Rủi ro hoạt động tại các ngân hàng thương mại Việt Nam – Thực trạng và giải pháp

pdf 4 trang Gia Huy 24/05/2022 2510
Bạn đang xem tài liệu "Rủi ro hoạt động tại các ngân hàng thương mại Việt Nam – Thực trạng và giải pháp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfrui_ro_hoat_dong_tai_cac_ngan_hang_thuong_mai_viet_nam_thuc.pdf

Nội dung text: Rủi ro hoạt động tại các ngân hàng thương mại Việt Nam – Thực trạng và giải pháp

  1. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 RỦI RO HOẠT ĐỘNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP OPERATIONAL RISK IN VIETNAMESE COMMERCIAL BANKS – SITUATION AND RECOMMENDATION Tạ Thanh Huyền, Đỗ Thu Hằng, Phạm Hồng Linh, Nguyễn Thị Diễm Hương Học viện Ngân hàng hangdo@hvnh.edu.vn TÓM TẮT Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng đã chỉ ra rằng, cùng với rủi ro tín dụng và rủi ro thị trường, rủi ro hoạt động là một trong những rủi ro chính mà các hệ thống ngân hàng phải đối mặt. Môi trường kinh doanh ngày càng phức tạp, áp lực công việc tăng do tốc độ và khối lượng giao dịch tăng, sự lệ thuộc vào kỹ thuật và công nghệ nhiều hơn đã làm cho mức độ rủi ro hoạt động ngày càng tăng và đa dạng. Rủi ro hoạt động (RRHĐ) không đơn thuần là rủi ro tác nghiệp, mà phạm vi của rủi ro hoạt động bao trùm hầu hết các hoạt động của ngân hàng, có mối quan hệ chặt chẽ với các loại rủi ro khác và là loại rủi ro không thể tránh mà chỉ có thể tìm cách giảm bớt. Bài viết đã phân tích thực trạng rủi ro hoạt động tại một số ngân hàng thương mại Việt Nam và đưa ra một số đề xuất nhằm tăng cường quản lý rủi ro hoạt động tại các NHTM Việt Nam. Từ khóa: Rủi ro hoạt động, tổn thất hoạt động, sự kiện. ABSTRACT The Basel Committee on Banking Supervision (BCBS) has pointed out that, along with credit risk and market risk, operational risk is one of the material risks in banking systems. The increasingly complex business environment, higher work pressure and greater reliance on technology lead to the increase in the level of operational risk. Operational risk is not merely risk in daily practices, but covers most banking activities. This risk is closely related to other types of risk and can not be eleminated but can minimize. The paper analyzes the current situation of operational risks at Vietnamese commercial banks and gives some recommendations to enhance the management of operational risk at Vietnamese commercial banks. Key words: Operational risk, operational loss, events 1. Giới thiệu 1.1. Sự cần thiết nghiên cứu rủi ro hoạt động Để đạt được mục tiêu phát triển lâu dài, các ngân hàng đều cần phải quản lý tốt các rủi ro phát sinh trong hoạt động của mình. Trong những năm gần đây, bên cạnh rủi ro truyền thống như rủi ro tín dụng, chủ đề về rủi ro hoạt động ngày càng được các nhà quản trị và nhà nghiên cứu quan tâm hơn vì rủi ro này liên quan đến toàn bộ các khâu, nghiệp vụ của ngân hàng với rất nhiều sự kiện rủi ro hoạt động liên tục xảy ra trên thế giới và Việt Nam với quy mô lớn. Mặc dù đã được các ngân hàng nhận diện và chú trọng quản lý, rủi ro hoạt động vẫn được nhìn nhận là có xu thế ngày càng gia tăng. Lý do giải thích cho điều này là do sự phát triển của công nghệ dẫn tới các ngân hàng phụ thuộc vào công nghệ nhiều hơn; các giao dịch và nghiệp vụ trở nên ngày càng phức tạp hơn trong đó có sự gia tăng của các dịch vụ ngân hàng điện tử kéo theo tội phạm công nghệ cũng ngày càng tinh vi; tốc độ và khối lượng giao dịch lớn dẫn tới quá trình xử lý, thao tác nghiệp vụ có thể mắc lỗi, sai sót; môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt cũng đòi hỏi chất lượng phải cao hơn, do đó áp lực về công việc, về hiệu quả công việc cao lên. Điều này làm cho chủ đề nghiên cứu về rủi ro hoạt động cũng như làm thế nào để quản lý rủi ro hoạt động hiệu quả ngày càng thu hút sự chú ý của các nhà nghiên cứu cũng như những người làm thực tế. 1.2. Tổng quan nghiên cứu Rủi ro hoạt động và quản trị rủi ro hoạt động là một vấn đề quan trọng được nhiều ngân hàng trên thế giới quan tâm. Ở Việt Nam, xuất phát từ nhiều khó khăn trong tiếp cận thông tin và dữ liệu nên cho 624
  2. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 đến nay không có quá nhiều công trình quy mô lớn liên quan đến chủ đề rủi ro hoạt động và quản lý rủi ro hoạt động (QLRRHĐ). Các nghiên cứu về rủi ro hoạt động chủ yếu là dừng ở cấp độ luận văn thạc sĩ, khóa luận đại học với phạm vi nghiên cứu nhỏ hẹp tại một ngân hàng hoặc chi nhánh ngân hàng hoặc một số bài viết trên các tạp chí ngành. Công trình lớn nhất có thể kể đến là Luận án Tiến sĩ của tác giả Lê Thị Vân Khanh, bảo vệ năm 2016 tại trường Đại học Kinh tế quốc dân “Hệ thống quản lý rủi ro hoạt động tại các ngân hàng thương mại Việt Nam”. Luận án đã trình bày được thực trạng của Hệ thống quản lý rủi ro hoạt động tại một số NHTM thuộc phạm vi nghiên cứu trên các khía cạnh Quan điểm lãnh đạo về QLRRHĐ của Ban lãnh đạo cấp cao, cơ cấu tổ chức QLRRHĐ, quá trình thực hiện QLRRHĐ thông qua các công cụ QLRRHĐ, công nghệ thông tin, đào tạo QLRRHĐ, truyền thông QLRRHĐ. Nghiên cứu đã phân tích, đánh giá từ tổng thể đến những chi tiết tác động đến hiệu quả QLRRHĐ tại các NHTM Việt Nam. Kết quả khảo sát thực nghiệm diện rộng trong phần sau của nghiên cứu xác nhận cả 6 yếu tố được liệt kê đều tác động đến hiệu quả QLRRHĐ. Một phần trong nội dung nghiên cứu của bài viết có mô tả một số sự kiện rủi ro hoạt động tại các NHTM Việt Nam dựa trên Báo cáo QLRRHĐ của các NHTM cũng đã xác nhận các sự kiện điển hình, gây tổn thất lớn cho các ngân hàng Việt Nam chủ yếu là các sự kiện gian lận nội bộ. Một số nghiên cứu khác về rủi ro hoạt động được đăng tải trên các tạp chí, website như Bài viết “Quản trị rủi ro tác nghiệp của ngân hàng theo Basel II – Tình huống ngân hàng thương mại cổ phần An Bình” của Trịnh Quốc Trung và Phạm Thu Thủy đăng trên Tạp chí Phát triển khoa học và công nghệ (2016) đã hệ thống hóa các vấn đề lý luận liên quan đến rủi ro tác nghiệp và quản lý rủi ro tác nghiệp theo Basel II, phân tích thực trạng rủi ro hoạt động và quản lý rủi ro hoạt động tại ngân hàng An Bình thông qua các phương pháp khảo sát và phỏng vấn chuyên gia. Từ các phân tích, các tác giả đưa ra một số hàm ý quản trị rủi ro hoạt động đối với ngân hàng An Bình như đào tạo, nâng cao nhận thức quản lý rủi ro đối với nguồn nhân lực; xây dựng văn hóa quản lý rủi ro hoạt động thông qua truyền thông; chú trọng chính sách đãi ngộ nhân sự; xây dựng hệ thống công nghệ thông tin chuyên biệt cho QLRRHĐ; cải tiến hệ thống quy trình, văn bản; tăng cường kiểm soát gian lận và sai phạm nội bộ; áp dụng kỹ thuật bảo hiểm rủi ro đối với rủi ro hoạt động. Đặng Anh Tuấn, Trần Nhật Trang và Trần Quang Thái (2018) đã thống kê 11 nguyên tắc quản lý rủi ro hoạt động hiệu quả theo Basel, phân tích thực trạng triển khai QLRRHĐ tại ngân hàng Hàng Hải trên các khía cạnh về mô hình, các công cụ QLRRHĐ cũng như mức vốn yêu cầu cho rủi ro hoạt động của ngân hàng Hàng Hải theo thông tư 41/2016/TT-NHNN. Dựa trên đánh giá thành tựu và hạn chế trong hoạt động QLRRHĐ, nhóm tác giả đã đưa ra 2 giải pháp cho ngân hàng Hàng Hải và 5 khuyến nghị cho NHNN Việt Nam và các cơ quan hữu quan nhằm nâng cao năng lực QLRRHĐ theo Basel II. 2. Rủi ro hoạt động và các sự kiện tổn thất hoạt động 2.1. Khái niệm rủi ro hoạt động Rủi ro hoạt động là một chủ đề luôn giành được nhiều sự quan tâm trong suốt quá trình phát triển của nền kinh tế nói chung và ngành ngân hàng nói riêng. Định nghĩa rủi ro hoạt động đã được các học giả phát triển, sửa đổi trong một khoảng thời gian dài như Cooke (2004), Frame (2002) hoặc trong nghiên cứu của SAS (2007). Định nghĩa chính thức về rủi ro hoạt động được đưa ra từ Basel 2, theo đó, “Rủi ro hoạt động là rủi ro tổn thất do các quy trình, con người và hệ thống nội bộ không đầy đủ hoặc không thành công hoặc từ các sự kiện bên ngoài (BCBS 2003, tr.2). Định nghĩa về rủi ro hoạt động này dựa trên cơ sở các nguyên nhân rủi ro hoạt động cơ bản được chia thành bốn loại: con người, quy trình, hệ thống và các sự kiện bên ngoài. Định nghĩa này bao gồm rủi ro pháp lý, nhưng không bao gồm rủi ro chiến lược, danh tiếng và hệ thống (BCBS, 2001). Theo quan điểm kinh doanh, rủi ro hoạt động có thể được coi là rủi ro do sản xuất hàng hoá và dịch vụ cho khách hàng của một công ty dịch vụ tài chính, tức là những rủi ro phát sinh từ sự đổ vỡ trong quá trình sản xuất mà có bao gồm chuỗi giá trị của tổ chức. 625
  3. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 Rủi ro hoạt động của các NHTM có xu hướng ngày càng gia tăng, trước hết, là do sự mở rộng quy mô, phạm vi và sự đa dạng hóa hoạt động kinh doanh. Mỗi NHTM có thể trở thành các tập đoàn tài chính và là những công ty đa quốc gia. Thêm nữa, môi trường kinh doanh cũng ngày càng phức tạp hơn, áp lực công việc tăng do tốc độ và khối lượng giao dịch tăng, sự lệ thuộc vào kỹ thuật và công nghệ nhiều hơn. Rủi ro hoạt động không đơn thuần là rủi ro tác nghiệp, mà phạm vi của rủi ro hoạt động bao trùm hầu hết các hoạt động của ngân hàng. Rủi ro hoạt động cũng có mối quan hệ nhiều nhất với các loại rủi ro khác. Hầu hết các rủi ro như rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường hay rủi ro thanh khoản đều có thể bắt nguồn từ rủi ro hoạt động. Rất nhiều sự kiện tổn thất lớn xảy ra trên thế giới trong khoảng mười lăm năm trở lại đây (ví dụ, Tập đoàn Ngân hàng Lloyds và Barclays năm 2006 do các hành động gian lận đã chịu khoản lỗ lần lượt 5,9 tỷ euro và 4 tỷ euro; Bernard L. Madoff Investment Securities và Société Générale (2008) mất 17 tỷ đô la và 6,3 tỷ euro; Ngân hàng Citibank năm 2012 thiệt hại 22 triệu đô la; Rabobank và Fondiaria-SAI trong năm 2013 tạo chịu khoản lỗ tương ứng là 1 tỷ đô la và € 252 triệu) cho thấy ngay cả các tổ chức tài chính vận hành các hệ thống quản lý rủi ro phức tạp cũng dễ bị tổn thương trước các sự kiện rủi ro hoạt động. 2.2. Nguyên nhân gây ra rủi ro hoạt động và sự kiện tổn thất hoạt động Rủi ro hoạt động được phân loại bởi rất nhiều tiêu chí, theo các nguyên nhân xảy ra, rủi ro hoạt động được phân thành 4 loại như Hình 2.1, bao gồm: nguyên nhân do yếu tố con người, yếu tố hệ thống, yếu tố quy trình và yếu tố bên ngoài. Hình 1: Nguyên nhân rủi ro hoạt động Nguồn: BCBS, 2004 Khi rủi ro hoạt động xảy ra đồng nghĩa với việc xuất hiện các sự kiện tổn thất hoạt động. Theo Basel 2, sự kiện tổn thất hoạt động được phân thành 7 nhóm chính bao gồm: (1) Gian lận nội bộ; (2) Gian lận bên ngoài; (3) Thực tiễn về việc làm và an toàn tại nơi làm việc; (4) Khách hàng, sản phẩm và thực tiễn kinh doanh; (5) Thiệt hại đối với tài sản vật chất; (6) Gián đoạn trong kinh doanh và thất bại của hệ thống; (7) Thực hiện, phân phối và quản lý quy trình. Ủy ban tin rằng mỗi sự kiện nên được báo cáo riêng rẽ và đưa ra hướng dẫn về cái gì sẽ tạo ra một sự kiện (BCBS, 2002). Mỗi một loại sự kiện được chi tiết theo 3 cấp độ cụ thể như bảng 2.1 dưới đây. Bảng 1: Danh mục sự kiện tổn thất TT Sự kiện Khái niệm Danh mục hành vi 1 Gian lận Tổn thất do các hành vi - Hành động trái phép nội bộ lừa đảo, chiếm đoạt tài + Cố ý không báo cáo các giao dịch sản hoặc việc không + Giao dịch không phù hợp với vị trí (giao dịch vượt thẩm quyền) tuân thủ các quy định, chính sách của ngân + Cố ý không thực hiện nhiệm vụ 626
  4. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 hàng, luật pháp, - Trộm cắp và gian lận trong đó có ít nhất 1 + Nhân viên chiếm dụng tài sản bên liên quan nằm + Nhân viên phá hoại tài sản trong nội bộ ngân hàng + Nhân viên trộm cắp, tham ô, cướp tài sản + Nhân viên mạo danh tiếp quản tài khoản không được phép + Giao dịch nội gián + Tiết lộ thông tin 2 Gian lận Tổn thất do các hành vi - Trộm cắp và gian lận bên ngoài lừa gạt, chiếm đoạt tài + Trộm cắp sản hoặc vi phạm pháp + Cướp tài sản luật, được thực hiện + Giả mạo bởi 1 bên thứ ba + Giấy nợ - Hệ thống an ninh + Thiệt hại do tin tặc + Trộm cắp thông tin 3 Chính sách Các tổn thất phát sinh - Quan hệ với nhân viên làm việc từ hành vi không phù + Các vấn đề về đảm bảo lợi ích, bồi thường, chấm dứt hợp đồng và an toàn hợp với nơi làm việc, lao động môi trường với quy định an toàn - An toàn môi trường làm việc làm việc lao động, hoặc những + Trách nhiệm chung thỏa thuận về việc chi trả bồi thường thương + Sự kiện liên quan đến sức khỏe và an toàn của nhân viên trong tích cá nhân quá trình làm việc + Bồi thường lao động 4 Khách Các tổn thất phát sinh - Sự phù hợp của sản phẩm hàng, sản do lõi vô ý trong việc + Vi phạm về sự tuân thủ các điều khoản, hướng dẫn trong quan phẩm và đáp ứng các nghĩa vụ hệ ủy thác thực tiễn đối với các khách hàng + Vấn đề liên quan đến định danh khách hàng quá trình cụ thể (bao gồm: các + Vi phạm về việc tiết lộ thông tin của khách hàng cá nhân kinh doanh yêu cầu về ủy thác và sự phù hợp), hoặc từ + Vi phạm quyền riêng tư của khách hàng thiết kế, đặc thù của + Phong cách bán hàng hung hăng sản phẩm + Lạm dụng thông tin bí mật - Thực tiễn môi trường kinh doanh + Chống độc quyền + Thao túng thị trường + Giao dịch nội gián (trên tài khoản công ty) + Hoạt động không có giấy phép + Rửa tiền - Lỗ hổng trong thiết kế sản phẩm + Lỗi sản phẩm (không được phép cung ứng) + Lỗi mô hình 627