Phát triển kỹ năng ứng dụng công nghệ cần thiết - Yếu tố thúc đẩy quả trình chuyển đổi số trong các tổ chức, doanh nghiệp

pdf 13 trang Gia Huy 3570
Bạn đang xem tài liệu "Phát triển kỹ năng ứng dụng công nghệ cần thiết - Yếu tố thúc đẩy quả trình chuyển đổi số trong các tổ chức, doanh nghiệp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfphat_trien_ky_nang_ung_dung_cong_nghe_can_thiet_yeu_to_thuc.pdf

Nội dung text: Phát triển kỹ năng ứng dụng công nghệ cần thiết - Yếu tố thúc đẩy quả trình chuyển đổi số trong các tổ chức, doanh nghiệp

  1. 225 PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CẦN THIẾT - YẾU TỐ THÚC ĐẨY QUẢ TRÌNH CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG CÁC TỔ CHỨC, DOANH NGHIỆP ThS. Trần Thị Mỹ Diệp, ThS. Tống Thị Minh Ngọc Viện Công nghệ thông tin và Kinh tế số, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân TS. Nguyễn Thị Huyền Viện Sư phạm kỹ thuật, Trường Đại học Bách khoa Hà nội TÓM TẮT Chuyển đổi số không những chỉ là xu hướng tất yếu mà còn là cuộc đua sống còn đối với các doanh nghiệp. Mục tiêu của nó là giúp gia tăng hiệu quả kinh doanh, tạo ra sự khác biệt và các lợi thế cạnh tranh trên thị trường, đồng thời nâng cao trải nghiệm khách hàng. Theo nhiều nghiên cứu, để thực hiện quá trình chuyển đổi số thành công thì yếu tố con người là yếu tố quan trọng nhất, đặc biệt là các nhà lãnh đạo. Nhà lãnh đạo cần phải có tư duy đổi mới và trang bị các kĩ năng cần thiết cho quá trình chuyển đổi số của doanh nghiệp mình. Trong bài viết này nhóm tác giả trình bày các kĩ năng ứng dụng công nghệ thông tin cần thiết như là các yếu tố thúc đẩy quá trình chuyển đổi số thành công trong tổ chức, doanh nghiệp. Các kĩ năng đó là: Học máy, Quản lý di động, DevOps, Phân tích dữ liệu lớn, Marketing số, Điện toán đám mây và Bảo mật. Từ khoá: Chuyển đổi số, công nghệ, phát triển kỹ năng 1. TỔNG QUAN Chuyển đổi số là yếu tố quan trọng mà các tổ chức, doanh nghiệp đã nhận thức được trong nhiều năm trở lại đây. Kể từ khi các máy tính được đưa vào các văn phòng làm việc, các doanh nghiệp đã đánh giá cao các lợi ích của công nghệ đó là hiệu quả, tốc độ và sự tiện lợi. Bước sang thế kỷ 21, không chỉ có máy tính, các phần mềm hỗ trợ quản lý, kinh doanh được ứng dụng mà hàng loạt các công nghệ mới được ra đời. Nó làm thay đổi và tác động rất lớn đến cách sử dụng dịch vụ của người dùng (Vial, 2019). Điều này cũng kéo theo các doanh nghiệp phải chuyển đổi cho phù hợp với nhu cầu của thị trường theo xu hướng ứng dụng công nghệ mới (Berman, 2012; Herbert, 2017). Điều đó kéo theo một làn sóng mới trong việc ứng dụng công nghệ số để thay đổi mô hình kinh doanh, từ đó tạo ra những cơ hội và giá trị mới cho doanh nghiệp. Rất nhiều các công ty công nghệ được ra
  2. 226 đời, các công ty này sử dụng rất nhiều các công nghệ mới, xây dựng các ứng dụng trên di động, quan tâm đến yêu cầu về cá nhân hóa, tính năng thông minh và khả năng tương tác của khách hàng. Những người tiêu dùng ngày nay đều am hiểu nhất định về các công nghệ tiên tiến, mới nhất và thích trải nghiệm và đổi mới trên các nền tảng công nghệ. Thực tế cho thấy, các công nghệ Thông minh, Dịch vụ đám mây, Thực tại ảo tăng cường đang được ứng dụng rất nhiều để tạo ra để tạo ra các dịch vụ đa tiện ích. Các nghiên cứu gần đây chỉ ra những công nghệ cốt lõi thúc đẩy việc chuyển đổi số bao gồm (Blog, 2019): • Điện toán đám mây: Mô hình sử dụng các công nghệ nghệ máy tính để đưa ra các nền tảng, dịch vụ, cơ sở hạ tầng CNTT cho doanh nghiệp • Di động: Các công nghệ hoạt động trên thiết bị cầm tay của người dùng như thanh toán, xác thực, ứng dụng di động • Nền tảng kết nối vạn vật: mạng lưới kết nối các thiết bị vật lý • Mạng xã hội: Dịch vụ kết nối con người trên mạng Internet • Định vị toàn cầu: hệ thống xác định vị trí bằng cách sử dụng các thiết bị mặt đất và vệ tinh nhân tạo • Tương tác người máy: Các công nghệ liên quan đến giao tiếp, tương tác giữa con người và hệ thống. • Xác thực và phát hiện xâm nhập: Hệ thống nhận dạng, xác thực người dùng • Cảm biến thông minh: Hệ thống các cảm biến thu nhận và cung cấp thông tin một cách chính xác và tự động • Thực tại ảo tăng cường: hệ thống tăng cường thông tin cho môi trường vật lý được tạo ra bởi máy tính. • Thiết bị đeo: Các thiết bị thông minh nhỏ gọn hỗ trợ người dùng • Phân tích dữ liệu lớn: Các công nghệ thu thập, xử lý các dữ liệu lớn và phức tạp • Thu thập và đánh giá thông tin người dùng: Công nghệ thu thập dữ liệu người dùng để phân tích và phục vụ ngược trở lại người dùng. Các công nghệ lõi cho việc chuyển đổi số trên được tổng hợp bởi Gov.sa (General, 2020):
  3. 227 Hình 1. Các công nghệ cốt lõi thúc đẩy chuyển đổi số 2. CHUYỂN ĐỔI SỐ VÀ CÁC KỸ NĂNG KHÔNG THỂ THIẾU 2.1. Học máy Học máy (Machine Learning) là một ứng dụng của trí tuệ nhân tạo (AI) cung cấp cho các hệ thống khả năng tự động học hỏi và cải thiện từ kinh nghiệm mà không cần được lập trình rõ ràng (Tainangviet, 2019). Học máy tập trung vào việc phát triển các chương trình máy tính có thể truy cập dữ liệu và sử dụng nó để học hỏi cho chính mình. Một số lĩnh vực chính mà học máy có thể trợ giúp là: • Phân loại và lập danh mục thông tin như giao dịch, tài khoản, công ty, con người, v.v. • Dự đoán các kết quả có thể xảy ra và / hoặc quyết định các hành động bằng cách phân tích các mẫu đã xác định • Xác định các mẫu và mối quan hệ chưa biết trước đây trong dữ liệu • Phát hiện các hành vi và sự kiện mới, bất thường hoặc không mong muốn từ dữ liệu Theo một cuộc khảo sát từ Tech Pro Research, chỉ 28% công ty có một số kinh nghiệm với AI hoặc học máy và hơn 40% cho biết nhân viên CNTT doanh nghiệp của họ không có các kỹ năng cần thiết để triển khai và hỗ trợ AI và / hoặc học máy. Để máy tính học được các nhà khoa học dữ liệu sẽ thực hiện các bước sau (Tainangviet, 2019): ✓ Xác định chính xác bộ dữ liệu và các biến liên quan ✓ Xác định các vấn đề phân tích dữ liệu thách thức nhất ✓ Thu thập và tập hợp dữ liệu có cấu trúc và không cấu trúc từ các nguồn khác nhau. ✓ Làm sạch và xác nhận dữ liệu đảm bảo tính chính xác, đầy đủ và thống nhất ✓ Xây dựng và áp dụng các mô hình và thuật toán để khai thác dữ liệu
  4. 228 ✓ Phân tích dữ liệu để tìm ra các mẫu hình (pattern) và xu hướng ✓ Giải thích dữ liệu để tìm giải pháp ✓ Truyền đạt kết quả cho các bên liên quan bằng cách sử dụng các công cụ trực quan hóa Các nhóm kỹ năng cần thiết cho học máy bao gồm Phân tích (Analytics), Lập trình (Programming), và Kiến thức chuyên ngành (Domain Knowledge). Nhóm kỹ năng Phân tích gồm các kỹ năng về thống kê, tính toán, tư duy phản biện, kỹ năng trực quan hóa dữ liệu, sắp xếp dữ liệu và làm việc với dữ liệu phi cấu trúc. Nhóm kỹ năng lập trình bao gồm các kỹ năng về lập trình (sử dụng một hoặc nhiều ngôn ngữ như Python, R, SAS và Scala), kiến thức về trí tuệ nhân tạo, học máy, học sâu, và kinh nghiệm về SQL. Nhóm kỹ năng mà hầu hết nhà khoa học dữ liệu trẻ gặp khó khăn chính là nhóm kiến thức chuyên ngành. Tất cả kết quả phân tích phải được áp dụng trong thực tế. Việc hiểu càng sâu các kiến thức chuyên ngành sẽ giúp nhà khoa học dữ liệu có tư duy sâu, rộng hơn về các mô hình, các phân tích mà họ sẽ nghĩ ra để giải các bài toán của doanh nghiệp, giúp cho mô hình và phân tích của họ tổng quát nhất và chính xác. (Tainangviet, 2019) 2.2 Mobility Management Quản lý tính di động của doanh nghiệp (Enterprise Mobility Management - EMM), được biết như là một tập hợp các dịch vụ và công nghệ được thiết kế trên thiết bị di động của nhân viên và người quản lý của công ty (Kapko, 2017). Nó thường bao gồm một loạt các hệ thống CNTT của doanh nghiệp để đáp ứng một loạt các mối quan tâm của doanh nghiệp như: quản lý thiết bị di động, quản lý ứng dụng di động, quản lý danh tính di động, quản lý thông tin di động, quản lý nội dung di động, quản lý chi phí di động. Tính di động là yếu tố cần thiết của Chuyển đổi số. Tuy nhiên, khi nói đến quản lý tính di động của doanh nghiệp nhiều doanh nghiệp còn thiếu kế hoạch chiến lược. Các tổ chức thường tập trung vào cuộc cách mạng số rộng lớn hơn để cải thiện hiệu quả, doanh thu và lợi nhuận, nhưng ít tổ chức ưu tiên quản lý tính di động trong kế hoạch của họ. Fritizinger đã đưa ra một cái nhìn tổng quát về việc quản lý di động và tầm quan trọng của nó trong việc chuyển đổi số. 82% giám đốc điều hành tin rằng di động là bộ mặt của chuyển đổi số. 80% giám đốc điều hành nói rằng công nhân không thể làm công việc của họ nếu không có điện thoại thông minh. 70% lượt truy cập vào các hệ thống doanh nghiệp sẽ được thực hiện bằng thiết bị di động vào năm 2020 (Lerner, 2018). Những thống kê trên
  5. 229 cho thấy quản lý di động thực sự là một trong những kỹ năng quan trọng. Kỹ năng này bao gồm: (Kapko, 2017) • Quản lý thiết bị di động: liên quan đến việc cài đặt các cấu hình duy nhất trên thiết bị di động nhằm cung cấp cho các tổ chức khả năng kiểm soát, mã hóa và thực thi chính sách từ xa trên các thiết bị di động như điện thoại thông minh và máy tính bảng. • Quản lý ứng dụng di động: cho phép các tổ chức quản lý dựa trên các phần mềm ứng dụng thay vì các thiết bị vật lý. Các phần mềm quản lý thay trước đây thay bằng hoạt động trên máy tính bàn thì được thực hiện tương tự trên thiết bị di động khiến việc quản lý dễ dàng hơn. • Quản lý danh tính di động: bao gồm chứng chỉ người dùng và thiết bị, chữ ký mã ứng dụng, xác thực và đăng nhập một lần. Mục tiêu chính của quản lý danh tính di động là đảm bảo rằng chỉ những thiết bị và người dùng đáng tin cậy mới có thể truy cập vào dữ liệu hoặc ứng dụng của doanh nghiệp. • Quản lý thông tin di động: liên quan đến cơ sở dữ liệu có thể truy cập từ xa. Quản lý thông tin di động chủ yếu được tích hợp vào các dịch vụ quản lý thiết bị di động hoặc quản lý ứng dụng di động vì các dịch vụ quản lý thiết bị và ứng dụng dựa trên các công cụ dựa trên đám mây để lưu trữ và đồng bộ hóa các tệp trên nhiều thiết bị. • Quản lý nội dung di động: cho phép truy cập nội dung trên thiết bị di động. Theo Gartner, quản lý nội dung di động có bốn vai trò cơ bản: bảo mật nội dung, truy cập nội dung, đẩy nội dung và bảo mật cấp độ tệp. • Quản lý chi phí di động: giúp các tổ chức kiểm soát chi phí và theo dõi thông tin chi phí. Dịch vụ cung cấp cho các doanh nghiệp thông tin chi tiết về việc sử dụng thiết bị và dịch vụ, mua sắm thiết bị và các chính sách khác như phụ phí. 2.3 DevOps DevOps giúp các tổ chức thành công với chuyển đổi số bằng cách thay đổi tư duy văn hóa của doanh nghiệp, phá bỏ các lỗ hổng bất lợi và mở đường cho sự thay đổi liên tục và thử nghiệm nhanh chóng Tất cả những yếu tố đó giúp tổ chức đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng. Chuyển đổi số gần như không thể thực hiện được nếu không có sự hợp tác chặt chẽ giữa các nhóm khác nhau trong việc xây dựng và vận hành hệ thống CNTT. DevOps đang trở thành tiêu chuẩn công nghiệp để phát triển phần mềm (DevOps, 2019). Các công ty đã áp dụng nguyên tắc DevOps đang đổi mới nhanh hơn và bỏ xa các
  6. 230 đối thủ cạnh tranh. Bằng cách thay đổi sang văn hóa DevOps, các công ty này đã liên kết tất cả các bên liên quan - từ các nhóm phát triển và hoạt động đến nhà quản lý và hơn thế nữa - xung quanh mục tiêu chung là cung cấp phần mềm chất lượng nhanh chóng và đáng tin cậy. Các tổ chức sẽ cần sớm chuyển đổi sang DevOps cho phù hợp và duy trì tính cạnh tranh. (Bass, Weber, & Zhu, 2015; Farcic, 2018) Trong văn hóa DevOps, tất cả những người tham gia trong tất cả các giai đoạn của vòng đời phân phối phần mềm đều hướng tới một mục tiêu chung: phân phối nhanh chóng phần mềm ổn định, chất lượng cao từ ý tưởng đến khách hàng. Điều này cũng có nghĩa, tự động hóa phát triển, thử nghiệm và triển khai phần mềm thông qua phân phối liên tục song hành với DevOps. Tự động hóa cho phép các tổ chức cung cấp phần mềm nhanh hơn trong khi đảm bảo các hoạt động có thể tin tưởng vào những người tham gia vòng đời phát triển phần mềm trên ba khía cạnh: con người, quy trình gì đang được triển khai và khách hàng có được chất lượng, sự bảo mật và ổn định mà họ yêu cầu. Về cốt lõi, DevOps là nhằm đạt được sự liên kết giữa tất cả những quy trình và công cụ - thường được gọi là bộ ba DevOps (DevOps, 2019). Các công ty đã chuyển đổi sang phân phối liên tục và văn hóa DevOps đang tạo sự khác biệt và cung cấp phần mềm chất lượng cao hơn nhanh hơn bằng cách điều chỉnh sự phát triển và hoạt động trên bộ ba DevOps - con người và văn hóa, quy trình và thực hành cũng như các công cụ và công nghệ. Sự liên kết tốt hơn trên ba mặt phẳng này cho phép các tổ chức cải thiện thời gian sản xuất, thúc đẩy giá trị kinh doanh và giảm chi phí CNTT. (Bass et al., 2015) Để nâng cao kỹ năng Devops, cần thiết phải quan tâm tới 10 khía cạnh sau (DevOps, 2019; Duma, 2018; Hüttermann, 2012) • Kỹ năng giao tiếp và hợp tác: biết giao tiếp với các bộ phận trong tổ chức, kết nối các bộ phận trong tổ chức cùng hướng tới mục tiêu chung • Sự đồng cảm, thấu hiểu: hiểu cách thức tổ chức hoạt động, văn hóa của tổ chức. Trong các dự án cụ thể phải hiểu rõ các bộ phận tham gia và mục tiêu hướng tới của dự án. • Hiểu biết về các công cụ: hiểu biết rất nhiều các công cụ DevOps như công cụ quản lý mã nguồn (Source Control), công cụ tích hợp liên tục (Continuos Integration), công cụ triển khai tự động (Deployment Automation), nền tảng đám mây (Cloud Platforms).
  7. 231 • Kỹ năng bảo mật: hiểu rõ các nguy cơ, từ đó đưa ra các quy định, chính sách hạn chế các lỗi, lỗ hổng có thể có của hệ thống. DevOps phải có các kỹ năng bảo mật cơ bản và khả năng phân tích, đối phó với các tấn công tới hệ thống. • Công cụ tự động hóa: sử dụng các câu lệnh và các công cụ nhằm tự động hóa nhiều quá trình tích hợp, triển khai, kiểm thử. Các công cụ tự động cũng giúp cho quá trình giám sát hiệu năng, cấu hình hệ thống. Việc tự động hóa không chỉ làm giảm tải công việc mà còn làm tối thiểu việc xảy ra lỗi và tăng cường độ tin cậy. • Kỹ năng viết mã và viết kịch bản: các kỹ năng cài đặt, đọc hiểu các mã lệnh từ các ngôn ngữ phổ biến như Java, Python, Javascript, PHP là vô cùng quan trọng. • Kỹ năng đám mây: cho phép triển khai và sử dụng các dịch vụ Đám mây một cách hiệu quả. Kỹ năng này vô cùng quan trọng khi các tổ chức, doanh nghiệp ngày nay đều phát triển hoặc sử dụng nhiều nền tảng, công cụ, ứng dụng đám mây. • Kỹ năng kiểm thử: DevOps có thể đưa ra các kỹ thuật đường ống (pipeline) trong việc kiểm thử, song song với việc triển khai và tích hợp hệ thống. Việc kiểm thử tự động cũng rất quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng của hệ thống trước khi được sử dụng bởi khách hàng. Hình 2. Các công nghệ liên quan tới DevOps (Digitar, 2020) • Tư duy lấy khách hàng làm trung tâm: không chỉ là kỹ năng mà còn là phương hướng để hoạt động. Để làm được điều này, kỹ sư DevOps cần duy trì mối liên hệ với tất cả các bên bao gồm cả Nhà phát triển, Đội ngũ kiểm thử, Quản lý dự án, Đối tác
  8. 232 • Niềm đam mê và tính chủ động: sự đam mê và tính chủ động mang đến sự thành công trong mọi công việc. Các kỹ sư DevOps cần học hỏi nâng cao kiến thức từng ngày, đồng thời chủ động xử lý các tình huống từ các bộ phận liên quan. 2.4 Big Data Analysis Dữ liệu lớn cho phép các công ty thực hiện các điều chỉnh chiến lược, có ý nghĩa nhằm giảm thiểu chi phí và tối đa hóa kết quả. Nếu người quản lý biết nhân viên và khách hàng đang làm gì hiện tại và quá khứ, thì cũng có thể phân tích và dự đoán những gì họ sẽ làm trong tương lai để bắt đầu thực hiện các thay đổi cần thiết. Chuyển đổi số sẽ không hoàn thành trừ khi một doanh nghiệp sử dụng dữ liệu lớn. Sau đây là các công việc để phân tích dữ liệu lớn phục vụ chuyển đổi số: • Tích hợp hệ thống và trao đổi dữ liệu: áp dụng các kiến thức CNTT truyền thống và tích hợp các nền tảng đám mây khác nhau để tạo thành hệ thống dữ liệu của tổ chức, công ty. Dữ liệu có thể tổng hợp từ dữ liệu có cấu trúc và phi cấu trúc. Việc tích hợp có thể thực hiện bằng tay hoặc bằng phần mềm, mang đến một hệ thống dữ liệu đồng nhất, đầy đủ, tin cậy, đồng thời đảm bảo sự thông suốt trong việc trao đổi thông tin giữa các bộ phận. • Quản lý kho dữ liệu trung tâm: hệ thống dữ liệu bản ghi phải được kết hợp với nhau trong kho dữ liệu hoặc kho dữ liệu lớn. Hệ thống dữ liệu trung tâm phải có đầy đủ các chức năng lưu trữ, sao lưu tự động, đồng thời có thể dễ dàng trích xuất, biến đổi để sẵn sàng cho việc truy cập và phân tích • Đảm bảo Chất lượng dữ liệu: nhiều tổ chức sử dụng khối lượng dữ liệu khổng lồ phải đi kèm với việc làm sạch. Người điều hành cần xác định rõ những giữ liệu nào được lưu trữ phân tích, dữ liệu nào nên bị loại bỏ hoặc chuyển đến “kho lạnh” vì dữ liệu đó không bao giờ hoặc hiếm khi được truy cập. Những điều này cần được đề cập trong chính sách thông tin của công ty. • Phân tích dữ liệu lớn: kiểm tra bộ dữ liệu để thu thập thông tin chi tiết hoặc rút ra kết luận về những gì dữ liệu mang lại, chẳng hạn như các xu hướng và dự đoán về hoạt động trong tương lai từ đó đưa ra các chiến lược hoạt động hợp lý. Các kỹ năng cụ thể trong việc phân tích dữ liệu được trình bày tại trang (Mcleod, 2019), bao gồm kỹ năng lập trình, hiểu biết về thuật toán, cấu trúc dữ liệu và sử dụng tốt một số ngôn ngữ lập trình như đặc biệt phù hợp với việc phân tích dữ liệu như R, Python. Ngoài ra, kỹ năng biểu diễn dữ liệu hay còn gọi trực quan hoá dữ liệu cũng vô cùng quan
  9. 233 trọng. Điều này có thể thực hiện bằng cách sử dụng các bảng, biều đồ, đồ thị để dễ quan sát, dễ hiểu để truyền đạt rõ ràng những hiểu biết đầy đủ từ dữ liệu cho người xem. Để có được kỹ năng này, có thể học cách sử dụng được các công cụ biểu diễn dữ liệu chuyên dụng như Tableau, Data Wrapper, Plotly Bên cạnh đó, cũng thành thạo kỹ năng định lượng và phân tích bằng cách sử dụng các kiến thức về thống kê và toán học đặc biệt là đại số tuyến tính để xử lý các vấn đề dữ liệu lớn. Các kỹ thuật như thống kê mô tả và thống kê suy diễn giúp tóm tắt dữ liệu và tìm ra các mẫu để phân tích dự đoán. Cuối cùng cần phải có kỹ năng trong việc giải thích dữ liệu, đây là kỹ năng diễn giải kết quả sau khi phân tích để đưa các lập luận giải thích kết quả đồng thời rút ra bài học. Các kỹ năng này cũng được đơn giản hoá bằng việc sử dụng các nền tảng (framework) như Hadoop, Apache Spark vốn là những công cụ làm việc chính với dữ liệu lớn. 2.5 Marketing số Trong thời đại ngày nay, Marketing số là một kỹ năng cực kỳ quan trọng khi mà khách hàng tương tác với truyền thông, xã hội và nội dung số trên điện thoại và máy tính nhiều hơn làm với những gì trong thế giới thực (Blog, 2019). Marketing số ngày càng xuất hiện nhiều, bao gồm quảng cáo kết quả tìm kiếm, quảng cáo qua email và tweet - bất cứ phương thức nào kết hợp marketing với phản hồi của khách hàng hoặc tương tác hai chiều giữa công ty và khách hàng. Để thành công với Marketing số, cần phải có những kỹ năng cơ bản sau: • Đo lường chất lượng nội dung: cần phải đo đếm, đánh giá được chất lượng của nội dung tiếp thị, để làm được điều đó cần biết chính xác lượng người đã xem nội dung quảng cáo của mình. • Tạo ra khách hàng tiềm năng: bằng cách tạo nên nhận thức người dùng về sản phẩm và dịch vụ. Tiếp đến là giai đoạn thực hiện các bước tạo mối quan hệ cho thương hiệu cùng các chiến lược tiếp thị để thúc đẩy họ sử dụng sản phẩm dịch vụ. • Phân khúc đúng đối tượng khách hàng mục tiêu: Tiếp thị số sẽ giúp các chiến dịch tiếp cận đúng đối tượng mục tiêu về nhân khẩu học (như giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp, đặc điểm vùng miền ), về thói quen, sở thích và hành vi cụ thể của người dùng. • Cải thiện tỷ lệ chuyển đổi: được thực hiện bằng cách xây dựng các giả thuyết cho biết lý do tại sao khách hàng truy cập không chuyển đổi và đưa ra những ý tưởng để cải thiện chuyển đổi, sau đó kiểm tra những ý tưởng thông qua một quá trình
  10. 234 được gọi là so sánh A/B (A/B Testing), trong đó hai phiên bản của một trang web được so sánh với nhau để xem phiên bản nào hoạt động mang lại năng suất tốt hơn. (Media, 2019) • Phân tích chi phí: việc phân tích này sẽ giúp cho doanh nghiệp có cái nhìn toàn diện hơn về hoạt động Marketing, xác định được những sản phẩm, kênh phân phối và những chi phí Marketing nào cần mở rộng, thu hẹp hay loại bỏ. 2.6 Cloud Computing Cloud đóng góp lớn trong việc chuyển số, nó thay đổi hoàn toàn hoạt động của tổ chức bằng cách đưa ra những giải pháp mới, tối ưu và hiệu quả hơn. Tuy nhiên, chuyển đổi số sẽ không xảy ra cùng một lúc vì vậy cần có kế hoạch để nó có thể sẽ diễn ra theo từng giai đoạn. Điều quan trọng đối với một doanh nghiệp là phải bắt đầu với những điều cơ bản, chẳng hạn như chuyển đổi các chức năng cơ bản như e-mail, chia sẻ tệp hoặc hệ thống điện thoại sang Cloud và đảm bảo chúng hoạt động mà không gặp sự cố. Nền tảng Cloud phù hợp với việc chuyển đổi số, với các lý do sau đây: • Chi phí thấp và hợp lý phụ thuộc vào quy mô của doanh nghiệp • Sử dụng được các tài nguyên lớn khi cần thiết • Thay thế các bộ ứng dụng cũ bằng cách dùng các ứng dụng Cloud mới với chi phí thấp • Tuỳ vào nhu cầu kinh doanh mà dễ dàng tăng giảm nhu cầu một cách linh hoạt về việc sử dụng CNTT • Dễ dàng tích hợp với nền tảng IoT, cảm biến, thay thế một số công việc bằng máy móc khi quy mô sản xuất, dịch vụ tăng đột biến • Dễ dàng kết hợp với trí tuệ nhân tạo hoặc các hệ thống phân tích thông minh khác để đưa ra các định hướng kinh doanh, đưa ra giải pháp để giải quyết các vấn đề khó khăn. • Dễ dàng tích hợp và cho phép khách hàng được trải nghiệm các dịch vụ số David Brown đã đưa ra các nhóm kỹ năng cần thiết cho điện toán đám mây bao gồm (Brown, 2020): • Kỹ năng quản lý đám mây: Bao gồm kỹ năng như sử dụng hệ điều hành, đặc biệt là hệ điều hành Linux, lập trình ở mức cơ bản các ngôn ngữ server phổ biến, quản
  11. 235 trị được các cơ sở dữ liệu (SQL, noSQL), tự động hoá đám mây, kiến trúc không máy chủ và đặc biệt là DevOps • Kỹ năng chuyển đổi qua đám mây: bao gồm các kỹ năng như quản lý thay đổi, lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ, kiểm thử • Kỹ năng kiểm soát Chi phí: Bao gồm các kỹ năng như tính toán, đánh giá chi phí, giới hạn chi phí 2.7 Bảo mật Khi các doanh nghiệp bắt tay vào hành trình Chuyển đổi số, họ phải đặt vấn đề an ninh mạng trở thành ưu tiên hàng đầu. Các tổ chức cần duy trì tính bảo mật, tính toàn vẹn và tính sẵn có của dữ liệu trong tất cả các bối cảnh như ở trong hạ tầng CNTT sở tại, trên Đám mây và trong các môi trường kết hợp (Hybird). Các doanh nghiệp ngày nay cần chuyên viên có kỹ năng bảo mật và an ninh ở tất cả các lĩnh vực CNTT chứ không chỉ là những chuyên viên chỉ chăm lo bảo đảm an toàn hệ thống mạng. Doanh nghiệp tìm người có khả năng xây dựng một môi trường an toàn, cho dù đó là người quản lý hệ thống thư điện tử hay là người phát triển phần mềm. Theo Saunders của Đại học DeVry, để đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp, trường DeVry đã xây dựng giáo trình về an ninh CNTT đưa ra giảng dạy ở tất cả các trường trên đất Mỹ. Nhân viên an ninh mạng và bảo mật số cần có kỹ năng và kiến thức sau (Dice, 2012): • Nên hiểu kiến trúc, quản trị và quản lý hệ điều hành, mạng và phần mềm ảo hóa những thứ như tường lửa và bộ cân bằng tải mạng. • Nắm và thành thạo các khái niệm lập trình / phát triển phần mềm chung và các kỹ năng phân tích phần mềm cũng như các ngôn ngữ lập trình phổ biến như Java, C/C ++, PHP, Python, Perl hoặc Shell • Có chứng chỉ như CEH, OSCP, CISA, GCIH, CISSP, CISSP-ISSAP, CISSP- ISSEP, CISSP-ISSMP 3. ĐÁNH GIÁ CHUNG CÁC KĨ NĂNG Thực hiện chuyển đổi số là vô cùng quan trọng trong quá trình đổi mới và phát triển của doanh nghiệp, tổ chức. Các kỹ năng công nghệ đều rất quan trọng tuy nhiên mỗi giai đoạn phát triển, và đặc thù hoạt động của công ty thì sẽ yêu cầu kỹ năng khác nhau. Xem xét một doanh nghiệp, tổ chức vừa và nhỏ với mô hình kinh doanh truyền thống. Nhóm tác giả đề xuất thứ tự ưu tiên các kỹ năng trên như sau:
  12. 236 Giai đoạn 1 ưu tiên các kỹ năng: • Marketing số: Nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh • DevOps: Nhằm đơn giản hoá quá trình triển khai hệ thống • Cloud Computing: Nhằm tạo sự chuyển đổi về hạ tầng, sử dụng công nghệ mới. Giai đoạn 2 tập trung sang các kỹ năng sau: • Bảo mật: Nhằm bảo vệ dữ liệu khách hàng và phát triển bền vững • Mobile Management: Nhằm đơn giản và tăng tính tính tiện dụng khi quản lý Giai đoạn 3 tập trung vào các kĩ năng: • Học máy: Nhằm xây dựng phát triển các hệ thống thông minh, giải quyết các bài toán phức tạp mang lại giá trị cho công ty. • Big Data Analysis: Phân tích dữ liệu đảm bảo đưa ra đường hướng phát triển đúng đắn cho công ty, tổ chức 4. KẾT LUẬN Các công nghệ mới như IoT, Cloud, Học máy, Trí tuệ nhân tạo đang phát triển như vũ bão và được áp dụng mạnh mẽ trong đời sống cũng như các hoạt động sản xuất kinh doanh làm quá trình chuyển đổi số trở thành quá trình chuyển đổi tất yếu. Điều này khiến cho nhiều mô hình doanh nghiệp truyền thống biến mất, hoặc bị thay thế hoàn toàn bởi các doanh nghiệp số. Tuy nhiên việc chuyển đổi số không phải là một việc dễ dàng. Nhiều nhà lãnh đạo trong các doanh nghiệp truyền thống chưa quen với các công nghệ và quy trình số. Để vượt qua khó khăn này đổi hỏi các lãnh đạo cần gia tăng tiếp xúc trải nghiệm số hóa đồng thời ứng dụng hiệu quả trong việc đổi mới quy trình sản xuất kinh doanh. Bài viết đưa ra những phân tích về các kỹ năng ứng dụng công nghệ cần thiết thúc đẩy quá trình chuyển đổi số trong các tổ chức, doanh nghiệp tập trung với đối tượng là các nhà lãnh đạo. Trong thời gian tới nhóm sẽ mở rộng ra nghiên cứu với các nhóm đối tượng khác để hoàn thiện mô hình các kĩ năng phục vụ chuyển đổi số. TÀI LIỆU THAM KHẢO Bass, L., Weber, I., & Zhu, L. (2015). DevOps: A software architect's perspective: Addison-Wesley Professional. Berman, S. J. (2012). Digital transformation: opportunities to create new business models. Strategy & Leadership.
  13. 237 Blog, D. M. (2019). What key skills are needed to drive digital transformation? Brown, D. (2020). 25 Essential Skills for Cloud Management. Retrieved from management DevOps. (2019). What is DevOps. Retrieved from Dice, I. (2012). Six Skills You Need to Succeed in Cybersecurity. Retrieved from Digitar. (2020). DevOps Services. Retrieved from Duma, Y. (2018). Ten Skills Every DevOps Engineer Must Have for Success. Retrieved from Farcic, V. (2018). How to Build a DevOps Culture. Retrieved from General, C. a. A. (2020). Digital transformation in the NHS. Retrieved from Herbert, L. (2017). Digital Transformation: Build Your Organization's Future for the Innovation Age: Bloomsbury Publishing. Hüttermann, M. (2012). DevOps for developers: Apress. Kapko, M. (2017). What is EMM? Enterprise Mobility Management explained. Retrieved from mobility-management-emm.html Lerner, S. (2018). The Role Of Enterprise Mobility In Digital Transformation. Retrieved from mobility-face-digital-transformation Mcleod, S. (2019). 6 must have skills for Big Data Analytics Jobs. Retrieved from 97f10dde868e Media, M. (2019). ột số kiến thức về tỷ lệ chuyển đổi. Retrieved from Tainangviet. (2019). Học máy và các kỹ năng để trở thành nhà khoa học dữ liệu. Retrieved from hoc-du-lieu-dar3219/ Vial, G. (2019). Understanding digital transformation: A review and a research agenda. The Journal of Strategic Information Systems, 28(2), 118-144.