Phát triển tiêu dùng xanh và những tác động đến doanh nghiệp Việt Nam

pdf 7 trang Gia Huy 18/05/2022 1830
Bạn đang xem tài liệu "Phát triển tiêu dùng xanh và những tác động đến doanh nghiệp Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfphat_trien_tieu_dung_xanh_va_nhung_tac_dong_den_doanh_nghiep.pdf

Nội dung text: Phát triển tiêu dùng xanh và những tác động đến doanh nghiệp Việt Nam

  1. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 1 năm 2018 PHÁT TRIỂN TIÊU DÙNG XANH VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG ĐẾN DOANH NGHIỆP VIỆT NAM DEVELOPMENT OF GREEN CONSUMPTION AND IMPACTS ON VIETNAMESE ENTERPRISES TS. Trần Thị Nguyệt Cầm, TS. Nguyễn Thị Kim Ngọc ThS. Hoàng Thị Cẩm Tú, ThS. Nguyễn Thị Tuyết Trinh Trường CĐ Công thương Miền Trung Email: nguyetcam8183@gmail.com Tóm tắt Hiện nay, tiêu dùng xanh càng ngày càng đóng một vai trò quan trọng đối với môi trường và xã hội. Ở Việt Nam, tiêu dùng xanh cũng đã tương đối phổ biến. Tăng trưởng kinh tế Việt Nam đang gắn liền với sự sụt giảm mạnh về tài nguyên thiên nhiên và gia tăng ô nhiễm môi trường. Việc tăng cường tiêu dùng, mua sắm xanh và nâng cao nhận thức về môi trường có thể giúp cải thiện tình trạng này. Việc tạo ra một xu hướng tiêu dùng xanh tại Việt Nam sẽ cần có sự hỗ trợ từ các cơ quan của Nhà nước và quyết tâm đổi mới của các doanh nghiệp. Khi thu nhập cá nhân và ý thức tiêu dùng ngày càng tăng. Số lượng người sẵn sàng trả nhiều tiền hơn cho các sản phẩm sinh thái thân thiện gần đây cho thấy, thị trường của các sản phẩm thân thiện môi trường đang ngày càng mở rộng. Từ khóa: Tiêu dùng xanh Abstract Green consumption is increasingly playing an important role in the environment and society. In Vietnam, green consumption is also relatively common. Vietnam's economic growth is associated with a sharp decline in natural resources and increasing environmental pollution. The increasing consumption, green procurement and environmental awareness can help improve this. The creating a green consumer trend in Vietnam will require support from government agencies and the will to innovate the enterprises. When personal income and consumer consciousness are increasing. The number of people willing to pay more for eco-friendly products has recently shown that the market for environmentally friendly products is expanding. Key words: Green consumption 1. Về xu hướng tiêu dùng xanh ở Việt Nam hiện nay Ở Việt Nam, dù chưa có những quy định riêng biệt về tiêu dùng xanh, nhưng nhiều nội dung liên quan đến tiêu dùng xanh, tiêu dùng bền vững đã sớm được đưa vào nội dung chính sách, đuợc lồng ghép, quy định trong nhiều văn bản của Đảng và Nhà nước. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam giai đoạn 2011- 2020 đã khẳng định yêu cầu cấp thiết của việc chuyển đổi phương thức tiêu dùng theo hướng bền vững, nhằm bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường, chủ động ứng phó biến đổi khí hậu với nội dung: “Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, gắn nhiệm vụ, mục tiêu bảo vệ môi trường với phát triển kinh tế - xã hội; Chú trọng phát triển kinh tế xanh, thân thiện với môi trường; Thực hiện sản xuất và tiêu dùng bền vững; Từng bước phát triển năng lượng sạch, sản xuất sạch, tiêu dùng sạch.” Tiếp đến Chiến lược phát triển bền vững giai đoạn 2011 -2020 trong các định hướng kinh tế cần ưu tiên trong giai đoạn 2011-2020 cũng đã nêu rõ, để thực hiện sản xuất và tiêu dùng bền vững, cần phải đấy mạnh áp dụng rộng rãi sản xuất sạch hơn để nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên, nguyên vật liệu, năng lượng, nước, đồng thời giảm thiểu phát thải và hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm, bảo vệ chất lượng môi trường, sức khỏe con người, đảm bảo phát triển bền vững. Mặt khác, để tạo đà cho quá trình xanh hóa nền kinh tế, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1393/QĐ-TTg ngày 25 tháng 9 năm 2012 “Phê duyệt Chiến lược Tăng trưởng xanh thời 508
  2. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 1 năm 2018 kỳ 2011-2020, tầm nhìn đến năm 2050”, trong đó có hai nhiệm vụ liên quan đến tiêu dùng xanh là xanh hóa sản xuất và xanh hóa tiêu dùng. - Xanh hóa sản xuất là thực hiện một chiến lược công nghiệp hóa sạch thông qua rà soát, điều chỉnh những quy hoạch ngành hiện có, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên, khuyến khích phát triển công nghệ xanh, nông nghiệp xanh. - Xanh hóa lối sống và thúc đẩy tiêu dùng bền vững, kết hợp nếp sống đẹp truyền thống với những phương tiện văn minh hiện đại để tạo nên đời sống tiện nghi. Chiến lược tăng trưởng xanh là cơ sở pháp lý quan trọng để xây dựng các chính sách liên quan đến tiêu dùng xanh ở Việt Nam trong giai đoạn tới. Như vậy, chuyển đổi mô hình tiêu dùng theo hướng xanh và bền vừng đã trở thành đường lối, quan điểm, chính sách xuyên suốt của Đảng và Nhà nước và là một nội dung căn bản của mục tiêu phát triển ở Việt Nam hiện nay. Bên cạnh các tác động từ chính sách, phong trào, chương trình hành động về tiêu dùng xanh đã được phát triển rộng rãi trên cả nước, bước đầu đã đạt những kết quả tốt, thu hút được đông đảo người dân tham gia. Cho đến nay, TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức thành công chiến dịch tiêu dùng xanh hàng năm. Qua tám lần tổ chức (từ năm 2010-2017), đã có hơn 70.000 lượt tình nguyện viên tham gia chiến dịch, vận động được hơn 4 triệu lượt người dân cam kết hưởng ứng tiêu dùng xanh, mức tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp xanh tăng lên từ 40%-60% trong tháng diễn ra chiến dịch tại các hệ thống siêu thị Coopmart. Những con số trên đã phần nào thể hiện sức lan tỏa rộng khắp của chiến dịch trong cộng đồng, tạo sự động viên và tiếp sức rất lớn cho những người thực hiện và doanh nghiệp tiếp tục kiên trì với những hoạt động của mình. Chiến dịch hướng đến vận động cộng đồng hưởng ứng sử dụng sản phẩm xanh và tiêu dùng sản phẩm của những doanh nghiệp thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, chiến dịch này với nhiều hoạt động thiết thực sẽ góp phần khuyến khích doanh nghiệp tự giác chấp hành tốt Luật Bảo vệ môi trường, cải thiện chất lượng môi trường sống của người dân, đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững. Hay như tại Hà Nội đã ra mắt chương trình Mạng lưới điểm đến xanh hướng đến mục tiêu nâng cao nhận thức của doanh nghiệp và người tiêu dùng về việc sử dụng các sản phẩm, dịch vụ thân thiện môi trường, đồng thời thúc đẩy việc sản xuất những sản phẩm, dịch vụ thân thiện với môi trường. Chương trình là cầu nối hai chiều giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng, hứa hẹn trở thành một mạng lưới xanh đáng tin cậy của cộng đồng có trách nhiệm với môi trường. 2. Những tác động từ xu hướng tiêu dùng xanh đối với doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. 2.1. Những thời cơ đối với doanh nghiệp trước xu thế tiêu dùng xanh 2.1.1. Người tiêu dùng sẵn sàng chi trả cho các sản phẩm xanh. Tại Hội thảo “Chiến lược thương hiệu gắn với phát triển xanh”, bà Đặng Thúy Hà – Giám đốc bộ phận Nghiên cứu hành vi người tiêu dùng Công ty Nielsen Việt Nam khu vực phía Bắc cho biết, người tiêu dùng Việt Nam đang ngày càng quan tâm nhiều hơn đến vấn đề “xanh” và “sạch”. Đặc biệt, kết quả khảo sát của Công ty cho thấy họ sẵn sàng chi trả nhiều hơn cho các thương hiệu có cam kết “xanh” và “sạch”. Cụ thể, có tới hơn 4 trong 5 người Việt được hỏi sẵn sàng chi trả cao hơn để mua các sản phẩm có cam kết về những tác động tích cực đến môi trường và xã hội. 80% người tiêu dùng lo ngại các tác hại lâu dài của các nguyên liệu nhân tạo và 79% sẵn sàng trả thêm tiền để mua các sản phẩm không chứa các nguyên liệu mà họ không mong muốn. Theo xu hướng tiêu dùng đó, nhiều doanh nghiệp đã nắm bắt cơ hội này để đẩy mạnh thương hiệu và hiệu quả kinh doanh bằng cách xây dựng niềm tin vào nhãn hàng thông qua các cam kết về trách nhiệm xã hội và môi trường, đặt vấn đề sức khỏe người tiêu dùng vào trọng tâm của việc phát triển sản phẩm, gắn phát triển sản phẩm với cam kết bền vững. 509
  3. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 1 năm 2018 Cũng theo kết quả khảo sát nói trên đã chỉ ra những thương hiệu sản xuất sạch và cam kết đem lại sản phẩm xanh và sạch có mức độ tăng trưởng cao gấp 4 lần so với doanh nghiệp cùng ngành. Đặc biệt, trong ngành thực phẩm nước giải khát, mức tăng trưởng 2%-11%. Một số nhãn hàng của Việt Nam như: Bóng đèn điện quang, Ecopark, Unilever đã có mức tăng trưởng cao nhờ sản xuất “xanh”. Unilever cũng tăng trưởng 30% khi thể hiện cam kết của mình về sản phẩm “sạch”. Bên cạnh đó, để thực hiện được xanh hóa nền kinh tế thì việc xây dựng thương hiệu, đặc biệt phát triển thương hiệu gắn với yếu tố xanh – sử dụng nguyên vật liệu, công nghệ thân thiện, đưa ra các sản phẩm “sạch”, đảm bảo môi trường ngày càng có vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển của doanh nghiệp. Rõ ràng người tiêu dùng có niềm tin vào hàng hóa có nguồn gốc, xuất xứ, chất liệu sản phẩm như hàng “xách tay” nên họ chọn mua. Bởi vậy, chất lượng “xanh” sẽ trở thành lợi thế cạnh tranh của nhiều doanh nghiệp, giúp chiếm lĩnh thị phần tốt hơn. Để xây dựng chiến lược thương hiệu gắn với phát triển xanh, doanh nghiệp cần xây dựng được hình ảnh thương hiệu, sử dụng công nghệ giảm thiểu năng lượng và sử dụng năng lượng hiệu quả. Đồng thời thực hiện trách nhiệm xã hội và bảo vệ môi trường Việt Nam đang trong quá trình CNH, HĐH đất nước, kinh tế đạt được mức tăng trưởng tương đối cao, kéo theo mức tiêu dùng của người dân đã được cải thiện. Hơn nữa, quá trình tái cấu trúc nền kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ chiều rộng sang chiều sâu, dựa trên các yếu tố năng suất và công nghệ đang được Đảng và Chính phủ ưu tiên thực hiện là thời cơ thuận lợi để Việt Nam phát triển tiêu dùng xanh. Năm 2016, thu nhập GDP đầu người ở Việt Nam đã đạt 2.200 USD/ năm; Năm 2017, thu nhập GDP đầu người ở Việt Nam đạt 2.385 USD/ năm, kéo theo đó ý thức tiêu dùng ngày càng tăng, thì những yêu cầu về các sản phẩm xanh, sản phẩm đạt tiêu chuẩn an toàn chất lượng và thân thiện với môi trường là một đòi hòi thiết yếu của người dân. 2.1.2. Những ưu đãi dành cho doanh nghiệp tham gia chương trình Nhãn Xanh Việt Nam. Nhãn Xanh Việt Nam là tên gọi của chương trình nhãn sinh thái tại Việt Nam được triển khai thực hiện từ năm 2009 với mục tiêu liên tục cải thiện và duy trì chất lượng môi trường sống thông qua giảm thiểu sử dụng va tiêu dùng năng lượng, vật liệu cũng như các loại chất thải sinh ra do quá trình sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng các sản phẩm, dịch vụ tiêu dùng phục vụ đời sống. Chương trình Nhãn Xanh Việt Nam được xây dựng nhằm khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp thiết kế sản phẩm và tiến hành hoạt động theo hướng giảm các tác động có hại tới tài nguyên và môi trường trong suốt quá trình khai thác nguyên liệu, sản xuất, bao gói, vận chuyển, tiêu thụ và thải bỏ sản phẩm; Tạo lập thị trường bền vững cho sản phẩm thân thiện với môi trường thông qua các cơ chế ưu đãi cho tổ chức, cá nhân sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu và tiêu dùng; Khuyến khích ngành công nghiệp Việt Nam xuất khẩu sản phẩm vào thị trường thế giới với cam kết thực hiện các quy định về môi trường đáp ứng các tiêu chuẩn sản phấm theo ISO 14024; Tăng cường hợp tác với mạng lưới nhãn sinh thái trong khu vực và trên thế giới, thoả thuận công nhận lẫn nhau với các hệ thống cấp nhãn sinh thái của các nước và các tổ chức Theo quy định của pháp luật Việt Nam, sản phẩm được cấp nhãn sinh thái của tổ chức được Nhà nước công nhận là sản phẩm thân thiện với môi trường. Cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm thân thiện với môi trường sẽ được hưởng những ưu đãi, hỗ trợ về đất đai, vốn; miễn, giảm thuế, phí về bảo vệ môi trường. Vì vậy, khi sản phẩm của cơ sở được gắn Nhãn Xanh Vỉệt Nam cũng có nghĩa là cơ sở sẽ được hưởng những ưu đãi theo quy định của pháp luật. Các ưu đãi kèm theo chứng chỉ về nhãn sinh thái Nhãn Xanh Việt Nam sẽ khuyến khích doanh nghiệp tích cực trong việc hướng tới thực hiện việc gắn nhãn sinh thái trên các sản phẩm của mình tạo ra một lợi ích kép của doanh nghiệp. Một mặt, doanh nghiệp sẽ được hưởng các ưu đãi từ phía Nhà nước sản phẩm của mình được gắn nhãn sinh thái, mặt khác quan trọng hơn là thị phần sản phẩm của doanh nghiệp sẽ được mở rộng với các sản phẩm được gắn nhãn sinh thái. Sở dĩ như vậy là do đang có 510
  4. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 1 năm 2018 một xu thế của người tiêu dùng khi mua sản phẩm hàng hóa không chỉ quan tâm đến chất lượng, mẫu mã, giá cả mà còn xem xét đến các yếu tố sức khỏe, môi trường của sản phẩm, mà những yếu tố này được hội tụ đủ trong các sản phẩm được gắn nhãn sinh thái. Các sản phẩm thân thiện với môi trường là một chứng chỉ xanh để sản phẩm của các doanh nghiệp có thể đứng vững ở thị trường trong nước và thực hiện mục tiêu vươn ra các thị trường khác, đặc biệt là những thị trường có đòi hỏi khắt khe về môi trường, như: thị trường EU, Mỹ Nhãn sinh thái không chỉ đem lại lợi ích cho nhà sản xuất mà người tiêu dùng cũng được hưởng lợi đối với việc sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường. Cái lợi lớn nhất của người tiêu dùng là sức khoẻ được bảo đảm, nguy cơ mắc những bệnh liên quan đến các sản phẩm mà họ tiêu dùng được loại bỏ do những sản phẩm thân thiện với môi trường có tiêu chí khắt khe, để loại trừ tối đa những tác động có hại đến sức khỏe con người và môi trường. Đồng thời, khi sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường người tiêu dùng đã gián tiếp thực hiện được hành vi bảo vệ môi trường. Có thể nhận định rằng, nhãn sinh thái Nhãn Xanh Việt Nam sẽ là mục tiêu hướng tới của doanh nghiệp và thói quen của người tiêu dùng. Doanh nghiệp hướng tới nhãn sinh thái để bảo đảm về thị phần kèm theo đó là lợi nhuận, người tiêu dùng hướng tới nhãn sinh thái để bảo đảm an toàn trong quá trình sử dụng. Hai lợi ích, hai chủ thể nhưng hướng tới một mục tiêu chung là bảo vệ môi trường và nâng cao chất lượng sống. Trong xu thế phát triển của thế giới, nhãn sinh thái đang ngày càng tỏ ra là một công cụ hữu hiệu khích lệ các nhà sản xuất và người tiêu dùng hướng tới quy trình sản xuất và tiêu thụ bền vững, góp phần gia tăng giá trị của vốn tự nhiên, giảm thiểu những tác động có hại đối với môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống tiến tới phát triển bền vững. Không nằm ngoài xu thế đó, nhãn sinh thái Nhãn Xanh Việt Nam được kỳ vọng là công cụ để nhà sản xuất qua đó khẳng định trách nhiệm của mình đối với xã hội và môi trường, nâng cao thị phần và lợi nhuận cho hoạt động sản xuất, kinh doanh; người tiêu dùng tìm thấy sự an toàn cho chính mình khi sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường và Nhà nước đạt được mục tiêu bảo tồn và phát triển nguồn vốn tự nhiên, giảm thiểu chi phí xử lý ô nhiêm môi trường và nâng cao chất lượng môi trường sống cho người dân. Với doanh nghiệp, khi thực hiện chương trình Nhãn Xanh Việt Nam tạo dựng một hình ảnh doanh nghiệp đã tuyệt đối tuân thủ pháp luật Việt Nam, đặc biệt là pháp luật về môi trường và lao động; tạo được lợi thế cạnh tranh nhất là trong các thị trường khó tính, có yêu cầu cao về môi trường và xã hội có trách nhiệm xã hội đối với cộng đồng; có uy tín trên thị trường và lợi thế trong các quyết định mua sắm của chính phủ, qua đó, nâng cao lợi nhuận và tạo sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Với người tiêu dùng, khi sử dụng các sản phẩm được gắn nhãn sinh thái sẽ yên tâm về chất lượng và độ an toàn đối với sức khỏe của chính mình, giảm các nguy cơ mắc bệnh do sử dụng những sản phẩm có chứa chất gây hại đối với sức khỏe con người do vậy sẽ giảm các chi phí cho việc chữa bệnh. Ngoài ra, người tiêu dùng còn thể hiện trách nhiệm của mình đối với xã hội thông qua hành vi tiêu dùng thân thiện với môi trường. Bên cạnh đó, khi người tiêu đùng có các yêu cầu cao về chất lượng, mức độ an toàn đối với sức khỏe con người và môi trường sẽ có tác động thúc đẩy nhà sản xuất, kinh doanh cung ứng các sản phẩm thân thiện với môi trường. Nhu cầu của người tiêu dùng sẽ là động lực cho doanh nghiệp sản xuất, cung ứng các sản phẩm được gắn nhãn sinh thái, các sản phẩm thân thiện với môi trường. Nhà nước, một mặt là người đưa ra chính sách phát triển sạch hướng tới sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm thân thiện với môi trường, mặt khác với vai trò người tiêu dùng lớn có tác động đến thị hiếu mua sắm và tiêu dùng sản phẩm thân thiện với môi trường, kích cầu sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi trường. Khi triển khai chương trình Nhãn Xanh Việt Nam sẽ thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ bền vững, tạo điều kiện cho nhà sản xuất đầu tư cho các hoạt động bảo vệ môi trường, giúp giảm thiểu phát thải ô nhiễm ra môi trường, cải thiện chất lượng môi trường; giảm các chi phí đầu tư cho xử lý ô nhiễm môi trường; định hướng phát triển các ngành kinh tế xanh với việc sử dụng hiệu quả nguyên vật liệu và 511
  5. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 1 năm 2018 năng lượng, bảo tồn và gia tăng giá trị vốn tự nhiên, nâng cao chất lượng sống. Đó chính là các mục tiêu mà Nhà nước ta hướng tới trong xây dựng nền kinh tế Xanh tại Việt Nam. Bởi vậy, chất lượng “xanh”sẽ trở thành lợi thế cạnh tranh của nhiều doanh nghiệp giúp chiếm lĩnh thị phần tốt hơn. Để xây dựng chiến lược thương hiệu gắn với phát triển xanh, doanh nghiệp cần xây dựng được hình ảnh thương hiệu, sử dụng công nghệ giảm thiểu năng lượng và sử dụng năng lượng hiệu quả. Đồng thời thực hiện trách nhiệm xã hội và bảo vệ môi trường 2.2. Những khó khăn, thách thức đối với doanh nghiệp trong xu hướng tiêu dùng xanh Một là, chưa giải quyết thỏa đáng mâu thuẫn giữa hai mục tiêu lợi nhuận và tăng trưởng xanh Khó khăn lớn nhất của doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ là mâu thuẫn giữa hai mục tiêu: lợi nhuận và tăng trưởng xanh. Vì phần lớn là doanh nghiệp nhỏ và vừa, thiếu vốn cho đầu tư phát triển sản phẩm xanh. Ngoài ra còn có vấn đề về công nghệ. Công nghệ xanh trên thế giới thì có rất nhiều, nhưng thực tế áp dụng ở Việt Nam thì còn hạn chế nhất định. Doanh nghiệp có thể được chuyển giao công nghệ xanh hiện đại nhưng đôi khi yếu tố con người, trình độ năng lực chưa theo kịp. Mâu thuẫn nói trên khiến doanh nghiệp ngại làm sản phẩm xanh, bền vững đó là mục tiêu lợi nhuận. Bên cạnh đó, việc đầu tư, chi phí ban đầu tác động rất nhiều đến câu chuyện tiếp cận: doanh nghiệp sẽ tạo ra sản phẩm xanh, sạch, bền vững hay có xu hướng “hạ dần tiêu chí” để giảm chi phí. Hai là, thiếu chính sách hỗ trợ phát triển xanh Theo khảo sát của trường Đại học Bách khoa TP.Hồ Chí Minh, có đến 70% doanh nghiệp không nghe đến chứng nhận Nhãn Xanh Việt Nam; hơn 50% doanh nghiệp không quan tâm đến biến đổi khí hậu; 60% doanh nghiệp không sẵn lòng đầu tư cho sản phẩm xanh; chỉ 50% doanh nghiệp cho biết lý do doanh nghiệp đầu tư sản xuất, kinh doanh sản phẩm xanh là để bảo vệ môi trường; 23,3% doanh nghiệp cho biết lý do doanh nghiệp đầu tư sản xuất, kinh doanh sản phẩm xanh là để tiết kiệm năng lượng. Trong khi đó, có 89% doanh nghiệp trả lời không nhận được sự hỗ trợ, ưu đãi của nhà nước trong quá trình sản xuất kinh doanh sản phẩm xanh; chỉ có 26% doanh nghiệp cho biết họ nhận được sự ủng hộ của các nhà sản xuất, phân phối đối với sản phẩm xanh. Có thể thấy, vấn đề góp phần bảo vệ môi trường, giảm tiêu thụ nguyên nhiên vật liệu chưa được doanh nghiệp quan tâm, đặc biệt là khối doanh nghiệp thường. Khối doanh nghiệp nghiệp xanh thì có sự chủ động và nhận thức được vai trò trách nhiệm của họ hơn là doanh nghiệp thường. Phần lớn doanh nghiệp quan tâm là vấn đề kinh tế, chi phí đầu tư thấp, lợi nhuận cao rồi sau đó mới xét đến các vấn đề khác. Trong lúc doanh nghiệp vẫn đang phải đối mặt với việc giải quyết hàng tồn kho, tìm kiếm và mở rộng thị trường, bảo hộ thương hiệu, tiếp cận vốn vay họ cũng phải tiếp tục lo thêm một khoản vốn đầu tư ban đầu khá cao khi thực hiện các dự án về sản xuất xanh. Thế nhưng, việc tiếp cận vốn vay vẫn còn nhiều khó khăn cho doanh nghiệp và hiện chưa có nhiều ưu đãi cho doanh nghiệp vay vốn để phát triển xanh. Thế nên, nhiều doanh nghiệp chưa mặn mà với phát triển xanh cũng là điều dễ hiểu. Ba là, trách nhiệm đối với môi trường của doanh nghiệp còn hạn chế Các chuyên gia kinh tế cho rằng, những nỗ lực chỉ từ phía cơ quan quản lý là không đủ mà quan trọng hơn là sự thống nhất của tất cả các thực thể tham gia nền kinh tế phải vào cuộc từ ý thức tới hành động. Điều này, đối với các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn khoảng cách rất lớn. Nếu không từ bỏ kiểu làm ăn “chụp giật”, ngắn ngày và thay vào đó là tư duy phát triển bền vững, khi các hiệp định về thương mại có hiệu lực với những quy định rất ngặt nghèo, nguy cơ phá sản là rất lớn. Theo đánh giá của Bộ Tài nguyên và Môi trường, chi phí tài nguvên và mức phát thải trung bình của các doanh nghiệp Việt Nam nhìn chung cao hơn so với mức trung bình của khu vực và thế giới. Mức sử dụng nước ở nhiều ngành công nghiệp là rất cao và lãng phí. Đơn cử, để sản xuất được một đơn vị sản phẩm đạt mức trên 500 m3/tấn giấy, gấp 5 lần so với chỉ tiêu trên thế giới (xấp xỉ 100 512
  6. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 1 năm 2018 m3/tấn). Nước thải của ngành chế biến thực phẩm cũng cao gấp 3,4 lần so với chỉ tiêu trên thế giới. Bên cạnh đó, chi phí năng lượng cao phổ biến trong các ngành công nghiệp: Ngành giấy tiêu hao 1.200 kwh và 1.500 kg than/tấn giấy tẩy trắng; ngành thép cần 700.000kwh/tấn thép thỏi và 25 kwh/tấn gang tinh luyện. Trong khi đó, với đà phát triển kinh tế mạnh mẽ trong hơn 10 năm qua, nhiều thói quen tiêu dùng, nhất là ở thế hệ trẻ đã trở thành một trong những nguyên nhân trực tiếp hoặc gián tiếp khiến cho các nguồn tài nguyên bị khai thác và môi trường bị ô nhiễm, gây mất cân bằng sinh thái và phát triển không bền vững. Các hoạt động đã triển khai mới dừng ở nâng cao nhân thức cộng đồng trong sử dụng các sản phẩm sinh thái, túi ni lông sinh thái. Đây là những hoạt động đơn lẻ, chưa kết nối với nhau, phạm vi tác động chỉ trong khuôn khổ của một nhóm đối tượng hưởng thụ trực tiếp, vì vậy, chưa có tính phổ biến và tính bền vững. 3. Một số giải pháp thúc đẩy tiêu dùng xanh Phát triển xanh sẽ là con đường duy nhất để các doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển bền vững trong điều kiện cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Để một công ty phát triển xanh thì trong nội bộ công ty phải có sự đồng thuận từ lãnh đạo đến người lao động. Lãnh đạo công ty phải là người tiên phong trong định hướng phát triển xanh từ đó thay đổi cách suy nghĩ và hành động của từng cá nhân lao động trong toàn bộ công ty. Cùng với đó, công ty cũng phải chủ động đổi mới công nghệ, phát triển nguồn năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, công nghệ sản xuất tiết kiệm tài nguyên, tiêu hao ít năng lượng, thân thiện môi trường. Đặc biệt, điều cần thiết làm ngay là Nhà nước cần hoàn thiện hệ thống luật pháp, chính sách hiện hành sao cho đồng bộ nhất quán theo định hướng phát triển xanh, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, cộng đồng xã hội thực hiện theo hướng tăng trưởng xanh và phát triển bền vững. Đồng thời cần đưa ra các chính sách khuyến khích các nhà sản xuất các sản phẩm, dịch vụ xanh. Phát triển những ngành nghề, lĩnh vực có áp dụng công nghệ sạch, sản xuất sạch hơn, hướng đến các sản phẩm cho tiêu dùng xanh. Đẩy mạnh xanh hóa sản xuất, ưu tiên các chính sách và kế hoạch hành động phát triển năng lượng tái tạo, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên, phát triển công nghệ xanh, cơ chế phát triển sạch (CDM). Bên cạnh đó, cần phát triển và nhân rộng các mô hình doanh nghiệp xanh, hỗ trợ về giá đối với các sản phẩm, dịch vụ xanh và tăng cường tiếp thị quảng cáo trong tiêu thụ các sản phẩm xanh. Tổ chức chương trình đào tạo về sản xuất xanh cho lực lượng lao động trực tiếp tham gia vào các mô hình doanh nghiệp xanh. Tăng cường thực hiện các chương trình kích cầu tiêu dùng xanh đối với các sản phấm, nhằm đưa các sản phẩm xanh vào tiêu dùng và nâng cao thói quen tiêu dùng thân thiện môi trường của con người. Đẩy mạnh tuyên truyền về lợi ích của các sản phẩm xanh, chất lượng và giá cả cạnh tranh trên thị trường của các sản phẩm xanh cũng như lợi ích thiết thực trong bảo vệ môi trường đến cộng đồng, người tiêu dùng, người sản xuất để thu hút lực lượng tiêu thụ sản phẩm xanh và nâng cao nhận thức về tiêu dùng xanh. Đồng thời, tạo mối quan hệ chặt chẽ giữa nhà sản xuất xanh, sản phẩm xanh và người “tiêu dùng xanh”. Theo các chuyên gia, xu hướng phát triển xanh đang diễn ra mạnh mẽ tại nhiều nước trên thế giới. Việc doanh nghiệp hòa nhập với xu hướng này sẽ giúp tăng uy tín thương hiệu, đồng thời xóa bỏ rào cản kỹ thuật môi trường khi bước chân vào thị trường thế giới. Không chỉ vậy, doanh nghiệp đổi mới xanh còn có cơ hội thu hút đầu tư của các tổ chức phi chính phủ, các ngân hàng và các tổ chức tài chính Để thực hiện mục tiêu phát triển xanh không nhất thiết doanh nghiệp phải đầu tư trang thiết bị hiện đại để giảm thiểu khí thải, tạo ra sản phẩm thân thiện với môi trường. Chỉ bằng những hành động đơn giản: chấp hành tốt quy định bảo vệ môi trường, cải tiến quy trình sản xuất để giảm nguyên nhiên 513
  7. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 1 năm 2018 liệu, điện. Và quan trọng nhất là ưu tiên tiêu dùng những sản phẩm, nguyên vật liệu thân thiện với môi trường là đã giúp thực hiện được mục tiêu này. Bên cạnh đó, để tiến tới xây dựng một nền kinh tế xanh, phát triển bền vững, đòi hỏi mỗi chúng ta phải có những thay đổi trong nhận thức và hành động về bảo vệ môi trường. Cùng với toàn xã hội, nhận thức và sự đồng hành của các doanh nghiệp trong hoạt động vê bảo vệ môi trường là hết sức cần thiết. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Thủ tướng Chính phủ (2012). Quyết định số 1393/QĐ-TTg, ngày 25 tháng 9 năm 2012 Phê duyệt chiến lược tăng trưởng xanh thời kỳ 2011-2020, tầm nhìn đến năm 2050. 2. UNIDO (2012). Hướng tới tăng trưởng xanh từ phát triển công nghiệp xanh tại Việt Nam. 3. Thu Trang (2016). Doanh nghiệp thờ ơ với nhãn sinh thái, truy cập từ 4. Hà Văn (2016). Cần nhiều cơ chế khuyến khích hỗ trợ doanh nghiệp phát triển xanh, truy cập từ truy cập từ 5. Lê Thị Ninh (2017). Phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng tăng trưởng xanh, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 22 (558). 514