Phát triển ngân hàng số - Kinh nghiệm quốc tế và giải pháp cho các ngân hàng thương mại Việt Nam

pdf 15 trang Gia Huy 24/05/2022 1790
Bạn đang xem tài liệu "Phát triển ngân hàng số - Kinh nghiệm quốc tế và giải pháp cho các ngân hàng thương mại Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfphat_trien_ngan_hang_so_kinh_nghiem_quoc_te_va_giai_phap_cho.pdf

Nội dung text: Phát triển ngân hàng số - Kinh nghiệm quốc tế và giải pháp cho các ngân hàng thương mại Việt Nam

  1. Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QUốC GIA "CÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG" PHáT TRIỂN NGÂN HÀNG SỐ - KINH NGHIệM QUỐC TẾ VÀ GIẢI PHáP CHO CáC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIệT Nam TS. Phạm Bích Liên1, ThS. Trần Thị Bình Nguyên Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt Tóm tắt Khi khách hàng chuyển hành vi tiêu dùng sang trực tuyến, các nhà cung cấp nói chung và ngân hàng - trung gian tài chính nói riêng sẽ phải có sự chuyển dịch tương ứng. Nâng cấp lên hệ thống “Ngân hàng số ” vừa là cơ hội vừa là thách thức, vừa là động lực phát triển đối với hệ thống Ngân hàng Việt Nam. Ngân hàng số là loại hình có nhiều điểm khác với mô hình ngân hàng truyền thống từ pháp lý, phương thức triển khai đến dịch vụ khách hàng đòi hỏi các ngân hàng phải chủ động học hỏi kinh nghiệm và xây dựng lộ trình phát triển. Nghiên cứu này làm rõ (i) khái niệm “Ngân hàng số ” và tác động của “Ngân hàng số ” đến ngân hàng và khách hàng, (ii) kinh nghiệm quốc tế và bài học rút ra, (iii) phân tích thực trạng triển khai Ngân hàng số của các NHTM Việt Nam và (iv) đề ra một số giải pháp/ khuyến nghị. Từ khóa: Ngân hàng số, Digital Banking, Số hóa, Công nghệ ngân hàng 1. Giới thiệu Ngành ngân hàng là một trong những ngành đứng đầu về ứng dụng công nghệ thông tin, chắc chắn không nằm ngoài vòng xoáy của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Hiện nay trên thế giới có khoảng 43% dân số được kết nối và sử dụng Internet. Một thống kê thú vị từ Business Insider cho thấy trong vòng 10 năm trở lại đây, con người đã chứng kiến nhiều tiến bộ về khoa học kỹ thuật hơn là 10.000 năm trước cộng lại và 5 năm tới, nhân loại sẽ đón nhận hàng nghìn tiến bộ khoa học kỹ thuật mới. Riêng tại châu Âu, dự kiến trong 5 năm tới, hơn hai phần ba số khách hàng ngân hàng ở châu Âu có khả năng “tự định hướng” và thích nghi cao với thế giới trực tuyến (Olanrewaju, 2014). Tại Việt Nam, một số ngân hàng thương mại đã và đang bắt đầu quan tâm đến mô hình Ngân hàng số, việc triển khai áp dụng Ngân hàng số đã đạt được những kết quả nhất định ở một số hoạt động/mảng nghiệp vụ, nhưng vẫn chưa hoàn toàn đáp ứng đúng tiêu chuẩn của mô hình này, do đó cần lộ trình thực hiện để nâng cấp hệ thống và đáp 1 Email của tác giả chính: phambichlien2009@gmail.com 72
  2. Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QUốC GIA "CÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG" ứng nhu cầu dịch vụ tài chính ngày càng gia tăng. Mô hình Ngân hàng số với các đặc trưng sản phẩm dịch vụ tài chính đa dạng nhưng thủ tục đơn giản, thời gian xử lý nhanh và giao dịch không bị rào cản bởi vị trí địa lý thông qua thiết bị kết nối với Internet, rất phù hợp cho xã hội hiện đại hóa, công nghiệp hóa. 2. Ngân hàng số: Khái niệm, TáC động đối với ngân hàng và kháCh hàng Khái niệm “Ngân hàng số” Theo Gaurav Sarma (2017), Ngân hàng số (Digital Banking) là mộti h nh thức ngân hàng số hóa tất cả nhưng hoạt động và dịch vụ Ngân hàng truyền thống. Nói cách khác, tất cả nhưng gi khách hàng có thể thực hiện ơ các chi nhánh ngân hàngi b nh thường được số hóa và tích hợp vào một ứng dụng ngân hàng số duynhất,và thông qua ứng dụng này khách hàng không cần phải đến chi nhánh ngân hàng mà vẫn có thể thực hiện được tất cả các giao dịch, đồng thời các hoạt động của ngân hàng như quản lý rủi ro, nguồn vốn, phát triển sản phẩm, marketing, quản lý bán hàng cũng được số hóa. Digital Banking là loại hình ngân hàng kỹ thuật số đòi hỏi cao về công nghệ bao gồm sự đổi mới trong dịch vụ tài chính cho khách hàng và khách hàng thương mại xung quanh các chiến lược di động, kỹ thuật số, AI, thanh toán, RegTech, dữ liệu, blockchain, API, kênh phân phối và công nghệ (American Banker, 2018). Trong khi Online Banking/E-banking là hệ thống dịch vụ ngân hàng điện tử (bao gồm các dịch vụ con như Internet Banking, SMS Banking, Mobile Banking) được tạo ra để bổ sung cho các dịch vụ trên nền tảng ngân hàng truyền thống thì Digital Banking là một loại hình ngân hàng có ảnh hưởng đến toàn bộ cấu trúc hệ thống của một ngân hàng, từ cơ cấu tổ chức đến quy trình làm việc, sản phẩm dịch vụ, vấn đề pháp lý, chứng từ và phương thức giao dịch với khách hàng. Tuy hình thức hoạt động đều dựa trên Internet nhưng E-Banking là một dịch vụ phát triển thêm vào của ngân hàng, tập trung vào những tính năng chính như chuyển tiền, thanh toán và tra cứu số dư tài khoản. Còn đối với Digital Banking sẽ có tất cả chức năng của một ngân hàng đích thực như đã kể trên, mọi giao dịch đều tiến hành online và khách hàng có thể gửi yêu cầu, thắc mắc chỉ bằng thiết bị di động. Tác động của sự phát triển Ngân hàng số đối với các ngân hàng - Tiết kiệm chi phí: Theo Olanrewaju (2014), các ngân hàng có thể tăng lợi nhuận EBITDA lên tới 40% bằng cách chuyển sang ngân hàng số. Kết quả tiết kiệm chi phí 73
  3. Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QUốC GIA "CÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG" đến từ tự động hóa các chức năng, loại bỏ các thao tác dư thừa, sử dụng AI thay thế con người trong việc xử lý dữ liệu Qua đó, các Ngân hàng thậm chí còn có những lợi ích lớn hơn, như có thể truy cập vào cơ sở Dữ liệu lớn hơn và thời gian phản hồi nhanh hơn, chính xác hơn đối với các thay đổi thị trường. Olanrewaju (2014) cũng ước tính rằng chuyển đổi kỹ thuật số sẽ tăng 30% doanh thu của một ngân hàng châu Âu điển hình, đặc biệt là trong các sản phẩm có doanh thu cao như cho vay và thanh toán cá nhân. - Tăng khả năng cạnh tranh: Phát triển Ngân hàng số, đặc biệt là sử dụng AI có thể giúp cải thiện hiệu quả hoạt động ngân hàng bán lẻ, tăng cường trải nghiệm khách hàng. AI dựa trên phân tích dữ liệu để tìm hiểu hành vi khách hàng, từ đó đưa ra tư vấn đầu tư cũng như các sản phẩm chuyên biệt được cá nhân hóa theo nhu cầu. AI cũng giúp kết nối khách hàng tốt hơn từ các thông số như dữ liệu xã hội, vị trí người dùng Phát triển Ngân hàng số giúp cho Ngân hàng nắm lợi thế cạnh tranh hơn các ngân hàng truyền thống nhờ tận dụng cơ sở khách hàng lớn, kho dữ liệu người dùng khổng lồ, nền tảng công nghệ hiện đại và nhanh chóng (Citigroup, 2018). - Nâng cao hiệu quả hoạt động/khả năng sinh lời của ngân hàng: Theo ộm t số nghiên cứu thực nghiệm ở châu Âu (được trích dẫn bởi Rega, 2017), Campanella và các cộng sự (2015), Scott và các cộng sự (2017) và Rega (2017) bằng phương pháp nghiên cứu định lượng phân tích tác động của Ngân hàng số, ngân hàng di động, các công ty khởi nghiệp Fintech đến hiệu quả tài chính của ngân hàng. Các nghiên cứu này tìm thấy mối quan hệ tích cực giữa đổi mới công nghệ và khả năng sinh lời của ngân hàng. Bên cạnh đó, Tunay và các cộng sự (2015) điều tra sự tương tác giữa ngân hàng trực tuyến và khả năng sinh lời (được đo bằng ROE và ROA), sử dụng nghiên cứu định lượng trên 30 quốc gia châu Âu, cho giai đoạn 2005 - 2013 có bổ sung thêm rằng đối với những nước kém phát triển, mối quan hệ này không thể xác định được, nguyên nhân do thiếu cơ sở hạ tầng và thói quen của khách hàng được coi là yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả. Tác động của sự phát triển Ngân hàng số đối với khách hàng - Khách hàng có nhiều lựa chọn hơn: Mỗi một ngân hàng sẽ có phân khúc khách hàng cũng như chính sách khách hàng riêng, và khách hàng sẽ được lợi nhiều hơn khi sử dụng đồng thời nhiều dịch vụ của một ngân hàng, tuy nhiên khi các ngân hàng chuyển đổi sang Ngân hàng số, chính sự dễ dàng trong việc tiếp cận các dịch vụ của Ngân hàng số đã giúp cho khách hàng có thể nhanh chóng so sánh chất lượng dịch vụ của từng ngân hàng và có sự lựa chọn phù hợp với nhu cầu của mình và dễ chuyển đổi ngân hàng. - Thuận tiện về không gian và nhanh chóng về thời gian: Đối với phần lớn khách hàng đặc biệt là trong thời đại nhiều phương tiện hiện đại và công nghệ phát triển nhanh 74
  4. Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QUốC GIA "CÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG" hiện nay thì các sản phẩm kỹ thuật số rõ ràng là thuận tiện hơn. Không cần phải mất cả buổi đến một chi nhánh ngân hàng và nộp hồ sơ/tài liệu, điền thủ công một loạt các mẫu biểu, Khách hàng có thể chỉ cần ngồi ở nhà, mất vài phút chọn trên smart phone, sử dụng chữ ký điện tử trên các mẫu đơn và gửi chúng đến ngân hàng qua Internet. - Lợi thế về chi phí: Vì việc chuyển đổi kỹ thuật số sẽ tiết kiệm cho các ngân hàng một lượng tiền đáng kể (từ cắt giảm chi phí vận hành, in ấn, lưu trữ ) và từ đó có cơ sở để chia sẻ chi phí cho khách hàng (giảm lãi suất cho vay/phí dịch vụ) hoặc gia tăng lợi ích cho khách hàng (tăng lãi suất huy động). 3. Kinh nghiệm quốC Tế khi triển khai ngân hàng số 3.1. Thành công trong việc ứng dụng công nghệ mới Theo Citigroup (2018), ộm t số yếu tố hay công cụ mà các ngân hàng/tổ chức tài chính phải xem xét đến trong chiến lược phát triển ngân hàng số trong thời gian tới phải kể đến là: (i) Ứng dụng Trí tuệ nhân tạo (AI), (ii) Sự tham gia của các công ty công nghệ lớn (Big Tech) trong cung ứng dịch vụ ngân hàng, (iii) Chuyển đổi ngân hàng lõi (Core banking) và (iv) Công nghệ số hóa tài sản (Digital Assets). Hiện nay các Ngân hàng/Tổ chức tài chính (bao gồm cả các công ty cung cấp dịch vụ tài chính/thanh toán) trên thế giới đã có những thành công nhất định trong việc số hóa và ứng dụng công nghệ hiện đại trong các hoạt động tài chính - ngân hàng, trong đó một/một số các yếu tố trên được sử dụng linh hoạt trong các mảng: mô hình kinh doanh; quản trị, vận hành; giao dịch với khách hàng cho đến chăm sóc khách hàng và nghiên cứu phát triển sản phẩm - Thay đổi mô hình kinh doanh: + Sự tham gia của các Big Tech trong lĩnh vực tài chính đã tạo nên các ngân hàng trực tuyến mới không cần các chi nhánh vật lý giúp giảm thiểu chi phí hoạt động. Các ngân hàng này hoạt động hoàn toàn trên nền tảng điện toán đám mây, sử dụng Big Data để tính toán khoản tiền vay và thiết lập các điều khoản, điển hình như MyBank của Alibaba năm 2015 cung cấp các khoản vay gắn liền với các hoạt động kinh doanh cốt lõi của Alibaba còn WeBank của Tencent năm 2015 cung cấp tín dụng vi mô không tài sản đảm bảo, KakaoBank của Kakao Talk. - Hỗ trợ giao dịch với khách hàng: + Tiếp xúc khách hàng: Rất nhiều ngân hàng trên thế giới đã ứng dụng thành công Trí tuệ nhân tạo (AI) tạo ra các trợ lý ảo để tiếp xúc khách hàng ban đầu, trả lời các câu 75
  5. Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QUốC GIA "CÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG" hỏi của k ách hàng cũng như tư vấn và hướng dẫn, điển hình như Bank of America (Mỹ), BBVA (Tây Ban Nha), Credit Suisse, Skandiabanken (Thụy Điển), WeBank (Trung Quốc) Một số ngân hàng còn nhận diện kỹ thuật số an toàn bằng sinh trắc học khuôn mặt, giọng nói, hành vi phục vụ xác thực qua điện thoại như Wells Fargo, HSBC. + Chăm sóc khách hàng: Việc ứng dụng Trí tuệ nhân tạo (AI) trong việc chăm sóc khách hàng cũng được phát triển rộng rãi, khi nhận được câu hỏi từ khách hàng, tổng đài viên AI sẽ phân tích các câu trả lời có sẵn trong hệ thống dữ liệu và mức độ tự tin có thể trả lời tức thời. Trường hợp phản hồi dự kiến đưa ra chưa đủ độ tin cậy, tổng đài viên AI sẽ kết nối với tư vấn viên và tự động ghi nhận câu hỏi cùng câu trả lời mới để có thể có những câu trả lời chính xác cao cho khách hàng trong những lần sau (Bank of America - Mỹ, WeBank - Trung Quốc, Hong Leong Bhd - Malaysia, Ngân hàng DBS - Singapore). + Nâng cao trải nghiệm khách hàng: Thông qua việc nâng cấp Core banking giúp loại bỏ các công đoạn không cần thiết, đơn giản hóa giao diện, dễ nhập liệu và khai thác thông tin trên hệ thống nhờ đó tăng tốc độ xử lý, nâng cao trải nghiệm khách hàng, đáp ứng nhu cầu và thị hiếu ngày càng cao và đa dạng của khách hàng: dịch vụ chuẩn xác, tiện lợi, giao diện bắt mắt, thân thiện, tác vụ nhanh chóng (ngân hàng NAB của Australia). - Quản trị, vận hành: + Ứng dụng AI thành công trong việc tự động hóa đối chiếu sổ sách, tự động hỗ trợ kĩ thuật, IT điển hình như Wells Fargo, ICICI, JP Morgan, Bank of America. + Tự động kiểm tra hồ sơ vay vốn và các thương vụ tài chính thay vì nhiều giờ làm việc của cán bộ ngân hàng (JP Morgan). + Quản trị rủi ro cũng được ứng dụng công nghệ AI, khởi đầu là trong cảnh báo rủi ro (Goldman Sachs). + Chuyển đổi/Nâng cấp Core banking làm giảm thời gian thao tác và các công đoạn trung gian giúp hạn chế sai sót, gián tiếp giúp giảm chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động (ngân hàng NAB của Australia). + Các công nghệ đáp ứng yêu cầu về tuân thủ, công nghệ định danh khách hàng (KYC) đang được thử nghiệm và đầu tư hoàn thiện. Nhiều ngân hàng ở Singapore (OCBC, HSBC, MUFJ) đã thử nghiệm xong nền tảng blockchain cho phép lưu trữ, chia sẻ và truy cập thông tin khách hàng đã được mã hóa. Dữ liệu này có thể chia sẻ và xác minh thông qua cơ quan lưu trữ Nhà nước, cơ quan thuế và tín dụng. Ngoài ra, Santander, Barclays và Goldman Sachs đang đầu tư mạnh vào phần mềm kiểm tra danh tính, công nghệ blockchain và giám sát thương mại. 76
  6. Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QUốC GIA "CÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG" + Ứng dụng trong nhiều quy trình xử lý thanh toán (chuyển tiền quốc tế, kinh doanh phái sinh, chia cổ tức, xử lý nợ, ) nhờ tự động hóa, loại bỏ trung gian (Sở Giao dịch Chứng khoán, NHTW, công ty chuyển mạch). Hiện nay, 75 ngân hàng đang thử nghiệm công nghệ Ripple RTXP cho phép loại bỏ trung gian trong thanh toán quốc tế, bao gồm cả MUFG, RBC, Santander, Standard Chartered, Westpac, Credit Agricole và Axis Bank. Nhìn chung, hầu hết các ngân hàng đều đang thử nghiệm nội bộ trước khi đưa vào áp dụng thương mại. - Thay đổi định hướng nghiên cứu và phát triển sản phẩm: + Ứng dụng công nghệ như Big Data và điện toán đám mây giúp các ngân hàng/ tổ chức tài chính cải thiện quy trình đánh giá tín dụng và nắm bắt được sở thích, hành vi khách hàng qua số lượng khổng lồ các SPDV cung ứng, từ đó đưa ra các sản phẩm tài chính phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Điển hình cho việc liên tục đẩy mạnh phát triển các sản phẩm tài chính để thâm nhập thị trường hoặc hỗ trợ thương mại điện tử phải kể đến dịch vụ ví điện tử (Alibaba với AliPay, Samsung với SamsungPay, Apple với ApplePay, Tencent với Tenpay, Google Tez, Amazon Pay), sản phẩm cho vay tiêu dùng trực tuyến (HuaBei cung cấp cho người dùng mua hàng của Alibaba, Jie Bei liên kết trực tiếp với tài khoản Alipay, Amazon Lending), dịch vụ quản lý tiền mặt (Yu’e Bao), nền tảng cho vay P2P (Zhao Cai Bao thuộc hệ sinh thái tài chính Ant Financial của Jack Ma). + Xu hướng chung của các tổ chức tài chính và công ty công nghệ là kết hợp với nhau để chuyển đổi từ sản phẩm có tính năng duy nhất (one-trick pony) sang sản phẩm đa tính năng. Từ tính năng nhắn tin, các công ty công nghệ chuyển đổi để trở thành nền tảng đa năng tích hợp dịch vụ của bên thứ ba là thanh toán và dịch vụ tài chính (Alibaba, Tencent, Facebook). WeChat ngoài tính năng trò chuyện ban đầu đã tích hợp thêm thanh toán chuyển khoản qua Tenpay, đặt taxi, vé máy bay và tàu hỏa, bảo hiểm, quản lý tài sản và nhiều dịch vụ tài chính khác. Facebook Messenger thêm tính năng chuyển tiền miễn phí; vay tiêu dùng khi mua hàng trên Taobao nhờ tích hợp hệ sinh thái Ant Financial, WhatsApp (Facebook) bổ sung thêm tính năng thanh toán. Google hiện cũng đang thêm tính năng trò chuyện với ví điện tử Google Tez ở Ấn Độ. 3.2. Các khó khăn, thách thức phải đối mặt (i) Đòi hỏi đầu tư vốn và nguồn lực triển khai - Nguồn vốn để đầu tư nghiên cứu và phát triển AI khá cao, đặc biệt đối với các ngân hàng quy mô nhỏ, vì vậy việc nghiên cứu và ứng dụng AI mới chỉ được triển khai tại các ngân hàng/tổ chức tài chính lớn trên thế giới. 77
  7. Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QUốC GIA "CÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG" - Chuyển đổi ngân hàng lõi (Core banking) tốn kém nhiều chi phí, thời gian hoàn vốn lâu. Điển hình như Ngân hàng CBA của Úc ước tính chi phí thay thế hệ thống IT lõi là 450 triệu USD/4 năm, sau đã đội vốn lên gấp đôi thành 1 tỷ USD/5 năm, ngân hàng NAB của Australia để thay thế hệ thống core cũ phải tốn tới 15 năm và chi phí gấp nhiều lần mức ước tính ban đầu. - Các quy định về định danh khách hàng (KYC) chặt chẽ cản trở công tác số hóa của các ví điện tử, bao gồm: (i) chi phí liên quan đến việc hoàn thành thủ tục KYC (bao gồm cả định danh chi tiết và sinh trắc học) sẽ gây ra gánh nặng tài chính đáng kể, đặc biệt là đối với các nhà cung cấp ví với cơ sở người sử dụng lớn; (ii) nguy cơ tiềm tàng khi người dùng không đáp ứng các quy định về KYC sẽ bị dừng các dịch vụ ví. - Đối với công nghệ số hóa tài sản (Digital Assets): cần có nhiều thời gian để xây dựng mạng lưới blockchain gồm các ngân hàng đủ lớn để cạnh tranh với các mạng lưới sẵn có (như SWIFT) cũng như loại bỏ các tổ chức trung gian trong hoạt động thanh toán liên ngân hàng, thanh toán quốc tế. (ii) Thách thức với công tác quản trị rủi ro Do “Ngân hàng số” có những đặc thù riêng biệt trong triển khai hoạt động về công nghệ, kênh phân phối cũng như quy trình, từ đó dẫn tới những rủi ro chính đối với một ngân hàng thương mại muốn chuyển đổi sang ngân hàng số sẽ bao gồm những rủi ro chung của hoạt động ngân hàng cũng như rủi ro nội tại của hoạt động Ngân hàng số. Tổ chức Tài chính quốc tế (MasterCard Foundation và IFC, 2018) chỉ ra những loại rủi ro chính khi triển khai dịch vụ tài chính/ngân hàng số như sau: (1) rủi ro chiến lược, (2) rủi ro pháp lý, (3) rủi ro hoạt động bao gồm rủi ro công nghệ, rủi ro gian lận, (4) rủi ro tài chính. Trong đó: - Rủi ro chiến lược là loại rủi ro đầu tiên đối với việc phát triển ngân hàng số. Điều này đến từ việc lựa chọn sai chiến lược, xây dựng các kế hoạch, biện pháp, sản phẩm triển khai không phù hợp với năng lực, xu hướng của thị trường, dẫn tới thiếu hiệu quả, gây tổn thất cho ngân hàng. - Rủi ro công nghệ là rủi ro được đề cập nhiều khi áp dụng “Ngân hàng số” do công nghệ càng hiện đại thì việc làm chủ của con người càng đặt ra những khó khăn, dẫn tới rủi ro và tổn thất. Giả sử với một lỗi dẫn tới không có khả năng tiến hành giao dịch, khách hàng và ngân hàng đều có thể bị thiệt hại, dẫn tới những hệ lụy như mất niềm tin, tổn thất tài chính. Bất kỳ sự cố nào trong chuỗi hoạt động hay một lỗ hổng về công nghệ cũng dẫn tới cơ hội cho những kẻ lừa đảo lợi dụng để thực hiện các giao dịch trái phép, trộm cắp tiền. 78
  8. Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QUốC GIA "CÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG" - Rủi ro tài chính: cũng giống như ngân hàng truyền thống, một ngân hàng số vẫn phải gặp những rủi ro liên quan đến hoạt động ngân hàng dẫn tới thiệt hại về tài chính, mất vốn. Những rủi ro này có thể xuất phát từ rủi ro từ thanh khoản, hoạt động, tín dụng, Ngoài ra, còn các hình thức rủi ro khác nữa như: rủi ro chính sách; rủi ro quản lý đại lý; rủi ro danh tiếng; rủi ro hợp tác đối tác 3.3. Bài học rút ra từ kinh nghiệm quốc tế - Việc kết hợp giữa tư duy chiến lược của các nhà lãnh đạo cấp cao của các ngân hàng/tổ chức tài chính (thể hiện ở chiến lược phát triển công nghệ mới và mức độ sẵn sàng đầu tư) cùng với nguồn vốn dồi dào đầu tư cho công nghệ, đặc biệt là đầu tư cho các startup về công nghệ đã làm nên thành công của rất nhiều tên tuổi lớn. Điển hình là Google đầu tư hơn 400 triệu USD cho việc phát triển AI (thông qua mua lại công ty phát triển Trí tuệ nhân tạo DeepMind vào năm 2014 (Novet, 2018)) hay Wells Fargo đã thành lập 1 dự án đầu tư cho các startup về công nghệ với số vốn lên đến 1 triệu USD/1 công ty, sau 4 năm dự án đã tiếp nhận 1.800 ứng dụng từ hơn 50 quốc gia, và đã đầu tư vào 19 công ty startup (Business Wire, 2018). - Ưu tiên tập trung thiết lập kho dữ liệu dễ dàng truy cập. Dữ liệu là yếu tố quan trọng nhất trong triển khai AI. Để triển khai AI thành công, cần phải loại bỏ những rào cản do dữ liệu phân bố rải rác. Nhiều ngân hàng trên thế giới đã thực hiện chuyển đổi dữ liệu vào đám mây giúp đẩy nhanh quá trình chuyển đổi. - Thu hút khách hàng và có thể khai thác cơ sở Dữ liệu lớn nhờ mức độ tích hợp dịch vụ cao trong hệ sinh thái tài chính: Nhiều công ty công nghệ lớn đã thiết lập một hệ sinh thái tài chính toàn diện (điển hình là tại Trung Quốc với Baidu, Alibaba, Tencent, JD Payment), bao gồm giao diện thanh toán trực tuyến, ngân hàng trực tuyến, quản lý tài sản trực tuyến, tài chính tiêu dùng, bảo hiểm, chấm điểm tín dụng, hình thành quỹ kêu gọi vốn. Nhờ vậy có thể khai thác cơ sở người dùng khổng lồ trong hệ sinh thái: Alibaba (>500 triệu), Amazon (>1,7 tỷ), Facebook (>2 tỷ), WhatsApp (>1 tỷ), Yu’e Bao (330 triệu), Google Tez (12 triệu user hoạt động), từ đó việc nghiên cứu hành vi tiêu dùng của khách hàng để đưa ra các sản phẩm dịch vụ phù hợp được thực hiện một cách dễ dàng. 79
  9. Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QUốC GIA "CÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG" 4. Thực trạng triển khai Ngân hàng số tại Việt Nam 4.1. Tiềm năng thị trường là cơ hội cho các NHTM Việt Nam - Theo Vụ Thanh toán, Ngân hàng Nhà nước (NHNN), đến cuối năm 2017, số lượng thuê bao di động ở Việt Nam có phát sinh lưu lượng ước đạt khoảng gần 130 triệu thuê bao, trong đó thuê bao 3G phát sinh lưu lượng đạt khoảng 41,8 triệu thuê bao. Bên cạnh đó, dân số Việt Nam đến cuối năm 2016 là trên 92,6 triệu người, trong đó trên 55% dân số sử dụng điện thoại thông minh (Thời báo tài chính Việt Nam, 2017); như vậy với số lượng dân số ngày càng tăng, đối với năm 2017, dân số trung bình của cả nước ước tính 93,7 triệu người, tăng 987,3 nghìn người so với năm 2016 (Tổng cục Thống kê 2017), thì tiềm năng khách hàng đối với “Ngân hàng số” có khả năng cao hơn nữa. - Theo “Báo cáo về Dịch ụv Ngân hàng: Hành vi sử dụng của người dùng và xu hướng tại Việt Nam” khảo sát bởi IDG Vietnam năm 2017, các giải pháp về ngân hàng điện tử (e-banking) đang ngày càng được sử dụng phổ biến hơn và được đánh giá cao về tính tiện lợi và tiết kiệm thời gian với 81% người dùng sử dụng các giải pháp e-banking so với 21% theo khảo sát năm 2015, dịch vụ ngân hàng điện tử là tiền đề hình thành thói quen cho sử dụng dịch vụ “Ngân hàng số” của khách hàng (IDG ASEAN, 2017). - Thanh toán phi tiền mặt đang là xu hướng phát triển rất mạnh trên thế giới. Tại Việt Nam, Chính phủ cũng định hướng đưa tỷ trọng tiền mặt trong thanh toán xuống dưới 10% vào năm 2020, trong đó ít nhất 70% các nhà cung cấp nước, điện tử và dịch vụ viễn thông sẽ chấp nhận thanh toán không dùng tiền mặt từ các cá nhân và hộ gia đình. Để đáp ứng nhu cầu này thì thanh toán điện tử, thanh toán di động sẽ tăng trưởng rất nhanh, đặc biệt là những tiện ích thanh toán ưu việt. 4.2. Thực trạng triển khai Ngân hàng số tại Việt Nam Hiện nay mảng Ngân hàng số tại Việt Nam mới đang trong quá trình nghiên cứu chuyển đổi và còn tương đối sơ khai: - Về khung pháp lý: Ban Chỉ đạo Fintech đã được thành lập ngày 16/3/2017, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) hiện vẫn đang nghiên cứu xây dựng khung pháp lý cho lĩnh vực Fintech, trong đó tập trung vào một số lĩnh vực chính như: nghiên cứu về công nghệ blockchain/sổ cái phân tán (DLT); sửa đổi, bổ sung một số quy định pháp lý cho hoạt động của các công ty cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán; nghiên cứu ban hành quy định về hoạt động huy động vốn và cho vay ngang hàng (P2P lending); nghiên cứu vấn đề về giao diện chương trình ứng dụng mở (Open API) trong lĩnh vực ngân hàng; công nghệ định danh và nhận biết khách hàng điện tử (e-ID/e-KYC). Ngoài ra, các 80
  10. Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QUốC GIA "CÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG" cơ quan quản lý cũng đang xem xét ý kiến về việc cho phép TCTD truy cập vào hệ thống dữ liệu căn cước công dân hoặc hệ thống dữ liệu về thông tin liên quan đến đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp tại Sở KH&ĐT, để định danh khách hàng dựa trên mã số định danh do khách hàng cung cấp. - Về dịch vụ Ngân hàng số: Theo thống kê của NHNN, tính đến đầu năm 2018, hầu hết các ngân hàng đã triển khai dịch vụ ngân hàng trực tuyến trên Internet Banking và Mobile Banking cho khách hàng. Bên cạnh đó, một số ngân hàng còn cung cấp những dịch vụ ngân hàng số hiện đại hơn như VPBank với dịch vụ ngân hàng số Timo Bank; Vietcombank với không gian giao dịch công nghệ số Digial Lab; TPBank với việc cho ra mắt dịch vụ ngân hàng tự động LiveBank, LienVietPostBank với Thẻ phi vật lý Ví Việt (gọi tắt là Ví Việt). Ví Việt đã được Ngân hàng Nhà nước cho phép triển khai kinh doanh dịch vụ từ tháng 8/2016, là ví điện tử, cổng thanh toán điện tử, phương tiện thanh toán trực tuyến không dùng tiền mặt trên website hay smartphone phục vụ cho khách hàng cá nhân và tổ chức nhanh chóng, an toàn, tiện ích, mọi lúc, mọi nơi. Từ tháng 01/2018, Ví Việt cung cấp thêm các dịch vụ ngân hàng online: gửi tiền tiết kiệm, truy vấn số dư tài khoản, tất toán sổ tiết kiệm, vay cầm cố sổ tiết kiệm, và nhiều dịch vụ tiện ích khác. Ví Việt đã nhận được nhiều giải thưởng uy tín, nổi bật là giải thưởng APICTA do Liên minh các Tổ chức Công nghệ Thông tin và Truyền thông khu vực châu Á - Thái Bình Dương trao tặng cho tính sáng tạo, công nghệ và chất lượng đạt chuẩn quốc tế năm 2017. Tính đến đầu tháng 05/2018, Ví Việt đã có 2,2 triệu người dùng (USER) và hơn 19.000 điểm chấp nhận thanh toán Ví Việt trên khắp 63 tỉnh, thành, giúp người dân tại vùng sâu, vùng xa trên toàn Việt Nam có thể dễ dàng tiếp cận được các dịch vụ thanh toán và dịch vụ ngân hàng online. Ví Việt được xây dựng và phát triển sẽ góp phần quan trọng để hiện thực hóa mục tiêu hiện đại hóa và phát triển “Ngân hàng số” của LienVietPostBank (Ngân hàng Bưu điện Liên Việt, 2018). Hiện nay Ngân hàng Nhà nước đã cấp phép cho hơn 20 ví điện tử được cung ứng các dịch vụ trung gian thanh toán tại Việt Nam (như MoMo, Bankplus, VTC Pay, WePay ), tuy nhiên ví điện tử cần thêm thời gian để phát triển tương xứng nhu cầu khách hàng và tiềm năng thị trường. Bên cạnh đó, là thói quen dùng tiền mặt vẫn cần thời gian để thay đổi, khách hàng cần từng bước trải nghiệm để cảm nhận được an toàn, tiện ích và tin tưởng sử dụng. Mỗi ví điện tử đều được tổ chức tín dụng đề ra chiến lược phát triển riêng và phục vụ những phân nhóm khách hàng riêng. 81
  11. Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QUốC GIA "CÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG" - Ứng dụng Trí tuệ nhân tạo (AI) hay các ứng dụng kỹ thuật số trong ngân hàng còn khá mờ nhạt: Hiện mới có 2 ngân hàng triển khai AI là TPBank với ứng dụng trợ lý ảo T’Aio trên Facebook Messenger và VietA Bank với Chatbox hoạt động trên Fanpage với các chức năng chủ yếu là: tư vấn khách hàng các thông tin về lãi suất, tỷ giá, sản phẩm, biểu phí , giải đáp khách hàng các thắc mắc về địa điểm, phí giao dịch, quy trình mở thẻ. MB cũng mới thí điểm tự động hóa các quy trình đăng ký, thay đổi dịch vụ thông qua triển khai SMART FORM (giải pháp của công ty Hyperlogy Corporation) từ tháng 5/2017. Nhờ đó, MB giảm thời gian thực hiện tại quầy, thời gian đăng ký trung bình của khách hàng khi đến mở tài khoản, thẻ, dịch vụ Internet Banking và SMS Banking tại các quầy giao dịch sau xuống còn 3-5 phút (không bao gồm thời gian chờ đợi, scan & phê duyệt hồ sơ). Ngân hàng BIDV cũng mới thí điểm (tại Chi nhánh Hoài Đức) sử dụng phần mềm tích hợp Watson do Five9 thiết kế để phân tích thông tin của hàng triệu khách hàng, đánh giá và dự báo khả năng chi trả nợ của họ để đưa ra quyết định cho vay một cách chính xác hơn. - Chuyển đổi ngân hàng lõi chậm chạp do thiếu nguồn lực về vốn hoặc đã triển khai nhưng phần nhiều mang tính hình thức và chưa đem đến hiệu quả tương xứng: Nguyên nhân là do trong những năm qua các NHTM phải ưu tiên nguồn lực cho xử lý các vấn đề về nợ xấu, đảm bảo thanh khoản Hệ thống Core banking tương đối lạc hậu không đủ điều kiện để tích hợp ứng dụng số hóa dựa trên Dữ liệu lớn, hoặc có chuyển đổi nhưng không mua hết các tính năng của Core banking hiện đại. Về tích hợp dữ liệu trên core, đa phần các ngân hàng chưa triển khai điện toán đám mây do đặc trưng dữ liệu nhạy cảm, hệ thống dữ liệu phức tạp và chưa đồng bộ. Hiện chỉ có một số ít ngân hàng đã hoàn tất việc đưa dữ liệu lên private cloud như VietA Bank (từ năm 2014-2017). Với thị trường được đánh giá là tiềm năng, được sự ủng hộ từ NHNN, nhưng việc triển khai Ngân hàng số mới ở giai đoạn đầu, các NHTM hiện đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức liên quan đến nguồn vốn, các rủi ro phát sinh tương tự như các ngân hàng/tổ chức tài chính trên thế giới. Các NHTM Việt Nam hiện nay còn đang phải đối mặt với sự cạnh tranh với các công ty công nghệ trong các dịch vụ tài chính/ thanh toán. Một số thương hiệu toàn cầu đã thâm nhập thị trường Việt Nam là Samsung Pay, Amazon (thông qua thỏa thuận cung cấp dịch vụ thương mại điện tử cho VECOM - Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam, hiện có khoảng 140 doanh nghiệp online thành viên), Alibaba (thông qua sở hữu 83% vốn của Lazada) và JD.com (thông qua khoản đầu tư 50 triệu USD vào Tiki). Các tập đoàn công nghệ lớn tại Việt Nam (FPT, Viettel, CMC, VNG, BKAV, Cốc Cốc, VC Corp) chủ yếu vẫn tập trung vào lĩnh vực chính là công nghệ, nhưng một số tập đoàn đã bắt đầu tiếp cận mảng cung ứng dịch vụ tài chính thông qua 82
  12. Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QUốC GIA "CÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG" ph át triển công cụ thanh toán điện tử, như WePay (VC Corp), Zalo Pay (VNG), Bảo Kim (VNP), Bankplus (Viettel) 5. Giải pháp và khuyến nghị để thúc đẩy triển khai ngân hàng số tại Việt Nam Từ các bài học và kinh nghiệm quốc tế, tận dụng các điểm mạnh cũng như cơ hội, giảm thiểu các điểm yếu và các thách thức nhằm áp dụng “Ngân hàng số”, một số giải pháp và khuyến nghị trước mắt được đưa ra như sau: 5.1. Giải pháp đối với các NHTM Việt Nam - Nghiên cứu và xây dựng lộ trình chuyển dịch mô hình sang Ngân hàng số: Xác định chiến lược phát triển “Ngân hàng số” vì đây là xu hướng chung của các ngân hàng trên thế giới nhằm hướng đạt mục tiêu bền vững. Trong bối cảnh hiện nay, các NHTM cần từng bước nâng cao năng lực quản trị điều hành, thay việc đầu tư mở rộng mạng lưới điểm giao dịch vật lý (vốn gặp nhiều khó khăn và tốn kém) bằng cách xây dựng lộ trình phát triển Ngân hàng số, hay còn gọi là “Ngân hàng không chi nhánh”, trong đó các bước thực hiện có thể tham khảo cách làm của DBS Bank của Singapore: (i) đầu tiên là “loại bỏ thời gian lãng phí” thông qua cải tiến quy trình, (ii) tiếp theo là xây dựng các dịch vụ số, gắn liền trong hệ sinh thái số với các đối tác/bên thứ 3 cung cấp dịch vụ/hàng hóa khác, và (iii) quan trọng nhất là việc thúc đẩy sáng tạo đối với tất cả lãnh đạo và nhân viên của ngân hàng. - Thực hiện phân bổ nguồn lực để phát triển công nghệ mới: Trong kế hoạch ngân sách hàng năm, các NHTM cần xem xét tỷ trọng các khoản chi đầu tư với các khoản chi tiêu, việc cắt giảm những chi phí không thực sự cần thiết để dành nguồn lực cho đầu tư công nghệ cũng nên được cân nhắc đến. Cần xác định chi phí đầu tư rõ ràng, xứng đáng, đi đôi với kì vọng doanh thu tiềm năng trong tương lai. Từng bước ứng dụng công nghệ hiện đại vào các hoạt động của ngân hàng, tạo tiền đề cho sự chuyển dịch thành Ngân hàng số. Việc nghiên cứu các công nghệ này sẽ cần nhiều thời gian và có lộ trình nên giải pháp ban đầu có thể hợp tác với các công ty công nghệ và/hoặc đầu tư vào các startup về công nghệ là một hướng đi có thể xem xét. Trong thời gian đó, các NHTM cần có sự quan tâm đến nâng cấp Core banking, đảm bảo Core banking đáp ứng được các yêu cầu về mở rộng khách hàng, quản trị vận hành và quản lý rủi ro. 83
  13. Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QUốC GIA "CÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG" Việc hợp tác đầu tư với các công ty công nghệ còn có thể giúp các NHTM hạn chế được các đối thủ cạnh tranh tiềm năng, đó chính là các công ty công nghệ này, nếu không hợp tác với NHTM họ có thể tự đầu tư nghiên cứu các ứng dụng số hóa và tích hợp sản phẩm tài chính/thanh toán, tương tự như các công ty công nghệ trên thế giới hiện nay. - Quản trị rủi ro cho tương lai phải bắt đầu từ hôm nay Song song với chuẩn bị về vốn, cần xây dựng đội ngũ nguồn nhân lực nhạy bén. Tăng cường đào tạo về kiến thức, kỹ năng và văn hóa quản trị rủi ro cho nhân viên ngân hàng, từ đó truyền thông và hướng dẫn khách hàng để sử dụng sản phẩm và phòng, ngừa rủi ro. Đối với các công cụ quản trị rủi ro, chẳng hạn như đầu tư vào khả năng kiểm tra sức chịu đựng, thực hiện đầy đủ các tuyến phòng thủ, đầu tư vào chất lượng và báo cáo dữ liệu trước hết đáp ứng nhu cầu hiện tại và sau đó chuẩn hóa hơn để chuẩn bị chức năng cho tương lai theo định hướng Ngân hàng số. - Nghiên cứu thuê/mua giải pháp ứng dụng Big Data trong chấm điểm tín dụng (Credit Scoring): Với cơ sở Dữ liệu lớn, mô hình có thể xác định điểm số tín dụng của khách hàng dựa trên các chỉ tiêu phi tài chính như lịch sử mua sắm, lịch sử thanh toán các hóa đơn bán lẻ, kết quả phân tích hành vi khách hàng thông qua dữ liệu từ mạng xã hội, mạng viễn thông, mức độ trung thực Mô hình này giúp ngân hàng giảm thiểu chi phí và cho phép ra kết quả nhanh hơn trong quá trình phê duyệt tín dụng (Home Credit có thời gian trung bình 15 phút), đồng thời là cơ sở để phát triển và quản lý sản phẩm tín dụng như các khoản vay vi mô không tài sản đảm bảo (tối đa 10 triệu), sản phẩm vay kiểu mới như Cho vay tức thời (instant loans) - Xây dựng cơ sở dữ liệu tập trung của ngân hàng, tạo điều kiện để các bộ phận truy cập, thu thập dữ liệu dễ dàng và đầy đủ hơn; đồng thời phân quyền truy cập đối với những thông tin bảo mật. Các NHTM có thể xem xét thành lập Trung tâm Khai thác và Quản lý Dữ liệu kinh doanh nhằm chuyên biệt hóa chức năng phân tích kho dữ liệu, quản lý các dự án về dữ liệu và phối hợp cung cấp thông tin cho các Khối kinh doanh/ Phòng nghiên cứu phát triển SPDV/Khối CNTT/Ban lãnh đạo Ngân hàng tương tự như trung tâm BICC - VPBank, trung tâm ACI - Techcombank. - Phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng thông minh trong đó có ví điện tử song song với xây dựng hệ sinh thái tương ứng: Đối với ví điện tử, hệ sinh thái bao gồm nhiều lĩnh vực, gia tăng số điểm chấp nhận thanh toán, khắc phục các hạn chế về công nghệ 84
  14. Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QUốC GIA "CÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG" đ ồng thời nâng cao giải pháp bảo mật để người dùng yên tâm sử dụng. Việc đẩy mạnh liên kết với website bán lẻ để tích hợp cổng thanh toán ví điện tử trên các website bán hàng, đặc biệt là những trang thương mại điện tử có nhiều lượt theo dõi có thể giúp mở rộng cơ sở khách hàng và tương tác nhờ mua sắm tích hợp thương mại và thanh toán bằng ví. 5.2. Khuyến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước - Nhanh chóng hoàn thiện khung pháp lý: NHNN cần đẩy nhanh quá trình nghiên cứu về Fintech, tạo hành lang pháp lý cho việc ứng dụng công nghệ hiện đại trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng, đồng thời thành lập Tổ nghiên cứu về Ngân hàng số, đánh giá tiềm năng và xu hướng phát triển/chuyển dịch mô hình Ngân hàng số tại Việt Nam để có các chính sách hỗ trợ cho các NHTM trong quá trình chuyển dịch này. - Tổ chức các Hội thảo/Diễn đàn quốc tế về Ngân hàng số, qua đó giúp các NHTM học hỏi, chia sẻ, và là cầu nối để các NHTM hợp tác với các ngân hàng/tổ chức tài chính đã nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật số và xây dựng/chuyển đổi thành công Ngân hàng số. Tài liệu tham khảo 1. American banker (2018), Digital banking, Available at com/conference/digitalbanking-2018. 2. Business Wire (2018), Wells Fargo startup Accelerator Adds Two Early Stage Com- panies to Portfolio, Available at up-accelerator-adds-123000302.html 3. Citigroup (2018), Bank of the future, Available at nance.com/content/uploads/2017/05/Citi-GPS-Bank-of-the-Future.pdf 4. Gaurav Sarma (2017), What is digital banking, Available at com/blog/digital-banking 5. Olanrewaju, T., (2014), The rise of the digital bank, Available at insey.com/business-functions/digital-mckinsey/our-insights/the-rise-of-the-digi- tal-bank 6. Novet, J., (2018), Google is finding ways to make money from Alphabet’s DeepMind A.I. technology, Available at money-from-alphabets-deepmind-ai-research-group.html 85
  15. Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QUốC GIA "CÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG" 7. Mc Kinsey (2015), The future of bank risk management, com/~/media/mckinsey/business%20functions/mckinsey%20digital/pdf/digi- tal%20banking%20in%20asean%20(4).ashx 8. IDG, ASEAN (2017), Báo cáo về Dịch ụv Ngân hàng: Hành vi sử dụng của người dùng & Xu hướng tại Việt Nam, Hội thảo “Tương lai Ngân hàng bán lẻ và dịch vụ thanh toán trong thời kỳ Cách mạng công nghiệp lần thứ 4”, Hà Nội ngày 05/12/2017. 9. Orakwue, E., (2017), Innovation, Big Data & Technology in Financial Services, Avail- able at SSRN: 10. Ngân hàng Bưu điện Liên Việt (2018), LienVietPostBank ký kết thỏa thuận hợp tác với các đối tác Nhật Bản, truy cập từ dau-tu-va-co-dong/tin-tuc-danh-cho-co-dong/noi-dung/11-05-2018-lienvietpost- bank-ky-ket-thoa-thuan-hop-tac-voi-cac-doi-tac-nh 11. Rega, F.G., (2017), The Bank of the Future, the Future of Banking - An Empirical Anal- ysis of European. Available at SSRN: or http:// dx.doi.org/10.2139/ssrn.3071742 12. The Master Card Foundation and IFC (2018), Digital financial service and risk, Available at 7f2672e68b/Digital+Financial+Services+and+Risk+Management+Handbook.pd- f?MOD=AJPERES (P.95-108) 13. Thời báo tài chính Việt Nam (2017), Tài chính di động: Cơ hội phát triển hạ tầng tài chính, Bộ tài chính, truy cập từ hiem/2017-11-14/tai-chinh-di-dong-co-hoi-phat-trien-ha-tang-tai-chinh-50375. aspx 14. T ổng cục thống kê (2017), Thông ác o báo chí tình hình kinh tế - xã hội năm 2017, truy cập từ Ngày gửi bài: 10/5/2018 Ngày gửi lại bài: 27/5/2018 Ngày duyệt đăng: 02/06/2018 86