Phát triển các ngành công nghiệp sáng tạo có lợi thế cạnh tranh ở Việt Nam

pdf 12 trang Gia Huy 2960
Bạn đang xem tài liệu "Phát triển các ngành công nghiệp sáng tạo có lợi thế cạnh tranh ở Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfphat_trien_cac_nganh_cong_nghiep_sang_tao_co_loi_the_canh_tr.pdf

Nội dung text: Phát triển các ngành công nghiệp sáng tạo có lợi thế cạnh tranh ở Việt Nam

  1. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP SÁNG TẠO CÓ LỢI THẾ CẠNH TRANH Ở VIỆT NAM PGS.TS. Phan Thế Công1, ThS. Phạm Thế Ninh2 1Trường Đại học Thương mại, 2Trường Cao đẳng Du lịch - Thương mại Nghệ An congpt@tmu.edu.vn TÓM TẮT Ngành công nghiệp sáng tạo (CNST) bao gồm hàng hóa và dịch vụ về công nghiệp văn hóa, sựđổimới trong nghiên cứu và phát triển các sản phẩm trí tuệ, đang được nhiều quốc gia trên thế giới tập trungnghiên cứu để đưa vào sản xuất – kinh doanh. Nhiều quốc gia đã rất thành công trong pháp triển các ngành CNST này. CNST ở Việt Nam sẽ góp phần nâng cao nhận thức và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ quyền tác giả của các sản phẩm, lĩnh vực của ngành CNST nhằm đáp ứng những yêu cầu theo những thỏa thuận WTO về sở hữu trí tuệ. CNST là các ngành công nghiệp sản xuất, tái sản xuất, phổ biến, tiêu dùng các sản phẩm và các dịch vụ văn hóa bằng phương thức công nghiệp hóa, thương phẩm hóa, nhằm đáp ứng nhu cầu văn hóa đa dạng của xã hội, các hoạt động này được bảo vệ bởi bản quyền và sở hữu trí tuệ. Chính phủ hỗ trợ ngành CNST sẽ thúc đẩy một môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp trong ngành nhờ có sự phối hợp đồng đều giữa các cơ quan chức năng trong quản lý và hỗ trợ phát triển ngành. Từ khóa: Nền kinh tế sáng tạo; Công nghiệp sáng tạo; Quyền sở hữu trí tuệ; Sáng tạo Việt nam;UNCTAD ABSTRACT Creative industries is applied to a much wider productive set, including goods and services produced by the cultural industries and those that depend on innovation, including many types of research and software development. Development of creative industry will contribute to awareness and protection of intellectual property right and copyright in the creative industry in order to meet WTO’s requirements on intellectual property right. The Government’s support for the creative industry will help create a healthy competitive environment for businesses in the industry thanks to effective coordination among relevant agencies in managing and supporting the industry. Keywords: Creative Economy; Creative industries; Intellectual property rights; Creative Vietnam; UNCTAD 1. Đặt vấn đề Sáng tạo thường được coi là một nguồn lực chính trong nền kinh tế tri thức, dẫn tới những sáng tạo và thay đổi về công nghệ, đồng thời đem lại lợi thế cạnh tranh về kinh doanh và các nền kinh tế quốc gia. Không có định nghĩa đơn giản nào của "sự sáng tạo" có thể bao gồm tất cả các khía cạnh khác nhau của hiện tượng này. Thật vậy, trong lĩnh vực tâm lý học, sự sáng tạo cá nhân đã ợđư c nghiên cứu rộng rãi nhất, không có khẳng định nào về việc liệu sự sáng tạo là một thuộc tính của con người hay một quá trình mà ý tưởng ban đầu được tạo ra. Tuy nhiên, đặc điểm của sự sáng tạo trong các lĩnh ựv c khác nhau của đời sống con người ít nhất có thể trùng khớp. - Sáng tạo nghệ thuật liên quan đến trí tưởng tượng và khả năng tạo ra những ý tưởng ban đầu và phương pháp ớm i của việc giải thích thế giới, thể hiện trong văn bản, âm thanh và hình ảnh. - Sáng tạo khoa học liên quan đến sự tò mò và sẵn sàng để thử nghiệm và tạo ra các kết nối mới trong việc giải quyết vấn đề. 196
  2. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng - Sáng tạo kinh tế là một quá trình năng động dẫn đến sự đổi mới trong công nghệ, hoạt động kinh doanh, tiếp thị và được liên kết chặt chẽ để đạt được lợi thế cạnh tranh trong nền kinh tế. Kinh tế sáng tạo bao trùm tất cả các lĩnh ựv c khác từ âm nhạc, văn học, nghệ thuật, phim ảnh và sân khấu, cho tới phát thanh/truyền hình, báo chí, quảng cáo, tạo mẫu, công nghệ thông tin, sản xuất công nghiệp Vì vậy kinh tế sáng tạo không chỉ có được một tầm quan trọng đáng kể trong nền về kinh tế quốc dân, mà còn là một mẫu hình cho một ngành kinh tế hiện đại: cung cấp cơ hội việc làm tương đối tốt, đóng vai trò tiên phong trên con đường dẫn tới một nền kinh tế tri thức và là một nguồn chắc chắn cung cấp các ý tưởng độc đáo. Kinh ết sáng tạo dựa trên nền kiến thức và sáng tạo chính là những giá trị lớn của nền kinh tế hôm nay. Nhiều chuyên gia cũng cho rằng phát triển kinh tế sáng tạo sẽ là một giải pháp hợp lý đối với kinh tế toàn cầu hiện nay. Liên Hợp Quốc đã khẳng định kinh tế sáng tạo là lựa chọn phát triển khả thi đối với các nước đang phát triển trong bối cảnh xã hội biến đổi nhanh chóng. Tất cả những điều trên liên quan đến sáng tạo công nghệ ở mức độ nhiều hay ít đều có mối quan hệ với nhau, thể hiện trong sơ đồ 1. Bất kể cách thức nào mà sáng tạo được giải thích, theo định nghĩa, nó là một yếu tố quan trọng trong việc xác định phạm vi của các ngành công nghiệp sáng tạo và nền kinh tế sáng tạo. Sơ đồ 1. Sự sáng tạo trong nền kinh tế ngày nay Nguồn: UNCTAD (2008) Công nghiệp một bộ phận của nền kinh tế, là lĩnh ự v c sản xuất hàng hóa vật chất mà sản phẩm được "chế tạo, chế biến" cho nhu cầu tiêu dùng hoặc phục vụ hoạt động kinh doanh tiếp theo. Tuy nhiên, một nghĩa rất phổ thông khác của công nghiệp là "hoạt động kinh tế quy mô lớn, sản phẩm (có thể là phi vật thể) tạo ra trở thành hàng hóa". Những hoạt động kinh tế chuyên sâu khi đạt được một quy mô nhất định sẽ trở thành một ngành công nghiệp, ngành kinh tế như: công nghiệp phần mềm máy tính, công nghiệp điện ảnh, công nghiệp giải trí, công nghiệp thời trang, công nghiệp báo chí,v.v. Đây chính là sản phẩm của công nghiệp sáng tạo (CNST). Theo định nghĩa và phân loại của UNCTAD (2008), các ngành CNST bao gồm: Di sản văn hóa, bao ồg m các biểu hiện văn hóa truyền thống; Nghệ thuật thị giác và nghệ thuật biểu diễn; Các ngành công nghiệp nghe nhìn; Xuất bản và truyền thông in ấn; Truyền thông mới; Thiết kế; Các dịch vụ sáng tạo, bao gồm quảng cáo và kiến trúc. Khái niệm này vẫn đang tiếp tục phát triển, mở rộng phạm vi bao quát và lĩnh ựv c áp dụng. Tuy vậy, hiện nay đã xuất hiện nhiều quan điểm rõ ràng hơn cũng như những nhận thức chung về khái niệm này. Hy vọng rằng trong tương lai gần sắp tới chúng ta sẽ đưa ra được một hệ thống phân loại mới, không chỉ đơn thuần dựa trên sự thuận tiện hay các dữ liệu thống kê mà còn xuất phát từ sự hiểu biết sâu sắc hơn về những thông tin cần thiết để xây dựng nên những tiêu chí đánh giá hiệu quả. CNST là tên gọi những ngành công nghiệp mới xuất hiện trong thế kỉ 20, trong đó sản phẩm sản xuất ra bao gồm hàng hóa và dịch vụ được sáng tạo, cải tiến trong lĩnh vực văn hóa và nghệ thuật. Đó là ạho t động bắt nguồn từ sự sáng tạo, kỹ năng và năng khiếu của cá nhân, có tiềm năng tạo ra của cải, việc làm qua 197
  3. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng quá trình khai thác quyền sở hữu trí tuệ. Đối với nhiều nền kinh tế phát triển trên thế giới, CNST đã trở thành ngành trụ cột trong việc tăng trưởng phát triển nền kinh tế quốc dân, thương mại và giảm tỉ lệ thất nghiệp. Như vậy, CNST là các ngành công nghiệp bao gồm những sản phẩm mang tính sáng tạo thuộc lĩnh vực văn hóa và nghệ thuật; là hoạt động bắt nguồn từ sự sáng tạo, kỹ năng và năng khiếu của cá nhân, có tiềm năng tạo ra của cải, việc làm qua quá trình khai thác quyền sở hữu trí tuệ nhằm đáp ứng nhu cầu văn hóa đa dạng của xã hội, các hoạt động này được bảo vệ bởi bản quyền và sở hữu trí tuệ. 2. Phân loại nhóm sản phẩm công nghiệp sáng tạo CNST là được coi là một tập hợp các sản phẩm tri thức, có nội dung sáng tạo, có giá trị về văn hóa và kinh tế, và có các mục tiêu thị trường. Tập hợp này bao gồm chu kỳ sáng tạo, sản xuất, và phân phối hàng hóa và dịch vụ, trong đó sáng tạo và tài sản trí tuệ là các nguyên liệu đầu vào chủ đạo. Các mô hình nền kinh tế sáng tạo khác nhau có các cách xác định và phân loại các ngành CNST khác nhau. Đầu tư và phát triển các ngành công nghiệp sáng tạo sẽ đem lại nhiều mặt tích cực và hiệu quả cho việc thúc đẩy tăng trưởng kinhtế bền vững, làm tăng nhanh GDP và tạo nhiều công ăn việc làm cho người lao động. Bảng 1. dưới đây là nhóm các ảs n phẩm công nghiệp sáng tạo áp dụng hệ thống (HS - 1996, UNCTAD) và mô tả chi tiết các ngành và sản phẩm cần được tiến hành đầu tư vàthu hút đầu tư. Bảng 1: Nhóm các ngành công nghiệp sáng tạo Hàng hóa/ Nhóm sản phẩm Mô tả Dịch vụ - Thời trang: giỏ, dây nịt, kính mát, hàng da,v.v. - Nội thất: đồ gỗ, sản phẩm bàn ăn, giấy tường, bộ thắp sang,v.v. - Đồ Thiết kế (Design) chơi: đồ chơi có bánh xe, xe lửa điện, bộ ráp hình,v.v. - Đồ họa và kiến trúc: Bản tranh gốc, bản vẽ kiến trúc,v.v. - Kim cương: chế tác từ kim cương, đá quý,v.v. - Thảm (thảm len, lông thú, cao su). - Sợi: dây đeo làm bằng tay, khăn thảm đan thêu tay, hàng thêu, Sản phẩm nghệ thuật nguyên liệu in hay làm bằng tay,v.v. và thủ công mỹ nghệ - Đồ đan: thảm trải, sản phẩm đan,v.v. (Arts and Crafts) - Sản phẩm lễ hội: chế tác Giáng sinh, Fetivals, Carnivals,v.v - Sản phẩm giấy: sản phẩm giấy làm bằng tay Hàng hóa - Khác: nến, hoa nhân tạo. sáng tạo (Creative - Nhiếp ảnh: đĩa (plates) nhiếp ảnh dùng cho tái tạo offset, phim nhiếp goods) ảnh và vi phim; đã phơi sáng và chỉnh sửa. - Tranh: trang, khung gỗ dùng cho tranh, bột màu vẽ Sản phẩm nghệ thuật thị giác (Visual Arts) - Tượng: tượng và các chế tác trang trí khác làm từ gỗ, ngà voi, gốm, sứ,v.v. - Đồ cổ: đồ cổ hơn 100 tuổi - Khác: các dạng phiên bản hoặc trang trí nghệ thuật, tranh, tượng,v.v. - Báo: Báo, tạp chí - Sách: sách, từ điển, tờ bướm, tranh trẻ em, truyện tranh và các dạng Xuất bản (Publishing) ấn phẩm in khác - Khác: bản đồ, brochures, bưu thiếp, lịch,v.v. Âm nhạc (Music) Bao gồm băng và đĩa đã có ghi âm, và trò chơi video (video games). Ứng dụng truyền 3 mã ngạch: 1 cho ứng dụng truyền thông ghi lại âm thanh và hình 198
  4. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng thông mới (New ảnh, 2 mã ngạch cho video games. media) Nhóm này gồm 2 mã ngạch, có 2 loại sản phẩm thuộc về phim điện Sản phẩm nghe nhìn ảnh. - Nhiếp ảnh: gồm dịch vụ chụp ảnh chân dung, quảng cáo,lưutrữ Dịch vụ về nghệ thuật copy và tái tạo ảnh, xử lý ảnh, các loại hình xử lý khác. thị giác (Visual art) - Tranh tượng: Bao gồm dịch vụ vẽ tranh tượng cho các tác giả, các nhà nghệ sĩ và mục đích khác. Dịch vụ tổ chức sự kiện, nghệ thuật biểu diễn, các dạng nghệthuật Dịch vụ giải trí và biểu diễn hác,k bao gồm cả biểu diễn và vận hành thiết bị biểu diễn, nghệ thuật biểu diễn thuyết trình trong sự kiện. Âm nhạc Dịch vụ ghi âm và sản xuất nhạc theo hợp đồng. Dịch vụ xuất bản Xuất bản, in, đại diện thông tin theo phí hay hợp đồng. Dịch vụ nghe nhìn và Phát thanh và truyền hình: Dịch vụ phát sóng (lập trình và theo lịch), các dịch vụ có liên dịch vụ đăng tin đài phát thanh, dịch vụ hỗ trợ nghe nhìn, dịch vụsản quan xuất chương trình phát thanh và hỗ trợ sau sản xuất. Dịch vụ sáng Phim ảnh động, chương trình truyền hình, dịch vụ sau sản xuất cho tạo và nhượng Phim ảnh quyền các chương trình truyền hình, (Creative Thiết kế Nội thất: Dịch vụ thiết kế nội thất, các dịch vụ thiết kế đặc trưngkhác services and royalties) Quảng cáo nghiên Các ngành gồm các dịch vụ quảng cáo, hội thảo, triểnlãm,hội cứu thị trường và dịch chợ,v.v. vụ quần chúng Dịch vụ kiến trúc, Dịch vụ tiền thiết kế, tư vấn hỗ trợ kiến trúc và các hình thức quảnlý công trình và các dịch hợp đồng kiến trúc vụ kỹ thuật khác Dịch vụ nghiên cứu và phát triển Dịch vụ lưu trữ, thư viện, bảo tàng (ngoại trừ tại điểm di tích và lịch Dịch vụ cá nhân, văn sử), Vườn thực vật và vườn thú, dịch vụ bảo tồn thiên nhiên,công hóa và giải trí viên giải trí và các loại hình tương tư Chi phí nhượng Sáng chế, phát minh quyền thương mại Nguồn: Tổng hợp của tác giả Việt Nam đang được đánh giá là trung tâm cơ hội mới của thế giới bởi những ưu việt trong giao thoa của địa lý, văn hóa, ngôn ngữ. Nhưng chúng ta vẫn đang ngụp lặn ở đáy các bảng xếp hạng của thế giới ở hầu hết các chỉ số. Khi chúng ta dám cạnh tranh ở những phân khúc cao hơn chúng ta sẽ tạo ra những giá trị lớn hơn và có được vị thế cao hơn trên thế giới. Điều kiện để ngành CNST phát triển cần có sự bảo hộ hữu hiệu đối với quyền sở hữu trí tuệ. Do đó, việc phát triển ngành CNST sẽ góp phần nâng cao nhận thức và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ/quyền tác giả của các sản phẩm, lĩnh vực của ngành CNST nhằm đáp ứng những yêu cầu theo những thỏa thuận WTO về Sở hữu trí tuệ. Chính phủ hỗ trợ ngành Công nghiệp sáng tạo sẽ thúc đẩy hình thành một môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp trong ngành nhờ có sự phối hợp đồng đều giữa các cơ quan chức năng trong quản lý và hỗ trợ phát triển ngành. Thông qua hỗ trợ phát triển 199
  5. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng ngành tạo được cơ sở dữ liệu ngành, tăng khả năng quản lý để theo kịp tốc độ phát triển của các doanh nghiệp trong ngành. Ngành CNST tạo ra giá trị gia tăng cho sản phẩm công nghiệp sáng tạo (Ví dụ như ngành thiết kế bao bì, kiểu dáng công nghiệp, quảng cáo truyền thông, các sản phẩm nghe nhìn, ), các sản phẩm này thường được tạo ra từ khu vực thành thị. Cácsản phẩm công nghệ sáng tạo khu vực kinh tế phi chính thức hoặc khu vực nông thông có thể đầu tư sản xuất– kinh doanh bao gồm: nghệ thuật và thủ công mỹ nghệ (Arts and Crafts), bao gồm: Thảm (thảm len, lông thú, cao su). Sợi: dây đeo làm bằng tay, khăn thảm đan thêu tay, hàng thêu, nguyên liệu in hay làm bằng tay,v.v. Đồ đan: thảm trải, sản phẩm đan,v.v. Sản phẩm lễ hội: chế tác Giáng sinh, Fetivals, Carnivals,v.v Sản phẩm giấy: sản phẩm giấy làm bằng tay; một số sản phẩm khác nhưế n n và hoa nhân ạt o. Sơ đồ 2: Tính liên kết của một số ngành công nghiệp sáng tạo 3. Thực trạng phát triển ngành công nghiệp sáng tạo trên thế giới và Việt Nam CNST bao gồm những sản phẩm mang tính sáng tạo thuộc lĩnh vực văn hóa và nghệ thuật (UNESCO, 2010). Đó là hoạt động bắt nguồn từ sự sáng tạo, kỹ năng và năng khiếu của cá nhân, có tiềm năng tạo ra của cải, việc làm qua quá trình khai thác quyền sở hữu trí tuệ. Theo UNCTAD (2010), việc thương mại hóa những sản phẩm mang tính sáng tạo đem lại giá trị kinh tế đo lường được cho sản phẩm văn hóa, ví dụ như ngành công nghiệp âm nhạc tại các quốc gia Mỹ Latinh. Nhờ đó mà những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp có cơ hội được bảo tồn và phát huy đến thế hệ sau. Giá trị về đào ạt o: phát triển tính sáng tạo, đổi mới đối với lực lượng lao động trẻ. Nghiên cứu cho thấy ngành CNST đóng góp khoảng 2% - 8% cho lực lượng lao động hàng năm và người lao động trong ngành có mức độ hài lòng cao tương đối so với các ngành nghề khác. Ngành công nghiệp sáng tạo đã trở thành một phần quan trọng của nền kinh tế toàn cầu, đã và đang phát triển nhanh chóng trong sự giao thoa giữa văn hóa, kinh doanh và công nghệ; giá trị về thương mại của hàng hóa và dịch vụ sáng tạo trên thế giới đạt 892 tỷ đô la trong năm 2010. Hình 1 cho thấy kim ngạch xuất khẩu các hàng hóa sáng tạo lớn nhất của 10 nước trên thế giới. Trung Quốc là quốc gia dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm sáng tạo, với hơn 120 tỷ USD mỗinăm,kế tiếp là Mỹ, Đức và Hồng Kông (đạt khoảng 35 tỷ USD ở mỗi nước). Mỹ, một quốc gia điển hình nhất với sức mạnh số một thế giới đã và đang dẫn đầu thế giới chính bằng nền kinh tế sáng tạo. 200
  6. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng Hoa Kỳ có thể coi làố qu c gia được đánh giá cóị v trí hàng đầu về công nghệ sáng tạo trên thế giới và nước này đã tiến hành nhiều nghiên cứu chuyên về công nghệ sáng tạo nhằm có được sự hiểu biết đúng đắn về quy mô và phạm vi các ngành nghệ thuật trong mối tương quan với nền kinh tế quốc dân. Năm 2014, ngành công nghiệp sáng tạo của Hoa Kỳ có diện mạo vô cùng to lớn với 750.453 doanh nghiệp trên toàn quốc và thu hút hơn 3,1 triệu nhân công, chiếm 4,2% tổng số các doanh nghiệp và 2,2% lực lượng lao động trên cả nước. Nếu xét về bình diện địa lý, ngành công nghiệp sáng tạo tại Hoa Kỳ không chỉ xuất hiện ở những khu vực đô thị mà còn vươn xa tới nhiều cộng đồng xa xôi. Đối với Hoa Kỳ, ngành công nghiệp sáng tạo đóng vai trò chủ chốt trong xây dựng và phát triển các cộng đồng có thế mạnh. Các tổ chức nghệ thuật cung cấp việc làm và tạo doanh thu cho chính phủ cũng như là động lực khôi phục và phát triển du lịch của cả nước. Ngoài ra, nghệ thuật và văn hóa cũng đem lại những giá trị đáng ghi nhận trong xuất khẩu của Hoa Kỳ. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa nghệ thuật của Hoa Kỳ (như phim ảnh, tranh vẽ và trang sức) lên tới 72 tỷ USD năm 2011, trong nhập khẩu của Hoa Kỳ chỉ là 25 tỷ USD, nghĩa là nước này đạt được thặng dư thương mại là 47 tỷ USD. Một đặc điểm ấn tượng của ngành công nghiệp sáng tạo của Hoa Kỳ là tính ổn định về kinh doanh của nó. Sau thời gian khủng hoảng trên toàn bộ các doanh nghiệp của Hoa Kỳ, tỷ lệ nghệ thuật trong các doanh nghiệp và lực lượng lao động vẫn duy trì ở mức ổn định trong tổng tỷ lệ toàn quốc. Hình 1: Mười nước có kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sáng tạo lớnnhất Nguồn: UNCTAD (2013), đơn vị Tỷ USD Vương quốc Anh có thể được coi là một trong những quốc gia hàng đầu có ngành công nghiệp sáng tạo phát triển trên thế giới với năm lý do hết sức thuyết phục. Thứ nhất, nước Anh là nước có lịch sử thương mại thành công với nhiều khu vực trên toàn thế giới và nhiều thành tích đáng nổi bật về các ngành công nghiệp sáng tạo, với kim ngạch xuất khẩu là 15,5 tỉ bảng Anh vào năm 2011, chiếm xấp xỉ 8% kim ngạch xuất khẩu của tất cả các ngành ở Anh. Những lĩnh vực như âm nhạc, truyền hình, phim ảnh, trò chơi, thời trang, thiết kế và kiến trúc được biết đến rộng rãi nhờ những phát triển mạnh mẽ về nội dung, sản phẩm, dịch vụ và chất lượng vượt trội trên thị trường quốc tế. Thứ hai, nước Anh là nơi khởi nguồn và khuyếch đại các xu hướng phát triển trên thế giới. Thứ ba, nước Anh là một thị trường mở, hấp dẫn cho công nghệ sáng tạo. Tính sáng tạo ở Anh mang tính mở đối với những tác động và hợp tác quốc tế. Thứ tư, nước Anh là nước có nền giáo dục xuất sắc. Thứ năm, nước Anh là một nền kinh tế đổi mới. Từ năm 2000 đến 2009, hơn 60% tăng trưởng năng suất là xuất phát từ đổi mới. Từ thời trang tới phim ảnh, kiến trúc tới quảng cáo, công nghiệp sáng tạo của nước Anh đã đạt được danh tiếng nhờ những thành tựu đáng thách thức và tính chuyên nghiệp của mình. Mức độ đóng góp của các ngành công nghiệp sáng tạo của một số quốc gia trên thế giới vàoGDP được thể hiện ở hình 4. Công nghiệp sáng tạo ở Mỹ đã đóng góp tới 11,12% trong GDP của Mỹ mỗinăm. Trong khi đó, một số quốc gia khác như Singapore, Hungary, Nga, Jamaica đều xấp xỉ đóng góp khoảng từ 6%-7% mỗi năm. 201
  7. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng Hình 2: Đóng góp của nền công nghiệp sáng tạo vào GDP ở các nước Nguồn: UNCTAD, Creative Economy Report 2008 (đơn vị Tỷ USD) Các con số và dữ liệu ở hình 2 cho thấy rằng sự sángtạo và đổi mới đang là ộm t xu hướng không thể đảo ngược trong hoạt động kinh doanh toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng. Theo Hoàng Hà (2014), ngành CNST ở Việt Nam còn ít được quan tâm, khá mới mẻ, tự phát và chủ yếu là nhập khẩu dây chuyền công nghệ từ các nước. Tác giả đã chỉ rõ, năm 2013, ngành CNST của Việt Nam mới chỉ đóng góp được3- 5% tổng giá trị xuất khẩu. Tại thị trường Việt Nam, nguồn cung ứng CNST chủ yếu là nhập ngoại.Việt Nam nhập khẩu công nghệ nhưng thực chất là nhập trang thiết bị, dây chuyền công nghệ toàn bộ mà chưachúý khai thác trí tuệ. Đồng thời, tác giả cũng đưa ra được các tiềm năng cùng với thách thức đối với nềncông nghiệp sáng tạo của Việt Nam. Việt Nam đầu tư vào các ngành CNST bao gồm những sản phẩm mang tính sáng tạo thuộc lĩnh vực văn hóa và nghệ thuật sẽ tạo ra của cảivà việc làm xã hội, các hoạt động này được thực hiện thông qua khai thác và bảo vệ bản quyền, quyền sở hữu trí tuệcủamỗi một người dân Việt Nam. Phần tiếp theo, nghiên cứu tập trung đánh giá cơ hội và chỉ ra được các thách thức trong việc đầu tưvàocác ngành công nghiệp sáng tạo ở Việt Nam trong thời gian tới. 4. Cơ hội và thách thức đầu tư vào các ngành công nghiệp sáng tạo ở Việt Nam 4.1. Cơ hội Việt Nam đang phải lựa chọn cho mình một hướng đi và ộm t vị trí xứng đáng trong nền kinh tế sáng tạo toàn cầu. Thực tế cho thấy, Việt Nam có nhiều cơ hội để phát triển ngành côngnghiệp sáng tạo trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Thứ nhất là, Việt Nam đã và đang hội nhập sâu vào kinh tế thế giới. Việt Nam đã tham gia đàm phán, ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương với nhiều nước, tổ chức trong khu vực và thế giới. Với chất lượng và tốc độ hội nhập sâu và rộng như vậy, Việt Nam luôn có nhiều cơ hội, lợi ích và đãặ g t hái được nhiều thành tựu trong phát triển kinh tế nhưng đi kèm với nó cũng là những thách thức cần Việt Nam phải đoàn ếk t, nỗ lực vượt qua. Đến nay, Việt Nam đã và đang khẳng định thế và lực của mình trong cộng đồng quốc tế, là một quốc gia yêu chuộng hoà bình, tích cực, có trách nhiệm trong hợp tác phát triển. Những thành công của Việt Nam đã và đang được cộng đồng quốc tế ghi nhận và đánh giá cao. Xu hướng hội nhập trong kinh tế là một tất yếu khách quan; tuy nhiên, trong bối cảnh một thế giới ngày nay với những yêu cầu trong thế và lực mới, đỏi hỏi các quốc gia trong đó có Việt Nam, cần tích cực và chủ động hơn nữa trong những hành động của mình. Thứ hai là, người Việt Nam rất thông minh và sáng tạo, những tố chất được thể hiện rất rõ trong lịch sử dân tộc, trong chiến tranh và trong thời gian hoà bình xây dựng đất nước, trong kinh doanh, trong học tập 202
  8. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng nghiên cứu khoa học với những thành tích đáng tự hào về toán học và cờ vua gần đây. Từ đầu những năm 90 của thế kỷ 20, Việt Nam đã bắt đầu nghiên cứu 4 lĩnh vực công nghệ cao trọng tâm là công nghệ thông tin, sinh học, vật liệu mới và tự động hóa. Khi đó,ụ m c tiêu được đặt ra là phải tạo được năng lực công nghệ đủ mạnh để đảm bảo tính cạnh tranh cho các sản phẩm chủ lực, làm nòng cốt cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên, nhìn lại trên cả 4 lĩnh vực trên, số doanh nghiệp Việt Nam được coi là thành công mới chỉ đếm trên đầu ngón tay. Bkis, vốn xuất thân từ Trung tâm an ninh mạng của Đại học Bách Khoa Hà Nội, đã phát hiện được lỗi phần mềm an ninh mạng của các hãng máy tính nổi tiếng như Toshiba, Google, tìm ra dấu vết của cuộc tấn công các hệ thống máy tính quan trọng của Chính phủ Mỹ và Hàn Quốc. Đến nay, phần mềm Bkav của Bkis cũng đã chiếm lĩnh được thị trường nội địa. Thứ ba là, những ngành dịch vụ sáng tạo có thế mạnh của Việt Nam có thể kể đến: thiết kế, nghệ thuật, giáo dục, du lịch, biểu diễn, thời trang, mỹ thuật, thủ công, mỹ nghệ, văn hoá, ẩm thực, Năm 2008 trở thành dấu mốc khởi đầu đối với ngành CNST của Việt Nam khi Hội Đồng Anh mang đến khái niệm CNST thông qua sự kiện “Thành phố Sáng tạo”. Thế nhưng, sau 7 năm, CNST vẫn chỉ dừng lại là một khái niệm rất lạ lẫm với Việt Nam, từ giới chức quản lý đến tầng lớp trí thức, doanh nhân và các nhà sáng tạo chứ chưa nói đến người dân. Một số chuyên gia đã băn khoăn rằng, Việt Nam nổi tiếng khắp thế giới với đặc sản phở 24, chè, cà phê, gạo, nhưng nếu nói tới nền tảng kinh tế sáng tạo, Việt Nam đã có gì? Một thời cách đây 2-3 năm, giới công nghệ điện tử rầm rộ quảng bá về những chiếc máy tính "made in Vietnam" như CMC, Sing PC, Mêkông Green, Vincaom, T&H, Robo, Elead, nhưng kết quả các doanh nghiệp này hoặc chết yểu, hoặc thị phần quá bé nhỏ để người tiêu dùng Việt Nam ngày nay nhớ tới. Có thể, chưa dám mơ rằng, một ngày nào đó,ệ Vi t Nam sẽ có những nhà sáng chế tài ba như Bill Gates hay Mark Zuckerberg khiến thay đổi cả thế giới, nhưng chí ít, cũng cần có một thị trường giao dịch công nghệ phát triển sôi động để làm nền tảng bứt phá. Một trong những nguồn cung ứng cho CNST, đó là từ các tổ chức nghiên cứu và triển khai trongớ nư c. Nhưng ở Việt Nam, khoản đầu tư cho lĩnh vực này quá khiêm tốn, chiếm 0,1% - 0,2% GDP. Chính các tổ chức này cũng chưa ạt o được công nghệ đột phá và nhiều kết quả nghiên cứu không áp dụng đại trà được vì chưa hoàn chỉnh. Số lượng sáng chế của doanh nghiệp Việt Nam đề nghị Tổ chức Trí tuệ thế giới cấp chỉ bằng 1/1000 Trung Quốc và 1/5000 của Nhật Bản. Công ty Naiscorp với năng lực làm chủ công nghệ lõi về tìm kiếm tiếng Việt, đến nay đã làm chủ được thị trường tìm kiếm tiếng Việt trên điện thoại di động, thay thế cho công cụ tìm kiếm của hãng Yahoo. Doanh nghiệp này cũng đang đặt mục tiêu chiếm đa phần thị trường tìm kiếm tiếng Việt trên máy tính để bàn, tuyên bố sẽ vượt mặt Google. 4.2. Thách thức Nhìn chung do các ngành CNST ở Việt Nam chưa được định nghĩa rõ ràng nên chưa được chú trọng nghiên cứu và đầu tư. Việt Nam cũng chưa có được số liệu thống kê cụ thể về các ngành CNST và triển vọng phát triển các ngành này. Ngày nay, các doanh nghiệp trong một nền kinh tế có thể phân chia thành 4 loại hình doanh nghiệp cơ bản: loại hình thứ nhất là các công ty phát triển dựa trên khai thác tài nguyên; loại hình thứ 2 là các công ty dựa trên việc làm ăn đầu cơ và chộp giật; loại hình thứ 3 là các công ty dựa lên nguồn lực lao động giá rẻ và loại hình thứ 4 là các công ty phát triển dựa trên sự sáng tạo. Ở thế kỷ 21, mọi quốc gia muốn bứt phá và thịnh vượng buộc phải hướng tới nền tảng dựa trên những doanh nghiệp sáng tạo. Trong đó, ộm t thứ sáng tạo nhất thiết phải có cho kinh tế bền vững, đó là công nghệ cao và kinh tế tri thức. Những nội dung đó vẫn đang là chìa khóa chiến lược cho tăng trưởng kinh tế ở các quốc gia sở hữu sự sáng tạo như Mỹ, Nhật, Nga, EU, Việt Nam là nước đi sau, đã gần 30 năm đổi mới theo khẩu hiệu "đi tắt, đón đầu" nhưng đến nay, nền tảng công nghệ cao này hãy còn quá mong manh. Theo báo cáo Chính phủ các ềđ án phát triển công nghệ cao, Việt Nam đang tụt hậu rất xa so với các nước. Giữa Việt Nam và các quốc gia phát triển, đang tồn tại một khoảng cách chênh lệch rất lớn về năng lực công nghệ. Năng suất công nghiệp phần mềm của Việt Nam khoảng 10.000 USD/người/năm, ở Trung Quốc vào khoảng 14.000 - 18.000 USD và ở Mỹ, là 140.000 USD/người/năm, đủ thấy sự tụt hậu của Việt Nam sau các nước đến cỡ nào. Trong công nghiệp chế tạo, tỷ 203
  9. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng trọng nhóm sản phẩm công nghệ thấp chiếm 60%, công nghệ cao chỉ chiếm trên 20%. Đóng góp GDP của nhóm sản phẩm công nghệ cao chỉ bằng 5,73% GDP và của dịch vụ công nghệ cao ở Việt Nam chỉ bằng 2,12%. Đây là tỷ lệ rất thấp. Còn các ngành công nghiệp sáng tạo vẫn chỉ chiếm một tỷ lệ rất thấp trong GDP. Việt Nam đang được đánh giá là trung tâm cơ hội mới của thế giới bởi những ưu việt trong giao thoa của địa lý, văn hóa, ngôn ngữ. Nhưng chúng ta vẫn đang ngụp lặn ở đáy các bảng xếp hạng của thế giới ở hầu hết các chỉ số. Khi chúng ta dám cạnh tranh ở những phân khúc cao hơn, chúng ta sẽ tạo ra những giá trị lớn hơn và có được vị thế cao hơn trên thế giới. Sáng tạo chính làẳ đ ng cấp sản phẩm cao nhất mà chúng ta cần hướng đến cùng với định vị toàn cầu. Vấn đề của các cá nhân sáng tạo, các doanh nghiệp sáng tạo lúc này là cần giải phóng niềm tin, để tự tin vào chính mình để có thể mạnh mẽ đưa ra lựa chọn đi đến cùng theo con đường CNST, nhằm đạt được vị thế khác đi cho quốc gia, doanh nghiệp và từ mỗi cá nhân. Cho đến nay, Việt Nam vẫn chưa có chính sách tổng thể, chiến lược quốc gia cho lĩnh vực đầy tiềm năng này. Chính vì chưa cóộ m t chính sách, chiến lược tổng thể nên dẫn đến tình trạng các thành phố lớn như thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương và HàNội đang tự “lần mò” nghiên cứu và tự làm CNST theo cách của mình. Một thành phố năng động như TP. HCM mà còn ặg p nhiều khó khăn ếđ n thế trong phát triển CNST trách gì các thành phố khác không làm nổi. Ngoài việc thiếu cơ chế chính sách đóng vai trò bà đỡ ra thì chính tính thiếu liên kết giữa các doanh nghiệp, nhà sáng tạo Việt Nam đang là một cản trở lớn cho việc hình thành và phát triển nền CNST Việt Nam. Thực tế cho thấy, Việt Nam đang đứng trước ngã rẽ quan trọng: Tốc độ tăng trưởng GDP đã giảm trong bối cảnh quốc tế bớt sôi động hơn. Nguồn tăng trưởng trước đây đang suy giảm làm tăng nguy cơ rơi vào “bẫy thu nhập trung bình”. Việt Nam sẽ phải dựa nhiều hơn vào việc tăng năng suất lao động thông qua đổi mới sáng tạo. Muốn vậy, Việt Nam cần cải thiện đáng ểk năng lực đổi mới sáng tạo trong nước. Việt Nam đã ởm rộng và đa ạd ng hoá cơ cấu ngành hàng xuất khẩu, nhưng quá trình chuyển đổi cơ cấu sang xuất khẩu các mặt hàng và dịch vụ “công nghệ cao”, phức tạp hơn và có hàm lượng tri thức cao hơn vẫn còn diễn ra khá chậm chạp. Việc mắc kẹt trong các hoạt động tạo ít giá trị gia tăng đã hạn chế khả năng học hỏi công nghệ và nâng cao năng lực sáng tạo. Thêm vào đó, ở Việt Nam, năng lực khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo hiện còn yếu và hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia còn non trẻ, manh mún. Công tác nghiên cứu và phát triển vẫn chỉ là hoạt động mang tính thêm thắt trong các doanh nghiệp và các cơ quan nhà nước. Mức độ cạnh tranh ngày càng tăng trên thế giới đòi hỏi phải sớm đầu tư vào việc phát triển năng lực công nghệ tiên tiến, kể cả hoạt động R&D. Việc nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo trở nên cấp thiết để Việt Nam có thể nâng cao vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầu. 5. Xây dựng chính sách và giải phát triển các ngành công nghiệp sáng tạo ởViệtNam 5.1. Nhóm chính sách phát triển nhóm các ngành công nghiệp sáng tạo ở Việt Nam Ngành CNST để phát triển cần có sự bảo hộ hữu hiệu đối với quyền sở hữu trí tuệ. Do đó, việc phát triển ngành CNST sẽ góp phần nâng cao nhận thức và bảo vệ quyền SHTT/ quyền tác giả của các sản phẩm, lĩnh vực của ngành CNST nhằm đáp ứng những yêu cầu theo những thỏa thuận WTO về Sở hữu trí tuệ. Chính phủ hỗ trợ ngành Công nghiệp sáng tạo sẽ thúc đẩy hình thành một môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp trong ngành nhờ có sự phối hợp đồng đều giữa các cơ quan chức năng trong quản lý và hỗ trợ phát triển ngành. Thông qua hỗ trợ phát triển ngành tạo được cơ sở dữ liệu ngành, tăng khả năng quản lý để theo kịp tốc độ phát triển của các doanh nghiệp trong ngành. Ngành công nghiệp sáng tạo (CNST) tạo ra giá trị gia tăng cho sản phẩm công nghiệp khác. Đề xuất các chiến lược và chính sách để phát triển nhóm các ngành công nghiệp sáng tạo ở Việt Nam baogồm: (1) Xây dựng hệ sinh thái kinh tế trong đó tính sáng tạo được tôn vinh xứng đáng và các doanh nghiệp khởi nghiệp phát triển thuận lợi; 204
  10. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng (2) Khuyến khích các hãng tài chính và doanh nghiệp nhỏ và vừa đóng vai trò chủ chốt trong nền kinh tế sáng tạo và thâm nhập vào thị trường toàn cầu; (3) Tạo động lực tăng trưởng đối với ngành công nghiệp mới và thị trường của nó; (4) Phát triển nguồn nhân lực có tài mang tính sáng tạo, có tầm nhìn và có đủ năng lực để trở thành một phần quan trọng của nền kinh tế sáng tạo; (5) Phát triển năng lực KH&CN và đổi mới công nghệ thông tin và truyền thông, coi đó là cơsở của nền kinh tế sáng tạo; (6) Hình thành nền văn hóa kinh tế sáng tạo khuyến khích sự tham gia của cả chính phủ và người dân. 5.2. Các chính sách cho giai đoạn nuôi dưỡng các ngành công nghiệp sáng tạo Giai đoạn nuỗi dưỡng tương ứng với các hoạt động giúp nâng cao giá và hiệu suất của các ứng dụng đến mức mà khả năng kinh doanh bền vững có thể được chứng minh. Cụ thể, giai đoạn này hàm ý phát triển một thị trường có tiềm năng tăng trưởng khối lượng. Cũng ở giai đoạnnày, vai trò của các nhà hoạch định chính sách là một nền tảng quan trọng. Các nhà hoạch định chính sách có thể thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghiệp sáng tạo ở giai đoạn này bởi đảm bảo / hỗ trợ sự có mặt của: 5.2.1. Các biện pháp hỗ trợ sáng tạo thông qua thúc đẩy giáo– dục đào tạo  Các nhà hoạch định chính sách có thể ảnh hưởng đến sự sáng tạo thông qua các hoạt động giáo dục trên một phạm vi rộng bao gồm trẻ em đến người lớn. Họ có thể theo đuổi một số tùy chọn để làm như ậv y.  Thúc đẩy sự kết hợp của sự sáng tạo và đổi mới ở tất cả các cấp giáo dục và đàoạ t o;  Hỗ trợ sự phát triển chuyên nghiệp của giáo viên là trung gian của sự sáng tạo và trong sự cách tân;  Khuyến khích sự phát triển của một nền văn hóa học tập, nơi mạng lưới và quan hệ đối tác giữa các tổ chức giáo dục và các cơ quan liên quan được kết hợp với khu vực doanh nghiệp;  Thúc đẩy sự phát triển, trao đổi và phổ biến các thực hành tốt về chính sách giáo dục dựa trên bằng chứng liên quan đến kỹ năng sáng tạo và sáng tạo;  Phát triển môi trường có lợi cho sự sáng tạo và đổi mới bằng cách thúc đẩy hợp tác đa cấp, đối thoại liên văn hóa và sản xuất văn hóa;  Thúc đẩy sự phát triển, trao đổi và phổ biến các thực hành tốt về chính sách giáo dục dựa trên bằng chứng liên quan đến kỹ năng sáng tạo và sáng tạo;  Thúc đẩy sự sáng tạo và đổi mới ở tất cả các giai đoạn học tập suốt đời. 5.2.2. Nhóm giải pháp cho vấn đề bản quyền sở hữu trítuệ  Khái niệm về "quyền tác giả và các quyền liên quan" được định nghĩa trong luật pháp quốc gia. Tuy nhiên, thực thi quyền tác giả có thể là trong lĩnh ựv c ảnh hưởng của các nhà hoạch định chính sách khu vực. Thực thi không đầy đủ các biện pháp khuyến khích giới hạn bản quyền để phát triển các sản phẩm sáng tạo, đặc biệt là cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.  Ngoài việc thực thi pháp luật về bản quyền trên một cấp độ khu vực, các nhà hoạch định chính sách có thể cung cấp cho đầy đủ và cập nhập thông tin về luật bản quyền hỗ trợ doanh nghiệp, chương trình giáo dục và các hình thức không chính thức bảo vệ tài sản trí tuệ, cung cấp hỗ trợ tương ứng. 5.2.3. Các chính sách hỗ trợ quốc tế về ngành công nghiệp sáng tạo  Nuôi dưỡng và phát triển các ngành công nghiệp sáng tạo đẳng cấp thế giới và xuất khẩu các công trình, sản phẩm và dịch vụ của họ rõ ràng là kéo theo những liên kết phát triển với các nước khác. 205
  11. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng  Các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng yêu cầu hỗ trợ tài chínhể đ thiết lập liên lạc và có các hoạt động phát huy ở nước ngoài. Công nghiệp đối thoại với công nghiệp, nhiệm vụ trinh sát và thông tin thị trường và đại diện tập thể tại hội chợ quốc tế là một trong những công cụ chính sách cụ thể phát triển để hỗ trợ xuất khẩu.  Các chương trình hợp tác vừa là cơ hội để học hỏi lẫn nhau và một mạng lưới quan hệ ở nước ngoài. Tạo điều kiện sáng tạo (ví dụ như trò chơi) giao lưu nghệ thuật và khác với các nước thứ ba cũng rất quan trọng nhằm kích thích sự đa dạng văn hóa và đổi mới. 5.3. Các chính sách khuyến nghị cho giai đoạn phát triển của ngành công nghiệp sáng tạo 5.3.1. Chương trình tài chính hỗ trợ tăng trưởng  Một vấn đề cụ thể liên quan đến việc thực hiện các đề án tài chính hỗ trợ sự tăng trưởng đó là phải giải quyết ở cấp khu vực là làm thế nào để tạo ra một cơ cấu tổ chức để hỗ trợ và tài trợ cho các doanh nghiệp sáng tạo và sáng tạo - một khả năng là để thiết lập một nền tảng đặc biệt;  Các quỹ có thể được tài trợ bằng việc thành lập một quỹ đầu tư lớn cho việc sử dụng các nền tảng và được thúc đẩy bởi sự tăng trưởng lũy kế của các phần không sử dụng hoặc cách khác mà có thể liên quan đến kinh phí hàng năm từ ngân sách thành phố. Các ưu tiên tiếp theo đối với khu vực sau đó ẽs đảm bảo việc chuyển giaocác chính sách ưu tiên khu vực thành các thủ tục tài chính và hành chính của cơ sở;  Ngoài những hỗ trợ tài chính truyền thống cho các tổ chức văn hóa và sáng tạo (bao gồm các chi phí vận hành hoặc tài trợ cho việc xây dựng các cơ sở văn hóa) đề án tài trợ khác nhau cho người sáng tạo và các công ty sáng tạo và để hỗ trợ các sự kiện chính và lễ hội trong khu vực trở thành có liên quan;  Các đề án tài trợ cũng được thêm vào để có thể có thể hỗ trợ các khía cạnh sáng tạo trong quá trình cải tạo địa phương. Ngoài các mô hình tài chính trước đó, ộm t khu vực có thể hỗ trợ các ngành công nghiệp sáng tạo thông qua việc cung cấp các lợi ích về thuế hoặc điều kiện thuê thấp hơn. 5.3.2. Các chính sách hỗ trợ thị trường lao động của ngành  Trong các ngành công nghiệp sáng tạo, lao động sáng tạo một phần vẫn có thể cần các biện pháp thực hiện riêng thích hợp do những đặc thù nhất định của người lao động và các công ty trong lĩnh vực sáng tạo, như trái ngược với các biện pháp chính sách chung liên quan đến việc hỗ trợ thị trường lao động linh hoạt.  Các nhà hoạch định chính sách có thể tác động đến sự linh hoạt của lao động đi đầu trong thị trường lao động trong thời gian hoạt động giáo dục. Thông qua các biện pháp này sinh viên có khả năng thâm nhập vào các ngành công nghiệp sáng tạo mà họ đã được giáo dục trong theo cách thức linh hoạt và nắm đầy đủ thông tin về các lựa chọn của họ trên thị trường lao động.  Khác với các cơ sở giáo dục và đào tạo các nhà hoạch định chính sách có thể hỗ trợ sự nổi lên thông qua chính sách, biện pháp trong lĩnh ựv c giải thưởng và các cuộc thi, khởi động ngày cuối tuần, hỗ trợ doanh nghiệp và thuế và các chính sách bảo mật xã hội với việc tập trung chú trọng vào mục tiêu. 6. Kết luận Các phân tích nghiên cứu hiện nay được xây dựng trên ý niệm về bản chất năng động của các ngành công nghiệp mới nổi. Hiện nay, Việt Nam vẫn là một nước có dân số trẻ, hiếu học, tiếp thu cái mới nhanh, có khả năng sáng tạo, có ý chí vượt khó. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, Việt Nam đã và đang có đầy đủ nền tảng để phát triển kinh tế sáng tạo, lấy công nghiệp sáng tạo làm nòng cốt. Đặc thù các ngành trong kinh tế sáng tạo thường không phải khai thác tài nguyên thiên nhiên, cũng không cần đầu tư quá nhiều vào hạ tầng giao 206
  12. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng thông; trong khi đó hạ tầng viễn thông Việt Nam nay đã có nền tảng đầy đủ để có thể tạo hạ tầng cơ bản cho phát triển kinh tế sáng tạo. Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, Việt Nam phải lựa chọn cho mình một hướng đi và ộm t vị trí xứng đáng trong nền kinh tế sáng tạo toàn cầu. Những ngành dịch vụ sáng tạo có thế mạnh của Việt Nam cần được đầu tư bao gồm: thiết kế, nghệ thuật, giáo dục, du lịch, biểu diễn, thời trang, mỹ thuật, thủ công, mỹ nghệ, văn hoá, ẩm thực, Sáng tạo chính là đẳng cấp sản phẩm cao nhất mà chúng ta cần hướng đến cùng với định vị toàn cầu. Vấn đề của các cá nhân sáng tạo, các doanh nghiệp sáng tạo lúc này là cần giải phóng niềm tin, để tự tin vào chính mình. Để có thể mạnh mẽ đưa ra lựa chọn đi đến cùng theo con đường CNST, nhằm đạt được vị thế khác đi hoc quốc gia, doanh nghiệp và mỗi cá nhân, đáp ứng đòi hỏi trong tương lai gần, Việt Nam cần đẩy mạnh đầu tư vào khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo nhằm tăng cường, hợp lý hoá và ềđi u chỉnh hệ thống đổi mới sáng tạo theo hướng tập trung hơn vào các doanh nghiệp. Như vậy, xây dựng hệ thống các chính sách và đầu tư phát triển ngành công nghiệp sáng tạobaogồm hàng hóa sáng tạo và dịch vụ sáng tạo (được mô tả ở bảng 1) sẽ góp phần đóng góp vào tăng trưởngGDP, tăng năng lực khoa học - công nghệ quốc gia, phát triển tư duy sáng tạo, tạo tiền đề phát triển kinh tế trithức và tạo nhiều công ăn việc làm cho nền kinh tế. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Hoàng Hà (2013), Công nghiệp sáng tạo: Việt Nam đang ở đâu trong chuỗi giá trị?, truy cập ngày 30/8/20144, chuoi-gia-tri-190341.bld. [2] Nguyễn Anh Tiến (2011), “Việt Nam có nền tảng tốt để xây dựng kinh tế sáng tạo”; truy cập ngày 29/10/2014, [3] Phan Tất Thứ (2013), Đổi Mới và Sáng tạo Trong Kinh Doanh: Một Cách Tiếp Cận Thực Tiễn, Hội thảo quốc tế “Kinh doanh trong công nghiệp sáng tạo”; Hà Nội. [4] Phan Thế Công (2015), Opportunities and Challenges for Investing in Creative Industries of Vietnam’s Businesses. Pan-Pacific Conference XXXIl, “Inovation in SOEs in the Digital Age”. Hà Nội - Việt Nam. NXB PPBA. PP: 217-219. [5] Phan Thế Công (2016), Phát triển công nghiệp sáng tạo ở Trung Quốc và Bài học cho Việt Nam.Tạp chí Kinh tế Châu Á- Thái Bình Dương. Mã: ISSN 0868-3808. PP: 8-11. [6] The Daily Beast (2011), “Thách thức sáng tạo trong thế kỷ 21”, truy cập ngày 29/10/2014, [7] Trần Trọng Thành (2013), Làng Nghề, SME và Công Nghiệp Sáng Tạo, Hội thảo quốc tế “Kinh doanh trong công nghiệp sáng tạo”; Hà Nội. [8] UNCTAD (2008), Creative Economy Report. The Challenge of Assessing the Creative Economy: towards Informed Policy Making. Geneva and New York: United Nations. Available at: [9] UNCTAD (2010), Creative Economy Report 2010. Creative Economy: A Feasible Development Option. Geneva and New York: United Nations. Available at: economy. [10] VEF.VN (2011), Kinh tế sáng tạo - giải pháp cho Việt Nam bật lên?, truy cập ngày 29/10/2014, 207