Sử dụng ma trận hạch toán xã hội trong việc xác định ngành kinh tế có lợi thế của Việt Nam

pdf 11 trang Gia Huy 18/05/2022 3200
Bạn đang xem tài liệu "Sử dụng ma trận hạch toán xã hội trong việc xác định ngành kinh tế có lợi thế của Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsu_dung_ma_tran_hach_toan_xa_hoi_trong_viec_xac_dinh_nganh_k.pdf

Nội dung text: Sử dụng ma trận hạch toán xã hội trong việc xác định ngành kinh tế có lợi thế của Việt Nam

  1. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng SỬ DỤNG MA TRẬN HẠCH TOÁN XÃ HỘI TRONG VIỆC XÁC ĐỊNH NGÀNH KINH TẾ CÓ LỢI THẾ CỦA VIỆT NAM TS. Nguyễn Thị Hương Trường Đại học Kinh tê – Đại học Đà Nẵng TÓM TẮT Trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, cơ cấu ngành kinh tế Việt Nam có sự chuyển dịch đáng kể. Có nhiều quan điểm và cách thức khác nhau để xác định ngành kinh tế có lợi thế của quốc gia. Đó là những ngành mà trước hết phải có tầm ảnh hưởng sâu rộng và có sự lan tỏa mạnh mẽ đến các ngành khác trong quá trình phát triển. Phân tích Ma trận hạch toán xã hội (SAM) để tính toán các liên kết là cách tiếp cận phổ biến được ứng dụng tại nhiều quốc gia. Sử dụng SAM Việt Nam năm 2012, bài viết đo lường độ lớn liên kết kinh tế bằng cách tính toán các nhân tử từ SAM. Mục đích của nghiên cứu này là bước đầu xác định ngành kinh tế có lợi thế của Việt Nam theo cách tiếp cận trên. Kết quả cho thấy, các ngành có liên kết mạnh là các ngành chăn nuôi, thủy sản, chế biến thủy sản, chế biến lương thực, thực phẩm. Vì vậy, các công cụ và biện pháp chính sách nên ưu tiên vào những ngành này. Từ khóa: nhân tử sản lượng, nhân tử thu nhập, nhân tử VA, liên kết kinh tế. 1. Giới thiệu Việc xác định những ngành có tầm ảnh hưởng và lan tỏa mạnh mẽ đến các ngành khác là một trong những nhiệm vụ quan trọng của các nhà hoạch định chính sách (Temurshoev and Oosterhaven, 2013). Những ngành có ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển kinh tế của một quốc gia là những ngành mà có khả năng thúc đẩy các ngành khác phát triển sản xuất đồng thời cũng tác động lớn đến sự gia tăng thu nhập của hộ gia đình. Nếu tác động tích cực vào các ngành trọng yếu (thông qua các chính sách kinh tế) sẽ giúp tạo ra được sự lan tỏa mạnh mẽ đến các ngành khác trong nền kinh tế (Toàn và Hương, 2015). Vì vậy, các chính sách kinh tế vĩ mô phải ưu tiên hướng đến việc thúc đẩy mở rộng thị trường và đồng thời thu hút các nguồn vốn đầu tư vào các ngành này. Hiện nay, phân tích cân đối liên ngành và phân tích SAM đã trở thành các phương pháp phổ biến cho việc nghiên cứu mối liên hệ lẫn nhau giữa các ngành trong nền kinh tế và xác định các ngành kinh tế đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Trong đó, việc phân tích dựa trên bảng SAM có 2 ưu điểm vượt trội so việc phân tích dựa trên bảng cân đối liên ngành (IO): (1) bảng SAM mô tả chi tiết quá trình chủ sản xuất hình thành thu nhập nhân tố sản xuất (lao động, vốn) cho chủ sở hữa các nhân tố đó và quá trình phân phối thu nhập lần đầu đến từng khu vực thể chế (doanh nghiệp, hộ gia đình); (2) hàng và cột trong SAM được cân đối toàn bộ. Vì vậy, các nhân tử được tính toán từ bảng SAM thể hiện đầy đủ các liên kết kinh tế một cách tự nhiên hơn các nhân tử tính toán từ bảng IO mở rộng. Bài viết trình bày cấu trúc cơ bản của SAM; giới thiệu SAM Việt Nam năm 2012 (VSAM 2012); tính toán các nhân tử (SAM – Multipliers) nhằm đo lường độ lớn liên kết kinh tế. Kết quả tính toán SAM- Multipliers được sử dụng để đánh giá tác động của các cú sốc cầu ngoại sinh đến quá trình hình thành thu nhập nhân tố và phân phối thu nhập cho các khu vực thể chế. Trên cơ sở đó, xác định các ngành có liên kết mạnh nhằm gợi ý các chính sách kinh tế phù hợp với tình hình hiện tại của nền kinh tế Việt Nam. 2. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu 2.1. Cấu trúc cơ bản và cơ chế hoạt động của SAM Cơ chế hoạt động của SAM đã được giải thích rõ bởi Nguyễn Mạnh Toàn và Nguyễn Thị Hương (2016). SAM là một ma trận có tính đối xứng, do vậy tổng thu trên mỗi hàng phải bằng tổng chi của cột 105
  2. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng tương ứng. Cấu trúc cơ bản của SAM và cơ chế hoạt động của SAM có thể được biểu diễn trên Bảng 1, trong đó: Ma trận T11: thể hiện chi phí trung gian giữa các ngành sản xuất. Trong đó các cột của ma trận thể hiện các chi phí đầu vào sử dụng trong quá trình sản xuất của từng ngành. Ma trận T21: Nhân tố sản xuất được chi tiết theo từng loại lao động theo các tiêu thức phân loại khác nhau, từng loại vốn. Trong đó các cột của ma trận thể chi phí cho từng loại nhân tố mà các ngành sản xuất chi trả. Ma trận T32: Thu nhập từ các loại nhân tố sản xuất được phân phối đến các thể chế: các doanh nghiệp, các nhóm hộ gia đình. Ma trận T33: Các thể chế có thể chuyển nhượng thu nhập cho nhau. Nhóm hộ gia đình này có thể chuyển nhượng thu nhập của mình cho các nhóm hộ khác. Ma trận T13: Mỗi nhóm hộ gia đình tiêu dùng các loại hàng hóa do các ngành sản xuất ra. Tiêu dùng của từng nhóm hộ có thể khác nhau. Trong đó, các cột của ma trận thể hiện tiêu dùng của từng nhóm hộ đối với các sản phẩm, hàng hóa được sản xuất ra bởi từng ngành. Bảng 1: Sơ đồ SAM dùng trong phân tích tác động CHI TIÊU Tài khoản Tài khoản nội sinh ngoại sinh Hoạt động Nhân tố sản Các thể Các tài khoản Tổ sản xuất xuất chế khác ng 1 2 3 4 5 Ho ạt động sản xuất 1 T11 0 T13 f1 X1 Tài khoản nội Nhân tố sản P sinh Ậ xuất 2 T21 0 0 f2 X2 Các thể chế 3 0 T32 T33 f3 X3 THU NH THU Tài khoản Các tài khoản ngoại sinh khác 4 l1 l2 l3 l Xx Tổng 5 X1 X2 X3 Xx Nguồn: Thorbecke and Jung (1996) Hoạt động sản xuất hình thành thu nhập nhân tố. Quá trình phân phối thu nhập cho các nhóm hộ gia đình, phân phối lại thu nhập giữa các nhóm hộ và tiêu dùng cuối cùng của các nhóm hộ có mối quan hệ chặt chẽ, mật thiết với nhau. Khi có bất kỳ sự thay đổi nào về một biến số trong hoạt động sản xuất, sẽ tác động trực tiếp đến nhu cầu về các yếu tố đầu vào trung gian (T11) và thu nhập của các nhân tố (T21). Sự thay đổi thu nhập của các nhân tố sẽ tác động đến thu nhập của các nhóm hộ gia đình (T32) cũng như thu nhập được phân phối lại giữa các nhóm hộ (T33). Sử dụng thu nhập được phân phối, các hộ gia đình tiêu dùng sản phẩm do các ngành sản xuất ra. Tiêu dùng cuối cùng của các nhóm hộ gia đình (T13) tác động trở lại hoạt động sản xuất, tạo ra sự lan tỏa mới theo một chu trình khép kín như trên. Để tính toán các nhân tử từ mô hình SAM, các biến liên quan đến hoạt động sản xuất và tiêu dùng trung gian (T11), thu nhập của các nhân tố (T21), thu nhập được phân phối đến các hộ gia đình (T32), thu nhập được phân phối lại giữa các nhóm hộ (T33) và tiêu dùng cuối cùng của các nhóm hộ (T13) được xem là các biến nội sinh. Đây là các biến có mối quan hệ ràng buộc chặt chẽ với nhau và có giá trị thay đổi khi có sự 106
  3. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng thay đổi của các biến khác trong mô hình. Trong phân tích tác động của chính sách, các biến nội sinh thường được xem là biến “mục tiêu chính sách”. Ngoài các biến nội sinh, trong mô hình còn có các biến ngoại sinh. Véc tơ cột f1 biểu hiện tổng giá trị tiêu dùng cuối cùng của chính phủ, đầu tư và xuất khẩu (G + I + X) đối với sản phẩm của từng ngành. Véc tơ cột f2 biểu hiện thu nhập của các nhân tố nhận được từ nước ngoài (thông qua các hoạt động xuất khẩu lao động, đầu tư ra nước ngoài). Véc tơ cột f3 biểu hiện khoản thu nhập các nhóm hộ gia đình nhận được từ chính phủ (trợ cấp), từ nước ngoài (chuyển nhượng). Véc tơ dòng l1 biểu hiện các khoản thuế gián thu và giá trị nhập khẩu của từng ngành. Véc tơ dòng l2 biểu hiện các khoản thuế trực thu đánh vào thu nhập của các nhân tố vốn (thuế thu nhập doanh nghiệp) và lao động (thuế thu nhập cá nhân). Véc tơ dòng l3 biểu hiện các khoản tiết kiệm của các hộ gia đình. Giá trị l biểu hiện tổng các khoản tiết kiệm của chính phủ, chuyển nhượng từ nước ngoài cho chính phủ và đầu tư trực tiếp nước ngoài. Các biến ngoại sinh thường được xem là biến “công cụ chính sách”. Sự thay đổi các biến “công cụ chính sách” (biến ngoại sinh) sẽ tác động lên các biến “mục tiêu chính sách” (biến nội sinh) thông qua các mối liên kết giữa các ngành, các bộ phận khác nhau trong hệ thống kinh tế (Thorbecke, E. and Jung, H. S, 1996). Theo hàng: X1 thể hiện tổng cầu của ngành i, X2 thể hiện tổng thu nhập nhân tố từ các ngành, X3 thể hiện tổng thu nhập của từng khu vực thể chế (doanh nhgiệp, hộ gia đình). Theo cột: X1 thể hiện tổng cung của ngành i, X2 thể hiện việc phân phối thu nhập nhân tố cho từng khu vực thể chế (doanh nghiệp, HGĐ), X3 thể hiện tổng sử dụng thu nhập của từng khu vực thể chế (doanh nhgiệp, hộ gia đình). 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Tính toán nhân tử dựa trên SAM (SAM-Multiplier) Từ dữ liệu của các biến nội sinh trên bảng SAM, tính toán ma trận hệ số An A11 0 A13 A A 0 0 n 21 0 A32 A33 Với Aij = Tij /Xj . Trong đó: A11 là hệ số chi phí trực tiếp; A21 là hệ số sử dụng các nhân tố (lao động và vốn); A13 là hệ số tiêu dùng các loại sản phẩm của các nhóm hộ gia đình; A32 là hệ số phân phối thu nhập nhân tố đến các nhóm hộ gia đình; A33 là hệ số chuyển nhượng thu nhập giữa các nhóm hộ gia đình. Từ Bảng 1, mối quan hệ giữa các biến được biểu diễn như sau: Xn = An Xn + fn -1 Hay: Xn = (I - An) fn -1 Xn= Ma fn . Trong đó: Ma = (I - An) Ma được gọi là ma trận SAM-Multipliers. Ma là một ma trận vuông có kích thước (n + t + h, n + t + h ) gồm các phần tử mij. Trong đó: n là số ngành sản xuất, t là số loại nhân tố sản xuất và h là số loại khu vực thể chế (loại doanh nghiệp, loại hộ gia đình) ∆X = Ma ∆f (2.1) Ma đo lường tác động của sự thay đổi một đơn vị giá trị của các biến ngoại sinh (f1, f2, f3) đến sự thay đổi giá trị của các biến nội sinh (X1, X2, X3) thông qua một quá trình tác động “nhân” lan tỏa và lặp đi, lặp lại của quá trình sản xuất, phân phối và sử dụng thu nhập. Trong nghiên cứu này, nghiên cứu nghiên cứu tác động của sự thay đổi biến ngoại sinh f1 (ví dụ như thay đổi trong tiêu dùng cuối cùng của chính phủ hay thay đổi xuất khẩu về một ngành sản phẩm), đến sự thay đổi của các biến nội sinh (X1, X2, X3). Các nhân tử thành phần được tính toán nhằm đo lường tổng tác 107
  4. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng động của sự thay đổi biến ngoại sinh f1 đến sự thay đổi của: (1) tổng giá trị sản xuất; (2) tổng thu nhập nhân tố; (3) tổng thu nhập của các khu vực thể chế trong nền kinh tế. Các nhân tử thành phần bao gồm: Nhân tử sản lượng của ngành j (Output Multiplier – OMj): được xác định bằng cách cộng tổng theo cột j trên ma trận Ma với in 1, n (2.2) OMj  m ij ; j 1, n i 1 Nhân tử VA của ngành j (Value Added Multiplier – VAMj): được xác định bằng cách cộng tổng theo cột j trên ma trận Ma với i n 1, n t nt (2.3) VAMj  m ij ; j 1, n in 1 Nhân tử thu nhập của ngành j (Income Multiplier - InM): được xác định bằng cách cộng tổng theo cột j trên ma trận Ma với i n t 1, n t h n t h (2.4) InMj  m ij ; j 1, n i n t 1 Các nhân tử OMj, VAMj, InMj cho biết: Khi tăng nhu cầu tiêu dùng cuối cùng của Chính phủ hoặc tăng xuất khẩu sản phẩm ngành j lên 1 đơn vị (trong điều kiện các ngành khác không đổi) thì giá trị sản xuất của ngành i tăng lên mij (i = 1, n) đơn vị và tổng giá trị sản xuất của nền kinh tế tăng lên OMj đơn vị. Đồng thời, sự tác động này làm cho thu nhập của từng loại nhân tố tăng lên mij (i=n 1, n t ) đơn vị và tổng thu nhập nhân tố của nền kinh tế tăng VAMj đơn vị. Từ đó, thu nhập của các khu vực thể chế tăng lên mij (i=n t 1, n t h ) đơn vị và tổng thu nhập của các khu vực thể chế (Hộ gia đình, doanh nhgiệp) tăng InMj đơn vị. Những ngành có sức ảnh hưởng lớn trong nền kinh tế là những ngành mà có giá trị OMj, VAMj, InMj thường cao trên mức trung bình Để thuận tiện cho việc so sánh, các nhân tử OMj, VAMj, InMj thường được chuẩn hóa. Từ các công thức (2.2), (2.3), (2.4), nhân tử chuẩn hóa được tính toán như sau: VAM (2.5) ' OM j ' j ' InM j OM VAM j n InM j 1 n 1 j 1 n OM VAM j InM  j n   j n j 1 j 1 n j 1 2.2.2. Dữ liệu Nghiên cứu sử dụng VSAM 2012 (CIEM, 2017) gồm 164 ngành kinh tế. Tuy nhiên, để thuận tiện cho việc phân tích, trình bày và so sánh với số liệu theo ngành của Tổng cục thống kê công bố hàng năm, nghiên cứu gộp 164 ngành thành 25 ngành: (1) Trồng trọt, (2) Chăn nuôi, (3) Lâm nghiệp, (4) Thủy sản, (5) Công nghiệp khai thác, (6) Chế biến thủy sản, (7) Rượu bia và nước giải khát, (8) Thuốc lá, (9) Chế biến lương thực thực phẩm, (10) Công nghiệp hóa chất, (11) Kim loại màu và khoáng phi kim loại, (12) Máy móc thiết bị, (13) Các phương tiện vận tải, (14) Dệt may, (15) Giày da, (16) Gỗ và các sản phẩm từ gỗ, (17) Các sản phẩm công nghiệp khác, (18) Xây dựng, (19) Điện ga nước, (20) Thương mại, (21) Khách sạn, nhà hàng, du lịch, (22) Dịch vụ vận tải, (23) Dịch vụ bưu chính viễn thông, (24) Dịch vụ tài chính hệ, (25) Dịch vụ khác. Các nhân tố sản xuất được phân loại theo khu vực và theo trình độ, bao gồm: (L1) Lao động thành thị, trình 108
  5. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng độ cấp 3 trở lên; (L2) Lao động thành thị, trình độ cấp 2 tới cấp 3; (L3) Lao động thành thị, trình độ tới cấp 1; (L4) Lao động nông thôn, trình độ cấp 3 trở lên; (L5) Lao động nông thôn, trình độ cấp 2 tới cấp 3; (L6) Lao động thành thị, trình độ tới cấp 1 và (K) nhân tố vốn. Các khu vực thể chế bao gồm: doanh nghiệp được phân loại theo lĩnh vực, (E1, E2) tương ứng là doanh nghiệp nông nghiệp, doanh nghiệp phi nông nghiệp. Hộ gia đình được phân loại theo nhóm thu nhâp, (H1, H2, H3, H4, H5) tương ứng là các loại Hộ gia đình thuộc nhóm từ nghèo nhất (H1) đến giàu nhất (H5). Bảng 2: SAM Việt Nam năm 2012 dùng trong phân tích tác động CHI TIÊU Tài khoản Tài khoản nội sinh ngoại sinh Ngành sản Nhân tố sản Các thể Các tài khoản xuất xuất chế khác Tổng Ngành sản 2.013.80 11.574. xuất 5.889.709 0 6 3.671.022 537 Tài khoản nội Nhân tố sản 2.889.4 sinh xuất 2.889.433 0 0 0 33 P Ậ 3.923.1 Các thể chế 0 2.867.894 692.071 363.234 99 THU NH THU Tài khoản Các tài khoản 1.217.32 5.411.1 ngoại sinh khác 2.795.395 21.539 2 1.376.911 67 3.923.19 11.574.537 Tổng 2.889.433 9 5.411.167 Nguồn: Tổng hợp của nghiên cứu từ VSAM 2012 3. Kết quả và thảo luận -1 Trên cơ sở số liệu VSAM 2012, tính ma trận (An), ma trận nghịch đảo Ma = (I - An) . Kết quả được trình bày ở Bảng 3. 109
  6. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng Bảng 3: SAM- Multipliers Mã 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 1 1.26 0.41 0.02 0.28 0.06 0.22 0.22 0.66 0.66 0.05 0.05 0.03 0.05 0.08 0.10 0.08 0.06 0.10 0.10 0.13 0.21 0.08 0.09 0.08 0.12 2 0.18 1.45 0.01 0.11 0.03 0.09 0.11 0.10 0.20 0.02 0.03 0.02 0.03 0.05 0.06 0.04 0.03 0.05 0.06 0.08 0.11 0.05 0.05 0.05 0.07 3 0.02 0.02 1.08 0.02 0.01 0.02 0.02 0.02 0.02 0.01 0.01 0.01 0.01 0.01 0.02 0.46 0.02 0.03 0.02 0.03 0.02 0.02 0.02 0.02 0.03 4 0.05 0.05 0.01 1.18 0.02 0.73 0.05 0.04 0.05 0.01 0.02 0.01 0.02 0.03 0.04 0.03 0.02 0.04 0.04 0.05 0.08 0.03 0.03 0.03 0.05 5 0.09 0.07 0.01 0.10 1.18 0.09 0.08 0.07 0.07 0.20 0.12 0.03 0.06 0.05 0.07 0.06 0.06 0.12 0.13 0.07 0.08 0.10 0.05 0.04 0.07 6 0.03 0.03 0.01 0.03 0.01 1.12 0.02 0.02 0.03 0.01 0.01 0.01 0.01 0.01 0.02 0.01 0.01 0.02 0.02 0.03 0.06 0.02 0.02 0.02 0.02 7 0.02 0.01 0.00 0.01 0.01 0.01 1.03 0.01 0.01 0.00 0.01 0.00 0.01 0.01 0.01 0.01 0.01 0.01 0.01 0.02 0.01 0.01 0.01 0.01 0.02 8 0.01 0.01 0.00 0.01 0.00 0.01 0.01 1.00 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 0.01 0.01 0.00 0.00 0.00 0.00 0.01 9 0.24 0.80 0.04 0.57 0.08 0.42 0.28 0.15 1.53 0.04 0.06 0.04 0.07 0.10 0.14 0.10 0.08 0.13 0.15 0.19 0.32 0.11 0.12 0.12 0.17 10 0.39 0.29 0.04 0.51 0.27 0.40 0.27 0.32 0.28 1.30 0.26 0.09 0.18 0.21 0.25 0.22 0.20 0.31 0.21 0.25 0.36 0.56 0.18 0.14 0.28 11 0.12 0.11 0.02 0.12 0.19 0.12 0.28 0.09 0.11 0.06 1.39 0.20 0.41 0.07 0.20 0.18 0.21 0.56 0.11 0.14 0.09 0.13 0.16 0.09 0.11 12 0.09 0.08 0.02 0.08 0.16 0.08 0.08 0.06 0.07 0.04 0.05 1.33 0.16 0.05 0.07 0.06 0.07 0.19 0.12 0.11 0.07 0.08 0.33 0.08 0.10 13 0.02 0.02 0.00 0.02 0.02 0.02 0.02 0.02 0.02 0.01 0.01 0.01 1.30 0.02 0.02 0.01 0.01 0.02 0.03 0.03 0.02 0.02 0.02 0.02 0.03 14 0.04 0.03 0.01 0.07 0.02 0.06 0.03 0.03 0.03 0.01 0.01 0.01 0.03 1.57 0.27 0.03 0.05 0.03 0.03 0.04 0.04 0.03 0.03 0.02 0.04 15 0.01 0.01 0.00 0.01 0.01 0.01 0.01 0.01 0.01 0.00 0.00 0.00 0.01 0.02 1.37 0.01 0.01 0.01 0.01 0.01 0.01 0.01 0.01 0.01 0.01 16 0.05 0.05 0.01 0.04 0.03 0.04 0.04 0.04 0.04 0.01 0.02 0.01 0.03 0.03 0.04 1.35 0.05 0.06 0.04 0.06 0.05 0.04 0.04 0.04 0.07 17 0.06 0.07 0.01 0.06 0.04 0.07 0.09 0.06 0.08 0.02 0.04 0.03 0.04 0.05 0.08 0.06 1.22 0.06 0.08 0.08 0.06 0.10 0.10 0.05 0.08 18 0.02 0.03 0.00 0.02 0.01 0.02 0.02 0.01 0.02 0.01 0.01 0.01 0.01 0.01 0.02 0.01 0.01 1.08 0.02 0.03 0.02 0.02 0.02 0.04 0.03 19 0.04 0.06 0.01 0.05 0.03 0.05 0.06 0.03 0.05 0.02 0.04 0.01 0.03 0.03 0.04 0.04 0.03 0.04 1.08 0.06 0.05 0.03 0.04 0.03 0.04 20 0.10 0.15 0.01 0.12 0.05 0.20 0.10 0.08 0.12 0.03 0.05 0.05 0.08 0.07 0.09 0.08 0.06 0.11 0.08 1.09 0.10 0.07 0.08 0.05 0.08 110
  7. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng 21 0.05 0.05 0.01 0.04 0.03 0.04 0.05 0.04 0.04 0.01 0.02 0.01 0.02 0.03 0.04 0.03 0.02 0.04 0.05 0.06 1.04 0.04 0.04 0.04 0.06 22 0.06 0.08 0.01 0.07 0.05 0.11 0.06 0.05 0.07 0.03 0.04 0.03 0.06 0.05 0.06 0.06 0.04 0.07 0.06 0.09 0.06 1.15 0.06 0.05 0.07 23 0.04 0.04 0.01 0.04 0.02 0.04 0.04 0.03 0.04 0.01 0.02 0.01 0.02 0.02 0.03 0.02 0.02 0.03 0.04 0.06 0.04 0.03 1.35 0.05 0.06 24 0.17 0.16 0.03 0.15 0.11 0.17 0.15 0.12 0.15 0.06 0.08 0.05 0.14 0.10 0.13 0.11 0.11 0.16 0.14 0.31 0.21 0.15 0.15 1.30 0.18 25 0.10 0.10 0.02 0.09 0.06 0.09 0.09 0.07 0.08 0.03 0.04 0.03 0.04 0.06 0.08 0.06 0.04 0.09 0.10 0.12 0.08 0.08 0.08 0.08 1.13 L1 0.08 0.09 0.02 0.09 0.07 0.11 0.10 0.08 0.09 0.04 0.06 0.04 0.07 0.10 0.12 0.07 0.06 0.12 0.19 0.22 0.13 0.13 0.11 0.20 0.28 L2 0.05 0.05 0.01 0.06 0.02 0.06 0.05 0.03 0.04 0.01 0.02 0.02 0.02 0.05 0.08 0.04 0.03 0.05 0.04 0.10 0.05 0.05 0.09 0.05 0.05 L3 0.01 0.01 0.00 0.02 0.00 0.01 0.01 0.01 0.01 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 0.01 0.00 0.00 0.01 0.00 0.01 0.01 0.01 0.02 0.00 0.01 L4 0.12 0.11 0.03 0.08 0.05 0.09 0.09 0.08 0.09 0.02 0.05 0.04 0.06 0.07 0.10 0.07 0.05 0.10 0.16 0.14 0.08 0.08 0.08 0.09 0.24 L5 0.37 0.30 0.06 0.28 0.06 0.23 0.24 0.23 0.24 0.04 0.06 0.03 0.06 0.13 0.20 0.16 0.09 0.20 0.11 0.22 0.14 0.10 0.13 0.07 0.12 L6 0.13 0.10 0.02 0.11 0.01 0.08 0.07 0.07 0.08 0.01 0.01 0.01 0.01 0.02 0.02 0.03 0.02 0.04 0.02 0.05 0.04 0.02 0.04 0.02 0.03 K 0.28 0.33 0.04 0.32 0.53 0.37 0.47 0.29 0.33 0.19 0.26 0.15 0.29 0.24 0.36 0.24 0.24 0.34 0.62 0.50 0.47 0.42 0.34 0.45 0.38 E1 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 0.01 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 E2 0.26 0.32 0.04 0.30 0.50 0.35 0.44 0.27 0.31 0.18 0.24 0.14 0.27 0.23 0.34 0.22 0.22 0.32 0.58 0.47 0.44 0.39 0.32 0.42 0.36 H1 0.09 0.07 0.01 0.07 0.02 0.06 0.06 0.05 0.06 0.01 0.02 0.01 0.02 0.03 0.04 0.03 0.02 0.04 0.03 0.05 0.04 0.03 0.04 0.02 0.03 H2 0.13 0.11 0.02 0.11 0.03 0.09 0.09 0.08 0.09 0.02 0.03 0.02 0.03 0.05 0.07 0.06 0.04 0.07 0.06 0.09 0.06 0.05 0.06 0.04 0.07 H3 0.16 0.14 0.03 0.14 0.05 0.12 0.12 0.11 0.12 0.03 0.04 0.03 0.04 0.07 0.11 0.08 0.05 0.10 0.10 0.14 0.09 0.07 0.09 0.07 0.11 H4 0.20 0.18 0.04 0.17 0.09 0.16 0.16 0.14 0.15 0.04 0.07 0.04 0.07 0.11 0.15 0.11 0.08 0.14 0.17 0.21 0.14 0.12 0.13 0.13 0.19 H5 0.32 0.33 0.07 0.31 0.28 0.34 0.35 0.26 0.29 0.12 0.18 0.12 0.20 0.25 0.34 0.22 0.19 0.32 0.49 0.51 0.36 0.33 0.31 0.40 0.52 Nguồn: Tính toán của nghiên cứu từ VSAM 2012 111
  8. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng Từ kết quả tính toán nhân tử ở bảng 3, sử dụng các công thức (2.2), (2.3), (2.4), (2.5) để tính toán độ lớn các liên kết. Kết quả được trình bày trên bảng 4. Độ mạnh của các liên kết ngành hay sức “lan tỏa” của mỗi ngành với các ngành khác trong nền kinh tế và được đo lường bởi các nhân tử thành phần (OMj, VAMj, InMj). Những ngành có sức ảnh hưởng lớn trong nền kinh tế là những ngành mà có giá trị OMj, VAMj, InMj thường cao trên mức trung bình. Bảng 4: Các nhân tử thành phần theo ngành và cơ cấu ngành Các nhân tử chuẩn hóa Cơ cấu (%) Mã Ngành OM'j VAM'j InM'j GO VA 1 Trồng trọt 1.09 1.33 1.24 3.34 10.39 2 Chăn nuôi 1.41 1.27 1.23 0.56 2.32 3 Lâm nghiệp 0.47 0.25 0.23 4.42 0.46 4 Thuỷ sản 1.28 1.23 1.18 0.02 2.82 5 Công nghiệp khai thác 0.85 0.94 1.04 3.17 7.26 6 Chế biến thủy sản 1.42 1.23 1.21 0.43 0.84 7 Rượu bia và nước giải khát 1.08 1.31 1.32 0.04 1.10 8 Thuốc lá 1.05 1.01 0.98 0.20 0.13 9 Chế biến lương thực thực phẩm 1.28 1.12 1.09 4.70 3.23 10 Công nghiệp hoá chất 0.67 0.39 0.42 22.85 2.46 11 Kim loại màu và khoáng phi kim loại 0.80 0.60 0.62 16.03 5.34 12 Máy móc thiết bị 0.68 0.37 0.39 22.73 3.45 13 Các phương tiện vận tải 0.95 0.65 0.68 1.77 1.08 14 Dệt may 0.92 0.80 0.79 7.07 4.39 15 Giày da 1.10 1.14 1.13 1.15 3.08 16 Gỗ và các sản phẩm từ gỗ 1.05 0.78 0.77 0.25 1.64 17 Các sản phẩm công nghiệp khác 0.82 0.63 0.64 4.58 1.77 18 Xây dựng 1.13 1.09 1.08 0.00 6.22 19 Điện ga nước 0.93 1.48 1.53 0.13 3.36 20 Thương mại 1.07 1.60 1.58 0.05 10.86 21 Khách sạn, nhà hàng, du lịch 1.09 1.18 1.21 0.74 2.95 22 Dịch vụ vận tải 1.00 1.03 1.07 0.68 4.11 23 Dịch vụ bưu chính viễn thông 1.04 1.03 1.03 0.30 1.52 24 Dịch vụ tài chính 0.84 1.13 1.17 3.00 9.00 25 Các dịch vụ khác 0.98 1.41 1.36 1.79 10.25 Nguồn: Tính toán của nghiên cứu từ Bảng 3 112
  9. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng Kết quả cho thấy tác động của các chính sách kích thích tiêu dùng và xuất khẩu sản phẩm của các ngành đến giá trị sản xuất của toàn bộ nền kinh tế, thu nhập nhân tố và thu nhập của các nhóm hộ gia đình rất khác nhau. ’ Các ngành có nhân tử sản lượng chuẩn hóa (OMj ) cao trên mức trung bình đáng chú ý là các ngành: (2) Chăn nuôi (1,41), (4) Thủy sản (1,28), (6) Chế biến thủy sản (1,42), (9) Chế biến lương thực, thực phẩm (1,28) (Bảng 4). Nếu có những biện pháp chính sách nhằm thúc đẩy tiêu dùng nội địa hoặc xuất khẩu sản phẩm của các ngành này thì sẽ tạo sự lan tỏa mạnh mẽ đến các ngành khác và làm cho tổng giá trị sản xuất của cả nền kinh tế tăng lên đáng kể. Đồng thời, các nhân tử VA và nhân tử thu nhập chuẩn hóa của các ngành Chăn nuôi (1,27; 1,23), Thủy sản (1,23;1,18), Chế biến thủy sản (1,23; 1,21), Chế biến lương thực, thực phẩm (1,12; 1,09) cũng cao trên mức trung bình (Hình 1) (Hình 2). Hình 1: Nhân tử sản lượng chuẩn hóa Tuy nhiên, mức độ đóng góp của ngành Chế biến lương thực, thực phẩm vào tổng giá trị sản xuất, GDP của nền kinh tế tương đối lớn (tương ứng 4,70%, 3,23%); còn mức độ đóng góp của các ngành: chăn nuôi, thủy sản, chế biến thủy sản vào tổng giá trị sản xuất, GDP của nền kinh tế đều rất thấp (Bảng 4). Do vậy, để thúc đẩy giá trị sản xuất đồng thời tăng thu nhập cho các khu vực thể chế thì các biệp pháp chính sách cần ưu tiên và chú trọng vào các ngành chăn nuôi, thủy sản, chế biến thủy sản và đặc biệt là ngành chế biến lương thực, thực phẩm. 113
  10. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng Hình 2: Nhân tử VA chuẩn hóa Hình 3: Nhân tử thu nhập chuẩn hóa Trong các ngành có nhân tử VA và nhân tử thu nhập cao trên mức trung bình, đáng chú ý là các ngành: (19) điện ga nước, (20) thương mại (Hình 2, Hình 3). Bên cạnh đó, kết quả trên bảng 3 và trên bảng 4 cũng cho thấy: khi tác động lên nhu cầu cuối cùng ngoại sinh vào các ngành có VAMj cao hơn mức trung bình thì làm tăng thu nhập từ nhân tố lao động nhiều hơn là tăng thu nhập từ nhân tố vốn. Trong đó, chủ yếu tăng thu nhập loại lao động L5 (lao động nông thôn, trình độ cấp 2 đến cấp 3); đồng thời chủ yếu làm tăng tổng thu nhập cho Hộ gia đình nhóm 5 (H5) và cho doanh nghiệp phi nông nghiệp (E2). Tuy nhiên, khi tác động vào ngành (19) điện ga nước, (20) thương mại thì làm cho thu nhập nhân tố và thu nhập của các khu vự thể chế trong toàn nền kinh tế tăng cao nhất nhưng đồng thời chênh lệch thu nhập giữa nhóm hộ giàu nhất (H5) và nhóm hộ thấp nhất cũng tăng cao (H1) (hình 4). Hình 4: Chênh lệch thu nhập (H5 với H1) khi tác động vào các ngành Như vậy, từ kết quả phân tích bằng VSAM2012 với 25 ngành, nghiên cứu đã nhận diện các ngành có liên kết mạnh trong nền kinh tế và một số hàm ý chính sách có thể được đưa ra như sau: Thứ nhất, ngành chăn nuôi, thủy sản, chế biến thủy sản, chế biến lương thực, thực phẩm có khả năng tạo ra sự thay đổi lớn nhất đối với tổng giá trị sản xuất của nền kinh tế; đồng thời các ngành này cũng có tác 114
  11. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng động lớn đến sự gia tăng thu nhập nhân tố (đặc biệt là gia tăng thu nhập nhân tố lao động) và thu nhập của các khu vực thể chế (hộ gia đình, doanh nghiệp). Điều này hàm ý rằng khi ưu tiên kích cầu tiêu dùng Chính phủ hoặc gia tăng đầu tư (đặc biệt là nguồn chi tiêu công) hay các chính sách ưu tiên xuất khẩu vào ngành chăn nuôi, thủy sản, chế biến thủy sản, chế biến lương thực, thực phẩm sẽ có khả năng tạo ra được nhiều sản lượng hơn và thu nhập từ lao động cũng cao hơn. Thứ hai, các ngành điện ga nước, thương mại có khả năng tạo ra sự thay đổi lớn nhất trong tổng thu nhập nhân tố và tổng thu nhập của các khu vực thể chế trong nền kinh tế. Tuy nhiên, chênh lệch thu nhập cũng lớn nhất. Vì vậy, nếu mục tiêu chính sách nhằm gia tăng GDP hay tăng thu nhập hộ gia đình thì các công cụ chính sách nên ưu tiên vào ngành thương mại, sau đó là ngành điện nước khí đốt. Thứ ba, các ngành cần lựa chọn để ưu tiên phát triển phù hợp nhất là các ngành chăn nuôi, thủy sản, chế biến thủy sản, chế biến lương thực, thực phẩm vì vừa làm gia tăng sản lượng, tăng thu nhập nhân tố và tăng thu nhập cho các khu vực thể chế trong nền kinh tế vừa làm cho khoảng cách giàu nghèo được rút ngắn hơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] CIEM (2014), Ma trận hạch toán xã hội (SAM) Việt Nam năm 2011, Nhà xuất bản Lao động- xã hội. [2] Nguyễn Mạnh Toàn và Nguyễn Thị Hương (2016), ‘Giới thiệu cấu trúc cơ bản và vai trò của ma trận hạch toán xã hội trong phân tích kinh tế vĩ mô’, Tạp chí Khoa học Kinh tế, 4(01), 1-13. [3] Pyatt, G., and Thorbecke, E. (1976), Planning Techniques for a Better Future, International Labour Office, Geneva. [4] Thorbecke, E. and Jung, H. S. (1996), ‘A Multiplier Decomposition Method to Analyze Poverty Alleviation’, Journal of Development Economics, Vol 48, 279-300. [5] Tổng cục thống kê (2010), Bảng cân đối liên ngành (Input - Output: I/O) của Việt Nam năm 2007, NXB Thống kê, Hà Nội. [6] Tổng cục thống kê (2015), Bảng cân đối liên ngành (Input - Output: I/O) của Việt Nam năm 2012, NXB Thống kê, Hà Nội. [7] Thủ tướng Chính phủ (2007), Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam, Quyết định số 10/2007/QĐ-TTg ngày 23 tháng 1 năm 2017. 115