên tập trung vào một số lĩnh vực chủ yếu, có tính khả thi cao nhƣ: phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đƣờng bộ liên tỉnh; hạ tầng và sản phẩm du lịch; kinh tế biển và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ kinh tế biển; phát triển mạnh ngành 27
  5. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG khai thác và chế biến thủy sản, cung cấp dịch vụ hậu cần nghề cá; đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao, chú trọng nhân lực phục vụ phát triển du lịch; phân công, chuyên môn hóa sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, xúc tiến thƣơng mại, đầu tƣ nhằm tạo lập không gian kinh tế thống nhất toàn Vùng để cùng phát triển, tăng sức cạnh tranh trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế (Vietrade, 2013b). 2.2. Tình hình triển khai hợp tác phát triển vùng duyên hải miền Trung 2.2.1. Nh ng kết quả đạt được: Tiếp theo việc thành lập và ký kết biên bản Liên kết phát triển vùng duyên hải miền Trung, qua hơn 03 năm thực hiện, Ban Điều phối Vùng và Nhóm Tƣ vấn Hợp tác phát triển Vùng đã tổ chức nhiều hoạt động thu hút sự quan tâm của các nhà quản lý, các chuyên gia, các nhà nghiên cứu và doanh nghiệp lớn trong Vùng, đặc biệt là sự ủng hộ của các đồng chí Lãnh đạo cấp cao ở Trung ƣơng nhƣ các đồng chí Phó Thủ tƣớng Chính phủ, Phó Chủ tịch Quốc hội, các đồng chí Lãnh đạo các Bộ, Ngành Trung ƣơng bao gồm một số kết quả chính nhƣ sau: (1) Bƣớc đầu tạo đƣợc những thay đổi trong cả nhận thức và hành động về việc hợp tác phát triển các tỉnh duyên hải miền Trung từ lãnh đạo chủ chốt của các tỉnh/thành phố, các sở ban ngành, tổ chức chính trị - xã hội, các doanh nghiệp và ngƣời dân. (2) Đƣợc dƣ luận đánh giá cao về hợp tác phát triển Vùng, nhất là từ các Cơ quan, ban ngành Trung ƣơng, các tổ chức, các doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc. Một số khu du lịch, nghỉ dƣỡng có quy mô lớn, đẳng cấp quốc tế tại các địa phƣơng trong Vùng đã đi vào hoạt động, đặc biệt Khu nghỉ dƣỡng cao cấp quốc tế InterContinental Danang đã đƣợc chọn làm nơi tổ chức các Hội nghị, Hội thảo với sự tham dự của lãnh đạo, nguyên lãnh đạo các nƣớc (các chính trị gia), các tổ chức quốc tế, các tỷ phú, các nhà đầu tƣ, kinh doanh, tài chính quốc tế Thông qua đó đã tạo ra sức lan tỏa tới các địa phƣơng trong Vùng và là dịp quảng bá đƣợc hình ảnh các địa phƣơnng trong Vùng đối với các nhà đầu tƣ, khách du lịch nƣớc ngoài. (3) Phối hợp tổ chức thành công 02 Tọa đàm, 05 Hội thảo khoa học và 02 Hội nghị. Trong đó, Hội nghị xúc tiến đầu tƣ vùng duyên hải miền Trung (vào 2 ngày 21 và 22/3/2013) tại thành phố Đà Nẵng đã đón tiếp trên 630 đại biểu trong và ngoài nƣớc, trong đó có 200 đại biểu quốc tế và 16 đoàn doanh nghiệp đến từ các quốc gia khác nhau. Đặc biệt, Hội nghị đã chứng kiến lễ trao giấy chứng nhận đầu tƣ cho 09 dự án với tổng số vốn là 3.504 tỷ đồng và 30 triệu USD; lễ ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác đầu tƣ với tổng giá trị 30,822 tỷ USD và lễ ký kết cấp tín dụng của Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam (BIDV) cho một số dự án trong Vùng với tổng giá trị 3.922 tỷ đồng và 34 triệu USD. (4) Đã triển khai nghiên cứu gồm 03 đề án, cụ thể: Đề án hoàn thành việc xây dựng cơ sở dữ liệu vùng duyên hải miền Trung (giai đoạn 1) và cập nhật trên Cổng thông tin điện tử Vùng với tên miền duyenhaimientrung.vn); Triển khai nghiên cứu thí điểm Đề án "Xây dựng Khu Công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí tại Khu Kinh tế mở Chu Lai tỉnh Quảng Nam‖, dự kiến hoàn thành vào tháng 08/2014. Triển khai nghiên cứu Đề án ‖Xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế thành trung tâm văn hóa đặc sắc gắn với phát triển du lịch, dự kiến hoàn thành vào tháng 09/2014. (5) Tổ chức huy động đội ngũ các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý trong và ngoài nƣớc trong nhiều lĩnh vực tham gia vào các hoạt động liên kết phát triển Vùng. Cho đến nay đã có hơn 150 chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý tham gia vào các hoạt động khoa học (hội thảo và nghiên cứu). 28
  6. HỘI THẢO KHOA HỌC - QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH (COMB-2014) 2.2.2. Nh ng khó khăn, bất cập: Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc, các hoạt động hợp tác phát triển Vùng vẫn còn những khó khăn, bất cập đó là: - Thứ nhất, các địa phƣơng vẫn còn lúng túng, bị động trong việc triển khai các bƣớc để liên kết phát triển vùng. - Thứ hai, do tiềm năng lợi thế của các địa phƣơng trong Vùng đều khá tƣơng đồng (biển, du lịch, cảng biển, sân bay, KKT, KCN ) nên đã xuất hiện những xung đột lợi ích địa phƣơng và lợi ích toàn Vùng do các tỉnh đều ƣu tiên tập trung phát triển cảng biển, sân bay, KKT, KCN; Các ngành kinh tế chủ lực tại các KKT, KCN của các địa phƣơng có sự trùng lắp nên nguồn lực đầu tƣ đều bị phân tán (phủ C.t.t.đ.t.C., 2014). -Thứ ba, hạ tầng kinh tế, xã hội còn thiếu và yếu, chƣa đồng bộ đặc biệt là hệ thống đƣờng giao thông liên tỉnh, liên Vùng. Còn thiếu hệ thống giao thông đƣờng bộ hiện đại nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của các địa phƣơng trong Vùng nhƣ các tuyến đƣờng cao tốc, các đƣờng bay nội vùng, quốc tế -Thứ tư, nguồn vốn đầu tƣ mới chỉ đáp ứng phần nào nhu cầu phát triển, nhất là yêu cầu phát triển kết cấu hạ tầng. Thiếu các cơ chế, chinh sách khuyến khích huy động các nguồn vốn đầu tƣ và liên kết kinh tế. -Thứ năm, các địa phƣơng đều còn tƣ duy phát triển dàn trải dựa trên tiềm năng thế mạnh của địa phƣơng mình về tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên du lịch, nguồn nhân lực dồi dào, lao động rẻ -Thứ sáu, chƣa hình thành sản phẩm chủ lực, thƣơng hiệu sản phẩm đặc trƣng của vùng duyên hải miền Trung, ngoại trừ một số điểm du lịch có thƣơng hiệu nhƣng chƣa có tác dụng lan tỏa. -Thứ bảy, Chất lƣợng nguồn nhân lực còn hạn chế, tỷ lệ lao động chƣa qua đào tạo hoặc có tay nghề thấp còn lớn; lao động trong lĩnh vực nông nghiệp còn chiếm tỷ lệ cao (Vietrade, 2013a). 3. Cơ chế liên kết, hợp tác phát triển vùng Cho đến nay, quan điểm liên kết phát triển miền Trung trong thế hội nhập với Thế giới đã không còn là điều mới mẻ. Thậm chí, ở một cấp độ nào đó, quan điểm này đã đƣợc khẳng định thành xu hƣớng tất yếu. Tuy mới chủ yếu dừng lại ở định hƣớng chung và một số thành tích cụ thể, chƣa lớn đến mức xoay chuyển hẳn tƣ duy phát triển vùng của miền Trung cũng nhƣ của các vùng khác, song đây là kết quả của một quá trình liên kết phát triển tự nguyện kéo dài và trải qua không ít khó khăn. Những kết quả đạt đƣợc của công cuộc này mang tính tích cực rõ ràng, đủ để chứng minh tính không thể đảo ngƣợc đƣợc của cách tiếp cận, xu thế và định hƣớng chiến lƣợc mà Vùng Duyên hải miền Trung đã và đang lựa chọn (Lƣợc V.Đ., 2014). Bài viết này không điểm lại cụ thể, chi tiết các kết quả đó mà chỉ nhận diện một số xu hƣớng phát triển trong môi trƣờng liên kết Vùng và hội nhập quốc tế đang diễn ra và đang đƣợc khảo nghiệm ở Vùng này. 3.1. Xu hướng thứ nhất: liên kết phát triển du lịch – dịch vụ đẳng cấp cao là trục phát triển chủ đạo và xuyên suốt của Vùng. Có mấy điểm cần đƣợc nhấn mạnh qua việc khẳng định và nhất quán thực hiện xu hƣớng này: + Khẳng định rõ miền Trung phát triển theo lợi thế riêng có của mình, không tiến hành ―CNH, HĐH‖ theo công thức giáo điều và mơ hồ ―tỉnh công nghiệp có cơ cấu công nghiệp – 29
  7. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG dịch vụ - nông nghiệp‖ chung chung; không ―đi theo‖ công thức phát triển của Vùng Kinh tế Trọng điểm Bắc Bộ và Nam Bộ - là hai vùng phần nào ―đi trƣớc‖, dễ đƣợc coi là hình mẫu về ―cơ cấu và bƣớc đi‖. Lợi thế đó của miền Trung đƣợc nhận diện trong tƣơng quan thị trƣờng - mở cửa - hội nhập (du lịch là sản phẩm tốt nhất của Vùng đáp ứng nhu cầu thị trƣờng thế giới) và gắn với thời đại (du lịch đẳng cấp trong mọi loại hình và phân khúc). + Sự lựa chọn trục phát triển nhƣ vậy đƣợc lãnh đạo của tất cả các tỉnh trong Vùng đồng thuận, trên cơ sở đạt đƣợc sự đánh giá thống nhất rằng: -lợi thế phát triển nổi bật nhất của đa số các tỉnh là tài nguyên du lịch; -lợi thế về tài nguyên du lịch không thể phát huy một cách đơn độc, rời rạc ở cấp độ tỉnh (quy mô từng tỉnh quá bé, trình độ xuất phát thấp và các nguồn lực yếu; khả năng ―tự kết nối‖ từng tỉnh khó do địa hình, do điều kiện hạ tầng giao thông); -liên kết phát triển Vùng cho phép phát huy tốt nhất, bền vững nhất lợi thế phát triển du lịch của từng tỉnh; Đến nay, du lịch vùng Duyên hải miền Trung đã có những bƣớc tiến khá mạnh theo hƣớng tạo lập thƣơng hiệu và đẳng cấp. Huế, Đà Nẵng, Hội An, Quy Nhơn, Phú Yên, Nha Trang, Mũi Né đang dựng chân dung và tạo sức hấp dẫn du lịch đẳng cấp cao của mình. Tuy sự liên kết du lịch thực tế giữa các tỉnh theo nghĩa là sản phẩm của một quá trình chủ động Vùng chƣa đƣợc nhiều, song ẩn phía sau các thành quả du lịch địa phƣơng đều có bóng dáng và sức thúc đẩy ngày càng mạnh của xu thế liên kết Vùng, thông qua các cuộc Hội thảo, qua hoạt động của Ban Chỉ đạo Liên kết Phát triển Vùng, hoạt động tƣ vấn của Nhóm Tƣ vấn Phát triển Vùng. Tính đúng đắn của cách thức tổ chức hoạt động liên kết phát triển này hiện đang thúc đẩy mở ra các tuyến liên kết du lịch Vùng mới. Đó là liên kết phát triển du lịch Duyên hải miền Trung và Đại ngàn Tây Nguyên; là kết nối Con đƣờng Di sản miền Trung với Vùng Du lịch Quảng Trị - Quảng Bình có tiềm năng cực kỳ lớn (Di sản Lịch sử Chiến tranh tại Quảng Trị và Di sản Thiên nhiên (hang động) Thế giới Phong Nha – Kẻ Bàng – Sơn Đoòng của Quảng Bình). 3.2. Xu hướng thứ hai là đưa miền Trung vươn lên trở thành trung tâm phát triển công nghiệp – cảng biển mạnh Một điểm rất cần lƣu ý trong tƣ duy phát triển miền Trung là việc lựa chọn Du lịch làm trục phát triển chính không dẫn tới chỗ coi nhẹ các lựa chọn phát triển công nghiệp của từng địa phƣơng. Miền Trung đang vƣơn lên thành một trung tâm phát triển công nghiệp – cảng biển mạnh. Điển hình là Quảng Nam với Khu Kinh tế mở Chu Lai, Quảng Ngãi với Khu Kinh tế Dung Quất, Bình Định với Khu Kinh tế Nhơn Hội và Đà Nẵng với định hƣớng phát triển công nghiệp công nghệ cao. Bên cạnh đó là gần 40 Khu Công nghiệp và đƣợc tổ chức theo kiểu ―bách hóa tổng hợp‖ (không theo kiểu ―chuỗi – industrial cluster‖ hay KCN chuyên sâu), với đẳng cấp công nghệ nhìn chung là rất thấp (Dƣơng T.B., 2014). Các Khu Kinh tế của miền Trung có mức độ thành công rất khác nhau và, có lẽ cũng giống nhƣ đa số các Khu Kinh tế khác trong cả nƣớc, chƣa chứng minh sự thành công của mình với sức thuyết phục cao. Tuy nhiên, điều muốn đƣợc nhấn mạnh ở đây là: sự lựa chọn phát triển công nghiệp, trong tƣ duy phát triển Vùng của các lãnh đạo Tỉnh, đều cố gắng bảo đảm nguyên tắc; tận dụng lợi thế (với miền Trung luôn luôn là lợi thế cảng); không gây xung đột với sự phát triển 30
  8. HỘI THẢO KHOA HỌC - QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH (COMB-2014) Du lịch; và tuân thủ nguyên tắc hƣớng tới đẳng cấp cao (của du lịch và của công nghiệp). Nhƣng sự phụ thuộc vào lợi ích ngắn hạn và khuynh hƣớng xung đột là khó tránh khỏi. Quảng Ngãi là tỉnh điển hình theo nghĩa trong vùng, đây là tỉnh có tƣơng đối ít tài nguyên du lịch nổi bật (tính đến thời điểm hiện nay); vì thế, lựa chọn định hƣớng trở thành tỉnh mạnh về công nghiệp – cảng biển với Khu Kinh tế Dung Quất, dƣới sự chỉ đạo và hỗ trợ của Trung ƣơng,đã đƣợc Tỉnh ―quyết liệt‖ triển khai và đạt đƣợc những thành công bƣớc đầu. Hiện nay Tỉnh đang đƣợc mở rộng và nâng cấp mạnh mẽ Khu Kinh tế này. Sự lựa chọn cơ cấu ―khác biệt‖ của Quảng Ngãi (so với các tỉnh khác trong Vùng) cũng là sự lựa chọn dựa trên thế mạnh riêng có của tỉnh, trên thực tế không (chƣa) gây xung đột với xu hƣớng phát triển chuỗi du lịch vùng. Vì thế, Ban Điều phối Liên kết Phát triển Vùng và Nhóm Tƣ vấn phát triển Vùng ủng hộ mạnh mẽ sự lựa chọn đó của Tỉnh. Các tỉnh khác trong Vùng, bên cạnh thúc đẩy phát triển du lịch nhƣ là hƣớng ƣu tiên, cũng không quên phát triển công nghiệp, coi đây là một giải pháp chủ yếu thúc đẩy công cuộc CNH, HĐH địa phƣơng mình. Đó là Phú Yên với Khu Kinh tế - cảng biển Vũng Rô; Khánh Hòa với Khu Kinh tế - cảng biển Vân Phong, Bình Định với Khu Kinh tế - cảng biển Nhơn Hội, Quảng Nam với Khu Kinh tế mở Chu Lai, Thừa Thiên Huế với Khu Kinh tế - cảng biển Chân Mây – Lăng Cô. Tất cả những lựa chọn đó đều dựa trên thế mạnh địa phƣơng (cũng là thế mạnh chung của Vùng)- thế mạnh cảng biển - để phát triển công nghiệp. 3.3. Xu hướng thứ ba là phải đảm bảo tính nhất quán với định hướng cơ cấu – ngành. Về nguyên tắc, sự lựa chọn phát triển dựa trên lợi thế so sánh cảng biển lớn là đúng đắn. Nhƣng sựlựa chọn đó vẫn chứa đựng khả năng xung đột dài hạn với chiến lƣợc phát triển Du lịch đẳng cấp cao. Cho nên, vấn đề còn lại của Vùng và của các tỉnh trong nỗ lực thúc đẩy phát triển công nghiệp là: phải nhất quán với định hƣớng cơ cấu ngành – công nghiệp theo định hƣớng công nghệ cao, thực hiện sự giám sát nghiêm ngặt việc thực thi quy hoạch để quá trình phát triển Khu Kinh tế - Cảng biển không xung đột với quá trình phát triển du lịch và làm tổn hại đến định hƣớng phát triển chung của cả Vùng, đặc biệt là định hướng phát triển đô thị - biển đẳng cấp cao (hiện đại và có bản sắc). Phát triển đô thị - biển đẳng cấp cao, không nghi ngờ gì, là một xu thế phát triển dựa trên lợi thế chiến lược tuyệt đối của các tỉnh Duyên hải miền Trung. Tuy nhiên, định hƣớng này chỉ thành công với hai điều kiện. Một là lãnh đạo các tỉnh phải vƣợt qua đƣợc áp lực và lợi ích cục bộ ngắn hạn (thu ngân sách và tạo việc làm chất lƣợng thấp). Hai là phải có những chế tài cấp Vùng đủ mạnh và đủ hiệu lực để bảo đảm sự tuân thủ lợi ích chiến lƣợc của Vùng. Điều kiện thứ hai chỉ có đƣợc với sự can thiệp của Trung ƣơng theo cách đặt ra chế tài Vùng hoặc thiết lập thể chế điều hành cấp Vùng đủ quyền lực và dựa trên các khuyến khích lợi ích thực tiễn phù hợp. Cả hai điểm này, ít hay nhiều, so với trạng thái thực tế hiện nay, đều là thách thức hiện thực và không dễ vƣợt qua đặt ra cho nỗ lực liên kết phát triển Vùng Duyên hải miền Trung. Thực tiễn miền Trung cho thấy hoàn toàn có thể vƣợt qua đƣợc thách thức này. Trên thực tế, một số địa phƣơng trong Vùng đã xác lập đƣợc tầm nhìn xa đúng đắn, nhờ đó, nhận diện chính xác lợi ích căn bản dài hạn để có những lựa chọn đúng. Điển hình nhất là Khánh Hòa, đã từ chối cảng biển – thƣơng mại, chọn phát triển cảng - du lịch đẳng cấp cao trên cơ sở định hƣớng phát triển Nha Trang thành Đô thị - biển – du lịch đẳng cấp cao. Cách đây mấy năm, Đà Nẵng cũng đã từ chối các dự án đầu tƣ tiêu tốn năng lƣợng và gây ô nhiễm, trong đó có cả dự án tỷ đô, để giữ vững định hƣớng phát triển du lịch – dịch vụ đẳng cấp của mình. Hiện nay, Đà Nẵng vẫn ―kiên cƣờng trụ vững ‖ với cách phát triển này. 31
  9. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Tuy vậy, thách thức vẫn còn rất lớn cho tất cả các tỉnh trong Vùng. 3.4. Xu hướng thứ tư là phát triển ngành nông nghiệp từ lợi thế khai thác tài nguyên biển Miền Trung xác định rõ là không phải là vùng có điều kiện thuận lợi để phát triển nông nghiệp truyền thống. Thiếu đất, không có đất màu mỡ để làm nông nghiệp là điểm bất hạnh lịch sử của miền Trung. Nhƣng điểm bất lợi đó hiện nay lại giúp cho miền Trung thoát khỏi nỗi lo phải thoát khỏi một phƣơng thức phát triển không thể giúp ngƣời dân thoát nghèo và làm giàu. Thay vào đó, miền Trung chọn biển, và khác nhiều tỉnh có biển ở vùng khác, miền Trung chọn biển khơi, chọn đại dƣơng làm lối thoát hiện đại cho mình. Sự lựa chọn đó, rõ ràng là đúng đắn về mặt thời đại; đồng thời, phù hợp với sứ mệnh lịch sử Tổ quốc giao. Việc phát triển câu cá ngừ đại dƣơng bằng công nghệ cao, với sự hỗ trợ của Nhật Bản, theo định hƣớng hội nhập quốc tế, là một cách diễn đạt tuyệt vời (xin nhấn mạnh: chỉ là một cách diễn đạt) cho sự đúng đắn và phù hợp đó. Khai thác biển – đại dƣơng của Duyên hải miền Trung, dù chỉ là khai thác với tƣ cách là ―ngành nông nghiệp‖ (chƣa phải khai thác thác tài nguyên biển theo lối công nghiệp), cần những năng lực mới và phƣơng thức hoạt động mới. Điều này, miền Trung đang rất thiếu. Thử nhìn từ góc độ đơn giản nhất: số lƣợng tàu thuyền đủ lực vƣơn khơi và bám biển dài ngày, các cơ sở hậu cần biển đủ mạnh để hỗ trợ ngƣ dân bám biển để đạt hiệu quả khai thác cao, để tăng sức mạnh bảo vệ chủ quyền biển đảo, cho đến nay cũng chỉ mới xuất hiện trong ý tƣởng hay cao hơn, những đề xuất len cấp trên (Nam T.Đ., 2014). Theo nghĩa đó, cách tiếp cận ―cá ngừ đại dƣơng – công nghệ nghệ và thị trƣờng Nhật Bản‖ của Bình Định là cách tiếp cận mang tính đột phá tƣ duy cần đƣợc áp dụng một cách triệt để và sáng tạo. Nó càng cần đƣợc sự ủng hộ quyết liệt và mang tính thực tiễn từ các cấp trên – cấp Vùng và cấp Trung ƣơng. 4. Kiến nghị 4.1. Đối với Trung ương (1) Cần xem Vùng duyên hải miền Trung là địa bàn trọng điểm để thực hiện chiến lƣợc kinh tế biển của nƣớc ta. Trong đó tập trung vào 3 nhóm ngành kinh tế chính : ngƣ nghiệp (đánh bắt và chế biến hải sản); du lịch biển đảo (gắn với du lịch văn hoá, lịch sử) và khu kinh tế ven biển (gắn với ƣu thế về càng biển). Đƣa các nội dung trên thành những chƣơng trình quốc gia để phát triển với lộ trình cụ thể từ nay đến năm 2020 và tầm nhìn 2030. Điều chỉnh lại Quy hoạch tổng thể toàn Vùng; phân bố hợp lý lực lƣợng sản xuất nhằn tránh phân tán nguồn lực. (2) Liên kết phát triển Vùng duyên hải miền Trung với Tây nguyên, trƣớc hết có thể thực hiện trong lĩnh vực du lịch. Hình thành 3 cụm liên kết để có sự đầu tƣ hạ tầng giao thông đờng bộ. Nhóm phía Bắc gồm các tỉnh Thừa thiên - Huế; Đà nẵng, Quàng Nam, Quảng ngãi với Kontum; Nhóm các tỉnh Bình định; Phú yên với Gia lai và Nhóm các tỉnh phía Nam Khánh hoà; Ninh thuận; Bình thuận liên kết với Đắk lăk; Đặk nông; Lâm đồng. (3) Cần ƣu tiên bố trí các nguồn vốn đầu tƣ và chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ triển khai một số công trình hạ tầng giao thông đƣờng bộ trọng điểm trong Vùng, đặc biệt là hoàn chỉnh việc định tuyến đối với tuyền đƣờng cao tốc xuyên Vùng, từ tỉnh Thừa Thiên Huế đến tỉnh Bình Thuận; đƣờng ven biển; xây dựng trung tâm hậu cần nghề cá; phát triển mạnh đội ngũ tàu thuyền hiện đại đánh bắt xa bờ và mua gôm bảo quản hải sản trên biển.Tập trung xây dựng một vài đô thị với nền kinh tế đủ mạnh là trung tâm của toàn Vùng (có thể chọn Đà Nẵng ở 32
  10. HỘI THẢO KHOA HỌC - QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH (COMB-2014) phía Bắc và Nha Trang ở phía Nam) làm thành phố hạt nhân, trung tâm dịch vụ, có tác động lan tỏa, lôi kéo, thúc đẩy cho các tỉnh vệ tinh trong Vùng cùng phát triển. (4) Cơ chế liên kết hợp tác Vùng hiện nay chỉ là sáng kiến của các địa phƣơng trong Vùng, nên cần có sự thừa nhận và bảo trợ pháp lý của Chính phủ. Trên cơ sở đó ban hành quyết định về chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền của Ban Chỉ đạo phát triển kinh tế Vùng, đồng thời kiện toàn tổ chức, tăng cƣờng năng lực để các Ban Chỉ đạo thực hiện tốt vai trò điều phối và phối hợp phát triển các vùng kinh tế. (5) Chính phủ và các Bộ ngành Trung ƣơng cần quan tâm và hỗ trợ hơn nữa trong các hoạt động Liên kết vùng duyên hải miền Trung, nhất là các kiến nghị từ các kỳ Hội thảo khoa học Liên kết Vùng nhƣ: Hoàn thiện hệ thống giao thông đƣờng bộ, phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù, đào tạo nguồn nhân lực chất lƣợng cao, liên kết phát triển các Khu công nghiệp, Khu kinh tế, Khu công nghệ cao Dựa trên cơ sở các kiến nghị này, các Bộ ngành Trung ƣơng cần nghiên cứu, xem xét lựa chọn và đề nghị lên Chính phủ đƣa vào chiến lƣợc quy hoạch, kế hoạch phát triển của quốc gia và của Vùng. Lãnh đạo Chính phủ, các Bộ ngành Trung ƣơng cần tham gia trực tiếp nhiều hơn vào các cuộc Hội nghị, Hội thảo và cuộc họp về Liên kết Vùng nhằm nắm bắt và giải quyết kịp thời các đề xuất, kiến nghị của Ban Điều phối Vùng cũng nhƣ của từng địa phƣơng, nhằm tăng cƣờng khả năng liên kết, đẩy mạnh giao lƣu hợp tác giữa các Vùng trong cả nƣớc, tránh tình trạng bị chia cắt theo địa lý hành chính. 4.2. Đối với vùng duyên hải miền Trung (1) Ban Điều phối Vùng cần tăng cƣờng các hoạt động liên kết hợp tác giữa các tỉnh/thành phố trong Vùng, trực tiếp chỉ đạo và giải quyết những khó khăn, vƣớng mắc tại từng địa phƣơng nhằm đẩy nhanh sự phát triển trong toàn Vùng. (2) Thông qua cơ quan thƣờng trực tại các địa phƣơng là Sở Kế hoạch và Đầu tƣ các tỉnh/thành, các địa phƣơng trong Vùng đẩy mạnh hơn nữa việc kết nối giữa địa phƣơng với Nhóm Tƣ vấn Hợp tác Vùng nhằm chủ động đề xuất các khó khăn, vƣớng mắc, các vấn đề cần giải quyết của từng địa phƣơng và Vùng để Ban Điều phối Vùng có những chỉ đạo kịp thời. (3) Các chuyên gia, nhà khoa học trong Nhóm Tƣ vấn hợp tác phát triển Vùng cần chủ động đề xuất các hoạt động nghiên cứu về xây dựng cơ chế, chính sách tham mƣu trực tiếp cho Ban Điều Phối Vùng cũng nhƣ Lãnh đạo các địa phƣơng, qua đó đẩy nhanh qua trình Hợp tác phát triển Vùng, giúp các tỉnh trong vùng duyên hải miền Trung liên kết với nhau chặt chẽ hơn. (4) Vấn đề thể chế Vùng cho phát triển. Thể chế Vùng cho phát triển đƣợc hiểu từ hai góc độ: Là một thể chế bảo đảm thoát khỏi các lợi ích cục bộ địa phƣơng nhỏ hẹp, đang gây trở ngại phát triển mạnh mẽ, để đạt tới một tầm nhìn lớn rộng hơn, xây dựng quy hoạch phát triển hợp lý hơn. Là một thể chế liên kết phát triển dựa trên các nguyên tắc mang tính thiết chế nhà nƣớc chính danh thay vì một tổ chức phát triển ―tự nguyện liên kết‖, mang tính ―phối hợp dân sự‖ không có quyền lực điều hành với cơ chế khuyến khích và cƣỡng chế nhà nƣớc chính thức. Cho đến nay, dù 9 tỉnh Duyên hải miền Trung đã ―tự nguyện liên kết‖ với nhau, đã làm đƣợc khá nhiều việc theo hƣớng liên kết với nhau để tạo sức mạnh phát triển, tăng cƣờng năng lực hội nhập quốc tế, song cũng nhƣ cả nƣớc, miền Trung vẫn chƣa có một Thể chế chính thức, chính danh nhà nƣớc để tổ chức, điều hành quá trình liên kết phát triển Vùng một cách hiệu quả, trên cơ sở một Quy hoạch phát triển vùng tốt – theo nghĩa có tầm nhìn chiến lƣợc (xa và tổng thể) và bảo đảm kết hợp tối ƣu lợi ích phát triển của các chủ thể tham gia. 33
  11. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Tóm lại Vùng duyên hải miền Trung là địa bàn chiến lƣợc trong chiến lƣợc kinh tế biển của nƣớc ta; một địa bàn giàu tiềm năng, nhƣng cũng chịu nhiều thiên tai và thách thức trong quá trình phát triển, nên đến nay nhìn chung vẫn là Vùng có đời sống kinh tế và xã hội khó khăn. Trong 30 năm qua, từ khi thực hiện sự nghiệp đổi mới, các địa phƣơng trong Vùng đã có nhiều nổ lực, năng động phát triển làm thay đổi đáng kể đời sống kinh tế xã hội. Tuy nhiên, do sự thiếu liên kết trong phát triển và còn nặng tƣ duy kinh tế tỉnh nên nguồn lực bị phân tán, chƣa phát huy hết thế mạnh về tiêm năng và đứng trƣớc những bất cập về cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực và mô hình phát triển. Lãnh đạo các địa phƣơng trong Vùng đã nhận thức đƣợc tính tất yếu phải hợp tác và liên kết phát triển ở quy mô Vùng và đã tự hình thành cơ chế hợp tác song song với cơ chế Vùng do Chính phủ thành lập. Do đó thực tế đang đòi hỏi phải có một cơ chế chung về liên kết hợp tác phát triên Vùng dƣới sự chỉ đạo thống nhất của Chính phủ và chính sách hỗ trợ của trung ƣơng về nguồn lực và cơ chế ƣu đãi đẩu tƣ để Vùng duyên hải miền Trung trở thành Vùng kinh tế động lực của cả nƣớc./. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Dƣơng T.B. (2014), Ngành công nghiệp ô tô là ngành kinh tế chủ lực của Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung giai đoạn hội nhập AFTA 2018, Diễn đàn kinh tế miền Trung 2014: Đà Nẵng. [2] duyenhaimientrung, "Cơ sở dữ liệu vùng Duyên hải miền Trung", [online] available at [3] Lƣợc V.Đ. (2014), Những chính sách và giải pháp phát triển vùng kinh tế trọng điểm miền Trung (KTTĐMT) đến năm 2020, Diễn đàn kinh tế miền Trung 2014: Đà Nẵng. [4] Nam T.Đ (2014), Vùng trọng điểm phát triển kinh tế biển, Diễn đàn kinh tế miền Trung 2014: Đà Nẵng. [5] Phủ C.t.t.đ.t.C., "Một số nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội", [6] Vietrade (2013), "Giải pháp nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực cho Vùng Kinh tế trọng điểm Miền Trung", 2013a. [7] Vietrade (2013), "Một số giải pháp nhằm khai thác tiềm năng, phát huy lợi thế và dỡ bỏ rào cản đối với vùng kinh tế trọng điểm miền Trung", 2013b. [8] Vietrade (2013), "Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung: tiềm năng và lợi thế - Phần 1", 2013c. [9] Vietrade (2013), "Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung: trục kinh tế biển hùng mạnh", 2013d. 34