Phát triển thể chế liên kết vùng: Triển vọng cho phát triển bền vững ở vùng Tây Bắc

pdf 6 trang Gia Huy 3180
Bạn đang xem tài liệu "Phát triển thể chế liên kết vùng: Triển vọng cho phát triển bền vững ở vùng Tây Bắc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfphat_trien_the_che_lien_ket_vung_trien_vong_cho_phat_trien_b.pdf

Nội dung text: Phát triển thể chế liên kết vùng: Triển vọng cho phát triển bền vững ở vùng Tây Bắc

  1. Hội thảo khoa học Quốc gia Quản lý tài nguyên, môi trường và phát triển bền vững vùng Tây Bắc, Việt Nam PHÁT TRIỂN THỂ CHẾ LIÊN KẾT VÙNG: TRIỂN VỌNG CHO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở VÙNG TÂY BẮC Dương Trường Phúc Đại học KHXH&NV, ĐHQG-HCM Email: duongtruongphuc@gmail.com Tóm tắt: Tây Bắc là một trong những địa phương có nhiều lợi thế để phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, khai khoáng, thủy điện và du lịch, Tuy vậy, nhiều năm qua, thực trạng phát triển kinh tế - xã hội chưa có nhiều đột phá, chưa nâng cao giá trị những sản phẩm chủ lực của vùng. Đồng thời, trong bối cảnh hội nhập quốc tế và tác động của biến đổi khí hậu đã tạo ra nhiều thách thức cho việc phát triển ở khu vực này. Dựa vào nguồn dữ liệu thứ cấp phong phú về địa lý, thể chế liên kết và phát triển vùng, bài viết tiếp cận Tây Bắc trong mối liên kết với các khu vực xung quanh nhằm xem xét triển vọng phát triển bền vững vùng. Kết quả cho thấy Tây Bắc nằm ở vị trí khá thuận lợi cho liên kết vùng và nếu phát triển tốt những thể chế liên kết này thì có thể mang đến cho Tây Bắc những triển vọng phát triển bền vững kinh tế - xã hội trong những năm tới khi hội nhập và liên kết vùng đang trở thành xu thế. Từ khóa: Tây Bắc, liên kết vùng, phát triển bền vững, thể chế liên kết. 1. GIỚI THIỆU Bài học lớn cho các nước đang phát triển trong giai đoạn đầu của việc chuyển đổi nền kinh tế từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp là cần biết vùng đang ở giai đoạn nào [sẵn có/đầu tư/sáng tạo] để có chính sách phát triển phù hợp. Hơn nữa, bên cạnh vốn, kỹ thuật, đất đai, lao động, ý tưởng và tính sáng tạo là phương tiện cạnh tranh hiệu quả. Quá trình hội tụ giữa vùng dẫn đầu và vùng chậm phát triển hơn khá lâu, trước khi bệ phóng đủ vững, lao động cơ động và kết nối thị trường là cơ chế quan trọng giúp hội nhập nội địa cùng sự hỗ trợ đắc lực của toàn cầu hóa và tiến bộ công nghệ giúp kéo gần khoảng cách hai cực trên với nhau. Sự thay đổi của thể chế, nhờ đó mà có sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế là một nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển [1]. Chất lượng thể chế tốt cùng với sự phối hợp giữa quản trị thể chế và cơ sở hạ tầng được cải thiện giúp giảm thiểu chi phí thương mại [2], [3]. Quản trị thể chế thất bại có thể cô lập quốc gia đối với thị trường khu vực và toàn cầu, do đó, về mặt lý thuyết, các nước đang phát triển có thể mong đợi giảm khoảng cách đến thị trường rộng hơn nhờ xây dựng một hệ thống cơ sở hạ tầng đầy đủ và thể chế được quản trị tốt [4]. Kinh nghiệm từ nhiều nước trên thế giới và thực tiễn Việt Nam cho thấy cần có một cách tiếp cận thích hợp trong việc cải cách/hoàn thiện thể chế, đặc biệt là thể chế liên kết vùng. Tây Bắc là một trong những khu vực có nhiều tiềm năng cho phát triển nhưng thực trạng kinh tế - xã hội trong những năm gần đây chưa phản ánh tương xứng với những tiềm năng hiện có. Bài viết này lấy vị trí của vùng Tây Bắc nằm trong mối tương quan với nhiều liên kết vùng xung quanh nhằm nhận diện một số cơ hội mà vùng này có thể nắm bắt để phát triển kinh tế - xã hội trong những năm tới khi hội nhập và liên kết vùng đang trở thành xu hướng trong phát triển. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Bài viết mang tính chất bài nghiên cứu tổng quan nên nguồn dữ liệu được sử dụng chủ yếu là các bài viết được thu thập từ các tập san chuyên ngành, sách chuyên khảo và các báo cáo thường niên liên quan đến thể chế, địa lý, liên kết vùng. Với nguồn dữ liệu tương đối phong phú đó, tác giả phân tích tổng hợp và bổ sung vào các nội dung nghiên cứu đã định sẵn. 3. CƠ SỞ LÝ LUẬN Bối cảnh toàn cầu hóa đòi hỏi các quốc gia, các khu vực có sự liên kết lẫn nhau nhằm chia sẻ tăng trưởng và giải quyết các vấn đề chung của khu vực cũng như toàn cầu. Lược sử vấn đề nghiên cứu vùng đã bắt đầu từ những năm 1950 với hệ lý thuyết, phương pháp nghiên cứu và công cụ hỗ trợ nhưng lại chưa có định nghĩa thống nhất về khái niệm này. Ban đầu, vùng được tiếp cận như là hệ thống các thành phố, làng mạc với tính thứ bậc trong đó có những thành phố phát triển ở các cấp độ cao hơn. Một cách tiếp cận khác xem vùng là nơi tập hợp lực lượng lao động có
  2. Phát triển thể chế liên kết vùng: triển vọng cho phát triển bền vững ở vùng Tây Bắc 345 sự phụ thuộc lẫn nhau về mặt không gian hoặc vùng cũng được xem là giới hạn địa lý, tài nguyên thiên nhiên hoặc hệ sinh thái. Với bất kỳ cách tiếp cận nào, về cơ bản khi nghiên cứu về vùng cần quan tâm đến bốn khía cạnh quan trọng: vị trí (location), không gian (space), dân cư (population) và tài nguyên (resource). Một cách đơn giản khi hiểu về vùng (region) là tập của nhiều quốc gia có nhiều nét tương đồng về đặc điểm địa lý, văn hóa - xã hội. Các quốc gia ngoài sự tương đồng nêu trên cần có sự đồng thuận chính trị mạnh mẽ trong các hiệp ước đa phương hướng đến mục tiêu phát triển chung. Trong suốt những năm 1970, nhà kinh tế Douglas North đã xuất bản rất nhiều sách và công trình nghiên cứu cho luận điểm rằng thể chế là yếu tố quan trọng giải thích cho những thay đổi về tăng trưởng kinh tế. Ngành học này về sau được gọi là “ngành kinh tế học mới về thể chế” (New Institutional Economics). Theo đó, thể chế là quy tắc trò chơi (rules of the games) trong một xã hội hay hình thức hơn là các ràng buộc do con người tạo ra để tạo hình cho các mối quan hệ [5]. Từ đây, ở cấp độ đơn giản, có thể hiểu thể chế liên kết vùng là những chính sách, cơ chế, nguyên tắc thúc đẩy việc liên kết vùng diễn ra thuận lợi và hiệu quả hơn. Hai trong số nhiều kết luận quan trọng của Kinh tế học thể chế đưa ra có liên quan đến thể chế liên kết vùng cho thấy tầm quan trọng của việc thực thi và cải cách thể chế. Thứ nhất, hình thức thể chế là quan trọng, song nhân tố quyết định chất lượng thể chế là ở việc thực thi. Lý do thực thi thể chế yếu kém ở nhiều nước đang phát triển có nhiều, song có ba khía cạnh chính cần được xem xét kỹ nhất: (i) Bản chất ràng buộc của hệ thống chính trị; (ii) Cơ cấu tổ chức (tập trung hay phi tập trung) và sự phối hợp giữa các cơ quan quyền lực; (iii) Sự sẵn có và cách thức phân bổ nguồn lực có được. Thứ hai, ổn định thể chế mới chỉ là điều kiện cần song chưa đủ đảm bảo phát triển bền vững. Thể chế luôn cần được hoàn thiện. Tuy nhiên, việc thiết kế và xây dựng thể chế mới thường phức tạp do sự lo ngại và sợ rủi ro của “cái nguyên trạng” (status-quo) thường lớn hơn sự kỳ vọng vào những lợi ích tiềm năng có được nhờ thay đổi thể chế. Thể chế có thiên hướng thay đổi một cách tiệm tiến, song đôi khi cũng cần những cải cách cấp tiến, đột phá. 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. Khái quát chung về khu vực Tây Bắc Tây Bắc là tiểu vùng thuộc Trung du và miền núi phía Bắc - một trong bảy vùng địa lý của Việt Nam, có diện tích tự nhiên vào khoảng 50.575,8 km2 và dân số năm 2019 vào khoảng 4,6 triệu người chiếm 15,26 % về diện tích và và 4,86 % về dân số cả nước [6]. Khu vực này gồm 6 tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình. Về vị trí địa lý, Tây Bắc giáp Vân Nam của Trung Quốc ở phía Bắc, Hua Phan, Luang Prabang và Phongsaly của Lào ở phía Tây, đồng bằng Sông Hồng và Bắc Trung Bộ ở phía Nam và Đông Nam. Đây được xem là khu vực có ý nghĩa quan trọng về môi trường sinh thái của cả vùng Bắc Bộ, về địa chính trị và địa quân sự của cả nước (Hình 1). Hình 1. Vị trí khu vực Tây Bắc
  3. 346 Dương Trường Phúc Về đặc điểm tự nhiên, đây là khu vực cao nhất Việt Nam với địa hình đồi núi chiếm diện tích lớn, chia cắt sâu bởi mạng lưới sông ngòi là điều kiện cho phát triển thủy điện; Khí hậu có sự phân hóa rõ rệt theo độ cao rất thuận lợi cho phát triển các loại rau quả ôn đới; Khu vực này còn tập trung khối lượng tương đối lớn và đa dạng các loại tài nguyên khoáng sản là điều kiện cho phát triển công nghiệp khai khoáng, Về đặc điểm kinh tế - xã hội, ngoài người Kinh, Tây Bắc là khu vực tập trung khoảng 20 dân tộc thiểu số với bản sắc văn hóa đa dạng và hệ thống tri thức, kinh nghiệm sản xuất phong phú. Tuy nhiên, mật độ dân cư tương đối thưa thớt, trình độ dân trí thấp là trở ngại lớn cho thị trường tiêu thụ và lao động lành nghề, kết cấu hạ tầng yếu kém, chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn; Tiềm ẩn những yếu tố bất ổn về chính trị, an ninh, quốc phòng. 4.2. Thực trạng liên kết vùng ở Tây Bắc Hình 2. Hành lang kinh tế ở Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng (GMS) Nguồn: [7]
  4. Phát triển thể chế liên kết vùng: triển vọng cho phát triển bền vững ở vùng Tây Bắc 347 Xét trên nhiều khía cạnh, đặc biệt là dưới góc độ địa lý kinh tế - xã hội, vị trí Tây Bắc ở vào thế cực kỳ thuận lợi, có thể đón nhận những cơ hội cho tăng trưởng kinh tế. Bên trong, Tây Bắc tiếp cận với đồng bằng Sông Hồng nói chung và Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc nói riêng là khu vực phát triển năng động. Bên ngoài, đối với vùng Vân Nam (Trung Quốc), từ Tây Bắc thông qua vùng Đông Bắc và đồng bằng Sông Hồng có thể tiếp cận với vịnh Bắc Bộ thông ra Biển Đông. Ngược lại, vùng Tây Bắc có thể thông qua vùng Vân Nam để tiếp cận Myanmar. Thêm nữa, thông qua Lào, Tây Bắc còn có thể tiếp cận với các tỉnh phía Bắc Thái Lan. Nếu chính sách và thể chế cho phép mở rộng hơn nữa liên kết dọc và liên kết ngang, liên kết trong nước và xuyên biên giới, sẽ có nhiều cơ hội mở ra cho phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Bắc (Hình 2). Khu vực Tây Bắc, tuy vào thế bất lợi không giáp biển như các khu vực lân cận khác nhưng lại có nhiều cơ hội để tiếp cận phát triển xung quanh: Hành lang kinh tế Côn Minh - Hà Nội - Hải Phòng (Kunming - Hanoi - Haiphong Economic Corridor), vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, tam giác tăng trưởng Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, Đông Bắc Lào và Tây Nam Trung Quốc. Hành lang kinh tế Côn Minh - Hà Nội - Hải Phòng là một trong ba hành lang thuộc Hành lang kinh tế Bắc - Nam (NSEC). Đây sáng kiến được nêu ra và chính thức thông qua vào tháng 10 năm 1998 tại Hội nghị Bộ trưởng các nước tiểu vùng sông Mê Kông (GMS) lần thứ VIII được tổ chức tại Manila (Philippines) nhằm thúc đẩy sự phát triển và hội nhập kinh tế giữa các nước thuộc tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng (GMS). Đây là tuyến hành lang gồm nhiều hình thức cả đường bộ, đường sắt và đường sông. Đường sắt dựa trên tuyến đường mà thực dân Pháp đã xây dựng đầu thế kỷ XX. Đường sông dựa vào hệ thống Sông Hồng và sông Thái Bình. Đường bộ dựa vào tuyến đường cao tốc Côn Minh - Hà Khẩu trên lãnh thổ Trung Quốc, các tuyến đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai, Quốc lộ 5, đường cao tốc Nội Bài - Hạ Long trên lãnh thổ Việt Nam, Sự hình thành Hành lang kinh tế đem lại lợi ích thiết thực và lâu dài cho các quốc gia thành viên. Đây là cơ hội cho các quốc gia liên kết chặt chẽ với nhau, cùng tiếp cận có hiệu quả các nguồn lực như tài nguyên khoáng sản, năng lượng và cơ sở hạ tầng để phục vụ tốt hơn việc sản xuất, chế biến và kinh doanh của các ngành nghề sản xuất, tạo điều kiện đẩy nhanh tốc độ phát triển cho các thành phố, thị trấn dọc hành lang. Đồng thời, thúc đẩy thương mại xuyên biên giới, thu hút đầu tư tổng hợp từ các nguồn địa phương, khu vực và thế giới, phát triển các hoạt động kinh tế mới thông qua việc sử dụng hiệu quả không gian kinh tế và hình thành khu vực kinh tế xuyên quốc gia. Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc gồm bảy đơn vị hành chính: Hải Phòng, Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh và Vĩnh Phúc. Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ với nồng cốt là tam giác tăng trưởng Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh được xác định không chỉ có vai trò quan trọng về an ninh quốc phòng, định hướng phát triển kinh tế - xã hội của khu vực phía Bắc mà còn có vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của cả nước (Hình 3). Hình 3. Khu vực Tây Bắc và Vùng Kinh tế trọng điểm phía Bắc
  5. 348 Dương Trường Phúc Ở Tây Bắc, dựa vào vị trí địa lý tiếp giáp với các “thể chế liên kết vùng” có thể hình thành các hình thức liên kết tự nhiên trong quá trình phát triển, nổi bật là các liên kết ngang và liên kết dọc. Liên kết ngang là kiểu liên kết mang tính lan tỏa, kết nối giữa trung tâm và ngoại vi, đô thị và nông thôn. Dạng liên kết này diễn ra trước hết là từ các trung tâm, các đô thị với các ngành kinh tế đặc thù là công nghiệp chế biến và các ngành dịch vụ. Liên kết dọc là loại liên kết chủ yếu liên quan các lĩnh vực liên ngành như xây dựng quy hoạch phát triển ngành và vùng ở từng địa phương; Xây dựng và thực thi chính sách thu hút và phân bổ đầu tư; Xây dựng và phát triển các sản phẩm chủ yếu; Xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng vùng, như đường sá, cảng biển, sân bay; Cơ sở hạ tầng thông tin liên lạc; Bệnh viện, trường học, trung tâm nghiên cứu; Xây dựng các khu, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao; Vùng sản xuất nông nghiệp; Trung tâm thương mại, du lịch và dịch vụ; Phát triển nguồn nhân lực và đào tạo; Xây dựng và thực thi các chính sách xóa đói giảm nghèo; Các chính sách liên quan đến di cư, di chuyển lao động và nhà ở; Giải quyết các vấn đề xã hội; Bảo vệ, khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên; Bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng tránh và khắc phục các thảm họa thiên tai, 4.3. Triển vọng cho phát triển bền vững vùng Tây Bắc Ở góc độ thực tiễn của Tây Bắc, tiếp cận tốt với hành lang kinh tế (economic corridor), vùng kinh tế trọng điểm (key economic zone) có thể giúp vùng này mở rộng các cơ hội phát triển, đặc biệt trong lĩnh vực công nghiệp chế biến nông sản bởi mỗi hành lang kinh tế hay vùng kinh tế trọng điểm, bên cạnh sự đồng thuận chính trị mạnh mẽ, còn đóng vai trò quan trọng trong việc lồng ghép các nền kinh tế giữa các vùng và trở thành hợp phần quan trọng của hội nhập kinh tế khu vực trong kỷ nguyên toàn cầu hóa [8], [9]. Mục đích không chỉ là thúc đẩy thương mại qua biên giới mà còn phát triển kinh tế dọc theo các tuyến thương mại thông qua việc cắt giảm chi phí vận chuyển nhờ vào hạ tầng hiện đại và đồng bộ [10]. Về mặt lý thuyết, nếu Tây Bắc phát triển và hoàn thiện tốt các thể chế liên kết vùng có thể mang đến một số triển vọng cho phát triển bền vững như sau: Liên kết vùng mang đến cơ hội mở rộng thị trường cho Tây Bắc cả trong và ngoài nước. Bên trong, Tây Bắc sẽ là nguồn cung ứng nguyên liệu cho đồng bằng Sông Hồng để phát triển các ngành công nghiệp chế biến. Bên ngoài, trao đổi thương mại với Lào, Trung Quốc; Tiếp cận hàng hải từ các cảng nước sâu ở Hải Phòng, Quảng Ninh sẽ đưa hàng hóa Tây Bắc đến với thị trường khu vực Đông Nam Á và toàn cầu. Liên kết vùng mang đến cơ hội cắt giảm chi phí trong sản xuất, lưu giữ và vận chuyển nguyên liệu, hàng hóa thông qua xoá bỏ ranh giới, địa lý hành chính, xoá bỏ các thủ tục hành chính và miễn giảm thuế, đồng thời tận dụng được cơ sở vật chất, kỹ thuật và kết cấu hạ tầng hiện đại. Tạo khả năng huy động nhanh nhạy các nguồn vốn, công nghệ đáp ứng yêu cầu đầu tư phát triển. Bản thân sự liên kết là tập trung nguồn lực, mô hình liên kết có vị thế cao hơn để liên kết, hợp tác với các đối tượng khác, có khả năng thu hút vốn đầu tư và thương mại. Liên kết vùng còn phối hợp hoạt động của các bên nhằm tận dụng thế mạnh, lợi thế so sánh của nhau; Đồng thời khắc phục những điểm yếu, sử dụng hiệu quả các nguồn lực có hạn, tiết kiệm thời gian, tiết kiệm chi phí để tạo ra những lợi ích lớn hơn và năng lực cạnh tranh cao hơn và có thể loại bỏ những cạnh tranh không lành mạnh. Liên kết vùng còn giúp các địa phương của vùng tăng thêm sự phát triển kinh tế tổng hợp, xoá bỏ sự phát triển đơn cực, cục bộ, khép kín, mở rộng sự hợp tác, mở rộng thị trường. Liên kết vùng vừa hợp tác vừa xâu chuỗi các ngành, gắn kết các địa phương, các vùng tạo nên một chuỗi các giá trị tổng hợp trong quá trình phát triển kinh tế. Mặt khác, còn tăng cường tính cố kết cộng đồng dân tộc giữa các địa phương khi thực hiện việc liên kết vùng. Liên kết vùng tạo sức mạnh nội sinh, hạn chế tác động tiêu cực từ bên ngoài, đồng thời tạo môi trường thu hút đầu tư có hiệu quả tăng thêm sức mạnh nội sinh, có sức đề kháng để chống lại tác động tiêu cực của cơ chế thị trường. Đồng thời với môi trường ổn định, lành mạnh, ở đó hoạt động sản xuất kinh doanh năng động, doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả sẽ tạo điều kiện thu hút các nguồn vốn đầu tư cả trong và ngoài vùng. Liên kết vùng còn hỗ trợ xử lý các vấn đề ngoại sinh trong hoạt động kinh tế như ô nhiễm các khu công nghiệp hay tác động của thủy điện tới hạ lưu, ; Giải quyết các vấn đề có tính liên vùng như tác động của biến đổi khí hậu, phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật; Tận dụng lợi thế kinh tế theo quy mô và đa dạng; Hỗ trợ chuỗi liên kết sản xuất. 5. KẾT LUẬN Liên kết vùng trong phát triển kinh tế là phương thức được đánh giá mang lại hiệu quả tích cực trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay. Hình thức này mang ý nghĩa về sự hợp tác hai hay nhiều địa phương trong quá trình hoạt động, cùng mang lại lợi ích cho các bên tham gia. Phát triển mạnh mẽ thể chế liên kết vùng có thể mang đến sự thuận lợi cho việc dịch chuyển lao động, ý tưởng, thông tin, hàng hóa, dịch vụ, từ những vùng dẫn đầu sang những vùng kém phát triển hơn để thúc đẩy sự phát triển bền vững toàn khu vực. Tây Bắc, mặc dù có nhiều lợi thế
  6. Phát triển thể chế liên kết vùng: triển vọng cho phát triển bền vững ở vùng Tây Bắc 349 cho phát triển kinh tế - xã hội nhưng cũng phải đối mặt với nhiều thách thức trong liên quan đến cơ sở hạ tầng, chất lượng nguồn lao động, quản lý tài nguyên, Dựa vào vị trí địa lý trong mối tương quan với những vùng lân cận, Tây Bắc có thể cân nhắc bên cạnh các giải pháp về khoa học - kỹ thuật, định hướng các giải pháp liên quan đến phát triển thể chế liên kết vùng cũng có thể góp phần hỗ trợ phát triển bền vững kinh tế - xã hội vùng Tây Bắc trong tương lai. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Syrquin M., (1988). Patterns of structural change. Handbook of Development Economics, 1: 203 - 273. [2]. Bolaky B., Freund C., (2004). Trade, Regulations, and Growth. World Bank Policy Research Working Paper No. 3255, World Bank: Washington, D.C, USA. [3]. Francois J., Manchin M., (2007). Institutions, Infrastructure, and Trade. World Bank Policy Research Working Paper No. 4152. World Bank: Washington, D.C, USA. [4]. Kohsaka A., (2007). Infrastructure Development in the Pacific Region. Routledge: London and New York, UK & USA: 317p. [5]. North D. C., (1990). Institutions, Institutional Change, and Economic Performance. Cambridge University Press: Cambridge, UK: 159p. [6]. GSOV, (2020). Diện tích và dân số phân theo địa phương. Truy cập tại ngày 30 tháng 5 năm 2020. [7]. ADB, (2010). Sharing growth and prosperity: Strategy and action plan for the Greater Mekong Subregion Southern Economic Corridor. Asian Development Bank: Mandaluyong City, Philippines. [8]. Vickerman R., (2002). Restructuring of Transportation Networks. In Atalik, G., Fischer, M, M., (Eds) Regional Development Reconsidered. Springer: Berlin, Germany: 148 - 159. [9]. Kuroda H., Kawai M., Nangia R., (2008). Infrastructure and Regional Cooperation. In Bourguignon, F., Pleskovic, B., (Eds) Rethinking Infrastructure for Development. World Bank: Washington, D.C, USA: 235 - 259. [10]. Wiemer C., (2009). Three Cases of Cross-Border Economic Corridor Development with Lessons from Greater Mekong Sub-Region. Asian Development Bank: Mandaluyong City, Philippines. REGIONAL INTEGRATED INSTITUTIONAL DEVELOPMENT: PROSPECT FOR SUSTAINABLE DEVELOPMENT IN THE NORTHWEST Duong Truong Phuc University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, HCM city Email: duongtruongphuc@gmail.com Abstract: Northwest Vietnam is one of the regions with many advantages for socio-economic development, especially agriculture, forestry, mining, hydropower, tourism, However, in recent years, the current status of socio- economic development has not had many breakthroughs. Moreover, the context of international integration and climate change have created many challenges for development in this place. Based on the secondary data on geography, institutions, and regional development, the paper approaches the Northwest in connection with surrounding areas to consider the development issues. The result showed that the Northwest is located in a favorable position for regional linkages. If these linkage institutions are well developed, they can bring the prospects for socio-economic sustainable development in the Northwest’s future. Keywords: Northwest Vietnam, ragional linkage, sustainable development, linkage institutions.