Rủi ro phát sinh từ nợ nước ngoài của Việt Nam

pdf 10 trang Gia Huy 24/05/2022 1350
Bạn đang xem tài liệu "Rủi ro phát sinh từ nợ nước ngoài của Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfrui_ro_phat_sinh_tu_no_nuoc_ngoai_cua_viet_nam.pdf

Nội dung text: Rủi ro phát sinh từ nợ nước ngoài của Việt Nam

  1. RỦI RO PHÁT SINH TỪ NỢ NƯỚC NGỒI CỦA VIỆT NAM TS. Trương Thị Hồi Linh1 Tĩm tắt Bài viết phân tích tình hình nợ nước ngồi hiện nay của Việt Nam, đặc biệt đi sâu vào phân tích ba nguy cơ mà tác giả cho là nghiêm trọng đối với Việt Nam bao gồm rủi ro thanh khoản, rủi ro liên quan đến vay và trả nợ bằng ngoại tệ và gia tăng các khoản vay thương mại. Tứ khĩa: Nợ nước ngồi 1. Giới thiệu Nợ cơng nước ngồi hay nợ nước ngồi của quốc gia (dưới đây gọi là nợ nước ngồi) là tổng các khoản nợ nước ngồi của Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh, nợ của doanh nghiệp và các tổ chức khác được vay theo phương thức tự vay, tự trả theo quy định của pháp luật Việt Nam. Các nghiên cứu thực hiện ở thập kỷ 50, 60 được tổng hợp bởi Tokunbo và cộng sự (2006) đã khẳng định mối quan hệ chắc chắn giữa nợ nước ngồi và tăng trưởng kinh tế. Một lý thuyết chung được rút ra là việc chuyển giao các nguồn lực nước ngồi (thơng qua các khoản vay, viện trợ, đầu tư) tại các nước kém phát triển là cần thiết nhằm bổ sung nguồn vốn thiếu hụt trong nước và một mức vay nợ hợp lý sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Song các nghiên cứu kiểu này mới chỉ giải thích được mối quan hệ tích cực giữa vay nợ nước ngồi và tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn. Sự hạn chế này đã thơi thúc các nhà kinh tế học xây dựng một lý thuyết tồn diện giải thích mối quan hệ này, đĩ là lý thuyết về “debt overhang”. Krugman (1988) định nghĩa “debt overhang” là tình trạng trong đĩ số tiền dự kiến chi trả nợ nước ngồi sẽ giảm dần khi dư nợ tăng lên; nếu dư nợ trong tương lai vượt quá khả năng trả nợ của một quốc gia thì các chi phí dự tính chi trả cho các khoản nợ sẽ kìm hãm đầu tư trong nước và từ đĩ ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế. Lý thuyết này được minh chứng qua đường cong Laffer nợ (theo Patillo và cộng sự, 2002). Kh ả năng trả nợ Debt overhang Dư nợ nước ngồi 1 Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Email: hoailinh3005@yahoo.com 521
  2. Đường cong Laffer nợ cho thấy tổng nợ càng lớn sẽ đi kèm với khả năng trả nợ càng giảm, cụ thể là trên phần dốc lên của đường cong cho thấy dư nợ càng tăng thì khả năng trả nợ cũng tăng lên, trên phần dốc xuống của đường cong lại cho thấy dư nợ càng lớn thì khả năng trả nợ càng giảm, hậu quả là giảm dần tư nên dẫn đến kìm hãm tăng trưởng kinh tế. Như vậy, nợ nước ngồi và tăng trưởng kinh tế cĩ mối quan hệ phi tuyến. Các nghiên cứu sau này tập trung vào tìm đỉnh của đường cong Laffer - là mức vay nợ tối đa mà các quốc gia khơng phải lo lắng đến vấn đề debt overhang - thơng qua các nghiên cứu thực nghiệm tại một số quốc gia đang phát triển. Chẳng hạn nghiên cứu của Mehmet Caner và cộng sự (2010) đã tìm ra mức này là 64% GDP đối với 75 quốc gia đang phát triển giai đoạn 1980 - 2008; Tokunbo và cộng sự (2006) tìm ra mức này là 60% GDP cho Nigeria trong giai đoạn 1970 - 2003; Patillo và cộng sự (2002) tìm ra ngưỡng này là 35% đến 40% GDP cho 93 nước đang phát triển trong giai đoạn 1969 - 1998. Tại Việt Nam, nợ cơng nĩi chung và nợ nước ngồi nĩi riêng đang là mối lo ngại khơng chỉ của các cơ quan quản lý nhà nước mà của mỗi người dân Việt Nam vì theo nhiều nghiên cứu, nhận định của các nhà quản lý, các tổ chức nghiên cứu độc lập ở trong và ngồi nước thì nợ nước ngồi của Việt Nam sắp và thậm chí là đã vượt ngưỡng cho phép2 căn cứ theo một quy chuẩn nhất định nào đĩ3. Bài viết sẽ phân tích thực trạng nợ cơng nước ngồi tại Việt Nam và những nguy cơ phát sinh của loại nợ này đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. 2. Tình trạng nợ cơng nước ngồi của Việt Nam Trong cơ cấu nợ cơng của Việt Nam, tính bình quân giai đoạn 2002 - 2015, nợ nước ngồi chiếm 62%, giảm mạnh từ mức trên 70% năm 2002 xuống cịn xấp xỉ 42% năm 2015 (theo VEPR, 2015). 2 Theo Luật quản lý nợ cơng 2009, thì nợ cơng của Việt Nam khơng bao gồm nợ của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và các doanh nghiệp nhà nước (DNNN). Nếu tính tốn theo cách tính chuẩn của các nước trên thế giới, thì tổng nợ cơng của Việt Nam đã vượt trần 65% GDP từ rất lâu, vì nợ của các DNNN và các địa phương ở Việt Nam đang là một con số khổng lồ. Theo báo cáo của Chính phủ thì đến giai đoạn cuối năm 2013, tổng nợ của các doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ đã lên tới 1.550.000 tỷ đồng, tương đương khoảng 52,5% GDP ở thời điểm đĩ. Đến cuối năm 2014, thì con số này đã tăng lên thành 1.567.000 tỷ đồng, tăng 8% so với năm 2013. Nếu tính theo cách tính chuẩn của thế giới, thì tổng nợ cơng của Việt Nam hiện nay đang vào khoảng trên 100 - 110% GDP, kể cả khi đã trừ đi phần nợ của các DNNN được Chính phủ bảo lãnh vốn đã được tính vào dư nợ cơng quốc gia là trên 5% đi nữa. 3 Quốc hội quy định trần nợ cơng của Việt Nam là 65% GDP, chưa cĩ quy định về trần nợ cơng nước ngồi. Theo nghiên cứu thực nghiệm của Nguyễn Hữu Tuấn (2012), ngưỡng nợ cơng nước ngồi của Việt Nam là 65% GDP. 522
  3. Cấu trúc nợ cơng của Việt Nam 80.00% 60.00% 40.00% 20.00% 0.00% 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Nợ cơng trong nước Nợ cơng nước ngồi Nguồn: Phạm Thế Anh (2015), VEPR (2015). Mặc dù cĩ xu hướng giảm so với nợ cơng trong nước nhưng nhìn chung nợ nước ngồi vẫn đĩng vai trị đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Điều này một phần là do đặc điểm lịch sử kinh tế Việt Nam. Cụ thể là, cho đến cuối thập niên 1980, Việt Nam vẫn dựa vào nguồn viện trợ từ bên ngồi để phát triển kinh tế, đặc biệt là viện trợ của các nước thuộc khối xã hội chủ nghĩa, thơng qua Hội đồng Tương trợ Kinh tế (COMECON). Mặt khác, từ trước đến giờ, đại đa phần các khoản nợ nước ngồi của Việt Nam đều cĩ những ưu điểm nổi bật về lãi suất, thời hạn tín dụng và thời gian ân hạn phù hợp với nhu cầu sử dụng của các dự án thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Theo các bản tin nợ cơng của Bộ Tài chính (được tổng hợp bởi Đỗ Thiên Anh Tuấn, 2014), nợ nước ngồi của Việt Nam phần lớn là các khoản vay chính thức từ các chủ nợ đa phương và song phương, chiếm tỷ trọng hơn 91%, trong khi các khoản vay thương mại từ các chủ nợ tư nhân chỉ chiếm chưa tới 9% tổng nợ cơng nước ngồi. Các khoản nợ chính thức đa số là các khoản vay ODA ưu đãi cĩ thời hạn trả nợ cịn lại khoảng 14 - 15 năm, cĩ lãi suất từ 1% - 3% và đa phần là lãi suất cố định. Các khoản vay thương mại tiêu biểu của Chính phủ Việt Nam là khoản 750 triệu đơ la Mỹ huy động được từ việc phát hành trái phiếu trên thị trường trái phiếu quốc tế lần đầu tiên vào năm 2005, kỳ hạn 10 năm với lãi suất 7,125%/năm (hầu hết khoản huy động này được chuyển cho Vinashin); khoản 1 tỷ đơ la Mỹ huy động từ phát hành trái phiếu ra thị trường vốn quốc tế vào năm 2010 cũng với kỳ hạn 10 năm, lãi suất 6,95%/năm (dùng để hồn trả vốn ngân sách và giao phần lớn cho các tập đồn, tổng cơng ty lớn sử dụng). Chính phủ đang dự định phát hành thêm 3 tỷ đơ la Mỹ trái phiếu quốc tế trong năm 2016, một phần vốn huy động được sẽ giành để đảo nợ cho khoản nợ trái phiếu năm 2005. Diễn biến trên thị trường tiền tệ thế giới gần đây dường như đang hậu thuẫn cho Chính phủ đẩy mạnh tiến trình này. Kết quả cuộc họp tháng 3/2016 của FED 523
  4. đã làm giảm áp lực tăng lãi suất đơ la Mỹ vào cuối năm khi tổ chức này hạ lãi suất mục tiêu từ 1,4% trong dự báo trước đây xuống 0,9%. Chính phủ Việt Nam cĩ thể tranh thủ thời gian này để phát hành trái phiếu quốc tế với lãi suất hợp lý. Về cơ cấu chủ nợ của các khoản nợ nước ngồi, do độ trễ khá lớn trong tập hợp số liệu này nên mới chỉ cĩ số liệu đến cuối năm 2012 (theo Bản tin nợ cơng số 2 cơng bố tháng 6/2014 của Bộ Tài chính và theo Kỳ Anh, 2014). Theo đĩ, trong số các chủ nợ song phương, chủ nợ lớn nhất của Việt Nam là Nhật Bản (với 34,5% tổng nợ nước ngồi), vượt xa rất nhiều so với chủ nợ song phương thứ hai là Đức (9,8% tổng nợ nước ngồi). Trong các chủ nợ đa phương, Việt Nam nợ Hiệp hội Phát triển quốc tế (IDA của WB) 28,8% tổng nợ nước ngồi, tiếp đến là Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) với 15,5% tổng nợ nước ngồi. Từ năm 2010, Việt Nam bắt đầu tiếp cận vay của Ngân hàng Tái thiết và Phát triển quốc tế (IBRD - cũng thuộc WB nhưng chủ yếu dành cho các nước cĩ thu nhập trung bình) với tổng trị giá 700 triệu đơ la Mỹ, tương đương 2,5% tổng nợ nước ngồi. Như vậy, xét về cơ cấu đồng tiền định giá, nợ nước ngồi của Việt Nam chủ yếu bằng các đồng tiền mạnh như yên Nhật, quyền rút vốn đặc biệt SDR, đơ la Mỹ, euro. Trong đĩ, nợ bằng đồng yên Nhật chiếm tỷ trọng gần 39%, tiếp đĩ là quyền rút vốn đặc biệt SDR chiếm khoảng 27%, đơ la Mỹ chiếm 22%, đồng euro đứng thứ tư nhưng chỉ chiếm 9%, trong khi đĩ đồng nhân dân tệ (CNY) chỉ chiếm 0,58%. Về cơ cấu lãi suất nợ, theo tổng hợp từ các báo cáo của Bộ Tài chính, nợ nước ngồi cĩ lãi suất cố định chiếm tỷ trọng đến trên 95%, nợ cĩ lãi suất thả nổi chỉ chiếm chưa tới 5%. Nợ cĩ lãi suất thả nổi mặc dù vẫn cịn chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng cĩ xu hướng ngày càng tăng. Trong số các khoản nợ cĩ lãi suất cố định, tỷ trọng nợ cĩ lãi suất thấp dưới 1% chỉ chiếm khoảng 1,5%; trong khi nợ cĩ lãi suất trên 3% chiếm đến 15%, đặc biệt các khoản nợ cĩ lãi suất cao từ 6 - 10% chiếm hơn 6%. Chiếm tỷ trọng lớn nhất vẫn là nợ cĩ lãi suất cố định ở mức từ 1 đến 3%, chiếm gần 84% tổng nợ nước ngồi. 3. Các nguy cơ phát sinh đối với nợ cơng nước ngồi của Việt Nam Nguy cơ đầu tiên là rủi ro thanh khoản. Rủi ro thanh khoản là khả năng Việt Nam khơng thể thanh tốn một phần hoặc tồn bộ khoản nợ nước ngồi đến hạn thanh tốn theo thỏa thuận. Khả năng khơng trả được nợ nước ngồi của Việt Nam được đánh giá thơng qua so sánh giữa quy mơ nợ nước ngồi và thu NSNN – một thước đo phản ánh chính xác hơn quy mơ của nợ nước ngồi và khả năng trả nợ của Chính phủ (theo Phạm Thế Anh, 2014). 524
  5. Mối tương quan giữa nợ cơng và nợ nước ngồi so với thu NSNN 4.00 2.91 3.00 3.11 2.21 2.33 1.90 1.91 2.00 1.31 1.00 1.32 1.05 1.08 1.19 1.16 0.00 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Nợ nước ngồi/Thu NSNN Nợ cơng/Thu NSNN Nguồn: Tính tốn của tác giả theo số liệu về nợ cơng của Bộ Tài chính và thu NSNN của Tổng cục Thống kê. Nhìn vào biểu đồ trên, quy mơ nợ nước ngồi của Việt Nam đều vượt thu NSNN, từ 1,05 lần năm 2010 đến trên 1,3 lần năm 2014 và 2015. Nhìn vào quá khứ thì đây chưa phải là cảnh báo nguy hiểm vì các khoản nợ nước ngồi Việt Nam đã huy động cĩ kỳ hạn rất dài, chưa đến kỳ trả nợ lớn (thời kỳ Việt Nam phải trả nợ nước ngồi nhiều nhất là vào năm 2022 - 2025). Tuy nhiên, nhìn vào khả năng trả nợ trong tương lai thì nguy cơ phát sinh rủi ro thanh khoản là khá rõ ràng. Theo tính tốn của tác giả, tốc độ tăng thu NSNN đã giảm mạnh từ mức trung bình 20%/năm giai đoạn 2006 - 2010 xuống cịn 10,3%/năm giai đoạn 2011 - 2015. Theo báo cáo của Bộ Tài chính, dù thu NSNN hàng năm luơn vượt dự tốn, song thu NSNN hàng năm hiện nay đang dựa quá nhiều vào các khoản thu khơng bền vững (xuất hiện ít, cạn kiệt dần theo thời gian hoặc phụ thuộc nhiều vào giá biến động trên thị trường thế giới) gồm dầu thơ, viện trợ khơng hồn lại, bán tài sản cơng và giao đất. Nghiêm trọng hơn, chi NSNN trong thời gian qua luơn vượt cao và xa hơn con số dự tốn chi hàng năm, trung bình vượt dự tốn 41,5%/năm giai đoạn 2006 - 2010 và 25,7% giai đoạn 2011 - 2015. Cấu trúc chi NSNN chuyển biến xấu theo xu hướng tỷ trọng chi thương xuyên ngày càng cao và chi đầu tư phát triển ngày càng giảm, tỷ lệ chi thường xuyên/chi đầu tư từ mức 2,1 lần giai đoạn 2006 - 2010 đã tăng lên mức 3,25 lần giai đoạn 2011 - 2015 (theo Phạm Thế Anh, 2014 và số liệu của Bộ Tài chính). Xét theo cơ cấu chi tiêu, tỷ lệ chi thường xuyên đã lên đến 80% tổng chi ngân sách, phần cịn lại chưa tới 20% dành cho đầu tư phát triển, chưa kể chi trả nợ. Một cấu trúc ngân sách thiên về “tiêu dùng” hơn “đầu tư” như vậy là hết sức rủi ro. Đây là cơ sở quan trọng làm giảm nguồn trả nợ của Việt Nam trong thời gian tới, khi vốn khơng được sử dụng vào tạo ra giá trị gia tăng mà là tiêu dùng. 525
  6. Khi đi vay thì trả nợ là nghĩa vụ bắt buộc, vậy nên lên kế hoạch trả nợ cụ thể và chặt chẽ là việc làm khơng thể thiếu được để gĩp phần thu xếp nguồn trả nợ. Tuy nhiên, cơng tác quản lý nợ đến hạn của Việt Nam đang cĩ vấn đề khơng ổn. Theo Đỗ Thiên Anh Tuấn (2014), VEPR (2015), việc lập dự tốn ngân sách chi trả nợ hiện nay của Việt Nam gần như là một sự mơ phỏng ảo thay vì được lập trên cơ sở nợ đến hạn trong năm thực tế căn cứ vào lịch trả nợ theo thỏa thuận. Thực tế này đặt ra mối lo ngại rằng Bộ Tài chính khơng cĩ sẵn một kế hoạch hợp nhất các lịch biểu trả nợ làm cơ sở cân đối nguồn lực để thanh tốn nợ. Hệ quả là khĩ cĩ thể cân đối được nhu cầu nắm giữ tài sản thanh khoản để thanh tốn nợ một khi cĩ yêu cầu. Trước tình hình thu NSNN ngày càng khĩ khăn do suy giảm kinh tế, chi thường xuyên khĩ cắt giảm do bộ máy quản lý nhà nước quá cồng kềnh và nợ nước ngồi được dự báo là sẽ gia tăng trong năm 2016 nếu Quốc hội thơng qua đề nghị phát hành thêm 3 tỷ đơ la Mỹ trái phiếu quốc tế (theo Lan Nhi, 2015) thì nguy cơ rủi ro thanh khoản là khĩ tránh khỏi đối với Việt Nam. Nguy cơ tiếp theo là rủi ro phát sinh do vay và trả nợ bằng đồng ngoại tệ. Rủi ro phát sinh do vay và trả nợ bằng ngoại tệ gồm rủi ro ngoại hối và rủi ro tỷ giá. Rủi ro ngoại hối phát sinh khi Việt Nam khơng tích lũy đủ ngoại tệ để trả nợ. Rủi ro này liên quan đến rủi ro về đồng tiền định giá, tức là rủi ro phát sinh do sự khơng tương thích giữa đồng tiền định giá tài sản và đồng tiền định giá nợ. Vay nợ bằng ngoại tệ trong khi nguồn thu của NSNN chủ yếu bằng nội tệ thì Chính phủ sẽ gặp rủi ro đồng tiền định giá. Chính phủ cũng cĩ nguồn thu bằng ngoại tệ (xuất khẩu tài nguyên, khống sản, dầu thơ) để cĩ thể cân đối ngoại tệ nhằm trả nợ. Tuy nhiên, tại Việt Nam, các nguồn thu bằng ngoại tệ này hiện đang dần hạn hẹp nên nhu cầu tích lũy ngoại tệ để trả nợ là thách thức lớn. Tỷ trọng thu NSNN từ xuất khẩu dầu thơ 25.00% 23.50% 23.50% 20.00% 15.00% 13.50% 11.50% 12.60% 10.00% 11.10% 9.70% 8.90% 5.00% 7.50% 5.40% 0.00% 2005 2006 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Nguồn: An Huy (2016) 526
  7. Chẳng hạn, thu ngoại tệ từ xuất khẩu dầu thơ vốn là nguồn thu quan trọng thời kỳ trước năm 2005, song, hiện nay đã bị sụt giảm mạnh. Dự tính đến cuối năm 2016, nguồn thu này chỉ đĩng gĩp 5,4% vào tổng thu NSNN thay vì mức 23,8% vào thời điểm 10 năm trước (theo An Huy, 2016), thấp nhất trong giai đoạn 2005 - 2015 và làm cho nguồn thu này trở thành nguồn “thứ yếu” của NSNN. Thiếu hụt ngoại tệ từ thu NSNN sẽ buộc Chính phủ phải mua ngoại tệ trên thị trường ngoại hối, gây áp lực lên cầu ngoại tệ và làm tăng tỷ giá.Nếu cung ngoại tệ khơng đáp ứng được cầu ngoại tệ và Chính phủ vẫn muốn duy trì tỷ giá cố định thì dự trữ ngoại hối4 sẽ giảm. Nếu dự trữ ngoại hối mỏng so với nghĩa vụ thanh tốn quốc tế của quốc gia sẽ làm giảm tính khả tín của chính sách tiền tệ và tỷ giá và cĩ nguy cơ tạo ra các cuộc tấn cơng đầu cơ tiền tệ khi áp dụng tỷ giá cố định (theo Phạm Thế Anh, 2015). Theo WB (2016), Việt Nam gặp “tình trạng nợ cơng tăng nhanh trong khi dự trữ ngoại tệ thấp (và đang cĩ xu thế giảm) đang là vấn đề gây lo ngại”. Rủi ro tỷ giá là tình trạng khi tỷ giá biến động, cụ thể là đồng nội tệ mất giá làm cho nợ nước ngồi tính bằng nội tệ sẽ tăng lên, khiến cho việc thanh tốn nợ của Chính phủ trở nên khĩ khăn. Như đã đề cập ở trên về cơ cấu nợ nước ngồi theo loại tiền, yên Nhật và đơ la Mỹ là 2 loại ngoại tệ chiếm tỷ trọng lớn trong nợ nước ngồi của Việt Nam. Trong thời gian qua, tỷ giá liên quan đến hai ngoại tệ này đều cĩ biến động đáng kể. Đối với đơ la Mỹ, trong tháng 8/2015, NHNN đã phản ứng trước biến động tỷ giá của đồng nhân dân tệ bằng cách điều chỉnh nới biên độ tỷ giá USD/VND lên 2% (12/8/2015), tiếp theo đĩ là điều chỉnh biên độ lên 3% và nâng tỷ giá bình quân liên ngân hàng thêm 1% (19/08/2015). Tính đến thời điểm cuối năm 2015, nội tệ đã mất giá 3% so với trước khi cĩ biến động đến từ Trung Quốc, cịn so với đầu năm, nội tệ đã mất giá tổng cộng là 5,1%. Đối với yên Nhật, bất chấp nền kinh tế Nhật Bản rơi vào giai đoạn suy yếu và nước này đang áp dụng lãi suất âm, yên Nhật vẫn tăng giá. So với thời điểm cuối năm 2015, đồng yên tăng giá 11 - 12%, nếu lùi lại một chút vào thời điểm 1/6/2015, ngoại tệ này tăng giá tới gần 20% so với nội tệ. Dựa trên diễn biến của các cặp tỷ giá từ đầu năm đến nay, nghĩa vụ trả nợ gốc tính theo nội tệ cĩ thể tăng thêm 15.000 - 20.000 tỷ đồng sau biến động tỷ giá, tuy nhiên, ảnh hưởng này sẽ được phân bổ theo thời gian dựa trên kỳ hạn trả nợ. Theo Anh Vũ (2016), Bích Diệp (2015), trong ngắn hạn năm 2015, Việt Nam sẽ phải chi trả khoảng 1,5 tỷ USD để 4 Dự trữ ngoại hối là phần thặng dư tài khoản vốn; tài khoản vốn chủ yếu phản ánh dịng vốn ngoại vào tạm thời qua FDI, đầu tư tài chính hoặc vay mượn nước ngồi (theo Phạm Thế Anh, 2015). 527
  8. trả nợ gốc và lãi vay đối với nợ nước ngồi, ước tính tương đối cho thấy chi trả nợ cĩ thể sẽ tăng thêm khoảng 1.000 tỷ đồng sau đợt điều chỉnh tỷ giá vừa qua. Năm 2016, chi trả nợ lãi và nợ gốc khoảng 2,5 tỷ USD, rủi ro về tỷ giá tiếp tục tạo ra áp lực lớn hơn đối với ngân sách trong năm sau nếu như khơng cĩ biện pháp tìm nguồn tài trợ thêm. Nguy cơ thứ ba là gia tăng các khoản vay thương mại thay vì vay ưu đãi. Trước đây, khi cịn là một quốc gia thu nhập thấp, Việt Nam đã được ưu đãi vay vốn với thời hạn vay dài, lãi suất thấp. Huy động vốn nước ngồi của Chính phủ hiện nay vẫn đang tập trung vào các khoản vay ODA, vay ưu đãi từ các nhà tài trợ nên cĩ mức lãi suất và chi phí vốn tương đối thấp, với lãi suất khoảng 1,6%/năm, thời hạn vay bình quân khoảng 20 năm (chẳng hạn vay WB lãi suất dao động từ 0%/năm lên 1,25%/năm, vay ADB lãi suất dao động từ mức khoảng 1 - 1,5%/năm tăng lên 2%/năm).Với điều kiện vay như hiện nay thì nguy cơ rủi ro lãi suất đối với Việt Nam khơng đáng kể. Song, khi Việt Nam trở thành quốc gia cĩ thu nhập trung bình thấp5vào năm 2010 và đã tự huy động được vốn trên thị trường quốc tế (để đo độ tin cậy tín dụng quốc gia6) thì các khoản viện trợ và vay ưu đãi sẽ được thay thế dần bằng các khoản vay thương mại và do vậy vấn đề về rủi ro lãi suất và cơ cấu nguồn trả nợ sẽ nghiêm trọng hơn nhiều. ADB đã cĩ thơng báo chính thức về việc lộ trình chấm dứt cung cấp vốn vay ưu đãi cho Việt Nam thơng qua Quỹ Phát triển châu Á (ADF) kể từ ngày 1/1/2019, đồng thời cũng cĩ khả năng WB sẽ chấm dứt nguồn vốn ưu đãi từ Hiệp hội phát triển quốc tế (IDA) cho Việt Nam bắt đầu từ tháng 7/2017. Nhìn vào sơ đồ dưới đây để thấy tình hình lãi suất nợ nước ngồi và dự kiến lãi suất này từ năm 2017 đối với nợ nước ngồi của Việt Nam. Trước năm 2010 Thời kỳ 2011 - Thời hạn vay bình 2016 Từ năm 2017 (dự quân: 30 - 40 năm Thời hạn vay bình kiến) Lãi suất vay bình quân: 10 - 25 năm Lãi suất vay bình quân: 0,7% - Lãi suất vay bình quân: 4%-6%/năm 0,8%/năm quân: 1,8%/năm Nguồn: Đỗ Thiên Anh Tuấn (2014), Lan Nhi (2015). 5 Theo phân chia của World Bank áp dụng từ năm 2012 đến nay, nước thu nhập thấp là cĩ thu nhập quốc dân (GNI) bình quân đầu người dưới 1.025 đơ la Mỹ/người/năm, thu nhập trung bình thấp cĩ GNI giữa khoảng 1.025 đến 4.035 đơ la Mỹ, thu nhập trung bình cĩ GNI giữa khoảng 4.035 đến 12.475 đơ la Mỹ, và thu nhập cao là cĩ GNI trên 12.475 đơ la Mỹ. Năm 2008, Việt Nam mới gia nhập nhĩm thứ 2: thu nhập trung bình thấp. Theo số liệu World Bank, GNI của Việt Nam năm 2014 là 1.890 USD. 6 Được đánh giá bởi các tổ chức đánh giá tín nhiệm như Standard & Poor hay Moody. 528
  9. Khi lãi suất vay nợ cĩ xu hướng tăng lên thì việc vay mới càng làm tăng gánh nặng trả lãi trong tương lai, điều này lại dẫn đến việc vay thêm nợ mới và vịng quay cứ thế lặp lại. Nĩi cách khác, việc vay nợ mới để trả nợ cũ sẽ rất nguy hiểm khi các khoản nợ mới khơng tăng kịp với tốc độ tăng nhanh hơn của lãi vay phải trả. Hành động vay nợ mới chỉ để thanh tốn cho nợ lãi cũ của Chính phủ tương tự trị chơi Ponzi đầy rủi ro và nguy hiểm trên thị trường tài chính. Và đến lúc Chính phủ khơng thể vay được nữa (do uy tín giảm, do áp lực chính trị ) thì chỉ cịn cách in thêm tiền để trả nợ và duy trì tỷ lệ nợ/GDP. 4. Kết luận Những phân tích trên đây cho thấy dù ngưỡng an tồn nợ cơng nĩi chung và nợ nước ngồi của Việt Nam cĩ là bao nhiêu đi nữa thì với hiện trạng và xu hướng bội chi ngân sách kéo dài như hiện nay thì Việt Nan sẽ nhanh chĩng chạm các ngưỡng này. Để nền kinh tế tránh được những việc những nguy cơ trên xảy ra trong một sớm một chiều thì cĩ rất nhiều việc mà cả Chính phủ và người dân Việt Nam cần làm ngay. Quan trọng và cấp bách hơn cả là (1) minh bạch trong cách tính và các số liệu về dư nợ, cơ cấu nợ và kế hoạch trả nợ nước ngồi; (2) đánh giá và sàng lọc các khoản chi tiêu của NSNN theo tính hiệu quả của chúng để làm cơ sở thực hiện cắt giảm chi thường xuyên, đồng thời tăng chi đầu tư phát triển; (3) cải cách hệ thống thuế để đảm bảo duy trì và tạo các nguồn thu bền vững. Tài liệu tham khảo 1. An Huy (2016), Thu ngân sách nhà nước: thuế thu nhập cá nhân sẽ vượt hơn dầu thơ, ca-nhan-se-vuot-hon-dau-tho-20160115092944658.chn, truy cập tháng 1/2016. 2. Anh Vũ (2016), Lo ngại nợ cơng vì yên Nhật tăng giá, tạp chí Thanh Niên online, 699855.html, truy cập tháng 5/2016. 3. Bích Diệp (2015), Nợ cơng cĩ thể tăng thêm 20.000 tỷ đồng sau biến động tỷ giá, báo Dân trí, 20-000-ty-dong-sau-bien-dong-ty-gia-20150909071120567.htm, truy cập tháng 9/2015. 4. Đỗ Thiên Anh Tuấn (2014), Các mơ thức quản lý nợ cơng và vấn đề của Việt Nam, Chương trình giảng dạy kinh tế Fullbright. 529
  10. 5. Kỳ Anh (2014), Các chủ nợ nước ngồi của Việt Nam là ai?, 2014062614591892017.chn, truy cập tháng 6/2014 6. Lan Nhi (2015), Nợ nước ngồi - nỗi lo sau năm 2016, tạp chí Saigontimes online, nam-2016.html, truy cập tháng 12/2015 7. Krugman, Paul, 1988, ‘‘Financing vs. Forgiving a Debt Overhang,’’ Journal of Development Economics, Vol. 29 (November), pp. 253–68. 8. Mehmet Caner, Thomas Grennes và Friederike Kưhler-Geib (2010), "Finding the Tipping Point: When Sovereign Debt Turns Bad", truy cập tại 9. Nguyễn Hữu Tuấn (2012), Mối quan hệ giữa nợ nước ngồi và tăng trưởng kinh tế Việt Nam, Tạp chí Phát triển và hội nhập số 4 (14), từ trang 21 đến trang 25. 10. Pattillo, Hélène Poirson and Luca Ricci (2002), “Finance & Development- A quarterly magazine of the IMF June 2002”, Volume 39, Number 2 11. Phạm Thế Anh (2014), Nợ cơng Việt Nam: Nguồn hình thành và rủi ro vĩ mơ, Hội thảo Kinh tế Việt Nam do Ủy ban kinh tế Quốc hội, Ban Kinh tế trung ương và Đại học Kinh tế Quốc dân đồng tổ chức vào tháng 1/2014. 12. Phạm Thế Anh (2015), Khơng thể dùng dự trữ ngoại hối để cho vay đầu tư, tạp chí Saigontimes Online, the-dung-du-tru-ngoai-hoi-de-cho-vay-dau-tu.html, truy cập tháng 5/2015. 13. Phạm Thế Anh (2015), Khơng thể dùng dự trữ ngoại hối để cho vay đầu tư, tạp chí Saigontimes Online, the-dung-du-tru-ngoai-hoi-de-cho-vay-dau-tu.html, truy cập tháng 5/2015. 14. Tokunbo Osinubi, T.S. & Olaleru, O.E. (2006), "Budget Deficits, External Debt And Economic Growth In Nigeria," Applied Econometrics and International Development, Euro-American Association of Economic Development, vol. 6(3). 15. Tokunbo Osinubi, T.S. & Olaleru, O.E. (2006), "Budget Deficits, External Debt And Economic Growth In Nigeria," Applied Econometrics and International Development, Euro-American Association of Economic Development, vol. 6(3). 16. VEPR (2015), Những đặc điểm của nợ cơng ở Việt Nam. 530