Sử Dụng Layout Trong AutoCad

docx 21 trang hoanguyen 5600
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sử Dụng Layout Trong AutoCad", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxsu_dung_layout_trong_autocad.docx

Nội dung text: Sử Dụng Layout Trong AutoCad

  1. Sử Dụng Layout Trong AutoCad [P1] - Bài trước mình đã giới thiệu về loạt bài Hướng dẫn sử dụng Layout trong AutoCad của chú Lăng (DCL), nhưng như bác Nguyen Hoanh từng nói, Layout trong AutoCad là vấn đề khó nói nhất, hiểu được nhưng rất khó truyền đạt cho người khác hiểu ngay được, nó như tự nhiên đạo vậy, tự nhiên hiểu, tự nhiên sử dụng, thế nên nếu qua bài đó bạn vẫn chưa sử dụng được thành thạo thì cũng không có gì làm buồn, hãy thử tiếp tục tìm hiểu các hướng dẫn khác, ví dụ như loạt bài tiếp theo đây. P1: Tìm hiểu sự khác nhau giữa PaperSpace (không gian giấy) và ModelSpace (không gian bản vẽ). [dịch từ daylyautocad.com] In ấn trong AutoCad luôn luôn là vấn đề gây nhiều bối rối cho những người mới sử dụng, một trong những lí do chính của nó là định kích cỡ thể hiện cho scale, hatch, và symbols (những từ chuyên ngành mình để nguyên cho dễ hiểu nhé). Mặc dù AutoCad đã cung cấp một loạt công cụ để thực hiện việc xuất bản vẽ cho người dùng, nhưng người dùng hoặc không được biết đến hoặc không hiểu hết cách sử dụng chúng. Do đó chúng ta sẽ cùng thảo luận về vấn đề này để làm rõ các chức năng in ấn của AutoCad. 1. ModelSpace (không gian bản vẽ). - Chúng ta hãy nói một chút về khái niệm này: Bản vẽ mà bạn tạo trong AutoCad được gọi là Modelvà chúng cần phải được thực hiện trong ModelSpace. Nghĩa là mọi thứ bạn vẽ, thiết kế đều phải thực hiện trong không gian model (không gian mặc định của AutoCad). ModelSpace trong AutoCad là nơi bạn thiết kế, phác thảo thật sự. Trong môi trường này gốc tọa độ của các trục X, Y và Z là 0, đó là điểm gốc để ta xây dựng bản vẽ với bất kì kích cỡ nào. Có một chú ý là bạn phải xác định đơn vị đo cho từng bản vẽ. Trong môi trường model, giá trị của khoảng cách mà bạn nhập vào được gọi là “Drawing Units”, những gì bạn cần làm là định nghĩa một Drawing Unittương ứng với đơn vị mà bạn muốn. Ví dụ: - 1 Drawing Unit = 1cm - 1 Drawing Unit = 1m
  2. - 1 Drawing Unit = 1inch - 1 Drawing Unit = 1feet Điều này có nghĩa là, nếu bạn quy ước 1 Drawing Unit = 1m thì khi bạn vẽ 1 line với chiều dài bằng 10 (nhập số 10 vào lệnh vẽ) thì có nghĩa là chiều dài bạn muốn thể hiện là 10m. Nếu bạn quy ước 1 Drawing Unit = 1 inch thì chiều dài bạn muốn thể hiện khi đó là 10 inch. Để thiết lập đơn vị bản vẽ, ta dùng lệnh Units, hộp thoại cho lệnh này như sau. Rất dễ để sử dụng, chắc mình không phải nói thêm gì nhỉ? 2. PaperSpace (không gian giấy): Không gian giấy của bạn là nơi bạn điều chỉnh làm sao để bản vẽ của bạn được thể hiện vừa trong một tờ giấy, để chuyển từ không gian vẽ sang không gian giấy bạn click vào tab Layout phía dưới bên trái màn hình như trên hình 1. Có thể sẽ có một chú ý hiện ra thông báo với bạn rằng, mặc dù chỉ có một ModelSpace trong AutoCad nhưng bạn có thể có vài Layout tab cũng okie, điều này dễ hiểu vị bạn có thể in tất cả hoặc một phần bản vẽ của bạn trong nhiều phần của một tờ giấy hoặc trong nhiều tờ giấy khác nhau sao cho phù hợp và dễ nhìn nhất.
  3. Như bạn thấy trong hình 3, một layout chuẩn sẽ chứa một “tờ giấy” và ít nhất một viewport (cổng nhìn) trên tờ giấy đó. Kích cỡ của khung giấy trong PaperSpace được tính toán thông qua tỉ lệ của hình chiếu mà bạn muốn in ra (chúng ta sẽ tìm hiểu trong phần tới) và những bản in đều được thiết lập với tỉ lệ chuẩn 1:1 Các viewport (cổng nhìn) trên mỗi paper (khung giấy) có một tỉ lệ khác nhau, và khi khung giấy được in với tỉ lệ 1:1 thì tất cả các cổng nhìn sẽ được in với tỉ lệ riêng của chúng. [Ta có thể hiểu là khung giấy đã được đặt trùng với kích thước tờ giấy bạn dùng để in(A4 chẳng hạn) rồi, không thay đổi được, việc bạn làm là phóng to, thu nhỏ các hình vẽ trong các viewport sao cho đến một tỉ lệ thích hợp thôi] Cũng chú ý rằng, trong không gian giấy, các hình vẽ, kí hiệu, vv mà bạn xây dựng là xây dựng trên giấy, bạn nên giữ tỉ lệ in là 1:1(mm) , nếu bạn muốn một text có chiều cao 5mm, bạn nên tạo một text style để sử dụng trong không gian giấy và thiết lập chiều cao của nó là 5 units [điều này có nghĩa là 1Paper Unit = 1mm, và trong không gian giấy, kích thước bạn muốn là bao nhiêu thì phải thiết lập đúng y như thế (tỉ lệ 1:1)]. Tóm lại, môi trường nơi bạn vẽ, thiết kế thật sự là ModelSpace, và nơi mà bạn thiết lập để in ra làPaperSpace, và chúng ta sẽ tìm hiểu cách để thiết lập layout nhằm đem lại một bản vẽ tiêu chuẩn trong bài sau.
  4. Sử Dụng Layout Trong AutoCad [P2] Trong bài trước chúng ta đã tìm hiểu các khái niệm ban đầu về layout trong AutoCad, ở bài tiếp theo này chúng ta sẽ nghiên cứu tiếp các bước cơ bản tiếp theo để thiết lập một bản in dùng Layout trong AutoCad. Okie, chúng ta bắt đầu nhé. Việc thiết lập giấy in bao gồm các nội dung sau: . Lựa chọn máy in mà bạn sẽ dùng . Lựa chọn khổ giấy sẽ in ra (A4, A3, hay A0 gì đó) . Thiết lập chiều giấy in (ngang hay dọc) Hình.1 Để làm tất cả những việc trên, right click vào layout tab đang sử dụng và chọn “Page Setup Manager” (Hình.1).
  5. Hình.2 Cửa sổ “Page Setup Manager” sẽ hiện ra như trên Hình 2. Nhấn nút Modify trong cửa sổ này Hình.3
  6. Một cửa sổ nơi bạn thiết lập các thông số của giấy in sẽ hiện ra, việc đầu tiên bạn phải làm là lựa chọn máy in mà bạn sẽ sử dụng, ở đây ta chọn máy in là “DWF6 ePlot.pc3” (Do ở đây ta sẽ ví dụ sẽ in với khổ lớn nhất có thể là A0, và tất nhiên là không phải người dùng nào cũng có máy in in được với khổ A0 nên ta chọn máy “ảo” như trên để tiện tìm hiểu). Hình.4 Giờ ta hãy chọn khổ giấy để in, việc này phụ thuộc vào tỉ lệ mà bạn muốn in bản vẽ ra, ở ví dụ này ta chọn khổ giấy là A0 (với tiêu chuẩn ISO). Hình.5
  7. Các bước tiếp theo sẽ là lựa chọn cách in (tất nhiên là layout rồi ), tỉ lệ in (1:1 do các scale sẽ thực hiện trong layout) , và chiều giấy in, các bước thực hiện như Hình.5 Nhấn OK và bạn sẽ được chuyển tới paperspcace, tại đây bạn sẽ thực hiện điều chỉnh các thiết lập cho bản in của mình Tạm thời thế đã, hẹn các bạn ở bài sau .
  8. Sử Dụng Layout Trong AutoCad [P3] Phần 3: Tạo khung nhìn (Viewports) Để bắt đầu tạo các viewports, không gian giấy của bạn nên thiết lập sao cho hoàn toàn chưa có layout nào, và trước khi đặt một viewports trên khung giấy của của bạn, bạn hãy tạo trước một layer với tên là “VIEWPORT_1”, sau này ta sẽ tạo các Viewport trên layer này để bạn có thể quản lí các viewport này một cách dễ dàng nhất. Giờ tại dao diện Ribbon, di chuyển đến tab “View” và click chọn “New“. Menu điều khiển Viewports sẽ xuất hiện như hình dưới.
  9. Chọn kiểu viewport là “Single” và kéo giữ chuột để tạo một viewport như hình dưới, nếu bạn không thích dùng menu thì tại ô command bạn gõ lệnh MV (or MView) thì cũng sẽ có được kết quả tương tự.
  10. Tạo thêm các khung hình khác nếu cần, việc này tương tự như việc bạn vẽ các khung chữ nhật ở khắp nơi thôi . Ví dụ ta tạo 3 viewport như dưới đây. Viewports là những đối tượng trong AutoCad, giống như Line và Arc, có nghĩa là chúng có thể sửa được bằng các lệnh như copy, sketch, move,vv Và bạn cũng có thể convert bất kì Pline hoặcCircle nào đó thành một Viewport.
  11. Đơn giản bạn chỉ việc chọn “Create from Object” từ menu chính để làm việc này (Polygon cũng có thể tạo được thành các Viewport nếu cần) Bài 3 đến đây là kết thúc, chúng ta sẽ tìm hiểu tiếp về viewports trong bài tiếp theo nhé
  12. Sử Dụng Layout Trong AutoCad [P6]: Điều Chỉnh Text Và Dim Để Vừa Bản In Trong những bài trước của seri này, chúng ta đã tìm hiểu bước đầu cách để thiết lập bản in trong AutoCad nhờ sử dụng Layout. Tiếp theo mình sẽ hướng dẫn các bạn cách làm sao để sử dụng các yếu tố “Anotation” như Text, Block, Linetype, Dimention trong AutoCad một cách hiệu quả nhất. Nếu bạn chưa đọc những bài viết trước của loạt bài này, hãy bớt chút thời gian để xem lại nhé (strongly recommend ^^) 1. Giới thiệu về Model Space và Paper Space 2. Thiết lập khổ giấy in 3. Tạo các Viewport trong Layout 4. Chỉnh sửa Viewport - Truy cập vào Model Space thông qua Viewport 5. Điều chỉnh tỉ lệ in của các Viewport 1. Điều chỉnh Text vừa với bản in Đầu tiên, chúng ta hãy xem lại những điểm sau: ● Bạn đã đặt 1 drawing unit = 1 cm khi bắt đầu xây dựng bản vẽ (giống phần trước). ● Chúng ta sẽ có 2 tỉ lệ in là 1:50 và 1:100, và chúng ta muốn chiều cao của tất cả các text khi in ra đều là 5mm. Như bạn đã biết, đơn vị trong paper space và đơn vị trong layout là mm (điều này là cố định, không thay đổi được), do đó để đạt chiều cao 5mm thì chiều cao chữ khi bạn thiết lập kiểu chữ phải là 0.5 cm = 5mm (phụ thuộc vào đơn vị bạn gán khi thiết lập bản vẽ bước đầu). ● Chắc chắn răng “Annotation Scale” trong bản vẽ luôn được đặt là 1:1. Figure.1
  13. ● Việc đầu tiên bạn cần làm là tạo một đối tượng annotative text. Gõ “ST” để bắt đầu lệnh “Style“. ● Nhấp chọn “New ” tại hộp thoại hiện ra (1) Figure.2 ● Đặt một tên cho kiểu text này (hãy chọn tên sao cho bạn dễ nhớ và hình dung tính chất của nó nhất). (2) Figure.2 Figure.3 ● Đánh dấu vào ô “Annotative” để kích hoạt khả năng scale (thay đổi kích thước) của text style này. (3) ● Đặt giá trị tại ô “Paper text height” là0.5cm, khi đó kết quả khi in ra sẽ là 5mm. (4) ● Nhấp chọn “Apply” button. (5)
  14. Figure.4 Figure.5 ● Đầu tiên ta đặt “Annotation Scale” tại giá trị 1:100 như trong Figure.4 và sử dụng lệnh DTEXT để gõ một text (ví dụ luôn là 1:100 chẳng hạn), làm tương tự với tỉ lệ 1:50 (đừng quên đặt lại “Annotation Scale” là 1:50. (6)).
  15. Figure.6 ● Giờ ta hãy xem sự hiển thị của 2 text 1:50 và 1:100 (Figure.6). Figure.7 ● Giờ hãy chuyển sang Layout và tạo 2 viewports 1:50 và 1:100 .
  16. ● Bạn sẽ thấy rằng tỉ lệ text sẽ hiển thị tùy thuộc vào tỉ lệ viewport mà ta tạo ra, nhưng nó sẽ luôn giữ một chiều cao không đổi là 5mm mà không phụ thuộc vào tỉ lệ scale của viewport (viewport 1:50 chỉ hiển thị text 1:50) 1. Điều chỉnh Dim vừa với bản in trong layout. Phần này ta sẽ tìm hiểu cách tạo một “Annotative Dimension Style” và cách scale các đối tượng dim cho vừa với bản in trong layout. Hãy từng bước làm theo hướng dẫn sau để tạo một “Annotative Dimension Style” nhé. Tại tab “Annotate” tab trong menu ribbon, click vào mũi tên nhỏ phía dưới bên phải góc panel “Dimension” để truy cập vào “Dimension Style” (lệnh tắt: DIMSTYLE). Figure.1 Tạo mới một dimension style bằng cách nhấn chọn “New ” tại hộp thoại hiện ra (1).
  17. Figure.2 Đặt tên cho Dimension Style của bạn (2) và nhớ đánh dấu chọn vào ô “Annotative” để dimension style là một annotative (3). Tiếp tục truy nhập vào phần setting của dimension style bằng cách nhấp chọn “Continue” button (4). Figure.3
  18. Mở “Fit” tab trong dimension style và chắc chắn rằng lựa chọn “Annotative” option được đánh dấu. (5) Giờ bạn hãy xác định tiếp kích thước của các thành phần khác như line, mũi tên, chiều cao text (chú ý là bạn đặt giá trị tương ứng với giá trị cm, ví dụ nếu bạn muốn chiều cao của text là 5mm thì hãy đặt 0.5 cm). Click “OK” button, click tiếp “Close” button để đóng hộp thoại thiết lập. Figure.4 Như bạn thấy, dimension style của bạn khi được kích hoạt sẽ hiện ở ribbon menu như Figure 4. (ở ví dụ này có tên là “DIM-ANNO”). Figure.5 Giờ bạn hãy chọn tỉ lệ 1:100 từ “Annotation Scale” menu và tạo một dim bất kì vào một phía của bản vẽ của bạn. (7) Làm tương tự với phía khác của bản vẽ với tỉ lệ 1:50.
  19. Figure.6 Nếu tất các các bước trên của bạn được thực hiện đúng, bạn sẽ thấy rằng các dim của bạn xuất hiện với kích thước khác nhau như trong hình 6. Điều này là bởi chúng được dim trong các tỉ lệ scale khác nhau. Bạn không có gì phải lo lắng vì điều đó cả . Figure.7
  20. Giờ bạn hãy chuyển sang tab layout, bạn sẽ thấy rằng dim của bạn chỉ thể hiện đúng với tỉ lệ viewport của nó, có nghĩa là dim 1:50 chỉ được thể hiện trong viewport 1:50, dim 1:100 chỉ thể hiện trong viewport 1:100. Bạn hãy nhớ rằng, mặc dù trong model space dim sẽ thể hiện kích thước khác nhau đối với các sacle khác nhau, nhưng trong paperspace, tất cả sẽ được hiển thj đúng với kích thước của nó. Nguồn: