Quan hệ thương mại của Việt Nam với Trung Quốc trong bối cảnh mới

pdf 13 trang Gia Huy 18/05/2022 4360
Bạn đang xem tài liệu "Quan hệ thương mại của Việt Nam với Trung Quốc trong bối cảnh mới", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfquan_he_thuong_mai_cua_viet_nam_voi_trung_quoc_trong_boi_can.pdf

Nội dung text: Quan hệ thương mại của Việt Nam với Trung Quốc trong bối cảnh mới

  1. QUAN HỆ THƯƠNG MẠI CỦA VIỆT NAM VỚI TRUNG QUỐC TRONG BỐI CẢNH MỚI VIETNAM’S TRADE RELATIONSHIP WITH CHINA IN THE NEW CONTEXT Vo Ta Tri, PhD Dang Thi Hoai, PhD Thuongmai University Tóm tắt Trung Quốc là thị trường thương mại lớn của Việt Nam. Cho đến nay, thị trường thương mai truyền thống này đã chiếm hơn 1/5 tổng giá trị xuất nhập khẩu của Việt Nam trên tổng số hơn 200 quóc gia và vùng lãnh thổ mà Việt Nam có quan hệ đối tác thương mại. Có được những kết quả này ngoài sự nỗ lực có tính chủ quan của Chính phủ, các doanh nghiệp và nhân dân 2 nước còn là những điều kiện hết sức thuận lợi từ phía khách quan như Trung Quốc là nước láng giềng, có đường biên giới dài tiếp xúc với nhiều địa phương của Việt Nam, dân số đông và thu nhập ngày một gia tăng, là thị trường mở trong lúc nhiều nước khác đang có trào lưu khép kín Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi đó trong quan hệ thươg mại với Trung Quốc, Việt Nam cũng gặp phải không ít khó khăn như: thâm hụt thương mại cao, tình trạng buôn lậu gia tăng khó kiểm soát, sự phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc ngày một rõ rệt Bởi vậy, qua nghiên cứu, các tác giả đưa ra một số giải pháp góp phần đẩy mạnh hoạt động thương mại của Việt Nam với Trung Quốc theo chiều hướng tích cực hơn. Các giải pháp chủ yếu gồm: Đẩy mạnh việc xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và thương mại; Làm tốt công tác quản lý thị trường, quản lý XNK, chống buôn lậu, gian lận thương mại và các hình thức “thương mại ngầm”; Đa dạng hóa thị trường XNK; Đổi mới và nâng cao chất lượng hàng hóa; Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, nghiên cứu thị trường, thực hiện các cam kết bảo đảm bình đẳng cho hàng XK VN Từ khóa: nhập khẩu, nhâp siêu, thương mại Việt Nam - Trung Quốc, xuất khẩu, xuất nhâp khẩu. Abstract China is Vietnam's major trading market. Up to this time, this long-term trade market has accounted for more than one fifth of Vietnam's total import and export value out of more than 200 countries and territories with which Vietnam has a trade partnership. Achieving these results, besides the subjective efforts of the Government, businesses and people of the two countries, there are favorable objective conditions such as China is Vietnam’s neighboring country, shares a long border with many localities of Vietnam, its large population and increasing income. China strongly promotes its open market while many other countries amist anti-globalization tendencies, etc. However, besides those advantages from the trading relationship with China, Vietnam is facing many difficulties such as high trade deficit, increasing uncontrolled smuggling, overreliance on the Chinese market. Therefore, in this paper, the author proposed a number of solutions to promote 304
  2. Vietnam's trade activities with China. The main solutions include: Promoting the construction of infrastructure for production and trade; improving market management, import and export management, prevent smuggling, trade fraud and other forms of illegal trading activities; diversifying import and export markets; innovating and improving goods quality; trade promotion, market research, implementation of trade agreements to ensure equality for Vietnam's exports. Keywords: Import, trade deficit, Vietnam - China trade, export, import-export 1. Đăt vấn đề Việt Nam (VN) và Trung Quốc (TQ) đã có quan hệ thương mại từ lâu đời. Thời gian qua, thương mại của VN với TQ đã có nhiều bước đổi mới, tiến bộ. Kim ngach xuất nhập khẩu (XNK) tăng cao, lợi thế của đất nước được khai thác khá tốt, quan hệ thương mại giữa hai nước dần đi vào ổn định Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu quan trọng đó, hoạt động ngoại thương và kinh tế VN cũng phụ thuộc nhiều vào TQ. Tình trạng này bộc lộ ngày một rõ ràng hơn trong bối cảnh nhiều nước, nhiều khu vực có xu hướng quay lại bảo hộ thị trường trong nước và sự tác động của thiên tai, dịch bệnh thời ian qua. Thực tế đó gây ra không ít khó khăn, thách thức trong quá trình phát triển kinh tế theo phương châm độc lập, tự chủ của nước ta. Quan hệ thương mại của VN với TQ còn nhiều chông gai cần sớm được khắc phục. Bài viết này tác giả muốn tập trung phân tích, đánh giá một cách khách quan những lợi thế cũng như những khó khăn, thách thức trong quan hệ thương mại của VN với TQ. Qua đó nhằm đề xuất một số giải pháp vừa thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu (XNK) của VN với TQ, hạn chế tình trạng nhập siêu từ TQ và giảm sự phụ thuộc của VN vào thị trường TQ (bao gồm cả thị trường đầu vào và thị trường đầu ra). 2. Tổng quan, mô hình và phương pháp nghiên cứu Triển vọng thương mại song phương nói chung và xuất nhập khẩu (XNK) hàng hóa song phương nói riêng chịu tác động của nhiều yếu tố như: khoảng cách, quy mô kinh tế, dân số và thu nhập bình quân đầu người, độ mở nền kinh tế và thị trương XNK, các rào cản thương mại (thuế và phi thuế quan), tỷ giá hối đoái thực tế, chi phí thương mại XNK thực và ẩn, quan hệ chính trị và chính sách thương mại song phương, cạnh tranh từ các đối tác tiềm ẩn (theo Balasa and Bauwens (1987), Lee (1995), Min (1992), Havrila and Gunawardana (2006), và Thorpe et al (2005) Tư các nghiên cứu nà cho phép xác lập mô hình nghiên cứu hiệu suất triển vọng thương mại song phương qua hinh sau: 305
  3. Độ mở va rảo cản thâm nhâp thị trường Tiềm năng sản xuất- xuất khẩu Lợi thế cấu trúc thương mại nội ngành Hiệu suất chất lượng tăng trương Độ minh bạch và ổn định chính sách XNK thương mai song song phương phương Năng lực quản trị chiến lược thương mại song phương của DN và ngành Nguồn: Tác giả phát triển Hình 1: Mô hình nghiên cứu hiệu suất chất lượng thương mại song phương. (Nguồn: Tổng hợp của tác giả) Do điều kiện nghiên cứu có hạn, nghiên cứu này dựa trên dựa trên mô hình phân tích SWOT (phân tích thành tựu, hạn chế, cơ hội, đe doa) để nhận dạng định hướng và hàm í giải pháp thông qua phân tích thống kê mô tả các dữ liệu hứ cấp về XNK song phương giữa VN với TQ. Nguồn tài liệu chủ yếu tác giả tập hợp từ số lệu thống kê của Tổng cục Hải quan, Tổng cục Thống kê Việt Nam và có tham chiếu số liệu thống kế từ phía Trung Quốc thời gian trong 9 năm (từ năm 2011 đến năm 2019). 3. Kết quả và thảo luận 3.1.Lợi thế và triển vọng hợp tác thương mại Việt Nam với Trung Quốc Nhìn từ nhiều góc độ, thương mại của Việt Nam có nhều lợi thế và triển vọng lớn. Có thể khái quát một số lợi thế cơ bản sau: - Thị trường tốt (vị trí địa lý, dân số, thể chế chính trị, xã hội, nhu cầu ) VN - TQ là hai nước láng giềng vốn có truyền thống hữu nghị và hợp tác lâu đời, có thể chế chinh trị tương đồng là điều kiện, môi trường chính trị - xã hội hết sức thuận lợi cho việc phát triển quan hệ kinh tế và thương mại của hai nước. Về địa lý, VN có chung đường biên giới với TQ dài 1449,566km (trong đó đường biên giới trên đất liền là 1065,652km, đường biên giới nước là 383,914km). Có 7 tỉnh phía bắc VN từ Tây sang Đông là Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn và Quảng Ninh tiếp giáp với tỉnh Vân Nam và khu tự trị dân tộc Choang - Quảng Tây của TQ. Hiện toàn tuyến biên giới Việt - Trung đã mở 9 cặp cửa khẩu, trong đó có những cửa khẩu quốc tế lớn góp phần quan trọng thông thương hàng hóa và khách du lịch giữa hai nước. Trong 7 tỉnh biên giới phía bắc VN giáp TQ đã có 6 tỉnh có cửa khẩu thông thương. Ngoài ra, hai nước cũng đã thống nhất mở thêm nhiều cặp cửa khẩu mới (13 cửa khẩu), các cửa khẩu này từng bước đang được đầu tư xây dựng và đi vào hoạt động. [8] VN cũng có chung đường biển dài với TQ. Ngoài vùng biển trực tiếp gắn hai nước thuộc khu vực vịnh Bắc Bộ, hàng hải VN và TQ còn trải dài theo đường biển quốc tế. Nhờ đó thương mại hai nước có thể được thực hiện thông qua đường hàng hải rất thuận tiện. Đó 306
  4. là điều kiện thuận lợi để thương mại hai nước không chỉ tập trung ở các cửa khẩu trên bộ phía bắc mà còn qua đường biển và hệ thống các cảng biển ở VN và TQ. Khoảng cách giữa hai nước gần, đi lại khá thuận lợi giúp rút ngắn thời gian và tiết giảm chi phí, nâng cao hiệu suất thương mại. TQ còn là một nước có dân số rất đông. Theo số liệu mới nhất từ Liên Hợp Quốc (27/2/2020), dân số hiện tại của Trung Quốc là 1.437.041.798 người, tức chiếm gần 1/5 dân số thế giới. Hơn nữa nhiều năm liên tục gần đây, TQ là nước duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, thu nhập và mức sống của nhân dân TQ cũng cải thiện nhiều do vậy đây là thị trường tiêu thụ hàng hóa lớn của thế giới nói chung và VN nói riêng [7]. GDP Trung Quốc năm 2019 là 14.360 nghìn tỷ USD, GDP bình quân đầu người danh nghĩa năm 2019 là 10.000 USD [9]. Bên cạnh đó TQ và VN có khá nhiều tương đồng về văn hóa, thị trường ở đây còn khá “dễ tinh” nên TQ vẫn sẽ còn là thị trường tiềm năng lớn của VN khi trình độ sản xuất của VN còn nhiều hạn chế. - Thế giới đang chuyển biến phức tạp, xu hướng các nước thắt chặt hơn thị trường nội địa nên thị trường Trung Quốc sẽ có nhiều triển vọng (bối cảnh mới) Nền kinh tế thế giới giảm tốc và xu hướng bảo hộ mậu dịch gia tăng. Trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế thế giới và trực tiếp là sự sụt giảm của các nước công nghiệp lớn đã xuất hiện và gia tăng xu hướng bảo hộ mậu dịch. Toàn cầu hóa đang gặp trở ngại lớn, thương mại gặp khó khăn và điều đó sẽ ảnh hưởng đến xuất khẩu (XK) của VN. Khởi đầu bằng việc nước Anh rời khỏi thị trường chung châu Âu, tiếp đến Mỹ rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), sau đó là hàng loạt biện pháp bảo hộ hàng hóa của các nước. Chính phủ nhiều nước trên thế giới cũng đang trở lại chính sách thúc đẩy sản xuất hàng hóa trong nước để “thế chân” hàng nhập khẩu (NK), thắt chặt quy định về tỷ lệ nội địa hóa và trợ giá hàng XK. Ngay từ những ngày đầu năm 2017, kinh tế thế giới đã bị sốc bởi những động thái bảo hộ của các nền kinh tế lớn, nhất là Mỹ. Đặc biệt thời gian gần đây “chiến tranh thương mại Mỹ - Trung” bùng phát hàng hóa TQ xuất khẩu sang Mỹ cũng như hàng hóa của Mỹ xuất sang TQ gặp nhiều khó khăn thì việc lựa chọn các thị trường khác, trong đó có VN là tất yếu. Tất nhiên từ những khó khăn khó tránh khỏi từ thị trường và thương mại thế giới, thị trường TQ dự kiến sẽ tiếp tục được mở rộng. TQ là nền kinh tế lớn (thứ 2 thế giới), vốn là nước nghiêng theo hướng tự do thương mại có ảnh hưởng lớn không chỉ trong khu vực châu Á mà trên trường quốc tế. Đáng chú ý là VN đã trở thành đối tác thương mại lớn thứ 2 của TQ trong ASEAN (sau Malaysia) mặc dù chỉ đứng thứ 6 về thu nhập. Năm 2015 VN cũng đã trở thành thành viên của Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - TQ. Quan hệ thương mại VN - ASEAN - TQ được mở rộng và phát triển theo hướng tự do hóa là điều kiện thuận lợi để VN có thể thâm nhập rộng hơn vào thị trường khu vực và đẩy mạnh XK. Tuy nhiên đây cũng là thách thức không nhỏ bởi áp lực cạnh tranh lớn và có nhiều bất lợi với hoạt động XK của chúng ta khi năng lực sản xuất trong nước còn hạn chế. Tóm lại, với vị trí địa chính trị đặc biệt, thương mại VN - TQ đã và sẽ tiếp tục mở rộng, phát tiển sâu sắc hơn. Cho dù còn nhiều hạn chế nhưng hoạt động XNK của VN với TQ đã góp phần to lớn vào phát triển kinh tế, đời sống dân sinh, củng cố quan hệ hợp tác hữu nghị giữa hai nước. 307
  5. Phát huy lợi thế trên, thương mại của Việt Nam với Trung Quốc thời gian qua đã thu được nhiều thành tựu đáng khích lệ và tăng trưởng mạnh. Các số liệu thống kê đều cho thấy từ năm 1990 đến nay quan hệ thương mại giữa VN với TQ liên tục được cải thiện và có kết quả tốt. Thực tế này dược phản ánh trên các mặt chủ yếu: * Hoạt động XNK hai chiều diễn ra trên diện rộng và có quy mô lớn Với nhiều lợi thế về mặt tự nhiên, địa lý và xã hội, hiện VN XK sang TQ hơn 45 loại hàng hóa khác nhau và phía bạn cũng có nhiều loại hàng hóa XK sang VN và có chiều hướng mở rộng. Những nhóm hàng chủ yếu của VN XK sang thị trường TQ gồm: máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, hàng rau quả; xơ, sợi dệt các loại; máy ảnh, máy quay phim và linh kiện; máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác; gỗ và sản phẩm gỗ; điện thoại các loại và linh kiện Cho đến nay VN đã có 11 nhóm hàng XK sang TQ đạt kim ngạch từ 1 tỷ trở lên. Đồng thời cũng nhập về nhiều loại hàng hóa gồm hàng tiêu dùng, linh phụ kiện, máy móc, nguyên liệu phục vụ sản xuất trong nước. Ngoài quan hệ XNK trực tiếp, thương mại giữa hai nước còn được thực hiện thông qua nhiều loại hình dịch vụ khác như vận tải, thương mại trung gian, du lịch, hợp tác khoa học, đầu tư Từ năm 2018 thương mại hai chiều VN - TQ đã cán mốc “trăm tỷ” và cho đến nay, TQ vẫn là đối tác thương mại “trăm tỷ” duy nhất của VN. Thị trường TQ luôn chiếm tỷ trọng lớn về kim ngạch XNK của VN. Kim ngạch XNK hàng hóa tăng cao và có chiều hướng tiến bộ. Từ năm 2011 đến 2019 với thị trường TQ, kim ngạch XNK của VN luôn tăng và chiếm hơn 1/5 tổng kim ngạch XNK cả nước. Tính chung tốc độ tăng bình quân XNK giữa VN - TQ thời gian này đạt hơn 13,7%, với tổng kim ngạch XNK tăng tương ứng 36.479,7 triệu USD lên 116.866 triệu USD (tức hơn 3,2 lần). Bảng 1: Thống kê xuất nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc giai đoạn 2011-2019 (Đơn vị tính: Triệu USD) Năm Xuất khẩu Nhập khẩu Tổng xuất nhập khẩu Tổng Mức tăng Tổng Mức tăng Tổng Mức tăng so với năm so với so với trước (%) năm năm trước (%) trước (%) 2011 11.613,3 15,0 24.866,4 12,3 36.479,7 13,1 2012 12.836,0 11,1 29.035,0 16,8 41.871,0 11,5 2013 13.177,7 10,3 36.886,5 27,0 50.064,2 12,0 2014 14.928,3 11,3 43.647,6 18,3 58.575,9 11,7 2015 17.100,0 14,5 49.500,0 13,4 66.600,0 13,7 2016 21.970,0 28,5 49.930,0 0,9 71.900,0 8,0 2017 35.463 61,5 58.227 16,6 93.69 30,3 2018 41.268 16,4 65.438 12,4 106.706 13,9 2019 41.414 0,4 75.452 15,3 116.866 9,5 Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ số liệu của Tổng cục Thống kê, Tổng cục hải quan 308
  6. Về XK, đến nay TQ tiếp tục duy trì là thị trường XK đơn lẻ lớn thứ hai của VN (sau Mỹ). Số liệu thống kê cho thấy trung bình từ năm 2011 đến 2019 giá trị XK của VN sang TQ chiếm 11% tổng giá trị XK của cả nước, với tổng giá trị XK hàng hóa tăng từ hơn 11.613,3 triệu USD lên 41.414 triêu USD. Mức tăng bình quân XK trong 9 năm đạt hơn 18,8%. Đặc biệt các năm 2016 và 2017 có mức tăng đột biến, với mức tăng tương ứng 28,5% và 61,5%. Tuy nhiên năm 2019 đánh dấu mức sụt giảm đáng kể, chỉ còn 0,4%. Bên cạnh đó, TQ đồng thời luôn là thị trường NK lớn nhất của VN, với tỷ trọng trung bình gần 27,5% trên tổng giá trị NK hàng năm của cả nước. Giá trị hàng hóa VN nhập từ TQ tăng từ gần 24,9 tỷ USD (năm 2011) lên 75,452 tỷ USD (năm 2019), tức tăng gấp hơn 3 lần sau 9 năm. Mức tăng bình quân trong thời gian này là 14,8%, mức tăng chậm hơn không đáng kể so với mức tăng XK. Tuy nhiên năm 2016 đột ngột giảm mạnh còn 0,9% do VN hạn chế NK một số mặt hàng như điện, xăng dầu, xe nguyên chiếc (gia tăng nhập xe Thái và Ấn Độ), một số hàng gia dụng, phụ kiện may mặc từ TQ và đa dạng hóa thị trường NK theo hướng giảm dần tỉ trọng NK từ khu vực châu Á (trong đó có TQ) và tăng dần NK từ thị trường châu Âu [11]. * Cơ cấu hàng XNK dần được cải thiện theo chiều hướng tiến bộ. Đã và sẽ tiếp tục hạn chế NK hàng tiêu dùng và những hàng hóa chất lượng thấp, chuyển dần sang ưu tiên NK tư liệu sản xuất (máy móc thiết bị, nguyên vật liệu, nhiên liệu) phục vụ sản xuất XK. Những năm gần đây tâm lý sính hàng giá rẻ của TQ giảm nhanh cùng với việc phát triển sản xuất và chiến dịch chống hàng chất lượng thấp từ TQ nên chất lượng hàng NK được cải thiện nhiều. Tỷ trọng NK các nguyên liệu thô phục vụ sản xuất XK; máy móc thiết bị, dụng cụ và phụ tùng có xu hướng tăng. Chủng loại hàng hóa XK ngày một mở rộng, đa dạng hơn; chất lượng hàng hóa XK từ VN cũng gia tăng đáng kể. Hạn chế dần XK tài nguyên, nguyên liệu thô, sản phẩm thô, tăng dần sản phẩm qua chế biến. Tỷ trọng nông sản, thủy sản, nhiên liệu và khoáng sản đã giảm mạnh, đặc biệt từ năm 2011 trở lại đây. Cụ thể, tỷ trọng nhóm hàng này đã giảm từ 32% trong năm 2011 xuống chỉ còn 27,% trong năm 2019. Thời gian gần đây nhờ một số đổi mới về công nghệ chê biến, bảo quản hàng nông sản phẩm (hải thủy sản, hoa quả ), phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ XK (đường xá, kho bãi ) và cải tiến công tác biên mậu của VN nên hiệu quả XK hàng hóa sang TQ đã được gia tăng, rủi ro trong XK (nhất là các sản phẩm nông nghiệp) đã giảm bớt. Các sản phẩm công nghiệp (trong đó có những sản phẩm công nghệ cao như máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; máy ảnh, máy quay phim và linh kiện; máy móc, thiết bị; điện thoại các loại và linh kiện ) đã được xuất sang TQ, nhất là khối FDI. Nhiều chủng loại rau quả của Việt Nam đã được chính thức thâm nhập vào thị trường TQ như vải, nhãn, chuối, xoài, dưa hấu, mít, thanh long, chôm chôm 3.2. Những hạn chế, khó khăn - Mức nhập siêu và tỷ lệ nhập siêu cao Mặc dù tình trạng nhập siêu của VN từ TQ những năm gần đây ít nhiều được cải thiện nhưng giá trị và tỷ lệ nhập siêu vẫn rất cao. Đây là nguyên nhân làm cho cán cân thương mại VN nói chung chuyển biến chậm cho dù chúng ta đã tích cực đẩy mạnh XK và 309
  7. hạn chế NK đối với các thị trường khác. Số liệu thống kê cho thấy, tính chung từ năm 2011 đến 2019, VN luôn nhập siêu từ TQ. Từ năm 2009 mức nhập siêu hàng hóa giảm dần nhưng ngược lại nhập siêu từ TQ vẫn tiếp tục tăng. Nếu năm 2011 mức nhập siêu của VN từ TQ là 13.253,1 tăng 6,4% so với năm 2010 thì mức này tăng lên 34.038 vào năm 2019, tăng 40,8% so với năm 2018. Thống kê năm 2018 cho thấy, riêng thị trường TQ thị phần kim ngạch NK từ Trung Quốc chiếm tới gần 30%. Điều đó chứng tỏ ảnh hưởng NK từ TQ là rất lớn và sự phụ thuộc của thương mại VN vào TQ rất rõ rệt. Bảng 2: Cán cân thương mại Việt Nam - Thế giới và Việt Nam - Trung Quốc (Đơn vị tính: Triệu USD) Tình hình nhập siêu của Việt Nam từ Trung Quốc Năm Tăng so với năm Xuất khẩu Nhập khẩu Nhập siêu trước (%) 2011 11.613,3 24.866,4 13.253,1 6,4 2012 12.836,0 29.035,0 16.199,0 22,2 2013 13.177,7 36.886,5 23.708,8 46,4 2014 14.928,3 43.647,6 28.719,3 21,1 2015 17.100,0 49.500,0 32.400,0 12,8 2016 21.970,0 49.930,0 27.960,0 -8,6 2017 35.463 58.227 22.764 -8,1 2018 41.268 65.438 24.170 6,2 2019 41.414 75.452 34.038 40,8 Nguồn: Tổng cục Thống kê và tính toán của tác giả Trong lúc cán cân thương mại của VN với thế giới liên tục được cải thiện, thậm chí có xuất siêu thì nhập siêu từ TQ vẫn tăng và ở mức rất cao. Có quan điêm cho rằng những có gắng đẩy mạnh xuất siêu của VN sang các thị trường khác (Mỹ, EU ) chỉ đủ bù đắp thâm hụt thương mại với thị trường TQ. Tuy vậy, ở một khía canh khác lạc quan hơn chúng ta cũng thấy trong cơ cấu hàng VN NK từ TQ có một lượng khá lớn các yếu tố phục vụ sản xuất XK và tạo công ăn việc làm cho người lao đông. Chẳng hạn theo số liệu thống kê năm 2019, trong số các mặt hàng NK chỉ tính riêng nguyên liêu, phụ kiện cho ngành dệt may, da giày (gồm vải, nguyên phụ liệu dệt may, da giày, xơ sợi) đã là 11.518,4 triệu USD. - Cơ cấu hàng XNK chậm cải thiện, XK vẫn nặng về nguyên liệu, sản phẩm thô, hàng tiêu dùng Những năm gần đây cơ cấu hàng hóa xuất và NK của VN với thị trường TQ có được cải thiện. Tuy nhiên, xét một cách toàn diện sự chuyến biến này rất chậm và còn nhiều bất lợi. Cụ thể: Về XK: Cho đến nay, những nhóm hàng công nghiệp chủ yếu của VN XK sang thị trường TQ gồm: máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, máy ảnh, máy quay phim và linh kiện; máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác; gỗ và sản phẩm gỗ; điện thoại các loại 310
  8. và linh kiện, dầu thô, than đá, Nhóm hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp phổ biến là túi xách, va li, mũ, ô dù, dệt may, giày dép, gỗ và sản phẩm gỗ Hàng nông sản VN XK sang TQ với khối lượng lớn. Thống kê Hải Quan cho thấy, thị trường TQ chiếm khoảng 60% tổng kim ngạch XK nông lâm thủy sản của VN. Đó là chưa tính con số khá lớn được XK qua đường tiểu ngạch. Các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu được xuất sang TQ như: cao su thiên nhiên, cà phê, hạt điều, tiêu, gạo, sắn và các sản phẩm từ sắn, rau quả; thủy sản và lâm sản. Đây là những mặt hàng có khối lượng lớn nhưng giá trị ít và rất bấp bênh. Đặc biệt, đây cũng là thị trường hết sức phức tạp và hàng nông sản VN dễ bị “tổn thương”. Với cách làm thị trường chưa bài bản ở trong nước và các “chiêu” của thương lái TQ nên hàng nông sản VN đã không biết bao nhiêu lần, với bao nhiêu dạng “sống dở, chết dở”. Đã bao nhiêu lần hàng nông sản VN bị ùn ứ, thậm chí phải đổ bỏ tại các cửa khẩu biên giới phía Bắc, gây thiệt hại đáng kể cho người nông dân và DN. Trong nước, không ít mặt hàng nông, lâm, thủy hải sản bị thương lái TQ thao túng, ép giá, lật lọng làm cho người nông dân điêu đứng. Từ năm 2018, Chính phủ TQ bắt đầu có các quy định mới về quản lý hàng nông sản NK và cách thức tổ chức NK hàng hóa nên gây nhiều khó khăn cho việc XK hàng hóa của VN, đặc biệt là hàng nông sản. Từ tháng 5/2018, TQ chính thức có thông báo cho phía VN bắt đầu thay đổi chính sách NK theo hướng khắt khe hơn, đòi hỏi tiêu chuẩn chất lượng cao hơn. TQ yêu cầu từ ngày 1/5/2019 sẽ áp dụng quy định mới về gắn tem mác, vật lót, bao bì đối với dưa hấu, chuối, mít. Cùng với đó còn một loạt yêu cầu mới như yêu cầu kỹ thuật về an toàn nguyên liệu, thực phẩm; quy định về an toàn thực phẩm, kiểm dịch thực vật của TQ. Yêu cầu đăng ký mã số vùng trồng, địa danh với Hải quan TQ. Khai báo rõ ràng xuất xứ nguồn gốc vùng trồng Thêm vào đó Chính phủ VN và TQ đã thống nhất hướng chuyển dần sang chính ngạch, giảm dần tiểu ngạch trong khi hàng hóa VN xuất sang TQ một phần khá lớn đi theo con đường tiểu ngạch và các DN VN vốn thích đi đường tiểu ngạch Sản phẩm Việt chắc chắn phải vượt qua nhiều rào cản kỹ thuật nếu vẫn muốn vào TQ. Theo thống kê, 2 năm gần đây hàng nông sản VN xuất sang TQ đã sụt giảm (năm 2018 giảm 5,5%; 11 tháng đầu năm 2019 giảm 5,86%). Đây là những khó khăn lớn, nhất là trong ngắn hạn buộc các DN XK của VN phải khắc phục. Một khó khăn không nhỏ bởi tác động của đại dịch viêm phổi cấp virus corona (CoVid 19) bùng phát ở Vũ Hán (TQ) cuối năm 2019, rồi nhanh chóng lan ra nhiều tỉnh thành của TQ các cửa khẩu bị đóng cửa. Hàng nông sản VN lại rơi vào cảnh ế ẩm. Hàng trăm xe container chở hàng nông sản XK xếp hàng hàng tuần chờ thông quan mà không được, và khi đươc thông quan thi cũng nhỏ giọt. Các cuộc “giải cứu” thanh long, dưa hấu và gần đây là tôm hùm tiếp tục diễn ra. Nhìn chung, hàng hóa XK của VN chủ yếu là sản phẩm gia công, lắp ráp và nhóm hàng nguyên liệu thô hoặc mới sơ chế. Giá trị gia tăng của hàng hóa XK còn thấp do chủ yếu dựa vào khai thác các yếu tố sẵn có về điều kiện tự nhiên và nguồn lao động rẻ. Mặc dù tỷ trọng nhóm hàng thô hoặc mới sơ chế tiếp tục xu hướng giảm nhẹ trong cơ cấu hàng hóa XK, song XK nguyên liệu thô, sản phẩm khai khoáng còn chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng kim ngạch XK. Về NK: Các mặt hàng chủ yếu VN NK từ TQ là máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng, linh kiện điện tử, máy ảnh, máy quay phim và linh kiện, ô tô nguyên chiếc, may mặc, 311
  9. sắt thép, phân bón, thuốc trừ sâu Trong đó nhóm các mặt hàng máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng, linh kiện điện tử, TQ là thị trường NK chủ yếu của VN. Tuy vậy, những thiết bị NK từ TQ chủ yếu chỉ có công nghệ trung gian, ít có công nghệ nguồn, thậm chí là công nghệ thấp. Điều này dẫn đến khó có thể tăng năng suất trong tương lai, cũng như khó giúp VN bước nhanh hơn trong việc theo đuổi giá trị gia tăng cao trong chuỗi giá trị toàn cầu. Tỷ trọng hàng tiêu dùng, hàng tiêu dùng xa xỉ (ô tô, điện thoại, quần áo, giầy dép, đồ dùng gia đinh, hoa quả, thực phẩm ) vẫn rất lớn, tình trạng NK hàng hóa không đảm bảo các quy định an toàn và môi trường còn khá phổ biến. Một vấn đề đáng quan ngại hiện rất nhiều mặt hàng VN có thế mạnh, như nông sản, thủy sản vẫn được nhập ồ ạt từ TQ về. Số liệu từ các cơ quan XNK cho thấy, gần một nửa rau quả nhập từ nước ngoài vào VN là từ TQ. Không chỉ NK các loại trái cây, rau củ mà cả nguyên vật liệu, tư liệu đầu vào như máy gặt, lúa giống, phân bón, thuốc trừ sâu cũng lệ thuộc chủ yếu vào TQ. NK phân bón từ TQ vẫn chiếm khoảng 50% tổng lượng phân bón NK của VN. Tương tự, thuốc bảo vệ thực vật nhập từ TQ cũng chiếm tới 50% tổng lượng nhập của VN mỗi năm. Nhiều chuyên gia cho rằng một trong những nguyên nhân là do năng lực sản xuất hàng tiêu dùng trong nước chưa đáp ứng đủ nhu cầu, sức cạnh tranh yếu, hiệu quả đầu tư và năng suất lao động yếu Quan trọng hơn, do chúng ta thiếu một nền công nghiệp phụ trợ, DN phải nhập đến 80-90% nguyên phụ liệu cho sản xuất và TQ là thị trường cung ứng dồi dào, giá rẻ. Đây là vấn đề nan giải khó có thể khắc phục được trong thời gian ngắn. Sự tác động của dịch viêm phổi cấp (CoVid 19) khởi nguồn từ TQ đang ảnh hưởng lớn đến kế hoạch sản xuất kinh doanh của nhiêu DN Việt, nhất là các DN sản xuất hàng XK như dệt may, giày da Hiện nhiều DN đã phải tích cực tìm nguồn thay thế cho hàng TQ vì theo họ nếu dịch kéo dài đến tháng 4 nhều DN sẽ phải đóng cửa. -Đối tượng tham gia XNK vẫn nặng về khu vực doanh nghiệp FDI Thống kê theo thời gian (nhất là những năm gần đây) đều cho thấy khu vực vốn nước ngoài (sau đây gọi tắt là DN FDI) đã và sẽ tiếp tục chiếm ưu thế trong hoạt động XNK của cả nước. Trong quan hệ với TQ sự đóng góp của khối DN FDI cũng hết sức lớn. Trước mắt sự tham gia và đóng góp lớn của khối DN FDI là hết sức quan trọng không chỉ đối với việc hạn chế thâm hụt thương mại mà quan trọng hơn góp phần phát triển sản xuất trong nước. Tuy nhiên xét về lâu dài đây là một hạn chế vì dự kến thời gian tới việc xuất siêu từ khối này sẽ tăng trưởng chậm lại và sự dịch chuyển các nguồn vốn đầu tư có thể bị tác động bởi “trào lưu Brexit”. Trong lúc đó các DN trong nước với quy mô nhỏ, kỹ thuật cũ kỹ, chủ yếu kinh doanh các sản phẩm nông nghiệp, thủ công nghiệp có giá trị XK thấp và rất phụ thuộc. -Thương mại “ngầm” Mặc dù đã có nhiều cách giải thích khác nhau song thực tế không thể phủ nhận tình trạng thương mại “ngầm” đã có và còn khá phổ biến. Do đặc thù VN nằm sát với TQ, có đường biên giới dài và địa hình phức tạp trong khi công tác quản lý buôn bán nói chung còn lỏng lẻo là yếu tố khách quan làm gia tăng việc buôn lậu, trốn thuế, hàng cấm, hàng bẩn Ngoài ra, một nguyên nhân chủ quan hết sức quan trọng làm tăng thêm tình trạng này là do 312
  10. tham hàng giá rẻ và ý thức chấp hành luật pháp của người Việt còn hạn chế. Vấn đề này không chỉ xảy ra với VN mà ngay cả TQ vốn được cho là kiểm soát thương mại chặt chẽ hơn. - Bất ổn định bởi phụ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc. Kết quả là “Trung Quốc biến động một thì Việt Nam hậu quả mười”. Vấn đề này được phản ánh qua các mặt chủ yếu: Một là, sự thay đổi chinh sách tiền tệ của TQ. Thực tế cho thấy từ khi thành lập ACFTA mỗi khi TQ phá giá đồng Nhân dân tệ buộc các nước trong khu vực cũng phá giá theo. Điều đó đã làm cho hàng XK của VN trở nên đắt đỏ hơn do đó các nước NK hàng từ VN hướng tìm thị trường NK khác. Hai là, sản xuất của VN đang có mức độ phụ thuộc rất cao vào TQ cả ở đầu vào (vật tư, nguyên liệu) và đầu ra (thị trường tiêu thụ). Thống kê cho thấy có tới 80% nguyên vật liệu đầu vào, 60% XK nông sản của VN đang phụ thuộc vào TQ. Tỷ lệ NK nguyên vật liệu từ TQ của ngành dệt may VN hiện nay đang đứng ở mức 65%. Gần như TQ đang thống lĩnh các ngành chính là thủy điện, nhiệt điện, xi măng, bauxite, và sàng tuyển than tại VN. Nhóm sản phẩm máy và thiết bị đồng bộ có giá trị NK hàng năm tới hàng chục tỷ USD mỗi năm. 4. Giải pháp nâng cao hiệu quả thương mại của Việt Nam với Trung Quốc Để cải thiện thương mại với TQ theo chúng tôi cần tập trung vào một số vấn đề chủ yếu sau: 1). Đẩy mạnh việc xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và thương mại, trong đó đặc biệt quan tâm xây dựng hệ thống đường xá, kho bãi và các phương tiện kiểm định, bảo quản hàng hóa, nhất là hàng nông sản XK. Mặc dù cho đến nay chúng ta đã có hơn 20 cửa khẩu đã được xây dựng và trong quy hoạch xây dựng nhưng trên thực tế buôn bán với TQ chủ yếu vẫn tập trung vào 3 cửa khẩu chinh, gồm: Lào Cai (đường sắt và đường bộ), Lạng Sơn (đường sắt và đường bộ) và Móng Cái. Trong số đó hai tuyến đường bộ đi Lạng Sơn và Lào Cai tương đối tốt, còn hai tuyến đường sắt đã qua cũ kỹ và ít được sử dụng vì việc chuyển tiếp hàng hóa khó khăn, tốn kém; tuyến đường bộ đi Móng Cái quá dài, nhỏ hẹp vừa tốn kém vừa nguy hiểm. Trong khi những mặt hàng nông sản XK sang TQ chủ yếu được mang từ nam Bộ hay miền Trung ra, trong đó rất nhiều mặt hàng khó bảo quản như thịt, rau xanh, hoa quả Những năm gần đây chúng ta đã đầu tư xây dựng mới và nâng cấp nhiều tuyến đường đáp ứng tốt hơn vận chuyển hàng hóa nhưng so với nhu cầu còn rất hạn chế và chi phí vận chuyển còn cao. Đặc biệt các tuyến nối các cửa khẩu của các tỉnh Cao Bằng, Hà Giang, Điện Biên, Lai Châu còn hết sức sơ khai. Bên cạnh đó các tuyến cao tốc BOT Hà Nội - Lào Cai, Hà Nội - Lạng Sơn mức phí quá cao. Hệ thống kho bãi, các phương tiện kiểm định, kiểm dịch, bảo quản hàng hóa còn nhỏ hẹp, thiếu thốn đang là nguyên nhân dẫn đến tinh trạng ùn ứ hàng hóa ở các cửa khẩu diễn ra thường xuyên. Đây cũng là nguyên nhân làm cho nhiều hàng hóa XK trở nên kém chất lượng, giảm giá, thậm chí phải bỏ đi. Hàng hóa XK của VN khó xâm nhập sâu vào các thị trường nội địa TQ. Đáng chú ý, hiện do nước ta có rất ít các kho bảo quản nên chí phí bảo quản trong các khâu thu hái, bao gói và vận chuyển lạnh để XK rất cao. Việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật về bảo quản sản phẩm ở các trung tâm phát triển cây ăn quả trong cả nước rất han chế. Bởi vậy để đẩy mạnh XNK với TQ ngoài việc đầu tư xây dựng hệ thống đường xá cần tăng cường đầu tư mở rộng hệ thống kho bãi, khu vực bảo quản hàng hóa và các phương tiện kiểm định hàng hóa tốt. 313
  11. 2). Làm tốt công tác quản lý thị trường, quản lý XNK, chống buôn lậu, gian lận thương mại và các hình thức “thương mại ngầm”. Buôn lậu, gian lận thương mại để lại hậu quả nhiều mặt đối với nền kinh tế và đời sống xã hội. Nó đã và sẽ còn là nguyên nhân kìm hãm sản xuất trong nước, làm cạn kiệt tài nguyên, thất thu thuế, tác động xấu đến môi trường, ảnh hưởng xấu đến đời sống dân sinh Ngoài ra, thương mại ngầm sẽ gây khó khăn và không bảo đảm tính xác thực khi xây dựng các chinh sách. Tuy nhiên, tinh trạng này còn khá phổ biến trong hoạt động XNK ở nước ta trong đó có thị trường TQ. Bởi vậy việc chống buôn lậu, gian lận thương mại ngày một trở nên bức thiết, đặc biệt với thị trường TQ. 3). Đa dạng hóa thị trường XNK. Qua nghiên cứu chúng ta thấy, thương mại nói riêng và hoạt động SXKD trong nước đang phụ thuộc rất lớn vào TQ. Có chuyên gia tính toán rằng nều ngừng quan hệ thương mại với VN, TQ chỉ ảnh hưởng 1%, trong khi VN bị ảnh hưởng tới gần 30%. Đây là chưa tính đến những tác động về sản xuất trong nước như công ăn việc làm, XK của các DN (chủ yếu là DN FDI) ra nước khác Tuy nhiên, đây là vấn đề tất yếu bới TQ là nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới và ngay trong quan hệ thương mại với nền kinh tế lớn nhất thế giới (Mỹ) hàng năm TQ cũng thặng dư hàng trăm tỷ USD. Tuy vậy, đây chỉ là bài toán ngắn hạn về tiết kiệm chi phí, hiệu quả. Xét về lâu dài sự phụ thuộc quá lớn vào một nền kinh tế đều tiềm ẩn sự bất ổn. Do vậy, trong chiến lược phát triển lâu dài chúng ta phải mở rộng thị trường, đa dạng hóa thị trường. Điều này không chỉ với thị trường TQ mà cả thị trường Mỹ, EU. Bởi thực tế hiện nay chúng ta đã có quan hệ thương mại với hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ nhưng các thị trường chính vẫn là Mỹ, EU, TQ, Nhật Bản, Hàn Quốc. Nếu không đa dạng hóa cả thị trường XK, lẫn NK, chúng ta sẽ ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào TQ trong lĩnh vực thương mại. Hệ quả là chỉ cần TQ điều chỉnh chính sách thương mại hoặc có động thái áp dụng các biện pháp bảo hộ hàng sản xuất trong nước, hỗ trợ XK, cấm hoặc hạn chế mặt hàng XNK nào đó thì nền kinh tế trong nước sẽ gặp không ít khó khăn. Về cơ bản, vẫn cần tiếp tục mở rộng quy mô và đa dạng hoá sản phẩm ở các thị trường lớn hiện nay như EU, Mỹ, ASEAN, Nhật Bản, Hàn Quốc và TQ. Tuy nhiên, việc mở rộng thị trường Nga, Đông Âu, châu Phi, Trung cận Đông, Mỹ Latinh và các thành viên còn lại của khối TPP (trong tương lai) là hết sức cần thiết. 4). Phải không ngừng đổi mới và nâng cao chất lượng hàng hóa. Ở các nước phát triển, người dân có thu nhập cao chất lượng thường được coi là yếu tố hàng đầu. Đặc biệt cần chú trọng vấn đề vệ sinh, an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường. Mặc dù TQ hiện vẫn được coi là thị trường dễ tính nhưng xu hướng phát triển chung khi thu nhập tăng những đòi hỏi về tiêu dùng hàng chất lượng cao cũng sẽ tăng. Thời gian gần đây, không ít mặt hàng XK như tôm, cá, rau, củ, quả bị các thị trường như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản trả về vì không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, dư lượng kháng sinh, thuốc bảo vệ thực vật cao hơn mức độ cho phép. Điều này gây thiệt hại lớn về kinh tế và hạ thấp uy tín của hàng XK VN. Đây cũng là lài học kinh nghiệm lớn cho sản xuất XK của chúng ta trong quan hệ đối tác với các nước trong đó có TQ. Đổi mới, nâng cao chất lượng hàng hóa nhằm củng cố uy tín hàng Việt, nâng cao sức cạnh tranh và tạo giá trị gia tăng cao. Đổi mới, nâng cao chất lượng hàng hóa còn là biện pháp giúp hàng hóa chúng ta tránh được rủi ro thương mại bới những hàng rào kỹ thuật được dâng 314
  12. cao khi các FTA ngày càng có hiệu lực. Đổi mới, nâng cao chất lượng hàng hóa theo hướng giảm dần sự phụ thuộc vào TQ bằng cách phát triển công nghiệp phụ trợ trong nước, kiểm soát NK từ TQ cũng là cách tăng cường khả năng phòng vệ của kinh tế Việt Nam. Giải pháp căn cơ hiện nay là VN cần phải làm tốt những mặt hàng thế mạnh của mình để nâng cao sức cạnh tranh cả về giá và chất lượng khi hàng TQ tràn vào. Đẩy mạnh công nghiệp phụ trợ, thu hút vốn đầu tư nước ngoài ở các ngành công nghiệp đầu vào. Thu hút nguồn đầu tư vào VN đối với các lĩnh vực đang yếu và thiếu, đặc biệt là các ngành sản xuất nguyên liệu đầu vào cho phát triển kinh tế trong nước và gia công XK, giảm dần và thay thế nguốn nguyên, phụ liệu vẫn phải NK từ nước ngoài (xăng dầu, phân bón, sắt thép, vật liệu xây dựng, nguyên phụ liệu dệt may, giầy da ). 5). Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, nghiên cứu thị trường, thực hiện các cam kết bảo đảm bình đẳng cho hàng XK VN. Các ngành chức năng cần tăng cường và tiếp tục đổi mới các hoạt động xúc tiến thương mại, có giải pháp hỗ trợ phù hợp đối với các ngành hàng XK gắn với nâng cao chất lượng sản phẩm và xây dựng thương hiệu. Tăng cường đầu tư và quản lý hiệu quả hoạt động xúc tiến thương mại. Nhiều chuyên gia cho rằng hiện nay, mỗi năm chi phí xúc tiến thương mại cả nước chưa đến 10 5 triệu USD, như vậy là quá ít. Thời gian gần đây, VN đã có những bước tiến lớn về hội nhập kinh tế quốc tế, nhưng sắp tới cần đẩy mạnh hơn nữa hoạt động đàm phán, ký kết và thực hiện tốt các FTA. Để các DN và người sản xuất hiểu rõ về những nội dung cần thiết trong quá trình hội nhập, cần tiếp tục tăng cường hoạt động tuyên truyền, phổ biến để mọi người có liên quan tận dụng tối đa các điều kiện thuận lợi về FTA. Những năm qua, công tác dự báo thị trường hàng hóa, nhu cầu, giá cả trên thế giới của chúng ta còn yếu, chậm và thường ít chính xác, nên hiệu quả kinh doanh không cao, có lúc còn thua lỗ hoặc bị khách hàng lừa. Vì vậy cần tăng cường công tác dự báo thị trường, bám sát tình hình thị trường, đặc biệt cần nắm bắt chặt chẽ những thị trường có quan hệ lớn, thị trường mới trong hoạt động XNK với VN. Chính phủ cũng như chính quyền các địa phương nghiên cứu và xây dựng chiến lược sản phẩm XK giúp các DN, nhất là nông dân. Được biết TQ là nước có nhu cầu lớn về NK nên tới đây một số sàn thương mại điện tử nước này sẽ thâm nhập vào VN, mua hàng hóa VN để cung cấp cho thị trường nước họ. Đây là cơ hội lớn để hàng hóa VN xuất khẩu, giảm tỷ trọng nhập siêu từ quốc gia láng giềng. Nâng cao hiệu quả công tác thông tin, tuyên truyền, cải thiện thủ tục hành chính nhanh nhạy nhằm tránh rủi ro cho DN khi thực hiện các hợp đồng XK. Nâng cao tinh thần trách nhiệm, trinh độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ, nhân viên Hải quan và các cơ quan liên quan đến hoạt động XNK như bảo vệ thực vật, vệ sinh dịch tễ nhất là ở các cửa khẩu. Chính phủ cần chỉ đạo thực hiện liên kết chặt chẽ, có trách nhiệm giữa các vùng, các tỉnh, các địa phương có quan hệ với nhau trong các hoạt động XNK. Ví dụ, dưa hấu của Quảng Nam, Quảng Ngãi XK qua Lạng Sơn, Lào Cai nên các địa phương cần thống nhất, hợp tác, hỗ trợ nhau tổ chức tốt các khâu để đẩy mạnh XK, hạn chế rủi ro, thiệt hại. Ngoài ra, để giải quyết tốt bài toán kinh tế với TQ chúng ta cần thực hiện các giải pháp khác, mang tính đồng bộ như: Có chính sách tỷ giá của Ngân hàng linh hoạt, phát triển quan hệ thương mại Việt - Trung theo hướng tiến tới cân bằng kim ngạch XNK, chủ động đàm phán với TQ gia tăng NK các hàng nông sản, hàng công nghiệp của VN, đồng 315
  13. thời tăng đầu tư trực tiếp vào VN để sản xuất và XK hàng hóa trở lại TQ, khuyến khích XK hàng hóa chế biến tinh, giá trị gia tăng cao Kết luận: Quan hệ thương mại VN - TQ vốn có truyền thống lâu đời. Do điều kiện địa lý - kinh tế - xã hội đặc thù nên dù chinh phủ các nước có ngăn cấm thì quan hệ buôn bán giữa hai nước vẫn diễn ra thường xuyên và trên diện rộng. Thực tế cho thấy ngay ở giai đoạn quan hệ chinh trị giữa hai nước bất đồng, Chính phủ ngăn cấm giao thương giữa hai nước nhưng buôn bán vẫn diễn ra liên tục. Tất nhiên đó là buôn lậu, nếu đứng trên quan điểm chinh trị. Tuy vậy, dù với hình thức gì, quy mô nào thì buôn bán hay mậu dịch “đường biên” vẫn là sự cần thiết và có lợi, trước hết cho nhân dân vùng biên giới giữa các nước. Sự trao đổi hàng hóa và dịch vụ giữa các nước giúp phát triển sản xuất, phát huy lợi thế (tương đối và tuyệt đối) giữa các quốc gia, đáp ứng kịp thời và hiệu quả nhu cầu đời sống nhân dân, củng cố và thắt chặt thêm mối quan hệ láng giềng cùng chung sức giải quyết tốt hơn các vấn đề an ninh - chinh trị - xã hội. Do vậy, việc đẩy mạnh quan hệ kinh tế và thương mại giữa VN với TQ không còn là vấn đề phải bàn cãi. Tuy vậy, vấn đề là, cần có chủ trương định hướng, chinh sách phù hợp và giải pháp tích cực, hữu hiệu để không ngừng mở rộng hơn nữa quan hệ kinh tế nói chung và quan hệ thương mại nói riêng của VN với TQ trên nguyên tắc bảo đảm tính độc lập, tự chủ, hiệu quả và bền vững. TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1. Bộ Công Thương, Báo cáo tình hình hoạt động ngành công nghiệp và thương mại các năm năm 2011 - 2016. 2. Tổng cục Hải quan, Báo cáo xuất nhập khẩu qua các năm 2011 - 2015, 2016. 3. Tổng cục Thống kê, Báo cáo xuất nhập khẩu các năm 2011- 2015, 2016. 4. Tổng cục Thống kê, Tổng hợp số liệu thống kê hàng năm (2015). 5. suat-thue-nhap-khau-uu-dai-dac-biet-cua-viet-nam. 6. 09/06/2015. 7. 8. dbmg14.html 9. Kinh tế Trung Quốc 10. nam-2014/305197.vnp 11. tuc-tang-336875.html (29/5/2017) 12. (14/7/2017) 13. 112473.html 316