Phát triển nông nghiệp bền vững ở Việt Nam trong bối cảnh mới của hội nhập kinh tế quốc tế

pdf 19 trang Gia Huy 18/05/2022 2270
Bạn đang xem tài liệu "Phát triển nông nghiệp bền vững ở Việt Nam trong bối cảnh mới của hội nhập kinh tế quốc tế", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfphat_trien_nong_nghiep_ben_vung_o_viet_nam_trong_boi_canh_mo.pdf

Nội dung text: Phát triển nông nghiệp bền vững ở Việt Nam trong bối cảnh mới của hội nhập kinh tế quốc tế

  1. PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH MỚI CỦA HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ SUSTAINABLE AGRICULTURE DEVELOPMENT IN VIETNAM IN THE NEW CONTEXT OF INTERNATIONAL ECONOMIC INTEGRATION NCS. Lưu Tiến Dũng Trường Đại học Lạc Hồng Tóm tắt Nông nghiệp Việt Nam sau 30 Đổi mới đã đạt được rất nhiều thành tựu to lớn, đóng góp quan trọng cho tăng trưởng, xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an ninh lương thực, ổn định chính trị và công bằng xã hội. Tuy nhiên, giá trị sản xuất, mô hình tăng trưởng khu vực nông nghiệp vẫn chủ yếu theo chiều rộng, thâm dụng nguồn lực, cấu trúc tăng trưởng chưa hiệu quả và bền vững. Trong khi, dưới những áp lực mới của hội nhập kinh tế quốc tế và biến đổi khí hậu, ngành nông nghiệp đang gặp nhiều khó khăn và thách thức bên cạnh những cơ hội to lớn cho phát triển bền vững. Nghiên cứu này phân tích tác động của bối cảnh mới của hội nhập kinh tế quốc tế bao gồm sự tham gia các cơ chế liên kết kinh tế quốc tế kiểu mới của Việt Nam như TPP, AEC cùng nhiều cơ chế đã vàđang ký kết khác đến phát triển bền vững ngành nông nghiệp. Kết quả nghiên cứu cung cấp nền tảng lý luận và thực tiễn quan trọng cho các bên trong việc hoạch định chính sách liên quan. Từ khóa:AEC; Doanh nghiệp nông nghiệp; Nông dân; Phát triển nông nghiệp bền vững; TPP Abstract Vietnam agriculture after nearly 30 years of reform has being playeda strategic role in strongly contributing to the growth, poverty reduction, food security, political stability and social welfare. However, the value of production and the growth model of agriculture sector are mainly in extensive manner; resources intensive – driven and output structure are not effective and sustainable. While under emerged pressures and impacts of climate change and international economic integration, in addition to opportunities,agriculture sector is facing many difficulties and challenges for sustainable development. This study analyzed impact of the new context of international economic integration including participation of Vietnam in new style of integrated institutions such as the TPP, AEC and others towardssustainable agriculture development. The results from this study providedstrong principles of policy and practice for stakeholders in boosting sustainable development in Vietnam. Key words:the AEC; Agriculture corporates; Farmers; Sustainable agriculture development; the TPP 1. GIỚI THIỆU Vai trò của ngành nông nghiệp đối với kinh tế của mỗi quốc gia trong quá trình tăng trưởng và phát triển là rất to lớn thông qua cung cấp nguồn lực, đầu vào cho các ngành kinh tế khác, có mối quan hệ phụ thuộc qua lại với ngành công nghiệp, thúc đẩy công nghiệp hóa 789
  2. (Johnston và Mellor, 1961; Kuznets, 1964; Timmer, 2002). Ở Việt Nam, đứng trước áp lực công nghiệp hóa với những mô hình tăng trưởng được áp dụng làm cho vai trò của nông nghiệp với nền kinh tế trong nhiều giai đoạn bị suy giảm, coi nhẹ. Nhưng đứng trước những yêu cầu mới của phát triển kinh tế - xã hội, nông nghiệp đang dần lấy lại được vai trò và do đó cần đặt nông nghiệp vào vị trí đúng trong mô hình tăng trưởng với việc đưa ra các chính sách hỗ trợ, phân bổ nguồn lực xã hội hợp lý hơn phục vụ cho nhiệm vụ đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững của nền kinh tế và ngành nông nghiệp theo Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI (2011) đã đề ra. Tuy nhiên, tăng trưởng nông nghiệp trong thời gian qua chủ yếu theo chiều rộng, mô hình tăng trưởng hiện nay mới chỉ tạo ra khối lượng nhiều nhưng giá trị thấp, hiệu quả sử dụng tài nguyên chưa cao và đang dần đi đến giới hạn. Các vấn đề về biến đổi khí hậu, thói quen sản xuất thiếu quan tâm đến môi trường đang gây ra những tác động to lớn đối với ngành nông nghiệp. Trong khi đời sống của đại đa số người nông dân ở Việt Nam đều hết sức khó khăn khi đa phần lực lượng lao động của nền kinh tế vẫn nằm ở khu vực nông thôn, thu nhập và việc làm không được đảm bảo. Hơn hết, áp lực của bối cảnh mới hội nhập kinh tế quốc tế với sự tham gia tích cực của Việt Nam vào các cơ chế liên kết kinh tế kiểu mới như TPP, AEC, FTA của Việt Nam - Liên minh kinh tế Á Âu và nhiều hiệp định hợp tác khác mà ở đó nông nghiệp là một trong những vấn đề được quan tâm hợp tác hàng đầu sẽ tạo ra những cơ hội to lớn để ngành nông nghiệp Việt Nam chuyển mình thay đổi sâu sắc chất lượng tăng trưởng và phát triển bền vững nhưng đồng thời cũng tạo ra những thách thức hết sức to lớn, rõ ràng nếu không có những bước chuẩn bị kịp thời. Nghiên cứu này phân tích tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến phát triển bền vững ngành nông nghiệp ở Việt Nam từ đó cung cấp bằng chứng lý luận và thực tiễn quan trọng cho các bên liên quan trong việc hoạch định chính sách kinh tế, xã hội. Các phần tiếp theo của nghiên cứu này gồm (ii) thực trạng phát triển nông nghiệp bền vững ở Việt Nam, (iii) tác động của bối cảnh mới của hội nhập kinh tế quốc tế đến phát triển bền vững ngành nông nghiệp việt nam và (iv) một số chính sách đề xuất. 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM, GIAI ĐOẠN 1989 - 2014 Mặc dù chưa có sự thống nhất hoàn toàn nhưng hầu hết các nhà kinh tế học đều đồng tình rằng phát triển nông nghiệp bền vững là mô hình phát triển mà trong đó có sự ràng buộc giữa bền vững về kinh tế hay sự tăng trưởng của nông nghiệp với môi trường tự nhiên, sự nghèo đói, môi trường con người của nông dân và người dân nông thôn (Douglass, 1984; Nijkamp và cộng sự, 1990; Pearce và cộng sự, 1993; WCED, 1987; Rao và Rogers, 2006; Jules Pretty, 2008). Phần này sẽ làm rõ thực trạng phát triển nông nghiệp bền vững ở Việt Nam giai đoạn 1989 – 2014 trên ba trụ cột kinh tế, môi trường và xã hội. 2.1 Phát triển nông nghiệp bền vững về kinh tế Nông nghiệp Việt Nam bắt đầu đổi mới cơ chế quản lý kể từ sau Nghị quyết 10, với mốc cải cách quan trọng là Khoán 10 (1988) nhằm vực dậy một nền nông nghiệp tự cung, tự cấp, các nguồn lực cho tăng trưởng và phát triển đều bị trói chặt, quan hệ sở hữu, quản lý và phân phối 790
  3. không phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Giai đoạn sau đổi mới 1989 – 2014 đã ghi nhận thành tựu kinh tế - xã hội vượt bậc của ngành nông nghiệp, thành công lớn nhất trong sự nghiệp đổi mới kinh tế Việt Nam. Gần 30 năm qua, nông nghiệp, nông thôn vẫn đang và tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Đến nay, khoảng 70,4% dân số Việt Nam sinh sống tại khu vực nông thôn, trên 60% số hộ gia đình dựa vào nông nghiệp làm hoạt động kinh tế chính và trên 53% lao động thuộc khu vực nông nghiệp. Tỷ trọng đóng góp của ngành đã giảm mạnh từ gần 46,3% GDP năm 1988, xuống còn 20,3% năm 2007 và 18,4% năm 2014. Tốc độ tăng trưởng GDP nông nghiệp giai đoạn 1989 – 1995 trung bình đạt 4.05%, giai đoạn 1996-2000 đạt 3,98%, giai đoạn 2001 – 2005 đạt 3,86%, giai đoạn 2006 – 2010 đạt 3,53% và giai đoạn 2011 – 2014 đạt 3,2%. Nhìn chung cả giai đoạn 1989 – 2014, GDP nông nghiệp tăng bình quân 3,77%. Tốc độ tăng trưởng sản xuất nông nghiệp tuy thấp hơn nhưng lại ổn định hơn so với các ngành kinh tế khác. Tăng trưởng nông nghiệp ghi nhận cao những giai đoạn đầu do tác động tích cực từ chính sách đổi mới, diện tích đất và năng suất cây, con còn nhiều tiềm năng nhưng giai đoạn sau khi mà năng suất đang dần tới hạn, vốn đầu tư hạn chế và đặc biệt là tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đã làm chậm tốc độ tăng trưởng. Nhưng nhìn chung tăng trưởng nông nghiệp vẫn ghi nhận những điểm rất tích cực. Từ năm 2006 do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới, cả hai ngành công nghiệp và dịch vụ đều gặp khó khăn nên tốc độ tăng trưởng giảm mạnh, duy chỉ có nông nghiệp vẫn duy trì tốc độ tăng, nhờ đó giúp hạn chế bớt khó khăn cho nền kinh tế. Tuy nhiên từ năm 2009 đến nay, sản xuất và tiêu thụ nông sản gặp nhiều khó khăn, tốc độ tăng sản xuất nông nghiệp có xu hướng chững lại do nhận được ít sự đầu tư cũng như hỗ trợ cần thiết. Điều này sẽ thực sự lo ngại trong bối cảnh Việt Nam sẽ ký kết và tham gia hàng loạt các cơ chế hội nhập kinh tế quốc tế mới như TPP, AEC, EVFTA, Chăn nuôi là ngành có lẽ sẽ chịu tác động mạnh nhất bởi năng lực cạnh tranh yếu, công nghiệp hỗ trợ kém phát triển trong khi đó nếu không cải thiện phương thức canh tác theo hướng cải tiến theo chuẩn toàn cầu thì ngành trồng trọt cũng không tránh khỏi tác động tiêu cực. Biểu đồ 1: Giá trị và tốc độ tăng trưởng nông nghiệp giai đoạn 1989 – 2014 791
  4. Nguồn: Tác giả tính toán từ số liệu của Tổng cục Thống kê các năm 1989 đến 2014 Năng suất lao động giai đoạn qua mặc dù được cải thiện nhưng vẫn còn thấp chủ yếu là do gần 2/3 dân số tập trung ở nông thôn. Trung bình năng suất lao động nông nghiệp theo giá năm 2010 chỉ đạt 12,7 triệu/ người/ năm giai đoạn 2000 – 2005, và giai đoạn 2006-2010 khoảng 15,83 triệu đồng/ người, giai đoạn 2011-2014 đạt 18,01 triệu đồng/ người. Cùng với đó, số lượng lao động bị kẹt lại ở khu vực nông thôn có xu hướng tăng lên do sự suy giảm tốc độ tăng trưởng của khu vực công nghiệp và dịch vụ. Năng suất lao động nông nghiệp của Việt Nam thấp nhất so với năng suất lao động chung của toàn nền kinh tế và thấp nhất trong số lao động làm việc trong các ngành của nền kinh tế. Không chỉ duy trì ở mức thấp mà tốc độ tăng của năng suất lao động nông nghiệp cũng rất thấp chưa đầy 3,0%/ năm làm cho lao động nông nghiệp bị tụt lại phía sau. Biểu đồ2: Năng suất lao động khu vực nông lâm, thủy sản và toàn nền kinh tế Nguồn: Tác giả tổng hợp từ số liệu của Tổng cục Thống kê các năm 1989 đến 2014 Hiệu quả đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp được đo lường bằng hệ số ICOR. Qua đó, mặc dù nhận được ít đầu tư hơn những ngành kinh tế khác song hệ số ICOR của ngành nông nghiệp lại được duy trì ở tỷ lệ tương đối thấp nhưng có xu hướng tăng thể hiện hiệu quả đầu tư giảm dần, trung bình giai đoạn 1989 – 1995 đạt 2,12 nhưng giai đoạn 1996-2000 đã tăng đến 4,05, giai đoạn 2001 – 2010 ổn định và trung bình đạt 3,60 trong khi giai đoạn 2011 đến 2014 lại tăng nhẹ đến 3,84. Nhìn chung cả giai đoạn 1989 – 2014, ICOR ngành nông nghiệp có xu hướng tăng và đạt trung bình cả giai đoạn 3,34. So với mức trung bình hơn 6,0 của cả nước và các ngành kinh tế khác thì ngành nông nghiệp vẫn có hiệu quả đầu tư tốt hơn. Mặc dù hiệu quả đồng vốn tương đối ổn định trong lĩnh vực này nhưng không đủ sức hấp dẫn các nhà đầu tư tư nhân trong và ngoài nước vượt qua những khó khăn to lớn về kết cấu hạ tầng yếu kém, môi trường đầu tư và công nghiệp hỗ trợ kém được cải thiện. 792
  5. Biểu đồ 3: Chỉ số ICOR ngành nông nghiệp giai đoạn 1989 – 2014 Nguồn: Tác giả tính toán từ số liệu của Tổng cục Thống kê các năm từ 1989-2014 Đóng góp vào tăng trưởng nông nghiệp giai đoạn 1989 - 2014 có nhiều yếu tố gồm đất đai, lao động và tổng năng suất các yếu tố (TFP). Đóng góp vào tăng trưởng nông nghiệp thời gian chủ yếu là đóng góp của yếu tố công nghệ (trung bình 51%), lao động (trung bình 39%) trong khi đóng góp của yếu tố vốn là khá nhỏ (trung bình 10%). Dưới sức ép của công nghiệp hóa, đô thị hóa, hội nhập kinh tế quốc tế và biến đổi khí hậu, các yếu tố vốn và lao động dần tới hạn, việc đẩy mạnh chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ trong nông nghiệp sẽ đóng vai trò then chốt trong việc nâng cao năng suất, hiệu quả đầu tư. Bảng 1: Đóng góp của các yếu tố vào tăng trưởng nông nghiệp Việt Nam giai đoạn 1990 – 2014, giá năm 2010 Năm Cấu thành tốc độ tăng trưởng (%) Tỷ phần của từng yếu tố GDP Vốn Lao động TFP GDP Vốn Lao động TFP 1989 - - - - - - - - 1990 1.6 -1.85 6.76 -3.31 100 -116 423 -207 1991 2.74 3.16 3.92 -4.34 100 115 143 -158 1992 6.35 0.23 1.40 4.72 100 4 22 74 1993 3.56 1.29 1.13 1.14 100 36 32 32 1994 3.61 1.11 0.12 2.37 100 31 3 66 1995 4.2 1.66 3.12 -0.57 100 39 74 -14 1996 4.1 0.79 -5.18 8.48 100 19 -126 207 1997 3.89 0.53 1.65 1.71 100 14 42 44 1998 3.4 -0.17 1.88 1.70 100 -5 55 50 793
  6. 1999 4.43 1.06 1.60 1.77 100 24 36 40 2000 4.1 0.53 7.46 -3.89 100 13 182 -95 2001 2.9 -1.08 -2.14 6.12 100 -37 -74 211 2002 4.2 0.20 -0.03 4.02 100 5 -1 96 2003 3.6 0.81 0.53 2.25 100 23 15 63 2004 4.4 0.14 1.27 2.99 100 3 29 68 2005 4.19 -1.45 1.39 4.25 100 -35 33 101 2006 3.8 0.14 4.58 -0.92 100 4 121 -24 2007 3.96 0.21 -2.49 6.24 100 5 -63 157 2008 4.69 0.75 2.16 1.78 100 16 46 38 2009 1.91 0.85 1.60 -0.54 100 45 84 -28 2010 3.29 0.34 -1.68 4.63 100 10 -51 141 2011 4.02 -0.37 43.87 -39.48 100 -9 1091 -982 2012 2.68 -0.44 -30.87 33.99 100 -16 -1152 1268 2013 2.67 0.91 0.87 0.89 100 34 33 33 2014 3.43 0.61 -0.48 3.29 100 18 -14 96 Nguồn: Tác giả tính toán từ số liệu của Tổng cục Thống kê các năm từ 1989 – 2014 Cơ cấu kinh tế nông thôn đang chuyển dần từ kinh tế thuần nông sang các họat động tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ. Tuy nhiên, mức độ chuyển dịch là rất hạn chế. Khi suốt giai đoạn 1991 – 2014, trung bình ngành trồng trọt chiếm tới 75,71%, trong khi chăn nuôi chiếm 22,17%, còn dịch vụ chỉ chiếm 2,25%. 2.2 Phát triển nông nghiệp bền vững về môi trường Nông nghiệp và môi trường sinh thái có mối quan hệ mật thiết hơn bất kì ngành nghề sản xuất nào khác. Môi trường đất, nước, không khí là điều kiện tiên quyết cho ngành nông nghiệp ra đời, tồn tại và phát triển. Trong khi đó, ở chiều ngược lại hoạt động sản xuất nông nghiệp sẽ tác động trực tiếp đến tình trạng của môi trường tự nhiên thông qua tác động đến môi trường đất, môi trường nước và không khí. Ngành sản xuất nông nghiệp là một trong những ngành gây phát thải khí nhà kính lớn, làm trầm trọng thêm biến đổi khí hậu. Ngành này có nguồn phát thải khí nhà kính chủ yếu là mê tan (CH4), ô xít nitơ (N2O), monoxit cacbon (CO) và oxit nitrogen (NOx). Khí nhà kính phát thải từ các hoạt động chăn nuôi, trồng trọt, Trong đó trồng lúa nước có nguồn phát thải CH4 lớn nhất, chiếm 62,4% tổng lượng phát thải nhà kính của nông nghiệp, thứ đến là chăn nuôi gia súc 18,7% năm 1994. Tổng lượng phát thải nhà kính trong sản xuất nông nghiệp đạt tương đương 56,7 triệu tấn CO2 trong năm 2000, 88,35 triệu tấn năm 2010, 466,0 triệu tấn vào năm 2020 và 760,5 triệu tấn vào năm 2030 (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2014a; Nguyễn Văn Viết và Đinh Vũ Thanh, 2014). Trong đó, lớn nhất vẫn là trồng lúa (50,49%), đất nông nghiệp (26,95%), quản lý phân bón (9,69%), đốt phế thải trên đồng ruộng (2,15%).Phát thải khí nhà kính cũng đang tăng mạnh trong ngành chăn nuôi và ước đạt 24,36 triệu tấn vào năm 2020, trong đó các yếu tố như số lượng, trọng lượng đàn gia súc, số lượng và chất lượng thức ăn chăn nuôi, phương pháp kiểm 794
  7. soát và xử lý chất thải trong chăn nuôi là các yếu tố cần quan tâm bởi chúng tác động mạnh mẽ nhất đến lượng phát thải nhà kính của ngành chăn nuôi (Nguyễn Văn Viết và Đinh Vũ Thanh, 2014). Ở Việt Nam theo số liệu thống kê bởi FAO (2011), UNCCD (2013) cho thấy 25% diện tích đất nông nghiệp toàn cầu đang bị thoái hóa nặng, trong khi ở Việt Nam diện tích đất bị thoái hóa cũng có xu hướng nặng nề hơn với 50% diện tích đất bị ảnh hưởng, riêng với nông nghiệp mỗi năm Việt Nam mất từ 100 ngàn đến 120 ngàn ha (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2014a). Tình trạng thoái hóa đất ở Việt Nam, bên cạnh nguyên nhân do biến động địa chất, biến đổi khí hậu, hoạt động của các hồ trữ nước, công trình thủy lợi và khai thác nước ngầm phục vụ tưới tiêu thì nguyên nhân chính vẫn nằm ở phương thức sản xuất nông nghiệp thiếu bền vững như tăng diện tích đất sản xuất bằng cách phá rừng, mức độ ứng dụng các biện pháp thực hành nông nghiệp bền vững thấp, sử dụng quá nhiều phân bón vô cơ, xử lý rác thải trong sinh hoạt, nông nghiệp, công nghiệp. Điều này là thực sự lo ngại bởi theo dự báo của FAO (2011) thì đến năm 2050 nhu cầu lương thực sẽ tăng lên 70% để đáp ứng nhu cầu dân số gia tăng. Cùng với thoái hóa đất, tình trạng xâm nhập mặn sớm, xâm nhập sâu, độ mặn cao và thời gian duy trì dài xảy ra phổ biến ở các tỉnh ĐBSCL. Nước mặn xâm nhập sâu kết hợp với suy giảm nguồn nước ở hạ lưu đã gây ảnh hưởng lớn đến nhiều diện tích đất sản xuất nông nghiệp, nhất là ở những diện tích luân canh lúa – thủy sản (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2014a). Chất lượng nước dưới đất tại khu vực nông thôn phụ thuộc vào đặc tính địa chất vùng chứa nước, sự thẩm thấu và rò rỉ nước bề mặt từ các hoạt động chăn nuôi, nông nghiệp, làng nghề , thay đổi mục đích sử dụng đất và khai thác nước bất hợp lý. Nhìn chung, chất lượng nước dưới đất còn khá tốt, hầu hết các chỉ tiêu đều có giá trị nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 09:2008/BTNMT và có thể sử dụng tốt cho mục đích sinh hoạt theo QCVN 02:2009/BYT (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2014b). Tuy nhiên, nước dưới đất tại một số địa phương đã có dấu hiệu ô nhiễm chất hữu cơ (NO3-, NH+4), kim loại nặng (Fe, As) và đặc biệt ô nhiễm vi sinh (Coliform, E.Coli). Giá trị một vài thông số đã vượt ngưỡng cho phép của QCVN (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2014b). 2.3 Phát triển nông nghiệp bền vững về xã hội Nông nghiệp vẫn đang là ngành có lực lượng lao động đông đảo nhất và mặc dù có chuyển biến tích cực trong chuyển dịch cơ cấu nhưng số lượng và tỷ trọng không có nhiều sự chuyển biến. Trong điều kiện quỹ đất nông nghiệp và các nguồn lực khác trong nông nghiệp hạn chế thì số lượng đông đảo nguồn lao động đang là gánh nặng với năng suất lao động nông nghiệp và cả nền kinh tế.Số lượng lao động lớn nhưng chất lượng lao động ở khu vực nông nghiệp, nông thôn chưa được đảm bảo. Chất lượng lao động ít được cải thiện, đây là rào cản lớn cho nhiều mục tiêu phát triển kinh tế mặc dù nhận được khá nhiều chính sách hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực. Chất lượng ít được cải thiện do tác động của công nghiệp hóa, các ngành đào tạo nông nghiệp ít nhận được sự quan tâm của người lao động. Tỷ lệ nghèo ở cả khu vực thành thị và nông thôn đều giảm mạnh. Theo tiêu chuẩn về thu thập do chính phủ quy định, tỷ lệ nghèo cả nước đã giảm từ 18,1% năm 2004 xuống còn 15,5% 795
  8. năm 2006, 13,4% năm 2008, và còn 10,7% năm 2010. Trong đó khu vực nông thôn có mức giảm mạnh từ 21,2% năm 2004 xuống còn 13,2% năm 2010, tức giảm 3,77%. Trong khi khu vực thành thị có mức giảm từ 8,6% năm 2004 xuống còn 5,1% năm 2010. Nếu tính theo chuẩn nghèo của Ngân hàng Thế giới thì tỷ lệ nghèo giảm từ 28,9% năm 2002 xuống còn 17,2% năm 2012. Mặc dù tỷ lệ nghèo đói được cải thiện rõ rệt ở Việt Nam nhưng nếu xét theo cách tiếp cận của nghèo đa chiều, mức độ nghèo đói ở Việt Nam vẫn còn trầm trọng (Nguyễn Hồng Sơn và Trần Quang Tuyến, 2014). Khả năng tiếp cận và hưởng thụ các dịch vụ cơ bản của người nghèo gặp nhiều khó khăn. Những người nghèo nhất tại Việt Nam phải chịu cảnh đói nghèo ở nhiều phương diện cuộc sống, chính sách an sinh xã hội của chính phủ đang đem lại nhiều lợi ích hơn cho người giàu (Nguyễn Hồng Nga, 2015). Bất bình đẳng trong thu nhập giữa khu vực thành thị và nông thôn, giữa ngành nông nghiệp và các ngành nghề khác trong nền kinh tế và trong nội bộ ngành nông nghiệp có xu hướng doãng ra. Hệ số chênh lệch thu nhập giữa thành thị và nông thôn đang được rút ngắn nhưng mức chênh lệch tuyệt đối lại đang tăng. Tăng trưởng nông nghiệp và việc cải thiện môi trường sức khỏe, dinh dưỡng của người nông dân có mối quan hệ tương tác nhau. Phương thức sản xuất nông nghiệp thiếu bền vững gây ảnh hưởng đến môi trường sinh thái sẽ làm gia tăng xác suất và mức độ bệnh tật của người dân. Việc thực hiện các biện pháp thực hành nông nghiệp thiếu bền vững nhất là việc lạm dụng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất sẽ có tác động tiêu cực đến môi trường sức khỏe của người dân nông thôn, làm tăng chi phí và giảm lợi nhuận của chính nông hộ thông qua môi trường đất, nước, không khí, tiếng ồn.Nguồn nước bị nhiễm ký sinh trùng do việc quản lý không tốt các loại chất thải, phân gia súc, gia cầm; bị nhiễm độc do sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đều là những tác nhân làm tăng tỷ lệ mắc bệnh, đặc biệt là các bệnh ngoài da, bệnh phụ khoa (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2014b). Trình độ văn hóa, chuyên môn kĩ thuật của người dân nông thôn, nơi tập trung đa phần nông hộ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tiếp nhận, ứng dụng tiến bộ kĩ thuật trong nông nghiệp, nhất là công nghệ chuyển giao từ đầu tư trực tiếp nước ngoài qua đó ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp nói chung. Bảng 2: Tỷ lệ biết đọc, biết viết dân số từ 15 tuổi trở lên của cả nước, thành thị và nông thôn (%) Năm 1989 1999 2009 2014 Cả nước 87,3 90,3 94,0 94,7 Thành thị 93,8 94,8 97,3 97,5 Nông thôn 85,4 88,7 92,5 93,3 Nguồn: Tổng cục Thống kê (2014) 796
  9. 3. TÁC ĐỘNG CỦA BỐI CẢNH MỚI CỦA HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ ĐẾN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NGÀNH NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 3.1 Bối cảnh, cam kết và một số điều chỉnh chính sách phát triển nông nghiệp của Việt Nam Cùng với dấu mốc quan trọng khi gia nhập WTO (2007), với nhiều hiệp định kinh tế mới đã và đang được ký kết giữa Việt Nam và các đối tác đa phương và đơn phương như TPP, EVFTA, AEC, Việt Nam – Liên minh Kinh tế Á – Âu, ASEAN +3, ASEAN + 6, FTA giữa Việt Nam - Nhật Bản (2008), Việt Nam - Chi Lê (2011), Việt Nam – Hàn Quốc (2015) và các cơ chế đã và đang ký kết khác mà ở đó bản chất và hình thức của các cơ chế liên kết này ngày càng trở nên khác biệt, mức độ ràng buộc và phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế trong đó có Việt Nam với phần còn lại là rất to lớn. Các thỏa thuận, cam kết không còn dừng lại ở việc thuận lợi hóa thương mại và đầu tư như những hiệp định thương mại tự do truyền thống mà đã lan tỏa sang tất cả lĩnh vực khác gồm mở cửa thị trường mua sắm chính phủ, thuận lợi hóa đầu tư vào dịch vụ, tài chính, tự do hóa di chuyển nguồn vốn, nguồn nhân lực, sở hữu trí tuệ. Trong đó, lĩnh vực nông nghiệp là một trong những lĩnh vực gai góc, nhận được nhiều sự quan tâm, đàm phán của các bên liên quan nhất là trong những hiệp định quan trọng như TPP, AEC, EVFTA và các cơ chế liên kết khác. Hình 1: Tổng quan các FTA của Việt Nam tính đến 31/3/2016 Cam kết về cắt giảm thuế quan trong nông nghiệp được thực hiện triệt để trong tất cả các cơ chế liên kết hiện có mà Việt Nam là một trong những thành viên tham gia hết sức tích cực, toàn diện. 797
  10. Bảng 3: Cam kết cắt giảm thuếnhập khẩu trong nông nghiệp của Việt Nam Khuôn khổ Số dòng thuế Số mức thuế Mức thuế Số dòng thuế Tỷ lệ so với nông, lâm, bình quân có mức thuế tổng số dòng thủy sản đơn giản (%) suất 0-5% thuế (%) Thuế tối huệ quốc 1.743 45 18.01 569 33 (WTO) ATIGA 1.671 5 3.25 1627 97.3 TPP - Thịt gà: xóa bỏ thuế nhập khẩu sau vào năm thứ 11/12. - Thịt lợn: xóa bỏ thuế nhập khẩu vào năm thứ 10 đối với thịt lợn tươi vào năm thứ 8 năm đối với thịt lợn đông lạnh. - Gạo: xóa bỏ ngay khi Hiệp định có hiệu lực. - Ngô: xóa bỏ sau vào năm thứ 5 một số loại xoá bỏ vào năm thứ 6. - Sữa và sản phẩm sữa: xóa bỏ ngay khi Hiệp định có hiệu lực, một số loại xoá bỏ vào năm thứ 3. - Thực phẩm chế biến từ thịt: xóa bỏ vào năm thứ 8 đến năm thứ 11, chế biến từ thủy sản xóa bỏ vào năm thứ 5. - Mặt hàng đường, trứng, muối: xóa bỏ thuế trong hạn ngạch của WTO vào năm thứ 6 đối với mặt hàng trứng và vào năm thứ 11 đối với mặt hàng đường, muối. Thuế ngoài hạn ngạch giữ như mức MFN. - Lá thuốc lá: xóa bỏ thuế trong hạn ngạch vào năm thứ 11 đối với lượng hạn ngạch 500 tấn, mỗi năm tăng thêm 5% trong vòng 20 năm. Thuế suất ngoài hạn ngạch duy trì ở mức MFN đến năm thứ 20, đến năm 21 thuế nhập khẩu về về 0%. - Thuốc lá điếu: xoá bỏ thuế nhập khẩu vào năm thứ 16. - Phân bón: xóa bỏ thuế nhập khẩu ngay khi Hiệp định có hiệu lực. EVFTA - Thịt bò: Việt Nam cam kết xóa bỏ thuế quan sau 3 năm đối với thịt bò. - Thịt lợn: Việt Nam cam kết xóa bỏ thuế quan sau 7 năm đối với thịt lợn đông lạnh, 9 năm đối với các nhóm thịt lợn khác - Thịt gà: Việt Nam cam kết xóa bỏ thuế quan sau 10 năm đối với thịt gà. - Sữa và sản phẩm sữa: Việt Nam sẽ xóa bỏ thuế quan sau 3-5 năm. - Thuốc lá, xì gà: Việt Nam cam kết xóa bỏ thuế quan sau 15 năm. - Nhóm đang áp dụng chính sách TRQ (gồm trứng, đường, lá thuốc lá, muối): Việt Nam cam kết xóa bỏ thuế quan trong hạn ngạch WTO sau 10 năm, không cam kết đối với thuế quan ngoài hạn ngạch. Nguồn: Tổng hợp của tác giả (2015) Biểu thuế nhập khẩu là 0% đối với hầu hết các nguyên liệu và các đầu vào trong sản xuất nông nghiệp như phân bon, giống ngô và gạo. Việc áp dụng mức thuế suất Tối huệ quốc cho hầu hết máy nông nghiệp (máy kéo, máy thu hoạch, máy gieo hạt, rải phân, máy làm sạch, phân loại hoặc phân hạng, v.v ) là 5%, vớicủa máy cày và bừa là ngoại lệ (20%). Tất cả máy moc nông 798
  11. nghiệp được miễn thuế từ các thành viên ASEAN. Chính phủ thực hiện các khoản thuế nhập khẩu thấp cho đầu vào nông nghiệp với mục đích hỗ trợ nông dân trong sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra các biện pháp hạn ngạch thuế quan với một số sản phẩm nông nghiệp nhạy cảm như trứng, mía đường, gạo, thuốc lá và nguyên liệu thuốc lá cũng được Việt Nam áp dụng nhưng xu hướng sẽ phải mở rộng dần 5% mỗi năm mà không có giới hạn nào về thời gian (WTO, 2013). Bảng 4: Cam kết hạn ngạch thuế quan đôi vơi trứng, đường và thuôc lá Nguồn: Tổ chức Thương mại Thế giới (2013) Thuế giá trị gia tăng và các thuế khác về nhập khâu cũng được áp dụng như những nguồn thu và điều chỉnh hỗ trợ ngành nông nghiệp trong đó các sản phẩm phục vụ đầu vào cho nông nghiệp sẽ được miễn giảm. Các loại thuế xuất khẩu, phụ phí hải quan đối với một số nông sản như gạo, cà phê, hạt điều nhằm điểu chỉnh, ổn định giá trong nước cũng được thực hiện như một biện pháp hỗ trợ. Ngoài các cam kết về cắt giảm thuế quan như trên, các biện pháp phi thuế quan như tăng cường áp dụng các biện pháp quản lý chất lượng các sản phẩm rau, quả, thịt (HACCP, GAP, GAHP, GHP, GMP, SPS), hài hòa hóa các tiêu chuẩn trong MRLs đối với sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật. Bên cạnh các quy định riêng, ngành nông nghiệp còn chịu sự chi phối mạnh mẽ bởi các cam kết chung như các quy định về xuất xứ hàng hóa, sở hữu trí tuệ, mua sắm công, dịch vụ nông nghiệp, di chuyển tự do nguồn lực cả vốn và nguồn nhân lực. Cùng với các quy định này, ngành nông nghiệp cũng nhận được sự quan tâm đặc biệt thông qua các cơ chế đẩy mạnh hợp tác, chuyển giao khoa học kĩ thuật, thiết lập các quan hệ chiến lược giữa các bên nhằm thúc đẩy đầu tư trực tiếp, liên kết trong chuỗi cung ứng trong liên kết và toàn cầu. 3.2 Cơ hội và thách thức với ngành nông nghiệp trong bối cảnh hội nhập quốc tế Nông nghiệp là lĩnh vực nhạy cảm và dễ bị tổn thương hơn cả trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, trong khi nền nông nghiệp Việt Nam là nền sản xuất nhỏ, phân tán, công nghệ lạc 799
  12. hậu, năng suất kém, chất lượng sản phẩm không cao, bình quân đất nông nghiệp trên một lao động thấp, những doanh nghiệp nông nghiệp vốn lâu nay quen dựa vào sự bao cấp của nhà nước, không có khả năng tự vươn lên trong cạnh tranh; lực lượng lao động trong các doanh nghiệp này có thể mất việc làm dân cư trong nông nghiệp và nông thôn, đặc biệt là những vùng khó khăn có thể bị những tác động tiêu cực do phải mở cửa thị trường, khoảng cách giàu nghèo sẽ bị nới rộng thêm nữa, ảnh hưởng tiêu cực đến định hướng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.Tăng trưởng nông nghiệp còn bộc lộ nhiều nội dung chưa bền vững và đứng trước nội dung và bản chất mới của hội nhập kinh tế quốc tế, ngành nông nghiệp sẽ đón nhận nhiều cơ hội nhưng cũng rất nhiều thách thức theo nhiều cơ chế trực tiếp và gián tiếp. - Tác động đến GDP và vị thế của ngành nông nghiệp thông qua gia tăng cơ hội tham gia vào chuỗi cung ứng nông sản thế giới. Các mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam sang các đối tác trong AEC, TPP, EVFTA, các cơ chế khác, rộng hơn là WTO hoặc là đang được hưởng thuế suất thấp hoặc cơ chế thương mại khác nên tác động của những cơ chế liên kết này lên gia tăng kim ngạch xuất khẩu trực tiếp nhờ cắt giảm sẽ không quá nhiều. Nhưng với việc mở rộng thị trường nội địa gấp nhiều lần, nông sản Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội tiếp cận khách hàng với nhiều phân khúc thị trường hơn, sự phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc của nhiều mặt hàng nông sản vì vậy cũng sẽ được giảm đi. Quan trọng hơn, thông qua các thị trường trung gian, nông sản Việt Nam sẽ có cơ hội mở rộng thị trường, tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng nông sản toàn cầu. Biểu đồ4: Đóng góp của kim ngạch xuất khẩu nông sản trong tổng kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 1995 – 2014. Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Tổng cục Thống kê (2014). - Thu hút đầu tư vào ngành nông nghiệp. Trong giai đoạn mà ngành nông nghiệp đang chịu sự thờ ơ đối với quyết định đầu tư của doanh nghiệp thì đứng trước những cơ hội mới từ hội 800
  13. nhập ngành nông nghiệp sẽ đón những dòng đầu tư mới đặc biệt là đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ ngành nông nghiệp, là những lĩnh vực đầu tư mà doanh nghiệp Việt Nam tạm thời chưa đảm đương được do thiếu nguồn lực. Các tác động lan tỏa từ gia tăng đầu tư vào nông nghiệp sẽ thực sự to lớn đối với kinh tế Việt Nam khi gánh nặng của ngành nông nghiệp nội địa được san sẻ. Dong vốn FDI trong nông nghiệp trung bình đạt 1,47% tổng dong vốn FDI trong giai đoạn 2000-13. Tính đến năm 2014, tổng số các dự án FDI trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản là 512 (3,1% của tổng số các dự án FDI) với tổng vốn đăng ký 3,43 tỷ USD (1,4% của tổng vốn đăng ký của các dự án FDI) (Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2014). Với hơn 700 dự án đang được thực hiện, FDI trong nông nghiệp đã tạo ra doanh thu hàng năm khoảng 312 triệu USD và kim ngạch xuất khẩu hơn 100 triệu USD mỗi năm (Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2014). Biểu đồ 5: FDI trong các ngành kinh tế Việt Nam - Thúc đẩy cải cách thể chế, môi trường kinh doanh trong nước. Đây có lẽ là tác động được các doanh nghiệp, người sản xuất thực sự mong đợi trên cơ sở hệ thống chính sách sẽ được điều chỉnh phù hợp với thông lệ quốc tế tạo ra môi trường kinh doanh bình đẳng, cạnh tranh nhất là đối với các doanh nghiệp tham gia đầu tư vào ngành nông nghiệp. Trong đó, đặc biệt là các đổi mới về sử dụng đất nông nghiệp, trợ cấp nông nghiệp. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng sẽ phải tự đổi mới nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong bối cảnh mới. - Những cam kết trong AEC, TPP, EVFTA, FTA giữa Việt Nam – Liên minh Kinh tế Á Âu cùng với những cơ chế đã và sẽ được kí kết sẽ giúp đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Ngành nông nghiệp đang có rất nhiều vấn đề cần giải quyết như quy mô sản xuất của hộ nông dân nhỏ, kết cấu hạ tầng yếu kém, trình độ áp dụng các tiến bộ kỹ thuật thấp, chuỗi liên kết, chuỗi cung ứng nông nghiệp chưa thể hình thành, chất lượng nguồn nhân lực thấp và dưới áp lực do hội nhập tạo ra, quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp sẽ phải diễn ra nhanh hơn, quyết liệt hơn. 801
  14. - Gia tăng áp lực cạnh tranh trên thị trường nội địa. Năng lực sản xuất của ngành nông nghiệp Việt Nam là vô cùng lớn nhưng giá thành của nhiều sản phẩm còn cao do công nghiệp hỗ trợ ngành nông nghiệp yếu, năng suất lao động thấp. Trong khi thị trường nông sản nội địa sẽ có sự cạnh tranh quyết liệt hơn rất nhiều ở tất cả các ngành hàng, phân khúc. Các sản phẩm của người nông, các doanh nghiệp nông nghiệp sẽ gặp khó khăn thực sự nếu năng lực cạnh tranh không được cải thiện. Theo kết quả nghiên cứu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2010), Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (2014) lợi thế sản xuất và khả năng cạnh tranh của mỗi loại nông sản Việt Nam có mức độ rất khác nhau. Nhóm các mặt hàng có lợi thế sản xuất, có khả năng cạnh tranh và có cơ hội mở rộng thị trường khi hội nhập gồm các sản phẩm như lúa gạo, cà phê, cao su, hạt điều, chè, hồ tiêu có chỉ số RCA ≥ 2,5. Nhóm các ngành hàng vừa có cơ hội mở rộng thị trường vừa phải đối mặt với nhiều thách thức là ngành rau, quả. Nhóm ít có lợi thế sản xuất, khả năng cạnh tranh yếu và có khả năng bị tác động mạnh khi hội nhập gồm các ngành hàng chăn nuôi, mía đường, thức ăn chăn nuôi, và sữa. Cả hai nhóm ngành trên đều có RCA thấp 1,0≤ RCA ≤ 2,5. Vấn đề chính làm cho năng lực cạnh tranh của ngành nông nghiệp yếu kém thời gian qua là do sự kém phát triển của công nghiệp hỗ trợ ngành nông nghiệp khi đa phần đầu vào thiết yếu như vật tư, máy móc đều phải nhập khẩu làm cho chi phí sản xuất, sự phụ thuộc của ngành gia tăng. Trong thời gian tới, khi các lợi thế tĩnh của ngành càng ngày càng cạn kiệt trong khi dưới áp lực của hội nhập kinh tế quốc tế gia tăng nếu không có chiến lược gia tăng năng lực của ngành công nghiệp hỗ trợ trong nước thì rất khó để ngành nông nghiệp cạnh tranh tốt ngay cả trên sân nhà chứ chưa nói đến gia tăng kim ngạch trên thị trường quốc tế. Bảng 5: Chỉ số lợi thế so sánh hiện hữu (RCA) hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2001-2012 Năm Gạo Cao su Cà phê Hồ tiêu Chè Rau, quả 2001 34,48 - 18,77 54,06 - - 2002 35,83 - 15,99 63,30 - - 2003 38,68 - 25,54 71,60 - - 2004 35,77 - 23,66 108,06 - - 2005 44,72 2,88 19,18 42,74 8,77 0,72 2006 36,55 3,69 24,87 42,82 8,00 1,09 2007 32,23 3,26 30,83 40,20 8,46 0,85 2008 34,88 3,09 24,57 37,05 6,97 0,89 2009 30,82 2,70 18,77 38,84 7,15 0,74 2010 33,46 3,62 15,90 38,43 6,52 0,80 2011 28,46 3,18 14,22 41,49 5,41 0,66 2012 16,97 1,93 15,12 26,69 3,08 0,42 Nguồn: Bộ NN và PTNT (2010), Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (2014). - Giảm thiểu tác động đến môi trường trong sản xuất nông nghiệp dưới tác động mạnh mẽ của các “rào cản kĩ thuật”. Vấn đề thuế quan liên quan đến ngành nông nghiệp coi như được giải quyết và mặc dù các biện pháp phi thuế quan cũng được gỡ bỏ nhưng các biện pháp liên quan 802
  15. đến các quy định kĩ thuật sẽ tác động mạnh mẽ đến các doanh nghiệp và nông dân. Các quy định kĩ thuật này trước hết làm gia tăng chi phí sản xuất của người sản xuất, giảm năng lực cạnh tranh. Việc thâm nhập thị trường thế giới sẽ trở nên khó khăn đối với những doanh nghiệp, nông hộ không có khả năng áp dụng những quy trình sản xuất, quản lý chất lượng theo quy định. Ngoài ra, rất có thể các quốc gia sẽ sử dụng những quy định này để làm hàng rào kĩ thuật đối với các sản phẩm nông nghiệp nhập khẩu từ Việt Nam. Tuy nhiên, với những sức ép này sẽ làm cho doanh nghiệp và người nông dân buộc phải thay đổi phương thức sản xuất theo hướng bền vững hơn như gia tăng mức độ ứng dụng các biện pháp thực hành nông nghiệp bền vững, giảm thiểu sử dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu ảnh hưởng xấu đến môi trường, sức khỏe và dinh dưỡng của người dân. - Tác động đến thu nhập, việc làm, phân hóa giàu nghèo ở khu vực nông thôn sẽ phức tạp hơn. Một nội dung quan trọng của các cơ chế hội nhập thời gian gần đây xuất hiện rõ ràng là di chuyển nguồn vốn và lao động có kĩ năng trong khi đầu tư cho nông nghiệp ở Việt Nam có xu hướng chậm lại, doanh nghiệp nông nghiệp và người nông dân phải tự xoay sở trong điều kiện giới hạn nguồn lực. Khi hội nhập họ rất có thể sẽ bị các doanh nghiệp nước ngoài với nguồn lực vượt trội lấn át, loại ra khỏi cuộc chơi. Thu nhập, việc làm và khoảng cách giàu nghèo có thể sẽ đi theo chiều hướng tiêu cực, tác động không tốt đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội. Ngoài ra, một mặtthu hút đầu tư vốn nước ngoài vào nông nghiệp sẽ thúc đẩy chuyển giao khoa học, công nghệ tạo điều kiện nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhất là nhân lực chất lượng cao ở khu vực nông nghiệp, nông thôn. Nhưng mặt khác nếu chất lượng nguồn nhân lực nông nghiệp không được cải thiện so với hiện nay việc tiếp thu khoa học công nghệ mới sẽ gặp khó khăn, giảm hiệu quả và mức độ hấp dẫn trong đầu tư. 5. MỘT SỐ CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM Ngành nông nghiệp thời gian qua có sự chuyển biến mạnh mẽ trong cả chất và lượng, đóng góp quan trọng cho nền kinh tế. Tuy nhiên, mô hình tăng trưởng nói chung chưa bền vững, chủ yếu theo chiều rộng thông qua gia tăng vốn, lao động trong khi đóng góp của TFP mới ở mức trung bình nhất là giá trị gia tăng của nhiều sản phẩm chưa cao, năng suất lao động thấp, hiệu quả sử dụng vốn còn thấp, cơ cấu ngành chưa bền vững, năng lực cạnh tranh của nhiều sản phẩm còn yếu.Trước những áp lực mới trong bối cảnh biến đổi khí hậu, an ninh lương thực và hội nhập quốc tế, mục tiêu đặt ra là phát triển nông nghiệp, nông thôn toàn diện, theo hướng bền vững, sản xuất hàng hóa lớn có năng xuất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh; xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại; cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển công nghiệp và dịch vụ theo quy hoạch; xây dựng xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc, trình độ dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ. Định vị vị trí quan trọng của ngành nông nghiệp trong mô hình tăng trưởng trên cơ sở đẩy mại tái cơ cấu theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững. Định vị lại cây, con phù hợp với lợi thế của quốc gia, vùng và địa phương. 803
  16. Phát triển nông nghiệp cần phải đảm bảo hài hòa lợi ích trên 4 khía cạnh gồm kinh tế, môi trường, xã hội và thể chế lấy người nông dân, người dân nông thôn làm trung tâm của sự phát triển. Công nghiệp hỗ trợ ngành nông nghiệp trong nước phải được quan tâm đầu tư nhằm tạo nền tảng vững chắc gia tăng giá trị gia tăng, chất lượng sản phẩm nông nghiệp. Các chương trình khuyến nông, hỗ trợ người nông dân ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ cần được đẩy mạnh, coi đây là sách lược quan trọng đảm bảo tăng trưởng và phát triển bền vững ngành. Doanh nghiệp nông nghiệp và đặc biệt là người nông dân cần được hỗ trợ rất nhiều về nguồn lực nhằm gia tăng năng lực cạnh tranh trong điều kiện hội nhập. Các quốc gia khác như Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, Ấn Độ dành rất nhiều nguồn lực để trợ cấp cho nông nghiệp, nông dân trong khi ở Việt Nam người nông dân gần như không nhận được sự trợ cấp nào từ chính phủ. Các doanh nghiệp nông nghiệp cũng không nhận được chính sách hỗ trợ đặc biệt nào do vậy số lượng các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp đã ít nay sẽ ngày càng khó khăn do năng lực về vốn, công nghệ, nhân lực khó cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài. Các chính sách hỗ trợ Chính phủ cần đặc biệt quan tâm như chính sách tín dụng, thuê đất nông nghiệp, đầu tư nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ trong nông nghiệp. Kiến thức, thông tin về hội nhập kinh tế quốc tế cần được phổ biến cho doanh nghiệp, người nông dân kịp thời, sát với thực tế hơn nữa, tránh những chi phí không đáng có do thiếu thông tin. Trong bối cảnh mới của biến đổi khí hậu và hội nhập, người nông dân sẽ buộc phải đẩy mạnh sản xuất theo quy mô lớn, ứng dụng mạnh mẽ khoa học công nghệ nhất là áp dụng các mô hình sản xuất tiên tiến theo chuẩn Vietgap, GlobalGap, trong nông nghiệp để sản phẩm làm ra đáp ứng được các cam kết khắt khe trong hội nhập. Mục tiêu cuối cùng của bất kỳ cơ chế hợp tác hội nhập kinh tế quốc tế vẫn là giúp cho quốc gia, doanh nghiệp, người sản xuất gia tăng việc bán hàng hóa, dịch vụ. Mà muốn vậy, chất lượng sản phẩm phải tốt, giá bán phải rẻ. Đối với các doanh nghiệp nông nghiệp với đặc thù là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, năng lực cạnh tranh bị giới hạn trong khi cam kết hàng đầu trong hội nhập là cắt bỏ các biện pháp bảo hộ, gia tăng các quy định liên quan đến chất lượng sản phẩm nên doanh nghiệp sẽ phải đầu tư mạnh mẽ hơn vào công nghệ, hạ giá thành sản phẩm. Một vài doanh nghiệp đơn lẻ sẽ khó thực hiện được mà lúc này đòi hỏi các doanh nghiệp, người nông dân phải tự liên kết với nhau thành chuỗi cung ứng nông nghiệp chặt chẽ, chuyên môn hóa cao hơn. Tác động của phát triển nông nghiệp đối với môi trường sinh thái thể hiện qua 2 kênh chính gồm tác động gây phát thải khí nhà kính, đẩy nhanh tốc độ biến đổi khí hậu và làm suy giảm tài nguyên rừng, đất, nước và không khí. Ở chiều ngược lại, môi trường sinh thái cũng đang tác động trực tiếp đến phát triển nông nghiệp thông qua làm suy giảm nguồn lực tự nhiên cho hoạt động sản xuất thông qua các hiện tượng của biến đổi khí hậu như hạn hán, lũ lụt, nước biển dâng Do vậy, tận dụng áp lực từ cam kết hội nhập kinh tế quốc tế, các giải pháp cần tập trung vào những tác động này để thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững. Thay vì trông chờ vào sự tăng trưởng của lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ để giải quyết lượng lao động dư thừa ở nông thôn thì việc hoàn thiện các mắt xích của chuỗi cung ứng ngành nông nghiệp sẽ không những tạo ra một lượng lớn việc làm được tạo ra trong chính ngành nông nghiệp mà còn đồng thời kéo công nghiệp và dịch vụ theo ngành nông nghiệp phát triển. Muốn 804
  17. vậy, bài toán về công nghiệp hỗ trợ đầu vào và công nghiệp chế biến sau thu hoạch, hoạt động hậu cần trong ngành nông nghiệp cần quan tâm đầu tư hơn nữa để gia tăng khả năng tham gia vào chuỗi cung ứng nông nghiệp khu vực và thế giới. Nguồn nhân lực trong nông nghiệp, nông thôn luôn dồi dào và chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu lực lượng lao động của nền kinh tế quốc dân nhưng chất lượng lao động cũng theo đó mà thấp nhất. Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo thấp vô hình chung trở thành rào cản cho việc nâng cao năng suất lao động, hấp thu ứng dụng khoa học kĩ thuật từ hội nhập kinh tế quốc tế mang lại. Giải pháp đào tạo tại chỗ thông qua các chương trình khuyến nông, các lớp ngắn hạn sẽ mang tính chiến lược giúp giải quyết nhanh chóng nhưng lâu dài nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là trong bối cảnh mới của hội nhập kinh tế quốc tế, di chuyển tự do nguồn lao động. Các hoạt động thuần nông sẽ không thể đảm bảo thời gian làm việc đủ để mang lại thu nhập cho người nông dân trong khi hoạt động đa dạng thu nhập còn hạn chế. Việc đẩy mạnh thu hút đầu tư, đưa các nhà máy, cụm công nghiệp, ngành nghề thủ công về các vùng nông thôn sẽ giúp giải quyết vấn đề công ăn, việc làm cho nông hộ, giải phóng sức lao động, nâng cao thu nhập, giảm sức ép việc làm cho khu vực công nghiệp, dịch vụ ở đô thị. Mặc dù thu nhập của người dân nông thôn đã được cải thiện rất nhiều, nhưng bất bình đẳng về thu nhập giữa hộ giàu và hộ nghè có xu hướng doãng ra giữa thành thị và nông thôn, giữa ngành nông nghiệp và các ngành kinh tế khác và trong nội bộ ngành nông nghiệp. Nguyên nhân chính nằm ở sự khác biệt về nguồn lực nhất là vốn giữa các hộ gia đình, khu vực. Bên cạnh vốn tài chính, những hộ nghèo ở nông thôn còn thiếu cơ hội tiếp cận với công việc khác do thiếu vốn nhân lực. Do vậy, các chính sách phát triển kinh tế - xã hội của chính phủ cần lấy hộ nghèo làm trọng tâm, đối tượng quan tâm bậc nhất trên cơ sở cung cấp nguồn lực sản xuất như điều chỉnh khả năng tiếp cận tín dụng cho những hộ nghèo, hoàn thiện chính sách đất canh tác, phát triển việc làm phi nông nghiệp tại địa phương hoặc tạo cơ hội để lao động nông thôn có được việc làm ở thành thị. 805
  18. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2010), Báo cáo tổng hợp: Đề xuất nghiên cứu về đánh giá tác động của thực hiện cam kết WTO đối với nông nghiệp, nông thôn, Hà Nội. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2014), Tài liệu tham khảo về khung chính sách nông nghiệp ở Việt Nam trong giai đoạn 1990-2013 chuẩn bị cho đánh giá của OECD về chính sách nông nghiệp ở Việt Nam. Bộ Tài Nguyên và Môi trường (2014a), Báo cáo cập nhật hai năm một lần lần thứ nhất của Việt Nam cho Công ước Khung của Liên Hợp Quốc về Biến đổi khí hậu, NXB. Tài nguyên – Môi trường và Bản đồ Việt Nam, Hà Nội. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2014b), Báo cáo Môi trường Quốc gia 2014: Môi trường Nông thôn, Nhà máy in Bản đồ, Hà Nội. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI. Nguyễn Hồng Nga (2015), Thể chế và chất lượng tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam, NXB. ĐHQG-HCM, Tp. Hồ Chí Minh. Nguyễn Hồng Sơn và Trần Quang Tuyến (2014), Nâng cao mức sống dân cư trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam: Thành tựu và những thách thức đặt ra, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và Kinh doanh, Tập 30, Số 1, pp. 10-18. Tổng cục Thống kê (2014), Niên giám Thống kê các năm từ 1989 – 2014, Hà Nội. Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung Ương (2014b), Báo cáo: Cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp Việt Nam trong 10 năm vừa qua, Hà Nội. Nguyễn Văn Viết và Đinh Vũ Thanh (2014), Biến đổi khí hậu và nông nghiệp Việt Nam, NXB. Tài Nguyên – Môi trường và Bản đồ Việt Nam. Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung Ương (2014), Báo cáo: Cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp Việt Nam trong 10 năm vừa qua, Hà Nội. WTO (Tổ chức Thương mại Thế giới) (2013), Rà soát Chính sách Thương mại của Việt Nam: Báo cáo của Ban Thư ký, WT/TPR/S/287/Rev.1, 4 tháng 11. Tiếng Anh Douglass, G. (1984), The Meanings of Agricultural Sustainability, in G. Douglass (ed.), Agricultural Sustainability in a Changing World Order, pp. 3- 29.Boulder: Westview Press. Food and Agricultural Organization of the United Nations (2009), Organic Agriculture. 806
  19. Johnston, B. G. and J. W. Mellor (1961), The Role of Agriculture in Economic Development, American Economic Review, Vol. 87(2), pp. 566-593. Jules Pretty (2008), Agricultural sustainability: concepts, principles and evidence, Philos Trans R Soc Lond B Biol Sci, 363(1491), pp. 447–465. Kuznets (1964), Economic Growth and the Contribution of Agricluture, McGraw-Hill, NewYork. Nijkamp P, Vreeker R (2000), Sustainability assessment of development scenarios: methodology and application to Thailand, Ecol Econ 33: pp. 7–27. Rao NH, Rogers PP (2006), Assessment of agricultural sustainability, Curr. Sci., 91, pp. 439- 448. R.K Turner and D.W Pearce (1993), Sustainable economic development: economic and ethical principles, Economics and Ecology, pp. 177-194. Timmer, P. (2002), Agriculture and Economic Development, in Gardener, B. and G. Rausser, eds., Handbook of Agricultural Economics, Vol. 2. Elsevier Science B.V., Amsterdam, pp. 1487-1546. United Nations Convention to Combat Desertification (2013), The Economics of Desertification, Land Degradation and Drought: Methodologies and Analysis for Decision- Making, UNCCD 2nd Scientific Conference, Germany. World Commission on Environment and Development (1987), Our Common Future, The Brundtland Report: Oxford University Press, Oxford, U.K. 807