Phát triển thị trường xuất khẩu của các doanh nghiệp phần mềm Việt Nam trong bối cảnh bảo hộ thương mại

pdf 18 trang Gia Huy 18/05/2022 3030
Bạn đang xem tài liệu "Phát triển thị trường xuất khẩu của các doanh nghiệp phần mềm Việt Nam trong bối cảnh bảo hộ thương mại", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfphat_trien_thi_truong_xuat_khau_cua_cac_doanh_nghiep_phan_me.pdf

Nội dung text: Phát triển thị trường xuất khẩu của các doanh nghiệp phần mềm Việt Nam trong bối cảnh bảo hộ thương mại

  1. PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP PHẦN MỀM VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH BẢO HỘ THƯƠNG MẠI EVELOPING EXPORT MARKETS OF VIETNAMESE SOFTWARE ENTERPRISES IN THE TRADE PROTECTION BACKGROUND PGS.TS. Đàm Gia Mạnh Trường Đại học Thương mại Tóm tắt Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng như hiện nay, với tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, việc mở rộng và phát triển thị trường xuất khẩu phần mềm của các doanh nghiệp phần mềm Việt Nam ngày càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Trong thời gian qua, nhiều phần mềm của các doanh nghiệp Việt Nam không chỉ chiếm lĩnh được thị trường nội địa mà còn được xuất khẩu sang nhiều thị trường khó tính của các nước trong khu vực và trên thế giới. Tuy nhiên, trong bối cảnh diễn biến phức tạp của những thay đổi trong chính sách thương mại của nhiều quốc gia trên thế giới; của việc gia tăng các biện pháp bảo hộ thương mại đã tạo ra những lợi thế cơ bản, nhiều tiềm năng, cơ hội cho phát triển thị trường xuất khẩu phần mềm của các doanh nghiệp phần mềm Việt Nam, song trên thực tế, các doanh nghiệp phần mềm nước ta đang còn gặp nhiều khó khăn, chịu nhiều thách thức. Bài viết đề cập đến một số vấn đề lý luận cơ bản về bảo hộ thương mại, phần mềm và thị trường xuất khẩu phần mềm, thực trạng về thị trường xuất khẩu phần mềm của các doanh nghiệp phần mềm Việt Nam hiện nay. Trên cơ sở đó, phân tích đánh giá những cơ hội và thách thức chủ yếu, xu thế phát triển thị trường phần mềm thế giới, sự cần thiết phải mở rộng và phát triển thị trường xuất khẩu phần mềm Việt nam hiện nay, giúp các doanh nghiệp phần mềm có cơ sở để hoạch định chiến lược phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh và xuất khẩu của mình trong thời gian tới. Từ khoá: bảo hộ thương mại, phát triển, thị trường, xuất khẩu, phần mềm. Abstract In the current trend of deeper international economic integration, with the process of industrialization and modernization of the country, the request to develop export markets of Vietnamese software enterprises has become more urgent than ever. In recent years, Vietnamese software enterprises have not only dominated the domestic market but also exported to many countries. However, in the context of the complicated changes of trade policies in various countries; the increase of trade protection barriers has created basic advantages as well as great potentials and opportunities to promote export markets of Vietnamese software enterprises, but in fact, the software enterprises are still facing many difficulties and challenges. The paper concerns basic theoretical issues about trade protection, software and software export markets, current situation of export markets of Vietnamese software enterprises. On that basis, analyzing and assessing key opportunities and challenges, trend 384
  2. of developing the global software market, demand to expand and develop Vietnam's software export market today, supporting software enterprises a basis to plan business development and export strategies in the coming time. Keywords: trade protection, development, market, export, software. 1. Đặt vấn đề Trong những năm qua, việc phát triển công nghệ thông tin (CNTT) mà đặc biệt là công nghiệp phần mềm ở Việt Nam ngày càng được quan tâm, đầu tư thích đáng nhờ chủ trương, chính sách đúng đắn của Chính phủ. Cùng với việc ứng dụng CNTT trong mọi hoạt động đã trở thành những nhu cầu thực tiễn từ cơ quan nhà nước cho đến doanh nghiệp và mọi người dân, công nghiệp CNTT và đặc biệt là công nghiệp phần mềm đã được các cơ quan quản lý Nhà nước dành cho nhiều ưu đãi, tạo điều kiện thuận lợi, nhờ đó, đã và đang tiếp tục phát triển. Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng như hiện nay, với tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nước nhà, việc mở rộng và phát triển thị trường phần mềm ngày càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Có thể thấy, trong thời gian qua, nhiều phần mềm của các doanh nghiệp Việt Nam không chỉ chiếm lĩnh được thị trường nội địa mà còn được xuất khẩu sang nhiều thị trường khó tính của các nước trong khu vực và trên thế giới. Ngành công nghiệp CNTT và đặc biệt là công nghiệp phần mềm đang dần trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong chiến lược phát triển đất nước, với tốc độ tăng trưởng khá cao. Đây cũng là ngành có sức hấp dẫn, thu hút mạnh nguồn vốn đầu tư trong, ngoài nước thời gian qua. Điều này càng trở nên quan trọng và là động thái tích cực mở đường cho sự phát triển thị trường xuất khẩu, gia công phần mềm, thúc đẩy sự trưởng thành, lớn mạnh của các doanh nghiệp phần mềm trong cả nước. Cho dù có những lợi thế cơ bản, có nhiều tiềm năng, cơ hội, song trên thực tế, các doanh nghiệp phần mềm nước ta đang còn gặp nhiều khó khăn, chịu nhiều thách thức mà trước hết là, cạnh tranh toàn cầu và trong khu vực ngày càng quyết liệt với sự nổi lên mạnh mẽ của nhiều quốc gia có trình độ cao về sản xuất và xuất khẩu phần mềm như Trung Quốc, Ấn Độ và một số nước Đông Nam Á. Trong bối cảnh cạnh tranh, đặc biệt là khi bảo hộ thương mại đang có chiều hướng gia tăng, diễn biến phức tạp, sự hạn chế về số lượng và quy mô doanh nghiệp phần mềm nhỏ bé, liên kết hỗ trợ còn lỏng lẻo, đã đặt doanh nghiệp xuất khẩu phần mềm nước ta trước những khó khăn, hạn chế và đang là trở ngại trong việc vươn ra thị trường quốc tế. Đây cũng là thách thức to lớn đối với ngành công nghiệp phần mềm của nước ta và của từng doanh nghiệp phần mềm. Bản thân thị trường còn chứa đựng nhiều điểm yếu như sản phẩm phần mềm còn đơn giản, uy tín của các doanh nghiệp phần mềm còn thấp, vấn đề quảng bá và xúc tiến thương mại còn yếu, đã hạn chế sự phát triển của ngành công nghiệp mũi nhọn này. Tổng quan các tài liệu, các bài viết, các ý kiến chuyên gia, các ý kiến tại các hội thảo liên quan đến CNTT, bảo hộ thương mại thời gian qua [1,2,5,10,11] cho thấy: Trước những ảnh hưởng của chủ nghĩa bảo hộ thương mại đang gia tăng, thị trường xuất khẩu phần mềm Việt Nam đang có những cơ hội lớn nhưng cũng phải đối mặt với nhiều thách thức.Việc nắm bắt được cơ hội, phát huy lợi thế, nhanh chóng khắc phục các rào cản, thách 385
  3. thức là vấn đề đặt ra hàng đầu cho sự phát triển của thị trường xuất khẩu phần mềm nước ta hiện nay. Để có thể nhận diện tác động của bảo hộ thương mại đến phát triển thị trường xuất khẩu phần mềm của các doanh nghiệp Việt Nam giai đoạn hiện nay, bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu, các ý kiến chuyên gia, các ý kiến trao đổi, thảo luận tại các hội thảo về CNTT, về bảo hộ thương mại; sử dụng dữ liệu thứ cấp từ các báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông, Tổng cục Thống kê và của một số tổ chức để tổng hợp, phân tích, đánh giá những cơ hội và thách thức chủ yếu, xu thế phát triển thị trường phần mềm thế giới, sự cần thiết phải mở rộng và phát triển thị trường xuất khẩu phần mềm Việt nam hiện nay, giúp các doanh nghiệp phần mềm có cơ sở để hoạch định chiến lược phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh và xuất khẩu của mình trong thời gian tới. 2. Tổng quan về bảo hộ thương mại và thị trường phần mềm 2.1. Bảo hộ thương mại 2.1.1. Khái niệm Bảo hộ thương mại (còn gọi là bảo hộ mậu dịch) là việc nhà nước thực hiện các chính sách quản lý thương mại, hạn chế danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu. Cụ thể là nhà nước áp dụng một số tiêu chuẩn nâng cao đặc biệt (các hàng rào kỹ thuật) cho các lĩnh vực như chất lượng, vệ sinh, an toàn, lao động, môi trường, xuất xứ hay áp đặt thuế xuất nhập khẩu cao đối với một số hàng hóa hoặc dịch vụ nhập khẩu nào đó mà quốc gia mình có lợi thế để bảo vệ sản xuất hàng hóa và dịch vụ trong nước. Như vậy, có thể hiểu bảo hộ thương mại là xu hướng chính phủ đặt ra rào cản đối với hoạt động trao đổi hàng hóa, dịch vụ nhằm bảo vệ thị trường nội địa (hàng hóa dịch vụ nội địa) trước sự cạnh tranh của hàng hóa nhập khẩu [3]. 2.1.2. Công cụ, biện pháp chủ yếu của bảo hộ thương mại Các công cụ chủ yếu của bảo hộ thương mại là các hàng rào thương mại, đó là thuế quan đánh vào hàng hóa, dịch vụ bao gồm thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu, thuế hải quan và các công cụ phi thuế quan là những biện pháp nằm ngoài phạm vi thuế quan có thể được các quốc gia sử dụng, thông thường dựa trên cơ sở lựa chọn, nhằm hạn chế nhập khẩu như các biện pháp giới hạn về số lượng như hạn ngạch, hạn chế xuất khẩu tự nguyện, quy định hàm lượng nội địa của sản phẩm, cartel quốc tế, các biện pháp quản lý giá như bán phá giá, trợ cấp xuất khẩu, giá nhập khẩu tối thiểu, giá nhập khẩu tối đa, giá xuất khẩu tối thiểu, giá hành chính, và các biện pháp về hàng rào kỹ thuật như chất lượng, an toàn, kích thước, Các biện pháp bảo hộ thương mại mới được áp dụng gồm: biện pháp phòng vệ thương mại, tăng thuế, rào cản địa phương, trợ cấp phí xuất khẩu, và các phân biệt đối xử. Xu hướng bảo hộ tương mại ngày càng trở nên rõ ràng hơn qua từng năm. Theo Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), thời gian qua, các biện pháp hạn chế/bảo hộ thương mại được các thành viên WTO áp dụng đã gia tăng một cách kỷ lục. Chẳng hạn, trong giai đoạn từ tháng 10/2018 đến tháng 10/2019, tổng giá trị thương mại bị ảnh hưởng do việc áp dụng các biện pháp này dự tính khoảng 747 tỷ USD. Đây là con số lớn nhất được ghi nhận kể từ tháng 10/2012 tới nay, tăng khoảng 27% so với cùng kỳ thời 386
  4. gian trước (ở mức 588 tỷ USD). Điều này khiến cho căng thẳng trong quan hệ giao thương và sự bất ổn trong thương mại quốc tế ngày càng gia tăng. Biểu đồ 1. Sự gia tăng của các biện pháp hạn chế thương mại giai đoạn 2012 - 2019 (đơn vị: tỷ USD) (Nguồn: WTO) Báo cáo của Cơ quan rà soát chính sách thương mại của WTO cho thấy, trong quá trình rà soát, 102 biện pháp bảo hộ thương mại mới đang được áp dụng bởi các thành viên WTO, bao gồm các biện pháp tăng thuế, tăng các hạn chế định lượng, thắt chặt các thủ tục hải quan, tăng thuế nhập khẩu và xuất khẩu hàng hóa, Những mặt hàng chủ yếu bị ảnh hưởng bởi các biện pháp hạn chế nhập khẩu mới này tập trung vào: khoáng sản và dầu đốt (17,7%); máy móc thiết bị cơ khí (13%); máy móc, bộ phận điện (11,7%) và kim loại quý (6%) [10] 2.1.3. Tác động của bảo hộ thương mại đối với kinh tế thế giới và Việt Nam Trong bối cảnh toàn cầu hóa, thị trường mở, đầu tư và thương mại ngày càng thuận lợi, các nền kinh tế toàn cầu đều được hưởng lợi. Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), toàn cầu hóa đóng góp 1,5 - 2% tăng trưởng kinh tế thế giới, làm cho hàng trăm triệu người thoát cảnh nghèo đói ở các nước đang phát triển. Ngân hàng Thế giới (WB) ước tính, nếu các rào cản thương mại toàn cầu được dỡ bỏ thì thu nhập của các nước đang phát triển có thể tăng thêm 142 tỷ USD. Trong khi đó IMF dự báo đến năm 2020, sản lượng kinh tế toàn cầu có thể giảm 0,5% so với mức dự kiến nếu những lời đe dọa dựng hàng rào thuế quan trở thành hiện thực. Có thể nhận thấy chính sách bảo hộ thương mại có những tác động tích cực đối với các nề kinh tế như: (1) bảo vệ cho sản xuất hàng hóa dịch vụ trong nước nhờ hạn chế hàng hóa nhập khẩu, đặc biệt là đối với những ngành công nghiệp non trẻ, mới gia nhập thị trường, năng lực cạnh tranh còn kém cần có chính sách bảo vệ nhất định từ Nhà nước để tăng khả năng cạnh tranh; (2) tạo thêm nguồn thu cho nền kinh tế. Việc đánh thuế nhập khẩu cao làm tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước, hỗ trợ xuất khẩu và sản xuất trong nước; (3) hạn chế một số tiêu cực của nền kinh tế thị trường trong điều kiện năng lực điều 387
  5. hành vĩ mô chưa tốt. Bảo hộ thương mại giúp làm giảm thất nghiệp chung và tiết kiệm chi tiêu của người lao động bởi khi được bảo hộ, hàng hóa trong nước có lợi thế cạnh tranh hơn so với hàng hóa nhập khẩu, các doanh nghiệp sẽ mở rộng sản xuất làm gia tăng nhân lực, còn người tiêu dùng trong nước chi tiêu ít cho hàng hóa nhập khẩu hơn và có thu nhập cao hơn; (4) bảo hộ cho những nền/ngành kinh tế kém phát triển và tạo ra sự đồng đều về điều kiện tái sản xuất, rút ngắn khoảng cách về sự phát triển không đều và sự khác biệt về điều kiện tái sản xuất giữa các quốc gia/ngành; Tuy bảo hộ thương mại có những tác động tích cực đối với nền kinh tế, nhưng nếu tính toán trên góc độ kinh tế thì những lợi ích mà bảo hộ thương mại mang lại ít hơn thiệt hại mà nó gây ra cho xã hội. Bảo hộ thương mại không chỉ có tác động tiêu cực đối với những nước theo đuổi xu thế này mà cả với tăng trưởng toàn cầu. Theo WTO, việc thực thi bất kỳ biện pháp bảo hộ thương mại nào đều gây bất ổn cho kinh tế thế giới. Các biện pháp hạn chế nhập khẩu làm tổn thương tới tất cả thành phần xã hội, đặc biệt là những người tiêu dùng có thu nhập thấp. Các biện pháp bảo hộ thương mại không chỉ khiến giá cả hàng hóa trở nên đắt đỏ và sự lựa chọn hàng hóa bị hạn chế, mà còn ngăn cản vai trò thiết yếu của thương mại trong việc thúc đẩy năng suất và phân bổ các công nghệ mới. Bảo hộ thương mại làm cho người tiêu dùng không có điều kiện để lựa chọn hàng hóa chất lượng cao và giá thành cạnh tranh, còn các nhà sản xuất cũng không có động lực để áp dụng công nghệ kỹ thuật cao vào sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh. Các biện pháp hạn chế nhập khẩu làm tổn thương đến kinh tế các nước và người tiêu dùng, nhất là những người có thu nhập thấp, đang gây ra tác động tiêu cực cho nền kinh tế thế giới, các rào cản thương mại được dựng lên có thể làm giảm 5% sản lượng kinh tế toàn cầu. Đối với Việt Nam, theo thống kê của Cục Phòng vệ Thương mại- Bộ Công Thương, tính đến tháng 10 năm 2017, đã có hơn 120 vụ việc khởi xướng điều tra phòng vệ thương mại có liên quan tới hàng xuất khẩu của Việt Nam, gồm 75 vụ việc chống bán phá giá, 10 vụ việc chống trợ cấp, 22 vụ việc tự vệ và 17 vụ việc lẩn tránh thuế. Mỹ là nước điều tra chống bán phá giá nhiều nhất với Việt Nam (13 vụ), tiếp đó là Ấn Độ (11 vụ), Úc (7 vụ), EU, Brazil, Thổ Nhĩ Kỳ (6 vụ). Mỹ đồng thời là nước có tỷ lệ áp thuế chống bán phá giá cao nhất với hàng xuất khẩu của Việt Nam. Các mặt hàng bị điều tra chủ yếu là sắt, thép, sợi, da giày, các sản phẩm cao su, Đối với việc chống trợ cấp, Mỹ tiếp tục là nước điều tra nhiều nhất với Việt Nam. Các vụ kiện phòng vệ thương mại và các rào cản bảo hộ đã gây ra những tác động tiêu cực đáng kể cho doanh nghiệp xuất khẩu nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung ở một số khía cạnh: (1) giảm năng lực và lợi thế cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu; (2) các doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải đầu tư đáng kể nguồn nhân lực, thời gian và kinh phí cho việc tham gia giải quyết các vụ việc điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp, chi phí tốn kém cho việc theo đuổi vụ việc liên quan đến các biện pháp bảo hộ thương mại kéo dài; (3) khi bị áp dụng biện pháp bảo hộ thương mại, nhất là khi bị khởi kiện, các doanh nghiệp xuất khẩu sẽ phải thay đổi chiến lược kinh doanh, đầu tư sản xuất, để đáp ứng với những thay đổi của thị trường xuất khẩu. Trong bối cảnh đó, việc chuyển sang các thị trường khác cũng sẽ gặp khó khăn hơn; (4) sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam có khả năng bị kiện ồ ạt theo hiệu ứng dây chuyền; [10] 388
  6. 2.2. Khái quát về phần mềm, thị trường phần mềm và thị trường xuất khẩu phần mềm 2.2.1. Một số khái niệm [7] Phần mềm được hiểu là các chương trình, tài liệu mô tả chương trình, tài liệu hỗ trợ và nội dung thông tin số hóa. Nội dung thông tin số hóa có thể là các cơ sở dữ liệu, thư viện điện tử, bảo tàng điện tử, hệ thống nội dung phục vụ chương trình đào tạo điện tử, các Website, báo chí điện tử, Phần mềm do con người viết ra để phát huy hiệu quả của máy tính, nên làm phần mềm đòi hỏi một hàm lượng chất xám cao, là một trong những lĩnh vực quan trọng của công nghệ cao. Các hoạt động phục vụ trực tiếp cho việc sản xuất ra các phần mềm và các hoạt động liên quan như tư vấn, cài đặt, bảo trì, huấn luyện sử dụng, tích hợp kết nối phần cứng, thiết bị mạng và phần mềm chuyên dụng thành một hệ thống thống nhất gọi chung là dịch vụ phần mềm. Ngành công nghiệp xây dựng, phát triển, sản xuất, phân phối các sản phẩm phần mềm và cung cấp các dịch vụ phần mềm gọi là công nghiệp phần mềm và dịch vụ, một ngành công nghiệp quan trọng của công nghiệp công nghệ thông tin (CNTT). Bên cạnh những điểm tương đồng với các ngành kinh tế - kỹ thuật và công nghệ cao khác, công nghiệp phần mềm và dịch vụ có những đặc thù riêng. Để có thể phát triển công nghiệp phần mềm và dịch vụ cần hội tụ đủ 4 yếu tố là: (1) thị trường - nơi tiêu thụ sản phẩm phần mềm và cũng là nơi tạo ý tưởng cho các sản phẩm, giải pháp phần mềm mới; (2) nhân lực bao gồm nhân lực kỹ thuật và nhân lực quản lý có chất lượng cao và số lượng đủ lớn; (3) tài chính - nhiên liệu cho công nghiệp phần mềm và dịch vụ; (4) công nghệ - cho phép tạo ra các sản phẩm - dịch vụ mới mà chủ yếu là cho phép tăng năng suất lao động. Thị trường phần mềm là một bộ phận của thị trường CNTT, là lĩnh vực trao đổi các sản phẩm phần mềm và tổng hoà các quan hệ mua, bán sản phẩm phần mềm. Thị trường phần mềm là một loại hình thị trường ra đời muộn so với các loại hình thị trường khác. Ngoài những yếu tố cấu thành và những đặc điểm, tính chất của thị trường nói chung, thị trường phần mềm có một số đặc điểm và tính chất riêng của nó. Thị trường phần mềm cũng được cấu thành bởi các yếu tố: cung, cầu và giá cả thị trường. Tổng hợp các nguồn cung ứng sản phẩm phần mềm cho khách hàng tạo nên cung về sản phẩm phần mềm. Tổng hợp các nhu cầu của khách hàng trên thị trường phần mềm tạo nên cầu về sản phẩm phần mềm. Sự tương tác giữa cầu và cung về sản phẩm phần mềm ở một địa điểm và thời điểm cụ thể tạo nên giá cả thị trường của sản phẩm phần mềm. Gia công phần mềm xuất khẩu: Gia công (Outsourcing) là thỏa thuận thương mại, qua đó một công ty có trách nhiệm thực hiện một khâu trong quá trình kinh doanh (có thể bao gồm cả tài nguyên) cho một bên khác. Gia công phần mềm xuất khẩu gồm 2 loại: ITO (Informatic Technology Outsourcing- gia công các sản phẩm công nghệ thông tin) và ITES-BPO (Informatic Technology Enable- Business Proceess Outsourcing- gia công các quy trình nghiệp vụ có sự hỗ trợ của công nghệ thông tin). Việc gia công có thể thực hiện theo mô hình On- Site (tại địa điểm nơi đặt hàng), Off- Shore (tại địa điểm nơi nhận việc) hoặc Near- Shore (gần nơi đặt hàng). Thị trường xuất khẩu phần mềm: thực chất là nơi diễn ra hoạt động trao đổi sản phẩm phần mềm sang nước ngoài dưới hình thức mua- bán thông qua quan hệ hàng- tiền, 389
  7. quan hệ thị trường nhằm mục đích thu được lợi nhuận. Tuy nhiên, thị trường xuất khẩu phần mềm thường phức tạp và khó tiếp cận do khoảng cách về mặt địa lý, sản phẩm xuất khẩu lại là phần mềm- một sản phẩm mang tính dịch vụ, luôn mới mẻ và có nhiều nhân tố ràng buộc. 2.2.2. Một số vấn đề liên quan đến thị trường xuất khẩu phần mềm [8] a) Bản chất của phát triển thị trường xuất khẩu phần mềm Hoạt động phát triển thị trường xuất khẩu phần mềm của một quốc gia là sự kết hợp giữa hoạt động phát triển thị trường xuất khẩu của tất cả các doanh nghiệp và các hoạt động hỗ trợ của các cơ quan nhà nước trong quốc gia đó. Phát triển thị trường xuất khẩu phần mềm là tổng hợp tất cả các hoạt động của các doanh nghiệp cùng với nhà nước và các tổ chức liên quan nhằm khai thác có hiệu quả thị trường xuất khẩu hiện tại và tìm kiếm, xâm nhập thị trước ngoài nước nhằm tăng được giá trị kim ngạch xuất khẩu. Trong hoạt động phát triển thị trường xuất khẩu phần mềm của một quốc gia nhà nước và các tổ chức liên quan đóng vai trò quan trọng thông qua việc đề ra các chiến lược xuất khẩu và định hướng thị trường cho từng doanh nghiệp trong nước nhằm đưa được sản phẩm phần mềm của nước mình thâm nhập thị trường quốc tế, mở rộng được phạm vi địa lý của thị trường, nỗ lực tăng cường hợp tác kinh tế quốc tế thông qua ký kết các hiệp định thương mại song phương, đa phương, đồng thời tham gia vào các tổ chức kinh tế quốc tế nhằm mở rộng thị trường cho hàng xuất khẩu. Các Bộ, ngành, các tổ chức xúc tiến thương mại, các đại diện thương mại và ngoại giao ở nước ngoài cùng phối hợp để giới thiệu sản phẩm phần mềm của quốc gia với bạn hàng quốc tế, hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc nghiên cứu, tìm hiểu, dự báo thị trường xuất khẩu, cung cấp những thông tin cập nhật về thị trường cho doanh nghiệp. Các doanh nghiệp trực tiếp thực hiện hoạt động mở rộng, phát triển thị trường xuất khẩu các sản phẩm liên quan đến phần mềm mà doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, từ đó góp phần tạo nên thị trường xuất khẩu rộng lớn cho quốc gia đối với từng sản phẩm phần mềm cụ thể. b) Nội dung của phát triển thị trường xuất khẩu phần mềm + Nghiên cứu thị trường xuất khẩu Nghiên cứu thị trường nhằm mục đích chủ yếu là xác định khả năng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Trên cơ sở nghiên cứu thị trường, doanh nghiệp nâng cao khả năng thích ứng với thị trường của các sản phẩm do mình sản xuất ra và tiến hành tổ chức sản xuất, tiêu thụ những sản phẩm hàng hoá mà thị trường đòi hỏi, giúp doanh nghiệp tìm hiểu được khách hàng và tình hình cạnh tranh trên thị trường (cả về đối thủ, giá cả và sản phẩm) + Xây dựng chiến lược phát triển thị trường Chiến lược phát triển thị trường cần thoả mãn các yêu cầu sau: (1) Phải khai thác triệt để lợi thế so sánh và vận dụng thế mạnh của doanh nghiệp; (2) Phải xác định các mục tiêu phát triển thị trường và những điều kiện cơ bản để thực hiện mục tiêu đó. Mục tiêu phải phù hợp với các điều kiện cụ thể và phải chỉ ra những mục tiêu cơ bản nhất, then chốt nhất để tập trung nguồn lực vào các mục tiêu đó; (3) Phải dự đoán được môi trường kinh doanh trong tương lai, trong đó quan trọng nhất là phải dự báo được biến động của thị 390
  8. trường sản phẩm, quy hoạch phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp trong thời gian tới, cũnh như xu hướng phát triển của các doanh nghiệp cạnh tranh; (4) Cần xây dựng các chiến lược phát triển thị trường dự phòng vì chiến lược là để thực thi trong tương lai mà tương lai thì chưa thể khẳng định được chắc chắn. + Tổ chức thực hiện chiến lược phát triển thị trường Sau khi tiến hành xây dựng chiến lược phát triển thị trường, doanh nghiệp cần lên kế hoạch cụ thể, chi tiết cho việc phát triển thị trường. Kế hoạch càng cụ thể, càng chi tiết bao nhiêu thì việc tổ chức thực hiện chiến lược càng đơn giản, thuận lợi bấy nhiêu. c) Các nhân tố ảnh hưởng đến thị trường xuất khẩu phần mềm của doanh nghiệp + Nhóm nhân tố bên ngoài doanh nghiệp Bao gồm: (1) Nhóm nhân tố vĩ mô với các nhân tố: chính sách và chiến lược, định hướng phát triển thị trường xuất khẩu phần mềm, tình hình kinh tế, chính trị xã hội của một quốc gia, ; (2) Nhu cầu của thị trường thế giới: Nhu cầu của các nước nhập khẩu đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của ngành công nghiệp phần mềm của một quốc gia. Tốc độ tăng trưởng hai con số của ngành phần mềm thế giới trong hai thập kỷ vừa qua đã tạo ra một khoảng cách lớn giữa nhu cầu và khả năng cung về lao động trong lĩnh vực phần mềm; tạo ra một sức kéo rất lớn đối với các doanh nghiệp phần mềm tham gia vào thị trường, đồng thời, nó cũng làm cho khách hàng dễ dàng bỏ qua việc giao hàng chậm, lỗi, các vấn đề về sản phẩm, ; (3) Đối thủ cạnh tranh: là nhân tố không thể bỏ qua đối với các doanh nghiệp xuất khẩu phần mềm khi xem xét và tiến hành nghiên cứu thị trường, nhằm đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ, chính sách giá, chính sách phân phối, các thị trường mà đối thủ đang chiếm lĩnh, và từ đó tìm ra các giải pháp để cạnh tranh với các đối thủ này trên thị trường nhằm tìm kiếm khách hàng, khai thác và mở rộng thị trường. + Nhóm nhân tố bên trong doanh nghiệp Bao gồm các nhân tố: (1) Chiến lược kinh doanh và hoạt động của doanh nghiệp với các nhân tố: (i) mục tiêu chiến lược- là những kết quả cuối cùng mà một doanh nghiệp mong muốn đạt được trong dài hạn. Tùy theo mức độ phát triển của doanh nghiệp, mục tiêu chiến lược các doanh nghiệp có thể là tăng trưởng về quy mô và doanh số (đối với doanh nghiệp mới hoặc đang phát triển) và lợi nhuận; (ii) phạm vi cạnh tranh của doanh nghiệp: đó là phạm vi hoặc lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp mà trong lĩnh vực xuất khẩu phần mềm là trả lời cho các câu hỏi: doanh nghiệp sẽ tập trung vào thị trường xuất khẩu sản phẩm đóng gói hay dịch vụ phần mềm? lĩnh vực ứng dụng nào doanh nghiệp sẽ tập trung vào? cung cấp sản phẩm/dịch vụ cho thị trường khu vực nào?; (iii) lợi thế cạnh tranh: thể hiện khả năng doanh nghiệp có thể làm khác biệt hoặc làm tốt hơn các đối thủ cạnh tranh. Lợi thế cạnh tranh có hai thành phần bổ sung lẫn nhau: vị thế/định vị giá trị giải thích tại sao khách hàng mục tiêu nên mua sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp chứ không phải mua của công ty khác, và phần mô tả cách thức kết hợp các hoạt động nội bộ để doanh nghiệp có thể đạt được vị thế của mình. (2) Nguồn lực và năng lực của doanh nghiệp phần mềm, bao gồm: (i) nguồn nhân 391
  9. lực gồm đội ngũ quản trị viên vừa có kỹ năng quản trị, kiến thức về ngành và kinh nghiệm quốc tế và đội ngũ kỹ sư, lập trình viên có kỹ năng chuyên môn; (ii) năng lực phát triển phần mềm là năng lực cốt lõi của các doanh nghiệp phần mềm; (iii) ngoài ra, năng lực tổ chức và năng lực marketing, liên kết quốc tế là nhân tố quan trọng trong việc tìm kiếm khách hàng và mở rộng thị trường đối với các doanh nghiệp xuất khẩu phần mềm; (iv) nguồn lực tài chính của doanh nghiệp cũng là một phần không thể thiếu đối với mỗi doanh nghiệp xuất khẩu phần mềm. 3. Những vấn đề đặt ra cho phát triển thị trường phần mềm Việt Nam trong bối cảnh bảo hộ thương mại 3.1. Tóm lược hiện trạng thị trường phần mềm Việt Nam [2,5,11] 3.1.1. Những thành tựu đã đạt được Ngành công nghiệp phần mềm và dịch vụ Việt Nam thời gian gần đây đã gặt hái được nhiều thành công, góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Đồng thời, ngành CNTT đang được coi là hạ tầng của hạ tầng, là phương thức phát triển mới nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, đóng vai trò quan trọng trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Theo số liệu thống kê, thời điểm năm 2003, ngành phần mềm và dịch vụ CNTT Việt Nam còn rất non trẻ, có tổng doanh thu chỉ xấp xỉ 62 triệu USD với đội ngũ chỉ khoảng 5.000 kỹ sư. Những năm qua, ngành đã liên tục phát triển với tốc độ rất nhanh. Số liệu của Bộ Thông tin và Truyền thông cho thấy, trong năm 2018, công nghiệp phần mềm tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng khá cao (13,8%) với doanh thu ước đạt 4,3 tỷ USD và doanh số xuất khẩu ước đạt 3,5 tỷ USD. Tổng doanh thu lĩnh vực công nghiệp CNTT năm 2019 ước đạt 112,350 tỷ USD, tăng trưởng 10% so với năm 2018. Trong đó, xuất khẩu công nghiệp CNTT đạt 91,5 tỷ USD, chiếm 81,5 % tổng doanh thu, doanh thu công nghiệp phần mềm năm 2019 đạt 5 tỷ USD, tăng 500 triệu USD so với năm 2018. Tổng số tiền nộp ngân sách nhà nước từ công nghiệp CNTT năm 2019 là 54.000 tỷ đồng, tăng 2000 tỷ so với năm 2018. Như vậy, trong khoảng 16 năm trở lại đây, doanh thu toàn ngành phần mềm và dịch vụ CNTT đã tăng hơn 69 lần và đội ngũ lao động tăng 24 lần. Vài năm gần đây, các doanh nghiệp phần mềm nước ta tăng cả lượng và chất. Tổng số doanh nghiệp phần mềm Việt Nam hiện nay là khoảng trên 10.000 (năm 2000 chỉ có 170 doanh nghiệp) với lực lượng nhân lực toàn ngành trên 120.000 người, và đang sử dụng 35.000 nhân lực làm phần mềm chuyên nghiệp, với trên 25.000 lập trình viên. Nhiều khu công nghiệp phần mềm tập trung cũng đã được thành lập và đang phát huy tốt vai trò. Theo đánh giá của Hiệp hội Công nghiệp Điện toán Châu Á - Châu Đại Dương (ASOCIO), Việt Nam là một trong 25 quốc gia hấp dẫn về lĩnh vực gia công phần mềm trên thế giới. Ở các thị trường như Mỹ, Hungary, và đặc biệt là Nhật Bản, uy tín của các doanh nghiệp phần mềm Việt Nam ngày càng được nâng cao, chỉ đứng sau các doanh nghiệp Trung Quốc, Ấn Độ và Hàn Quốc. Hiện nay khoảng 80%-90% doanh thu của nhiều doanh nghiệp phần mềm Việt Nam chủ yếu nhờ vào xuất khẩu. Ngoài các thị trường truyền thống là Nhật Bản, Bắc Mỹ còn có những thị trường mới nổi như châu Âu, Myanmar Vị thế của Việt Nam trên thế giới trong lĩnh vực phần mềm và dịch vụ CNTT đã 392
  10. tăng lên đáng kể, trở thành sự lựa chọn đầu tiên của các nước lớn như Nhật hay Mỹ, bên cạnh quốc gia truyển thống là Trung Quốc. Theo báo cáo của Tholons - tổ chức quốc tế hàng đầu chuyên về tư vấn đánh giá xếp hạng về gia công phần mềm, TP.HCM và Hà Nội đều nằm trong Top 20 của 100 thành phố hấp dẫn hàng đầu về gia công xuất khẩu phần mềm (ITO). Báo cáo “Đánh giá các quốc gia về dịch vụ gia công CNTT tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương” của Gartner xếp Việt Nam hạng 1 trong 6 địa điểm hàng đầu về chuyển giao công nghệ toàn cầu tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương (5 quốc gia còn lại là Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia, Philippines và Sri Lanca). Việt Nam cũng đã tiến 5 bậc để xếp vị trí thứ 6 về gia công phần mềm toàn cầu (2017, Global Services Location Index- GSLI của hãng tư vấn AT Kearney). Theo báo cáo của Cushman & Wakefield (C&W) trong các năm 2016, 2017, Việt Nam đứng vị trí số 1 trong các điểm đến hấp dẫn về dịch vụ gia công quy trình doanh nghiệp (BPO) trên toàn thế giới. 3.1.2. Những tồn tại khó khăn Mặc dù đã có những thành tựu như nêu trên, nhưng sự phát triển của thị trường phần mềm nước ta mới chỉ đạt kết quả bước đầu, so với các nước trong khu vực, doanh thu của ngành mới bằng 1/5 của Thái Lan, 1/38 của Trung Quốc. Các doanh nghiệp Việt Nam mới chỉ tập trung làm những phần mềm nhỏ mang tính chuyên ngành như kế toán, tiền lương, nhân sự, bán hàng, với định hướng vào thị trường nội địa là chính. Trong hoạt động xuất khẩu, các doanh nghiệp phần mềm Việt Nam vẫn chủ yếu là làm gia công, outsource với giá trị gia tăng thấp, cơ hội phát triển năng lực công nghệ không cao. Theo đánh giá của Bộ Thông tin và Truyền thông thì một trong những tồn tại, hạn chế của ngành phần mềm và dịch vụ CNTT Việt Nam hiện nay là vẫn chưa hình thành được nhiều doanh nghiệp phần mềm lớn, thiếu các sản phẩm phần mềm áp dụng công nghệ cao có tính đột phá sáng tạo. Cùng với đó, doanh nghiệp Việt Nam chưa tham gia sâu vào quá trình thiết kế, phát triển phần mềm mà chỉ tham gia vào công đoạn có giá trị gia tăng thấp như gia công lập trình phần mềm. Trong khi đó, các doanh nghiệp nước ngoài đang có ưu thế trong thị trường các sản phẩm phần mềm cao cấp đòi hỏi độ chuyên nghiệp cao, chẳng hạn như trong lĩnh vực banking, logistic, các giải pháp liên quan đến kết nối tự động hóa trong sản xuất, Khảo sát của Hội Tin học TP. Hồ Chí Minh (HCA) cho thấy có 69% số doanh nghiệp phần mềm chủ yếu định hướng thị trường trong nước, và 28% số doanh nghiệp phần mềm định hướng thị trường ngoài nước. Điều này phản ánh một thực tế phần nhiều doanh nghiệp phần mềm Việt Nam còn có quy mô nhỏ và chưa dám (hoặc chưa đủ sức) vươn ra thị trường nước ngoài. Sức ép đối với doanh nghiệp phần mềm Việt Nam hiện nay là những phân khúc lớn chưa vươn tới được, trong khi thị phần chính ngày càng bị cạnh tranh quyết liệt bởi các tập đoàn, công ty nước ngoài, Bởi khó khăn do thiếu nhân lực, thiếu vốn, thông tin không đầy đủ và kỹ năng quản lý kém. Hiện tại thị trường nhân lực CNTT tại Việt Nam rất cần các nhân lực chủ lực chất lượng cao, nhưng lượng cung luôn ít hơn cầu. Hiện tại, các trung tâm đào tạo tại Việt Nam vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu của doanh nghiệp về nhân sự. Chỉ có 30% trong số 50,000 sinh viên CNTT đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp. Cùng với sự thiếu hụt nguồn nhân lực về cả số lượng và chất lượng, tuyệt đại đa số các doanh nghiệp CNTT có qui mô rất nhỏ nên không có sự tập trung về 393
  11. nhân lực, tài chính, năng lực công nghệ và sức cạnh tranh thấp. Và cũng bởi qui mô nhỏ nên phần lớn các doanh nghiệp không đầu tư được nhiều cho hoạt động R&D nên hầu như không tạo ra được các sản phẩm, dịch vụ mang tính sáng tạo, đột phá có vị trí trên thị trường thế giới Với ngành công nghiệp nội dung số, hiện doanh thu ngành công nghiệp nội dung số chiếm một phần rất nhỏ trong doanh thu ngành CNTT (chiếm 0,76% doanh thu ngành CNTT), trong đó chủ yếu xuất phát từ thị trường xuất khẩu (chiếm doanh thu xuất khẩu chiếm 93%). Hiện doanh nghiệp nội dung số Việt Nam chưa khai thác được thị trường nội địa. Thị trường này đang bị chiếm lĩnh bởi các doanh nghiệp nền tảng xuyên biên giới lớn như Google, Facebook Thị trường phần mềm trong nước chỉ mới được hình thành và còn rất nhỏ bé. Quy mô thị trường phần mềm trong nước những năm gần đây đạt khoảng 60 triệu USD, trong đó các công ty phần mềm trong nước chỉ đạt doanh số khoảng 14-15 triệu USD, phần còn lại được cung cấp từ nguồn nhập khẩu và tự phát triển. Cơ cấu nhu cầu sản phẩm phần mềm tương đối đơn điệu về chủng loại, giá trị đầu tư thấp. Các sản phẩm hay dịch vụ được quan tâm nhiều nhất là các phần mềm quản lý doanh nghiệp, trong đó, phần mềm quản lý tài chính kế toán được sử dụng nhiều nhất (gần 90% các doanh nghiệp được khảo sát), tiếp theo là các phần mềm quản lý bán hàng và quản lý vật tư. Đây là các phần mềm phổ cập, giá trị thấp, có thể cung cấp hàng loạt. Trong khi đó các phần mềm giá trị cao, đòi hỏi phải gia công nhiều hơn như phần mềm bán hàng, quản lý hàng tồn kho thì đối tượng quan tâm vẫn còn ít. Doanh số xuất khẩu phần mềm hiên chủ yếu vẫn xuất phát từ gia công phần mềm, chỉ có một số ít là phần mềm đóng gói. Kim ngạch xuất khẩu phần mềm (chủ yếu là gia công) chiếm khoảng 10% tổng giá trị doanh thu của ngành công nghiệp phần mềm. Thị trường phần mềm thế giới đang bị chi phối, khống chế bởi các công ty tin học lớn chủ yếu là của Mỹ và Tây Âu, nhờ những ưu thế tuyệt đối về trình độ kỹ thuật và công nghệ cao, vốn đầu tư cho nghiên cứu và phát triển lớn, đội ngũ nhân viên lập trình giỏi. Do vậy các doanh nghiệp phần mềm nhỏ của Việt Nam khó có thể vào các thị trường đó. Tỷ lệ vi phạm bản quyền diễn ra tràn lan. Có rất nhiều hình thức vi phạm bản quyền phần mềm khiến tất cả mọi đối tượng từ người sử dụng, chủ cửa hàng kinh doanh, đến các doanh nghiệp bán máy tính đều có thể bị vi phạm. Những đánh giá về thực trạng thị trường phần mềm Việt Nam nói chung, thị trường xuất khẩu phần mềm nói riêng hiện nay cho thấy: nhằm theo kịp sự phát triển của thế giới, nhiều chính sách hỗ trợ của Nhà nước cho sự phát triển hơn nữa của công nghiệp phần mềm và dịch vụ đã tạo ra môi trường thuận lợi cho ngành CNTT, đặc biệt là công nghiệp phần mềm và dịch vụ. Tuy nhiên, xu hướng toàn cầu hóa và phát triển chủ nghĩa bảo hộ thương mại sẽ ngày càng gia tăng áp lực cạnh tranh lên các doanh nghiệp phần mềm Việt Nam. Ở nước ta hiện nay số doanh nghiệp phần mềm hầu hết là doanh nghiệp nhỏ, trình độ và năng lực cạnh tranh quốc tế vẫn còn khoảng cách khá xa so với các nước có thị trường phần mềm phát triển như Ấn Độ, Trung Quốc có nhiều công ty lớn, quy mô hàng nghìn nhân viên. 394
  12. 3.2. Tác động của bảo hộ thương mại đến phát triển thị trường xuất khẩu phần mềm Việt Nam Thị trường phần mềm Việt Nam nói chung, thị trường xuất khẩu phần mềm nói riêng hiện nay đang chịu sự tác động của bảo hộ thương mại ở cả 2 khía cạnh tích cực và tiêu cực. 3.2.1. Tác động tích cực * Thứ nhất, trong bối cảnh bảo hộ thương mại đang gia tăng, mặc dù nhiều nước hiện hạn chế hàng hóa nhập khẩu đề bảo vệ sản xuất trong nước, nhưng các thị trường CNTT trên thế giới nói chung và thị trường phần mềm thế giới nói riêng đang trên đà ngày càng phát triển, xu thế sử dụng dịch vụ gia công phần mềm tăng mạnh, cơ hội dành cho các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam vì thế cũng tăng theo. Như đã phân tích ở mục 2, nhu cầu của thị trường thế giới là một nhân tố bên ngoài quan trọng ảnh hưởng đến thị trường xuất khẩu phần mềm; nhu cầu của các nước nhập khẩu đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của ngành công nghiệp phần mềm của một quốc gia, vượt qua các rào cản thương mại. Thị trường CNTT trên thế giới đang ở giai đoạn hồi phục và phát triển nhanh chóng. Tại các thị trường lớn như Mỹ, Bắc Âu, Nhật Bản xu thế sử dụng nhân lực từ nhà cung cấp nước ngoài để gia công phần mềm đang tăng mạnh. Các nhà cung cấp nhân lực chính như ấn Độ, Ailen cũng chỉ có khả năng cung cấp tối đa là 70% nhu cầu nhân lực. Trung Quốc được coi là thị trường cạnh tranh tiềm năng, nhưng thực tế thì nhu cầu nội địa của Trung Quốc rất lớn nên một số lượng lớn nhân lực giỏi của Trung quốc sẽ bị hút vào thị trường nội địa, mặt khác, tình trạng vi phạm bản quyền phần mềm cao ở Trung Quốc đã làm giảm lòng tin của các công ty, tập đoàn phần mềm trên thế giới đối với quốc gia tiềm năng này. Thêm vào đó, giá nhân lực CNTT tại các thị trường Ấn Độ, Ailen đang tăng cao trong khi giá nhân công CNTT ở Việt Nam còn thấp. Trong bối cảnh đó, ngày càng có nhiều thị trường nước ngoài mở cửa đón Việt Nam, nhất là Nhật Bản. Hiện tại, sau thị trường Trung Quốc và Ấn Độ, các doanh nghiệp Nhật Bản đang quan tâm tới việc chuyển các đơn đặt hàng gia công phần mềm đến thị trường Việt Nam. Như vậy, cơ hội thị trường cho hoạt động xuất khẩu phần mềm của các doanh nghiệp Việt Nam đang rộng mở, ngay cả trong bối cảnh gia tăng của bảo hộ thương mại. * Thứ hai, có thể thấy chính bảo hộ thương mại tạo cơ hội cho việc bảo vệ sản xuất hàng hóa dịch vụ trong nước nhờ hạn chế hàng hóa nhập khẩu, đặc biệt là đối với những ngành công nghiệp non trẻ, mới gia nhập thị trường, năng lực cạnh tranh còn kém cần có chính sách bảo vệ nhất định từ Nhà nước để tăng khả năng cạnh tranh, mà công nghiệp phần mềm là một trong số đó. Cùng với đó, doanh nghiệp Việt Nam chưa tham gia sâu vào quá trình thiết kế, phát triển phần mềm mà chỉ tham gia vào công đoạn có giá trị gia tăng thấp như gia công lập trình phần mềm. Trong khi đó, các doanh nghiệp nước ngoài đang có ưu thế trong thị trường các sản phẩm phần mềm cao cấp đòi hỏi độ chuyên nghiệp cao, chẳng hạn như trong lĩnh vực banking, logistic, các giải pháp liên quan đến kết nối tự động hóa trong sản xuất, Điều đó cho thấy, bảo hộ thương mại phát triển tạo cơ hội tốt cho phát triển phần mềm phục vụ cho nhu cầu trong nước, hạn chế nhập khẩu phần mềm và cũng phù hợp với xu hướng phát triển của các doanh nghiệp phần mềm Việt Nam hiện nay 395
  13. (69% số doanh nghiệp phần mềm chủ yếu định hướng thị trường trong nước, và 28% số doanh nghiệp phần mềm định hướng thị trường ngoài nước). * Thứ ba, trong hoạt động phát triển thị trường xuất khẩu phần mềm của một quốc gia nhà nước và các tổ chức liên quan đóng vai trò quan trọng thông qua việc đề ra các chiến lược xuất khẩu và định hướng thị trường cho từng doanh nghiệp trong nước nhằm đưa được sản phẩm phần mềm của nước mình thâm nhập thị trường quốc tế. Tầm nhìn và chiến lược quốc gia về phát triển công nghệ phần mềm và dịch vụ Việt Nam đã được Nhà nước xác định rõ. Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định cần đặc biệt đầu tư, hỗ trợ phát triển công nghiệp CNTT, đặc biệt là công nghệ phần mềm thành một ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp lớn cho GDP và cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Điều này đã được thể hiện trong rất nhiều văn bản pháp lý của Đảng và Nhà nước như Chỉ thị số 58/CT-TW của Bộ Chính trị, Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ 9, lần thứ 10, Luật Công nghệ thông tin, Chiến lược phát triển công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam đến 2010 và định hướng đến 2020, cũng như trong nhiều nghị quyết, nghị định của Chính phủ. Bên cạnh đó, ngành công nghiệp phần mềm nước ta hiện vẫn được hưởng nhiều ưu đãi như: miễn thuế thu nhập doanh nghiệp 4 năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo, thời gian miễn thuế, giảm thuế được tính liên tục từ năm đầu tiên doanh nghiệp có thu nhập chịu thuế; giảm thuế thu nhập cho cá nhân trực tiếp sản xuất phần mềm, miễn thuế giá trị gia tăng cho phần mềm và dịch vụ phần mềm, miễn thuế nhập khẩu nguyên vật liệu, vật tư thiết bị phục vụ sản xuất phần mềm và dịch vụ phần mềm và thuế xuất khẩu phần mềm. Ngoài ra, Chính phủ cũng có những ưu đãi khác như miễn giảm cước và hỗ trợ kết nối cho các khu phần mềm tập trung, chính sách hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực. Đây chính là thuận lợi lớn cho các doanh nghiệp phần mềm tránh được ảnh hưởng của bảo hộ thương mại Tóm lại, với những ưu điểm lớn như: (1) Sự ổn định về an ninh chính trị, cùng với vị trí địa lý nằm trong khu vực châu Á, một khu vực hiện đang được đánh giá là năng động nhất trong lĩnh vực CNTT; (2) Nhân công rẻ, ham học hỏi, cầu tiến; (3) Sự hỗ trợ, chú trọng, ưu đãi của Nhà nước trong việc phát triển công nghiệp phần mềm, Việt Nam vẫn sẽ là một địa điểm hất dẫn các tập đoàn đa quốc gia và các công ty nước ngoài đầu tư mở các chi nhánh và công ty sản xuất gia công phần mềm xuất khẩu, ngay khi chủ nghĩa bảo hộ thương mại đang phát triển ở nhiều quốc gia trên thế giới. Thị trường xuất khẩu phần mềm của các doanh nghiệp phần mềm nước ta đang có những cơ hội lớn từ nhiều phía cho sự phát triển, vượt ra ngoài những thách thức do bảo hộ thương mại mang lại. 3.2.2. Tác động tiêu cực Trong bối cảnh bảo hộ thương mại, việc phát triển thị trường xuất khẩu phần mềm của nước ta hiện còn gặp nhiều khó khăn và thách thức. * Một là, các doanh nghiệp phần mềm Việt Nam hiện đang phải đương đầu với sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường quốc tế. Chất lượng lao động, giá cả và chi phí thấp là những vấn đề mà các nước Trung Quốc, Nga và các nước Đông Âu đang đặt ra cho chúng ta những cạnh tranh chính. Đặc biệt là với Trung Quốc, mặc dù nền công nghiệp phần mềm Trung Quốc được định hướng phục vụ thị trường nội địa, nhưng nước này đang nổi lên như là 396
  14. một điểm đến quan trọng cho các nhà tìm kiếm đối tác gia công phần mềm. Hiện Trung Quốc đang có những bước tiến mạnh mẽ và nhanh chóng trong việc xây dựng công nghiệp phần mềm theo hướng gia công xuất khẩu. Trung Quốc có thể cạnh tranh với Việt Nam cả về chất lượng lao động lẫn giá cả và chi phí thấp. Trong khi đó, chúng ta chưa thực sự thu hút được các tập đoàn đa quốc gia và các công ty lớn nước ngoài đầu tư vào việc gia công phát triển phần mềm ở Việt Nam. Mặc dù đã có nhiều chính sách ưu đãi nhằm thu hút đầu tư vào lĩnh vực sản xuất phần mềm xuất khẩu, nhưng các chính sách này chưa hoàn toàn hoàn thiện, bên cạnh đó việc triển khai các chính sách này nhiều khi còn khó khăn, cơ sở hạ tầng xây dựng còn yếu kém, giao thông không thuận tiện. Các chính sách ưu đãi về thuế, ưu đãi về giá thuê đất, cũng thường gặp những cản trở khi thực thi. Những khó khăn trên là những trở lực làm giảm sút đáng kể sức hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong lĩnh vực công nghiệp phần mềm. * Thứ hai, nguồn cung cấp nhân lực cho ngành phần mềm Việt Nam còn hạn chế cả về số lượng và chất lượng. Đây là thách thức lớn nhất đối với các doanh nghiệp phần mềm Việt Nam hiện nay. Về lượng, theo thống kê, mặc dù số lượng nhân lực tăng 30%/năm nhưng hiện chúng ta vẫn thiếu khoảng 3 triệu lao động trong lĩnh vực phần mềm. Nhiều công ty có tốc độ phát triển nhanh nên xảy ra hiện tượng là tranh giành nhân lực CNTT. Ngành đào tạo không kịp đáp ứng nhu cầu thị trường. Việc thiếu trầm trọng về lượng, đặc biệt là việc thiếu các chuyên gia về quản trị dự án, thiết kế giải pháp, marketing, là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến không thành công của hoạt động gia công, xuất khẩu phần mềm nước ta thời gian vừa qua. Về chất lượng, mặc dù đã có những cải thiện đáng kể về năng lực chuyên môn nhưng khả năng ngoại ngữ, tính chuyên nghiệp và kỷ luật trong công việc của đội ngũ làm phần mềm nước ta hiện còn rất yếu. Chất lượng đào tạo còn nhiều bất cập, chương trình đào tạo lạc hậu so với yêu cầu thực tế công việc dẫn tới trên 75% cử nhân ngành CNTT sau khi ra trường không thể làm việc độc lập trong môi trường công nghiệp. Nguyên nhân là do phần lớn sinh viên yếu về kinh nghiệm thực hành, không đủ khả năng áp dụng lí thuyết vào thực hành, chưa được chuẩn bị để làm việc trong môi trường chuyên nghiệp, thiếu các kiến thức về quy trình sản xuất phần mềm. Cơ cấu đào tạo nhân lực CNTT ở nước ta hiện cũng mất cân đối nghiêm trọng. Thực tế, các cơ sở đào tạo mới chỉ chú trọng vào việc đào tạo đội ngũ lập trình viên mà chưa chú trọng đào tạo đội ngũ phân tích, thiết kế hệ thống, đội ngũ quản trị dự án, Thêm vào đó, cấu trúc nguồn nhân lực CNTT của nước ta chưa cân đối: thiếu chuyên gia trung gian làm cầu nối giữa CNTT và các ngành kinh tế khác khiến cho việc triển khai ứng dụng CNTT không hiệu quả, không tạo ra được sản phẩm có chất lượng và dịch vụ hấp dẫn, từ đó khó có thể tạo được điểm nổi trội cho sản phẩm phần mềm. Nguồn nhân lực yếu kém và thiếu là một trong những nguyên nhân cản trở sự phát triển của thị trường phần mềm Việt Nam, lâu nay vốn biết là mặt yếu kém song vấn đề này đến nay chưa thể khắc phục ngay được. * Thứ ba, nạn sử dụng không bản quyền các sản phẩm phần mềm ở Việt Nam diễn ra rất phổ biến. Việt Nam liên tục trong nhiều năm được xếp hạng trong nhóm các nước đứng đầu về vi phạm bản quyền phần mềm trên thế giới. Khi CNTT và ứng dụng CNTT trong doanh 397
  15. nghiệp ngày càng phát triển, việc sử dụng trái phép các phần mềm máy tính không chỉ tạo ra sự thất thiệt cho các doanh nghiệp phần mềm, mà còn tạo ra sự cạnh tranh không bình đẳng giữa các doanh nghiệp. Vi phạm bản quyền phần mềm tuy không ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp gia công phần mềm theo yêu cầu của khách hàng nhưng ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của các doanh nghiệp phần mềm trong nước, làm Nhà nước thất thu thuế, giảm thu nhập của những người hoạt động trong lĩnh vực phần mềm, khiến doanh nghiệp sản xuất phần mềm không thể thu hồi vốn và tái đầu tư về tài chính lẫn nguồn lực để làm ra những sản phẩm tốt hơn. Đây là một trong các nguyên nhân khiến các nhà đầu tư CNTT trên thế giới còn chưa mặn mà với thị trường phần mềm của chúng ta. * Thứ tư, năng lực của các doanh nghiệp phần mềm nước ta còn yếu: Các doanh nghiệp phần mềm nước ta nói chung đều có quy mô nhỏ, thiếu kinh nghiệm, hạn chế về khả năng quản lý, quy trình sản xuất lẫn tiếp thị bán hàng. Nhiều doanh nghiệp còn thiếu chiến lược phát triển sản phẩm, chiến lược thị trường. Các doanh nghiệp lại ít liên kết nhằm tạo khả năng cạnh tranh và hỗ trợ nhau trong hoạt động, thị trường sản phẩm. Những yếu điểm này cùng với chất lượng nguồn nhân lực thấp làm cho khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp phần mềm Việt Nam trên thị trường thế giới rất thấp. Theo đánh giá của Bộ Thông tin và Truyền thông thì một trong những tồn tại, hạn chế của ngành phần mềm và dịch vụ CNTT Việt Nam hiện nay là vẫn chưa hình thành được nhiều doanh nghiệp phần mềm lớn, thiếu các sản phẩm phần mềm áp dụng công nghệ cao có tính đột phá sáng tạo. Khả năng quảng cáo, tiếp thị, phát triển thị trường của các doanh nghiệp phần mềm nước ta hiện đang rất yếu về khả năng quảng bá, tiếp thị và tìm kiếm mở rộng các thị trường mới. Ngoài ra, khả năng tiếp cận nguồn vốn của các doanh nghiệp phần mềm Việt Nam hiện còn hạn chế. Những điều nói trên làm cho năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp phần mềm Việt Nam thấp trước những rào cản thương mại của các quốc gia đối tác. * Một thách thức lớn nữa mà các doanh nghiệp phần mềm Việt Nam hiện nay phải đương đầu là: công nghiệp phần mềm là một ngành có tốc độ phát triển rất nhanh, vòng đời công nghệ ngắn, cần chi phí đầu tư lớn cho việc đào tạo cập nhật công nghệ, marketing tìm kiếm mở rộng thị trường. Trong khi đó ngành công nghiệp phần mềm Việt Nam lại còn rất non trẻ, yếu về nguồn lực, thiếu về kinh nghiệm. Đó là những thách thức và mạo hiểm không nhỏ cho các doanh nghiệp phần mềm Việt Nam muốn tham gia thị trường quốc tế trong bối cảnh bảo hộ thương mại. Tóm lại, khả năng thu hút đầu tư nước ngoài yếu, chất lượng nguồn nhân lực phần mềm thấp, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp chưa cao, cơ sở hạ tầng viễn thông Internet còn hạn chế, chưa có khả năng tiếp thị quảng bá mở rộng thị trường quốc tế và nạn vi phạm bản quyền rất cao, là những thách thức lớn cho sự phát triển thị trường xuất khẩu phần mềm nước ta trong bối cảnh canh tranh rất gay gắt từ các nước trong khu vực và đặc biệt là từ Trung Quốc hiện nay. 3.3. Một số giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu phần mềm cho các doanh nghiệp phần mềm Việt Nam Trước hết, đối với các doanh nghiệp phần mềm, nhất là các doanh nghiệp siêu nhỏ, rất cần được tư vấn về các giải pháp về phát triển phần mềm nói chung, phần mềm xuất 398
  16. khẩu nói riêng. Để ứng phó với nguy cơ bị áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại từ các nước (mặc dù nguy cơ này là không nhều đối với lĩnh vực phần mềm là lĩnh vực có tính toàn cầu cao), các doanh nghiệp xuất khẩu phần mềm cần chú ý xây dựng chiến lược đa dạng hóa sản phẩm và đa phương hóa thị trường xuất khẩu để phân tán rủi ro. Các doanh nghiệp phần mềm Việt Nam có độ nhạy bén và tư duy tốt, có đủ khả năng ứng biến tiếp cận với các công nghệ mới, tuy nhiên cần phải có chiến lược cụ thể, nếu doanh nghiệp không năng động sẽ rất dễ bị đào thải trong bối cảnh hiện nay. Thị trường phần mềm trong nước hiện cũng còn khá nhiều khoảng trống, vì vậy, bên cạnh việc phát triển thị trường xuất khẩu, các doanh nghiệp phần mềm Việt Nam cũng cần tăng cường khai thác thị trường nội địa để tạo ra sự cân bằng thị trường, sẵn sàng đối phó với các tình huống phức tạp do chủ nghĩa bảo hộ thương mại ngày càng gia tăng, diễn biến khó lường. Thứ hai, cần phải luôn tìm hiểu xu hướng phát triển của CNTT theo mục tiêu hướng tới ứng dụng; ứng dụng CNTT từ những nhu cầu cụ thể nhất, nhỏ nhất đến những hoạch định với lộ trình theo sát định hướng phát triển của doanh nghiệp; cũng như xu hướng phát triển của thị trường phần mềm thế giới. Đây là một sự thúc ép, nhưng cũng mở ra không gian rộng lớn hơn bao giờ hết để các doanh nghiệp phần mềm cải thiện vị thế cạnh tranh của mình. Trong bối cảnh gia tăng bảo hộ thương mại, các doanh nghiệp phần mềm xuất khẩu cần nâng cao hơn nữa nhận thức về nguy cơ bị khiếu kiện tại các thị trường xuất khẩu và cơ chế vận hành của từng loại tranh chấp, nhóm thị trường và loại mặt hàng thường bị kiện, dự báo khả năng bị kiện khi xây dựng chiến lược xuất khẩu để có kế hoạch chủ động phòng ngừa và xử lý khi không phòng ngừa được. Đa số các biện pháp kỹ thuật ở các thị trường được áp dụng một cách ổn định, thường xuyên và liên tục và không có biện pháp phòng tránh hay đối phó mà chỉ có biện pháp duy nhất là tuân thủ. Việc tuân thủ các biện pháp này đòi hỏi những thay đổi quan trọng với hàng hóa thành phẩm xuất khẩu, vì thế các doanh nghiệp xuất khẩu phần mềm cần phải có kiến thức đầy đủ về các biện pháp này. Để có thể nâng cao năng lực cạnh tranh, xu hướng tất yếu là liên kết, sát nhập, xây dựng đội ngũ doanh nghiệp phần mềm mạnh, cùng với xây dựng đội ngũ CNTT có chất lượng cao, số lượng đủ; phối hợp, liên kết các doanh nghiệp có cùng mặt hàng xuất khẩu để có chương trình, kế hoạch đối phó chung đối với các biện pháp bảo hộ thương mại của nước nhập khẩu. Các doanh nghiệp cần nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua các tiêu chí về kỹ thuật như áp dụng hệ thống tiêu chuẩn chất lượng ISO, nguồn gốc xuất sứ và trong lĩnh vực phần mềm đó là vấn đề bản quyền cần thường xuyên được tôn trọng. Thứ ba, các doanh nghiệp phần mềm Việt Nam cần có chiến lược phát triển nguồn nhân lực. Theo báo cáo của TopDev, năm 2020 Việt Nam sẽ cần hơn 400,000 nhân lực ngành CNTT, và con số này sẽ tăng lên đến 500,000 vào năm 2021. Hiện tại, chính phủ cũng đã có kế hoạch đầu tư thêm cho 20 trường lớp hiện đang giảng dạy CNTT tại Việt Nam. Tuy nhiên, sự thiếu hụt nhân lực CNTT nằm ở nhiều phương diện, mà chủ yếu đến từ chương trình đào tạo thiếu định hướng khi chưa đúng trọng tâm mà doanh nghiệp tìm kiếm, hay lớp sinh viên ra trường đang thiếu những kỹ năng cần thiết cùng trình độ sử dụng tiếng Anh chưa thành thạo. Vì vậy, cùng với việc tăng cường số lượng đào tạo của các trung tâm, cơ sở đào tạo CNTT, để nâng cao chất lượng, các doanh nghiệp CNTT cần 399
  17. có sự phối hợp mở thêm các khóa đào tạo ngắn hạn để các bạn trẻ có thể tiệm cận với những nhu cầu thực tế và bắt kịp các công nghệ mới. Thực tế cho thấy, nhiều công ty hiện nay đã có chương trình tập sự là cơ hội tốt nhất cho sinh viên rèn luyện. việc đi làm thêm cũng giúp cho họ rất nhiều trong việc tích lũy kinh nghiệm, quy trình và các phương thức giải quyết vấn đề trong công việc tương lai. Bên cạnh đó, ngoại ngữ cũng như những kỹ năng tương tác xã hội cũng cần được chú trọng đào tạo hơn là chỉ tập trung vào kỹ năng và kiến thức. Mặt khác, để giải quyết thách thức trong việc giữ người cũng như tuyển dụng nhân sự mới trong thời đại tuyển dụng đa thế hệ, các doanh nghiệp nên chú trọng nhiều hơn về việc tạo sự cân bằng trong công việc và cuộc sống, cũng như cải thiện môi trường doanh nghiệp năng động hơn, giúp các ứng viên có thể dễ dàng hòa nhập, và cùng đóng góp ý tưởng, phát triển sản phẩm của doanh nghiệp. Hiện tại cũng có rất nhiều doanh nghiệp lớn đang áp dụng mô hình khởi nghiệp ngay trong chính doanh nghiệp của mình nhằm giúp nhân viên có động lực cống hiến hơn trong công việc. 4. Kết luận Mặc dù đã đạt được tốc độ tăng trưởng cao, ngành công nghiệp phần mềm và dịch vụ Việt Nam nói chung và thị trường xuất khảu phần mềm Việt Nam nói riêng vẫn còn nhiều hạn chế cả về quy mô lẫn doanh số, chưa đạt được kết quả như mong đợi. Thị trường xuất khẩu phần mềm Việt Nam hiện đang chịu sự tác động của cả hai loại nhân tố tích cực và tiêu cực, đặc biệt là tác động từ bối cảnh hội nhập sâu rộng bên cạnh sự gia tăng bảo hộ thương mại. Với những nhân tố tác động tích cực như thị trường CNTT nói chung và thị trường phần mềm thế giới nói riêng đang ngày càng phát triển, cơ hội dành cho các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam vì thế cũng tăng theo. Nhưng để nắm bắt được những cơ hội kinh doanh này thì thị trường phần mềm xuất khẩu của ta phải được hoàn thiện hơn nữa. Cùng với sự nhỏ bé và manh mún của thị trường phần mềm trong nước như hiện nay thì khả năng thu hút những đơn hàng lớn từ nước ngoài là tương đối thấp dẫn đến thị trường xuất khẩu bị hạn chế. Bên cạnh đó, do những ảnh hưởng tiêu cực đang tác động tới thị trường phần mềm nước ta hiện nay như sự khan hiếm và yếu kém của nguồn nhân lực phần mềm, nạn sử dụng các sản phẩm phần mềm không có bản quyền đòi hỏi Nhà nước, các cơ quan hữu quan và cả chính các doanh nghiệp phần mềm phải nỗ lực hơn nữa trong việc hạn chế tiêu cực, từng bước xây dựng, phát triển và hoàn thiện thị trường phần mềm Việt Nam, coi việc mở rộng và phát triển thị trường phần mềm và đặc biệt là thị trường xuất khẩu phần mềm là một nhiệm vụ quan trọng và cấp thiết trong chiến lược phát triển kinh tế, xã hội nước ta hiện nay như Đảng và Nhà nước đã xác định. Nắm bắt được cơ hội, phát huy lợi thế, nhanh chóng khắc phục các rào cản, thách thức là vấn đề đặt ra hàng đầu hiện nay. Nếu không chúng ta vẫn chỉ dừng lại ở mức “tiềm năng”. TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1. APTECH, Hội thảo “Công nghiệp 4.0 với CNTT: Cơ hội và thách thức”, 30/12/2017, Hà Nội. 2. Bộ Thông tin và Truyền thông (2018, 2019), Sách trắng Công nghệ thông tin Việt Nam. 400
  18. 3. Dương Hữu Hạnh (2006), Kinh doanh quốc tế trong thị trường toàn cầu, NXB Lao động Xã hội. 4. Thu Hiền, Công nghệ thông tin: Những xu hướng và thách thức cho Doanh nghiệp Việt, Hội thảo “Xu hướng và an toàn công nghệ thông tin 2018”, 9/12/2017, TP. Hồ Chí Minh, 5. Hội tin học TP. Hồ Chí Minh, Toàn cảnh công nghệ thông tin Việt Nam. 6. Nguyễn Bách Khoa (2000), Chiến lược kinh doanh quốc tế, Nhà xuất bản Giáo dục. 7. Võ Đại Lược (2017), “Những điều chỉnh lớn trong chính sách kinh tế của các cường quốc những năm gần đây”, Tạp chí Kinh tế và Chính trị thế giới, Số 8 (256), Tháng 8/2017. 8. Đàm Gia Mạnh (2008), Phát triển thị trường phần mềm Việt Nam hiện nay - cơ hội và thách thức, Tạp chí Khoa học Thương mại, Số 27. 9. Đàm Gia Mạnh (2009), Hướng đi nào cho phát triển thị trường phần mềm Việt Nam giai đoạn tới, Tạp chí Khoa học Thương mại, Số 31. 10. Quyết định 1755/QĐ-TTg ngày 22/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Đề án đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông”. 11. TS. Lê Quang Thuận, ThS. Nguyễn Thị Phương Thúy (2018), Xu hướng bảo hộ thương mại trên thế giới và kiến nghị đối với Việt Nam, 12. Các websites: 401