Quy tắc xuất xứ trong FTA thế hệ mới: Tác động đa chiều tới triển vọng ngành dệt may Việt Nam

pdf 11 trang Gia Huy 18/05/2022 2410
Bạn đang xem tài liệu "Quy tắc xuất xứ trong FTA thế hệ mới: Tác động đa chiều tới triển vọng ngành dệt may Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfquy_tac_xuat_xu_trong_fta_the_he_moi_tac_dong_da_chieu_toi_t.pdf

Nội dung text: Quy tắc xuất xứ trong FTA thế hệ mới: Tác động đa chiều tới triển vọng ngành dệt may Việt Nam

  1. Vì vậy, để đảm bảo thực thi các cam kết khi tham gia CPTTP về quyền sở hữu trí tuệ nói chung và quyền tác giả, quyền liên quan nói riêng thực sự là một thách thức lớn, cần phải vượt qua thì Việt Nam mới có thể hội nhập toàn diện và phát triển bền vững trong dài hạn. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 2. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ ngày 14/6/2019 3. Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương CPTPP 4. Kỷ yếu Hội nghị tập huấn phổ biến các quy định về quyền tác giả, quyền liên quan trong Hiệp định CPTPP và pháp luật Việt Nam, Tp. Hồ Chí Minh, ngày 12/09/2019 5. LS. Trần Mạnh Hùng, CPTPP - Những điều cần biết trước thềm mùa Xuân 2019, bài đăng trên Báo Đầu tư online ngày 02/01/2019 6. Nguyễn Việt, Cam kết sở hữu trí tuệ phức tạp nhất CPTPP, Báo Diễn đàn doanh nghiệp QUY TẮC XUẤT XỨ TRONG FTA THẾ HỆ MỚI: TÁC ĐỘNG ĐA CHIỀU TỚI TRIỂN VỌNG NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM Ths. Phạm Phƣơng Thạc Trƣờng Đại học Ngoại Thuơng Ths. Hồ Ngọc Linh Bộ Công Thƣơng Tóm lược: Năm 2019 đánh dấu bước tiến mới trong chính sách thương mại Việt Nam b ng l ký kết Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – Châu Âu (EVFTA). Cùng với Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), EVFTA là hai Hiệp định thương mại tự thế hệ mới với mức thuế cam kết xuống 0% đối với tất cả mặt hàng. Tuy nhiên, các quy định “phi thuế quan” trong Hiệp định được coi là điểm nghẽn chủ yếu của Hiệp định. Bài viết này hướng tới cái nhìn đa chiều đối với quy định Quy tắc về xuất xứ (Rules of Origin). Tồn tại hai góc nhìn và đưa ra các khuyến nghị chính sách phù hợp cho Việt Nam trong thời gian tới. Từ khoá: Quy tắc xuất xứ, thương mại quốc tế, xuất khẩu, dệt may. 1. Đặt vấn đề Theo thống kê của Ban thư ký WTO, tính đến ngày 01 tháng 5 năm 2018, cả thế giới đã có 673 FTA được các nước thành viên thông báo lên WTO, trong đó có 459 FTA đang có hiệu lực (Văn phòng WTO, 2019). Tầm nhìn về thế giới ―một thị trường‖ (one market) là 1126
  2. chính sách thương mại nổi bật của các nước Châu Âu từ Hiệp ước Rome (Treaty of Rome) trước đây đến các Hiệp định thương mại tự do (Free trade agreement - FTA). Mục đích chủ đạo của FTA nhằm khuyến khích sự phát triển thương mại thông qua giảm hàng rào thuế quan hoặc phi thuế quan giữa hai nước hoặc nhóm các nước. Đi cùng với xu hướng chung của Thế giới, tính đến năm 2019, Việt Nam đã ký kết 13 Hiệp định thương mại tự do và đang trong quá trình đàm phán 3 Hiệp định khác. Trong đó, nổi bật nhất là vào ngày 30 tháng 6 năm 2019, Việt Nam và 28 nước thành viên Châu Âu ký Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA). Cùng với Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) được ký vào ngày 8 tháng 3 năm 2018, đây là hai Hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới với ―cam kết rộng‖ và ―mức độ cam kết cao nhất‖ của Việt Nam‖ (Văn phòng WTO, 2019). Các FTA thế hệ mới khác với FTA trước đây thông qua 4 đặc trưng chính. Thứ nhất, nội dung cam kết rộng. Các FTA thông thường cam kết các lĩnh vực vốn đã và đang được điều chỉnh bởi các hiệp định của WTO, ví dụ như thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, quy tắc xuất xứ, thủ tục hải quan, hàng rào kỹ thuật đối với thương mại, các biện pháp vệ sinh kiểm dịch động thực vật. Các FTA thế hệ mới mở rộng phạm vi cam kết sang các những lĩnh vực ―phi truyền thống‖ như mua sắm của Chính phủ, doanh nghiệp Nhà nước, thương mại trong mối quan hệ với môi trường, lao động, thương mại điện tử. Thứ hai, các FTA thế hệ mới mức độ cam kết sâu hơn. Tỷ lệ xóa bỏ thuế quan đối với hàng nhập khẩu trong các FTA thế hệ mới thường lên đến gần 100% trong khi các FTA thông thường có tỷ lệ thấp hơn. Thứ ba, đối tượng cam kết rộng bao gồm toàn bộ hàng hoá và không có―loại trừ‖. Cuối cùng, yêu cầu và các cơ chế thực thi của FTA thế hệ mới chặt chẽ hơn rất nhiều. Nổi bật nhất là các cam kết khắt khe về ―quy tắc xuất xứ‖ (Rules of Origin – ROO). Đối với các Hiệp định FTA thế hệ trước, ROO được coi là một trong những nhân tố ―phi thuế quan‖ hạn chế tác động của FTA sau khi Hiệp định được ký kết. Baldwin (2005) thống kê tỷ lệ tối ưu hoá Hiệp định Mậu dịch Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) vào khoảng 64% trong năm 2000 và dưới 10% đối với Hiệp định trong khối ASEAN (AFTA) trong năm 2002. Quy tắc xuất xứ chặt chẽ là nguyên nhân chính khiến tỷ lệ tối ưu hoá ở mức thấp. Vì vậy, quy định ROO thặt chặt hơn tại các Hiệp định thế hệ mới mang đến nhiều nhận định trái chiều về tác động của các Hiệp định này lên nền kinh tế Việt Nam. Các Hiệp định FTA thế hệ mới được ký kết tại Việt Nam trong vòng hai năm trở lại đây. Hiệp định CPTPP vừa có hiệu lực tháng 1/2019. EVFTA đã được Nghị viện EU thông qua tháng 2/2020. Dự kiến, EVFTA sẽ được Quốc hội Việt Nam phê duyệt vào tháng 5/2020 và chính thức thực thi vào tháng 7/2020 . Tác động của ROO lên hiệu quả EVFTA và CPTPP chưa thể định lượng. Vì vậy, trong bài viết này, nhóm tác giả tìm hiểu các nghiên cứu về tác động của ROO lên các Hiệp định khác, phân tích về quy tắc ROO trong khuôn khổ Hiệp định EVFTA cũng như CPTPP lấy vị dụ từ ngành dệt may. Cuối cùng, một số khuyến nghị chính 1127
  3. sách sẽ được đưa ra với định hướng làm nền tảng cho những nghiên cứu sau này về FTA thế hệ mới tác động lên nền kinh tế Việt Nam. 2. Lý luận về quy tắc xuất xứ Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) định nghĩa ROO là ―tập hợp các tiêu chí cần thiết nhằm đảm bảo xác định được nguồn gốc quốc tịch của hàng hóa‖ qua đó ―đảm bảo hàng hóa đó được hưởng ưu đãi thuế quan FTA nếu tuân thủ các quy định về xuất xứ áp dụng với hàng hóa trong FTA đó‖ (Văn phòng WTO, 2019) Theo nguyên tắc tiêu chí, ROO được phân theo xuất xứ thuần túy và xuất xứ không thuần tuý khi sử dụng các nguyên liệu không có xuất xứ từ nước (hoặc các nhóm nước thành viên) trong Hiệp định. Đối với hàng hoá xuất xứ không thuần tuý, từng FTA cụ thể sẽ có quy định riêng về Chuyển đổi mã số hàng hoá (CTC), Hàm lượng Giá trị Khu vực (RVC), Công đoạn gia công chế biến cụ thể (SP) hoặc sự kết hợp của bất kỳ các tiêu chí nào trong số các tiêu chí kể trên (Văn phòng WTO, 2019). Các FTA đã ký kết của Việt Nam đa phần đặt cam kết chung ROO cho phép hàng hoá có nguyên liệu không có xuất xứ với Hàm lượng Giá trị khu vực (RVC) trong khoảng 35 – 40% và không quá 10% thành phần đảm bảo tỷ lệ Chuyển số mã hàng hoá (CTC) (Văn phòng WTO, 2019). ROO giúp cơ quan hải quan xác định được đối tượng nhận ưu đãi, phòng tránh gian lận thương mại từ các đối tác ngoài Hiệp định, tạo điều kiện đo đạc định lượng tác động FTA sau thời gian có hiệu lực và làm đòn bẩy giúp các thành viên trong Hiệp định tìm kiếm nguồn nguyên liệu trong nội bộ thành viên Hiệp định thúc đẩy sự kết nối trong khu vực (Văn phòng WTO, 2019). Bên cạnh đó, các ROO ngăn chặn hành vi ―tái xuất khẩu‖ sang các nước có thuế suất thấp để hưởng ưu đãi FTA. Hành động này không đem lại lợi ích cho nền kinh tế trong khi tăng chi phí vận chuyển hàng hoá đội giá sản phẩm dịch vụ (Kala, 2015). Ở một khía cạnh khác, các quy tắc ROO được xem như nội dung phức tạp nhất. Quy tắc xuất xứ của NAFTA chiếm 200 trang. Hiệp định EVFTA phải dành thêm một chương cho ROO trong ngành dệt may. Estevadeordal (2000) chỉ ra các ngành hàng có quy tắc ROO thắt chặt và phức tạp sẽ kéo dài thời gian đàm phán của Hiệp định và trở thành một công cụ chính trị của các nước. Quy định ROO càng phức tạp càng trì hoãn thời điểm có hiệu lực của ưu đãi thuế quan. Các yêu cầu về xuất xứ buộc các nhà sản xuất loại bỏ nguồn nguyên liệu giá rẻ để tìm đến các nguồn nguyên liệu trong nội bộ các đối tác. Nguyên tắc này làm tăng giá thành sản xuất sản phẩm và giảm bớt lợi ích mà các FTA đem lại (Krishna và Krueger, 1995). Điều này lý giải lợi ích ròng của Mexico trong Hiệp định NAFTA gần như bằng không trong khi kim ngạch xuất khẩu tăng. Đối với các quốc gia chưa có chuỗi cung ứng theo chiều dọc (như Việt Nam hay Mexico), đây là cơ hội để các thị trường phát triển cạnh tranh với thị trường Trung Quốc để trở thành nguồn nguyên liệu sản xuất tại các nước này Cho đến năm 2016, Mỹ đã có thặng dư xuất khẩu đạt $4,1 triệu trong mặt hàng sợi và vải nói riêng và $720 triệu thặng dư xuất khẩu trong toàn bộ ngành dệt May với Canada và Mexico (Sandler, 2017). 1128
  4. Các yêu cầu về ROO cũng làm tăng chi phí hành chính trong thủ tục hải quan đối với các doanh nghiệp. Herin (1986) đã chỉ ra chi phí liên quan đến ROO đã khiến 1/4 số lượng hàng xuất khẩu trong phạm vi Hiệp định EFTA lựa chọn mức thuế suất MFN (áp dụng cho các Tối huệ quốc) thay cho mức thuế 0%. Nghiên cứu gần đây của Breton và Manchin (2002) nghiên cứu khi các đối tác Địa Trung Hải xuất khẩu vào thị trường Châu Âu được lựa chọn giữa quy định ưu đãi Khuyến khích gia công ngoài (OPT – Outward Processing Trade) và ROO thì 99% lựa chọn sử dụng OPT trong quy trình hải quan. Trong khi đó, đối với Thổ Nhĩ Kỹ không phải chịu quy định ROO, chỉ có 0.5% doanh nghiệp sử dụng OPT trong quy trình xuất khẩu. Điều này cho thấy các quy định ROO có chi phí đáng kể và hạn chế việc tận dụng FTA trong thương mại sau khi các Hiệp định được ký kết. Cơ chế ROO còn được coi là chính sách nhằm cục bộ hoá thị trường thương mại thế giới. Krugman (1991) đã cho rằng các FTAs xây dựng nên các nhóm thị trường với sức mạnh thị trường lớn hơn, thuế quan cao hơn đối với các quốc gia không nằm trong các hiệp định. Các nước phát triển sử dụng ROO làm đòn chính trị nhằm hạn chế hoạt động thương mại của các nước đang phát triển (như các nước ASEAN hay Mexico) sang thị trường lớn khác (như Trung Quốc). Nếu như Mỹ còn tham gia Hiệp định TPP thì sẽ là đòn đối trọng lớn cho thị trường Trung Quốc khi đa phần nguyên liệu vải sợi của Việt Nam được nhập khẩu từ Trung Quốc. Mỹ trong thời kỳ Tổng Thống Barack Obama đã sử dụng Hiệp định này làm tác động chính trị gián tiếp lên thương mại song phương giữa Trung Quốc và Mỹ. Như vậy, bên cạnh mục đích bảo vệ các nước thành viên khỏi chệch hướng thương mại (trade deflection), các ROO hạn chế tác động ―tự do thương mại‖ của các Hiệp định FTA thông qua tăng giá thành sản xuất, chi phí hải quan. Sâu xa hơn nữa, các quy tắc này tạo sức ép để các quốc gia nhập khẩu nguồn nguyên liệu từ nước thành viên làm nền tảng xây dựng một Liên minh Mậu dịch có sức đối kháng với các nền kinh tế lớn khác. 3. Quy tắc xuất xứ tại Hiệp định FTA thế hệ mới áp dụng cho ngành dệt may Việt Nam 3.1. Ưu đãi và quy tắc xuất xứ của EVFTA đối với ngành dệt may Việt Nam 3.1.1. Ưu đãi từ EVFTA Các sản phẩm ngành dệt may được đánh giá là một trong những ngành nghề được hưởng lợi nhất từ Hiệp định EVFTA. Cụ thể, Tiểu Phụ lục 2-A-1 Hiệp định quy định cam kết thuế về ngành dệt may như sau: - Loại bỏ thuế nhập khẩu ngay khi Hiệp định có hiệu lực cho các loại nguyên phụ liệu dệt may (thuộc các Chương 50–60 Biểu thuế); và chỉ một số ít loại trong các nhóm sản phẩm may mặc thuộc Chương 61-62 Biểu thuế (như bộ đồ vest hoàn chỉnh, đồ ngủ nữ, áo len trẻ em, đồ bơi, chăn, rèm cửa, túi xách hoặc túi đựng bằng vải ). - Loại bỏ thuế nhập khẩu dần từ mức thuế MFN (Most favoured nation – Tối huệ quốc) trung bình là 12% hiện nay xuống 0% trong thời hạn từ 3 đến 7 năm kể từ ngày EVFTA có hiệu lực đối với phần lớn các sản phẩm may mặc và sản phẩm tương tự thuộc các Chương 61-62 Biểu thuế. Đối với các mặt hàng đang được hưởng ưu đãi thuế theo mức thuế GSP (quy chế ưu đãi thuế quan phổ cập), thấp hơn mức thuế MFN thì sẽ tiếp tục được hưởng ưu đãi 1129
  5. theo mức thuế đó. Khi nào mức thuế giảm theo lộ trình bằng với mức thuế GSP thì lúc đó GSP mới hết hiệu lực và chuyển sang MFN để tiếp tục giảm trong những năm tiếp theo, tiến tới về 0%. Như vậy, trong vòng 5 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ thuế quan với 77,3% kim ngạch xuất khẩu của ta, 22,7% kim ngạch còn lại sẽ được xóa bỏ sau 7 năm. Với những cam kết mở cửa thị trường này, dự báo hàng dệt may vào thị trường EU sẽ tăng nhanh với tốc độ đến 2025 khoảng 67% so với kịch bản không có Hiệp định. Đến năm 2020 đạt tổng 5 - 5,5 tỷ USD và tăng thêm từ 1,3 tỷ USD vào năm 2020 và 3,2 tỷ USD năm 2025. Về sản lượng, nhìn chung Hiệp định có tác động tích cực tới sản lượng, cụ thể tăng 3,4% vào năm 2020 và 6% vào năm 2030, trong khi đó ngành may tăng 4% và lên tới 14% vào 2030 (Bộ Kế hoạch và đầu tư, 2019). 3.1.2. Quy tắc xuất xứ Để có thể được giảm thuế theo quy định tại hiệp định, các sản phẩm phải tuân thủ quy tắc xuất xứ ―2 công đoạn‖ yêu cầu các sản phẩm dệt may xuất xứ Việt Nam từ ―vải trở đi‖ (fabric-forward). Theo đó, để được hưởng thuế quan ưu đãi theo Hiệp định EVFTA thì hàng dệt may của Việt Nam phải được làm từ vải có xuất xứ Việt Nam hoặc các nước EU (hàng hoá xuất xứ thuần tuý cộng gộp). Riêng đối với ngành dệt may, các nguyên liệu có xuất xứ Hàn Quốc cũng sẽ được coi là có xuất xứ Việt Nam do Hàn Quốc đã có FTA với cả hai khối nước EU và Việt Nam. Quy tắc này sẽ được mở rộng trong trường hợp EU và Việt Nam cùng ký kết FTA với các nước khác (Văn phòng WTO, 2019). Các Hiệu định FTA thế hệ cũ yêu cầu quy tắc xuất xứ khá đơn giản đối với mặt hàng dệt may chủ yếu từ công đoạn ―cắt và may‖ trừ FTA ASEAN-Nhật Bản và Việt Nam – Nhật Bản là áp dụng quy tắc ―từ vải trở đi‖. Như vậy, EU là đối tác thứ hai sau Nhật Bản có quy định chặt chẽ về quy tắc xuất xứ. 3.2. Ưu đãi và quy tắc xuất xứ của CPTPP đối với ngành dệt may Việt Nam 3.2.1. Ưu đãi của CPTPP Việt Nam cùng 10 nước bao gồm Australia, Brunei, Canada, Chile, Malaysia, Mexico, Nhật Bản, New Zealand, Peru, Singapore đã ký hết Hiệp định CPTPP ngày 8 tháng 3 năm 2018. Hiệp định này đã chính thức có hiệu lực đối với Việt Nam vào ngày 14 tháng 1 năm 2019. Nguyên tắc chung của CPTPP kế thừa tinh thần Hiệp định TPP đưa thuế nhập khẩu về 0% đối với tất cả các dòng thuế. Trong các thành viên CPTPP, Việt Nam đạt mức thoả thuận mở cửa hoàn toàn với các nước Singapore, Brunei, Malaysia, Australia, và New Zealand. Các nước còn lại đạt mức cam kết khá cao. Với mức độ cam kết như vậy, theo nghiên cứu chính thức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, xuất khẩu của Việt Nam có thể sẽ tăng thêm 4,04% đến năm 2035. Với mức độ cam kết như vậy, Ngân hàng thế giới dự báo xuất khẩu của Việt Nam có thể sẽ tăng thêm 4,2% đến 6,9% vào năm 2030 (Báo Hải quan, 2019). 3.2.2. Quy tắc xuất xứ Để đạt được mức ưu đãi này, các mặt hàng dệt may Việt Nam phải đảm bảo xuất xứ ―từ sợi trở đi‖ (yarn foward) hay gọi là quy tắc ―3 công đoạn‖ đồng nghĩa với toàn bộ quy 1130
  6. trình từ ―toàn bộ quá trình kéo sợi, dệt vải, nhuộm, hoàn tất và may quần áo phải được thực hiện trong nội khối CPTPP‖ (hàng hoá xuất xứ thuần tuý cộng gộp). Đây là cam kết ở mức cao hơn EVFTA và là quy tắc chặt chẽ nhất mà ngành dệt may Việt Nam gặp phải trong khuôn khổ các FTA trước đây. Một số điều kiện loại trừ được áp dụng với các mặt hàng như ―vali, túi xách, áo ngực phụ nữ, quần áo trẻ em bằng sợi tổng hợp‖ và quy tắc nguồn cung thiếu hụt với 194 loại sợi trong đó có 8 loại sợi trong nhóm nguồn cung thiếu hụt tạm thời và 186 loại sợi trong nhóm nguồn cung thiếu hụt vĩnh vi n được phép nhập ngoài khu vực CPTPP (Bộ Công thương, 2019). 3.3. Vướng mắc của ngành dệt may Việt Nam Theo Tổng cục Thống ke , tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dẹ t may trong na m 2019 đạt 32,6 tỷ USD, ta ng 6,9% so với na m 2018. Thị tru ờng xuất khẩu chủ lực của thị trường Việt Nam là Mỹ (47%), EU (15%), Nhật (12%) và Hàn Quốc (9%). Như vậy, trừ Mỹ, các thành viên trong Hiệp định CPTPP và EVFTA là đối tác xuất khẩu chiến lược của Việt Nam trong ngành dệt may (Tổng cục Thống kê, 2018) Tuy nhiên, trong các ngành hàng, dệt may sẽ gặp khó khăn nhất để đạt mức tăng trưởng dự báo. Các mức quy định trong quy tắc xuất xứ của cả hai Hiệp định là những mức cam kết khắt khe nhất. So với ROO của Hiệp định CPTPP từ ―sợi trở đi‖, quy tắc xuất xứ từ ―vải trở đi‖ của EVFTA có nới lỏng hơn. Tuy nhiên, quy định này vẫn tồn tại thách thức cho phía Việt Nam. Trong chuỗi cung ứng của ngành dệt may, tính đến năm 2019, phần lớn (65%) doanh nghiệp chỉ thực hiện công đoạn cắt – may (CMT - Cut, Make, Trim hay cắt, may, cắt chỉ) và vải nguyên liệu được sử dụng để sản xuất chủ yếu được nhập khẩu. Các loại hình doanh nghiệp được phép chọn nguồn vải chỉ chiếm 35% trong đó chỉ có 1% doanh nghiệp có thương hiệu (OBM - Original Brand Manufacturer hay nhà sản xuất thương hiệu gốc), 9% doanh nghiệp gia nhập chuỗi cung ứng từ khâu thiết kế (ODM - Original Designed Manufacturer hay nhà thiết kế sản phẩm gốc), và 25% doanh nghiệp nhận đơn hàng may nhưng không còn trách nhiệm khi sản phẩm ra khỏi cảng (FOB - Free On Board) (Tạp chí Tài chính, 2019). Điều này xuất phát từ hạn chế về tài chính của các doanh nghiệp trong nước. Doanh nghiệp FOB yêu cầu quy mô vốn lớn ―với quy mô hơn 400 công nhân và giá trị sản phẩm 500 tỷ đồng/năm‖ (Tạp chí Tài chính, 2019). (Hình 1) Mặt khác, Thị trường Việt Nam dệt may không tự chủ được nguồn nguyên liệu. Theo Hiệp hội dệt may, tính đến năm 2019, Việt Nam hiện có 6.000 doanh nghiệp, trong đó có 5.101 doanh nghiệp (chiếm 85%) doanh nghiệp hoạt động gia công may mặc. Doanh nghiệp sản xuất vải, nhuộm là 780 doanh nghiệp (chiếm 13%). Số lượng sản xuất chế biến xơ, sợi là 119 doanh nghiệp (chiếm 2%). Trước mắt, Việt Nam chỉ có một số nhỏ doanh nghiệp có dây truyền sản xuất khép kín như: Dệt may Thành Công (TCM), các công ty thuộc Tập đoàn Dệt may Việt Nam (VGT) như Dệt may Phong Phú, Dệt may Huế, Dệt may Nam Định. 1131
  7. Các thị trường nhập khẩu nguyên liệu chủ yếu của Việt Nam là Trung Quốc (40%), Hàn Quốc (15%), Đài Loan (9%), Mỹ (7%), và Nhật (5%) (Công ty Chứng khoán Phú Hưng, 2019). Trung Quốc vẫn là đối tác nhập khẩu nguyên liệu chủ yếu của Việt Nam. Xu hướng này đang giảm dần sau sự kiện Biển Đông và xu hướng ký kết Hiệp định không có sự tham gia của Trung Quốc. Doanh nghiệp dệt Việt Nam đã tìm các đối tác khác như Hàn Quốc, Nhật Bản, EU và Mỹ. Trong số các đối tác này, Việt Nam chỉ có thể nhận ưu đãi thuế đối với nguyên liệu từ Hàn Quốc (trong phạm vị EVFTA) và Nhật (trong phạm vi CPTPP) (Hiệp hội dệt may, 2019). Thương Thiết kế Lựa chọn Cắt may Phân phối hiệu nguyên liệu và Marketing CMT (65%) FOB (25%) ODM (9%) OBM (1%) Nguồn: Công ty Chứng khoán Phú Hưng, 2019 Hình 1: Tỷ trọng các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng dệt may Việt Nam Trong chuỗi cung ứng dệt may từ xe sợi - dệt - nhuộm, quy trình nhuộm là nút thắt của ngành. Với xu hướng sợi polyester filament (chiếm trên 45% tỷ trọng tiêu thụ trong nước), Việt Nam có nguồn cung đầy đủ trong nước từ các doanh nghiệp trong nước. Tuy nhiên, quy trình nhuộm yêu cầu kỹ thuật, công nghệ, và chi phí giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường lớn. Chất thải dệt nhuộm sử dụng nhiều xơ sợi tổng hợp như Polyester sử dụng thuốc nhuộm và các chất phụ trợ khó phân giải vi sinh gây ô nhiễm môi trường trong nước thải. Khí thải ngành dệt nhuộm phát tán ra thị trường ảnh hưởng tới sức khoẻ của người dân khu vực. Đa phần các loại phẩm nhuộm đều có độc tính, một số loại còn có khả năng gây ung như thuốc nhuộm Azo là nhóm lớn nhất dùng trong ngành tẩy nhuộm chiếm khoảng 65% trong tổng số các loại thuốc nhuộm dùng để nhuộm và in hoa. Chính vì thế, các tỉnh Vĩnh Phúc, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh, v.v liên tiếp không phê duyệt hoặc đình chỉ hoạt động của các nhà máy nhuộm vải do quan ngại về ô nhiễm môi trường (Tạp chí Tài nguyên môi trường, 2019). Bên cạnh đó, nhân công dệt may Việt Nam chủ yếu tập trung về dệt và thiếu nguồn lao động nhuộm. Cả nước có hai Trường đại học Bách Khoa tại Hà Nội và Hồ Chí Minh đào tạo nguồn nhân lực cho sản xuất dệt, nhuộm, vải nhưng tuyển sinh không đảm bảo được hơn 70% chỉ tiêu 100 sinh viên (VOV, 2019). 1132
  8. Nguồn: Hiệp hội dệt may Việt Nam (2019) Biểu đồ 1: im ngạch nhập khẩu nguyên liệu dệt may giai đoạn 2012 – 2018 Như vậy, quy tắc xuất xứ đã hạn chế phần lớn các doanh nghiệp dệt may Việt Nam hưởng ưu đãi trực tiếp từ các Hiệp định Thương mại tự do thế hệ mới. Ngoài ra, cán cân thương mại trong lĩnh vực dệt may giữa Việt Nam và các đối tác nhập khẩu nguyên liệu dệt may như Châu Âu hoặc Nhật Bản chưa thể lường trước kết quả. Bài học giữa Mỹ và Mexico trong ngành dệt may trong Hiệp định NAFTA liệu có lặp lại tại Hiệp định EVFTA và CPTPP. Tuy nhiên, hướng đi đường dài của doanh nghiệp trong nước vẫn là tự chủ nguồn nguyên liệu trong nước nếu không muốn rơi vào bẫy chính trị giữa các nước sử dụng Việt nam để giảm bớt sức mạnh kinh tế của Trung Quốc. 4. Khuyến nghị chính sách tận dụng Hiệp định thƣơng mại thế hệ mới Nghị quyết 06-NQ/TW năm 2016 của Ban Chấp hành Trung ương về thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị - xã hội trong bối cảnh nước ta tham gia các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đã quán triệt chủ trương trong 5 - 10 năm tới, tập trung khai thác hiệu quả các cam kết quốc tế cũng như có chính sách phù hợp hỗ trợ các lĩnh vực có năng lực cạnh tranh thấp vươn lên; tăng cường đào tạo, nâng cao năng lực cán bộ, trình độ pháp luật quốc tế. Sau khi hai Hiệp định CPTPP và EVFTA có hiệu lực (đối với CPTPP là năm 2019 và đối với EVFTA dự kiến là năm 2020), Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan sẽ ban hành các văn bản pháp luật hướng dẫn việc thực thi các cam kết trong hai Hiệp định này. Bên cạnh 1133
  9. những văn bản pháp luật đó, Việt Nam cần đồng thời đưa ra những cơ chế, chính sách hỗ trợ cho việc thực thi và tận dụng các cam kết trong CPTPP và EVFTA, cũng như giải quyết những vấn đề còn tồn đọng trong các ngành công nghiệp. Bài viết này sẽ đưa ra khuyến nghị chính sách để hỗ trợ cho việc thực thi các cam kết trong CPTPP và EVFTA. Cụ thể, mặt hàng dệt may trong EVFTA và CPTPP sẽ được xóa bỏ thuế quan hoặc cắt giảm theo lộ trình từ 3 - 16 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực. Theo đó, hàng dệt may xuất khẩu sang thị trường EU và các nước thành viên CPTPP sẽ được xóa bỏ thuế quan hoàn toàn vào năm 2036. Để doanh nghiệp dệt may đáp ứng được quy tắc xuất xứ về dệt may và thực sự tận dụng được lợi ích của EVFTA và CPTPP sau khi kết thúc lộ trình cắt giảm thuế quan, Việt Nam cần cân nhắc thực hiện các khuyến nghị sau trong giai đoạn 2020 - 2035: 4.1. Về phía Chính phủ và Bộ, ngành - Thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ trong lĩnh vực dệt may, đảm bảo làm chủ nguồn nguyên liệu trong nước, đáp ứng được các quy định về quy tắc xuất xứ trong EVFTA và CPTPP, để doanh nghiệp dệt may có thể được hưởng lợi từ quy tắc xuất xứ trong hai Hiệp định này. Các Bộ, ngành liên quan cần xây dựng, hoàn thiện các khung khổ pháp lý cũng như hỗ trợ phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ trên cơ sở Quyết định số 68/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ giai đoạn 2016 - 202563. - Xây dựng cơ chế phát triển cần tăng cường tính kết nối giữa các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng. Một trong những biện pháp có thể thông qua là việc xây dựng các khu công nghiệp dệt – may tập trung. Trong dài hạn, chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhuộm cần được cân nhắc. Trong thời gian gần đây, doanh nghiệp Việt Nam bước đầu xây dựng quy trình khép kín như nhà máy Sợi Nam Định và Nhà máy Liên hợp Sợi – Dệt – Nhuộm – May tại Quảng Nam. - Giải tỏa lo ngại về vấn đề môi trường của các dự án dệt nhuộm. Thay vì cấm các dự án đầu tư vào lĩnh vực dệt nhuộm, Việt Nam cần có cơ chế phối hợp với các cơ quan quản lý tại địa phương theo nguyên nới rộng quy tắc tiếp nhận các dự án đầu tư trong lĩnh vực dệt nhuộm song song với việc thắt chặt công tác quản lý xử lý chất thải, khuyến khích ngân hàng cung cấp tín dụng cho các dự án dệt nhuộm. Bên cạnh đó, Chính phủ cần xem xét xây dựng bộ quy tắc môi trường đảm bảo cân bằng giữa lợi ích kinh tế và phát triển bền vững. 4.2. Về phía doanh nghiệp - Trong ngắn hạn, doanh nghiệp có thể mở rộng tìm kiếm đối tác cung cấp nguồn vải từ thị trường Hàn Quốc (đối với Hiệp định EVFTA) hoặc nghiên cứu sử dụng các loại sợi khan hiếm (đối với Hiệp định CPTPP). 63 Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ dệt may được ưu tiên phát triển bao gồm: xơ thiên nhiên (bông, đay, gai, tơ tằm); xơ tổng hợp (PE, viscore, sợi dệt kim, sợi dệt thoi, sợi polyester có độ bền cao, sợi spandex, nylon có độ bền cao); vải (vải kỹ thuật, vải không dệt, vải dệt kim, vải dệt thoi); chỉ may; hóa chất, chất trợ, thuốc nhuộm phục vụ ngành nhuộm hoàn tất vải, phụ liệu ngành may (cúc, khóa kéo, băng chun ) 1134
  10. - Doanh nghiệp cần tích cực nâng cao năng lực về hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là cần hiểu rõ và hiểu sâu các cam kết trong các lĩnh vực truyền thống như cắt giảm thuế quan, quy tắc xuất xứ, dịch vụ đầu tư, và cả cam kết về các biện pháp phi thuế quan, phòng vệ thương mại, vốn đã và đang trở thành các rào cản phức tạp đối với các doanh nghiệp khi muốn tiếp cận thị trường nước ngoài. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần tích cực tham gia các buổi tập huấn về các cam kết trong Hiệp định EVFTA do Bộ, ngành phối hợp với các Hiệp hội, ngành hàng và địa phương tổ chức để trao đổi, giải đáp thắc mắc về quy trình, thủ tục để được hưởng ưu đãi thuế quan đối với mặt hàng dệt may, từ đó giảm thiếu đáng kể chi phí hành chính phát sinh từ việc áp dụng quy tắc xuất xứ. - Doanh nghiệp phải thay đổi tư duy kinh doanh thích nghi với bối cảnh mới, tích cực tìm hiểu, nắm bắt thông tin và linh hoạt trong việc tiếp cận, tận dụng cơ hội. Song song với đó, việc đầu tư xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao đảm bảo thực hiện tất cả các khâu trong quy trình sản xuất từ xe sợi – dệt – nhuộm. Chỉ khi doanh nghiệp đáp ứng được các điều kiện, tiêu chuẩn của thị trường nhập khẩu, đáp ứng các tiêu chí xuất xứ theo cam kết thì những ưu đãi thuế quan mới phát huy được hiệu quả thúc đẩy xuất khẩu, góp phần tăng trưởng kinh tế cho đất nước. TÀI LIỆU THAM KHẢO Baldwin, R 2005, ‗Asian regionalism: promises and pitfalls‘, in CY Ahn, RE Baldwin & I Cheong (eds), East Asian economic regionalism: feasibilities and challenges, Springer, pp. 157-74. Báo Hải quan (2019), CPTPP đem lại gì cho Việt Nam sau 1 năm?, Bộ Công Thương (2019), Các cam kết của Việt Nam trong một số lĩnh vực chính của Hiệp định CPTPP, 463d-8016-7c56827c143a Bộ Công thương (2019), Các cam kết của Việt Nam trong một số lĩnh vực chính của Hiệp định CPTPP, 463d-8016-7c56827c143a Bộ Kế hoạch và Đầu tư (n.d.). Báo cáo đánh giá tác động của Hiệp định EVFTA đối với Việt Nam. p.21. Breton, P. & Miriam, M. (2002), Making EU Trade Agreements Work: The Role of Rules of Origin, Trung tâm Nghiên cứu chính sách Châu Âu. Công ty Chứng khoán Phú Hưng (2019), Co họ i ta ng tru ởng ngành dẹ t may vẫn tiếp tục trong na m 2019, may-van-tiep-tuc-trong-nam-2019-3651.html Estevadeordal, A. và Suominen, K. (2003), Rules of Origin in the World Trading System, 1135
  11. Herin, Jan (1986) ―Rules of Origin and Differences between Tariff Levels in EFTA and in the EC,‖ EFTA Occasional Paper No. 13, Geneva, February 1986. Hiệp hội dệt may Việt Nam (2019), Cơ hội và thách thức của ngành dệt may Việt Nam khi CPTPP có hiệu lực, Hội thảo CPTPP với doanh nghiệp: Lợi ích hay thách thức? tổ chức bởi VnExpress Kala, K. (2005), Understanding rules of origin, w11150.pdf Krishna , K. và A.O. K rueger (1995), . “Implementing Free Trade Areas: Rules of Origin and Hidden Protection,‖ in A. Deardorff, J.Levinsohn and R.Stern (eds.), New Directions in Trade TheoryAnn Arbor : Đại học University of Michigan Press. 1995. Krugman, P. (1991), The Move Toward Free Trade Zones, in Policy Implications of Trade and Currency Zones, Kansas City: Federal Reserve Bank of Kansas City. Sandler (2017), Travis & Rosenberg Trade Report, Withdrawal from NAFTA Could Harm U.S. Textile and Apparel Sector, Report Says, Travis & Rosenberg Trade Report, link: Tạp chí Công thương (2020), Dệt May Việt Nam đạt 39 tỷ USD tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2019, kim-ngach-xuat-khau-nam-2019-67200.htm Tạp chí Tài chính (2019), Bao giờ ngành dệt may thoát cảnh gia công?, 303393.html Tạp chí Tài chính (2019), Phát triển ngành Dệt may Việt Nam trong tình hình hiện nay, tinh-hinh-hien-nay-315952.html Tạp chí Tài nguyên môi trường (2019), Dệt nhuộm - tiềm ẩn nỗi lo môi trường: Các dự án dệt, nhuộm vì sao bị từ chối?, noi-lo-moi-truong-cac-du-an-det-nhuom-vi-sao-bi-tu-choi-249351.html Tổng cục Thống kê (2018), Tình hình kinh tế- xã hội 11 tháng năm 2018, Tổng cục Thống kê (2019), Tình hình kinh tế - xã hội quý IV và năm 2019, Văn phòng WTO (2019), Điểm tin Hiệp định EVFTA, eu-evfta/1 Văn phòng WTO (2019), Quy tắc xuất xứ trong FTA mà Việt Nam tham gia, Văn phòng WTO (2019), Tóm tắt Nghị định thư 1 về Quy tắc xuất xứ EVFTA, VOV (2019), Giải pháp nào tháo gỡ khó khăn cho sản xuất vải?, te/giai-phap-nao-thao-go-kho-khan-cho-san-xuat-vai-936525.vov 1136