Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam

pdf 7 trang Gia Huy 23/05/2022 930
Bạn đang xem tài liệu "Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfphat_trien_dich_vu_ngan_hang_dien_tu_tai_ngan_hang_thuong_ma.pdf

Nội dung text: Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam

  1. XUÂN KỶ HỢI PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM  ĐỖ HỒNG PHƯƠNG (*) TÓM TẮT Trong hoạt động ngân hàng hiện nay, việc ứng dụng công nghệ tin học tạo nên nền tảng vật chất kỹ thuật cho việc triển khai đa dạng các nghiệp vụ và dịch vụ ngân hàng hiện đại, cung cấp các tiện ích mới thuận lợi cho khách hàng cá nhân và doanh nghiệp. Nhận thức rõ điều đó, ngành ngân hàng đã cố gắng ứng dụng công nghệ thông tin trong nhiều năm qua, đặc biệt trong những năm gần đây việc ứng dụng công nghệ thông tin đã đẩy lên mức độ cao hơn với dự án hiện đại hóa ngành ngân hàng. Không nằm ngoài xu thế chung đó, Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam đang phấn đấu đuổi kịp với các ngân hàng tiên tiến trong việc đưa ra các tiện ích ngân hàng mới, đồng thời không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng, đặc biệt chú trọng đến việc phát triển các sản phẩm và các loại hình dịch vụ, trong đó có dịch vụ ngân hàng điện tử. Lợi ích đem lại từ ngân hàng điện tử là rất lớn cho khách hàng, ngân hàng và cho nền kinh tế nhờ vào tiện ích nhanh chóng và chính xác của các giao dịch điện tử. Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử là một trong những biện pháp để tăng vị thế cạnh tranh của một ngân hàng trên thị trường. Việc triển khai thành công dịch vụ ngân hàng điện tử còn khẳng định sự tiên tiến trong áp dụng kỹ thuật công nghệ mới của ngân hàng, làm đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng và mở ra nhiều cơ hội mới cho ngân hàng. Từ khóa: Internet Banking, ngân hàng điện tử, phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử. SUMMARY In today's banking operations, the application of information technology creates the material and technical foundation for the diversification of modern banking services and professional knowledge, providing new convenient facilities for individual customers and businesses. Recognizing that obviously, the banking sector has been trying to apply information technology for many years, especially in recent years the application of information technology has pushed to a higher level with the banking sector modernization project. Not being out of the general trend, the Joint Stock Commercial Bank for Foreign Trade of Vietnam has been striving to catch up with the advanced banks in the recommendation of new banking facilities, as well as constantly improving the efficiency of the bank operations, attaching special importance to the development of products and services, including e-banking services. The benefits of electronic banking are enormous for customers, banks and the economy thanks to the fast and accurate utilities of electronic transactions. Developing e-banking services is one of the measures to increase the competitive position of a bank in the market. The successful deployment of e-banking services also confirms the advancement in the application of new banking technology to diversify products and services and open new opportunities for banks. Key words: Internet Banking, E-Banking, Development of e-banking services. 1. Đặt vấn đề Ngày nay, toàn cầu hóa đang diễn ra với tốc độ nhanh chóng trên quy mô toàn thế giới, đó cũng là xu hướng khách quan tất yếu đối với tất cả quốc gia. Trong đó, công nghệ thông tin luôn được đề cao và là chìa khóa để các quốc gia bước vào thế kỷ 2. Lĩnh vực công nghệ thông tin đã đi vào các lĩnh vực ngành nghề trong đó có ngành Ngân hàng. Chính sự phát triển mạnh mẽ của các lực lượng tham gia thị (*) Học viên Cao ọh c TrườngĐH KTCN Long An TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 82
  2. XUÂN KỶ HỢI trường thúc đẩy ngân hàng và các tổ chức tài chính áp dụng công nghệ thông tin một cách hiệu quả hơn nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh và là tiền đề phát triển của các loại hình dịch vụ mới nhằm thu hút tối đa khách hàng. Để phát triển mạnh mẽ các dịch vụ ngân hàng như thanh toán, chuyển khoản, một cách nhanh chóng, thuận tiện, an toàn phù hợp với xu thế hiện nay thì dịch vụ ngân hàng điện tử đã ra đời tạo ra bước ngoặt cạnh tranh giữa các ngân hàng với nhau. Với xu thế tất yếu của quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, vấn đề cạnh tranh được đặt ra rất quan trọng trong tất cả các lĩnh vực ngành nghề của nền kinh tế nước ta, trong đó lĩnh vực ngân hàng cũng được chú trọng. Từ đó, ngành ngân hàng Việt Nam cần phải nỗ lực hết mình để bắt kịp tiến trình hiện đại hóa ngân hàng, bên cạnh hoàn thiện những nghiệp vụ truyền thống, tập trung phát triển các ứng dụng ngân hàng hiện đại, không ngừng cải tiến đa dạng, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ của mình, đáp ứng yêu cầu nâng cao năng lực cạnh tranh, hội nhập và phát triển. Để bắt kịp trình độ đó, hiện nay nhiều ngân hàng trong nước đang đẩy mạnh việc đầu tư kỹ thuật, công nghệ, tin học hóa mà bước đầu tạo ra những mạng trực tuyến trong hệ thống ngân hàng của mình và các ứng dụng về sản phẩm trên nền tảng đã xây dựng, giúp khách hàng có thể giao dịch nhanh chóng và thuận tiện, nâng cao sự hài lòng của khách hàng về dịch vụ của ngân hàng mình. Các dịch vụ ngân hàng điện tử Vietcombank ra đời không nằm ngoài mục đích đó. Song, trong những năm gần đây dịch vụ ngân hàng điện tử có những chuyển biến tích cực, công nghệ dịch vụ được nâng cao, tính an toàn, bảo mật được đặt lên hàng đầu; tuy nhiên vẫn còn một số vấn đề về công nghệ mới khi áp dụng vào ngân hàng còn nhiều bất cập khi đưa những tiện ích này đến với người sử dụng. Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử là xu hướng tất yếu, mang tính chất khách quan trong nền kinh tế hiện đại, là kết quả quá trình phát triển công nghệ thông tin trong thời đại hội nhập kinh tế. 2. Thực trạng 2.1 Sự phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử Dịch vụ ngân hàng điện tử là một loại hình đặc biệt thuộc lĩnh vực thương mại điện tử. Sử dụng dịch vụ này, khách hàng có thể tiến hành các giao dịch liên quan đến tài chính ngân hàng thông qua các thiết bị điện tử mà không cần phải đến quầy để giao dịch. Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin và khoa học viễn thông cùng với tiến trình toàn cầu hóa đã gây một ảnh hưởng lớn trong ngành Tài chính Ngân hàng. Ngành Ngân hàng đã đóng một vai trò quan trọng trong việc cho ra đời một loạt các dịch vụ sản phẩm mới như tiền điện tử, “ví điện tử”. Đến lượt “Ngân hàng điện tử” lại giúp cho ngành ngân hàng vượt qua những hạn chế mà hình thức dịch vụ ngân hàng truyền thống không thể làm được. Ngân hàng điện tử là một xu hướng tất yếu nhằm tạo ra cho các ngân hàng một sức cạnh tranh trong kỷ nguyên bùng nổ công nghệ thông tin này. Ngân hàng điện tử chính là cuộc cách mạng trong ngành ngân hàng. Với sự phát triển của nền kinh tế và các kỹ thuật công nghệ hiện đại, ngân hàng đã đến gần với người tiêu dùng hơn nhờ mạng lưới Internet và mạng viễn thông, chỉ cần thông qua máy vi tính, hoặc một ứng dụng thông minh trên thiết bị điện thoại di động có kết nối mạng. Chính vì vậy đó là xu thế tất yếu phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử của các ngân hàng thương mại hiện nay nếu muốn phát triển mạnh về lượng khách hàng và chất lượng dịch vụ ngân hàng. Với tiêu chí hạn chế chi tiêu không dùng tiền mặt, cùng với sự gia tăng về việc phát hành thẻ và đầu tư cơ sở hạ tầng thanh toán, hiện nay, các ngân hàng cung cấp khá tốt về các tiện ích cơ bản trên ngân hàng điện tử như chuyển khoản, thanh toán TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 83
  3. XUÂN KỶ HỢI hóa đơn, dịch vụ tiền điện, nước, truyền hình cáp, mua vé may bay, phí bảo hiểm, mua hàng trực tuyến Dịch vụ ngân hàng điện tử đã được các ngân hàng thương mại quan tâm xây dựng như một kênh giao dịch tài chính dành cho mọi đối tượng khách hàng cá nhân và doanh nghiệp giúp khách hàng làm chủ tài chính mọi lúc mọi nơi. Phát triển các dịch vụ của ngân hàng điện tử là xu hướng tất yếu, mang tính khách quan trong nền kinh tế hiện đại, trong thời đại hội nhập kinh tế quốc tế. Lợi ích đem lại của ngân hàng điện tử là rất lớn cho khách hàng, ngân hàng và cho nền kinh tế, nhờ tính tiện ích, tiện lợi, nhanh chóng, chính xác và bảo mật. Ngân hàng điện tử đã tìm ra thị trường đầy tiềm năng và tương lai rực rỡ của nó. Dĩ nhiên là bởi những tiến bộ của nó mang lại. Ngày nay, mỗi người mua hàng hoá hay dịch vụ, nhận tiền lương thưởng chỉ cần ghi lại trong tài khoản của họ. Đồng tiền ngày nay đơn giản chỉ là những thông tin được truyền tự động. Sự thống trị của đồng tiền điện tử trên thị trường thương mại điện tử thế giới chính là bằng chứng của sự phát triển ngân hàng điện tử. 2.2 Vai trò của ngân hàng điện tử trong xu thế hội nhập Sự ra đời và phát triển của ngân hàng điện tử đánh dấu bước tiến vượt bậc của ngành ngân hàng. Ngân hàng điện tử có vai trò to lớn trong sự phát triển kinh tế nói chung và ngành ngân hàng nói riêng. - Đối với nền kinh tế Ngân hàng điện tử giúp cho việc sử dụng vốn của nền kinh tế hiệu quả hơn. Với nhiều kênh thanh toán nên dịch vụ này giúp cho quá trình lưu thông tiền tệ được thông suốt, lượng vốn sẽ được điều tiết phù hợp từ nơi thừa vốn về nơi thiếu vốn. Ngân hàng điện tử góp phần giảm lượng tiền mặt trong lưu thông, giảm chi phí lưu thông tiền mặt trong xã hội, ổn định được giá cả, gián tiếp giúp kiểm soát lạm phát. - Đối với khách hàng Qua việc nắm bắt các thông tin về tình hình tài chính của mình hiện tại qua dịch vụ thông tin tài khoản, khách hàng dễ dàng quản lý được tài chính của mình và có những sách lược sử dụng vốn hiệu quả. Dịch vụ ngân hàng điện tử giúp cho khách hàng xử lý các giao dịch của mình một cách nhanh nhất vào bất cứ thời điểm, bất cứ nơi đâu. Dịch vụ ngân hàng điện tử giúp cho khách hàng giảm chi phí di chuyển, góp phần tăng thu nhập cho người sử dụng. - Đối với ngân hàng Khi cung cấp dịch vụ ngân hàng điện tử, ngân hàng sẽ giảm rất nhiều chi phí phục vụ khách hàng (nhân sự, văn phòng phẩm .), mặt khác ngân hàng còn thu thêm được phí từ việc khách hàng sử dụng các dịch vụ của mình nên dịch vụ ngân hàng điện tử giúp ngân hàng tăng thêm thu nhập. Một ngân hàng có dịch vụ điện tử phát triển sẽ tăng khả năng cạnh tranh, vì qua việc đáp ứng và thỏa mãn các nhu cầu của khách hàng đã là một công cụ để quảng bá và mở rộng thương hiệu của ngân hàng. Ngân hàng điện tử là một cách rất tốt để phát triển ngân hàng trọn gói, sự liên kết với các đối tác cùng ngành tài chính hoặc ngoài ngành thông qua công nghệ số giúp cho ngân hàng đưa ra những sản phẩm đồng bộ online như đầu tư, chứng khoán, vận tải, viễn thông. Sự phối hợp các sản phẩm trọn gói TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 84
  4. XUÂN KỶ HỢI online với các gói sản phẩm truyền thống sẽ đưa ra một hệ sinh thái các sản phẩm dịch vụ giúp ngân hàng thu hút và giữ chân khách hàng một cách hiệu quả. 2.3 Tình hình phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam Trong những năm qua, dịch vụ ngân hàng điện tử đã được Vietcombank nâng cấp, cải tiến để thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của khách hàng và đã mang lại những thành tựa đáng kể. Nguồn thu từ hoạt động dịch vụ của ngân hàng được tạo nên bởi dịch vụ thanh toán, dịch vụ ngân quỹ, từ nghiệp vụ ủy thác và đại lý, từ dịch vụ ngân hàng điện tử. Kết quả kinh doanh từ hoạt động dịch vụ của Vietcombank trong giai đoạn từ năm 2012-2016 được thể hiện như sau: Bảng 1: Báo cáo kết quả kinh doanh của mảng dịch vụ tại Vietcombank Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2015 2016 Doanh thu 2.235 2.745 3.166 3.557 4.326 Chi phí 862 1.126 1.396 1.685 2.220 Lợi nhuận 1.374 1.619 1.770 1.872 2.106 (Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2012, 2013, 2014, 2015, 2016 của Vietcombank) Qua bảng số liệu trên cho ta thấy, cơ cấu doanh thu và lợi nhuận của mảng dịch vụ trong cơ cấu thu nhập của ngân hàng là chưa cao. Tuy nhiên, tại bảng 1 cho ta thấy con số này đã tăng theo từng năm với một tốc độ tương đối, riêng năm 2016 tăng 12,5% tăng vượt bậc so với các năm trước, cho thấy tỷ trọng thu nhập của ngân hàng đã dần dịch chuyển theo hướng gia tăng thu nhập ở khu vực tài chính phi tín dụng. Đây là một hướng đi đúng đắn trong điều kiện ngành ngân hàng có rất nhiều đối thủ cạnh tranh trong và ngoài nước. Nếu mảng dịch vụ phát triển tốt thì sẽ thu hút được khách hàng trung thành và tạo ra được nhiều doanh thu lợi nhuận hơn từ bán chéo sản phẩm. Một số chỉ tiêu phản ảnh kết quả kinh doanh từ dịch vụ Ngân hàng điện tử trong thời gian qua như sau Bảng 2: Báo cáo kết quả kinh doanh từ hoạt động dịch vụ ngân hàng điện tử 2013 2014 2015 2016 So So So So Chỉ tiêu 2012 Thực Thực Thực Thực sánh sánh sánh sánh hiện hiện hiện hiện 2012 2013 2014 2015 Online banking Số lượng KH 372 430 116% 553 128% 715 129% 860 120% (nghìn người) Số lượng giao dịch (nghìn giao 720 875 121% 1.096 125% 1.339 122% 1.670 125% dịch) SMS-Banking Số lượng KH 653 765 117% 1.015 133% 1.453 143% 1.895 130% (nghìn người) Số lượng giao dịch (nghìn giao 981 1.164 118% 1.420 122% 1.680 118% 1.973 117% dịch) Doanh thu (tỷ 729 864 118% 1.105 128% 1.215 110% 1.323 109% TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 85
  5. XUÂN KỶ HỢI đồng) Lợi nhuận (tỷ 559 604 108% 805 133% 980 122% 1.043 106% đồng) (Nguồn: Báo cáo tổng hợp định kỳ năm 2012, 2013, 2014, 2015, 2016 của phòng dịch vụ ngân hàng điện tử - Khối Ngân hàng bán lẻ – Ngân hàng Vietcombank) Qua bảng kết quả trên cho ta thấy: doanh thu và lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh ngân hàng điện tử đã tăng trưởng qua hàng năm với tốc độ trăng trưởng trung bình 17%/năm. Năm tăng trưởng vượt bậc nhất là năm 2014 với tốc độ tăng doanh thu là 128% và tốc độ tăng lợi nhuận là 133%. Sở dĩ năm 2014, dịch vụ ngân hàng điện tử có sự tăng cao như vậy vì năm 2014 ngân hàng đã mở rộng quy mô và nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin với dung lượng lớn hơn, máy chủ chạy được nâng cấp và hệ thống bảo mật được nâng cấp, phí giao dịch cũng được điều chỉnh để phù hợp hơn với thị trường. Do vậy đã thu hút thêm được lượng khách hàng mới và thúc đẩy khách hàng cũ thực hiện các giao dịch. Qua bảng 2 cho thấy lượng khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử đã tăng hàng năm, trong đó dịch vụ Online Banking bao gồm dịch vụ Mobile Banking, Mobile Bankplus, Internet Banking tăng qua các năm. Nhưng, nhìn chung thì lượng khách hàng vẫn tập trung vào dịch vụ SMS- Banking vì sự thuận tiện của dịch vụ, đa phần chủ yếu khách hàng muốn quản lý tài khoản của mình qua thiết bị điện thoại tiện lợi, nhanh chóng. 2.4 Những ưu điểm và hạn chế khi phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam 2.4.1 Những ưu điểm khi phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Vietcombank - Dịch vụ ngân hàng điện tử phát triển giúp cho ngân hàng giảm thiểu áp lực giao dịch tại quầy, giảm bớt các thao tác trong quá trình tác nghiệp và nâng cao sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực. Điều này đã gián tiếp giảm được nhiều chi phí như chi phí tại quầy khi phục vụ khách hàng, chi phí văn phòng phẩm, chi phí nhân công và sẽ nâng cao được lợi nhuận cho ngân hàng. - Dịch vụ ngân hàng điện tử đã giúp cho Vietcombank thu hút thêm được nhiều khách hàng do tốc độ xử lý giao dịch nhanh, bảo mật và an toàn. Ngoài ra nhờ uy tín của dịch vụ này mà hầu hết khách hàng đã sử dụng nhiều hơn một dịch vụ từ ngân hàng. Ví dụ khách hàng thực hiện chuyển tiền trực tuyến, gửi tiền, thanh toán các hóa đơn, đăng ký một số dịch vụ mà không cần đến ngân hàng, - Thông qua ngân hàng điện tử Vietcombank có thể đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ tăng khả năng thỏa mãn nhu cầu khách hàng, do đó giúp ngân hàng giữ chân được những khách hàng hiện tại và thu hút thêm nhiều khách hàng mở mới tài khoản, giao dịch tại ngân hàng đẩy mạnh việc bán chéo sản phẩm. - Với các sản phẩm, dịch vụ đa dạng và công nghệ hiện đại cũng góp phần nâng cao hình ảnh thương hiệu Vietcombank, đây cũng là một công cụ để quảng bá thương hiệu một cách hiệu quả. 2.4.2 Những hạn chế khi phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Vietcombank - Sự hạn chế của hành lang pháp lý đối với phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng nói chung và của dịch vụ ngân hàng điện tử nói riêng. - Nguồn lực công nghệ thông tin của ngân hàng thiếu cả về nhân lực và máy móc thiết bị. - Do thói quen của khách hàng trong giao dịch tại ngân hàng khó thay đổi trong thời gian ngắn. - Tính an toàn, bảo mật trong quá trình phát triển, ứng dụng công nghệ phục vụ kinh doanh chưa cao. - Công tác quảng bá sản phẩm dịch vụ đến khách hàng còn thụ động. TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 86
  6. XUÂN KỶ HỢI - Hạn chế từ chính chất lượng dịch vụ của ngân hàng. 3. Định hướng phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử 3.1 Về mục tiêu phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử Vietcombank là một trong những ngân hàng lớn trong hệ thống ngân hàng tại Việt Nam với số vốn điều lệ nằm trong danh sách 3 ngân hàng lớn nhất toàn hệ thống ngân hàng, mạng lưới giao dịch rộng khắp trên 64 tỉnh thành phố, là một ngân hàng được đánh giá là uy tín trong nhiều năm liền và là một ngân hàng có số lượng khách hàng rất lớn, vì vậy Vietcombank định hướng phát triển hoạt động kinh doanh các sản phẩm dịch vụ dựa trên các giao dịch trực tuyến; Với mục tiêu thay đổi cơ cấu thu nhập từ việc lợi nhuận từ ngân hàng tập trung vào cho vay chuyển sang lợi nhuận được tạo từ dịch vụ tài chính phi ngân hàng và các hoạt động khác. Vì vậy, Vietcombank tăng cường phát triển hoạt động ngân hàng điện tử với mục tiêu là trở thành ngân hàng đứng đầu trong dịch vụ giao dịch trực tuyến cho khách hàng. 3.2 Về định hướng Xúc tiến công tác bán hàng thông qua các phương tiện truyền thông, các chương trình khuyến mãi, hậu mãi với tần suất hợp lý cho các sản phầm, dịch vụ liên quan đến ngân hàng điện tử; Tăng lượng khách hàng hiện có thông qua việc thúc đẩy việc bán chéo, bán kèm các tài khoản của dịch vụ ngân hàng điện tử với các sản phẩm truyền thống khác trong quá trình thương thảo, hợp tác với khách hàng; Tăng cường lượng giao dịch tài chính qua ngân hàng điện tử thông qua việc kết hợp với các đối tác mới, các ngành nghề kinh tế khác nhau; Tăng cường các tiện ích qua mọi phân khúc khách hàng thông qua việc cải tiến các sản phẩm cũ, phát triển thêm các sản phẩm mới, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ một cách hiện đại nhằm cung cấp các sản phẩm, dịch vụ giao dịch trực tuyến một cách nhanh chóng, dễ thực hiện và an toàn. 4. Kết luận Từ việc tìm ra những ưu điểm và hạn chế trong phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử, bài nghiên cứu đã chỉ ra được mục tiêu và định hướng phát triển dịch vụ của Vietcombank nói chung và ngân hàng điện tử nói riêng đến năm 2020. Giúp cho việc phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử phát triển hơn, chứng tỏ vị thế cạnh tranh các ngân hàng ngày càng cao thông qua loại hình dịch vụ này. Tài liệu tham khảo [1]. TS. Nguyễn Minh Kiều (2007), Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, NXB Thống kê. [2]. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (2012), Báo cáo thường niên- Báo cáo phân tích kết quả kinh doanh năm 2012. [3]. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (2013), Báo cáo thường niên- Báo cáo phân tích kết quả kinh doanh năm 2013. [4]. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (2014), Báo cáo thường niên- Báo cáo phân tích kết quả kinh doanh năm 2014. [5]. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (2015), Báo cáo thường niên- Báo cáo phân tích kết quả kinh doanh năm 2015. [6]. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (2016), Báo cáo thường niên- Báo cáo phân tích kết quả kinh doanh năm 2016. [7]. Peter S.Rose (2001), Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Tài chính. TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 87
  7. XUÂN KỶ HỢI [8]. Trang web Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam: www.vietcombank.com.vn [9]. Tạp chí điện tử : phat-trien-dich-vu-ngan-hang-106607.html [10]. Tạp chí điện tử: dich-vu-ngan-hang-dien-tu-tai-viet-nam-52060.html [11]. Tạp chí điện tử: diem-gi [12]. Tạp chí điện tử: dien-tu/c/13146626.epi [13]. Tạp chí điện tử: www.tapchinganhang.com.vn; Ngày nhận: 31/01/2018 Ngày duyệt đăng: 02/5/2018 TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 88