Quản lý đầu tư công với phát triển bền vững kinh tế ở Đồng Tháp
Bạn đang xem tài liệu "Quản lý đầu tư công với phát triển bền vững kinh tế ở Đồng Tháp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- quan_ly_dau_tu_cong_voi_phat_trien_ben_vung_kinh_te_o_dong_t.pdf
Nội dung text: Quản lý đầu tư công với phát triển bền vững kinh tế ở Đồng Tháp
- QUẢN LÝ ĐẦU TƢ CÔNG VỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KINH TẾ Ở ĐỒNG THÁP ThS. Lê Văn Tuấn Đại học Đồng Tháp Tóm tắt Đồng Tháp là một trong những điểm sáng của Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và cả nước về môi trường đầu tư. Trong nhiều năm liền, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của Đồng Tháp luôn ở nhóm 5 tỉnh có thứ hạng đứng đầu cả nước (trừ năm 2007 xếp hạng 65, xếp hạng 1 năm 2012, năm 2016 đứng thứ 3 cả nước và đứng đầu vùng ĐBSCL) (VCCI, 2016), hệ thống các cơ quan hành chính của tỉnh cũng thuộc nhóm đứng đầu cả nước về mức độ sẵn ứng dụng thu hút đầu tư được đẩy mạnh, phát triển sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh. Từ đó, cho thấy chính quyền địa phương biết quan tâm và có trách nhiệm đối với cộng đồng, doanh nghiệp đang đầu tư ở tại địa phương. Ngoài thế mạnh sẵn có là cung ứng nguyên liệu nông nghiệp (lúa, cá, trái cây), Đồng Tháp có nhiều tiềm năng phát triển mạnh khu vực kinh tế thương mại – dịch vụ và phát triển ở mức độ vừa phải khu vực kinh tế công nghiệp - xây dựng. Trong thời gian qua, mặt dù đầu tư công đã thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và thay đổi đáng kể bề mặt xã hội trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, kết quả và hiệu quả đầu tư công của tỉnh nhìn chung vẫn chưa đạt được như mong muốn. Trong thời gian tới, tăng cường công tác quản lý hoạt động đầu tư công trên địa bàn tỉnh là một trong những giải pháp vô cùng quan trọng, chính quyền tỉnh cần quan tâm thực hiện để góp phần vào thực hiện thành công công cuộc phát triển kinh tế tỉnh. Từ khóa: Quản lý, vốn đầu tư, đầu tư công, xây dựng cơ bản, ngân sách nhà nước, phát triển bền vững I. CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA TỈNH ĐỒNG THÁP ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CÔNG TẠI ĐỊA PHƯƠNG Ở vùng ĐBCL, Đồng Tháp là địa phương duy nhất có 2 nhánh sông chính của sông Mekong (sông Tiền và sông Hậu) chảy qua trung tâm của vùng ĐBSCL, mang đến lượng phù sa và nguồn nước ngọt dồi dào phục vụ phát triển sản xuất nông - thủy sản. Thủy sản và lúa (vựa lúa lớn thứ 3 của Việt Nam) là hai thế mạnh của tỉnh (UBND tỉnh Đồng Tháp, 2011) vị trí nằm sát thượng lưu sông Tiền với các tuyến giao thông thủy bộ từ biên giới Việt Nam - Campuchia ra biển, tạo điều kiện thuận lợi về kinh tế đối ngoại hướng ra các nước Đông Nam Á và là cửa ngỏ của vùng Tứ giác Long Xuyên hướng về vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (UBND tỉnh Đồng Tháp, 2014). Do vậy, Đồng Tháp có nhiều thuận lợi cho việc đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp. Ngoài việc được cung cấp nguồn nước ngọt, bồi đắp phù sa. Đồng Tháp còn có tuyến hệ thống giao thông thủy quốc tế quan trọng nối cảng Đồng Tháp với Campuchia và biển Đông, cảng Cần Thơ và TP. Hồ Chí Minh. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho tỉnh phát triển kinh tế theo hướng xuất khẩu. 257
- Trong bối cảnh khó khăn chung của cả nước và thế giới, mức tăng trưởng kinh tế của tỉnh Đồng Tháp trong thời gian qua vẫn duy trì được khả năng tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch và thu nhập người dân ngày càng được cải thiện. Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2006 - 2014 là chưa ổn định và biên độ dao động khá lớn, đạt 14,1%/năm/KH 14,5%/năm trong 5 năm 2006-2010 và mức tăng trưởng này có xu hướng chậm lại 5 năm 2011-2015, giảm còn 9,5%/năm/KH 13,0%/năm (theo giá năm 1994), GRDP bình quân đầu người ước đạt 32,6 triệu đồng, tương đương 1.517 USD, bằng 1,61 lần năm 2010 (theo giá thực tế) (UBND tỉnh Đồng Tháp, 2009; UBND tỉnh Đồng Tháp, 2017). Kinh tế tỉnh có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tỷ trọng nông nghiệp giảm dần, tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ. Tuy nhiên, mức chuyển dịch chậm, năm 2010 (theo giá hiện hành), cơ cấu kinh tế chuyển sang công nghiệp hoá với 50,04% khu vực 1, 22,5% khu vực 2 và 27,46% khu vực 3. Đến năm 2012, khu vực 1 là 49,18%, 23,43% khu vực 2 và 27,39% khu vực 3. Năm 2015, khu vực 1 đạt 37%, trong khi đó khu vực 2 đạt 22,57% và khu vực 3 đạt 40,28% (UBND tỉnh Đồng Tháp, 2015; UBND tỉnh Đồng Tháp, 2009). Kim ngạch xuất nhập khẩu tăng và duy trì với hai mặt hàng chủ lực là lúa, thủy sản và một số mặt hàng khác. Nhiều doanh nghiệp đã linh hoạt, thích ứng với những biến động khó lường của thị trường, đáp ứng dần theo nhu cầu của xã hội. Hàng hóa nội được khuyến khích sử dụng thông qua các phiên chợ đưa hàng Việt về nông thôn, các khu, cụm công nghiệp; một số sản phẩm của tỉnh như: trái cây, rau củ quả, nem, bánh phồng tôm, các sản phẩm sau gạo, bước đầu đã vào các hệ thống siêu thị của tỉnh, thành phố Hồ Chí Minh, Phnom Penh Doanh nghiệp Cỏ May, Công ty Cẩm Nguyên, Công ty Lương thực Đồng Tháp đã đi đầu xây dựng thương hiệu gạo cao cấp hướng đến hệ thống phân phối quốc gia và nước ngoài. Công tác xúc tiến thương mại, đầu tư chuyển biến tích cực. Hình ảnh, môi trường kinh doanh, đầu tư của Tỉnh được tăng cường quảng bá, mở rộng tiếp cận với các nhà đầu tư, doanh nghiệp trong và ngoài nước, đã thu hút nhiều nhà đầu tư đến tìm hiểu cơ hội hợp tác đầu tư, nhất là các đối tác đến từ Nhật Bản, Hà Lan, Hàn Quốc mở ra nhiều cơ hội hợp tác với các nước có nền nông nghiệp tiên tiến, phù hợp với định hướng tái cơ cấu ngành nông nghiệp của Tỉnh. Ngoài ra, đã có nhiều nhà đầu tư đến tìm hiểu đầu tư vào Tỉnh như: Tập đoàn QMI - Đài Loan, tập đoàn KRC (Hàn Quốc), Tập đoàn đầu tư tài chính Dialog - Nga, Tập đoàn CJ - Hàn Quốc, Tập đoàn Injae - Hàn Quốc, Tổng công ty dệt may Hệ thống kết cấu hạ tầng được tăng cường đầu tư bằng nhiều nguồn vốn, đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) của tỉnh. Trong đó, tập trung đầu tư các công trình giao thông, thủy lợi, hạ tầng khu, cụm công nghiệp, khu kinh tế cửa khẩu, hạ tầng thương mại - dịch vụ, du lịch, đô thị, trường học, trường dạy nghề, bệnh viện, trạm y tế, các công trình văn hoá – xã hội, phục vụ dân sinh, nhiều công trình đã hoàn thành đưa vào sử dụng, phát huy hiệu quả tích cực, thúc đẩy KT-XH tỉnh phát triển đi lên. 258
- Về các lĩnh vực văn hoá - xã hội, trong các năm qua tỉnh đã tập trung đầu tư phát triển các lĩnh vực y tế, giáo dục, văn hoá, tạo việc làm, xoá đói giảm nghèo, hạ thấp tỷ lệ tăng dân số, từng bước cải thiện đời sống, thông qua các chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục và đào tạo; phòng chống một số bệnh xã hội, dịch bệnh nguy hiểm như HIV/AIDS; xoá đói giảm nghèo và việc làm; dân số và kế hoạch hoá gia đình; nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn đã và đang được triển khai có nhiều kết quả khả quan trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh một số điểm nổi bật về mặt đạt được của KT-XH, tỉnh vẫn còn một số hạn chế không nhỏ và ảnh hưởng đến hoạt động kết và hiệu quả đầu tư công trên địa bàn tỉnh. Là địa phương có lợi thế về nông nhiệp, phong phú về tài nguyên thiên nhiên đất đai nông nghiệp và rừng ngập nước. Đây là lợi thế tỉnh cần tập trung đầu tư hơn nữa theo hướng hình thành các vùng chuyên canh lớn về lúa, cá, cây ăn trái, rừng tạo ra hàng hóa có chất lượng cao và tập trung cung ứng cho chế biến và xuất khẩu. Đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn sẽ tạo nền tảng ổn định cơ bản cho công nghiệp, dịch vụ phát triển, thúc đẩy phát triển KT-XH theo mục tiêu tăng trưởng nhanh và bền vững. Đồng Tháp tuy là một tỉnh nhỏ của vùng ĐBSCL, nhưng vẫn có một nguồn tài nguyên đất đai, hệ thống sông rạch khá phong phú. Đây là điều kiện thuận lợi để tỉnh phát triển đồng bộ các khu vực kinh tế, đầu tư xây dựng các khu kinh tế mang tính chất tiểu vùng như khu công nghiệp theo hướng chế biến nông ngư sản và phục vụ nông ngư nghiệp, khu chợ đầu mối gạo – trái cây, đầu tư khu thương mại tập trung, phục vụ nhu cầu phát triển KT-XH của tỉnh. Đặc biệt, với lợi thế có hệ thống giao thông thủy quốc tế quan trọng nối cảng Đồng Tháp với Campuchia và Biển Đông, cảng Cần Thơ và TP. Hồ Chí Minh. Đây là lợi thế tỉnh đầu tư phát triển kinh tế biên giới và phát triển sản xuất theo hướng xuất khẩu. Cơ cấu kinh tế của tỉnh hiện nay là nông nghiệp và dịch vụ - công nghiệp. Trong đó, nông nghiệp đang đóng vai trò chủ đạo, tạo nguồn lực cho đầu tư phát triển Tỉnh. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng của nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào qui mô mở rộng diện tích, năng suất tăng chậm, hiệu quả sản phẩm còn thấp. Các cơ sở công nghiệp đều có quy mô nhỏ, đầu tư ít, kỹ thuật và trang bị kém, Tỉnh còn thiếu các lĩnh vực nguồn và thiếu cơ sở có công nghiệp bảo quản chế biến hiện đại, làm đầu tàu phát triển cho tỉnh. Xuất khẩu của tỉnh chủ yếu nông sản sơ chế, giá cả bấp bênh gây ảnh hưởng đến tính bền vững trong phát triển kinh tế chưa cao. Ngoài ra, kết cấu hạ tầng kỹ thuật (thủy lợi, cầu đường, đường phố, giao thông nông thôn, bến bãi, điện, nước, thông tin liên lạc ) của tỉnh nhìn chung tuy được quan tâm đầu tư nhưng còn yếu và thiếu đồng bộ, chưa được đầu tư đúng mức làm hạn chế khả năng thu hút đầu tư phát triển công nghiệp, thương mại và dịch vụ, dẫn đến hiệu quả đầu tư chưa cao trong thời gian qua (UBND tỉnh Đồng Tháp, 2011). 259
- II. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG THÁP 2.1. Tỷ trọng vốn đầu tư công trong tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp Tỉnh Đồng Tháp luôn xác định vốn trong nước trên địa bàn tỉnh là quyết định, vốn nước ngoài trên địa bàn tỉnh là quan trọng trong phát triển KT - XH của tỉnh. Cơ cấu và tốc độ phát triển của các nguồn vốn này qua các năm (bảng 1) cho thấy tỉnh đã huy động vốn đầu tư từ nguồn vốn trong nước có sự kết hợp huy động nguồn vốn nước ngoài thông qua các kênh đầu tư trực tiếp làm tăng nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế của tỉnh trong thời gian qua. Bảng 1: Quy mô và cơ cấu vốn đầu tƣ phát triển tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2011 - 2016 phân theo nguồn vốn Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Tổng số (tỷ đồng) 7.553 8.556 8.653 11.684 12.678 14.596 Vốn đầu tư công 2.391 2.348 2.389 4.186 4.778 4.470 Vốn khu vực ngoài NN 5.114 6.140 6.195 7.418 7.884 10.089 FDI 48 68 70 80 17 36 Tỷ trọng (%) 100 100 100 100 100 100 Vốn đầu tư công 31,66 27,44 27,61 35,83 37,69 30,62 Vốn khu vực ngoài NN 67,71 71,76 71,59 63,49 62,19 69,12 FDI 0,63 0,80 0,80 0,68 0,12 0,26 Nguồn: Tổng hợp của Tác giả từ số liệu của (Cục Thống Kê tỉnh Đồng Tháp (2017)) Trong giai đoạn 2010 - 2016, vốn đầu tư phát triển kinh tế tỉnh Đồng Tháp không ngừng tăng qua các năm trong tất cả các khu vực, trừ vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Tỷ trọng đầu tư công chiếm gần một nửa tổng vốn đầu tư phát triển của tỉnh, vốn khu vực ngoài nhà nước (NN) luôn chiến tỷ trọng đáng kể không dưới 62%/năm. Tỷ trọng đầu tư khu vực NN trong tổng vốn đầu tư phát triển của tỉnh có xu hướng giảm khá nhanh từ năm 2011-2013, nhưng lại tăng lên tiếp tục ở các năm sau 2014, 2015 và 2016. Tỷ trọng đầu tư khu vực ngoài NN có xu hướng giảm qua các năm nhưng tăng lại trong năm 2016 là 69,12% so với năm 2015 là 62,19%. Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Đồng Tháp chiếm tỷ trọng rất thấp, không quá 0,80% hằng năm trong tổng vốn đầu tư phát triển của tỉnh và có xu hướng giảm nhẹ. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh năm 2016 chỉ đạt 0,26% trong tổng vốn đầu tư phát triển của tỉnh. Nhìn chung, việc huy động vốn đầu tư phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua chủ yếu là nguồn vốn trong nước trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh nguồn vốn từ ngân sách nhà nước (NSNN) trên địa bàn tỉnh, các nguồn vốn từ doanh nghiệp, vốn của dân cư trên địa bàn tỉnh đã được huy động cho công cuộc phát triển kinh tế của tỉnh. Song song với đó là công tác thu hút được nguồn vốn đầu tư của nước ngoài đã được lãnh đạo tỉnh quan tâm, tuy nhiên do điều kiện về cơ sở hạ tầng, các điều kiện lợi thế cũng như các 260
- chính sách đầu tư còn chậm chạp, chưa hợp lý mà tỉnh đưa ra chưa thật sự hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào tỉnh. 2.2. Đầu tƣ công góp phần thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế tỉnh Đồng Tháp Trong những năm qua, Trung ương, tỉnh triển khai đầu tư xây dựng nhiều chương trình, dự án quan trọng phục vụ phát triển kinh tế - xã an ninh quốc phòng trên địa bàn tỉnh, tạo áp lực không nhỏ cho công tác quản lý ngành. Các dự án, công trình xây dựng đã đáp ứng mục tiêu đầu tư, phát huy tính hiệu quả, được triển khai đầu tư xây dựng đúng quy hoạch của ngành, địa phương, phục vụ kịp thời yêu cầu phát triển kinh tế của địa phương. Về cơ bản đã đạt được những thành tựu quan trọng trên nhiều lĩnh vực, mức tăng trưởng kinh tế của tỉnh Đồng Tháp trong thời gian qua vẫn duy trì được khả năng tăng trưởng khá, chuyển dịch cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch và thu nhập người dân ngày càng được cải thiện. Tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2006-2014 là chưa ổn định và biên độ dao động khá lớn, đạt 14,1%/năm/KH 14,5%/năm trong 5 năm 2006-2010 và mức tăng trưởng này có xu hướng chậm lại 5 năm 2011-2015, giảm còn 9,5%/năm/KH 13,0%/năm (theo giá năm 1994), GRDP bình quân đầu người ước đạt 32,6 triệu đồng, tương đương 1.517 USD, bằng 1,61 lần năm 2010 (theo giá thực tế) Tốc độ tăng trưởng (%) 16 14 13.08 12 9.74 10 % 8 6.6 6.07 6.38 5.49 5.64 6 4 2 0 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Năm Hình 1: Tốc độ tăng trƣởng kinh tế tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2010 – 2016 Nguồn: Tổng hợp số liệu của Cục Thống kê tỉnh Đồng Tháp Về Giá trị sản xuất (GTSX) của Tỉnh trong thời gian qua ngày càng tăng, trung bình 5 năm 2011– 2015 đạt 10.2575,9 tỷ đồng/năm. Năm 2016, GTSX trên địa bàn tỉnh đạt 118.540,61 tỷ đồng, tăng gấp 0,48 lần so với năm 2010. 261
- Bảng 2. GTSX và cơ cấu GTSX Tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2010 - 2016 phân theo nhóm ngành kinh tế Chỉ tiêu/năm 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Giá trị (tỷ đồng) 79.618,32 91.480,44 98.128,74 103.965,75 107.379,81 111.925,00 118.540,61 Nông, lâm nghiệp và thủy sản 29.983,78 31.807,29 33.324,53 34.909,70 36.116,73 36.877,31 37.976,47 CN-XD 32.350,70 41.143,51 44.924,89 47.981,11 47.981,11 50.069,94 53.442,00 Dịch vụ 17.283,85 18.529,63 19.879,32 21.074,95 23.281,98 24.977,76 27.122,14 Tỷ trọng (%) 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100 Nông, lâm nghiệp và thủy sản 37,66 34,77 33,96 33,58 33,63 32,95 32,04 CN-XD 40,63 44,98 45,78 46,15 44,68 44,74 45,08 Dịch vụ 21,71 20,25 20,26 20,27 21,69 22,31 22,88 Nguồn: Tổng hợp của Tác giả từ số liệu của Cục thống kê tỉnh Đồng Tháp Qua bảng 2, GTSX của các lĩnh vực đều tăng qua các năm. Tuy nhiên, xét trong mối tương quan giữa các ngành trong tỉnh thì có thể thấy, trong cơ cấu GTSX toàn tỉnh thì tỷ trọng GTSX của ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản có xu hướng giảm, tỷ trọng GTSX ngành CN- XD, GTSX ngành dịch vụ có xu hướng tăng dần. Bên cạnh đó, tốc độ phát triển liên hoàn của ngành nông, lâm và thủy sản cũng tăng ít hơn so với tốc độ phát triển liên hoàn của ngành CN- XD, ngành TM-DV. Kết quả trên cho thấy, trong những năm qua, đầu tư trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp đã có xu hướng giảm dần tỷ trọng đầu tư trong ngành nông nghiệp và tăng dần tỷ trọng đầu tư trong ngành CN-XD, TM-DV. Điều này làm cho giá trị mà các ngành này tạo ra cũng có sự thay đổi tương ứng. 2.3. Đóng góp về mặt xã hội của hoạt động đầu tƣ công a) Hạ tầng giao thông Hệ thống quốc lộ trên địa bàn tỉnh đã được nâng cấp mở rộng, đạt tiêu chuẩn như Quốc lộ 54, Quốc lộ 80 cơ bản hoàn chỉnh, đã hoàn thành tuyến tránh TP.Sa Đéc. Quốc lộ 30 đoạn ranh Tiền Giang – TP. Cao Lãnh đang được Bộ Giao thông vận tải đầu tư, nâng cấp theo hình thức BOT (DA đã triển khai, tuy nhiên đến nay đã tạm ngưng do thay đổi đối tác trong liên doanh BOT); đoạn Hồng Ngự - Dinh Bà (dài 18,5 km) chuẩn bị khởi công bằng nguồn vốn TPCP giai đoạn 2016 – 2018; đã hình thành tuyến tránh thị xã Hồng Ngự dài 5,4 km. Quốc lộ N2 – đường Hồ Chí Minh: đã hoàn thành giai đoạn 1 (ranh Long An – thị trấn Mỹ Thọ dài 30,8 km); đoạn Cao Lãnh – Vàm Cống dài 26 km. Hệ thống đường tỉnh cũng được đầu tư cơ bản hoàn chỉnh 9 tuyến đường tỉnh: ĐT 841, ĐT 842, ĐT 843, ĐT 850, ĐT 851, ĐT 852, ĐT 853, ĐT 855 (đoạn Hòa Bình – Tân Phước), đường ĐT 846 đoạn Tân Nghĩa – Đường Thét. Hệ thống đường huyện và giao thông nông thôn cũng đã được đầu tư nâng cấp, mở rộng, bê tông hóa, nhựa hóa các 262
- tuyến đường huyện và đường xã hiện có; ưu tiên đầu tư các tuyến đấu nối các tuyến đường huyện, đường xã theo quy hoạch Đến nay, trên toàn tỉnh đảm bảo đường giao thông kết nối đến các trung tâm hành chính cấp xã đi được bằng ô tô các mùa trong năm, có 47/119 xã đạt tiêu chí số 2 về giao thông. b) Hạ tầng thủy lợi và ứng phó biến đổi khí hậu Hệ thống kênh mương nội đồng, đê bao, cống điều tiết, trạm bơm điện phục vụ sản xuất nông nghiệp hàng năm được Tỉnh và cấp huyện quan tâm đầu tư; đã hoàn thành nạo vét, mở rộng các kênh trục thoát lũ, kiểm soát lũ. Qua đó, từng bước chủ động nguồn nước tưới tiêu, ngăn lũ, phục vụ sản xuất nông nghiệp, phát triển kinh tế địa phương (một số dự án như: hạ tầng phục vụ nuôi cá tra huyện Thanh Bình, Kênh Ranh Hồng Ngự - Tân Hồng – Tam Nông, Rạch Chùa – Gia Vàm Lung Độn ). Trong những năm qua, đã đầu tư xây dựng nhiều công trình kè bảo vệ bờ sông Tiền, đê bao chống lũ bảo vệ dân cư và các kênh rạch chính thuộc địa phận tỉnh Đồng Tháp, kịp thời khắc phục sạt lở, bảo vệ đời sống người dân (như: Kè chống xói lở sông Tiền khu vực Thường Thới Tiền; Nâng cấp đê bao bảo vệ thị trấn Sa Rài, huyện Tân Hồng; kè chống xói lở TP. Sa Đéc giai đoạn 2 và 3; Khắc phục sạt lở bờ sông Tiền thuộc địa phận xã An Hiệp, huyện Châu Thành ). Thực hiện Chương trình xây dựng cụm tuyến dân cư và nhà ở vùng ngập lũ vùng ĐBSCL giai đoạn 2, Tỉnh đã xây dựng hoàn thành 53 cụm, tuyến dân cư, góp phần ổn định chỗ ở cho các hộ dân vùng ngập lũ. e) Hạ tầng giáo dục - đào tạo Hệ thống trường học ở các cấp của ngành giáo dục ngày càng được củng cố và phát triển; đến nay, toàn tỉnh hiện có 698 trường học mầm non, phổ thông. Từ nhiều nguồn vốn huy động khác nhau (Ngân sách địa phương, Chương trình kiên cố hóa trường lớp học, Chương trình mục tiêu quốc gia, xây dựng nông thôn mới ), tỉnh đã triển khai hoàn thành dự án như: + Đầu tư xây dựng, mở rộng các trường cao đẳng, trường trung cấp nghề. + Xây dựng 1.570 phòng học, 1.678 phòng chức năng, nâng tỷ lệ phòng học kiên cố của tỉnh lên 84,4%; cải thiện cơ sở vật chất, chuẩn hóa trường lớp học. + Xây dựng mới và đưa vào sử dụng 29 Trung tâm Văn hóa – Học tập cộng đồng cấp xã, thu hút đông đảo người dân đến sinh hoạt và học tập. Tuy nhiên, một số Trung tâm có vị trí cách xa khu vực dân cư; hoặc chưa khai thác hết công năng, hiệu quả sử dụng, chưa đưa nhiều nội dung hoạt động nên cố người tham gia còn hạn chế. g) Hạ tầng y tế Trong những năm qua, tỉnh đang đầu tư hoàn chỉnh dần hệ thống bệnh viện ở tất cả các tuyến trên địa bàn tỉnh. Đến nay, tuyến tỉnh có 1 bệnh viện đa khoa, 3 bệnh viện chuyên khoa, 1 bệnh viện y học cổ truyền, 1 bệnh viện quân - dân y; ngoài ra, có 2 bệnh viện tư nhân. Tuyến 263
- huyện có 11 bệnh viện qui mô từ 150 giường đến 250 giường (riêng Bệnh viện Sa Đéc có qui mô 450 giường). Hệ thống y tế dự phòng được đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị. Với cơ sở vật chất được đầu tư xây dựng, đến nay tỉnh đạt tỉ lệ 22,75 giường bệnh công lập/1 vạn dân. h) Hạ tầng văn hóa, thể thao, du lịch Ngành văn hóa – thể thao và du lịch đã đầu tư, tôn tạo nhiều công trình văn hóa, khu di tích lịch sử. Trong đó có một số công trình quan trọng như Khu di tích mộ cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc tại TP.Cao Lãnh, Khu di tích Gò Tháp tại huyện Tháp Mười, Khu di tích Xẻo Quít (huyện Cao Lãnh). Các công trình trên kết hợp với các khu tham quan du lịch trên địa bàn tỉnh như Làng hoa Sa Đéc, Khu du lịch sinh thái Gáo Giồng, Vườn quốc gia Tràm Chim, đã tạo nên sự đa dạng và sức hút của ngành du lịch tỉnh. Tuy nhiên, trên địa bàn tỉnh xảy ra một số sự cố về công trình xây dựng cơ bản, đây là một trong những hạn chế trong công tác quản lý nhà nước về xây dựng cơ bản trên địa bàn, cụ thể: Bờ kè và Hoa viên đường Lê Duẩn, thành phố Cao Lãnh; Hạng mục hàng rào, sân đan thuộc dự án Bệnh viện Đa khoa huyện Tam Nông; Dãy lớp học 22 phòng học thuộc công trình Trường THCS Đốc Binh Kiều, huyện Tháp Mười; Tuyến dân cư phía Đông tỉnh lộ ĐT 855, huyện Tam Nông; Sân lễ đài thuộc công trình Đài tưởng niệm vụ thảm sát xã Long Hưng B (Bia Căm Thù), huyện Lấp Vò; Nhà lồng chợ Bách hóa huyện Lai Vung; Cụm dân cư Long Sơn Ngọc, huyện Tân Hồng; Kè An Hiệp, huyện Châu Thành. Các chủ đầu tư đang khẩn trương công tác khắc phục, không để sự cố làm hư hỏng công trình. III. MỘT SỐ HẠN CHẾ CHUNG Mặt dù đầu tư công thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và thay đổi đáng kể bề mặt xã hội trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, hiệu quả đầu tư công của tỉnh vẫn chưa đạt được như mong muốn, phản ánh thông qua một vài chỉ số đo lường kết quả đầu tư công: Bảng 3: Các chỉ tiêu đo lƣờng kết quả đầu tƣ công tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2010-2016 2 2 2 2 2 2 2 Các chỉ tiêu 010 011 012 013 014 015 016 2 4 0 1 0 0 0 Hiv(GgDP) (lần) ,94 ,27 ,88 ,64 ,98 ,83 ,89 0 0 1 0 1 1 1 ICOR (Lần) ,34 ,23 ,14 ,61 ,02 ,21 ,12 Nguồn: Tính toán của Tác giả từ số liệu của Cục thống kê tỉnh Đồng Tháp Qua bảng 3, trong giai đoạn 2010 - 2016, giá trị tổng sản phẩm nội tỉnh Đồng Tháp đều tăng liên tục, nhưng hệ số Hiv(GgDP) của Tỉnh lại có xu hướng giảm xuống, điều đó cho thấy, 264
- hiệu quả của hoạt động đầu tư công trên địa bàn Tỉnh giảm. Trong 5 năm 2011 - 2015, nếu như năm 2011, cứ 1 đơn vị vốn đầu tư công của Tỉnh phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu tạo ra được 4,27 đơn vị mức tăng của tổng sản phẩm nội Tỉnh, thì đến năm 2015, nó chỉ tạo ra được 0,83 đơn vị mức tăng của tổng sản phẩm nội tỉnh (giảm khoảng 0,8 lần). Hệ số ICOR (vốn đầu tư công) tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2010– 2016 có sự thay đổi đáng kể và ở mức tương đối thấp. Xét cả giai đoạn 2010 – 2016, hệ số ICOR của tỉnh Đồng Tháp có xu hướng tăng lên, cho thấy hiệu quả của hoạt động đầu tư công có xu hướng giảm xuống, ngày càng cần nhiều đồng vốn đầu tư công hơn để làm tăng thêm 1 đồng GDP nội tỉnh. Năm 2016, chỉ số ICOR đạt 1,12 lần, tức là để tạo ra 1 đồng GDP thì cần phải có 1,12 đồng vốn đầu tư công, tăng 2,3 lần so vốn đầu tư lớn cho hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản, chủ yếu là đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng như đầu tư hạ tầng đô thị, đầu tư hệ thống giao thông, hệ thống các công trình thủy lợi, phục vụ cho công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh. Bên cạnh đó, các công trình cơ sở hạ tầng trên địa bàn tỉnh thường có vốn đầu tư lớn nhưng thời gian hoàn thành kéo dài nhiều năm, chính vì vậy chưa có thể phát huy tác dụng ngay đối với sự tăng trưởng kinh tế của Tỉnh. Các vấn đề khác Hệ thống cơ chế và chính sách đầu tư của tỉnh khá đầy đủ, song vẫn còn một số chính sách chưa đồng bộ, còn thiếu tính xác thực, chưa đáp ứng cao yêu cầu trong thực tiễn. Các chính sách được ban hành chưa đủ mạnh để thu hút các thành phần kinh tế tham gia mạnh mẽ. Quy trình, thủ tục có nhiều thay đổi nên ảnh hưởng đến việc lập và phê duyệt dự án cũng như công tác bố trí kế hoạch (Năm 2016 là năm đầu tiên triển khai thực hiện Luật đầu tư công, Luật Xây dựng, Luật Đấu thầu, các văn bản hướng dẫn thực hiện luật ban hành chưa kịp thời còn vài bất cập). Vốn đầu tư công chưa đủ đáp ứng tốt nhu cầu hỗ trợ đầu tư phát triển kinh tế trên địa bàn Tỉnh. Vốn đầu tư phát triển của tỉnh chưa đủ sức cân đối theo nhu cầu đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng ngày càng tăng cao, cùng với kết quả thực hiện các công trình đầu tư của trung ương trên địa bàn Tỉnh chậm so với kế hoạch. Do vậy, tuy hệ thống kết cấu hạ tầng của tỉnh có phát triển, nhưng vẫn còn yếu kém và chưa đồng bộ. Việc huy động từ khu vực tư nhân còn hạn chế, đặc biệt là trong lĩnh vực cụ thể như giao thông, cấp nước, hạ tầng công nghiệp, thương mại. Công tác phối hợp giữa chủ đầu tư với một số ngành, địa phương nhiều khi chưa hiệu quả, đôi lúc còn chậm trễ trong công tác đền bù giải phóng mặt bằng do phải qua nhiều hồ sơ thủ tục Các báo cáo định kỳ của các chủ đầu tư thường không kịp thời; thông tin, số liệu không đúng yêu cầu, do đó rất khó cho việc tổng hợp, nắm tình hình triển khai thực hiện các dự án để tháo gỡ khó khăn. 265
- Quá trình lập quy hoạch và kế hoạch phát triển các lĩnh vực, các vùng, các địa phương trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp còn chậm, chưa lồng ghép hợp lý với nhau, quy hoạch chưa tính đến các điều kiện để đảm bảo thực hiện, đặc biệt là vốn đầu tư. Kiểm tra việc xây dựng, thực hiện quy hoạch, chính sách và các hoạt động đầu tư còn mang tính hình thức, thiếu sự quyết liệt giữa các cơ quan quản lý chuyên ngành, nên việc phát hiện những sai phạm trong quá trình thực hiện chưa kịp thời. Việc xử lý vi phạm thiếu tính răn đe và chưa có giải pháp điều chỉnh kịp thời cho phù hợp với tình hình. Ngoài ra, còn thiếu sự phối hợp giữa các sở, ban, ngành cấp tỉnh và các huyện, thị xã, thành phố trong tổ chức thực hiện quy hoạch, chính sách đầu tư. Chưa có sự thống nhất trong quá trình triển khai thực hiện Nhân sự để thực hiện việc kiểm tra công tác nghiệm thu của các Sở chuyên ngành, các Phòng có chức năng quản lý xây dựng thuộc UBND cấp huyện không đảm bảo so với số lượng công trình phải thực hiện. Các hướng dẫn chi tiết về kiểm tra công tác nghiệm thu (về thí nghiệm đối chứng, về chi phí thực hiện ) không được Bộ Xây dựng quy định rõ ràng. IV. KẾT LUẬN Trong thời gian tới, cần nỗ lực tăng cường hơn nữa công tác quản lý hoạt động đầu tư công trên địa bàn tỉnh, một số giải pháp gợi ý cần quan tâm như: Trong công tác kế hoạch đầu tư công được dự tính hàng năm dựa trên kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch ngành, quy hoạch vùng của tỉnh với mục tiêu huy động tối đa nguồn lực trong và ngoài tỉnh. Cần đẩy mạnh kế hoạch hóa đầu tư công theo các chương trình dự án đảm bảo phát triển hài hòa giữa các ngành, vùng trong tỉnh. Đối với công tác đấu thầu cũng cần phải công khai, minh bạch và tuân thủ theo các quy trình của luật đấu thầu. Cần tăng cường hình thức đấu thầu cạnh tranh rộng rãi, hạn chế chỉ định thầu để các doanh nghiệp có cơ hội tham gia vào quá trình quản lý và thực hiện đầu tư. Tuy nhiên, cần chú trọng đến năng lực nhà thầu và cần phải được lựa chọn kỹ càng. Đối với các cơ quan quản lý nhà nước tham gia vào quá trình thẩm định dự án cần có sự liên kết và tạo điều kiện để dự án nhanh chóng được cấp phép nếu đáp ứng đầy đủ yêu cầu của đơn vị thẩm định Về Chủ đầu tư, cần phải đôn đốc nhà thầu thực hiện đúng tiến độ thi công, các phát sinh trong quá trình thi công cần giải quyết triệt để và phối hợp với các cơ quan chuyên môn. Cần củng cố nâng cao năng lực của các Ban quản lý dự án, đảm bảo đáp ứng yêu cầu hoàn thành nhiệm vụ được chủ đầu tư giao. Các cơ quan có thẩm quyền nên tăng tính ổn định của các văn bản ban hành, hạn chế thay đổi các văn bản quy phạm pháp luật nhằm áp dụng trong thời gian dài, nếu có sự thay đổi của Chính phủ về chính sách đầu tư cần nhanh chóng triển khai các biện pháp hỗ trợ và ổn định tình 266
- hình theo hướng triển khai của nhà nước. Bên cạnh đó, cần tiếp tục thực hiện phân cấp mạnh hơn trong quản lý và chuyển giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các cấp trong Tỉnh. Ngoài ra, tỉnh cũng cần đẩy mạnh các giải pháp khác như trong việc tăng cường huy động vốn đầu tư phục cụ nhu cầu đầu tư phát triển, hướng đến làm giảm tỷ lệ vốn đầu tư công trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội của tỉnh theo hướng chú trọng hiệu quả đầu tư; tiếp tục điều chỉnh cơ cấu đầu tư hợp lý nhằm khai thác và sử dụng hợp lý các nguồn lực của tỉnh. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Cục Thống Kê tỉnh Đồng Tháp (2017), Niên giám Thống Kê 2016 tỉnh Đồng Tháp, Nhà xuất bản Nhà xuất bản Thanh Niên, Đồng Tháp 2. UBND tỉnh Đồng Tháp (2011), Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020, Đồng Tháp 3. UBND tỉnh Đồng Tháp (2015), Kê hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020, Đồng Tháp. 4. UBND tỉnh Đồng Tháp (2017), Báo cáo Tiến độ và hiệu quả đầu tư XDCB giai đoạn 2011-2015 và giai đoạn 2016-2020 (tính đến cuối năm 2016) bằng nguồn vốn NSNN do Tỉnh quản lý và phân bổ trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp, UBND tỉnh Đồng Tháp, Đồng Tháp. 5. VCCI (2016), Tổng hợp các chỉ số của PCI tỉnh Đồng Tháp qua các năm, Truy cập ngày 12/6 2017], từ liên kết: 267