Cam kết pháp lý về đầu tư trong hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc: Cơ hội và thách thức

pdf 9 trang Gia Huy 24/05/2022 1910
Bạn đang xem tài liệu "Cam kết pháp lý về đầu tư trong hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc: Cơ hội và thách thức", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfcam_ket_phap_ly_ve_dau_tu_trong_hiep_dinh_thuong_mai_tu_do_v.pdf

Nội dung text: Cam kết pháp lý về đầu tư trong hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc: Cơ hội và thách thức

  1. CAM KẾT PHÁP LÝ VỀ ĐẦU TƯ TRONG HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM - HÀN QUỐC: CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ThS. Phùng Ngọc Tùng1 ThS. Nguyễn Thành Trung2 Tóm tắt Hội nhập kinh tế quốc tế đóng vai trò quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế và vị thế chính trị của Việt Nam với thế giới. Với việc ký kết Hiệp định FTA Việt Nam - Hàn Quốc (VKFTA) vào năm 2015 đã phác ra một bức tranh rõ ràng về khả năng tiếp cận thị trường cũng như thu hút vốn đầu tư từ Hàn Quốc. Từ đó, bài viết tập trung nghiên cứu cam kết pháp lý về đầu tư trong Hiệp định VKFTA và đưa ra một số khuyến nghị đối với cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp trong việc tận dụng cơ hội và khắc phục các thách thức mà Hiệp định tác động lên kinh tế Việt Nam trong các năm tới đây. Từ khóa: VKFTA, cam kết đầu tư, cơ hội, thách thức Đặt vấn đề Năm 2016 kinh tế thế giới và khu vực được dự báo tiếp tục phục hồi với tốc độ chậm và còn nhiều biến động về kinh tế, chính trị và bất ổn tại một số khu vực. Cộng đồng, ASEAN được hình thành vào năm 2015 đã khẳng định thêm vai trò trung tâm liên kết mới của ASEAN trong các thiết chế khu vực. Đối với Việt Nam, hội nhập kinh tế quốc tế sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế và vị thế chính trị của Việt Nam với thế giới. Với việc ký kết hai hiệp định và tuyên bố kết thúc hai hiệp định quan trọng là TPP và FTA Việt Nam - EU vào năm 2015 đã phác ra một bức tranh rõ ràng về khả năng tiếp cận thị trường ngày càng tăng của hàng ngoại nhập, cũng như thu hút vốn đầu tư từ các nước thành viên sẽ giúp thương mại và kinh tế của Việt Nam phát triển trong các năm tới đây. Việt Nam có thể tận dụng được các ưu điểm của các hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới về thương mại, đầu tư cũng như đối đầu với các thách thức khi hội 1 Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Email: phungngoctung@gmail.com. 2 Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 432
  2. nhập sâu và rộng hơn vào thị trường quốc tế. Chính vì lý do đó, trong bài viết này tác giả tập trung nghiên cứu vào các cam kết về đầu tư trong Hiệp định FTA Việt Nam - Hàn Quốc (VKFTA) nhằm chỉ ra các tác động cũng như cơ hội, thách thức và các khuyến nghị đối với nền kinh tế Việt Nam. Nghiên cứu về tác động của các hiệp định thương mại tự do (FTAs) đến các nền kinh tế tham gia đã có nhiều nghiên cứu trước đó với các phương pháp nghiên cứu như phân tích định lượng với mô hình trọng lực, mô hình cân bằng tổng thể, phân tích cấp ngành Trong đó, phân tích cấp ngành là một dạng phân tích định tính đi sâu vào phân tích cấu trúc thương mại và bảo hộ, dựa trên những phỏng vấn, khảo sát thực tế đối với cộng đồng kinh doanh. Nhưng trong khuôn khổ bài viết, tác giả lựa chọn phương pháp luận định tính dựa trên cơ sở là cam kết pháp lý trong toàn văn Hiệp định FTA Việt Nam - Hàn Quốc, kết hợp với việc sử dụng nguồn thứ cấp như những nghiên cứu, báo cáo của Chính phủ, ngành. 1. Tổng quan về Hiệp định FTA Việt Nam - Hàn Quốc 1.1. Bối cảnh ký kết Hiệp định FTA Việt Nam - Hàn Quốc Hiệp định FTA Việt Nam - Hàn Quốc là Hiệp định thương mại tự do đầu tiên trong số các Hiệp định FTA song phương giữa Việt Nam với các đối tác kinh tế đã cơ bản hoàn tất vào năm 2014 và được chính thức ký kết trong năm 2015. Hiệp định VKFTA được khởi động từ tháng 8 năm 2012 và kéo dài đến tháng 12 năm 2014 (khoảng 28 tháng), trải qua phiên đàm phán chính thức, 8 phiên họp giữa kỳ, hai bên đã đi đến thống nhất nội dung Hiệp định với phạm vi toàn diện, mức độ cam kết cao đảm bảo cân bằng lợi ích. Với tư cách là hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, Hiệp định VKFTA dự báo sẽ mang lại những lợi ích kinh tế quan trọng cho Việt Nam từ tăng trưởng xuất khẩu, đầu tư tới các vấn đề xã hội khác. Ngày 05 tháng 05 năm 2015, Việt Nam và Hàn Quốc đã ký chính thức Hiệp định VKFTA. Hai bên sẽ tiến hành các thủ tục phê chuẩn Hiệp định ở nội bộ từng nước và dự kiến Hiệp định VKFTA sẽ bắt đầu có hiệu lực từ đầu năm 2016. 1.2. Ý nghĩa của việc ký kết Hiệp định FTA Việt Nam - Hàn Quốc Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc là văn bản pháp lý toàn diện nhất cho quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Hàn Quốc. Do vậy, việc ký kết hiệp định có một số tác động tích cực lên hai nước. Thứ nhất, với Việt Nam việc ký kết Hiệp định VKFTA giúp Việt Nam hoàn 433
  3. thiện hơn nữa môi trường kinh doanh, phân bổ và sử dụng nguồn lực xã hội một cách hiệu quả hơn. Từ đó, thúc đẩy quá trình tái cơ cấu nền kinh tế theo hướng nâng cao giá trị gia tăng. Thứ hai, cơ hội tăng trưởng xuất khẩu, nhập khẩu do phía Hàn Quốc cam kết mở cửa thị trường mạnh mẽ với mức tự do hóa cao thể hiện ở sự gia tăng tỷ lệ giá trị nhập khẩu từ Việt Nam từ năm 2012. Thứ ba, thu hút vốn đầu tư từ Hàn Quốc vào Việt Nam mang theo công nghệ cao, trình độ quản lý tiên tiến và cơ hội tiếp cận các thị trường thứ ba nhờ mạng lưới phân phối sẵn có của các công ty Hàn Quốc. 2. Tác động của cam kết pháp lý về đầu tư trong Hiệp định FTA Việt Nam - Hàn Quốc 2.1. Cam kết về đầu tư Chương đầu tư trong Hiệp định VKFTA là một trong những chương quan trọng của Hiệp định VKFTA với phạm vi áp dụng rộng và sâu hơn hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư Việt Nam - Hàn Quốc và Hiệp định đầu tư trong hiệp định FTA ASEAN- Hàn Quốc. Chương Đầu tư trong Hiệp định VKFTA được chia thành hai phần: phần A những quy định về đầu tư và phần B quy định về giải quyết tranh chấp. Trong khuôn khổ bài viết này, tác giả tập trung đánh giá các cam kết về đầu tư theo phần A của chương Đầu tư và đánh giá tác động của các cam kết này. Theo cam kết về đầu tư trong Hiệp định VKFTA thì mỗi bên cam kết sẽ đảm bảo quyền lợi cho các nhà đầu tư và khoản đầu tư của các nhà đầu tư của bên kia thông qua các nghĩa vụ quy định cụ thể trong chương Đầu tư. Trong đó, 4 nghĩa vụ cơ bản là: “Đối xử quốc gia (NT): Mỗi bên sẽ dành cho các nhà đầu tư và các khoản đầu tư được bảo hộ của bên kia sự đối xử không kém thuận lợi hơn sự đối xử của bên đó dành cho các nhà đầu tư và khoản đầu tư của bên mình. Đối xử tối huệ quốc (MFN): Mỗi bên sẽ dành cho các nhà đầu tư và các khoản đầu tư được bảo hộ của bên kia sự đối xử không kém thuận lợi hơn sự đối xử của bên đó dành cho các nhà đầu tư và các khoản đầu tư của bất kỳ bên thứ ba nào, trừ trường hợp sự đối xử đó là theo các hiệp định đã có với bên thứ ba hoặc hiệp định giữa các thành viên ASEAN. 434
  4. Trong tương lai nếu một bên ký bất kỳ thỏa thuận hay hiệp định nào với bên thứ ba mà dành các đối xử ưu đãi hơn cho các nhà đầu tư và khoản đầu tư của bên đó thì cũng không phải dành sự đối xử tương tự cho các nhà đầu tư và khoản đầu tư của bên kia nhưng phải dành cho bên kia cơ hội thỏa đáng để đàm phán về việc hưởng các ưu đãi đó nếu được yêu cầu. Các yêu cầu về hoạt động (Performance Requirements - PR) Các bên cam kết không áp dụng một số biện pháp ảnh hưởng đến các nhà đầu tư của bên kia như các yêu cầu: nhà đầu tư phải đạt một tỷ lệ hàm lượng nội địa nhất định; ưu tiên mua hàng nội địa; ràng buộc tỷ lệ nhập khẩu với xuất khẩu; hạn chế việc bán hàng trên lãnh thổ của nước đó; xuất khẩu hàng đạt một tỷ lệ nhất định; chuyển giao công nghệ, quy trình, bí quyết sản xuất cho chủ thể của bên kia Nhân sự quản lý cao cấp (SMBD) Các bên cam kết không đặt ra các yêu cầu về quốc tịch đối với nhân sự quản lý cao cấp trong doanh nghiệp đầu tư của bên kia, nhưng có thể yêu cầu đa số thành viên Hội đồng quản trị phải mang một quốc tịch nhất định, hoặc phải cư trú trên lãnh thổ của bên nhận đầu tư nhưng không được làm ảnh hưởng đáng kể tới khả năng kiểm soát khoản đầu tư của nhà đầu tư (Trung tâm WTO và hội nhập, 2015,18). Tuy nhiên, riêng đối với các biện pháp không phù hợp, hai bên nhất trí xây dựng danh mục bảo lưu về các quy định pháp luật của mỗi bên mà không phù hợp với các quy định về NT, MFN, PR, SMBD. Các dịch vụ này sẽ được xây dựng trong vòng một năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực. Ngoài 04 nghĩa vụ cơ bản trên, các bên còn có các cam kết về tiêu chuẩn đối xử, đền bù thiệt hại, tước quyền sở hữu và bồi thường, chuyển tiền, thế quyền, từ chối lợi ích nhằm đảm bảo quyền lợi/đền bù quyền lợi khi bị vi phạm cho các nhà đầu tư của bên kia. 2.2. Tác động từ cam kết đầu tư Về cơ bản, các cam kết trong chương Đầu tư hay Hiệp định VKFTA phù hợp với Hiến pháp và các văn bản quy định hiện hành của Việt Nam. Chương Đầu tư cùng với các cam kết khác của Hiệp định đã tạo ra môi trường đầu tư thông thoáng, ổn định, phù hợp với thông lệ quốc tế, góp phần thu hút đầu tư từ Hàn Quốc. Đây chính là một trong những mục tiêu quan trọng của việc đàm phán, ký kết và thực hiện Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc. 435
  5. Tuy nhiên, tác động của Hiệp định đối với môi trường đầu tư ở Việt Nam phụ thuộc đáng kể vào các môi trường bên ngoài như: bản chất của đầu tư, chất lượng thực tại của môi trường đầu tư ở Việt Nam, vị trí địa lý và năng lực cạnh tranh so với các quốc gia khác trong khu vực của Việt Nam hơn là vào chính các cam kết trong Hiệp định. 3. Những cơ hội và thách thức đối với Việt Nam khi tham gia Hiệp định VKFTA 3.1. Những cơ hội Việc tích cực tham gia đàm phán và ký kết Hiệp định FTA đã mở ra cho Việt Nam nhiều cơ hội. Hiệp định VKFTA không chỉ có ý nghĩa tăng cường hợp tác thương mại song phương, đầu tư, thương mại dịch vụ mà còn hướng tới mục tiêu đạt 70 tỷ USD vào năm 2020 nhằm góp phần thúc đẩy toàn diện quan hệ đối tác hợp tác chiến lược Việt Nam - Hàn Quốc. Theo dự báo khi Hiệp định được thực hiện sẽ có một làn sóng đầu tư từ Hàn Quốc sang Việt Nam. Tính cho đến hiện nay Hàn Quốc vẫn là đối tác đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam cả về quy mô tổng số vốn đăng ký đầu tư và số dự án. Bảng 1. Thứ hạng các nước đầu tư sang Việt Nam theo số dự án và vốn đăng ký Đơn vị: Triệu USD Lũy kế đến 20/04/2015 TT Đối tác đầu tư Số dự án Vốn đầu tư đăng ký Vốn thực hiện 1 Hàn Quốc 4643 43316,00 2 Nhật Bản 2619 37592,05 12057,80 3 Singapore 1405 33122,81 8582,82 4 Đài Loan 2411 28620,22 12035,31 5 British Virgin Islands 561 18455,18 5984,22 6 Hong Kong 909 15828,56 4877,84 7 Hoa Kỳ 736 11067,13 2695,96 8 Malaysia 493 10818,67 3698,35 9 Trung Quốc 1124 8018,95 3175,25 10 Thái Lan 388 6800,01 2983,93 Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến 20/04/2015 436
  6. Theo Bảng 1, Hàn Quốc là nước đã đầu tư về số dự án và vốn đăng ký đầu tư sang Việt Nam tính đến 20/04/2015 với số vốn đăng ký đạt 43,316 tỷ USD và đạt 4643 dự án còn hiệu lực. Cùng với số vốn đăng ký và số dự án như vậy, các doanh nghiệp FDI của Hàn Quốc cũng là thành phần quan trọng trong nền kinh tế của Việt Nam. Các doanh nghiệp này sử dụng trên 50 vạn lao động và đóng góp vào khoảng trên 25% tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam. Việt Nam bên cạnh là thị trường tiềm năng cho doanh nghiệp Hàn Quốc còn là đối tác đầu tư ra nước ngoài lớn thứ ba của Hàn Quốc sau Mỹ và Trung Quốc. Hiện nay có khoảng hơn 2500 công ty Hàn Quốc đăng ký đầu tư kinh doanh tại Việt Nam. (Trần Thị Trang, 3,2015,10) Hơn nữa, trong những năm gần đây Hàn Quốc là một trong những quốc gia có vốn đầu tư trực tiếp vào Việt Nam lớn. Đặc biệt khi hai nước khởi động đàm phán hiệp định thương mại tự do từ tháng 8 năm 2012. Từ đó, vốn FDI từ Hàn Quốc tăng lên không ngừng qua biểu đồ bên dưới sau đây: Biểu đồ 1. Đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc tại Việt Nam Theo Biểu đồ 1, xu thế vốn FDI từ Hàn Quốc tăng lên mạnh mẽ và đặc biệt kể từ năm 2012 tăng lên không ngừng. Trong 4 tháng đầu năm 2015, số vốn FDI của Hàn Quốc chiếm gần 25% tổng số vốn FDI vào Việt Nam. Bên cạnh đó, cơ hội cho Việt Nam khi tham gia Hiệp định VKFTA còn là việc Hàn Quốc vẫn tiếp tục coi Việt Nam là đối tác quan trọng hàng đầu ở khu vực Đông Nam Á, là điểm đến bổ sung cho thị trường Trung Quốc đã bị bão hòa do Việt Nam có sự ổn định về chính trị, xã hội, chi phí sản xuất còn thấp, lực lượng lao động và tài 437
  7. nguyên thiên nhiên dồi dào. Đầu tư sang Việt Nam, Hàn Quốc tận dụng được thị trường tự do ASEAN và cơ chế Hiệp định FTA Hàn Quốc - ASEAN. Hiệp định FTA Việt Nam - Hàn Quốc còn tác động rõ rệt tới nền kinh tế của hai nước. Bảng 2. Một số chỉ tiêu kinh tế dự kiến khi thực hiện FTA Việt Nam - Hàn Quốc Tăng phúc lợi Tăng trưởng GDP Tăng xuất khẩu xã hội Hàn Quốc 0,19-0,74% 1,6-5,7 tỷ USD 26-28% sang Việt Nam Việt Nam 1,47-3,22% 0,6-1,4 tỷ USD 18-20% sang Hàn Quốc Nguồn: Nghiên cứu hợp tác của Chính phủ Hàn Quốc - Việt Nam Bảng 2 cho thấy hiệp định thương mại tự do giữa hai bên sẽ nâng cao hơn nữa năng lực cạnh tranh quốc tế của hai nước thông qua tác động đến thương mại, đầu tư. Cụ thể, vốn FDI theo chiều dọc của Hàn Quốc sẽ tăng nhanh chóng cho tái xuất khẩu sang nước thứ ba và khả năng tiếp cận và xuất khẩu sang thị trường tiêu dùng 2 nước qua đó cũng tăng mạnh. 3.2. Những thách thức Bên cạnh cơ hội do FTA mang lại, Việt Nam còn phải đối mặt với những thách thức đòi hỏi nền kinh tế phải có nỗ lực vượt bậc để đạt được thành công. Thứ nhất, về cơ quan quản lý nhà nước, thách thức đặt ra là phải hoàn thiện và bổ sung cơ chế, chính sách về phát triển các ngành công nghiệp nội địa khi năng lực cạnh tranh vẫn yếu kém. Hệ thống pháp luật và năng lực quản lý nhà nước trên một số lĩnh vực trực tiếp liên quan đến việc tham gia, đàm phán, ký kết cũng như thực hiện các cam kết còn hạn chế do đội ngũ chuyên gia còn hạn chế về lượng và chất. Ngoài ra, sự phối hợp giữa các bộ, ngành, giữa Trung ương với địa phương chưa thực sự hiệu quả, dẫn đến có sự lúng túng khi đưa ra chính sách, xử lý các vấn đề phát sinh khi sức ép từ các ràng buộc cam kết trong Hiệp định. Thứ hai, về phía các doanh nghiệp, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp vẫn ở mức thấp. Năng lực của doanh nghiệp nhà nước chưa tương xứng với vai trò dẫn dắt, vai trò chủ đạo trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đổi mới và phát triển công nghệ. Khu vực tư nhân đã phát triển nhưng quy mô còn nhỏ và hạn chế về năng lực tài chính, công nghệ; các ngành sản xuất trong nước phải đối mặt với sức cạnh tranh về giá, chất lượng với hàng nhập khẩu. Bên cạnh đó, các ngành công nghiệp phụ trợ còn chưa phát 438
  8. triển và bị phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu. Cơ cấu hàng nhập khẩu của Việt Nam sang các thị trường đã ký FTA chưa chuyển biến mạnh, chủ yếu tập trung vào hàng nông sản, hàng công nghiệp Việc thiếu đa dạng hóa thị trường xuất khẩu đã dẫn đến việc phụ thuộc vào một thị trường và khi đối tác giảm nhập khẩu thì chúng ta gánh hậu quả. Do vậy, dẫn đến giá trị gia tăng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam chưa cao. Thứ ba, xu thế tự do hóa thương mại khiến đối tác các nước cùng tham gia vào thị trường Việt Nam đã tạo ra một mức độ đầu tư cao đối với doanh nghiệp trong nước, tạo sức ép cạnh tranh cao cho doanh nghiệp vừa và nhỏ nếu như họ chậm đổi mới công nghệ cũng như năng lực quản lý. 4. Một số khuyến nghị 4.1. Đối với cơ quan quản lý nhà nước - Về mặt cơ chế chính sách: cần sớm hoàn thiện cơ chế chính sách và thể chế hướng tới củng cố và nâng cao trách nhiệm của bộ máy quản lý nhà nước về đầu tư khi thực thi các định hướng luật pháp, chính sách đã ban hành. Thực tiễn hoạt động thu hút FDI vừa qua cho thấy, bên cạnh các dự án đáp ứng được tiêu chuẩn về công nghệ cao, vẫn còn nhiều dự án FDI công nghệ chưa đáp ứng được cấp phép vào Việt Nam gây nên nhiều tác động xấu về môi trường, cũng như về chất lượng uy tín hàng hóa, sản phẩm được sản xuất tại Việt Nam và nó đã làm xấu đi hình ảnh của môi trường đầu tư Việt Nam trên thương trường quốc tế. Thông qua Hiệp định FTA Việt Nam - Hàn Quốc, Việt Nam đã được Hàn Quốc coi là đối tác chiến lược về tăng trưởng xanh. Trong chính sách ODA cho các nước, Hàn Quốc cũng ưu tiên cung cấp 70% ODA cho lĩnh vực xây dựng hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực và tăng trưởng xanh (riêng ODA cho lĩnh vực tăng trưởng xanh chiếm tới 20%). Do đó, về thu hút vốn ODA, bên cạnh việc tăng cường thu hút đầu tư của Hàn Quốc vào lĩnh vực xây dựng hạ tầng, ta cần chú trọng thu hút đầu tư của Hàn Quốc vào các ngành công nghiệp và công nghệ xanh. - Không ngừng kiện toàn tổ chức, nâng cao năng lực và số lượng cán bộ cho việc đàm phán, ký kết và gia nhập các hiệp định FTA. Thế nhưng cùng với việc bồi dưỡng, đào tạo để có đội ngũ nguồn nhân lực có tính chuyên biệt, là các chuyên gia thì nên có cơ chế, chính sách mời gọi, tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ tương xứng với công sức, năng lực, hiệu quả công việc mà họ đã làm. - Nhà nước cần có những hỗ trợ về thông tin hội nhập qua các buổi hội thảo, đào tạo giới thiệu về triển vọng đầu tư sang Hàn Quốc, những ưu đãi cũng như khó khăn có 439
  9. thể gặp phải nhằm giúp cho doanh nghiệp định hướng kinh doanh, có chiến lược thâm nhập thị trường, am hiểu về văn hóa kinh doanh tại Hàn Quốc. Hơn nữa, các cơ quan quản lý Nhà nước cần hỗ trợ doanh nghiệp về đào tạo, xúc tiến quảng bá môi trường đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam đến các doanh nghiệp Hàn Quốc. 4.2. Đối với doanh nghiệp - Doanh nghiệp cần chủ động nâng cao nhận thức, tìm kiếm và tiếp cận thông tin về Hiệp định VKFTA. Các doanh nghiệp cần chủ động tìm hiểu thông tin liên quan về Hiệp định VKFTA, tận dụng cơ hội hợp tác với các doanh nghiệp Hàn Quốc nhằm tranh thủ lợi thế về vốn, nhân lực và kỹ thuật của các đối tác, nâng cao năng lực cạnh tranh của mình, tận dụng được cơ hội tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu. - Doanh nghiệp cần chủ động học hỏi để tìm kiếm cơ hội kinh doanh dựa trên những lợi thế so sánh và năng lực của bản thân, học cách huy động vốn, cách quản trị doanh nghiệp, cách đối thoại pháp lý, đồng hành cùng các cơ quan quản lý nhà nước trong thực hiện việc cải cách. Tài liệu tham khảo 1. Toàn văn Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc (VKFTA). 2. Trung tâm WTO và hội nhập (2015), Tóm lược Hiệp định thương mại tự do Việt Nam- Hàn Quốc (VKFTA), Hà Nội. 3. Trần Thị Trang (3/2015), Việt Nam tham gia các Hiệp định FTA: Thực trạng, cơ hội và thách thức, Tài chính, Tp. Hồ Chí Minh, 8-11. 4. Lê An Hải (2015), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam- Hàn Quốc: Tiềm năng phát triển thương mại và đầu tư, Tp Hồ Chí Minh, ngày 8 tháng 12 năm 2015. 5. Vietccr.vn (2013), Đẩy mạnh thu hút đầu tư Hàn Quốc vào Việt Nam, truy cập lần cuối ngày 20/05/2016, từ . 440