Sổ tay Quan hệ kinh tế đối ngoại của Việt Nam

pdf 236 trang Gia Huy 2520
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sổ tay Quan hệ kinh tế đối ngoại của Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfso_tay_quan_he_kinh_te_doi_ngoai_cua_viet_nam.pdf

Nội dung text: Sổ tay Quan hệ kinh tế đối ngoại của Việt Nam

  1. BỘ CÔNG THƯƠNG Biên soạn TS. Trần Minh Huân Tạ Thu Hà Võ Vân Nga Nguyễn Thiện Quân Hà Nội, 2015
  2. © 2015 Bộ Công Thương và Dự án Hỗ trợ Chính sách Thương mại và Đầu tư của châu Âu Giữ mọi bản quyền. Hệ thống tên gọi Việt hóa của các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới được sử dụng trong ấn phẩm này được tham chiếu theo ấn phẩm “Danh sách các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam” do Cục Lễ tân nhà nước, Bộ Ngoại giao phát hành tháng 01 năm 2014. Cuốn sách này được thực hiện với sự hỗ trợ của Liên minh châu Âu. Những quan điểm nêu trong cuốn sách này là của riêng tác giả và không phản ánh quan điểm chính thức của Bộ Công Thương Việt Nam hay Liên minh châu Âu. Không được tái bản hoặc biên dịch lại ấn phẩm này khi không có sự cho phép bằng văn bản.
  3. MỤC LỤC MỘT VÀI NÉT VỀ QUAN HỆ KINH QUAN HỆ THƯƠNG MẠI, ĐẦU TƯ TẾ ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT NAM CỦA VIỆT NAM VỚI MỘT SỐ TRONG THỜI GIAN QUA 5 QUỐC GIA KHU VỰC CHÂU Á 38 CÁC TỔ CHỨC, ĐÀN QUỐC TẾ A-RẬP THỐNG NHẤT 40 VÀ CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG A-RẬP XÊ-ÚT 42 MẠI TỰ DO MÀ VIỆT NAM ĐANG ẤN ĐỘ 44 THAM GIA, ĐÀM PHÁN 8 BĂNG-LA-ĐÉT 46 HIỆP HỘI CÁC QUỐC GIA BRU-NÂY 48 ĐÔNG NAM Á 9 CAM-PU-CHIA 50 TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ CÔ-OÉT 52 GIỚI 16 ĐÀI LOAN 54 DIỄN ĐÀN HỢP TÁC KINH TẾ HÀN QUỐC 56 CHÂU Á-THÁI BÌNH DƯƠNG HỒNG CÔNG 58 18 IN-ĐÔ-NÊ-XI-A 60 DIỄN ĐÀN HỢP TÁC Á – ÂU . 21 I-XRA-EN 62 HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC KINH TẾ LÀO 64 TOÀN DIỆN KHU VỰC 23 MA-LAY-XI-A 66 HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ MI-AN-MA 68 DO VIỆT NAM – LIÊN MINH NHẬT BẢN 70 CHÂU ÂU 24 PA-KI-XTAN 72 HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ PHI-LÍP-PIN 74 DO VIỆT NAM – LIÊN MINH THÁI LAN 76 KINH TẾ Á-ÂU 26 THỔ NHĨ KỲ 78 HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ TRIỀU TIÊN 80 DO VIỆT NAM – HIỆP HỘI MẬU TRUNG QUỐC 82 DỊCH TỰ DO CHÂU ÂU 28 XINH-GA-PO 84 HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN QUAN HỆ THƯƠNG MẠI, ĐẦU TƯ THÁI BÌNH DƯƠNG 30 CỦA VIỆT NAM VỚI MỘT SỐ HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC KINH TẾ QUỐC GIA KHU VỰC CHÂU ÂU VIỆT NAM – NHẬT BẢN 32 86 HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ A-DÉC-BAI-GIAN 88 DO VIỆT NAM – HÀN QUỐC 34 AI-LEN 90 HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ ANH 92 DO VIỆT NAM – CHI-LÊ 36 ÁO 94 BA LAN 96
  4. BÊ-LA-RÚT 98 CA-NA-ĐA 164 BỈ 100 CHI-LÊ 166 BỒ ĐÀO NHA 102 CÔ-LÔM-BI-A 168 BUN-GA-RI 104 CU-BA 170 CA-DẮC-XTAN 106 HOA KỲ 172 CRÔ-A-TI-A 108 MÊ-HI-CÔ 174 ĐAN MẠCH 110 PA-NA-MA 176 ĐỨC 112 PA-RA-GOAY 178 E-XTÔ-NI-A 114 PÊ-RU 180 GRU-DI-A 116 U-RU-GOAY 182 HÀ LAN 118 VÊ-NÊ-DU-Ê-LA 184 HUNG-GA-RI 120 QUAN HỆ THƯƠNG MẠI, ĐẦU TƯ HY LẠP 122 CỦA VIỆT NAM VỚI MỘT SỐ I-TA-LI-A 124 QUỐC GIA KHU VỰC CHÂU PHI LÁT-VI-A 126 186 LÍT-VA 128 AN-GIÊ-RI 188 LÚC-XĂM-BUA 130 A-RẬP AI-CẬP 190 MAN-TA 132 ĂNG-GÔ-LA 192 NGA 134 CA-MƠ-RUN 194 PHÁP 136 CỐT-ĐI-VOA 196 PHẦN LAN 138 GA-NA 198 RU-MA-NI 140 MA-RỐC 200 SÉC 142 NAM PHI 202 SÍP 144 NI-GIÊ-RI-A 204 TÂY BAN NHA 146 TAN-DA-NI-A 206 THỤY ĐIỂN 148 XÊ-NÊ-GAN 208 U-CRAI-NA 150 U-DƠ-BÊ-KI-XTAN 152 QUAN HỆ THƯƠNG MẠI, ĐẦU TƯ XLÔ-VA-KI-A 154 CỦA VIỆT NAM VỚI MỘT SỐ XLÔ-VEN-NI-A 156 QUỐC GIA KHU VỰC CHÂU ÚC 210 QUAN HỆ THƯƠNG MẠI, ĐẦU TƯ NIU DI-LÂN 212 CỦA VIỆT NAM VỚI MỘT SỐ Ô-XTƠ-RÂY-LI-A 214 QUỐC GIA KHU VỰC CHÂU MỸ 158 PHỤ LỤC VÀ TÀI LIỆU THAM ÁC-HEN-TI-NA 160 KHẢO 216 BRA-XIN 162 PHỤ LỤC 217 TÀI LIỆU THAM KHẢO 229
  5. MỘT VÀI NÉT VỀ QUAN HỆ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA Tiếp tục công cuộc Đổi mới kinh tế kể từ năm 1986, thực hiện đường lối đối ngoại của Đảng, độc lập, tự chủ, rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế, chủ động hội nhập với phương châm “Việt Nam sẵn sàng là bạn và đối tác tin cậy của tất các các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển”, kinh tế đối ngoại của Việt Nam đã có nhiều biến chuyển mạnh mẽ với nhiều thành quả đáng phấn khởi. Hoạt động kinh tế đối ngoại trong thời gian qua đã đóng góp đáng kể cho sự phát triển của Việt Nam, đặc biệt là những kết quả đáng chú ý trên thế giới về tăng trưởng kinh tế, nâng cao mức sống và xoá đói giảm nghèo. Trong 30 năm Đổi mới kinh tế, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam đã tăng gấp 4 lần, hơn 40 triệu người dân thoát khỏi đói, nghèo. Cùng với việc trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), nền kinh tế nước ta xác lập một vị thế mới, ngày càng vững chắc trong hệ thống kinh tế thế giới. Với chủ trương tích cực, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, quan hệ kinh tế của Việt Nam với các nước, các tổ chức quốc tế ngày càng được mở rộng. Việt Nam là thành viên quan trọng trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), tích cực thực hiện các cam kết Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), là thành viên tích cực của Diễn đàn Châu Á Thái Bình Dương (APEC), Diễn đàn Hợp tác Á - Âu (ASEM) và nhiều tổ chức kinh tế quốc tế khác. Hợp tác kinh tế của Việt Nam với các nền kinh tế lớn như Hoa Kỳ, Liên minh Châu Âu (EU), Nhật Bản, Nga, Trung Quốc, Ấn Độ ngày càng được củng cố và mở rộng vượt bậc. Tháng 01 năm 2007, Việt Nam chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), có quan hệ với trên 220 quốc gia và vùng lãnh thổ, đánh dấu sự hội nhập toàn diện và đầy đủ của Việt Nam vào nền kinh tế toàn cầu. Cho tới nay, Việt Nam đã ký kết mười (10) hiệp định thương mại tự do (FTA), bao gồm: ASEAN, ASEAN+ (Ấn Độ, Ô-xtơ-rây-li-a & Niu-di-lân, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc), Việt Nam – Chi-lê, Việt Nam – Nhật Bản, Việt Nam – Hàn Quốc và Việt Nam – Liên minh Kinh tế Á – Âu. Bộ Công Thương cũng đang tích cực tham gia đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Hiệp Trang | 5
  6. định Đối tác Kinh tế toàn diện Khu vực RCEP, FTA với Liên minh Châu Âu (EVFTA) và với Hiệp hội Mậu dịch tự do châu Âu (EFTA). Riêng trong năm 2014, Việt Nam và các đối tác đã kết thúc đàm phán 2 Hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương là FTA giữa Việt Nam và Hàn Quốc và với Liên minh Hải quan Nga – Bê-la-rút – Ka-dắc- xtan (sau này là Liên minh Kinh tế Á – Âu). Cùng với các FTA đang được tích cực đàm phán, đây đều là các hiệp định thương mại tự do thuộc thế hệ mới, với các lĩnh vực toàn diện, mức độ cam kết cao, lộ trình giảm thuế sâu. Với các FTA đã ký và đang đàm phán, một số ngành được cho là có lợi thế của Việt Nam cũng sẽ phát huy được thế mạnh xuất khẩu như thủy sản, dệt may, giày dép và một số mặt hàng nông sản khác. Các mặt hàng này có thể tận dụng được chính sách mở cửa từ các thị trường do FTA mang lại và tăng khả năng mở rộng đầu tư sản xuất sau một thời gian dài thực hiện chính sách xuất khẩu thành công. Về xuất nhập khẩu hàng hóa, kể từ sau Đổi mới kinh tế, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam mỗi năm tăng khoảng 20%. Nhờ đó đã đưa tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam từ mức khoảng nửa tỷ USD/năm trong những năm trước Đổi mới lên 128 tỷ USD năm 2013 và 145 tỷ USD năm 2014. Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan là những đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam trong nhiều năm qua. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu cũng có những chuyển dịch tiến bộ. Trong giai đoạn 1991 – 1995, hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam gồm dầu thô, thủy sản, gạo, dệt may, cà phê, lâm sản, cao su, lạc, hạt điều. Hiện nay, các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là dầu thô, dệt may, giày dép, thủy sản, sản phẩm gỗ, điện tử, máy tính và gạo. Cơ cấu này phản ánh xu hướng gia tăng các chủng loại mặt hàng chế biến, chế tạo, và sự giảm đi về tỷ trọng của các mặt hàng xuất khẩu thô, chủ yếu là các mặt hàng nông, lâm, hải sản và khoáng sản. Mặc dù vậy, các mặt hàng xuất khẩu thô của Việt Nam đến nay vẫn còn chiếm tỷ trọng cao, đòi hỏi sự nỗ lực hơn nữa để tăng nhanh các mặt hàng công nghiệp xuất khẩu. Việc thực hiện các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế, cùng với việc đổi mới, hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách đầu tư nước ngoài Trang | 6
  7. trong thời gian qua nhìn chung đã góp phần cải thiện môi trường đầu tư theo hướng minh bạch, thông thoáng hơn, mở cửa thị trường hàng hóa, dịch vụ, cũng như các biện pháp cải cách đồng bộ trong nước đã nâng cao sức hấp dẫn đối với nhà đầu tư nước ngoài. Tính đến hết năm 2014, đã có 101 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam với 17.768 dự án, tổng vốn đăng ký 252,71 tỷ USD. Trong đó, Hàn Quốc là nước có đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam với tổng vốn đăng ký 37,72 tỷ USD, chiếm 14,9%, tiếp theo là các đối tác Nhật Bản, Xinh-ga-po, Đài Loan. Lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo thu hút được nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài, chiếm 70,7% tổng vốn đăng ký đầu tư. Lĩnh vực kinh doanh bất động sản đứng thứ hai, chiếm 13% tổng vốn đầu tư đăng ký. Tiếp đó là các lĩnh vực xây, lĩnh vực sản xuất, phân phối điện, khí, nước, điều hòa. Thông qua các hoạt động kinh tế đối ngoại, nền kinh tế nước ta đã đổi mới căn bản cả về thế và lực, đang đứng trước những cơ hội lớn và triển vọng hơn bao giờ hết. Đó là sự thay đổi chất lượng quan trọng của quá trình phát triển, đưa nền kinh tế nước ta sang một giai đoạn mới, giai đoạn đổi mới và phát triển trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế toàn diện và sâu sắc hơn./. Trang | 7
  8. Trang | 8
  9. HIỆP HỘI CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á Association of Southeast Asian Nations/ASEAN Ngày thành lập: 08/08/1967 Số lượng thành viên (2014): 10 Giới thiệu: ASEAN được thành lập ngày 08 tháng 08 năm 1967 tại Băng Cốc, Thái Lan theo Tuyên bố ASEAN (còn gọi là Tuyên bố Băng Cốc) với 5 thành viên sáng lập là In-đô-nê-xi-a, Ma-lay-xi-a, Phi-líp- pin, Xinh-ga-po và Thái Lan. Bru-nây gia nhập ASEAN vào ngày 08 tháng 01 năm 1984, Việt Nam gia nhập ngày 28 tháng 07 năm 1995. Lào và Mi-an-ma gia nhập ngày 23 tháng 07 năm 1997. Cam-pu-chia gia nhập ngày 30 tháng 04 năm 1999, tạo nên Hiệp hội ASEAN gồm 10 quốc gia thành viên như ngày nay. Tuyên bố ASEAN đã xác định tầm nhìn và mục tiêu của ASEAN là tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, kỹ thuật, giáo dục và các lĩnh vực khác, thúc đẩy hòa bình, ổn định trong khu vực thông qua các cam kết pháp lý và tuân thủ các nguyên tắc của Hiến chương Liên Hiệp Quốc. Với tầm nhìn xây dựng một cộng đồng ASEAN thân thiện, thúc đẩy hòa bình, ổn định, thịnh vượng và cùng hợp tác phát triển năng động, năm 2003, các nhà Lãnh đạo ASEAN đã tuyên bố thiết lập Cộng đồng ASEAN vào năm 2020. Năm 2007, các nhà Lãnh đạo ASEAN đã tái khẳng định quyết tâm này, đồng thời đẩy nhanh thời điểm hoàn thành Cộng đồng ASEAN vào năm 2015. Cộng đồng ASEAN bao gồm 3 trụ cột là Cộng đồng chính trị – an ninh ASEAN, Cộng đồng Kinh tế ASEAN và Cộng đồng văn hóa – xã hội ASEAN. Trang | 9
  10. Hiến chương ASEAN là văn kiện pháp lý quan trọng, là khuôn khổ thể chế và là kim chỉ nam để ASEAN thành lâp Cộng đồng ASEAN. Hiến chương quy định các nguyên tắc, mục tiêu cụ thể cũng như các tiêu chí đánh giá thực hiên Cộng đồng ASEAN. Hiến chương có hiệu lực từ ngày 15 tháng 12 năm 2008. Trên cơ sở Hiến chương này, ASEAN sẽ tăng cường hợp tác để thúc đẩy quá trình xây dựng Cộng đồng vào năm 2015. Các cam kết của Việt Nam: Hiệp định khung về dịch vụ ASEAN (AFAS): AFAS được ký kết năm 1995 và Nghị định thư sửa đổi AFAS được ký kết năm 2003. Nội dung cam kết là sử dụng phương pháp tiếp cận chọn cho với lộ trình: Dịch vụ ưu tiên tự do hóa (y tế, du lịch, vận tải hàng không và e-ASEAN): tỷ lệ vốn góp nước ngoài 51% vào năm 2008 và 70% vào năm 2013. Dịch vụ logistics: 49% vào năm 2008 và 70% vào năm 2013. Dịch vụ phi ưu tiên: 51% vào năm 2010 và 70% vào năm 2015. Đã hoàn thành 9 gói cam kết. Gói cam kết của Việt Nam có mức độ cam kết sâu và rộng hơn cam kết WTO và bổ sung thêm một số phân ngành mới. Các nước ASEAN dự định hoàn thành Gói cam kết thứ 10 về dịch vụ trong AFAS trước tháng 08 năm 2015. Mức linh hoạt cho Gói cam kết 8 đến 10 là 15% trong tổng số các phương thức cung cấp dịch vụ. Trang | 10
  11. Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA): ATIGA được ký kết ngày 26 tháng 02 năm 2009 và có hiệu lực từ ngày 17 tháng 05 năm 2010. Lộ trình cắt giảm thuế theo ATIGA: Các nước Cam-pu-chia, Lào, Mi-an-ma, Việt Nam (CLMV), trong đó có Việt Nam, phải thực hiện Lộ trình từ ngày 17 tháng 11 năm 2010. Lộ trình thông thường: ASEAN6 (Xinh-ga-po, Ma-lay-xi-a, In-đô-nê-xi-a, Thái Lan, Bru-nây, Phi-líp-pin): hoàn tất xoá bỏ thuế quan đối với các sản phẩm trong danh mục cắt giảm vào năm 2010. CLMV: xoá bỏ thuế quan đối với các sản phẩm trong danh mục cắt giảm vào năm 2015, nhưng được hưởng linh hoạt tới 2018 đối với 7% tổng số dòng thuế. Hiệp định Khu vực thương mại tự do ASEAN – Trung Quốc (ACFTA): ACFTA được ký kết ngày 4 tháng 11 năm 2002. Hiệp định khung về ACFTA được ký kết vào tháng 11 năm 2007. Hiện nay ASEAN và Trung Quốc đang thực hiện Gói cam kết dịch vụ thứ 2. Nghị định thư thực hiện Gói cam kết dịch vụ thứ 2 được ký kết vào tháng 11 năm 2011. Hiệp định Đầu tư ASEAN – Trung Quốc được ký kết vào năm 2009, bao gồm các nội dung cam kết sau: Chương trình thu hoạch sớm (EHP): quy định việc xoá bỏ thuế quan đối với hầu hết các mặt hàng từ Chương I đến Chương VIII của Biểu thuế HS từ ngày 01 tháng 01 năm 2006 đối với Trung Quốc và các nước ASEAN6, từ ngày 01 tháng 01 năm 2008 đối với Việt Nam và từ ngày 01 tháng 01 năm 2010 đối với các nước CLM. Lộ trình giảm thuế thông thường (bao gồm 90% số dòng thuế và 90% kim ngạch thương mại): ASEAN6 và Trung Quốc: hoàn thành vào 2010, linh hoạt đối với 5% dòng thuế Trang | 11
  12. giảm vào năm 2012; Các nước CLMV hoàn thành vào năm 2015 đối với các nước CLMV, linh hoạt đối với một số mặt hàng tới năm 2018. Ngoài ra còn có các Lộ trình nhạy cảm (SL) và Lộ trình nhạy cảm cao (HSL). Hiệp định Khu vực thương mại tự do ASEAN – Hàn Quốc (AKFTA): Hiệp định khung về Hợp tác Kinh tế toàn diện ASEAN – Hàn Quốc được ký kết năm 2005. Hiệp định Thương mại hàng hóa trong khuôn khổ Hiệp định khung được ký kết năm 2006. Nghị định thư sửa đổi Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN – Hàn Quốc được ký kết vào tháng 11 năm 2011. Hiệp định Dịch vụ ASEAN – Hàn Quốc được ký kết năm 2007. Hiệp định Đầu tư ASEAN – Hàn Quốc được ký kết năm 2009. Nội dung cam kết về lộ trình giảm thuế thông thường: Hàn Quốc: hoàn thành ngày 01 tháng 01 năm 2010. ASEAN6: hoàn thành ngày 01 tháng 01 năm 2012. Việt Nam: hoàn thành ngày 01 tháng 01 năm 2018. Cam-pu-chia, Lào, Mi-an-ma: hoàn thành ngày 01 tháng 01 năm 2020. Ngoài ra Hiệp định cũng bao gồm Lộ trình nhạy cảm (SL) và Lộ trình nhạy cảm cao (HSL). Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN – Nhật Bản (AJFTA): AJFTA được ký kết ngày 01 tháng 04 năm 2008 và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 12 năm 2008. Hiện nay, hai bên đang hoàn tất việc đàm phán Chương Đầu tư và Chương Thương mại dịch vụ trong khuôn khổ AJCEP. Nội dung cam kết: Trang | 12
  13. Lộ trình thực hiện: năm 2012 đối với Nhật Bản và ASEAN6, năm 2017 đối với các nước CLMV. Hiệp định bao gồm Danh mục thông thường, Danh mục nhạy cảm, Danh mục nhạy cảm cao và Danh mục loại trừ. Hiệp định Khu vực thương mại tư do ASEAN - Ấn Độ (AIFTA): Hiệp định khung về Hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN – Ấn Độ được ký kết năm 2003. Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN – Ấn Độ được ký kết năm 2009 và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2010, riêng với Việt Nam có hiệu lực từ ngày 01 tháng 06 năm 2010. Thời hạn thực hiện đối với Ấn Độ và ASEAN6 là 2013, đối với các nước CLMV là 2018. Hiệp định Thương mại dịch vụ ASEAN – Ấn Độ được ký kết tháng 12 năm 2014. Hiện ASEAN và Ấn Độ đang đàm phán Hiệp định Dịch vụ và Đầu tư, tuy nhiên tiến trình diễn ra chậm chạp do phía Ấn Độ trì hoãn, không đưa ra được bước tiến nào cụ thể. Nội dung cam kết về lộ trình giảm thuế: Việt Nam: Danh mục thông thường 1: Giảm dần và xóa bỏ thuế quan từ năm 2019. Danh mục thông thường 2: Giảm dần và xóa bỏ thuế quan từ năm 2022. Danh mục nhạy cảm 1: Nhóm thuế suất trên 5% sẽ giảm xuống 5% từ năm 2022. Danh mục nhạy cảm 2: 4% của Danh mục này sẽ giảm xuống 0% từ năm 2025. Danh mục nhạy cảm cao 1: Giảm 50% trên mức thuế MFN từ năm 2025; Trang | 13
  14. Danh mục nhạy cảm cao 2: Giảm 50% trên mức thuế MFN từ năm 2025. Danh mục nhạy cảm cao 3: Giảm 25% trên mức thuế MFN từ năm 2025. Danh mục loại trừ: Không cam kết giảm thuế. Ấn Độ: Danh mục thông thường 1: Giảm dần và xóa bỏ thuế quan từ năm 2014. Danh mục thông thường 2: Giảm dần và xóa bỏ thuế quan từ năm 2017. Danh mục nhạy cảm 1: Các dòng thuế có thuế suất trên 5% sẽ được giảm xuống 5% theo giai đoạn từ năm 2017. Danh mục nhạy cảm 2: Tối đa 50 dòng có thuế 5% được duy trì. Các dòng thuế 5% còn lại sẽ giảm xuống 4% từ năm 2017. Danh mục nhạy cảm 3: 4% của Danh mục ST sẽ giảm xuống 0% từ năm 2020. Danh mục các sản phẩm đặc biệt (dầu cọ thô và tinh chế, cà phê, chè đen và hạt tiêu): Ấn độ cam kết cắt giảm thuế MFN của dầu cọ thô xuống 37,5%’ dầu cọ tinh chế, cà phê, chè đen xuống 45% và hạt tiêu xuống 50% từ năm 2020; Danh mục loại trừ: Không cam kết giảm thuế. Hiệp định Khu vực thương mại tự do ASEAN – Ốt-xtrây-li-a và Niu-Di-lân (AANZFTA): AANZFTA được ký kết ngày 27 tháng 02 năm 2009 trong khuôn khổ Hội nghị cấp cao ASEAN 14 tại Thái Lan và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2010. Nội dung cam kết về lộ trình giảm thuế: Trang | 14
  15. Việt Nam: Lộ trình thông thường: xóa bỏ 90% thuế quan vào 2018 – 2020. Lộ trình nhạy cảm: 7% tổng số dòng thuế. Danh mục nhạy cảm thường: giảm xuống 5% vào 2022. Danh mục nhạy cảm cao: giảm xuống 7-50% vào 2022. Danh mục loại trừ: 3% số dòng thuế. Ốt-xtrây-li-a, Niu-Di-lân và ASEAN6: 90% số dòng thuế về 0% vào năm 2015, linh hoạt đến 2020; Nhóm hàng nhập khẩu chính từ Ôt-xtrây-li-a và Niu-Di lân của Việt Nam: Sữa và sản phẩm từ sữa, lúa mì, nguyên phụ liệu dược phẩm, tân dược, chất dẻo nguyên liệu, gỗ và các sản phẩm gỗ, nguyên phụ liệu dệt may, da giày, sắt thép, kim loại thường, máy móc thiết bị, phụ tùng: Cam kết xóa bỏ thuế quan 2018 – 2020. Nhóm mặt hàng khác: Cam kết xóa bỏ thuế quan mạnh vào năm 2016 – 2017 cho một số sản phẩm nông nghiệp, thủy sản, đặc biệt là thịt bò, thịt cừu, sữa nguyên liệu, sản phẩm sữa, gỗ ván dăm, nhóm hàng dệt may và ngành hàng chế tạo giảm mạnh vào năm 2018. Trang | 15
  16. TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI WORLD TRADE ORGANIZATION/WTO Ngày thành lập: 01/01/1995 Số lượng thành viên (2014): 161 Giới thiệu: WTO là kết quả của Vòng đàm phán U-ru-goay kéo dài 8 năm (1987–1994), để tiếp tục thể chế hóa và thiết lập trật tự mới trong hệ thống thương mại đa phương của thế giới cho phù hợp với những thay đổi mạnh mẽ đang diễn ra trong quan hệ kinh tế, thương mại giữa các quốc gia. WTO là sự kế thừa và phát triển của Hiệp định chung về Thương mại và Thuế quan 1947 (GATT 1947). WTO là tổ chức quốc tế duy nhất đưa ra các quy tắc, luật lệ điều tiết quan hệ thương mại giữa các quốc gia. WTO được coi là một diễn đàn quốc tế nhằm: (i) Thương lượng về mậu dịch theo hướng tự do hóa thương mại thông qua việc loại bỏ các rào cản trong thương mại; (ii) Đưa ra các nguyên tắc và cơ sở pháp lý cho thương mại quốc tế do các nước thành viên thương lượng và ký kết với mục đích đảm bảo thuận lợi hóa thương mại giữa các thành viên WTO; (iii) Giải quyết tranh chấp thương mại giữa các thành viên; (iv) Giám sát việc thực hiện các Hiệp định trong khuôn khổ WTO. Việt Nam trở thành viên chính thức của WTO từ ngày 11 tháng 01 năm 2007. Các nguyên tắc chính: Không phân biệt đối xử. Thúc đẩy thương mại tự do hơn. Đảm bảo tính ổn định và sự dự đoán được bằng các cam kết minh bạch hóa. Trang | 16
  17. Thúc đẩy cạnh tranh công bằng. Khuyến khích cải cách và phát triển kinh tế. Các cam kết của Việt Nam: Kinh tế phi thị trường của Việt Nam trong 12 năm; Dệt may; Trợ cấp phi nông nghiệp; Quyền kinh doanh (xuất nhập khẩu hàng hóa cho doanh nghiệp và cá nhân nước ngoài); Thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu bia; Doanh nghiệp nhà nước/doanh nghiệp thương mại nhà nước; Tỷ lệ cổ phần để thông qua quyết định tại doanh nghiệp; Một số biện pháp hạn chế nhập khẩu; Minh bạch hóa và một số nội dung khác. Mở cửa thị trường hàng hóa được thực hiện thông qua việc cắt giảm thuế nhập khẩu và loại bỏ hàng rào phi thuế quan cản trở thương mại. Cam kết đủ 11 ngành dịch vụ, tính theo phân ngành là khoảng 110/155. Trang | 17
  18. DIỄN ĐÀN HỢP TÁC KINH TẾ CHÂU Á-THÁI BÌNH DƯƠNG Asia-Pacific Economic Cooperation/APEC Ngày thành lập: 11/1989 Số lượng thành viên (2014): 21 Giới thiệu: APEC được thành lập tháng 11 năm 1989, ban đầu bao gồm 12 nước thuộc khu vực châu Á-Thái Bình Dương là Mỹ, Ca-na-đa, Nhật Bản, Hàn Quốc, Bru-nây, In-đô-nê-xi-a, Xinh-ga-po, Ma-lay-xi-a, Phi- líp-pin, Thái Lan, Ô-xtơ-rây-li-a và Niu Di-lân. Tháng 11 năm 1991, APEC kết nạp thêm Trung Quốc, Hồng Công, Đài Loan, tháng 11 năm 1994 kết nạp thêm Chi-lê, Mê-hi-cô, Pa-pua Niu Ghi-nê. Tháng 11 năm 1998 có thêm Nga, Pê-ru và Việt Nam gia nhập, nâng tổng số thành viên APEC thành 21 thành viên. Dân số APEC khoảng 2,8 tỷ, chiếm 39,5% dân số toàn thế giới. Các nền kinh tế APEC chiếm 54,2% GDP toàn cầu với mức tăng trưởng hàng năm trung bình là 6,1% trong giai đoạn từ năm 1992 đến 2013. Xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ của các nền kinh tế APEC tăng từ 2,1 nghìn tỷ USD năm 1992 lên tới 10,8 nghin tỷ USD năm 2013. Tương tự, các nền kinh tế APEC nhập khẩu 2 nghìn tỷ USD năm 1992 và năm 2013 là 11,1 nghìn tỷ USD. FDI của APEC là 12,5 nghìn tỷ năm 2013, chiếm 47,4% tổng FDI thế giới. Việt Nam đã đăng cai APEC năm 2006 và hiện đang chuẩn bị để tiếp tục đăng cai lần thứ 2 vào năm 2017. Mục tiêu và nguyên tắc hoạt động: APEC chủ yếu hoạt động theo hướng tập hợp lực lượng chính trị để tạo thế và lực trong các cuộc đàm phán đa biên và ổn định kinh tế khu vực. Hướng hoạt động chính của APEC là các vấn đề kinh tế, tuy Trang | 18
  19. nhiên vấn đề chính trị và an ninh cũng được đề cập. Hội nghị các nhà Lãnh đạo Kinh tế APEC lần thứ 2 tại Bogor (In-đô-nê-xi-a) đã cụ thể hóa Tuyên bố về Viễn cảnh APEC. Tuyên bố Bogor 1994 đã xác định các hoạt động của APEC hướng vào 3 mục tiêu lớn sau: Hoàn thành tiến trình tự do hóa thương mại và đầu tư trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương vào năm 2010 đối với các thành viên phát triển và vào năm 2020 đối với các thành viên đang phát triển. Thuận lợi hóa thương mại và đầu tư trong khu vực. Phấn đấu đạt sự phát triển bền vững, ổn định và cân đối giữa tất cả các thành viên trong khu vực thông qua các chương trình hợp tác kinh tế và kỹ thuật (ECOTECH). Mọi hoạt động của APEC được điều tiết bởi những nguyên tắc chung của WTO và 9 nguyên tắc cơ bản sau: (1) Toàn diện: Tiến trình tự do hóa và thuận lợi hóa thương mại và đầu tư trong APEC sẽ được tiến hành một cách toàn diện trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, thương mại và đầu tư. (2) Phù hợp và hỗ trợ WTO: các qui định của WTO là kim chỉ nam cho các hoạt động của APEC, mọi biện pháp tự do hóa thương mại và đầu tư trong APEC phải phù hợp với những qui định và cam kết đã đạt được trong WTO. (3) Đảm bảo tính tương xứng giữa các thành viên: hợp tác APEC sẽ lưu ý đến trình độ phát triển kinh tế khác nhau của mỗi thành viên để đảm bảo có các chương trình phù hợp. (4) Không phân biệt đối xử: các thành viên APEC sẽ áp dụng hoặc cố gắng áp dụng nguyên tắc không phân biệt đối xử giữa các thành viên. (5) Đảm bảo tính công khai, minh bạch hóa: trong mọi chính sách kinh tế-thương mại. Trang | 19
  20. (6) Lấy mức bảo hộ hiện tại làm mốc: các thành viên APEC chỉ có giảm chứ không tăng thêm các biện pháp bảo hộ. (7) Tiến trình tự do hóa thương mại và đầu tư của APEC được mọi thành viên đồng thời triển khai, thực hiện liên tục và hoàn thành với những mốc thời gian khác nhau. (8) Tính linh hoạt: tiến trình tự do hóa thương mại và đầu tư sẽ được thực hiện một cách linh hoạt tùy tình hình của các thành viên. Các chương trình hợp tác của APEC cũng mang tính chất linh hoạt chứ không ràng buộc cao như các tổ chức khu vực khác. (9) Hợp tác cả về kinh tế và kỹ thuật để thúc đẩy tiến trình tăng trưởng kinh tế cân đối và bền vững giữa các thành viên. Nguyên tắc của APEC là mọi quyết định được đưa ra trên cơ sở đồng thuận. Trang | 20
  21. DIỄN ĐÀN HỢP TÁC Á – ÂU ASIA-EUROPE MEETING/ASEM Ngày thành lập: 01/03/1996 Số lượng thành viên (2014): 53 Giới thiệu: ASEM được hình thành theo sáng kiến của Thủ tướng Xinh-ga- po Goh Chok Tong từ năm 1994, nhằm tăng cường sự hiểu biết và thúc đẩy hợp tác giữa hai châu lục. Tháng 03 năm 1996, Hội nghị cấp cao ASEM lần đầu tiên được tổ chức tại Băng Cốc, Thái Lan với sự tham gia của các Nguyên thủ quốc gia của 15 nước EU và 10 nước châu Á (bao gồm Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc và 7 nước ASEAN). Mục tiêu của liên kết ASEM nhằm tăng cường đối thoại và hợp tác giữa các nước thuộc hai châu lục ở các lĩnh vực như kinh tế, văn hóa, chính trị và đầu tư. Từ 26 nước thành viên ban đầu, ASEM giờ đây đã là một diễn đàn hợp tác bao gồm 53 thành viên. Trong đó việc mở rộng EU đã góp phần đáng kể vào việc làm tăng số lượng các thành viên ASEM. Tất cả các thành viên của EU hiện tại đều là thành viên của ASEM, bên cạnh đó một số nước ngoài khu vực như: Ấn Độ, Pa-ki-xtan, Mông Cổ, Nga, Ô-xtơ-rây-li-a, Niu Di-lân, Thụy sỹ, Na-uy và Băng- la-đét cũng đã chính thức tham gia diễn đàn này. Tại ASEM-10 tổ chức tháng 10 năm 2014 vừa qua, Crô-a-ti-a và Ca-dắc-xtan đã chính thức gia nhập ASEM. Việt Nam là một trong những thành viên sáng lập và hoạt động tích cực trong ASEM. Việt Nam đã đảm nhận vai trò là điều phối viên của các nước ASEAN trong ASEM nhiệm kỳ 2000 – 2004, đăng cai tổ chức Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEM năm 2001 và Hội nghị Cấp cao ASEM năm 2004. Trang | 21
  22. Mục tiêu hoạt đông: Hợp tác ASEM nhằm duy trì và tăng cường hoà bình, ổn định và tạo điều kiện cho sự phát triển chung của hai khu vực, góp phần vào sự ổn định và thịnh vượng chung của thế giới. Như vậy phạm vi hoạt động của ASEM rộng hơn APEC, không đơn thuần là hợp tác kinh tế mà còn bao gồm cả các nội dung chính trị, văn hóa, kỹ thuật. Về mặt kinh tế, mục tiêu của ASEM là tạo thuận lợi cho thương mại và đầu tư giữa các nước thành viên. Như vậy, ASEM chưa đề ra các vấn đề giảm thuế để thực hiện tự do hóa thương mại như APEC. Tuy nhiên ASEM đang nghiên cứu để xây dựng hướng phát triển sắp tới, trong đó đã có đề cập đến vấn đề xây dựng một khu vực mậu dịch tự do ASEM vào năm 2025. Các mục tiêu này của ASEM được thực hiện thông qua 3 chương trình: Chương trình thuận lợi hóa thương mại (TFAP); Chương trình xúc tiến đầu tư (IPAP); và Diễn đàn doanh nghiệp Á- Âu (AEBF). Trang | 22
  23. HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC KINH TẾ TOÀN DIỆN KHU VỰC Regional Comprehensive Economic Partnership/RCEP Ngày 20 tháng 11 năm 2012, trong khuôn khổ Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 21, các Nhà Lãnh đạo ASEAN và 6 đối tác đã tuyên bố khởi động đàm phán RCEP, hướng tới hoàn tất vào cuối năm 2015. RCEP là một sáng kiến chung của các nước ASEAN và 6 đối tác FTA với ASEAN (bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Ô- xtơ-rây-li-a và Niu Di-Lân), nhằm tăng cường hội nhập kinh tế và phát triển kinh tế đồng đều. Đàm phán RCEP được khởi động từ năm 2013, với mục tiêu hoàn tất đàm phán vào cuối năm 2015. Quá trình đàm phán tới nay đã trải qua 6 phiên. Sự tham gia của ASEAN và nhiều nước lớn trong khu vực đã tạo ra quy mô thị trường to lớn cũng như tính chiến lược của RCEP trong cấu trúc thương mại toàn cầu. Năm 2013, tổng GDP của các nước RCEP là 21,3 nghìn tỷ USD (~30% tổng GDP thế giới) với dân số gồm 3,4 tỷ người (~47% tổng dân số thế giới) và giá trị thương mại lên tới 10,7 nghìn tỷ USD, (~29% tổng thương mại thế giới). RCEP được đánh giá là một hiệp định hiện đại toàn diện, chất lượng cao và cùng có lợi. ASEAN và Việt Nam coi RCEP là cơ hội để hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế khu vực và toàn cầu sau năm 2015. Hiệp định sẽ bao gồm các cam kết trong các lĩnh vực quan trọng như thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ và đầu tư, xây dựng bộ quy tắc xuất xứ để tăng cường tính minh bạch và tính toàn diện, mở ra cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp, bao gồm cả các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Điều này sẽ góp phần thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các nước tham gia, và đạt được mục tiêu đưa ra bởi các Nhà Lãnh đạo liên quan đến việc thiết lập đối tác kinh tế cùng có lợi cho các bên thông qua đàm phán RCEP. Trang | 23
  24. HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM – LIÊN MINH CHÂU ÂU European Union – Vietnam Free Trade Agreement/EVFTA Thực hiện quyết định của Lãnh đạo hai bên, ngày 26 tháng 06 năm 2012, tại Bỉ, Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam và Cao uỷ Thương mại Liên minh Châu Âu đã chính thức tuyên bố khởi động đàm phán EVFTA. Đến nay, đàm phán đã bước vào giai đoạn cuối cùng. Ngày 13 tháng 10 năm 2014 tại Bỉ, Lãnh đạo hai bên đưa ra Tuyên bố chung, trong đó khẳng định tầm quan trọng của việc sớm kết thúc đàm phán EVFTA trên cơ sở ghi nhận tiến triển tốt và mức độ thoả đáng trong tất cả các lĩnh vực đàm phán. Đồng thời, hai nhà Lãnh đạo đã thống nhất định hướng xử lý các vấn đề còn tồn tại để kết thúc đàm phán trong thời gian sớm nhất. Thị trường EU có 28 nước thành viên và là nền kinh tế lớn nhất thế giới với GDP khoảng 18 nghìn tỷ USD, chiếm 22% GDP toàn cầu. Tổng kim ngạch ngoại thương của EU gần 4 nghìn tỷ USD, xuất khẩu dịch vụ đứng đầu thế giới, đầu tư ra bên ngoài xấp xỉ 40% FDI toàn cầu và nhận 20% đầu tư từ bên ngoài. EU là thị trường hàng đầu trong xuất khẩu và tiếp nhận đầu tư của Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào EU tăng trưởng ổn định với tốc độ bình quân từ 15-20%/năm. Về phạm vi Hiệp định, cả Việt Nam và EU đều mong muốn EVFTA sẽ là một Hiệp định toàn diện, chất lượng cao, phù hợp với yêu cầu của WTO. Hai bên sẵn sang đàm phán tất cả các vấn đề liên quan tới thương mại, tính tới điều kiện và năng lực thực hiện của mỗi bên. Hiện nay, các nội dung đàm phán bao gồm thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, đầu tư, quy tắc xuất xứ, hải quan và thuận lợi hóa thương mại, hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT), các biện pháp vệ sinh an toàn và kiểm dịch động thực vật (SPS), mua sắm Trang | 24
  25. chính phủ, sở hữu trí tuệ, cạnh tranh và phòng vệ thương mại, thương mại và phát triển bền vững, pháp luật, thể chế. Khu vực dịch vụ theo kỳ vọng cũng mở rộng đáng kể, góp phần tăng hiệu suất cho toàn bộ nền kinh tế. Bên cạnh đó, các vấn đề thương mại đang được đàm phán như hải quan, thuận lợi hóa thương mại, sẽ làm tăng phúc lợi, hiệu suất cũng như cải thiện môi trường kinh doanh nói chung. Những ngành có khả năng hưởng lợi nhiều nhất từ EVFTA là dệt may, da giày, chế biến thực phẩm Với cơ cấu kinh tế mang tính bổ sung sâu sắc giữa Việt Nam và EU, EVFTA sẽ góp phần thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ giao thương, đầu tư, đem lại lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp và người dân của hai bên. Bên cạnh đó, việc đàm phán và thực hiện Hiệp định EVFTA được đánh giá sẽ không chỉ thúc đẩy quan hệ quan hệ song phương mà còn góp phần đẩy mạnh hợp tác kinh tế khu vực giữa ASEAN và EU. Trang | 25
  26. HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM – LIÊN MINH KINH TẾ Á-ÂU Vietnam – Eurasian Economic Union Free Trade Agreement/VEEUFTA Ngày 15 tháng 12 năm 2009, Việt Nam và Liên bang Nga đã thống nhất cùng nghiên cứu để sớm tiến hành đàm phán một hiệp định thương mại tự do giữa hai nước. Năm 2012, ba nước Liên bang Nga, Cộng hòa Bê-la-rút và Cộng hòa Ca-dắc-xtan đã thành lập Liên minh Hải quan với việc ra đời không gian kinh tế thống nhất của ba nước. Trên cơ sở đó, các nước đã thống nhất đàm phán mở rộng Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên bang Nga thành Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Hải quan. Sau 8 phiên đàm phán chính thức và nhiều phiên họp giữa kỳ ở cấp kỹ thuật, vào ngày 15 tháng 12 năm 2014, hai bên đã ký tuyên bố chung về việc cơ bản kết thúc đàm phán Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Hải quan. Đồng thời, hai bên đã đặt mục tiêu ký kết kết chính thức Hiệp định này trong đầu năm 2015 sau khi cấp kỹ thuật hai bên. Đầu năm 2015, Liên bang Nga, Cộng hòa Bê-la-rút, Cộng hòa Ca-dắc-xtan, Cộng hòa Ác-mê-ni-a và Cộng hòa Cư-rơ-gư-dơ-xtan tuyên bố thành lập Liên minh Kinh tế Á-Âu (EEU) và không sử dụng tên gọi Liên minh Hải quan nữa. Ngày 29 tháng 05 năm 2015 tại Ca-dắc-xtan, được sự đồng ý của Lãnh đạo Nhà nước các bên, Thủ tướng Chính phủ CHXHCN Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng cùng với Thủ tướng của các nước thành viên Liên minh Kinh tế Á-Âu và Chủ tịch Ban thường trực Ủy ban Kinh tế Á-Âu đã ký kết Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á-Âu (VEEUFTA). Sau khi ký kết, hai bên sẽ tiếp tục hoàn thiện các thủ tục nội bộ để phê chuẩn Hiệp định trong thời gian sớm nhất. Trang | 26
  27. VEEUFTA gồm các chương đầy đủ và toàn diện về Thương mại hàng hóa, Quy tắc xuất xứ, Phòng vệ thương mại, Thương mại dịch vụ, Đầu tư, Sở hữu trí tuệ, Biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật (SPS), Thuận lợi hóa hải quan, Hàng rào kỹ thuật (TBT), Công nghệ điện tử trong thương mại, Cạnh tranh, Pháp lý và thể chế. Về tổng thể, hai bên dự kiến sẽ dành cho nhau mức mở cửa thị trường hàng hóa chiếm khoảng 90% số dòng thuế, tương đương với trên 90% kim ngạch thương mại song phương. Theo đánh giá bước đầu của EEU, sau khi Hiệp định có hiệu lực, kim ngạch xuất nhập khẩu hai bên sẽ đạt mức 10–12 tỷ USD vào năm 2020 (gấp 3 lần so với năm 2014). Theo ước tính của Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EEU sẽ tăng khoảng 18–20% hàng năm. EEU có dân số khoảng 180 triệu người với tổng GDP (tính theo sức mua) là khoảng 4 nghìn tỷ USD và GDP bình quân đầu người (tính theo sức mua) khoảng 22 nghìn USD. Tuy là một tổ chức kinh tế mới được thành lập nhưng EEU có vai trò hết sức quan trọng đối với công cuộc phát triển kinh tế một số quốc gia thuộc Liên ban Xô- viết cũ. Việc ký kết VEEUFTA cũng tiếp tục khẳng định vai trò chủ động, tích cực của Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế, đa phương hóa các quan hệ và đặc biệt góp phần củng cố quan hệ hợp tác toàn diện với các nước thành viên Liên minh Kinh tế Á-Âu. Trang | 27
  28. HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM – HIỆP HỘI MẬU DỊCH TỰ DO CHÂU ÂU Vietnam – European Free Trade Association Free Trade Agreement Hiệp hội Mậu dịch tự do châu Âu (EFTA ) được thành lập ngày 03 tháng 05 năm 1960 như một khối mậu dịch khác cho các nước châu Âu không đủ khả năng hoặc chọn không gia nhập Cộng đồng Kinh tế châu Âu (EEC) nay là Liên minh Châu Âu (EU). Hiệp ước của EFTA được ký kết ngày 04 tháng 01 năm 1960 tại Stockholm giữa 7 nước Áo, Đan Mạch, Na Uy, Bô Đào Nha, Thụy Điển, Thụy Sỹ và Anh. Hiện nay, EFTA chỉ còn 4 thành viên là Ai-xơ-len, Na-uy, Thụy Sỹ và Lích-ten-xten. Cùng với việc đàm phán FTA với Liên minh Châu Âu (EU) và Liên minh kinh tế Á – Âu (EEU), việc đàm phán FTA với EFTA là sự bổ sung cho Việt Nam trong việc mở rộng quan hệ thương mại với các nước thuộc Châu Âu, đặc biệt là khi thị trường của các nước thuộc EFTA có đặc điểm và yêu cầu chất lượng gần với các nước thuộc EU. Viêt Nam và EFTA đã chính thức khởi động đàm phán FTA vào tháng 05 năm 2012 tại Hà Nội. Đến tháng 07 năm 2015, đàm phán đã trải qua 12 phiên. Trong các phiên gần đây, Phía EFTA đã chủ động kéo dài đàm phán để chờ hưởng lợi từ các cam kết của ta với các đối tác trong TPP và EU. Do đó, thời gian kết thúc đàm phán FTA với EFTA sẽ phụ thuộc vào thời gian Việt Nam kết thúc đàm phán với EU. Các cơ hội và thách thức đối với Việt Nam khi FTA với EFTA có hiệu lực như sau: Cơ hội: - Việc EFTA miễn giảm thuế quan đối với hầu hết các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam sẽ mang lại lợi thế so sánh quan trọng cho hàng hóa Việt Nam trên thị trường các nước EFTA; Trang | 28
  29. - Các nước EFTA xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ của các mặt hàng công nghệ, nguyên liệu có chất lượng cao vào Việt Nam sẽ góp phần tăng năng lực canh tranh cho các doanh nghiệp Việt Nam trong dài hạn; - Đầu tư trực tiếp từ EFTA vào Việt Nam cũng có thể gia tăng nhờ các cam kết tự do hơn. Các cam kết mở cửa thị trường hàng hóa, dịch vụ sẽ tác động làm chuyển hướng các luồng thương mại. Chất lượng đầu tư được cải thiện và minh bạch hơn cũng sẽ thu hút các nhà đầu tư thuộc khối này vào Việt Nam; - Việc ký kết FTA sẽ tác động tới các ngành kinh tế khác của Việt Nam, nhờ đó giá cả trong nước, mức lương, và việc làm cho người lao động cũng có thể được cải thiện; FTA với EFTA cũng sẽ tạo hiệu ứng tích cực đối với Việt Nam trong cải cách và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, môi trường kinh doanh, để hỗ trợ và khuyến khích xuất khẩu, tăng cường năng lực xuất khẩu. Thách thức: - Giảm thu ngân sách do giảm thuế nhập khẩu, mặc dù không nhiều do Việt Nam chủ yếu nhập khẩu từ EFTA các mặt hàng như máy móc, thiết bị, dược phẩm, hóa chất cơ bản, v.v , trong đó nhiều loại đã có thuế suất nhập khẩu bằng 0% hoặc rất thấp; - Các nước thuộc EFTA thường yêu cầu chất lượng sản phẩm nhập khẩu cao. Vì vậy, để có chỗ đứng trên thị trường này, các nhà xuất khẩu Việt Nam phải có trình độ kỹ thuật phù hợp và phương thức quản lý chuyên nghiệp. Ngoài ra, xuất khẩu hàng hóa, đặc biệt là nông sản vào EFTA sẽ phải chịu chế độ cấp phép chặt chẽ và đáp ứng các yêu cầu về tiêu chuẩn kỹ thuật cao. Đây là rào cản thương mại đáng kể đối với hàng hóa chất lượng còn thấp của các nước đang phát triển như Việt Nam. Trang | 29
  30. HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG Trans-Pacific Partnership/TPP Cuối năm 2005, 4 nước gồm Bru-nây, Chi-lê, Niu Di-lân và Xinh-ga-po ký Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương, còn được gọi là Hiệp định P4. Tháng 09 năm 2008, Hoa Kỳ tuyên bố tham gia TPP. Tuy nhiên, Hoa Kỳ không “gia nhập” TPP cũ mà sẽ cùng các bên đàm phán một hiệp định FTA mới, dù vẫn lấy tên gọi là TPP. Tháng 11 năm 2008, Ô-xtơ-rây-li-a và Pê-ru tham gia TPP. Đầu năm 2009, Việt Nam được mời tham gia với tư cách thành viên liên kết. Sau 03 phiên đàm phán, tháng 11 năm 2010, Việt Nam quyết định tham gia chính thức. Trước đó, tháng 10 năm 2010, Ma-lay-xi-a cũng tham gia vào TPP, nâng tổng số thành viên lên 09 nước. Tháng 12 năm 2012, Ca-na-đa và Mê- hi-cô được chấp nhận tham gia đàm phán TPP. Cuối tháng 07 năm 2013, Nhật Bản chính thức tham gia, nâng tổng số thành viên TPP lên con số 12. TPP với mục tiêu thiết lập một khu vực thương mại tự do chung cho các nước đối tác trong khu vực châu Á Thái Bình Dương, được kỳ vọng sẽ trở thành một khuôn khổ thương mại toàn diện, có chất lượng cao và là khuôn mẫu cho các hiệp định thế kỷ 21. Phạm vi của Hiệp định sẽ bao gồm hầu hết các lĩnh vực có liên quan tới thương mại. Ngoài các nội dung truyền thống như thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, đầu tư, sở hữu trí tuệ, v.v , các nước thành viên TPP cũng đồng thuận sẽ cam kết nhiều nội dung mới như môi trường, lao động, mua sắm chính phủ và các vấn đề xuyên suốt liên quan đến thương mại như chuỗi cung ứng, doanh nghiệp vừa và nhỏ, v.v Đàm phán TPP đã trải qua nhiều phiên đàm phán chính thức và không chính thức, các phiên đàm phán cấp Trưởng đoàn +1, cùng với các phiên họp cấp Bộ trưởng. Trang | 30
  31. Các thành viên đã chú trọng việc đẩy mạnh đàm phán song phương nhằm mục tiêu sớm kết thúc đàm phán và đã kết thúc được nhiều nội dung quan trọng như: Hợp tác và xây dựng năng lực, Doanh nghiệp vừa và nhỏ, Vì sự phát triển, Gắn kết môi trường chính sách, Tạo thuận lợi cho dây chuyền cung ứng, lời văn của chương Nhập cảnh tạm thời của khách kinh doanh và Chương viễn thông, v.v Tuy nhiên, các nước vẫn còn một số vấn đề lớn cần phải giải quyết trong đàm phán. Trang | 31
  32. HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC KINH TẾ VIỆT NAM – NHẬT BẢN Vietnam – Japan Economic Partnership Agreement/VJEPA Ý định ký kết Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA) ra đời từ năm 2005 và đàm phán được bắt đầu tiến hành từ tháng 01 năm 2007 ngay sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Sau 9 phiên đàm phán chính thức và nhiều phiên đàm phán không chính thức, hai bên đã hoàn tất thỏa thuận nguyên tắc vào tháng 9 năm 2008 và chính thức ký Hiệp định vào ngày 25 tháng 12 năm 2008, chính thức có hiệu lực từ ngày 01 tháng 10 năm 2009. Đây là hiệp định thương mại tự do đầu tiên của Việt Nam ký kết với đối tác nước ngoài. Các nguyên tắc chung thống nhất trong quá trình đàm phán là Hiệp định cần đem lại sự cân bằng lợi ích cho cả hai bên, có tính tới lĩnh vực nhạy cảm của hai nước, đồng thời thừa nhận sự chênh lệch trình độ phát triển giữa hai nước để có sự đối xử đặc biệt và khác biệt cho Việt Nam. Mục tiêu của VJEPA là thiết lập khu vực mậu dịch tự do song phương kiểu mới giữa hai nước, qua đó thúc đẩy hoạt động hợp tác kinh tế, trao đổi thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Nhật Bản, phát huy có hiệu quả các tiềm năng và lợi thế của hai nước, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của hai nền kinh tế trong khu vực và trên thế giới. Các cam kết chính của VJPEA bao gồm: Tự do hóa thương mại hàng hóa, Tự do hóa thương mại dịch vụ, Tự do hóa lĩnh vực đầu tư và các nội dung khác. Khắc phục những rào cản kỹ thuật: Thị trường Nhật Bản là một trong những thị trường có yêu cầu cao về chất lượng, đặc biệt là vấn đề kiểm dịch, vệ sinh an toàn thực phẩm. Nhật Bản và Việt Nam cũng Trang | 32
  33. đã nhất trí xây dựng trung tâm kiểm dịch và kiểm định mặt hàng xuất khẩu sang Nhật Bản. Ngoài ra, Nhật Bản sẽ thiết lập cơ chế đối thoại doanh nghiệp trong lĩnh vực dệt may, xây dựng các ngành công nghiệp phụ trợ và hỗ trợ hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn chất lượng cho Việt Nam. Theo quy định, trong thời gian 10 năm, Việt Nam và Nhật Bản sẽ hoàn tất lộ trình giảm thuế để xây dựng một khu vực thương mại tự do song phương hoàn chỉnh. Những ưu đãi đối với hoạt động đầu tư sẽ giúp thu hút nhiều vốn đầu tư hơn vào trong nước, tạo ra nhiều hàng hóa, dịch vụ và việc làm trong nước. Ngoài ra, những thoả thuận về hợp tác đào tạo nguồn nhân lực cho Việt Nam cũng đem lại nhiều lợi ích cho người dân Việt Nam và cơ hội đi lao động ở Nhật cũng được mở rộng. Trang | 33
  34. HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM – HÀN QUỐC Vietnam – Korean Free Trade Agreement/VKFTA Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA) chính thức khởi động đàm phán ngày 06 tháng 08 năm 2012. Sau hơn hai năm đàm phán, ngày 10 tháng 12 năm 2014, hai Bên đã cơ bản hoàn tất đàm phán VKFTA. Sau khi hai nước đã kết thúc các bước rà soát kỹ thuật và hoàn tất các thủ tục nội bộ, ngày 05 tháng 05 năm 2015, Hiệp định VKFTA đã được ký kết. VKFTA được hai Bên đàm phán và ký kết mang tính toàn diện, mức độ cam kết cao và đảm bảo cân bằng lợi ích chung. Các nội dung chính của Hiệp định gồm Thương mại hàng hóa, Thương mại dịch vụ, Đầu tư, Sở hữu trí tuệ, Các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật (SPS), Quy tắc xuất xứ, Thuận lợi hóa hải quan, Phòng vệ thương mại, Hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT), Thương mại Điện tử, Cạnh tranh, Hợp tác kinh tế, Thể chế và Pháp lý. Với nội dung cam kết toàn diện, chất lượng cao và cân bằng lợi ích, dự kiến Hiệp định sẽ mang lại những tác động tích cực về nhiều mặt đối với Việt Nam. Hàng xuất khẩu của Việt Nam sẽ được hưởng nhiều cơ hội mới nhờ các cam kết mở cửa thị trường mạnh mẽ của phía Hàn Quốc. Cụ thể, Hàn Quốc tự do hóa 97,2% giá trị nhập khẩu từ Việt Nam (tính theo số liệu năm 2012), chiếm 95,4% số dòng thuế, đặc biệt trong đó có nhiều nhóm hàng nông, thủy sản, hàng công nghiệp như dệt may, đồ gỗ, sản phẩm cơ khí Nhờ vậy, tạo cơ hội cạnh tranh đáng kể cho hàng xuất khẩu của Việt Nam so với các đối thủ cạnh tranh khác trong khu vực. Ngược lại, Việt Nam cắt giảm thuế quan với 92,7% giá trị nhập khẩu từ Hàn Quốc, chiếm 89,2% số dòng thuế, chủ yếu với các nhóm Trang | 34
  35. hàng công nghiệp như nguyên phụ liệu dệt, may, nguyên liệu nhựa, linh kiện điện tử, xe tải và xe con, phụ tùng ô tô, điện gia dụng, một số sản phẩm sắt thép, dây cáp điện Phần lớn trong số này là các nguyên, phụ liệu cần nhập khẩu phục vụ sản xuất trong nước, giúp giảm phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu từ một vài nước khác. Môi trường pháp lý minh bạch, thông thoáng sẽ góp phần khuyến khích đầu tư từ Hàn Quốc vào Việt Nam, kèm theo nguồn công nghệ, trình độ quản lý và cơ hội tiếp cận các thị trường thứ ba. Ngoài ra, Hiệp định VKFTA dự báo cũng sẽ đem lại những lợi ích xã hội tích cực nhờ tạo thêm nhiều cơ hội việc làm cho người lao động Việt Nam, nâng cao thu nhập, đặc biệt của nhóm lao động có trình độ thấp và trung bình, góp phần xóa đói, giảm nghèo ở nông thôn. Trang | 35
  36. HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM – CHI-LÊ Vietnam – Chile Free Trade Agreement/VCFTA Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Chi-lê (VCFTA) được ký ngày 11 tháng 11 năm 2011 tại Hoa Kỳ và chính thức có hiệu lực từ tháng 2 năm 2014, sau khi được Quốc hội hai nước thông qua. Với 14 chương bao gồm 104 Điều và 8 phụ lục, FTA Việt Nam – Chi-lê chỉ đề cập đến khía cạnh hàng hóa, như các quy định về tạo thuận lợi cho tiếp cận thị trường, quy tắc xuất xứ, các biện pháp vệ sinh dịch tễ, kiểm dịch động thực vật, rào cản kỹ thuật, phòng vệ thương mại Theo đó, Việt Nam cam kết xóa bỏ 87,8% số dòng thuế (91,22% kim ngạch nhập khẩu tại thời điểm 2007) cho Chi-lê trong vòng 15 năm. Đổi lại, Chi-lê sẽ xóa bỏ thuế quan cho 99,62% kim ngạch xuất khẩu (ở thời điểm năm 2007) của Việt Nam trong vòng 10 năm, trong đó 81,8% kim ngạch và 83,54% dòng thuế sẽ được xóa bỏ ngay. Một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sẽ được cắt giảm thuế ngay và nhanh từ mức 6% hiện tại là dệt may, thủy sản, cà phê, chè, máy tính và linh kiện. Chi-lê là nước Mỹ La tinh đầu tiên Việt Nam ký kết FTA và đây cũng là FTA thứ 8 mà Việt Nam ký kết. Còn Chi-lê hiện đã có tới 25 FTA, mua bán với các nước FTA chiếm tới 90% thương mại của nước này. Việt Nam và Chi-lê hiện cũng đang đàm phán trong khuôn khổ Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương gồm 12 nước. Ký kết FTA này ngoài mục đích tăng cường tiếp cận thị trường Chi-lê còn là cơ hội để hàng hóa Việt Nam thâm nhập các thị trường khác trong khu vực Mỹ La tinh rộng lớn. Năm 2014, một năm sau khi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Chi-lê đi vào hiệu lực, thương mại hai chiều đã có bước nhảy vọt, tăng 65% so với năm 2013 với tổng kim ngạch song phương đạt Trang | 36
  37. 890,5 triệu USD. Xuất khẩu của Việt Nam sang Chi-lê đạt trị giá 522,3 triệu USD, tăng 136,8% so với năm 2013, ngược lại nhập khẩu từ Chi-lê đạt 368,2 triệu USD, tăng 15,1%. Lần đầu tiên sau nhiều năm, ta đạt thặng dư thương mại trong quan hệ buôn bán với Chi-lê. Trang | 37
  38. CHÂU Á Trang | 38
  39. Khu vực châu Á là thị trường truyền thống và tập trung nhiều đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam hiện nay. Việt Nam đã có Hiệp định thương mại tự do với hầu hết các đối tác chính trong khu vực như Hiệp định thương mại tự do với ASEAN (AFTA), Hiệp định thương mại tự do giữa ASEAN với các nước Trung Quốc (ACFTA), Hàn Quốc (AKFTA), Nhật Bản (AJFTA), Hiệp định về thương mại hàng hóa giữa ASEAN và Ấn Độ (TIG), Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA) và mới đây nhất là Hiệp định thương mại tự do Việt CHÂU Á Nam – Hàn Quốc (VKFTA). Việt Nam cùng các nước ASEAN và các đối tác lớn trong khu vực đang đàm phán Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện (RCEP) để hài hòa hóa các hiệp định thương mại đã ký kết, thúc đẩy hơn nữa hợp tác kinh tế giữa các nước thành viên. Năm 2014, xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trường khu vực châu Á đạt 72,69 tỷ USD, chiếm 48,4% tỷ trọng xuất khẩu cả nước, tăng 9,3% so với kết quả năm 2013. Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang khu vực này là dầu thô, dệt may, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác. Nhập khẩu của Việt Nam từ các thị trường khu vực châu Á đạt 120,13 tỷ USD, chiếm 81,1% tỷ trọng nhập khẩu cả nước, tăng 12,5% so với kết quả năm 2013. Các mặt hàng nhập khẩu chính của Việt Nam sang khu vực này là máy móc, thiết bị phụ tùng, máy vi tính, sản phẩm điện tử - linh kiện, vải, điện thoại - linh kiện, sắt thép các loại. Tính đến hết tháng 12 năm 2014, các nước châu Á có trên 13 nghìn dự án đầu tư tại Việt Nam với tổng số vốn đăng ký lên tới 179 tỷ USD. Khu vực châu Á có tới 8 trên 10 đối tác đầu tư lớn nhất của Việt Nam, dẫn đầu là Hàn Quốc, tiếp theo là Nhật Bản và Xinh-ga-po. Các lĩnh vực đầu tư chính là công nghiệp chế biến, chế tạo, kinh doanh bất động sản, xây dựng, giáo dục, tài chinh-ngân hàng. Việt Nam có 620 dự án đầu tư với tổng số vốn đăng ký lên tới 10,3 tỷ USD. Châu Á là khu vực có những thị trường nhận đầu tư nhiều nhất của Việt Nam, dẫn đầu là Lào (4,8 tỷ USD); thứ hai là Cam-pu-chia (3,5 tỷ USD). Các lĩnh vực đầu tư chính là viễn thông, nông-lâm-ngư nghiệp. Trang | 39
  40. A-RẬP THỐNG NHẤT [U.A.E] Các Tiểu vương quốc A-rập Thống nhất Thủ đô: Abu Dhabi Ngôn ngữ: A-rập Nội tệ: AED (Dirham) Diện tích: 83.600 km2 (#115) Dân số (2014): 9.446.000 người (#91) GDP/capita (2013): 43.049 USD (#20)1 CHÂU Á Các mốc thời gian chính: 02/12/1971: Thành lập liên bang 7 vương quốc độc lập khỏi Anh (Quốc khánh). 01/08/1993: Thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam. 10/04/1996: Trở thành thành viên của WTO. 10/1999: Ký kết Hiệp định khung về hợp tác kinh tế, thương mại và khoa học, kỹ thuật với Việt Nam. 16/02/2009: Ký kết Hiệp định Khuyến khích và bảo hộ đầu tư với Việt Nam. 16/02/2009: Ký kết Hiệp định Thành lập Ủy ban Hỗn hợp về hợp tác kinh tế, văn hóa và khoa học, kỹ thuật với Việt Nam. Quan hệ đầu tư với Việt Nam: U.A.E. đầu tư vào Việt Nam: Lũy kế đầu tư đến hết năm 2014: 135,1 triệu USD (#37). Việt Nam đầu tư sang U.A.E.: Lũy kế đầu tư đến hết năm 2014: 1,86 triệu USD (#44).2 1 Tham khảo bảng xếp hạng đầy đủ tại PHỤ LỤC 1. 2 Tham khảo bảng xếp hạng đầy đủ tại PHỤ LỤC 2. Trang | 40
  41. Quan hệ thương mại với Việt Nam: (đơn vị tính: triệu USD) 6.000 5.000 4.000 3.000 CHÂU Á CHÂU Á 2.000 1.000 - 2010 2011 2012 2013 2014 Việt Nam xuất 508 922 2.078 4.138 4.627 Việt Nam nhập 223 385 304 326 466 Các mặt hàng xuất khẩu chính sang U.A.E.: (i) Điện thoại các loại và linh kiện; (ii) Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; (iii) Hàng dệt, may; (iv) Giày dép các loại; (v) Hạt tiêu. Các mặt hàng nhập khẩu chính từ U.A.E.: (i) Chất dẻo nguyên liệu; (ii) Khí đốt hóa lỏng; (iii) Thức ăn gia súc và nguyên liệu; (iv) Đá quý, kim loại quý và sản phẩm; (v) Kim loại thường khác. U.A.E. là đối tác thương mại thứ 14 của Việt Nam năm 2014.3 3 Tham khảo bảng xếp hạng đầy đủ tại PHỤ LỤC 3. Trang | 41
  42. A-RẬP XÊ-ÚT [Saudi Arabia] Vương quốc A-rập Xê-út Thủ đô: Riyadh Ngôn ngữ: A-rập Nội tệ: SAR (Saudi riyal) Diện tích: 2.149.690 km2 (#12) Dân số (2014): 29.369.000 người (#45) GDP/capita (2013): 25.962 USD (#32) CHÂU Á Các mốc thời gian chính: 23/09/1932: Thống nhất hai miền Nejd và Hejaz (Quốc khánh). 21/10/1999: Thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam. 11/12/2005: Trở thành thành viên của WTO. 25/06/2006: Ký kết Hiệp định khung về hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư và kỹ thuật với Việt Nam. 10/04/2010: Ký kết Hiệp định Tránh đánh thuế hai lần với Việt Nam. 10/04/2010: Ký kết Nghị định thư về hợp tác trong lĩnh vực dầu khí và khai khoáng với Việt Nam. Quan hệ đầu tư với Việt Nam: A-rập Xê-út chưa có dự án đầu tư đáng kể vào Việt Nam. Việt Nam đầu tư sang A-rập Xê-út: Lũy kế đầu tư đến hết năm 2014: 130 nghìn USD (#62). Trang | 42
  43. Quan hệ thương mại với Việt Nam: (đơn vị tính: triệu USD) 2.000 1.800 1.600 1.400 1.200 1.000 CHÂU Á CHÂU Á 800 600 400 200 - 2010 2011 2012 2013 2014 Việt Nam xuất 144 262 599 471 534 Việt Nam nhập 601 784 887 1.239 1.337 Các mặt hàng xuất khẩu chính sang A-rập Xê-út: (i) Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác; (ii) Điện thoại các loại và linh kiện; (iii) Hàng thủy sản; (iv) Hàng dệt, may; (v) Gỗ và sản phẩm gỗ. Các mặt hàng nhập khẩu chính từ A-rập Xê-út: (i) Chất dẻo nguyên liệu; (ii) Khí đốt hóa lỏng; (iii) Hóa chất; (iv) Sản phẩm hóa chất. A-rập Xê-út là đối tác thương mại thứ 28 của Việt Nam năm 2014. Trang | 43
  44. ẤN ĐỘ [India] Cộng hòa Ấn Độ Thủ đô: New Delhi Ngôn ngữ: Hindi, Anh Nội tệ: INR (Indian rupee) Diện tích: 3.287.260 km2 (#7) Dân số (2014): 1.267.402.000 người (#2) GDP/capita (2013): 1.499 USD (#146) CHÂU Á Các mốc thời gian chính: 26/01/1950: Thành lập nhà nước Cộng hòa (Quốc khánh). 07/01/1972: Thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam. 12/1982: Ký kết Thỏa thuận Thành lập Ủy ban Hỗn hợp về hợp tác kinh tế, văn hóa và khoa học, kỹ thuật với Việt Nam. 07/09/1994: Ký kết Hiệp định Tránh đánh thuế hai lần với Việt Nam. 01/01/1995: Trở thành thành viên của WTO. 08/03/1997: Ký kết Hiệp định Khuyến khích và bảo hộ đầu tư với Việt Nam. Quan hệ đầu tư với Việt Nam: Ấn Độ đầu tư vào Việt Nam: Lũy kế đầu tư đến hết năm 2014: 298,39 triệu USD (#30). Các lĩnh vực đầu tư chính: (i) Công nghệ thông tin và viễn thông; (ii) Xe máy; (iii) Phân bón các loại; (iv) Dược phẩm; (v) Thiết bị điện. Việt Nam đầu tư sang Ấn Độ: Lũy kế đầu tư đến hết năm 2014: 1,81 triệu USD (#45). Trang | 44
  45. Quan hệ thương mại với Việt Nam: (đơn vị tính: triệu USD) 6.000 5.000 4.000 3.000 CHÂU Á CHÂU Á 2.000 1.000 - 2010 2011 2012 2013 2014 Việt Nam xuất 992 1.554 1.782 2.354 2.511 Việt Nam nhập 1.762 2.346 2.160 2.881 3.113 Các mặt hàng xuất khẩu chính sang Ấn Độ: (i) Điện thoại các loại và linh kiện; (ii) Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác; (iii) Cao su; (iv) Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; (v) Phương tiện vận tải và phụ tùng. Các mặt hàng nhập khẩu chính từ Ấn Độ: (i) Hàng thủy sản; (ii) Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác; (iii) Dược phẩm; (iv) Bông các loại; (v) Sắt thép các loại. Ấn Độ là đối tác thương mại thứ 12 của Việt Nam năm 2014. Trang | 45
  46. BĂNG-LA-ĐÉT [Bangladesh] Cộng hòa Nhân dân Băng-la-đét Thủ đô: Dhaka Ngôn ngữ: Bengal, Anh Nội tệ: BDT (Taka) Diện tích: 148.460 km2 (#93) Dân số (2014): 158.513.000 người (#8) GDP/capita (2013): 958 USD (#159) CHÂU Á Các mốc thời gian chính: 26/03/1971: Độc lập khỏi Pa-ki-xtan (Quốc khánh). 11/02/1973: Thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam. 01/01/1995: Trở thành thành viên của WTO. 10/03/1997: Ký kết Hiệp định Thành lập Ủy ban Hỗn hợp về hợp tác kinh tế, văn hóa và khoa học, kỹ thuật với Việt Nam. 22/03/2004: Ký kết Hiệp định Tránh đánh thuế hai lần với Việt Nam. 19/05/2005: Ký kết Hiệp định Khuyến khích và bảo hộ đầu tư với Việt Nam. Quan hệ đầu tư với Việt Nam: Băng-la-đét đầu tư vào Việt Nam: Lũy kế đầu tư đến hết năm 2014: 540 nghìn USD (#88). Việt Nam đầu tư sang Băng-la-đét: Lũy kế đầu tư đến hết năm 2014: 100 nghìn USD (#63). Trang | 46
  47. Quan hệ thương mại với Việt Nam: (đơn vị tính: triệu USD) 800 700 600 500 400 CHÂU Á 300 200 100 - 2010 2011 2012 2013 2014 Việt Nam xuất 256 445 353 486 710 Các mặt hàng xuất khẩu chính sang Băng-la-đét: (i) Clinker, xi măng; (ii) Sắt thép các loại; (iii) Xơ, sợi dệt các loại; (iv) Hàng dệt, may; (v) Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày. Băng-la-đét là đối tác thương mại thứ 37 của Việt Nam năm 2014. Trang | 47
  48. BRU-NÂY [Brunei Darussalam] Quốc gia Bru-nây Đa-rút-xa-lam Thủ đô: Bandar Seri Begawan Ngôn ngữ: Malaysian, Anh Nội tệ: BND (Brunei dollar) Diện tích: 5.770 km2 (#168) Dân số (2014): 423.000 người (#169) GDP/capita (2013): 38.563 USD (#25) CHÂU Á Các mốc thời gian chính: 01/01/1984: Độc lập khỏi Anh (kỷ niệm Quốc khánh vào 23/02 hàng năm). 29/02/1992: Thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam. 01/01/1995: Trở thành thành viên của WTO. 07/01/1984: Trở thành thành viên của ASEAN. 15/06/2000: Ký kết Biên bản ghi nhớ về việc thành lập Ủy ban hỗn hợp về hợp tác kinh tế, văn hóa và khoa học, kỹ thuật với Việt Nam. 03/06/2005: Ký kết TPP đầu tiên với Chi-lê, Niu Di-lân và Xinh-ga-po. 16/08/2007: Ký kết Hiệp định Tránh đánh thuế hai lần với Việt Nam. Quan hệ đầu tư với Việt Nam: Bru-nây đầu tư vào Việt Nam: Lũy kế đầu tư đến hết năm 2014: 1,61 tỷ USD (#20). Việt Nam đầu tư sang Bru-nây: Lũy kế đầu tư đến hết năm 2014: 650 nghìn USD (#56). Trang | 48
  49. Quan hệ thương mại với Việt Nam: (đơn vị tính: triệu USD) 700 600 500 400 300 CHÂU Á 200 100 - 2010 2011 2012 2013 2014 Việt Nam xuất 14 15 17 18 50 Việt Nam nhập 10 189 611 607 102 Các mặt hàng xuất khẩu chính sang Bru-nây: (i) Gạo; (ii) Hàng thủy sản. Các mặt hàng nhập khẩu chính từ Bru-nây: (i) Dầu thô; (ii) Hóa chất. Bru-nây là đối tác thương mại thứ 63 của Việt Nam năm 2014. Trang | 49
  50. CAM-PU-CHIA [Cambodia] Vương quốc Cam-pu-chia Thủ đô: Phnom Penh Ngôn ngữ: Khmer Nội tệ: KHR (Riel) Diện tích: 181.040 km2 (#89) Dân số (2014): 15.408.000 người (#68) GDP/capita (2013): 1.007 USD (#158) CHÂU Á Các mốc thời gian chính: 09/11/1953: Độc lập khỏi Pháp (Quốc khánh). 24/06/1967: Thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam. 03/04/1994: Ký kết Thỏa thuận Thành lập Ủy ban Hỗn hợp về hợp tác kinh tế, văn hóa và khoa học, kỹ thuật với Việt Nam. 30/04/1999: Trở thành thành viên của ASEAN. 26/11/2001: Ký kết Hiệp định Khuyến khích và bảo hộ đầu tư với Việt Nam. 13/10/2004: Trở thành thành viên của WTO. Quan hệ đầu tư với Việt Nam: Cam-pu-chia đầu tư vào Việt Nam: Lũy kế đầu tư đến hết năm 2014: 54,62 triệu USD (#51). Việt Nam đầu tư sang Cam-pu-chia: Lũy kế đầu tư đến hết năm 2014: 3,23 tỷ USD (#2). Các lĩnh vực đầu tư chính: (i) Công nghệ thông tin và viễn thông; (ii) Nông-lâm-ngư nghiệp. Trang | 50
  51. Quan hệ thương mại với Việt Nam: (đơn vị tính: triệu USD) 4.000 3.500 3.000 2.500 2.000 CHÂU Á CHÂU Á 1.500 1.000 500 - 2010 2011 2012 2013 2014 Việt Nam xuất 1.552 2.407 2.829 2.921 2.688 Việt Nam nhập 277 430 486 504 623 Các mặt hàng xuất khẩu chính sang Cam-pu-chia: (i) Xăng dầu các loại; (ii) Sắt thép các loại; (iii) Phương tiện vận tải và phụ tùng; (iv) Hàng dệt, may; (v) Sản phẩm từ chất dẻo. Các mặt hàng nhập khẩu chính từ Cam-pu-chia: (i) Gỗ và sản phẩm gỗ; (ii) Cao su; (iii) Hạt điều; (iv) Nguyên phụ liệu thuốc lá; (v) Ngô. Cam-pu-chia là đối tác thương mại thứ 20 của Việt Nam năm 2014. Trang | 51
  52. CÔ-OÉT [Kuwait] Nhà nước Cô-oét Thủ đô: Kuwait City Ngôn ngữ: A-rập Nội tệ: KWD (Kuwaiti dinar) Diện tích: 17.820 km2 (#154) Dân số (2014): 3.479.000 người (#132) GDP/capita (2013): 52.197 USD (#11) CHÂU Á Các mốc thời gian chính: 25/02/1961: Anh trao trả độc lập cho Cô-oét (Quốc khánh). 10/01/1976: Thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam. 01/01/1995: Trở thành thành viên của WTO. 23/05/2007: Ký kết Hiệp định Khuyến khích và bảo hộ đầu tư với Việt Nam. 23/05/2007: Ký kết Nghị định thư về việc Thành lập Ủy ban Hỗn hợp về hợp tác kinh tế, văn hóa và khoa học, kỹ thuật với Việt Nam. 10/03/2009: Ký kết Hiệp định Tránh đánh thuế hai lần với Việt Nam. Quan hệ đầu tư với Việt Nam: Cô-oét đầu tư vào Việt Nam: Lũy kế đầu tư đến hết năm 2014: 400 nghìn USD (#92). Các lĩnh vực đầu tư chính: (i) Lọc hóa dầu. Việt Nam đầu tư sang Cô-oét: Lũy kế đầu tư đến hết năm 2014: 999,7 nghìn USD (#52). Quan hệ thương mại với Việt Nam: (đơn vị tính: triệu USD) Trang | 52
  53. 900 800 700 600 500 400 300 CHÂU Á 200 100 - 2010 2011 2012 2013 2014 Việt Nam xuất 30 29 29 35 72 Việt Nam nhập 373 808 709 705 611 Các mặt hàng xuất khẩu chính sang Cô-oét: (i) Hàng thủy sản; (ii) Gỗ và sản phẩm gỗ; (iii) Chè; (iv) Hàng rau quả; (v) Hạt tiêu. Các mặt hàng nhập khẩu chính từ Cô-oét: (i) Xăng dầu các loại; (ii) Khí đốt hóa lỏng; (iii) Chất dẻo nguyên liệu. Cô-oét là đối tác thương mại thứ 38 của Việt Nam năm 2014. Trang | 53
  54. ĐÀI LOAN [Taiwan] (Trung Quốc) Thủ phủ: Taipei (Đài Bắc) Ngôn ngữ: Trung Nội tệ: TWD (New Taiwan dollar) Diện tích: 23.373.517 km2 (–) Dân số (2014): 23.382.000 người (–) GDP/capita (2013): 20.925 USD (–) CHÂU Á Các mốc thời gian chính: 21/04/1993: Ký kết Hiệp định Khuyến khích và bảo hộ đầu tư với Việt Nam. 06/04/1998: Ký kết Hiệp định Tránh đánh thuế hai lần với Việt Nam. Quan hệ đầu tư với Việt Nam: Đài Loan đầu tư vào Việt Nam: Lũy kế đầu tư đến hết năm 2014: 28,4 tỷ USD (#4). Các lĩnh vực đầu tư chính: (i) Chế biến, chế tạo; (ii) Bất động sản; (iii) Xây dựng. Việt Nam đầu tư sang Đài Loan: Lũy kế đầu tư đến hết năm 2014: 1,53 triệu USD (#48). Trang | 54
  55. Quan hệ thương mại với Việt Nam: (đơn vị tính: triệu USD) 16.000 14.000 12.000 10.000 8.000 CHÂU Á CHÂU Á 6.000 4.000 2.000 - 2010 2011 2012 2013 2014 Việt Nam xuất 1.443 1.843 2.082 2.216 2.308 Việt Nam nhập 6.977 8.557 8.534 9.416 11.079 Các mặt hàng xuất khẩu chính sang Đài Loan: (i) Điện thoại các loại và linh kiện; (ii) Hàng dệt, may; (iii) Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; (iv) Hàng thủy sản; (v) Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác. Các mặt hàng nhập khẩu chính từ Đài Loan: (i) Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác; (ii) Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; (iii) Vải các loại; (iv) Xăng dầu các loại; (v) Chất dẻo nguyên liệu. Đài Loan là đối tác thương mại thứ 5 của Việt Nam năm 2014. Trang | 55
  56. HÀN QUỐC [South Korea] Cộng hòa Hàn Quốc/Đại Hàn Dân Quốc Thủ đô: Seoul Ngôn ngữ: Triều Tiên Nội tệ: KRW (South Korean won) Diện tích: 100.150 km2 (#108) Dân số (2014): 50.339.000 người (#27) GDP/capita (2013): 25.977 USD (#31) CHÂU Á Các mốc thời gian chính: 03/10: Ngày khai quốc (Quốc khánh). 15/08/1948: Thành lập nhà nước Cộng hòa. 22/12/1992: Thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam. 13/05/1993: Ký kết Hiệp định Khuyến khích và bảo hộ đầu tư với Việt Nam. 20/05/1994: Ký kết Hiệp định Tránh đánh thuế hai lần với Việt Nam. 01/01/1995: Trở thành thành viên của WTO. 05/05/2015: Ký kết Hiệp định Thương mại tự do với Việt Nam. Quan hệ đầu tư với Việt Nam: Hàn Quốc đầu tư vào Việt Nam: Lũy kế đầu tư đến hết năm 2014: 37,23 tỷ USD (#1). Các lĩnh vực đầu tư chính: (i) Chế biến, chế tạo; (ii) Bất động sản; (iii) Xây dựng. Việt Nam đầu tư sang Hàn Quốc: Lũy kế đầu tư đến hết năm 2014: 10,48 triệu USD (#31). Trang | 56
  57. Quan hệ thương mại với Việt Nam: (đơn vị tính: triệu USD) 35.000 30.000 25.000 20.000 15.000 CHÂU Á 10.000 5.000 - 2010 2011 2012 2013 2014 Việt Nam xuất 3.092 4.715 5.581 6.618 7.144 Việt Nam nhập 9.761 13.176 15.535 20.705 21.763 Các mặt hàng xuất khẩu chính sang Hàn Quốc: (i) Hàng dệt, may; (ii) Hàng thủy sản; (iii) Gỗ và sản phẩm gỗ; (iv) Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; (v) Điện thoại các loại và linh kiện. Các mặt hàng nhập khẩu chính từ Hàn Quốc: (i) Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; (ii) Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác; (iii) Vải các loại; (iv) Điện thoại các loại và linh kiện; (v) Chất dẻo nguyên liệu; (vi) Sắt thép các loại. Hàn Quốc là đối tác thương mại thứ 3 của Việt Nam năm 2014. Trang | 57
  58. HỒNG CÔNG [Hong Kong] Đặc khu hành chính Hương Cảng (Trung Quốc) Ngôn ngữ: Trung, Anh Nội tệ: HKD (Hong Kong dollar) Diện tích: 1.100 km2 (#177) Dân số (2014): 7.195.000 người (#99) GDP/capita (2013): 38.124 USD (#26) CHÂU Á Các mốc thời gian chính: 01/01/1995: Trở thành thành viên của WTO. 01/07/1997: Hồng Công được Anh trao trả cho Trung Quốc. 16/12/2008: Ký kết Hiệp định Tránh đánh thuế hai lần với Việt Nam. Quan hệ đầu tư với Việt Nam: Hồng Công đầu tư vào Việt Nam: Lũy kế đầu tư đến hết năm 2014: 15,46 tỷ USD (#6). Việt Nam đầu tư sang Hồng Công: Lũy kế đầu tư đến hết năm 2014: 14,48 triệu USD (#29). Trang | 58
  59. Quan hệ thương mại với Việt Nam: (đơn vị tính: triệu USD) 7.000 6.000 5.000 4.000 3.000 CHÂU Á 2.000 1.000 - 2010 2011 2012 2013 2014 Việt Nam xuất 1.464 2.206 3.705 4.108 5.202 Việt Nam nhập 860 970 970 1.050 1.038 Các mặt hàng xuất khẩu chính sang Hồng Công: (i) Máy ảnh, máy quay phim và linh kiện; (ii) Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; (iii) Điện thoại các loại và linh kiện; (iv) Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác; (v) Hàng dệt, may. Các mặt hàng nhập khẩu chính từ Hồng Công: (i) Vải các loại; (ii) Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày; (iii) Phế liệu sắt thép; (iv) Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác; (v) Sản phẩm từ giấy. Hồng Công là đối tác thương mại thứ 10 của Việt Nam năm 2014. Trang | 59
  60. IN-ĐÔ-NÊ-XI-A [Indonesia] Cộng hòa In-đô-nê-xi-a Thủ đô: Jakarta Ngôn ngữ: Indonesian Nội tệ: IDR (Indonesian rupiah) Diện tích: 1.910.930 km2 (#14) Dân số (2014): 252.812.000 người (#4) GDP/capita (2013): 3.475 USD (#119) CHÂU Á Các mốc thời gian chính: 17/08/1945: Tuyên bố độc lập khỏi Nhật Bản và Hà Lan (Quốc khánh). 30/12/1955: Thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam. 08/08/1967: Sáng lập ASEAN cùng Ma-lay-xi-a, Phi-líp-pin, Xinh-ga-po và Thái Lan. 25/10/1992: Ký kết Hiệp định Khuyến khích và bảo hộ đầu tư với Việt Nam. 01/01/1995: Trở thành thành viên của WTO. 23/03/1995: Ký kết Hiệp định Thương mại song phương với Việt Nam. 22/12/1997: Ký kết Hiệp định Tránh đánh thuế hai lần với Việt Nam. Quan hệ đầu tư với Việt Nam: In-đô-nê-xi-a đầu tư vào Việt Nam: Lũy kế đầu tư đến hết năm 2014: 382,91 tỷ USD (#27). Việt Nam đầu tư sang In-đô-nê-xi-a: Lũy kế đầu tư đến hết năm 2014: 38,36 triệu USD (#23). Trang | 60
  61. Quan hệ thương mại với Việt Nam: (đơn vị tính: triệu USD) 6.000 5.000 4.000 3.000 CHÂU Á CHÂU Á 2.000 1.000 - 2010 2011 2012 2013 2014 Việt Nam xuất 1.433 2.359 2.358 2.451 2.891 Việt Nam nhập 1.909 2.248 2.247 2.372 2.494 Các mặt hàng xuất khẩu chính sang In-đô-nê-xi-a: (i) Điện thoại các loại và linh kiện; (ii) Sắt thép các loại; (iii) Gạo; (iv) Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác; (v) Sản phẩm hóa chất. Các mặt hàng nhập khẩu chính từ In-đô-nê-xi-a: (i) Giấy các loại; (ii) Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác; (iii) Hóa chất; (iv) Kim loại thường khác; (v) Chất dẻo nguyên liệu. In-đô-nê-xi-a là đối tác thương mại thứ 13 của Việt Nam năm 2014. Trang | 61
  62. I-XRA-EN [Israel] Nhà nước I-xra-en Thủ đô: Jerusalem Ngôn ngữ: Hebrew, A-rập Nội tệ: ILS (Israeli new shekel) Diện tích: 22.070 km2 (#149) Dân số (2014): 8.009.000 người (#97) GDP/capita (2013): 36.051 USD (#27) CHÂU Á Các mốc thời gian chính: 14/05/1948: Tuyên bố độc lập khỏi Pa-le-xtin (kỷ niệm Quốc khánh vào ngày 5 Iyar theo lịch Hebrew hàng năm). 12/07/1993: Thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam. 21/04/1995: Trở thành thành viên của WTO. 25/08/2004: Ký kết Hiệp định Hợp tác kinh tế-thương mại với Việt Nam. 04/08/2009: Ký kết Hiệp định Tránh đánh thuế hai lần với Việt Nam. 25/04/2013: Ký kết Nghị định thư về việc thành lập Ủy ban Liên chính phủ về hợp tác kinh tế, khoa học, công nghệ và các lĩnh vực khác với Việt Nam. Quan hệ đầu tư với Việt Nam: I-xra-en đầu tư vào Việt Nam: Lũy kế đầu tư đến hết năm 2014: 25,85 triệu USD (#62). Các lĩnh vực đầu tư chính: (i) Chế biến, chế tạo; (ii) Y tế và trợ giúp xã hội; (iii) Nông-lâm-ngư nghiệp; (iv) Vận tải, kho bãi; (v) Thông tin, truyền thông. Trang | 62
  63. Việt Nam chưa có dự án đầu tư đáng kể sang I-xra-en. Quan hệ thương mại với Việt Nam: (đơn vị tính: triệu USD) 1.200 1.000 800 CHÂU Á 600 400 200 - 2010 2011 2012 2013 2014 Việt Nam xuất 97 171 279 400 496 Việt Nam nhập 125 205 159 205 570 Các mặt hàng xuất khẩu chính sang I-xra-en: (i) Điện thoại các loại và linh kiện; (ii) Hàng thủy sản; (iii) Giày dép các loại; (iv) Hạt điều; (v) Cà phê. Các mặt hàng nhập khẩu chính từ I-xra-en: (i) Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; (ii) Phân bón các loại; (iii) Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác. I-xra-en là đối tác thương mại thứ 33 của Việt Nam năm 2014. Trang | 63
  64. LÀO [Lao PDR] Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Thủ đô: Vientiane (Viên Chăn) Ngôn ngữ: Lào, Pháp Nội tệ: LAK (Kip) Diện tích: 236.800 km2 (#83) Dân số (2014): 6.894.000 người (#105) GDP/capita (2013): 1.661 USD (#142) CHÂU Á Các mốc thời gian chính: 05/09/1962: Thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam. 02/12/1975: Thành lập nhà nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân (Quốc khánh). 31/08/1976: Ký kết Hiệp định Thành lập Ủy ban liên chính phủ về hợp tác kinh tế, văn hóa và khoa học, kỹ thuật với Việt Nam. 14/01/1996: Ký kết Hiệp định Khuyến khích và bảo hộ đầu tư với Việt Nam. 14/01/1996: Ký kết Hiệp định Tránh đánh thuế hai lần với Việt Nam. 23/07/1997: Trở thành thành viên của ASEAN. 02/02/2013: Trở thành thành viên của WTO. 03/03/2015: Ký kết Hiệp định Thương mại song phương mới với Việt Nam. Quan hệ đầu tư với Việt Nam: Lào đầu tư vào Việt Nam: Lũy kế đầu tư đến hết năm 2014: 68,14 triệu USD (#49). Việt Nam đầu tư sang Lào: Trang | 64
  65. Lũy kế đầu tư đến hết năm 2014: 3,84 triệu USD (#1). Các lĩnh vực đầu tư chính: (i) Nông-lâm nghiệp; (ii) Thủy điện. Quan hệ thương mại với Việt Nam: (đơn vị tính: triệu USD) 1.400 1.200 CHÂU Á CHÂU Á 1.000 800 600 400 200 - 2010 2011 2012 2013 2014 Việt Nam xuất 198 274 421 423 485 Việt Nam nhập 292 460 445 669 802 Các mặt hàng xuất khẩu chính sang Lào: (i) Sắt thép các loại; (ii) Xăng dầu các loại; (iii) Phương tiện vận tải và phụ tùng. Các mặt hàng nhập khẩu chính từ Lào: (i) Gỗ và sản phẩm gỗ; (ii) Quặng và khoáng sản khác; (iii) Phân bón các loại; (iv) Kim loại thường khác. Lào là đối tác thương mại thứ 31 của Việt Nam năm 2014. Trang | 65
  66. MA-LAY-XI-A [Malaysia] Liên bang Ma-lay-xi-a Thủ đô: Kuala Lumpur Ngôn ngữ: Malaysian Nội tệ: MYR (Ringgit) Diện tích: 330.800 km2 (#68) Dân số (2014): 30.188.000 người (#43) GDP/capita (2013): 10.538 USD (#66) CHÂU Á Các mốc thời gian chính: 31/08/1957: Độc lập khỏi Anh (Quốc khánh). 30/03/1973: Thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam. 21/01/1992: Ký kết Hiệp định Khuyến khích và bảo hộ đầu tư với Việt Nam. 07/09/1995: Ký kết Hiệp định Tránh đánh thuế hai lần với Việt Nam. 01/01/1995: Trở thành thành viên của WTO. 08/08/1967: Sáng lập ASEAN cùng In-đô-nê-xi-a, Phi-líp-pin, Xinh-ga-po và Thái Lan. 10/2010: Tham gia đàm phán TPP. Quan hệ đầu tư với Việt Nam: Ma-lay-xi-a đầu tư vào Việt Nam: Lũy kế đầu tư đến hết năm 2014: 10,77 tỷ USD (#8). Các lĩnh vực đầu tư chính: (i) Bất động sản; (ii) Chế biến, chế tạo; (iii) Cấp nước, xử lý chất thải. Việt Nam đầu tư sang Ma-lay-xi-a: Lũy kế đầu tư đến hết năm 2014: 469,28 triệu USD (#6). Trang | 66
  67. Các lĩnh vực đầu tư chính: (i) Dầu khí; (ii) Viễn thông. Quan hệ thương mại với Việt Nam: (đơn vị tính: triệu USD) 10.000 9.000 8.000 7.000 CHÂU Á 6.000 5.000 4.000 3.000 2.000 1.000 - 2010 2011 2012 2013 2014 Việt Nam xuất 2.093 2.832 4.500 4.922 3.928 Việt Nam nhập 3.413 3.920 3.412 4.099 4.207 Các mặt hàng xuất khẩu chính sang Ma-lay-xi-a: (i) Dầu thô; (ii) Điện thoại các loại và linh kiện; (iii) Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; (iv) Cao su; (v) Gạo. Các mặt hàng nhập khẩu chính từ Ma-lay-xi-a: (i) Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; (ii) Dầu mỡ động thực vật; (iii) Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác; (iv) Xăng dầu các loại; (v) Chất dẻo nguyên liệu. Ma-lay-xi-a là đối tác thương mại thứ 8 của Việt Nam năm 2014. Trang | 67
  68. MI-AN-MA [Myanmar] Cộng hòa Liên bang Mi-an-ma Thủ đô: Naypyidaw Ngôn ngữ: Burmese Nội tệ: MMK (Kyat) Diện tích: 676.590 km2 (#39) Dân số (2014): 53.719.000 người (#24) GDP/capita (2013): – CHÂU Á Các mốc thời gian chính: 04/01/1948: Độc lập khỏi Anh (Quốc khánh). 28/05/1975: Thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam. 13/05/1994: Ký kết Hiệp định Thành lập Ủy ban Hỗn hợp về hợp tác kinh tế, văn hóa và khoa học, kỹ thuật với Việt Nam. 23/07/1997: Trở thành thành viên của ASEAN. 12/05/2000: Ký kết Hiệp định Khuyến khích và bảo hộ đầu tư với Việt Nam. 12/05/2000: Ký kết Hiệp định Tránh đánh thuế hai lần với Việt Nam. Quan hệ đầu tư với Việt Nam: Mi-an-ma chưa có dự án đầu tư đáng kể vào Việt Nam. Việt Nam đầu tư sang Mi-an-ma: Lũy kế đầu tư đến hết năm 2014: 33,2 triệu USD (#10). Các lĩnh vực đầu tư chính: (i) Công nghệ thông tin và viễn thông; (ii) Ngân hàng; (iii) Nông-lâm-ngư nghiệp. Trang | 68
  69. Quan hệ thương mại với Việt Nam: (đơn vị tính: triệu USD) 600 500 400 300 CHÂU Á CHÂU Á 200 100 - 2010 2011 2012 2013 2014 Việt Nam xuất 50 82 118 228 345 Việt Nam nhập 103 85 109 124 135 Các mặt hàng xuất khẩu chính sang Mi-an-ma: (i) Sản phẩm từ sắt thép; (ii) Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác; (iii) Sắt thép các loại. Các mặt hàng nhập khẩu chính từ Mi-an-ma: (i) Hàng rau quả; (ii) Gỗ và sản phẩm gỗ; (iii) Hàng thủy sản. Mi-an-ma là đối tác thương mại thứ 42 của Việt Nam năm 2014. Trang | 69
  70. NHẬT BẢN [Japan] Nhật Bản Quốc Thủ đô: Tokyo Ngôn ngữ: Nhật Nội tệ: JPY (Yen) Diện tích: 377.960 km2 (#63) Dân số (2014): 126.125.000 người (#10) GDP/capita (2013): 38.634 USD (#24) CHÂU Á Các mốc thời gian chính: 23/12/1933: Sinh nhật của Nhật hoàng Tsugu Akihito (Quốc khánh). 21/09/1973: Thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam. 1992–Nay: Ký kết các Hiệp định cho vay ODA hàng năm với Việt Nam. 01/01/1995: Trở thành thành viên của WTO. 24/10/1995: Ký kết Hiệp định Tránh đánh thuế hai lần với Việt Nam. 14/11/2003: Ký kết Hiệp định Khuyến khích và bảo hộ đầu tư với Việt Nam. 25/12/2008: Ký kết Hiệp định Đối tác kinh tế Việt-Nhật (VJEPA) với Việt Nam. 23/07/2013: Tham gia đàm phán TPP. Quan hệ đầu tư với Việt Nam: Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam: Lũy kế đầu tư đến hết năm 2014: 36,89 tỷ USD (#2). Trang | 70
  71. Các lĩnh vực đầu tư chính: (i) Chế biến, chế tạo; (ii) Bất động sản; (iii) Xây dựng. Việt Nam đầu tư sang Nhật Bản: Lũy kế đầu tư đến hết năm 2014: 4,7 triệu USD (#37). Quan hệ thương mại với Việt Nam: (đơn vị tính: triệu USD) 30.000 CHÂU Á 25.000 20.000 15.000 10.000 5.000 - 2010 2011 2012 2013 2014 Việt Nam xuất 7.728 10.781 13.065 13.631 14.693 Việt Nam nhập 9.016 10.401 11.602 11.615 12.926 Các mặt hàng xuất khẩu chính sang Nhật Bản: (i) Hàng dệt, may; (ii) Phương tiện vận tải và phụ tùng; (iii) Dầu thô; (iv) Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác; (v) Hàng thủy sản. Các mặt hàng nhập khẩu chính từ Nhật Bản: (i) Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác; (ii) Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; (iii) Sắt thép các loại; (iv) Sản phẩm từ chất dẻo; (v) Vải các loại. Nhật Bản là đối tác thương mại thứ 4 của Việt Nam năm 2014. Trang | 71
  72. PA-KI-XTAN [Pakistan] Cộng hòa Hồi giáo Pa-ki-xtan Thủ đô: Islamabad Ngôn ngữ: Urdo, Anh Nội tệ: PKR (Rupee Pakistan) Diện tích: 796.100 km2 (#35) Dân số (2014): 185.133.000 người (#6) GDP/capita (2013): 1.275 USD (#149) CHÂU Á Các mốc thời gian chính: 23/03/1956: Cuộc Khởi nghĩa Lahore bùng nổ năm 1956 (Quốc khánh). 08/11/1972: Thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam. 01/01/1995: Trở thành thành viên của WTO. 18/04/2002: Ký kết Thỏa thuận Thành lập Ủy ban hỗn hợp về hợp tác kinh tế, văn hóa và khoa học, kỹ thuật với Việt Nam. 25/03/2004: Ký kết Hiệp định Tránh đánh thuế hai lần với Việt Nam. Quan hệ đầu tư với Việt Nam: Pa-ki-xtan đầu tư vào Việt Nam: Lũy kế đầu tư đến hết năm 2014: 2 triệu USD (#79). Việt Nam chưa có dự án đầu tư đáng kể sang Pa-ki-xtan. Trang | 72
  73. Quan hệ thương mại với Việt Nam: (đơn vị tính: triệu USD) 450 400 350 300 250 CHÂU Á 200 150 100 50 - 2010 2011 2012 2013 2014 Việt Nam xuất 134 168 175 187 282 Việt Nam nhập 110 156 216 143 145 Các mặt hàng xuất khẩu chính sang Pa-ki-xtan: (i) Chè; (ii) Hạt tiêu; (iii) Xơ, sợi dệt các loại; (iv) Hàng thủy sản; (v) Cao su. Các mặt hàng nhập khẩu chính từ Pa-ki-xtan: (i) Vải các loại; (ii) Bông các loại; (iii) Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày; (iv) Dược phẩm; (v) Xơ, sợi dệt các loại. Pa-ki-xtan là đối tác thương mại thứ 43 của Việt Nam năm 2014. Trang | 73
  74. PHI-LÍP-PIN [Philippines] Cộng hòa Phi-líp-pin Thủ đô: Manila Ngôn ngữ: Tagalog, Anh Nội tệ: PHP (Peso) Diện tích: 300.000 km2 (#73) Dân số (2014): 100.096.000 người (#12) GDP/capita (2013): 2.765 USD (#129) CHÂU Á Các mốc thời gian chính: 12/06/1898: Tuyên bố độc lập khỏi Tây Ban Nha (Quốc khánh). 08/08/1967: Sáng lập ASEAN cùng In-đô-nê-xi-a, Ma-lay-xi-a, Xinh-ga-po và Thái Lan. 12/07/1976: Thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam. 27/02/1992: Ký kết Hiệp định Khuyến khích và bảo hộ đầu tư với Việt Nam. 27/02/1992: Ký kết Hiệp định Thành lập Uỷ ban hỗn hợp về hợp tác kinh tế-thương mại với Việt Nam 01/01/1995: Trở thành thành viên của WTO. 14/11/2001: Ký kết Hiệp định Tránh đánh thuế hai lần với Việt Nam. Quan hệ đầu tư với Việt Nam: Phi-líp-pin đầu tư vào Việt Nam: Lũy kế đầu tư đến hết năm 2014: 294,23 tỷ USD (#31). Việt Nam đầu tư sang Phi-líp-pin: Lũy kế đầu tư đến hết năm 2014: 45 nghìn USD (#64). Trang | 74
  75. Quan hệ thương mại với Việt Nam: (đơn vị tính: triệu USD) 3.500 3.000 2.500 2.000 1.500 CHÂU Á 1.000 500 - 2010 2011 2012 2013 2014 Việt Nam xuất 1.706 1.535 1.871 1.694 2.311 Việt Nam nhập 700 805 964 953 677 Các mặt hàng xuất khẩu chính sang Phi-líp-pin: (i) Gạo; (ii) Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác; (iii) Điện thoại các loại và linh kiện; (iv) Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; (v) Sắt thép các loại; (vi) Cà phê. Các mặt hàng nhập khẩu chính từ Phi-líp-pin: (i) Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; (ii) Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác; (iii) Phế liệu sắt thép. Phi-líp-pin là đối tác thương mại thứ 21 của Việt Nam năm 2014. Trang | 75
  76. THÁI LAN [Thailand] Vương quốc Thái Lan Thủ đô: Bangkok (Băng Cốc) Ngôn ngữ: Thái Nội tệ: THB (Baht) Diện tích: 513.120 km2 (#50) Dân số (2014): 67.223.000 người (#20) GDP/capita (2013): 5.779 USD (#93) CHÂU Á Các mốc thời gian chính: 05/12/1927: Sinh nhật Vua Bhumibol Adulyadej (Quốc khánh). 08/08/1967: Sáng lập ASEAN cùng In-đô-nê-xi-a, Ma-lay-xi-a, Phi-líp-pin và Xinh-ga-po. 06/08/1976: Thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam. 30/10/1991: Ký kết Hiệp định Khuyến khích và bảo hộ đầu tư với Việt Nam. 23/12/1992: Ký kết Hiệp định Tránh đánh thuế hai lần với Việt Nam. 01/01/1995: Trở thành thành viên của WTO. Quan hệ đầu tư với Việt Nam: Thái Lan đầu tư vào Việt Nam: Lũy kế đầu tư đến hết năm 2014: 6,69 tỷ USD (#10). Các lĩnh vực đầu tư chính: (i) Chế biến, chế tạo; (ii) Nông-lâm- ngư nghiệp; (iii) Bán buôn, bán lẻ; (iv) Xây dựng; (v) Dịch vụ lưu trú và ăn uống. Việt Nam đầu tư sang Thái Lan: Trang | 76
  77. Lũy kế đầu tư đến hết năm 2014: 25,09 triệu USD (#26). Quan hệ thương mại với Việt Nam: (đơn vị tính: triệu USD) 12.000 10.000 8.000 CHÂU Á 6.000 4.000 2.000 - 2010 2011 2012 2013 2014 Việt Nam xuất 1.183 1.792 2.832 3.103 3.475 Việt Nam nhập 5.602 6.384 5.792 6.318 7.093 Các mặt hàng xuất khẩu chính sang Thái Lan: (i) Điện thoại các loại và linh kiện; (ii) Dầu thô; (iii) Phương tiện vận tải và phụ tùng; (iv) Sắt thép các loại; (v) Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác. Các mặt hàng nhập khẩu chính từ Thái Lan: (i) Xăng dầu các loại; (ii) Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác; (iii) Linh kiện, phụ tùng ô tô; (iv) Hàng điện gia dụng và linh kiện; (v) Chất dẻo nguyên liệu. Thái Lan là đối tác thương mại thứ 6 của Việt Nam năm 2014. Trang | 77
  78. THỔ NHĨ KỲ [Turkey] Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ Thủ đô: Ankara Ngôn ngữ: Thổ Nhĩ Kỳ Nội tệ: TRY (Turkish lira) Diện tích: 783.560 km2 (#36) Dân số (2014): 75.837.000 người (#18) GDP/capita (2013): 10.972 USD (#65) CHÂU Á Các mốc thời gian chính: 29/10/1923: Thông qua hiến pháp Cộng hòa (Quốc khánh). 07/06/1978: Thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam. 26/03/1995: Trở thành thành viên của WTO. 27/08/1997: Ký kết Hiệp định khung về hợp tác kinh tế, thương mại và khoa học, kỹ thuật với Việt Nam. 20/02/1998: Ký kết Nghị định thư về Hợp tác kinh tế-thương mại với Việt Nam. 08/07/2014: Ký kết Hiệp định Tránh đánh thuế hai lần với Việt Nam. Quan hệ đầu tư với Việt Nam: Thổ Nhĩ Kỳ đầu tư vào Việt Nam: Lũy kế đầu tư đến hết năm 2014: 70,85 tỷ USD (#46). Các lĩnh vực đầu tư chính: (i) Chế biến, chế tạo; (ii) Giáo dục, đào tạo; (iii) Nông-lâm-ngư nghiệp; (iv) Dịch vụ lưu trú và ăn uống. Việt Nam chưa có dự án đầu tư đáng kể sang Thổ Nhĩ Kỳ. Trang | 78
  79. Quan hệ thương mại với Việt Nam: (đơn vị tính: triệu USD) 1.800 1.600 1.400 1.200 1.000 800 CHÂU Á 600 400 200 - 2010 2011 2012 2013 2014 Việt Nam xuất 529 772 863 1.173 1.508 Việt Nam nhập 108 80 90 97 130 Các mặt hàng xuất khẩu chính sang Thổ Nhĩ Kỳ: (i) Điện thoại các loại và linh kiện; (ii) Xơ, sợi dệt các loại; (iii) Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện. Các mặt hàng nhập khẩu chính từ Thổ Nhĩ Kỳ: (i) Vải các loại; (ii) Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác; (iii) Dược phẩm. Thổ Nhĩ Kỳ là đối tác thương mại thứ 29 của Việt Nam năm 2014. Trang | 79
  80. TRIỀU TIÊN [North Korea] Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên Thủ đô: Pyongyang (Bình Nhưỡng) Ngôn ngữ: Triều Tiên Nội tệ: KPW (North Korean won) Diện tích: 120.540 km2 (#98) Dân số (2014): 25.027.000 người (#49) GDP/capita (2013): – CHÂU Á Các mốc thời gian chính: 09/09/1948: Thành lập nhà nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân (Quốc khánh). 31/01/1950: Thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam. 03/05/2002: Ký kết Hiệp định Khuyến khích và bảo hộ đầu tư với Việt Nam. 03/05/2002: Ký kết Hiệp định Tránh đánh thuế hai lần với Việt Nam. Quan hệ đầu tư với Việt Nam: Triều Tiên đầu tư sang Việt Nam: Lũy kế đầu tư (2014): 1,2 triệu USD (#81). Việt Nam chưa có dự án đầu tư đáng kể sang Triều Tiên. Trang | 80
  81. Quan hệ thương mại với Việt Nam: (đơn vị tính: triệu USD) 15 13 11 9 7 CHÂU Á 5 3 1 (1) 2010 2011 2012 2013 2014 Việt Nam xuất 157- Các mặt hàng xuất khẩu chính sang Triều Tiên: (i) Dầu mỡ động thực vật; (ii) Gạo; (iii) Sản phẩm hóa chất; (iv) Xăng dầu các loại; (v) Gỗ và sản phẩm gỗ. Trang | 81
  82. TRUNG QUỐC [China] Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Thủ đô: Beijing (Bắc Kinh) Ngôn ngữ: Trung Nội tệ: CNY (Nhân dân tệ) Diện tích: 9.562.911 km2 (#4) Dân số (2014): 1.369.811.000 người (#1) GDP/capita (2013): 6.807 USD (#84) CHÂU Á Các mốc thời gian chính: 01/10/1949: Ngày thành lập nước (Quốc khánh). 18/01/1950: Thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam. 02/12/1992: Ký kết Hiệp định Khuyến khích và bảo hộ đầu tư với Việt Nam. 17/05/1995: Ký kết Hiệp định Tránh đánh thuế hai lần với Việt Nam. 11/12/2001: Trở thành thành viên của WTO. 11/11/2006: Ký kết Thỏa thuận Thành lập Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương với Việt Nam. Quan hệ đầu tư với Việt Nam: Trung Quốc đầu tư vào Việt Nam: Lũy kế đầu tư đến hết năm 2014: 7,95 tỷ USD (#9). Các lĩnh vực đầu tư chính: (i) Chế biến, chế tạo; (ii) Sản xuất điện, khí, nước, điều hòa; (iii) Xây dựng. Việt Nam đầu tư sang Trung Quốc: Lũy kế đầu tư đến hết năm 2014: 16,13 triệu USD (#27). Trang | 82
  83. Quan hệ thương mại với Việt Nam: (đơn vị tính: triệu USD) 70.000 60.000 50.000 40.000 30.000 CHÂU Á 20.000 10.000 - 2010 2011 2012 2013 2014 Việt Nam xuất 7.309 11.127 12.388 13.233 14.931 Việt Nam nhập 20.019 24.594 28.785 36.938 43.711 Các mặt hàng xuất khẩu chính sang Trung Quốc: (i) Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; (ii) Xơ, sợi dệt các loại; (iii) Dầu thô; (iv) Sắn và các sản phẩm từ sắn; (v) Gỗ và sản phẩm gỗ. Các mặt hàng nhập khẩu chính từ Trung Quốc: (i) Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác; (ii) Điện thoại các loại và linh kiện; (iii) Vải các loại; (iv) Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; (v) Sắt thép các loại. Trung Quốc là đối tác thương mại thứ 1 của Việt Nam năm 2014. Trang | 83
  84. XINH-GA-PO [Singapore] Cộng hòa Xinh-ga-po Thủ đô: Singapore Ngôn ngữ: Anh, Trung, Malaysian Nội tệ: SGD (Singapore dollar) Diện tích: 716 km2 (#184) Dân số (2014): 5.498.000 người (#113) GDP/capita (2013): 55.182 USD (#9) CHÂU Á Các mốc thời gian chính: 09/08/1965: Độc lập khỏi Ma-lay-xi-a (Quốc khánh). 08/08/1967: Sáng lập ASEAN cùng In-đô-nê-xi-a, Ma-lay-xi-a, Phi-líp-pin và Thái Lan. 01/08/1973: Thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam. 29/10/1992: Ký kết Hiệp định Khuyến khích và bảo hộ đầu tư với Việt Nam. 02/03/1994: Ký kết Hiệp định Tránh đánh thuế hai lần với Việt Nam. 01/01/1995: Trở thành thành viên của WTO. 08/03/2004: Ký kết Tuyên bố chung về Hợp tác toàn diện thế kỷ 21 với Việt Nam. 03/06/2005: Ký kết TPP đầu tiên với Bru-nây, Chi-lê và Niu Di-lân. Quan hệ đầu tư với Việt Nam: Xinh-ga-po đầu tư vào Việt Nam: Lũy kế đầu tư đến hết năm 2014: 32,74 tỷ USD (#3). Trang | 84
  85. Các lĩnh vực đầu tư chính: (i) Công nghiệp chế biến, chế tạo; (ii) Kinh doanh bất động sản; (iii) Dịch vụ lưu trú, ăn uống; (iv) Xây dựng; (v) Nghệ thuật, giải trí. Việt Nam đầu tư sang Xinh-ga-po: Lũy kế đầu tư đến hết năm 2014: 199,62 triệu USD (#12). Quan hệ thương mại với Việt Nam: (đơn vị tính: triệu USD) CHÂU Á 12.000 10.000 8.000 6.000 4.000 2.000 - 2010 2011 2012 2013 2014 Việt Nam xuất 2.121 2.286 2.368 2.656 2.944 Việt Nam nhập 4.101 6.391 6.691 5.689 6.839 Các mặt hàng xuất khẩu chính sang Xinh-ga-po: (i) Dầu thô; (ii) Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; (iii) Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác; (iv) Điện thoại các loại và linh kiện; (v) Thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh. Các mặt hàng nhập khẩu chính từ Xinh-ga-po: (i) Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; (ii) Xăng dầu các loại; (iii) Sản phẩm khác từ dầu mỏ; (iv) Chất dẻo nguyên liệu; (v) Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác. Xinh-ga-po là đối tác thương mại thứ 7 của Việt Nam năm 2014. Trang | 85
  86. CHÂU ÂU Trang | 86
  87. Khu vực châu Âu bao gồm 3 khu vực chính là khối các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU), các nước ngoài EU và các nước Đông Âu. Trong đó, EU là thị trường hàng đầu trong xuất khẩu, tiếp nhận đầu tư của Việt Nam, còn các nước khu vực Đông Âu là thị trường truyền thống quan trọng của Việt Nam. Hiện tại, Việt Nam đã ký kết Hiệp định thương mại tự do với Liên minh Kinh tế Á – Âu (bao gồm Nga, Bê-la-rút, Ca-dắc-xtan, Ác-mê-nia và Ki-dít-xtan) và đang ở giai đoạn cuối đàm phán Hiệp định thương mại tự do với EU và Hiệp hội Mậu dịch tự do châu Âu. Việc ký kết những hiệp định này sẽ có ảnh hưởng đáng kể đến thương mại và đầu tư của Việt Nam. Ngoài ra, Việt Nam cũng đang triển khai đàm phán Hiệp định thương mại song phương với U-crai-na. Năm 2014, xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trường khu vực châu CHÂU ÂU Âu đạt 31,78 tỷ USD, chiếm 21,2% tỷ trọng xuất khẩu cả nước, tăng 13,3% so với kết quả năm 2013. Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang khu vực này là điện thoại-linh kiện, dệt may, giày dép, đồ gỗ, thủy sản, máy tính và các sản phẩm điện tử-linh kiện. Nhập khẩu của Việt Nam từ các thị trường khu vực châu Âu đạt 10,51 tỷ USD, chiếm 7,1% tỷ trọng nhập khẩu cả nước, giảm 5,8% so với kết quả năm 2013. Các mặt hàng nhập khẩu chính của Việt Nam sang khu vực này là máy móc, thiết bị phụ tùng, dược phẩm, sản phẩm hóa chất, chất dẻo. Khu vực châu Âu, đặc biệt là EU có các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài có trình độ công nghệ cao và là các nhà đầu tư lớn tại Việt Nam. Các nước thành viên EU cũng là những nhà đầu tư lớn sớm có mặt tại Việt Nam từ cuối những năm 80 của thế kỷ trước. Thu hút FDI từ khu vực này là một trong những ưu tiên quan trọng trong phát triển kinh tế đối ngoại của Việt Nam. Các nước đầu tư lớn của châu Âu vào Việt Nam như Pháp, Hà Lan, Síp, Vương quốc Anh, Nga, Thụy Sỹ, Đức. Các lĩnh vực đầu tư chính là công nghiệp chế biến, chế tạo, kinh doanh bất động sản, xây dựng. Trang | 87
  88. A-DÉC-BAI-GIAN [Azerbaijan] Cộng hòa A-déc-bai-gian Thủ đô: Baku Ngôn ngữ: Azerbaijan Nội tệ: AZN (Manat Azerbaijan) Diện tích: 86.600 km2 (#113) Dân số (2014): 9.453.000 người (#90) GDP/capita (2013): 7.812 USD (#76) Các mốc thời gian chính: 28/05/1918: Độc lập khỏi Cộng hòa Dân chủ Liên bang Transcaucasia (Quốc khánh). CHÂU ÂU 30/08/1991: Độc lập khỏi Liên bang Xô-viết. 23/09/1992: Thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam. 30/06/1997: Trở thành quan sát viên WTO. 19/05/2014: Ký kết Hiệp định Tránh đánh thuế hai lần với Việt Nam. Quan hệ đầu tư với Việt Nam: A-déc-bai-gian và Việt Nam chưa có dự án đầu tư đáng kể sang nhau. Trang | 88
  89. Quan hệ thương mại với Việt Nam: (đơn vị tính: triệu USD) 30 25 20 15 10 5 - CHÂU ÂU 2010 2011 2012 2013 2014 Việt Nam xuất 21 27 27 27 - Việt Nam nhập -121- Các mặt hàng xuất khẩu chính sang A-déc-bai-gian: (i) Điện thoại các loại và linh kiện; (ii) Hàng thủy sản; (iii) Chè; (iv) Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện Các mặt hàng nhập khẩu chính từ A-déc-bai-gian: (i) Máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng khác. Trang | 89
  90. AI-LEN [Ireland] Cộng hòa Ai-len Thủ đô: Dublin Ngôn ngữ: Irish, Anh Nội tệ: EUR (Euro) Diện tích: 70.280 km2 (#119) Dân số (2014): 4.765.000 người (#120) GDP/capita (2013): 50.503 USD (#15) Các mốc thời gian chính: 17/03: Ngày Thánh Patrick (Quốc khánh). 01/01/1973: Trở thành thành viên của EU. CHÂU ÂU 01/01/1995: Trở thành thành viên của WTO. 05/04/1996: Thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam. 10/03/2008: Ký kết Hiệp định Tránh đánh thuế hai lần với Việt Nam. 27/06/2012: Thông qua EU, ký kết Hiệp định Đối tác và hợp tác toàn diện với Việt Nam. Quan hệ đầu tư với Việt Nam: Ai-len đầu tư vào Việt Nam: Lũy kế đầu tư đến hết năm 2014: 6,35 triệu USD (#70). Việt Nam chưa có dự án đầu tư đáng kể sang Ai-len. Trang | 90
  91. Quan hệ thương mại với Việt Nam: (đơn vị tính: triệu USD) 1.200 1.000 800 600 400 200 - CHÂU ÂU 2010 2011 2012 2013 2014 Việt Nam xuất 46 64 81 74 102 Việt Nam nhập 110 267 647 958 212 Các mặt hàng nhập khẩu chính từ Ai-len: (i) Sữa và sản phẩm sữa; (ii) Dược phẩm. Ai-len là đối tác thương mại thứ 49 của Việt Nam năm 2014. Trang | 91
  92. ANH [United Kingdom] Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len Thủ đô: London Ngôn ngữ: Anh Nội tệ: GBP (British Pound/Bảng Anh) Diện tích: 243.610 km2 (#79) Dân số (2014): 64.066.000 người (#22) GDP/capita (2013): 41.787 USD (#22) Các mốc thời gian chính: Ngày thứ Bảy tuần thứ 2 của tháng 06: kỷ niệm sinh nhật Nữ hoàng Elizabeth II (Quốc khánh). CHÂU ÂU 01/01/1973: Trở thành thành viên của EU. 11/09/1973: Thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam. 09/04/1994: Ký kết Hiệp định Tránh đánh thuế hai lần với Việt Nam. 01/01/1995: Trở thành thành viên của WTO. 01/08/2002: Ký kết Hiệp định Khuyến khích và bảo hộ đầu tư với Việt Nam. 27/06/2012: Thông qua EU, ký kết Hiệp định Đối tác và hợp tác toàn diện với Việt Nam. Quan hệ đầu tư với Việt Nam: Anh đầu tư vào Việt Nam: Lũy kế đầu tư đến hết năm 2014: 2,84 tỷ USD (#16). Các lĩnh vực đầu tư chính: (i) Chế biến, chế tạo; (ii) Khai khoáng; (iii) Bất động sản. Việt Nam đầu tư sang Anh: Trang | 92
  93. Lũy kế đầu tư đến hết năm 2014: 9,16 triệu USD (#32). Quan hệ thương mại với Việt Nam: (đơn vị tính: triệu USD) 5.000 4.500 4.000 3.500 3.000 2.500 2.000 1.500 1.000 CHÂU ÂU 500 - 2010 2011 2012 2013 2014 Việt Nam xuất 1.682 2.398 3.034 3.697 3.649 Việt Nam nhập 511 646 542 573 647 Các mặt hàng xuất khẩu chính sang Anh: (i) Điện thoại các loại và linh kiện; (ii) Hàng dệt, may; (iii) Giày dép các loại; (iv) Gỗ và sản phẩm gỗ; (v) Hàng thủy sản; (vi) Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; (vii) Sản phẩm từ chất dẻo. Các mặt hàng nhập khẩu chính từ Anh: (i) Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác; (ii) Dược phẩm; (iii) Sản phẩm hóa chất; (iv) Phế liệu sắt thép. Anh là đối tác thương mại thứ 16 của Việt Nam năm 2014. Trang | 93
  94. ÁO [Austria] Cộng hòa Áo Thủ đô: Vienna Ngôn ngữ: Đức Nội tệ: EUR (Euro) Diện tích: 83.879 km2 (#114) Dân số (2014): 8.502.000 người (#93) GDP/capita (2013): 50.547 USD (#14) Các mốc thời gian chính: 26/10/1955: Thông qua Hiến pháp Trung lập (Quốc khánh). 01/12/1972: Thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam. CHÂU ÂU 01/01/1995: Trở thành thành viên của WTO. 01/01/1995: Trở thành thành viên của EU. 27/03/1995: Ký kết Hiệp định Khuyến khích và bảo hộ đầu tư với Việt Nam. 17/07/1995: Ký kết Thỏa thuận Thành lập Nhóm công tác hỗn hợp thúc đẩy quan hệ thương mại với Việt Nam. 02/06/2008: Ký kết Hiệp định Tránh đánh thuế hai lần với Việt Nam. 29/05/2012: Ký kết Biên bản ghi nhớ về hợp tác trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại và năng lượng với Việt Nam. 27/06/2012: Thông qua EU, ký kết Hiệp định Đối tác và hợp tác toàn diện với Việt Nam. Quan hệ đầu tư với Việt Nam: Áo đầu tư vào Việt Nam: Lũy kế đầu tư đến hết năm 2014: 94,17 triệu USD (#41). Trang | 94
  95. Việt Nam chưa có dự án đầu tư đáng kể sang Áo. Quan hệ thương mại với Việt Nam: (đơn vị tính: triệu USD) 3.000 2.500 2.000 1.500 1.000 500 CHÂU ÂU - 2010 2011 2012 2013 2014 Việt Nam xuất 144 462 1.065 1.905 2.159 Việt Nam nhập 123 165 157 197 226 Các mặt hàng xuất khẩu chính sang Áo: (i) Điện thoại các loại và linh kiện; (ii) Giày dép các loại; (iii) Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác; (iv) Hàng dệt, may. Các mặt hàng nhập khẩu chính từ Áo: (i) Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác; (ii) Dược phẩm; (iii) Sản phẩm từ sắt thép; (iv) Nguyên phụ liệu dược phẩm. Áo là đối tác thương mại thứ 25 của Việt Nam năm 2014. Trang | 95
  96. BA LAN [Poland] Cộng hòa Ba Lan Thủ đô: Warsaw Ngôn ngữ: Ba Lan Nội tệ: PLN (Zloty) Diện tích: 312.680 km2 (#70) Dân số (2014): 38.118.000 người (#36) GDP/capita (2013): 13.648 USD (#55) Các mốc thời gian chính: 11/11/1918: Phục hồi nền độc lập khỏi Đế chế Áo-Hung, Nga và Đức (Quốc khánh). CHÂU ÂU 04/02/1950: Thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam. 31/08/1994: Ký kết Hiệp định Khuyến khích và bảo hộ đầu tư với Việt Nam. 31/08/1994: Ký kết Hiệp định Tránh đánh thuế hai lần với Việt Nam. 01/07/1995: Trở thành thành viên của WTO. 01/05/2004: Trở thành thành viên của EU. 27/06/2012: Thông qua EU, ký kết Hiệp định Đối tác và hợp tác toàn diện với Việt Nam. Quan hệ đầu tư với Việt Nam: Ba Lan đầu tư vào Việt Nam: Lũy kế đầu tư đến hết năm 2014: 138,79 triệu USD (#36). Việt Nam đầu tư sang Ba Lan: Lũy kế đầu tư đến hết năm 2014: 5,1 triệu USD (#36). Trang | 96
  97. Quan hệ thương mại với Việt Nam: (đơn vị tính: triệu USD) 700 600 500 400 300 200 100 - CHÂU ÂU 2010 2011 2012 2013 2014 Việt Nam xuất 241 446 328 349 509 Việt Nam nhập 106 124 164 151 151 Các mặt hàng xuất khẩu chính sang Ba Lan: (i) Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác; (ii) Hàng dệt, may; (iii) Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; (iv) Sản phẩm từ sắt thép; (v) Cà phê; (vi) Hàng thủy sản. cMáy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác; (ii) Dược phẩm; (iii) Hàng thủy sản; (iv) Sữa và sản phẩm sữa. Ba Lan là đối tác thương mại thứ 39 của Việt Nam năm 2014. Trang | 97
  98. BÊ-LA-RÚT [Belarus] Cộng hòa Bê-la-rút Thủ đô: Minsk Ngôn ngữ: Belarusian, Nga Nội tệ: BYR (Belarusian ruble) Diện tích: 207.600 km2 (#85) Dân số (2014): 9.294.000 người (#92) GDP/capita (2013): 7.575 USD (#77) Các mốc thời gian chính: 03/07/1944: Thành phố Minsk được quân đội Xô-viết giải phong khỏi sự kiểm soát của Đức Quốc Xã (Quốc khánh). CHÂU ÂU 24/01/1992: Thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam. 08/07/1992: Ký kết Hiệp định Khuyến khích và bảo hộ đầu tư với Việt Nam. 23/09/1993: Trở thành quan sát viên WTO. 29/05/1995: Ký kết Hiệp định Thành lập Ủy ban Hỗn hợp về hợp tác kinh tế, văn hóa và khoa học, kỹ thuật với Việt Nam. 24/04/1997: Ký kết Hiệp định Tránh đánh thuế hai lần với Việt Nam. Quan hệ đầu tư với Việt Nam: Bê-la-rút chưa có dự án đầu tư đáng kể vào Việt Nam. Việt Nam đầu tư sang Bê-la-rút: Lũy kế đầu tư đến hết năm 2014: 1,6 triệu USD (#47). Trang | 98
  99. Quan hệ thương mại với Việt Nam: (đơn vị tính: triệu USD) 200 180 160 140 120 100 80 60 40 20 - CHÂU ÂU 2012 2013 2014 Việt Nam xuất 71014 Việt Nam nhập 167 138 93 Các mặt hàng xuất khẩu chính sang Bê-la-rút: (i) Cao su; (ii) Gạo; (iii) Hàng rau quả; (iv) Hàng thủy sản; (v) Gỗ và các sản phẩm gỗ. Các mặt hàng nhập khẩu chính từ Bê-la-rút: (i) Phương tiện vận tải khác và phụ tùng; (ii) Phân bón các loại; (iii) Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác. Trang | 99
  100. BỈ [Belgium] Vương quốc Bỉ Thủ đô: Brussels Ngôn ngữ: Hà Lan, Pháp, Đức Nội tệ: EUR (Euro) Diện tích: 30.530 km2 (#137) Dân số (2014): 11.087.000 người (#78) GDP/capita (2013): 46.878 USD (#18) Các mốc thời gian chính: 21/07/1831: Leopold I tuyên thệ và trở thành vị vua đầu tiên của Bỉ (Quốc khánh). CHÂU ÂU 1952 – 1958: Sáng lập EU cùng Pháp, Ý, Lúc-xăm-bua, Hà Lan và Đức. 22/03/1973: Thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam. 11/10/1977: Ký kết Hiệp định khung về hợp tác kinh tế, công nghệ-kỹ thuật với Việt Nam. 24/01/1991: Ký kết Hiệp định Khuyến khích và bảo hộ đầu tư với Việt Nam. 01/01/1995: Trở thành thành viên của WTO. 28/02/1996: Ký kết Hiệp định Tránh đánh thuế hai lần với Việt Nam. 27/06/2012: Thông qua EU, ký kết Hiệp định Đối tác và hợp tác toàn diện với Việt Nam. Quan hệ đầu tư với Việt Nam: Bỉ đầu tư vào Việt Nam: Lũy kế đầu tư đến hết năm 2014: 419,44 triệu USD (#26). Trang | 100
  101. Các lĩnh vực đầu tư chính: (i) Chế biến, chế tạo; (ii) Xây dựng. Việt Nam đầu tư sang Bỉ: Lũy kế đầu tư đến hết năm 2014: 1,05 triệu USD (#51). Quan hệ thương mại với Việt Nam: (đơn vị tính: triệu USD) 2.500 2.000 1.500 CHÂU ÂU CHÂU ÂU 1.000 500 - 2010 2011 2012 2013 2014 Việt Nam xuất 849 1.200 1.147 1.324 1.806 Việt Nam nhập 320 347 412 502 520 Các mặt hàng xuất khẩu chính sang Bỉ: (i) Giày dép các loại; (ii) Cà phê; (iii) Hàng dệt, may; (iv) Hàng thủy sản; (v) Túi xách, ví, vali, mũ và ô, dù. Các mặt hàng nhập khẩu chính từ Bỉ: (i) Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác; (ii) Đá quý, kim loại quý và sản phẩm; (iii) Dược phẩm; (iv) Hóa chất; (v) Kim loại thường khác. Bỉ là đối tác thương mại thứ 26 của Việt Nam năm 2014. Trang | 101
  102. BỒ ĐÀO NHA [Portugal] Cộng hòa Bồ Đào Nha Thủ đô: Lisbon Ngôn ngữ: Bồ Đào Nha Nội tệ: EUR (Euro) Diện tích: 92.210 km2 (#110) Dân số (2014): 10.568.000 người (#84) GDP/capita (2013): 21.733 USD (#40) Các mốc thời gian chính: 10/06/1580: Ngày mất của thi hào dân tộc Luís de Camões (Quốc khánh). CHÂU ÂU 01/07/1975: Thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam. 01/01/1986: Trở thành thành viên của EU. 01/01/1995: Trở thành thành viên của WTO. 27/06/2012: Thông qua EU, ký kết Hiệp định Đối tác và hợp tác toàn diện với Việt Nam. Quan hệ đầu tư với Việt Nam: Bồ Đào Nha và Việt Nam chưa có dự án đầu tư đáng kể sang nhau. Trang | 102
  103. Quan hệ thương mại với Việt Nam: (đơn vị tính: triệu USD) 400 350 300 250 200 150 100 50 - CHÂU ÂU 2010 2011 2012 2013 2014 Việt Nam xuất 95 153 173 245 273 Việt Nam nhập 13 17 12 33 74 Các mặt hàng xuất khẩu chính sang Bồ Đào Nha: (i) Điện thoại các loại và linh kiện; (ii) Hàng thủy sản; (iii) Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; (iv) Cà phê. Bồ Đào Nha là đối tác thương mại thứ 47 của Việt Nam năm 2014. Trang | 103
  104. BUN-GA-RI [Bulgaria] Cộng hòa Bun-ga-ri Thủ đô: Sofia Ngôn ngữ: Bulgarian Nội tệ: BGN (Lev) Diện tích: 111.000 km2 (#104) Dân số (2014): 7.166.000 người (#100) GDP/capita (2013): 7.499 USD (#78) Các mốc thời gian chính: 03/03/1878: Tự trị khỏi Đế quốc Ottoman (Quốc khánh). 08/02/1950: Thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam. CHÂU ÂU 24/05/1996: Ký kết Hiệp định Tránh đánh thuế hai lần với Việt Nam. 19/09/1996: Ký kết Hiệp định Khuyến khích và bảo hộ đầu tư với Việt Nam. 01/12/1996: Trở thành thành viên của WTO. 23/11/2006: Ký kết Hiệp định về hợp tác kinh tế với Việt Nam. 01/01/2007: Trở thành thành viên của EU. 27/06/2012: Thông qua EU, ký kết Hiệp định Đối tác và hợp tác toàn diện với Việt Nam. Quan hệ đầu tư với Việt Nam: Bun-ga-ri đầu tư vào Việt Nam: Lũy kế đầu tư đến hết năm 2014: 30,94 triệu USD (#58). Việt Nam đầu tư sang Bun-ga-ri: Lũy kế đầu tư đến hết năm 2014: 152,28 nghìn USD (#61). Trang | 104
  105. Quan hệ thương mại với Việt Nam: (đơn vị tính: triệu USD) 100 90 80 70 60 50 40 30 20 10 - CHÂU ÂU 2010 2011 2012 2013 2014 Việt Nam xuất 37 27 37 41 48 Việt Nam nhập 49 42 22 26 39 Các mặt hàng xuất khẩu chính sang Bun-ga-ri: (i) Hàng dệt, may; (ii) Giày dép các loại; (iii) Cà phê; (iv) Hạt tiêu; (v) Than đá; (vi) Hàng thủy sản. Các mặt hàng nhập khẩu chính từ Bun-ga-ri: (i) Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác; (ii) hóa chất; (iii) Dược phẩm. Bun-ga-ri là đối tác thương mại thứ 70 của Việt Nam năm 2014. Trang | 105