Phát triển công nghiệp phụ trợ nhằm thu hút vốn FDI

pdf 6 trang Gia Huy 2670
Bạn đang xem tài liệu "Phát triển công nghiệp phụ trợ nhằm thu hút vốn FDI", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfphat_trien_cong_nghiep_phu_tro_nham_thu_hut_von_fdi.pdf

Nội dung text: Phát triển công nghiệp phụ trợ nhằm thu hút vốn FDI

  1. PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP PHỤ TRỢ NHẰM THU HÚT VỐN FDI ThS. Phạm Thị Diệu Phúc Trường Đại học Kinh tế kỹ thuật Công nghiệp Tóm tắt Được đánh giá là một trong những quốc gia hấp dẫn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) nhất thế giới, tuy nhiên các chuyên gia kinh tế lại cho rằng, thu hút FDI vào Việt Nam thiếu yếu tố bền vững. Một trong những nguyên nhân chủ yếu là do Việt Nam chưa có ngành công nghiệp phụ trợ (CNPT) phát triển. Do đó trong dự thảo Chiến lược và định hướng chiến lược thu hút FDI thế hệ mới, giai đoạn 2018-2030, phát triển CNPT được coi là một trong những mục tiêu quan trọng nhằm thu hút vốn FDI. Từ khóa: Công nghiệp phụ trợ, Doanh nghiệp FDI, Liên kết doanh nghiệp, Linh kiện. I. NGÀNH CÔNG NGHIỆP PHỤ TRỢ GÓP PHẦN THU HÚT VỐN FDI Ngành CNPT có vai trò hết sức quan trọng trong việc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo hướng vừa mở rộng vừa thâm sâu. Một nền CNPT phát triển sẽ thúc đẩy quá trình chuyên môn hóa, cho phép tận dụng và phát huy tối đa lợi thế so sánh của mỗi doanh nghiệp, mỗi quốc gia. Ngoài ra, cơ cấu lao động được cải thiện theo hướng tích cực, mức độ ứng dụng công nghệ hiện đại trong sản xuất cũng ngày càng tăng do sự tập trung nguồn lực ở mức tối đa cùng với khả năng đón nhận sự chuyển giao công nghệ từ các công ty nước ngoài. Có thể nói CNPT có ý nghĩa rất lớn đối với việc phát triển kinh tế, hội nhập nền kinh tế nước nhà vào nền kinh tế khu vực và toàn cầu. Trong những đóng góp tích cực của CNPT đối với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nổi bật hơn cả và được các quốc gia đang hết sức chú trọng trong tình hình hiện nay là vai trò của CNPT đối với việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. 1.1 Sự phát triển của CNPT tạo điều kiện cho các doanh nghiệp FDI tiếp cận với nguồn nguyên liệu và linh kiện rẻ, tại chỗ Ngày nay vốn FDI đã trở thành nhu cầu bức thiết và là niềm mong mỏi của nhiều quốc gia trên thế giới nhằm huy động được một lượng vốn dồi dào cho phát triển kinh tế. Trong bối cảnh các quốc gia đều nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư theo hướng thuận lợi nhất có thể thì yếu tố làm nên sự khác biệt và thực sự được các nhà đầu tư chú ý khi ra quyết định đầu tư chính là sự phát triển của ngành CNPT nội địa. Khi đầu tư vào bất kỳ quốc gia nào họ đều quan tâm xem liệu các doanh nghiệp vệ tinh có khả năng đáp ứng đầy đủ và kịp thời nhu cầu của họ khi tiến hành sản xuất kinh doanh hay không. Ngay cả những tập đoàn công nghiệp hùng mạnh với tiềm lực rất lớn về tài chính, công nghệ và nguồn nhân lực cũng không thể tự mình đảm nhận hết tất cả các công đoạn của quy trình sản xuất một cách hiệu quả. Thay vào đó, sẽ phải sử dụng linh kiện, phụ tùng của các doanh nghiệp phụ trợ, sau đó lắp ráp thành một sản phẩm hoàn chỉnh và quản lý hệ thống phân phối. Thực hiện quy trình sản xuất chuyên môn hóa như vậy sẽ góp phần giảm thiểu 312
  2. độ rủi ro so với việc sản xuất trên quy mô quá lớn, do đó đảm bảo chất lượng sản phẩm ở mức độ tốt nhất có thể. Thêm vào đó, nếu có được nguồn cung cấp linh kiện, phụ tùng tại chỗ thì các doanh nghiệp FDI sẽ hạn chế được những sản phẩm đầu vào phải nhập khẩu. Bất kỳ doanh nghiệp FDI nào khi tiến hành đầu tư đều mong muốn có thể sử dụng các loại nguyên vật liệu tại chỗ để chủ động trong kế hoạch sản xuất, kinh doanh, giảm thiểu chi phí, từ đó hạ giá thành sản phấm. Còn nếu phải nhập khẩu từ nước ngoài thì chi phí đầu vào sẽ tăng cao do mất thêm chi phí vận chuyển, thuế nhập khấu, bảo hiểm Đó là chưa kể đến những rủi ro về tiến độ hay thời gian giao hàng. Chính vì thế sự yếu kém của ngành CNPT nội địa sẽ là nguyên nhân hạn chế sức cạnh tranh của các mặt hàng công nghiệp. Điều này tất nhiên sẽ gây ra ảnh hưởng không tốt tới kết quả hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp FDI, khiến môi trường đầu tư ở nước sở tại trở nên kém hấp dẫn hơn so với các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài. Như vậy, bên cạnh các nhân tố truyền thống như nguồn nhân công giá rẻ hay môi trường chính sách liên quan đến hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài, thì hiện nay sự phát triển của ngành CNPT nôi địa với khả năng cung cấp các loại linh kiện tại chỗ là yếu tố được các nhà đầu tư hết sức chú trọng. Bởi lẽ nó quyết định rất nhiều đến khả năng cạnh tranh của các mặt hàng công nghiệp, nhất là trong xu thế tự do hóa thương mại hiện nay khi mà các rào cản thuế quan và phi thuế quan đang dần được hạn chế tiến tới dỡ bỏ. 1.2. CNPT phát triển giúp các doanh nghiệp trong nƣớc tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu Ngày nay, cùng với xu hướng phân công lao động quốc tế các công đoạn của một quá trình sản xuất thường được chia nhỏ để thực hiện theo hình thức chuyên môn hóa. Sự chuyên môn hóa không chỉ giới hạn trong một quốc gia mà còn mở rộng trên phạm vi toàn thế giới. Khi một công ty tiến hành sản xuất chuyên môn hóa như vậy thì sản phẩm của họ sẽ được tạo thành bởi một xâu chuỗi mắt xích nhiều giá trị kết nối, và mỗi mắt xích sẽ tương ứng với một phần giá trị của sản phẩm. Hình thức sản xuất đó đã tạo nên chuỗi giá trị toàn cầu. Mức độ tham gia vào chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu phụ thuộc vào khả năng mỗi quốc gia có thể đàm nhận những khâu nào của một quy trình sản xuất. Với việc cung cấp các loại linh kiện, phụ tùng, máy móc để sản xuất ra các sản phẩm cuối cùng, ngành CNPT đóng vai trò rất quan trọng đối với một quy trình sản xuất hoàn chỉnh. Chính vì thế, nếu ngành công nghiệp phụ trợ trong nước càng phát triển thì mức độ tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu của các doanh nghiệp càng sâu rộng. Sự lớn mạnh và mở rộng của các tập đoàn xuyên quốc gia chính là nhân tố chủ yếu thúc đẩy việc hình thành các chuỗi giá trị toàn cầu. Những tập đoàn này khi tiến hành đầu tư ở bất kỳ quốc gia nào đều cố gắng xây dựng một mạng lưới các nhà cung cấp linh kiện, phụ tùng và sử dụng những linh phụ kiện đó để lắp ráp thành một sản phẩm hoàn chỉnh. Như vậy, tăng cường năng lực sản xuất và cung ứng các sản phẩm phụ trợ là điều kiện quan trọng để thu hút vốn FDI, 313
  3. qua đó giúp các doanh nghiệp phụ trợ trong nước tham gia vào mạng lưới sản xuất trên toàn thế giới của các TNCs. Đặc biệt, nếu ngành công nghiệp phụ trợ trong nước càng vững mạnh thì giá trị gia tăng tạo ra càng lớn và vị trị quốc gia trong chuỗi giá trị toàn cầu càng cao. II. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ TRONG NƢỚC Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đến nay đã đạt hơn 160 tỷ USD, đóng góp khoảng 22-25% vốn đầu tư toàn xã hội và khoảng 55% giá trị sản lượng công nghiệp, 70% kim ngạch xuất khẩu, 20% GDP, 18% thu ngân sách, tạo việc làm trực tiếp cho khoảng 3,7 triệu lao động và nhiều triệu lao động gián tiếp nhưng tác động lan tỏa của khu vực FDI chưa được như kỳ vọng. Doanh nghiệp Việt Nam còn hạn chế trong việc tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu. Điều này được xác định là do ngành CNPT chưa phát triển nên sức cạnh tranh của Việt Nam về thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp FDI thấp hơn so với nhiều nước khác trong khu vực. Việt Nam hiện vẫn còn thiếu khả năng cung ứng nguyên liệu và linh kiện, nên tỷ lệ nội địa hóa của sản phẩm công nghiệp chỉ đạt mức rất thấp là 13,1%. Đa số doanh nghiệp ở Việt Nam vẫn đang nhập khẩu từ 50-90% linh phụ kiện từ nước ngoài về để sản xuất. Đây là tỷ lệ cao so với các nước trong khu vực. Tỷ lệ nội địa hóa của ngành CNPT tại Việt Nam mới chỉ đạt trên 20%, thấp hơn nhiều so với một số quốc gia trong khu vực như Thái Lan, Trung Quốc, Indonesia. Có mặt tại thị trường Việt Nam từ khá sớm, một số lĩnh vực đầu tư của doanh nghiệp (DN) Nhật Bản tại Việt Nam được đánh giá có tỷ lệ nội địa hóa khá cao. Song theo Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO), hiện tỷ lệ nội địa hóa đối với các sản phẩm chế biến cho các công ty Nhật Bản tại Việt Nam mới đạt 32,1%. Trong đó, lĩnh vực mô tô, xe máy có tỷ lệ nội địa hóa chiếm khoảng 95%, còn lại các lĩnh vực khác như điện tử, ô tô, sản phẩm công nghệ cao mới chỉ chiếm dưới 20%. Một ví dụ nổi bật là trường hợp của Sam Sung ở Việt Nam, cho dù mỗi sản phẩm điện tử có tới hàng trăm linh kiện, nhưng hiện mới chỉ có 29 doanh nghiệp trên tổng số hơn 600.000 doanh nghiệp là nhà cung cấp trực tiếp cho Sam Sung. Doanh thu của Sam Sung năm nay khoảng 60 tỷ USD trong đó kim ngạch xuất khẩu chiếm khoảng 50 tỷ USD. Giá trị gia tăng của Sam Sung hiện nay khoảng 15 tỷ USD và 87 nhà sản xuất công nghiệp hỗ trợ lại đến từ Hàn Quốc và Việt Nam chỉ thu được thuế, tăng nguồn lao động, bảo hiểm. Nếu Việt Nam có công nghiệp hỗ trợ, phần hưởng lợi của 87 nhà sản xuất Hàn Quốc sẽ được chia sẻ cho doanh nghiệp Việt Nam. Bên cạnh đó, số lượng lượng doanh nghiệp nội địa cung ứng cho các công ty đa quốc gia, các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam còn rất hạn chế, đặc biệt là trong các ngành công nghiệp quan trọng như sản xuất, lắp ráp ô tô, điện tử, máy công nghiệp Đồng thời, những doanh nghiệp ít ỏi này bộc lộ một số điểm yếu, như năng lực sản xuất thấp, thiếu kinh nghiệm quản lý và kỹ thuật kém, vì vậy họ thấy rất khó để đạt được chất lượng cao, tiêu chuẩn môi trường và giá cả cạnh tranh. Do đó, sẽ rất khó khăn để xuất khẩu sản phẩm của họ ra nước ngoài hoặc thậm chí để bán ở thị trường trong nước. Ngoài ra, lãnh đạo doanh 314
  4. nghiệp sản xuất CNPT ở Việt Nam còn thiếu quyết tâm và nỗ lực để trở thành đối tác của các doanh nghiệp hoàn thành sản phẩm như Canon, Samsung. Mặc dù đặt mục tiêu trở thành một nước công nghiệp hóa vào năm 2020, trong đó ngành CNHT sẽ đóng vai trò rất quan trọng. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn chưa cải thiện hơn nữa trong ngành CNPT kể từ năm 1990, khi công nghiệp lắp ráp từ Nhật Bản đến Việt Nam, đặc biệt là sau khi được Bộ Công thương phê duyệt Kế hoạch Hỗ trợ cho phát triển công nghiệp đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020 vào tháng 7/2007. Một số dự án sản xuất CNPT được Chính phủ ưu đãi và khuyến khích đầu tư có vốn đầu tư rất lớn, tạo nhiều việc làm, song giá trị gia tăng của sản phẩm gần như không có, không góp phần vào việc giảm nhập siêu, không tạo ra các tác động lan tỏa đối với các doanh nghiệp nội địa. Các nhà sản xuất CNPT xuất khẩu lựa chọn đầu tư vào nước ta chỉ để tận dụng thị trường lao động giá rẻ và có nhiều ưu đãi của Chính phủ về giá thuê đất, thuế thu nhập doanh nghiệp Đây cũng chính là những bất cập trong các dự án thu hút đầu tư FDI vào công nghiệp hiện nay. Nguyên nhân khiến các doanh nghiệp trong nước cũng như các doanh nghiệp FDI chưa mặn mà đầu tư vào lĩnh vực này là do vai trò của các cơ quan chức năng, các hiệp hội chưa thể hiện rõ, ngay cả khâu thực hiện chính sách đến thực thi nên tác động hỗ trợ của chính sách không đạt hiệu quả cao. Các chương trình phát triển CNPT do một số tổ chức xúc tiến đã hình thành, nhưng hầu hết chỉ dừng lại ở các hội thảo khởi động mà chưa có những hiệu quả rõ rệt. Doanh nghiệp trong lĩnh vực này vẫn chưa nhận được các hỗ trợ thích đáng cần thiết. Các tập đoàn lớn có vốn đầu tư của Nhà nước hiện vẫn còn tư tưởng sản xuất trọn gói trong nội bộ tập đoàn, hoặc ngại tìm kiếm các nhà cung cấp vì khó giám sát được chất lượng sản phẩm gia công. Điều này đi ngược lại với xu thế chung của toàn cầu hóa và phân công lao động quốc tế. Trong bối cảnh cạnh tranh thu hút vốn FDI giữa các quốc gia trong khu vực đang ngày một gay gắt, thì việc CNPT của Việt Nam chưa phát triển sẽ khiến chúng ta “mất điểm” trong con mắt nhà đầu tư nước ngoài. Do vậy, để đón đầu cơ hội và nâng cao năng lực cạnh tranh, Việt Nam cần sớm quy hoạch, định hướng phát triển các lĩnh vực CNPT, làm cơ sở thu hút đầu tư và phân bố không gian sản xuất hợp lý hơn. III. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP PHỤ TRỢ Giải pháp cần thiết nhất hiện nay đó là nhanh chóng hiện đại hóa công nghệ, đào tạo lao động chất lượng cao để sớm có thể sản xuất những sản phẩm đạt tiêu chuẩn. Ngoài ra, các chính sách phát triển CNPT cần tạo lập mối quan hệ liên kết giữa doanh nghiệp FDI với doanh nghiệp trong nước; đồng thời, cũng cần tạo lập được các mô hình liên kết theo chiều dọc và chiều ngang để nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm quốc gia. Cần làm rõ những chính sách ưu đãi đối với doanh nghiệp sản xuất CNPT, chính sách ưu đãi phát triển hạ tầng; thể chế hóa các quy định về cơ chế hợp đồng. Nâng cao nhận thức về sản 315
  5. xuất CNPT; xây dựng các hệ thống chất lượng liên quan đến linh phụ kiện. Trên cơ sở này, xây dựng cơ chế quản lý chất lượng sản xuất và giám sát các hoạt động sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm trong từng ngành như các bộ tiêu chuẩn 5S, JIT của Nhật Bản. Làm được điều này sẽ có tác động lan tỏa đến các doanh nghiệp trong nước khi trở thành nhà cung ứng cho các doanh nghiệp FDI. Doanh nghiệp trong ngành CNPT cần phải nâng cao chất lượng sản phẩm, cắt giảm chi phí và đảm bảo thời gian giao hàng. Nhà nước cần tiếp tục ưu đãi, khuyến khích đối với các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào ngành CNPT, đặc biệt là thu hút đầu tư từ các công ty vệ tinh cấp 1 của các nhà đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp lớn của Việt Nam để tạo ra các lớp cung ứng. Mặt khác, cần nâng cao năng lực doanh nghiệp CNPT trong nước thông qua nâng cao năng lực về công nghệ, quản trị, nhân lực. Đồng thời, thúc đẩy mối liên kết giữa các Tập đoàn đa quốc gia với các doanh nghiệp CNPT nội địa bằng các chương trình giới thiệu nhu cầu và năng lực cung ứng; các hoạt động giao thương, hội thảo; xây dựng cơ sở dữ liệu về các doanh nghiệp CNPT và công tác thống kê về CNPT. Việt Nam không nên phân tán lực lượng mà phải tập trung phát triển các ngành CNPT mũi nhọn mà mình có khả năng. Ví dụ: dệt may, giày dép và lắp ráp như ôtô, xe máy, thiết bị điện và điện tử. Đối với các ngành Việt Nam chưa đủ điều kiện để phát triển thì nên thu hẹp quy mô hoặc chuyển đổi sang hoạt động ở ngành khác. Chính phủ nên thể hiện sự quan tâm của mình đến công nghiệp phụ trợ nhiều hơn nữa thông qua hệ thống giám sát và kiểm tra, nắm bắt được tình hình phát triển và quá trình hoạt động của các công ty, doanh nghiệp để tránh những trường hợp phá sản, vỡ nợ gây ảnh hưởng xấu đến ngành công nghiệp phụ trợ nói riêng và toàn nền kinh tế nói chung. Có định hướng, biện pháp khuyến khích để gắn kết giữa của các ngành kinh tế khác với CNPT như vậy sẽ đồng nghĩa với việc nâng cao chất lượng nguyên liệu đầu vào từ đó cải thiện được chất lượng của sản phẩm đầu ra. Kết luận: Với sự cải tiến trong hoạt động CNPT, nhiều doanh nghiệp đã tận dụng được cơ hội này để tái cơ cấu sản xuất, đầu tư công nghệ, thiết bị thế hệ mới; thay thế những công nghệ, máy móc sản xuất lạc hậu, lâu đời. Bên cạnh đó, sự hỗ trợ này còn giúp cải thiện sức cạnh tranh và năng suất làm việc; nâng cao kỹ năng, kiến thức của người lao động; rút ngắn khoảng cách với các nước trong khu vực. Đặc biệt, một số công ty sau hỗ trợ có thể tăng khả năng sản xuất được nhiều linh kiện, máy móc công nghiệp chế biến, chế tạo để cung cấp cho các doanh nghiệp sản xuất chuyên biệt khác. Từ đó, không phải phụ thuộc vào nguồn cung từ nước ngoài; đồng thời, thắt chặt mối liên kết giữa các doanh nghiệp trong nước, mang đến lợi nhuận và hiệu suất cao hơn, hạn chế rủi ro trong vấn đề đầu tư. 316
  6. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Thu hút FDI tại Thái Lan đầu tư theo hướng chọn lọc và có những ưu tiên riêng khi các DN đầu tư vào các KCN, Tạp chí Kinh tế và Dự báo; 2. Bí quyết thu hút FDI của một số nước châu Á và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, Tạp chí Kinh tế và Dự báo; 3. Kinh nghiệm thực tiễn thu hút FDI tại Thái Lan, Malaysia và kinh nghiệm cho Việt Nam, cập nhật ngày 27/3/2015; 4. Kinh nghiệm thu hút FDI của một số nền kinh tế, tổng hợp theo 317