Quản lý rủi ro lãi suất theo basel 2- Những điểm mới và gợi ý đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam
Bạn đang xem tài liệu "Quản lý rủi ro lãi suất theo basel 2- Những điểm mới và gợi ý đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- quan_ly_rui_ro_lai_suat_theo_basel_2_nhung_diem_moi_va_goi_y.pdf
Nội dung text: Quản lý rủi ro lãi suất theo basel 2- Những điểm mới và gợi ý đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam
- QUẢN LÝ RỦI RO LÃI SUẤT THEO BASEL 2- NHỮNG ĐIỂM MỚI VÀ GỢI Ý ĐỐI VỚI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM Đỗ Thu Hằng, Trần Thị Thu Hường, Nguyễn Thị Diễm Hương*1 TÓM TẮT: Rủi ro lãi suất là một rủi ro quan trọng đối với ngân hàng và được Basel đưa vào khung vốn Basel 2. Năm 2004, Uỷ ban Basel đưa ra các Nguyên tắc quản lý và giám sát rủi ro lãi suất nhằm định hướng cho việc nhận diện, đo lường, giám sát và kiểm soát rủi ro này cũng như giám sát đối với các ngân hàng. Tuy nhiên, vào năm 2015, Ủy ban đã quyết định rằng các nguyên tắc này cần phải được cập nhật để phản ánh những thay đổi trong thị trường và thực tiễn giám sát kể từ khi chúng được xuất bản lần đầu tiên. Các thay đổi bao gồm cả việc đo lường, quản lý, giám sát và kiểm soát rủi ro lãi suất trong sổ ngân hàng. Bài viết này sẽ chỉ ra những thay đổi cơ bản trong việc giám sát rủi ro này theo khung nguyên tắc mới. Đồng thời cũng chỉ ra một số khó khăn đối với hệ thống NHTM khi triển khai từ đó rút ra các gợi ý cho các NHTM. Từ khóa: rủi ro lãi suất, sổ ngân hàng, quản trị rủi ro, ngân hàng thương mại, Basel 2 1. RỦI RO LÃI SUẤT VÀ QUY TRÌNH QUẢN LÝ RỦI RO LÃI SUẤT Theo BCBS (2004), rủi ro lãi suất (RRLS) được hiểu là những tổn thất tiềm tàng mà ngân hàng phải gánh chịu khi lãi suất thị trường có sự thay đổi hoặc của những yếu tố có liên quan đến lãi suất dẫn đến tổn thất về tài sản hoặc làm giảm thu nhập của ngân hàng. RRLS xuất hiện khi có sự không cân xứng về kỳ hạn giữa tài sản và Nợ. Nói cách khác, RRLS gắn liền với cấu trúc thời hạn khác nhau giữa Tài sản và Nợ và sự biện động của lãi suất thị trường. Quy trình quản trị RRLS gồm 4 bước chính: (i) Nhận dạng rủi ro; (ii) Đánh giá và đo lường rủi ro; (iii) Kiểm soát rủi ro và (iv) Giám sát rủi ro Bước 1: nhận dạng rủi ro. Thông thường, RRLS được nhận biết bằng 2 cách: - Sự bất cân xứng kỳ hạn giữa Tài sản và Nợ. Khi ngân hàng sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung, dài hạn hoặc ngược lại, ngân hàng sẽ đối mặt với nguy cơ RRLS do phải chi trả chi phí cao hơn hoặc thu nhập giảm, đồng thời gây tác động làm thay đổi giá trị thị trường của tài sản và Nợ khi lãi suất thị trường biến động; - Xem xét mức độ biến động của lãi suất trên thị trường so với lãi suất mà ngân hàng kỳ vọng Bước 2: Đánh giá và đo lường rủi ro Việc đo lường RRLS sổ ngân hàng cần được đánh giá dựa trên giá trị kinh tế và các chỉ số dựa trên lợi nhuận. Ngân hàng có thể lựa chọn hoặc sử dụng phương pháp tiêu chuẩn hoặc phương pháo nội bộ để tính toán các chỉ số để đo lường rủi ro trước các cú sốc về lãi suất hoặc các kịch bản sốc. Mô hình sử dụng để * Học viện Ngân hàng, 12 Chùa Bộc, Hà Nội, 10000-14000, Việt Nam, Tác giả nhận phản hồi: . Tel.: +84983101223 E-mail address: hangdo@hvnh.edu.vn
- INTERNATIONAL CONFERENCE STARTUP AND INNOVATION NATION 825 đo lường cần phải được đánh giá và kiểm soát để đảm bảo tính hợp lý của kết quả. Việc đo lường RRLS nhằm mục địch xác định được những tổn thất mà ngân hàng có thể phải chịu trước sự biến động của lãi suất thị trường. Việc đo lường rủi ro thực hiện theo các mô hình như mô hình định giá lại, mô hình thời lượng, stress-test. Bước 3: Kiểm soát rủi ro Rủi ro được tính toán cần phải được báo cáo thường xuyên, so sánh với những chính sách và giới hạn. Kiểm soát RRLS để đảm bảo rằng RRLS nằm trong giới hạn cho phép, đồng thời cung cấp cho các nhà quản lý ngân hàng biết được các thông tin kịp thời để có biện pháp xử lý. Ngân hàng sẽ xac định chiến lược quản trị chênh lệch tài sản - nợ nhạy cảm lãi suất hay chênh lệch thời lượng. Chiến lược quản trị cac mức chênh có thể là: Chiến lược quản trị mức chênh mang tính bảo vệ tức là thiết lâp cap mức chênh đó hướng tới 0 để giảm thiểu sự bất ổn định trong thu nhâp lãi ròng, gia trị tài sản ròng của ngân hàng; Chiến lược quản trị năng động, với chiến lược này, ngân hàng sẽ thường xuyên thay đổi ca mức chênh dựa trên mức độ tin cây đối với cac dự bao về lãi suất của minh. Tuy nhiên việc điều chỉnh cac mức chênh đó phải trong giới hạn hạn mức. Bước 4: Giám sát rủi ro Ngân hàng cũng phải giám sát RRLS trong sổ sách kế toán của ngân hàng để các cơ quan giám sát có cơ sở để đánh giá về hệ thống đo lường nội bộ của NHTM. 2. QUY ĐỊNH QUẢN LÝ RỦI RO LÃI SUẤT TRONG SỔ NGÂN HÀNG THEO BASEL 2 2.1. Nguyên tắc quản lý và giám sát rủi ro lãi suất năm 2004 RRLS trong sổ ngân hàng là một phần của Khung vốn Basel 2 (Quy trình đánh giá giám sát) và tuân theo hướng dẫn của Ủy ban được đưa ra trong Nguyên tắc quản lý và giám sát RRLS năm 2004. Các nguyên tắc này đặt ra những kỳ vọng của Ủy ban về nhận diện, đo lường, giám sát và kiểm soát RRLS trong sổ ngân hàng cũng như giám sát các ngân hàng (BCBS, 2004). Theo đó, Uỷ ban đưa ra 15 nguyên tắc trong việc trong việc quản trị RRLS và các phương pháp cơ bản khuyến nghị TCTD áp dụng bao gồm mô hình định giá lại, mô hình thời lượng, mô hình mô phỏng Trong đó, nguyên tắc từ 1 đến 13 áp dụng chung cho việc quản lý rủi ro lãi suất bất kể khoản mục đấy nằm trong sổ giao dịch hay sổ ngân hàng. Các nguyên tắc này đề cập đến quy trình quản trị RRLS, bao gồm chiến lược kinh doanh, các giả định về Tài sản – Nợ trong sổ ngân hàng và kinh doanh và cả hệ thống kiểm soát nội bộ. Đặc biệt, chúng đưa ra các yêu cầu về các chức năng đo lường, giám sát và kiểm soát RRLS hiệu quả trong quá trình quản lý RRLS. Mặt khác, các nguyên tắc 14 và 15 quy định cụ thể việc giám sát RRLS trong sổ ngân hàng. Cơ quan giám sát cần đánh giá chất lượng quản lý RRLS trong sổ ngân hàng. Để hỗ trợ cho việc giám sát TCTD phải đưa ra kết quả đo lường RRLS và mức độ tác động vào giá trị vốn kinh tế của TCTD do các cú sốc lãi suất được chuẩn hoá. Tuy nhiên, vào năm 2015, Ủy ban đã quyết định rằng các nguyên tắc này cần phải được cập nhật để phản ánh những thay đổi trong thị trường và thực tiễn giám sát kể từ khi chúng được xuất bản lần đầu tiên. Các thay đổi bao gồm cả việc đo lường, quản lý, giám sát và kiểm soát RRLS trong sổ ngân hàng. Các nguyên tắc này đưa ra hai phương pháp tiếp cận: phương pháp chuẩn hoá trong trụ cột 1 (yêu cầu vốn tối thiểu) và phương pháp nâng cao trong trụ cột 2 (bao gồm cả các yếu tố của trụ cột 3 – Kỷ luật thị trường). 2.2. Nguyên tắc quản lý và giám sát rủi ro lãi suất trong sổ ngân hàng 2015 Những nguyên tắc quản lý mới đặt ra những thay đổi đối với việc quản lý và giám sát vốn pháp lý đối với RRLS trong sổ ngân hàng vì hai lý do. Thứ nhất, để giúp đảm bảo rằng các ngân hàng có mức vốn
- 826 HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO QUỐC GIA thích hợp để trang trải các khoản lỗ tiềm ẩn do những nguy cơ lãi suất biến động. Điều này đặc biệt quan trọng trong bối cảnh lãi suất thấp đặc biệt hiện nay. Thứ hai, để hạn chế việc tận dụng khe hở vốn giữa sổ giao dịch và sổ ngân hàng, cũng như giữa các danh mục đầu tư của ngân hàng có các phương pháp kế toán khác nhau (Deloitte, 2017). Các nguyên tắc mới đưa ra hai lựa chọn cho việc quản lý RRLS: một cách tiếp cận chuẩn Pillar 1 phương pháp chuẩn hoá trong trụ cột 1 (yêu cầu vốn tối thiểu) và phương pháp nâng cao trong trụ cột 2 (bao gồm cả các yếu tố của trụ cột 3 – Kỷ luật thị trường) (BIS 2015). Bằng cách áp dụng một biện pháp trong trụ cột 1 trong việc tính toán các yêu cầu về vốn tối thiểu cho RRLS trong sổ ngân hàng, khung này sẽ thúc đẩy tính nhất quán, minh bạch và so sánh (Leever và các cộng sự, 2015). Điều này sẽ có lợi thế là thúc đẩy niềm tin của thị trường vào sự an toàn vốn của ngân hàng và một sân chơi bình đẳng quốc tế. Ngược lại, lợi thế của phương pháp tiếp cận trong trụ cột 2 là nó có thể đáp ứng tốt hơn các điều kiện thị trường khác nhau và các hoạt động quản lý rủi ro trên toàn bộ khu vực pháp lý. Hơn nữa, việc tính toán một khuôn khổ tiêu chuẩn, kèm với cách tiếp cận trong trụ cột 2 sẽ đưa ra sự hợp nhất mới giữa yêu cầu vốn (Trụ cột 1) và quy trình xem xét giám sát (Trụ cột 2) và sẽ phục vụ để thúc đẩy tính nhất quán, minh bạch và so sánh tốt hơn. Các nguyên tắc mới có thể được nhóm thành các nhóm: quy trình quản trị (1 – 7), công bố và đánh giá nội bộ (8, 9) và đánh giá giám sát (10 – 12) (BCBS, 2015). Nguyên tắc 1: RRLS trong sổ ngân hàng là một rủi ro quan trọng đối với tất cả các ngân hàng phải được xác định, đo lường, theo dõi và kiểm soát cụ thể. Ngoài ra, các ngân hàng nên theo dõi và đánh giá rủi ro chênh lệch lãi suất trong sổ ngân hàng (credit spread risk in banking book). Nguyên tắc 2: Bộ phận giám sát của mỗi ngân hàng chịu trách nhiệm giám sát khung quản lý RRLS trong sổ ngân hàng và khẩu vị rủi ro của ngân hàng đối với RRLS trong sổ ngân hàng. Việc giám sát và quản lý RRLS trong sổ ngân hàng có thể được ủy quyền bởi bộ phận giám sát đến quản lý cấp cao, các chuyên gia, hoặc một ủy ban quản lý Tài sản và Nợ (ALCO) hoặc các đại biểu của nó. Các ngân hàng phải có một khung quản lý RRLS trong sổ ngân hàng đầy đủ, liên quan đến các đánh giá độc lập thường xuyên và đánh giá hiệu quả của hệ thống. Nguyên tắc 3: Khẩu vị rủi ro của ngân hàng đối với RRLS trong sổ ngân hàng cần phải khớp về khía cạnh rủi ro đối với cả giá trị kinh tế và thu nhập. Các ngân hàng cần ban hành giới hạn RRLS trong sổ ngân hàng phù hợp với khẩu vị rủi ro của mình. Nguyên tắc 4: Đo lường RRLS trong sổ ngân hàng phải dựa trên các kết quả của cả đo lường giá trị kinh tế và đo lường dựa trên thu nhập, phát sinh từ một loạt các cú shock lãi suất phù hợp và kịch bản căng thẳng Nguyên tắc 5: Khi đo lường RRLS trong sổ ngân hàng, các giả định về hành vi và mô hình hóa chính phải được hiểu đầy đủ, phải dẫn chứng tài liệu và hợp lý. Những giả định này nên được kiểm tra chặt chẽ và phù hợp với chiến lược kinh doanh của ngân hàng Nguyên tắc 6: Hệ thống đo lường và mô hình sử dụng cho RRLS trong sổ ngân hàng nên dựa trên dữ liệu chính xác và theo các tài liệu, kiểm tra và kiểm soát thích hợp nhằm bảo đảm tính chính xác của tính toán. Các mô hình sử dụng để đo lường RRLS trong sổ ngân hàng phải toàn diện và nằm trong quy trình quản trị để quản lý rủi ro mô hình, bao gồm chức năng xác định tính hợp lệ độc lập với quá trình phát triển. Nguyên tắc 7: Các kết quả đo lường của RRLS trong sổ ngân hàng và chiến lược phòng ngừa rủi ro phải được báo cáo cho cơ quan quản trị hoặc ban lãnh đạo một cách thường xuyên, ở các cấp độ kết hợp liên quan Nguyên tắc 8: Thông tin về mức độ RRLS trong sổ ngân hàng và thực hiện đo lường và kiểm soát RRLS trong sổ ngân hàng phải được thông báo cho công chúng một cách thường xuyên.
- INTERNATIONAL CONFERENCE STARTUP AND INNOVATION NATION 827 Nguyên tắc 9: An toàn vốn cho RRLS trong sổ ngân hàng phải được xem xét cụ thể như một phần của ICAAP được cơ quan quản lý phê duyệt, phù hợp với khẩu vị rủi ro của RRLS trong sổ ngân hàng Nguyên tắc 10: cơ quan giám sát nên thu thập thông tin chuẩn hóa thường xuyên từ các ngân hàng về mức độ RRLS trong sổ ngân hàng, cả về giá trị kinh tế và thu nhập, và sử dụng chúng này để xác định các ngân hàng có khả năng vi phạm để giám sát chuyên sâu hơn và các yêu cầu về vốn. Nguyên tắc 11: cơ quan giám sát nên có chuyên môn về RRLS trong sổ ngân hàng và thực hiện đánh giá thường xuyên về hiệu quả của phương pháp tiếp cận của từng ngân hàng đối với việc nhận dạng, đo lường, theo dõi và kiểm soát RRLS trong sổ ngân hàng. Nguyên tắc 12: cơ quan giám sát nên xem xét lượng vốn nội bộ được phân bổ bởi các ngân hàng để hạn chế RRLS trong sổ ngân hàng và xác định các ngân hàng có khả năng vi phạm. Nếu quản lý RRLS trong sổ ngân hàng của ngân hàng được coi là không đầy đủ, người giám sát cần yêu cầu các hành động giảm thiểu rủi ro bổ sung và / hoặc vốn được phân bổ. Mô hình 1: Khung quản trị RRLS trong sổ ngân hàng Nguồn: Deloitte, 2017 Những thay đổi chính so với Những quy tắc 2004 bao gồm: Nâng cao yêu cầu công bố: bao gồm những tác động của cú sốc lãi suất đến sự thay đổi giá trị kinh tế của vốn (Economic value of equity) và thu nhập lãi ròng dựa trên những bối cảnh được chỉ định. Mục đích việc công bố này nhằm khuyến khích sự nhất quán, minh bạch và có thể đo lường được trong việc đo lường và quản trị RRLS trong sổ ngân hàng Nhiều hướng dẫn rộng hơn về kỳ vọng của khung quản trị RRLS trong sổ ngân hàng ví dụ phát triển các bối cảnh cú sốc lãi suất, cân nhắc đến các giả định về hành vi và mô hình, đo lường rủi ro tín dụng, Khẩu vị RRLS trong sổ ngân hàng thiết lập cho cả thu nhập và giá trị kinh tế, RRLS trong sổ ngân hàng được bao gồm trong khung ICAAP bằng cách tính những thay đổi trong giá trị kinh tế của vốn và thu nhập lãi ròng.
- 828 HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO QUỐC GIA Đưa ra định nghĩa về khung chuẩn hóa để nâng cao khả năng nhận biết rủi ro và khuyến khích sử dụng những khái niệm chung: các cơ quan giám sát yêu cầu các ngân hàng triển khai khung chuẩn hóa như một cứu cánh (nếu họ nhận ra rằng các ngân hàng đang đo lường/nhận thức không đầy đủ về RRLS trong sổ NH). Mặt khác, các ngân hàng có thể chấp nhận nó một cách tự nguyện. Quy trình giám sát được thay đổi liên quan đến những yếu tố mà cơ quan giám sát cần nhận biết khi đánh giá mức độ và quy trình quản trị RRLS trong sổ ngân hàng của các ngân hàng. Xiết chặt ngưỡng để xác định các ngân hàng vi phạm (outlier): giảm từ 20% tổng vốn của ngân hàng xuống còn 15% tổng vốn cấp 1. Các cơ quan giám sát có thể đưa ra các kiểm định thêm và công bố tiêu chuẩn để xác định các ngân hàng vi phạm. Như vậy, bộ nguyên tắc về quản trị RRLS đưa ra những tiêu chuẩn chặt chẽ hơn (Fessler (2016). Cùng với đó là những thay đổi của thị trường và yêu cầu giám sát pháp lý tăng lên, từ đó khiến các ngân hàng phải cải thiện các công cụ quản trị RRLS và nâng cao năng lực quản trị rủi ro của ngân hàng. Việc áp dụng/triển khai các nguyên tắc này sẽ yêu cầu các ngân hàng chứng minh rằng các phương pháp đo lường mà họ sử dụng là dủ phức tạp để bao quát và đo lường được tất cả các nguyên nhân chính của RRLS trong sổ ngân hàng. Thêm vào đó, các cơ quan giám sát sẽ mong các ngân hàng áp dụng được phương pháp hài hoà với bản chất, quy mô và phù hợp với các hoạt động và rủi ro của họ. Mô hình 2: Sự thay đổi của ngân hàng tuân theo nguyên tắc quản lý RRLS trong sổ ngân hàng mới Nguồn: Deloitte 2017 3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI CÁC NHTM VIỆT NAM Thứ nhất, về mô hình tổ chức quản lý rủi ro lãi suất Trách nhiệm, quyền hạn trong quản lý rủi ro lãi suất được phân công cụ thể cho từng bộ phận bao gồm: Hội đồng Quản trị; Ủy ban quản lý rủi ro; Ủy ban ALCO; Ban điều hành; Bộ phận quản lý Rủi ro lãi suất - Bộ phận QLCĐV; Phòng Quản lý rủi ro thị trường; Bộ phận kiểm toán nội bộ và một số phòng ban liên quan. Để công tác quản lý rủi ro lãi suất đảm bảo chuyên sâu, toàn diện và mang tính hệ thống, một số ngân hàng phân chia trách nhiệm kiểm soát theo ba vòng như sau: − Kiểm soát vòng 1: Bộ phận quản lý cân đối vốn (QLCĐV) trực thuộc phòng Quản lý cân đối vốn và Kế hoạch tài chính. − Kiểm soát vòng 2: Phòng Quản lý rủi ro thị trường (QLRRTT) chịu trách nhiệm xây dựng hệ thống quy định, quy trình, hướng dẫn quản lý rủi ro lãi suất; thiết lập và rà soát các hạn mức, giám sát và kiểm
- INTERNATIONAL CONFERENCE STARTUP AND INNOVATION NATION 829 soát việc thực hiện quản lý rủi ro lãi suất của các đơn vị tại vòng 1 và thực hiện báo cáo độc lập tình hình rủi ro lãi suất trên sổ ngân hàng lên BLĐ và các đơn vị liên quan. − Kiểm soát vòng 3: Bộ phận kiểm toán nội bộ thực hiện chức năng kiểm toán nội bộ theo quy định của ngân hàng tại các đơn vị vòng 1 và vòng 2 đảm bảo việc triển khai thực hiện quản lý rủi ro lãi suất được thực hiện đầy đủ và có hiệu quả ở hai vòng trên. Thứ hai, về việc nhận diện rủi ro lãi suất Việc nhận diện rủi ro lãi suất của NH chủ yếu thực hiện qua dự báo về biến động lãi suất và bản chất của các sản phẩm của NH, chứ chưa dựa trên đường cong lãi suất để nhận biết. Tuy nhiên từ việc nhận biết được rủi ro lãi suất mới chỉ giúp các nhà Quản lý NH nhìn nhận được vấn đề cần thiết phải thực hiện quản trị rủi ro lãi suất. Tuy nhiên, để biết được mức độ tác động như thế nào, tổn thất do rủi ro lãi suất gây nên là bao nhiêu thì cần thiết phải dự báo được sự biến động của lãi suất thị trường, để từ đó giúp NH có thể đo lường được mức độ rủi ro lãi suất. Việc dự báo lãi suất thị trường thông thường dựa vào đường cong lãi suất được công bố trên thị trường. Thế nhưng, với các NHTM ở Việt nam việc dự báo lãi suất thị trường chủ yếu dựa vào các phân tích về động thái của NHNN, dựa vào kinh nghiệm của NH để đưa ra dự báo, chứ chưa áp dụng một mô hình cụ thể nào để thực hiện công tác dự báo một cách khoa học. Lãi suất của kỳ kế hoạch thường dựa vào lãi suất do NHNN công bố để làm lãi suất tham chiếu, từ đó xác định lãi suất cho vay và lãi suất huy động theo nguyên tắc do chính NH ban hành. Thứ ba, về mô hình đo lường Hiện nay các NHTM Việt Nam chủ yếu áp dụng mô hình định giá lại. Cán bộ phòng kế hoạch và hỗ trợ ALCO thường thực hiện đo lường rủi ro lãi suất theo mô hình định giá lại với nội dung như sau: Một là, đo lường khe hở nhạy cảm lãi suất theo các dải kỳ hạn định giá lại, bao gồm: không kỳ hạn, dưới 1 tháng, từ 1-3 tháng, từ 3-6 tháng, từ 6-12 tháng. Từ 1-5 năm, trên 5 năm không nhạy cảm với lãi suất vì thời gian định giá lại thường là 1 năm. Hai là, NH sử dụng thời hạn định lại lãi suất là thời hạn còn lại tính từ thời điểm lập báo cáo tài chính cho tới kỳ định lại lãi suất gần nhất của các khoản mục tài sản và nguồn vốn Ba là, khi phân tích thời hạn định lại lãi suất thực tế của các tài sản và nguồn vốn, NH đưa ra các giả định và điều kiện để phân loại tài sản nào không nhạy cảm với lãi suất. Thứ tư, về kiểm soát, giám sát, báo cáo rủi ro lãi suất Việc kiểm soát, giám sát, báo cáo rủi ro lãi suất được các bộ phận trong ngân hàng thực hiện như sau: Cán bộ phụ trách quản trị rủi ro lãi suất: có trách nhiệm thường xuyên đo lường, giám sát và kịp thời báo cáo lãnh đạo tình hình thực hiện giới hạn khe hở tài sản nhạy cảm lãi suất, hạn mức thay đổi thu nhập lãi ròng, hạn mức thay đổi giá trị hiện tại ròng khi lãi suất thị trường thay đổi, hạn mức giá trị chịu rủi ro lãi suất. Định kỳ (phù hợp với cơ chế hoạt động của ALCO), báo cáo về tình hình tuân thủ giới hạn khe hở tài sản nhạy cảm lãi suất, hạn mức thay đổi thu nhập lãi ròng, hạn mức thay đổi giá trị hiện tại ròng khi lãi suất thị trường thay đổi, hạn mức giá trị chịu rủi ro lãi suất để trình các cấp phê duyệt. Thứ năm, về biện pháp phòng ngừa rủi ro lãi suất Hiện nay trong công tác phòng ngừa rủi ro lãi suát các NHTM Việt Nam đang chủ yếu áp dụng các phương pháp nội bảng, việc sử dụng các công cụ phái sinh trong phòng ngừa rủi ro lãi suất thực tế còn gặp rất nhiều khó khăn do thị trường các công cụ phái sinh ở Việt Nam chưa phát triển. Một trong những lý do
- 830 HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO QUỐC GIA hạn chế sự phát triển của thị trường này chính là hành lang pháp lý. Việt Nam chưa tạo ra được một hành lang pháp lý đủ để hỗ trợ cho thị trường này phát triển. Hơn nữa sự am hiểu về thị trường này của các chủ thể trong nền kinh tế còn chưa sâu nên gây rất nhiều cản trở cho việc phát triển thị trường. 4. MỘT SỐ GỢI Ý CHO CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Khung quản lý RRLS trong sổ ngân hàng mới đưa ra những tiêu chuẩn chặt chẽ hơn và yêu cầu giám sát pháp lý của cơ quan giám sát sẽ tăng lên. Việc triển khai những nguyên tắc này sẽ gây ra những khó khăn đối với hệ thống ngân hàng. Thực tế đã chỉ ra các ngân hàng triển khai khung quản trị RRLS theo các nguyên tắc này thường gặp phải ba nhóm vấn đề chính liên quan đến dữ liệu, mô hình đo lường và các vấn đề quản trị (Kunghehian, 2017) Thứ nhất, về dữ liệu, nhiều ngân hàng lo ngại rằng họ chỉ đơn giản là không có dữ liệu lịch sử để mô hình hóa các kịch bản được nêu trong Nguyên tắc 5, chủ yếu là do môi trường lãi suất thấp bất thường trong nhiều năm. Ví dụ, làm thế nào một ngân hàng để tính toán tác động của một sự thay đổi tỷ lệ trên tiền gửi không kỳ hạn, nếu lãi suất đã không thay đổi trong 10 năm qua? Nếu họ chạy một mối tương quan với lãi suất không thay đổi, các kết quả đưa ra không có ý nghĩa. Họ có thể quay lại và nhìn vào những gì đã xảy ra mười năm trước nhưng điều này sẽ không phản ánh các khách hàng, kênh và hành vi hiện tại. Đặc biệt, rất khó khăn cố gắng để hiểu hành vi của khách hàng với các kỹ thuật truyền thống. Trong nhiều trường hợp, một ngân hàng sẽ không thể chạy các mô hình phức tạp với dữ liệu mà nó có. Trong trường hợp không có đủ dữ liệu định lượng, cán bộ tuân thủ RRLS trong sổ ngân hàng cần cần phải cộng tác nhiều hơn với doanh nghiệp để cung cấp một cách có hệ thống các thông tin định tính và thử nghiệm các giả định khác nhau. Điều này dẫn đến trọng tâm của Nguyên tắc 5: thể hiện sự quản lý của ngân hàng đang đối phó với sự không chắc chắn. Không chắc chắn phải cần được tính đến khi đưa ra quyết định chiến lược hoặc thiết kế biện pháp phòng ngừa rủi ro. Thứ hai, một thách thức lớn trong việc áp dụng các phán đoán và giả định theo các nguyên tắc trên là một số kỹ thuật mô hình hóa hoàn toàn mới đối với một số ngân hàng. Ví dụ, nhiều ngân hàng đã tập trung chủ yếu vào EVE hoặc NII, có nghĩa là họ không tính đến việc mô hình tiền gửi phi kỳ hạn như được định nghĩa trong khung RRLS trong sổ ngân hàng. Nói chung, thông tin của ngân hàng cho các mục đích quản trị tài sản – nợ được cung cấp mức tổng hợp, chứ không phải chi tiết. Dữ liệu tổng hợp không phù hợp với mô hình quản lý RRLS trong sổ ngân hàng, khi mà ngân hàng phải phân tích nhiều chiều hơn, chính xác hơn cho các tài khoản đa dạng ví dụ cho vay lãi suất cố định với rủi ro trả trước, tiền gửi có kỳ hạn với rủi ro rút trước hạn. Một ngân hàng có thể xây dựng một mô hình, nhưng sau đó gặp phải một trở ngại là mô hình không thể được áp dụng bởi vì dữ liệu cần thiết chưa đầy đủ hoặc chưa được tổ chức và thiết lập. Ngân hàng có thể cần phải thực hiện một sự đánh đổi bằng cách xác định lại mô hình dựa trên dữ liệu hiện có. Về mặt thực tế, nhóm dự án có thể cần phải sử dụng dữ liệu có sẵn ngay bây giờ và vượt qua các phản đối về mặt chất lượng rằng cần xây dựng mô hình tốt nhất có thể để sử dụng trong tương lai. Cuối cùng, các vấn đề về quản lý. Việc quản lý RRLS trong sổ ngân hàng theo quy định Basel đang yêu cầu thêm tài liệu và các quy trình chuẩn hóa. Việc quản trị thực hiện chủ yếu trong Excel hoặc các hệ thống nhỏ không còn được chấp nhận nữa. Quản trị phải tập trung mạnh mẽ hơn vào: mô hình hoá quản trị rủi ro, khung giới hạn, xác định vai trò và nghĩa vụ. Các gánh nặng của các phương pháp tiếp cận mô hình khác nhau sẽ giảm đi đáng kể nếu ngân hàng xem xét tất cả các cân nhắc về mô hình hóa trong một khuôn khổ nhóm nhất quán dựa trên thông lệ tốt nhất.
- INTERNATIONAL CONFERENCE STARTUP AND INNOVATION NATION 831 KẾT LUẬN Bài viết đưa ra những vấn đề về quy định quản lý rủi ro lãi suất trong sổ ngân hàng theo Basel 2, đồng thời chỉ ra những thay đổi cơ bản trong việc giám sát rủi ro này theo khung nguyên tắc mới. Các thay đổi bao gồm cả việc đo lường, quản lý, giám sát và kiểm soát rủi ro lãi suất trong sổ ngân hàng. Trên cơ sở phân tích thực trạng quản lý rủi ro lãi suất tại các NHTM Việt Nam, bài viết đề xuất các gợi ý cho các NHTM bao gồm: i) các biện pháp về xử lý dữ liệu, ii) kỹ thuật mô hình hóa trong việc áp dụng các phán đoàn và giả định theo các nguyên tắc, iii) các vấn đề về quản lý. TÀI LIỆU THAM KHẢO Book: Basel Committee on Banking Supervision (2004). Principles for the management and supervision of interest rate risk. Basel Committee on Banking Supervision (2015). Interest rate risk in the banking book: consultative document. Basel Committee on Banking Supervision (2015). Fundamental Review of the Trading Book (FRTB) outstanding issues. Basel Committee on Banking Supervision (2015). Interest rate risk in the banking book, Consultative Document Basel Committee on Banking Supervision (2016). Interest rate risk in the banking book: standards, April 2016. Bank for international settlement, 2015. Interest rate risk in the banking book, Consultative Document. Deloitte, ( 2017). Interest rate risk in Banking book: taking a closer look at BCBS standards. EBA (2015). Guidelines on the management of interest rate risk arising from non-trading activities. Fessler (2016). A Summary of BCBS Interest Rate Risk in the Banking Book Directive, Moody’s Analytics. Kunghehian, N (2017). Interest Rate Risk in the Banking Book (IRRBB): Meeting the Practical Challenges, Moody 2017. Leever S., Pardoel F. and Poppe P. (2016), Interest Rate Risk in the Banking Book. RiskQuest, March 2016. Jounal: Nguyễn Minh Sáng và cộng sự (2013). Hoạt động ngoại bảng và quy trình quản trị rủi ro trong hện thống ngân hàng tại Việt Nam, Tạp chí Phát triển và hội nhập số 9 tháng 4/2014, pp 40- 47 Nguyễn Thị Hồng Hải và cộng sự (2016). Nghiên cứu mô hình đánh giá khả năng chịu đựng rủi ro thị trường của ngân hàng thương mại Việt Nam. Đề tài NCKH cấp ngành, Mã số DTNH.14/2015 Nguyễn Thị Thu Trang (2017). Kiểm tra sức chịu đựng rủi ro lãi suất tại một số ngân hàng thương mại Việt Nam theo phương pháp phân tích độ nhạy, Tạp chí KH & ĐT Ngân hàng, số 112, T9/2018. Trần Thị Ngọc Trâm, (2016). Quản trị rủi ro tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam. Tạp chí Tài chính, (Số 541), kỳ 2/tháng 9/2016, tr.36-38 Phan Thị Hoàng Yến, (2011). Ảnh hưởng của biến động lãi suất đến hoạt động của hệ thống ngân hàng trong 6 tháng đầu năm 2011. Tạp chí KH & ĐT Ngân hàng, số 112, T9/2011.