Quy định pháp lý về lãi suất cho vay thực tế trong hợp đồng tín dụng ở Mỹ và EU

pdf 7 trang Gia Huy 2020
Bạn đang xem tài liệu "Quy định pháp lý về lãi suất cho vay thực tế trong hợp đồng tín dụng ở Mỹ và EU", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfquy_dinh_phap_ly_ve_lai_suat_cho_vay_thuc_te_trong_hop_dong.pdf

Nội dung text: Quy định pháp lý về lãi suất cho vay thực tế trong hợp đồng tín dụng ở Mỹ và EU

  1. HỘI THẢO "NGÂN HÀNG VIỆT NAM: BỐI CẢNH VÀ TRIỂN VỌNG" QUY ĐỊNH PHÁP LÝ VỀ LÃI SUẤT CHO VAY THỰC TẾ TRONG HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG Ở MỸ VÀ EU ThS. Phan Đình Anh Khoa Tài chính Ngân hàng, Trường Đại học kinh tế Đà Nẵng TÓM TẮT Bài viết này trình bày một số quy định về lãi suất cho vay trong hợp đồng tín dụng của pháp luật Việt Nam và trên cơ sở giới thiệu những quy định về cách tính lãi suất cho vay thực tế ở Mỹ và các nước trong liên minh châu Âu, tác giả khuyến nghị việc nhanh chóng đưa quy định về việc tính và công bố lãi suất thực tế trong các hợp đồng tín dụng vào hệ thống pháp luật Việt Nam 1. Quy định của pháp luật Việt Nam về lãi suất cho vay trong hợp đồng tín dụng Lãi suất là nội dung cơ bản và không thể thiếu trong các hợp đồng tín dụng, có nhiều cách diễn đạt khác nhau về bản chất của lãi suất tùy thuộc vào vị thế của người xem xét, nhà đầu tư, đầu cơ xem lãi suất là chi phí cơ hội của khoản vốn đầu tư, người cho vay coi đó là tỷ suất sinh lợi của khoản vốn cho vay, người đi vay xem lãi suất là chi phí sử dụng vốn vay. Các định nghĩa về lãi suất cũng có sự khác nhau về cách diễn đạt, tuy nhiên, hầu hết đều thống nhất rằng, lãi suất là tỷ lệ phần trăm (%) của số tiền lãi phải trả so với số tiền gốc vay trong một khoảng thời gian nhất định. Như vậy, trong mối quan hệ với tiền lãi thì lãi suất là một yếu tố cần thiết để tính tiền lãi phải trả và vì nó được thể hiện dưới dạng số tương đối (%) nên người đi vay có xu hướng sử dụng lãi suất để đại diện cho số tiền lãi phải trả cho việc sử dụng vốn vay. Phù hợp với quan điểm này, trong quy định phương pháp tính, hoạch toán thu, trả lãi của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các tổ chức tín dụng, ban hành theo quyết định số 652/2001/QĐ-NHNN ngày 17/05/2001của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, thì Lãi vay được hiểu là khoản tiền bên vay trả cho bên cho vay về việc sử dụng vốn vay. Lãi vay được tính toán căn cứ vào số vốn, thời gian sử dụng vốn và lãi suất, quy định này cũng chỉ rõ việc sử dụng phương pháp tính lãi đơn để tính tiền lãi từ mức lãi suất công bố trong hợp đồng vay. Về mức lãi suất cho vay hợp lệ trong các hợp đồng tín dụng được quy định theo Điều 476, bộ luật dân sự 2005 như sau : 1. Lãi suất vay do các bên thoả thuận nhưng không được vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố đối với loại cho vay tương ứng. 2. Trong trường hợp các bên có thoả thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất hoặc có tranh chấp về lãi suất thì áp dụng lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ. Điều 163, Bộ luật hình sự có quy định trường hợp cho vay với mức lãi suất cao hơn mức lãi suất cao nhất mà pháp luật quy định từ 10 lần trở lên có tính chất chuyên bóc lột thì sẽ phạm tội cho vay lãi nặng. Nhiều thông tư hướng dẫn của ngân hàng nhà nước về mức lãi suất cho vay thường đưa ra một mức trần về lãi suất cho vay được phép đối với các tổ chức tín dụng. 2. Sự cần thiết phải công bố lãi suất cho vay thực tế trong các hợp đồng tín dụng Có thể thấy, một trong những mục đích của những quy định về mức lãi suất cho vay hợp lệ trong hợp đồng tín dụng của pháp luật Việt Nam là nhằm đặt ra một mức trần về chi phí mà người đi vay phải trả cho việc sử dụng vốn vay, tránh tình trạng cho vay nặng lãi, vượt quá khả năng gánh chịu của người đi vay. Tuy vậy, khái niệm lãi suất được đề cập đến trong luật dân sự 2005, và các 1
  2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG văn bản dưới luật không chỉ rõ loại lãi suất và dễ được hiểu thành khái niệm lãi suất công bố hay lãi suất danh nghĩa, là lãi suất được ghi vào các hợp đồng tín dụng ở nội dung lãi suất vay vốn, và được sử dụng để tính tiền lãi vay như hướng dẫn trong quyết định số 652/2001/QĐ-NHNN. Lãi suất danh nghĩa trong các hợp đồng tín dụng được hiểu là số tiền lãi người vay phải trả cho mỗi một đồng vốn trong một đơn vị thời gian , như vậy với lãi danh nghĩa là in , số vốn vay là V, thời hạn vay là T đơn vị thời gian, thì số tiền lãi phải trả theo lãi suất danh nghĩa cho việc sử dụng vốn trong giai đoạn T đơn vị thời gian là IT V in T Trong khi đó, đối với các hợp đồng tín dụng, lãi suất danh nghĩa không phản ánh đúng và đầy đủ chi phí sử dụng vốn của người đi vay, do các hợp đồng tín dụng có cấu trúc không đồng nhất về phương pháp tính lãi, thời điểm trả lãi, điều kiện giải ngân, cách thức giải ngân, thu nợ và các khoản chi phí mà người đi vay phải bỏ ra để đạt được khoản tín dụng và trong quá trình sử dụng vốn vay, vì vậy, lãi suất danh nghĩa không đại diện cho toàn bộ chi phí mà người đi vay phải gánh chịu, phân tích dưới đây sẽ làm rõ hơn điều này 2.1. Trường hợp người đi vay chỉ phải trả tiền lãi cho việc sử dụng vốn 2.1.1. Lãi suất danh nghĩa khác nhau về phương pháp tính lãi là không thể so sánh Phương pháp tính lãi có thể sử dụng có thể là phương pháp tính lãi đơn hoặc phương pháp tính lãi kép. Phương pháp tính lãi đơn là phương pháp tính lãi mà lãi của bất kỳ một kỳ nào trước đó cũng không được gộp vào vốn gốc để tính lãi cho kỳ tiếp theo. Phương pháp tính lãi gộp là phương pháp tính lãi mà trong đó lãi của kỳ trước được tính gộp vào vốn gốc để tính lãi cho kỳ tiếp theo. Để tính được lãi gộp phải biết tần số gộp lãi (lãi có thể được tính gộp hằng năm, hằng tháng hoặc hằng ngày và tần số gộp lãi có thể được định nghĩa là số lần gộp lãi trong một năm). Hợp đồng tín dụng có quy mô V, lãi suất danh nghĩa là in/năm, với phương pháp tính lãi đơn tiền lãi người đi vay phải trả cho giai đoạn T (năm) sẽ là IT ,d V in T , với phương pháp tính lãi gộp nếu tần số gộp lãi là 1 lần mỗi năm tiền lãi phải trả vào cuối giai đoạn T năm sẽ là T IT ,k V((1 in ) 1) do đó IT ,k IT ,d với cùng một mức lãi suất danh nghĩa in 2.1.2. Lãi gộp khác nhau về tần số gộp lãi là không thể so sánh Đối với hai hợp đồng tín dụng cùng có quy mô V và cùng lãi suất danh nghĩa là in/năm, cùng sử dụng phương pháp tính lãi gộp nhưng có tần số gộp lãi khác nhau, nếu một hợp đồng có tần số gộp lãi là g lần một năm, tiền lãi người đi vay phải trả cho giai đoạn T năm sẽ là i I V ((1 n ) gT 1) , hợp đồng còn lại có tần số gộp lãi là f lần một năm thì tiền lãi người đi vay g g i phải trả cho giai đoạn T năm sẽ là I V ((1 n ) fT 1) , do đó, nếu g>f thì I I . Tuy nhiên, f f g f một khi tần số gộp lãi được xác định, lãi suất danh nghĩa có thể chuyển thành lãi suất hiệu dụng để có thể so sánh được với nhau. Lãi suất hiệu dụng đạt được khi hai hợp đồng có tần số gộp lãi khác nhau với cùng một mức lãi suất danh nghĩa sẽ có số tiền lãi bằng nhau cho cùng một giai đoạn tính lãi. Một hợp đồng vay có tần số gộp lãi (f) xác định sẽ có thể chuyển thành lãi suất hiệu dụng từ lãi i suất danh nghĩa là r (1 n ) f 1 để so sánh với nhau. Hai hợp đồng khi khác nhau về lãi suất f danh nghĩa và (hoặc) tần số gộp lãi nếu có cùng lãi suất hiệu dụng sẽ có số tiền lãi cho mỗi giai đoạn là như nhau, hợp đồng nào có lãi suất hiệu dụng lớn hơn sẽ có số tiền lãi cho mỗi giai đoạn lớn hơn, và ngược lại. 2
  3. HỘI THẢO "NGÂN HÀNG VIỆT NAM: BỐI CẢNH VÀ TRIỂN VỌNG" 2.1.3. Lãi suất hiệu dụng là không thể so sánh khi khác nhau về thời điểm trả lãi Thời điểm trả lãi có thế được thỏa thuận khác nhau trong mỗi hợp đồng vay, hợp đồng có thể thỏa thuận việc trả lãi trước, đó là trường hợp tiền lãi được trả vào đầu kỳ tính lãi, hoặc lãi trả sau là trường hợp lãi được trả vào cuối kỳ tính lãi mặc dù phương pháp tính lãi là giống nhau. Để loại bỏ sự khác nhau về thời điểm trả lãi trong việc so sánh có thể sử dụng khái niệm lãi suất tương đương, với hợp đồng trả lãi sau có lãi suất hiệu dụng rs tổng tiền gốc và lãi trả vào cuối thời hạn T vay là V I V (1 rs ) , với hợp đồng trả lãi trước tổng số tiền lãi người cho vay nhận được vào T thời điểm giải ngân It V((1 rt ) 1) , bằng cách cho vay toàn bộ số tiền lãi này theo một hợp đồng trả lãi sau, đến cuối giai đoạn tính lãi người cho vay nhận được tổng số tiền T T V V ((1 rt ) 1)(1 rs ) như vậy lãi trả trước và lãi trả sau là tương đương khi T 1 rs (1 rt ) 1 1 T , nếu T=1, thì rt (1 rs ) 1 rs 2.2. Trường hợp chi phí đi vay bao gồm các khoản phí tín dụng Trước khi thông tư số 05/2011/TT-NHNN được ban hành, tình trạng thu các khoản phí khác ngoài tiền lãi khá phổ biến ở các tổ chức tín dụng, nhiều khoản phí tín dụng mà người đi vay phải trả ngoài tiền lãi như phí thẩm định, định giá tài sản bảo đảm, phí hồ sơ, chi phí mua bảo hiểm tài sản để được vay vốn Các loại chi phí này phụ thuộc vào hình thức cấp tín dụng, quy định riêng của mỗi tổ chức tín dụng. Thông tư 05/2011/TT-NHNN được ban hành để khắc phục tình trạng này nhưng thông tư này cũng không loại bỏ hoàn toàn các khoản phí mà tổ chức tín dụng được phép thu. Bên cạnh đó, đối với các khoản chi phí mà người đi vay không trực tiếp trả cho tổ chức tín dụng nhưng trả cho một bên thứ ba khi người đi vay muốn đáp ứng các điều kiện tiên quyết để đạt được sự đồng ý cho vay, ví dụ, yêu cầu về mua bảo hiểm tài sản, yêu cầu về giám định tài sản của bên cho vay, phí bảo lãnh vay vốn thì thông tư này chưa đề cập đến. Như vậy, phí vẫn là một phần cầu thành trong chi phí vay vốn ngoài tiền lãi vay và như vậy, cho dù sử dụng bất kỳ khái niệm lãi suất nào đã đề cập ở mục 2.1 để so sánh thì cũng không thể phản ánh đầy đủ chi phí vay vốn. Hơn nữa, cấu trúc của các hợp đồng tín dụng là không đồng nhất, nhiều hợp đồng tín dụng đưa ra các điều khoản về vốn đối ứng, tiền đặc cọc, duy trì số dư tiền gởi thanh toán, điều này càng làm cho người đi vay nhầm lẫn về chi phí sử dụng vốn nếu nhìn vào mức lãi suất danh nghĩa của hợp đồng tín dụng. Từ đó, đòi hỏi phải có một chỉ tiêu đại diện cho tất cả chi phí sử dụng vốn của người đi vay dưới dạng số tương đối được thống nhất về phương pháp tính để qua chỉ tiêu này người đi vay có thể dễ dàng so sánh được chi phí sử dụng vốn của các chủ thể cho vay khác nhau một cách nhanh chóng và đầy đủ, và, đứng trên giác độ của cơ quan quản lý khi muốn đặt ra một mức giới hạn về chi phí của người đi vay có thể căn cứ vào chỉ tiêu này. Tìm hiểu trong các quy định của pháp luật Việt Nam, hiện vẫn chưa có tên gọi và phương pháp tính chỉ tiêu này, tuy vậy, dưới góc độ học thuật có thể tạm gọi chỉ tiêu này là lãi suất vay vốn thực tế, và đối với các nước phát triển như Mỹ, EU, đã có những quy định pháp lý rất cụ thể về cách xác định chỉ tiêu này để công bố đối với các hợp đồng tín dụng. 3. Quy định về tính toán lãi suất thực tế trong hợp đồng tín dụng ở Mỹ Tại Mỹ, luật về tính trung thực trong hoạt động cho vay (the truth in lending Act ) quy định cụ thể về việc công bố các khoản phí tín dụng mà người đi vay phải trả trong các hợp đồng tín dụng, luật này định nghĩa các khoản phí tín dụng là các khoản chi phí mà người đi vay phải trả cho bên cho vay hoặc bên thứ ba ngoài khoản vốn gốc vay để đạt được một khoản vay và cho việc sử dụng vốn vay, sau khi đã xác định đầy đủ các khoản phí này, quy định Z được áp dụng để tính toán lãi suất thực tế của các thỏa thuận tín dụng theo công thức tổng quát sau : 3
  4. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG A A A 1 2 m (1 e i)(1 i)q1 (1 e i)(1 i)q2 (1 e i)(1 i)qm 1 2 m (3.1) P P P 1 2 n t1 t2 tn (1 f1i)(1 i) (1 f 2i)(1 i) (1 f ni)(1 i) Trong đó : I =wi : Lãi suất thực tế theo năm (Annual Percentage Rate) i : Lãi suất thực tế theo giai đoạn đơn vị nhỏ hơn năm ( ngày, tuần, tháng, quý ) w : Số giai đoạn đơn vị trong một năm ( 1 năm = 52 tuần hay w=52, 1 năm = 365 ngày hay w=365, 1 năm = 26 (2 tuần) hay w=26 ) Aj (với j =1,m) là số tiền gốc giải ngân khả dụng vào lần j (việc đưa ra số tiền đặc cọc hoặc duy trì số dư tiền gởi thanh toán được trừ vào số tiền giải ngân lần đầu để tính số tiền giải ngân khả dụng) Pj (với j =1,n) là số tiền hoàn trả ( gốc, lãi, phí) vào lần j qj : số nguyên lần giai đoạn đơn vị để tính khoảng thời gian từ thời điểm gốc đến thời điểm giải ngân thứ j ej (với j =1,m) : phần dôi ra của khoảng thời gian từ thời điểm gốc đến thời điểm giải ngân thứ j do không đủ một giai đoạn đơn vị tj : số nguyên lần giai đoạn đơn vị để tính khoảng thời gian từ thời điểm gốc đến thời điểm hoàn trả thứ j fj (với j =1,m) : phần dôi ra của khoảng thời gian từ thời điểm gốc đến thời điểm hoàn trả thứ j do không đủ một giai đoạn đơn vị m : số lần giải ngân n : số lần hoàn trả Trong trường hợp vốn vay được giải ngân một lần với số tiền A ( thời điểm gốc) và việc hoàn trả thực hiện theo chuỗi niên khoản cố định (P) theo chu kỳ bằng một giai đoạn đơn vị, công thức trên có thể được viết thành P 1 (1 i) n A (3.2) (1 fi)(1 i)t i Với các công thức trên, việc xác định lãi suất cho vay thực tế của các hợp đồng tín dụng có tính đóng được minh họa qua một số ví dụ cụ thể như sau : Ví dụ 1 : Một khoản vay với số tiền là 5 tỷ đồng, giải ngân một lần vào ngày 10/1/2013, khoản vay này được hoàn trả mỗi tháng một lần với số tiền trả mỗi lần 230 triệu đồng, tổng cộng 24 lần trả, khoản trả đầu tiên vào ngày 20/2/2013. Áp dụng công thức 3.2 như sau: + Giai đoạn đơn vị = 1 tháng + Số giai đoạn đơn vị trong năm : w = 12 do 1 năm = 12 tháng + fj =11/30 ( từ 10/01/2013 đến 21/01/2013) + i = 0.78%/tháng hay lãi suất thực tế là I =12xi = 9,36%/ năm 230 230 230 230 1 (1 i) 24 5000 11 1 11 2 11 24 11 i (1 i)(1 i) (1 i)(1 i) (1 i)(1 i) (1 i) 30 30 30 30 4
  5. HỘI THẢO "NGÂN HÀNG VIỆT NAM: BỐI CẢNH VÀ TRIỂN VỌNG" Ví dụ 2 : Một khoản vay 10 tỷ đồng, giải ngân một lần vào ngày 23/05/2013, tiền vay được hoàn trả mỗi quý một lần, mỗi lần trả số tiền 385 triệu đồng, tổng cộng 40 lần trả, khoản trả đầu tiên vào ngày 1/10/2013 + Giai đoạn đơn vị : Quý + Số giai đoạn đơn vị trong năm (w) =4 (quý) + fj = 39/90 ( từ 23/05/2013 đến 31/07/2013) + i = 2,24%/tháng hay lãi suất thực tế là I =4xi = 8,97%/ năm 385 385 385 10.000 39 39 39 (1 i)(1 i)1 (1 i)(1 i)2 (1 i)(1 i)40 90 90 90 Ví dụ 3 : Một khoản vay 7350 triệu đồng vào ngày 3/3/2013, được hoàn trả như sau : từ ngày 15/09/2013 thanh toán hàng tháng, 3 lần, mỗi lần 1000 trđ. Ngày 15/03/2014 thanh toán 2000 trđ, từ 15/09/2014 thanh toán hàng tháng, 3 lần mỗi lần 750, và khoản trả cuối cùng 1000 vào ngày 1/2/2015 Như vậy : + Giai đoạn đơn vị : tháng + Số giai đoạn đơn vị trong năm(w) =12 + f1 = 12/30 ( từ 03/03/2013 đến 15/03/2013) + t1 = 6 ( từ 15/03/2013 đến 15/09/2013) + f2 = 12/30 ( từ 03/03/2013 đến 15/03/2013) + t2 = 12 ( từ 15/03/2013 đến 15/03/2014) + f3 = 12/30 ( từ 03/03/2013 đến 15/03/2013) + t3 = 18 ( từ 15/03/2013 đến 15/09/2014) + f4 = 29/30 ( từ 03/03/2013 đến 01/04/2013) + t4 = 22 ( từ 01/04/2013 đến 01/02/2015) + i = 0,85%/tháng hay lãi suất thực tế là I =12i = 10,22%/ năm 1 1 1 1 1000 (1 i)3 2000 750 (1 i)3 1000 7350 12 12 12 12 (1 i)(1 i)6 i (1 i)(1 i)12 (1 i)(1 i)18 i (1 i)(1 i)22 30 30 30 30 Ví dụ 4 : Một khoản vay 60 tỷ đồng giải ngân thành 3 lần : lần 1 : 20 tỷ đồng (ngày 10/04/2013), lần 2 : 20 tỷ đồng (ngày 12/06/2013), lần 3 : 20 tỷ đồng (ngày 18/09/2013), Khoản vay được hoàn trả theo niên khoản cố định hàng tháng, bắt đầu từ ngày 10/12/2014 mỗi lần trả 612,36 triệu đồng, tổng cộng 240 lần trả. 240 20000 20000 612,361 (1 i) 20000 8 2 2 8 5 (1 i) i (1 i)(1 i) (1 i)(1 i) 30 30 i = 0,854%/tháng hay lãi suất thực tế là I =12i = 10,25%/ năm 4. Quy định về cách tính lãi suất thực tế của liên minh châu Âu (EU) Để góp phần tạo ra sự minh bạch cho thị trường tín dụng, giúp người đi vay dễ dàng so sánh chi phí sử dụng vốn của các chủ nợ khác nhau, trong sắc lệnh về tín dụng tiêu dùng, EU đã thống nhất khái niệm phí tín dụng được định nghĩa theo điều 3 sắc lệnh (directive) 2008/48/EC như sau : "Phí tín dụng là tất cả các chi phí, bao gồm tiền lãi vay, hoa hồng, thuế, hay bất kỳ khoản phí nào 5
  6. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG mà người vay tiêu dùng được yêu cầu thanh toán gắn liền với thỏa thuận tín dụng và được biết đến bởi bên cho vay, ngoại trừ tiền công chứng, tiền chi cho các dịch vụ phụ thêm liên quan đến thỏa thuận tín dụng, đối với khoản tiền chi mua bảo hiểm của người vay tiêu dùng sẽ bao gồm trong khoản phí tín dụng nếu như việc mua bảo hiểm là điều kiện tiên quyết để đạt được thỏa thuận tín dụng với bên cho vay" Trên cơ sở thống nhất phí tín dụng, lãi suất cho vay thực tế được xác định theo công thức thống nhất sau: m n tk Sl Ak (1 X ) Pl (1 X ) 1 1 X : Lãi suất vay vốn thực tế (theo năm) m: Số lần vốn vay được giải ngân k: Số thứ tự của lần giải ngân (1≤k≤m) Ak : Số vốn giải ngân khả dụng lần thứ k tk : khoảng cách đo bằng năm (tỷ lệ của năm) giữa ngày giải ngân đầu tiên và ngày giải ngân lần thứ k, trong đó một năm tính bằng 365 ngày ( hoặc 366 ngày cho năm nhuận) hoặc bằng 12 tháng, một tháng bằng 30,41666 ngày (365/12) không phân biệt năm nhuận hay không, và t1=0, n : Số lần hoàn trả l : Số thứ tự của lần hoàn trả Pl : Số tiền hoàn trả ( gốc , lãi, phí) trong lần thứ l Sl : khoảng cách bằng năm (tỷ lệ của năm) giữa lần giải ngân đầu tiên đến ngày hoàn trả thứ l Với các ví dụ như đã đề cập ở mục trước, cách tính lãi suất thực tế ứng với quy định của EU như sau : Ví dụ 1: 230 230 230 5000 (1 X )11/ 365 1/12 (1 X )11/ 365 2 /12 (1 X )11/ 365 24/12 1 1 (1 X )24/12 5000 230(1 X )1/12 11/ 365 (1 X )1/12 1 Lãi suất thực tế : X =9,85%/năm Ví dụ 2 : 385 385 385 10000 (1 X )39/ 365 3/12 (1 X )39/ 365 6/12 (1 X )39/ 365 120/12 Lãi suất thực tế : X = 9,28%/năm Ví dụ 3 : 1000 1000 1000 2000 7350 (1 X )196/ 365 (1 X )226/ 365 (1 X )257/ 365 (1 X )377/ 365 750 750 750 1000 (1 X )561/ 365 (1 X )591/ 365 (1 X )622/ 365 (1 X )700/ 365 6
  7. HỘI THẢO "NGÂN HÀNG VIỆT NAM: BỐI CẢNH VÀ TRIỂN VỌNG" Lãi suất thực tế : X=10,65% Ví dụ 4 : 20000 20000 612,36 1 (1 X ) 20 20000 (1 X )63/ 365 (1 X )161/ 365 (1 X )7 /12 (1 X )1/12 1 Lãi suất thực tế : X = 10,74% 5. Kết luận và khuyến nghị Hiểu rõ và đầy đủ các chi phí sử dụng vốn luôn là yêu cầu quan trọng đối với người đi vay trước khi quyết định ký kết các hợp đồng tín dụng, nội dung của các hợp đồng tín dụng có sự không đồng nhất luôn gây khó khăn cho người đi vay trong việc so sánh chi phí sử dụng vốn từ những người cho vay khác nhau, việc công bố mức lãi suất thực tế của các hợp đồng vay vốn sẽ giúp người đi vay dễ dàng thực hiện điều này và cũng tránh trường hợp người đi vay tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh thông qua việc thiết kế các điều khoản hợp đồng để che dấu chi phí sử dụng vốn thực tế của người đi vay, và gây khó khăn cho các cơ quan quản lý khi muốn đặt ra một mức trần về chi phí sử dụng vốn. Hiện nay, pháp luật Việt Nam vẫn chưa đề cập đến vấn đề xác định và công bố lãi suất thực tế của hợp đồng vay vốn như một số nước đã làm, thông qua bài viết này, tác giả khuyến nghị các nhà lập pháp Việt Nam nhanh chóng bổ sung và hoàn thiện các quy định về lãi suất thực tế của hợp đồng tín dụng. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] TS. Hồ Hữu Tiến và Ths. Nguyễn Ngọc Anh , Giáo trình Toán tài chính [2] Sắc lệnh 2008/48/EC ban hành ngày 23 tháng 04 năm 2008 của Ủy ban châu Âu [3] Luật về tính trung thực trong hoạt động cho vay của mỹ (the truth in lending Act) 7