Sử dụng phương pháp delphi xây dựng mô hình nghiên cứu các yếu tố tác động đến hiệu quả thực hiện các dự án sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (oda) tại Việt Nam

pdf 13 trang Gia Huy 18/05/2022 2780
Bạn đang xem tài liệu "Sử dụng phương pháp delphi xây dựng mô hình nghiên cứu các yếu tố tác động đến hiệu quả thực hiện các dự án sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (oda) tại Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsu_dung_phuong_phap_delphi_xay_dung_mo_hinh_nghien_cuu_cac_y.pdf

Nội dung text: Sử dụng phương pháp delphi xây dựng mô hình nghiên cứu các yếu tố tác động đến hiệu quả thực hiện các dự án sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (oda) tại Việt Nam

  1. SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DELPHI XÂY DỰNG MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CÁC DỰ ÁN SỬ DỤNG VỐN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC (ODA) TẠI VIỆT NAM USING THE DELPHI METHOD TO PROPOSE A RESEARCH MODEL ON THE INFLUENCE OF FACTORS ON PERFORMANCE OF PROJECTS USING OFFICIAL DEVELOPMENT ASSISTANCE CAPITAL (ODA) IN VIETNAM ThS. Trần Đình Nam - Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội ThS. Đào Trung Kiên - Công ty CP Phân tích Định lượng Việt Nam PGS,TS Nguyễn Đắc Hưng - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Tóm tắt Nghiên cứu này được thực hiện với mục đích phát triển khung phân tích (mô hình) về ảnh hưởng của các nhân tố tới hiệu quả thực hiện dự án ODA ở khía cạnh triển khai. Nghiên cứu sử dụng là các kỹ thuật phát triển mô hình và thang đo bằng các phương pháp nghiên cứu định tính (thảo luận tay đôi, phỏng vấn bán cấu trúc, phỏng vấn bằng mạng đa chuyên gia hai vòng, thảo luận nhóm). Kết quả nghiên cứu xây dựng được một khung phân tích ảnh hưởng của hiệu quả ODA bởi sáu nhân tố: (1) năng lực tài chính; (2) khả năng tổ chức; (3) năng lực điều hành; (4) tầm nhìn của lãnh đạo; (5) năng lực thích nghi và (6) khả năng quản trị rủi ro. Bằng phỏng vấn bán cấu trúc và phỏng vấn mạng chuyên gia hai vòng nhóm tác giả đã thiết lập được 33 chỉ tiêu đo lường cho các nhân tố và biến hiệu quả thực hiện dự án. Từ khóa: Vốn ODA, hiệu quả thực hiện dự án, phương pháp Delphi. Abstract This study was carried out with the aim of developing an analytical framework (model) on the impact of factors on effectively implementing ODA projects in term of deployment. The study used techniques of model development and scale by using qualitative research methods (one - on-one discussions, semi-structured interviews, interviews with two round multi- professional network, group discussions). Findings built an analysis framework of the influence of ODA by six factors: (1) financial capacity; (2) the ability to organize; (3) operating capacity; (4) vision of leaders; (5) the ability to adapt and (6) the ability of risk management. Due to semi-structured interviews and two round experts interviews, authors set up 33 indicators to measure factors and variables of effective project implementation. Key words: ODA capital, effective project implementation, the Delphi method. 87
  2. 1. GIỚI THIỆU Vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) có vai trò quan trọng đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của các nước kém phát triển và đang phát triển. ODA là nguồn bổ sung vốn đầu tư, tập trung vào việc phát triển kết cấu hạ tầng cơ sở và các mục tiêu phát triển dài hạn khác. Theo tính toán của ngân hàng thế giới (WB) nếu có chính sách hợp lý thì 1% ODA làm tăng 0.5% GDP của các nước tiếp nhận. Do tính chất quan trọng của nguồn vốn ODA tới việc phát triển kinh tế xã hội của các nước tiếp nhận nên trong quá khứ đã có khá nhiều nghiên cứu khác nhau về vốn ODA (Hansen & Tarp, 2001; Karras, 2006; Nguyễn Ngọc Vũ, 2010; Hà Thị Thu, 2014). Các nghiên cứu từ các nước phát triển và các tổ chức quốc tế tập trung vào việc đánh giá tác động của ODA nên tổng thể nền kinh tế (Hansen & Tarp, 2001; Karras, 2006). Tại những nước đang phát triển như Việt Nam các nghiên cứu lại tập trung vào việc thu hút nguồn vốn ODA từ các nhà tài trợ (Nguyễn Ngọc Vũ, 2010; Hà Thị Thu, 2014). Mặc dù có khá nhiều nghiên cứu trong lĩnh vực ODA, tuy nhiên các nghiên cứu thường tiếp cận ở khía cạnh vĩ mô (Hansen & Tarp, 2001; Karras, 2006) hoặc tập trung vào đánh giá khả năng thu hút và sử dụng vốn ODA (Nguyễn Ngọc Vũ, 2010; Hà Thị Thu, 2014). Theo khảo sát của chúng tôi các nghiên cứu đánh giá ở khía cạnh điều hành, triển khai các dự án ODA khá thưa vắng và chủ yếu là những đánh giá có tính chất nghiệp vụ. Những nghiên cứu xác định và thiết lập các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả và nhân tố ảnh hưởng tới kết quả thực hiện các dự án ODA còn khá thưa vắng. Do đó, nghiên cứu này tập trung vào việc phân tích, đánh giá thiết lập một mô hình đánh giá các nhân tố ảnh hưởng tới kết quả thực hiện các dự án ODA ở khía cạnh triển khai và xây dựng các chỉ tiêu đánh giá cho từng nhân tố thông qua phương pháp phỏng vấn đa chuyên gia hai vòng. 2. LƯỢC KHẢO CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN 2.1. Vốn ODA và kết quả thực hiện dự án ODA Vốn ODA Lịch sử ra đời của ODA bắt đầu sau chiến tranh thế giới thứ hai. Để hỗ trợ đồng minh sau chiến tranh Mỹ thực hiện kế hoạch Marshall để tái thiết các nước sau chiến. Đến những năm 1970 đề nghị các nước tài trợ dành 0.7% GNP để tạo nguồn hỗ trợ các nước nghèo. Theo Ngân hàng Thế giới (WB) ODA được xem là một phần của tài chính phát triển chính thức, trong đó yếu tố viện trợ không hoàn lại cộng với vay ưu đãi phải chiếm ít nhất 25%. Tại Việt Nam quy định về ODA được thực hiện qua nghị định NĐ 71/2001/NĐ-CP, theo đó ODA được coi là hoạt động hợp tác và phát triển giữa Việt Nam và các nhà tài trợ, bao gồm: (i) Chính phủ nước ngoài; (ii) Tổ chức liên chính phủ hoặc liên quốc gia. Các hình thức cung cấp ODA bao gồm (a) ODA không hoàn lại, (b) ODA cho vay ưu đãi có yếu tố không hoàn lại đạt ít nhất 25%. Như vậy có thể khái quát khái niệm về ODA là “Nguồn vốn vay hỗ trợ chính thức (ODA) là các nguồn vốn hỗ trợ của các tổ chức liên chính phủ, liên quốc gia hoặc chính phủ nước ngoài có tính chất ưu đãi có hoàn lại hoặc không hoàn lại, trong đó phần vốn hỗ trợ không hoàn lại phải chiếm ít nhất 25%”. Kết quả thực hiện dự án ODA 88
  3. Các quan niệm liên quan đến kết quả hay hiệu quả thường tập trung vào so sánh giữa lợi ích và chi phí của dự án.Trong thực tế, các dự án kinh doanh các nhà kinh doanh tập trung nhiều vào lợi ích có tính chất tài chính, được lượng hóa qua các chỉ tiêu tài chính dự án. Tuy nhiên, các tiếp cận như vậy thường không phù hợp với các dự án ODA do tính chất đặc trưng của các dự án ODA tập trung vào việc thúc đẩy phát triển kinh tế -xã hội, nâng cao phúc lợi cộng đồng mà không chỉ là vấn đề tài chính. Trong lĩnh vực kinh doanh ngoài vấn đề tài chính các nhà kinh doanh cũng xem xét cả những chỉ tiêu kết quả khác như mức tăng trưởng, thị phần hay các mục tiêu phát triển sản phẩm/dịch vụ. Những quan niệm này xuất phát từ những nghiên cứu cho rằng kết quả hay hiệu quả là việc đạt được các mục tiêu chiến lược đặt ra (Cyer & March, 1992; Hult và cộng sự, 2004, Keh và cộng sự, 2007). Vận dụng quan niệm này cũng có thể xem kết quả thực hiện là của dự án ODA là việc đạt được các mục tiêu chiến lược đặt ra trong mối tương quan với giới hạn ngân sách và thời gian thực hiện. Đối với một dự án ODA có nhiều bộ phận tham gia khác nhau ở giai đoạn triển khai. Do đó, đánh giá kết quả cũng khác nhau giữa các bộ phận nhưng có thể xem kết quả thực hiện là tổng hợp của các kết quả của từng bộ phận.Trụ cột của dự án là các vấn đề về chất lượng, tiến độ, chi phí và những mục tiêu khác. Do đó, trong nghiên cứu này chúng tôi định nghĩa: “Hiệu quả dự án sử dụng vốn ODA là việc đạt được các mục tiêu của tất cả các bộ phận tham gia triển khai dự án, đạt được các mục tiêu chiến lược của từng bộ phận về chất lượng công việc, chi phí, tiến độ và các mục tiêu khác”. 2.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả dự án ODA Đánh giá hiệu quả dự án ODA có thể tiếp cận theo cả hai hướng là tác động vĩ mô tới nền kinh tế, ngành hay ở cấp độ vi mô của từng dự án. Với cách tiếp cận ở khía cạnh triển khai dự án thông qua các nghiên cứu trong lĩnh vực kinh doanh chúng tôi xác định có sáu nhân tố chính ảnh hưởng tới hiệu quả dự án là (1) Năng lực tài chính; (2) Khả năng tổ chức; (3) Năng lực điều hành; (4) Tầm nhìn chiến lược của lãnh đạo; (5) Năng lực thích ứng và (6) Quản trị rủi ro. Trong đó: - Năng lực tài chính: Là nguồn lực tài chính phục vụ dự án, là khả năng tạo tiền, lưu chuyển tài chính đảm bảo khá năng thanh toán khi thực hiện công việc. Việc đảm bảo năng lực tài chính tốt là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới kết quả thực hiện. Điều này đã được kiểm chứng qua các nghiên cứu trong kinh doanh (Baral, 2005; Kouser và cộng sự, 2011). Cũng giống như vậy, đối với dự án ODA thì năng lực tài chính của dự án cũng là một nhân tố đảm bảo tính hiệu quả của dự án. - Khả năng tổ chức: Là khả năng về phối hợp, gắn kết các hoạt động triển khai để đạt được mục tiêu đặt ra. Chất lượng của việc tổ chức, phối hợp được xem là một nhân tố có ảnh hưởng tới kết quả thực (Becker & Gerhart, 1996). Ngoài ra chất lượng kết nối các hoạt động cũng có ảnh hưởng tới kết quả thực hiện (Walter và cộng sự, 2006). Năng lực tổ chức còn có tác động tới việc quản trị khủng hoảng (Grewal & Tansuhaj, 2001). - Năng lực điều hành: Là khả năng điều hành của lãnh đạo với các đơn vị cấp dưới. Việc điều hành tốt của lãnh đạo truyền cảm hứng cho nhân viên, tạo ra sự gắn kết và kiểm soát thực hiện công việc. Trong mối quan hệ với chất lượng thực hiện công việc năng lực điều 89
  4. hành có ảnh hưởng tới kết quả thực hiện hay hiệu suất của tổ chức (Krasnikov & Jaynchandran, 2008). - Tầm nhìn lãnh đạo: Là khả năng dự báo, viễn kiến của lãnh đạo đối với công việc mà đơn vị mình thực hiện.Tầm nhìn của lãnh đạo được xem như khía cạnh ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh của tổ chức (Porter, 2009). Tầm nhìn của lãnh đạo được xem như một phần của năng lực quản trị tổ chức (AIM, 2013). Đối với các dự án ODA cũng vây, tầm nhìn của lãnh đạo tại từng đơn vị triển khai có thể ảnh hưởng đến việc thực hiện công việc. Lãnh đạo có chiến lược, tầm nhìn sẽ dễ dàng triển khai công việc nhờ khả năng bám sát công việc, tìm ra các rủi ro và có phương án dự phòng cho rủi ro có thể gặp phải. - Khả năng thích nghi: Là khả năng mà tổ chức và phối hợp định dạng lại các nguồn lực để đáp ứng những thay đổi của môi trường (Sapienza và các cộng sự, 2006; Zhou & Li, 2010). Khả năng thích nghi ảnh hưởng tới khả năng tồn tại và phát triển của các tổ chức kinh doanh (Zhou & Li, 2010). Tương tự như vậy đối với các dự án ODA, các đơn vị có khả năng thích nghi có thể ứng phó với tính trạng giải ngân chậm, vấn đề đạt tiến độ hay chất lượng công việc gặp kháo khăn. Khả năng thích nghi giúp cho bộ máy tổ chức thích ứng linh hoạt với những thay đổi từ bên ngoài. - Khả năng quản trị rủi ro: Là việc dự đoán và ứng phó với các rủi ro xảy ra khi thực hiện dự án (Ward & Chaman, 2003; Larson & Gray, 2011; Schoroeder và cộng sự, 2011). Quản trị rủi ro của dự án có thể thực hiện thông qua việc dự đoán được khả năng xảy ra bất trắc cho dự án, từ đó có các quyết định thực hiện phù hợp nhằm tránh hoặc giảm thiểu thiệt hại có thể mang lại cho dự án. Ngoài vấn đề dự đoán rủi ro trong trường hợp chưa xảy ra sự cố, quản trị rủi ro còn được thể hiện qua các kế hoạch đối phó với các sự cố đã xảy ra, tổ chức chấp nhận rủi ro này và có các cách khắc phục tối ưu nhất giúp đảm bảo hiệu quả của dự án đang thực hiện. 3. MÔ HÌNH, DỮ LIỆU VÀ PHƯƠN PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Quy trình thực hiện nghiên cứu Quy trình nghiên cứu được tham khảo và phát triển từ các quy trình phát triển mô hình và thang đo nghiên cứu từ Cresswell (2009), Chu & Hwang (2008), Nguyễn Đình Thọ (2011) với bốn bước bao gồm: (1) xác định câu hỏi nghiên cứu; (2) xác định khoảng trống nghiên cứu; (3) phát triển mô hình nghiên cứu và (4) thiết lập các thang đo cho các nhân tố trong mô hình (hình) Phỏng vấn bán cấu trúc Câu hỏi nghiên Xác định khoảng Phát triển mô Đánh giá đa chuyên cứu trống nghiên cứu hình nghiên cứu gia hai vòng Hiệu chỉnh bằng thảo Hình 1 Quy trình nghiên cứu luận nhóm 90
  5. Trong đó: Bước 1: Xác định câu hỏi nghiên cứu. Xuất phát từ thực tế các dự án sử dụng vốn ODA đều được đánh giá tiền khả thi, khả thi trước khi đi vào triển khai. Câu hỏi nghiên cứu đặt ra là làm thế nào xác định được các nhân tố chính tác động tới hiệu quả dự án ở khía cạnh triển khai. Đo lường những nhân tố này bằng những chỉ tiêu như thế nào ? Điều này đặt ra yêu cầu về việc cần thiết phải xây dựng một mô hình xác định các nhân tố chính yếu đến hiệu quả thực hiện dự án ODA. Bước 2: Xác định khoảng trống nghiên cứu. Dựa trên câu hỏi nghiên cứu chúng tôi xem xét các tài liệu nghiên cứu liên quan. Qua xem xét các tài liệu về chủ đề vốn ODA cho thấy các tác giả nghiên cứu trước tập trung chủ yếu vào việc đánh giá ở khía cạnh ảnh hưởng vĩ mô của ODA tới nền kinh tế, và những nghiên cứu nhằm thu hút và sử dụng vốn ODA mà thiếu vắng những nghiên cứu có hệ thống xác định các nhân tố và chỉ tiêu đánh giá những nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn ODA. Bước 3: Phát triển mô hình nghiên cứu.Việc thiếu vắng các nghiên cứu có tính hệ thống về các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn ODA ở khía cạnh triển khai đặt ra yêu cầu cần thiết phải thiết lập một mô hình nghiên cứu. Để thiết lập mô hình nghiên cứu chúng tôi sử dụng phỏng vấn chuyên gia bằng các câu hỏi phi cấu trúc. Qua thảo luận với 10 chuyên gia trong ngành chúng tôi xác định được sáu nhân tố chính ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn ODA là (1) năng lực tài chính; (2) khả năng tổ chức; (3) năng lực điều hành; (4) tầm nhìn của lãnh đạo; (1) khả năng thích nghi và (6) khả năng quản trị rủi ro. Bước 4: Thiết lập các thang đo cho từng nhân tố trong mô hình. Chúng tôi sử dụng phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc để thu được một bộ thang đo nháp ban đầu thông qua phương pháp chọn mẫu bão hòa thông tin. Tiếp theo các thang đo nháp được đánh giá bằng phương pháp đa chuyên gia qua hai vòng phỏng vấn và cuối cùng được đánh giá hiệu chỉnh lại qua những người có kinh nghiệm tham gia vào các dự án sử dụng vốn ODA. 3.2. Chọn mẫu khảo sát Do đấy là một nghiên cứu định tính bước đầu nên chúng tôi sử dụng phương pháp lấy mẫu lý thuyết với quy tắc “bão hòa thông tin“ cho cả phần phát triển mô hình và xây dựng các thang đo cho từng nhân tố (hình 2) Dữ liệu phát tri ển lý thuyết S Si-1 Si S3 S2 S1 Số phần từ lấy mẫu 91
  6. Hình 2 Mô tả lấy mẫu nghiên cứu Các lấy mẫu được diễn đạt như sau: Đầu tiên chúng tôi lập hai danh sách các chuyên gia tham gia nghiên cứu. Danh sách đầu tiên gồm 15 chuyên gia dự kiến tham gia chính thức, danh sách thứ hai gồm 5 chuyên gia dự phòng cho trường hợp có chuyên gia ở danh sách một có lý do không thể tham gia nghiên cứu. Các chuyên gia sẽ lần lượt được tiến hành phỏng vấn bằng thảo luận tay đôi (với phần phát triển mô hình), phỏng vấn bán cấu trúc (xây dựng thang đo nháp). Như mô tả trong hình 2, mỗi chuyên gia được phỏng vấn về các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả dự án ODA ở khía cạnh triển khai và đưa ra những chỉ tiêu đánh giá cho từng nhân tố. Giả sử chuyên gia đầu tiên đưa ra một tập hợp các nhân tố, chuyên gia thứ hai đưa ra một tập hợp khác và trong hai tập hợp này có những chỉ tiêu giống nhau. Chúng tôi tiến hành phỏng vấn đến khi có ba người liên tiếp không đưa ra được những chỉ tiêu mới từ những người trước đó thì dừng lại và điểm dừng này được xem như điểm “bão hòa thông tin“. 3.3. Phương pháp phân tích dữ liệu Dữ liệu phỏng vấn được biên tập và tiến hành phân tích qua các bước như sau: Đối với bước phát triển mô hình và các thang đo nháp, các ý kiến đưa ra sẽ được sàng lọc và thảo luận bởi nhóm nghiên cứu để đánh giá ý nghĩa, sự trùng lắp giữa các chuyên gia. Kết quả tác giả có một bộ thang đo nháp ban đầu về những nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả dự án ODA. Để đánh giá tính tin cậy của các khía cạnh đo lường đưa ra cho các nhân tố tác giả tiếp tục sử dụng phương pháp Delphi đa chuyên gia phỏng vấn hai vòng (Chu & Hwang, 2008). Đây được xem là một phương pháp đánh giá định tính khá chính xác để đánh giá tính nhất quán và mức độ quan trọng của các chỉ tiêu đo lường cho từng nhân tố khó định lượng (Hwang và cộng sự, 2006; Chu & Hwang, 2008). Phương pháp Delphi phỏng vấn hai vòng được mô tả như sau: Vòng 1: Tác giả lựa chọn và thành lập một nhóm gồm 7 chuyên gia (được lấy từ danh sách 20 chuyên gia ban đầu). Tất cả những chuyên gia này đều là những chuyên gia có kinh nghiệm, có sự am hiểu về hoạt động đầu tư sử dụng vốn ODA. Các chuyên gia được lấy ý kiến về mức độ quan trọng của từng chỉ tiêu đánh giá trong mỗi nhân tố trong mô hình. Mức độ quan trọng của từng chỉ tiêu được đánh giá trên thang điểm 5. Trong đó 1 là hoàn toàn không quan trọng, 2 là không quan trọng, 3 là bình thường, 4 là quan trọng và 5 là rất quan trọng. Tiêu chuẩn để lựa chọn chỉ tiêu dựa vào quy tắc về điểm đánh giá trung bình của các chuyên gia, mức độ đồng nhất ý kiến của các chuyên gia (tỷ lệ khác biệt ý kiến) (bảng 1). Vòng 2: Những chỉ tiêu có sự khác biệt ý kiến lớn nhưng vẫn nằm trong vùng chấp nhận về mức độ quan trọng sẽ được tiến hành đánh giá ở vòng thứ hai ở một thời điểm khác (sau vòng phỏng vấn thứ nhất 03 tuần) để đánh giá tính nhất quán trong các kết quả của từng chuyên gia. Quy tắc lực chọn chỉ tiêu cuối cùng dựa vào điểm đánh giá của hai vòng và tính đồng nhất ý kiến của từng chuyên gia giữa các vòng (bảng 1) 92
  7. Bảng 1Tiêu chuẩn lựa chọn thang đo đánh giá Tiêu chuẩn đánh giá Điều kiện đánh giá Vòng 1 Vòng 2 Chấp nhận chỉ tiêu và Điểm đánh giá chỉ tiêu >= 3.5 và mức không thảo luận chi tiết khác biệt ý kiến không vượt quá 15% thêm Điểm đánh giá chỉ tiêu > = 3.5 và mức Chỉ tiêu tiếp tục được Chấp nhận nếu điểm đánh khác biệt ý kiến lớn hơn 15% xem xét ở vòng 2 giá vòng 2 vẫn lớn hơn 3.5 Chấp nhận nếu tỷ lệ thay đổi Điểm đánh giá trong khoảng 2.5 - 3.5 và Chỉ tiêu tiếp tục được ý kiến ở vòng 2 nhỏ hơn mức khác biệt ý kiến nhỏ hơn 15% xem xét ở vòng 2 15% Điểm đánh giá trong khoản 2.5 - 3.5 và Loại chỉ tiêu khỏi thang mức khác biệt ý kiến lớn hơn 15% đo lường Loại chỉ tiêu khỏi thang Điểm đánh giá < 2.5 đo lường Nguồn: Tác giả xây dựng dựa trên tham khảo từ Chu & Hwang (2008) 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Kết quả đánh giá với sáu nhóm chỉ tiêu ảnh hưởng tới hiệu quả dự án ODA và chỉ tiêu hiệu quả từ các chuyên gia thu được 36 chỉ tiêu đánh giá cho bảy nhân tố lớn. Trong đó có 4 chỉ tiêu về đánh giá hiệu quả, 5 chỉ tiêu về đánh giá năng lực tài chính; 6 chỉ tiêu về khả năng tổ chức; 7 chỉ tiêu về năng lực điều hành; 4 chỉ tiêu về tầm nhìn của lãnh đạo; 6 chỉ tiêu về khả năng thích nghi và 4 chỉ tiêu về khả năng quản trị rủi ro (bảng 2). Kết quả qua hai vòng đánh giá chúng tôi giữ lại 33 và loại đi 3 chỉ tiêu có mức độ đánh giá thấp và tính nhất quan không cao bao gồm chỉ tiêu ORG6 (có khả năng giám sát thực hiện công việc ở từng bộ phận) ở nhân tố khả năng tổ chức; chỉ tiêu OPE7 (lãnh đạo đối xử công bằng với các bộ phận làm việc) ở chỉ tiêu năng lực điều hành và chỉ tiêu RIS4 (đơn vị nhận dạng được các nguy cơ đối với công việc thực hiện) ở nhân tố khả năng quản trị rủi ro (bảng 2): 93
  8. Bảng 2 Kết quả đánh giá lựa chọn thang đo Điểm đánh giá của chuyên gia Điểm % ý kiến khác STT Mã Nội dung đánh giá Vòng trung biệt/Thay đổi ý EX1 EX2 EX3 EX4 EX5 EX6 EX7 bình kiến I Năng lực tài chính Đơn vị có đủ nguồn vốn thực hiện các công V1 4 4 4 4 4 5 4 4.14 14.29% 1 FIN1 việc của dự án V2 Đảm bảo được tiến độ chuyển vốn, giải ngân V1 3 4 4 4 4 4 4 3.86 14.29% 2 FIN2 để thực hiện công việc V2 Đảm bảo mức độ an toàn về nguồn vốn cung V1 3 3 3 4 4 4 4 3.57 42.86% 3 FIN3 cấp từ các nhà cung cấp vốn V2 4 3 3 4 4 4 4 3.71 14.29% Đơn vị có khả năng quản trị nguồn vốn liên V1 5 4 4 4 4 4 5 4.29 28.57% 4 FIN4 quan đến công việc V2 5 4 4 4 4 4 5 4.29 0.00% Đảm bảo khả năng thanh khoản khi hoàn thành V1 4 3 3 3 3 3 3 3.14 14.29% 5 FIN5 các công việc của dự án V2 4 3 3 3 3 3 3 3.14 0.00% II Năng lực tổ chức V1 4 4 4 4 4 4 4 4 0% 6 ORG1 Khả năng phối hợp tốt giữa các bộ phận V2 V1 5 4 4 4 4 4 5 4.29 28.57% 7 ORG2 Cơ cấu bộ máy hợp lý V2 5 4 4 4 4 4 4 4.14 14.29% Chức năng của từng bộ phận thực hiện dự án V1 4 4 4 4 5 5 4 4.29 28.57% 8 ORG3 được mô tả một cách rõ ràng V2 5 4 4 4 5 5 4 4.43 14.29% Quy trình phối hợp công việc công khai, minh V1 5 4 4 4 4 4 4 4.14 14.29% 9 ORG4 bạch V2 V1 3 4 4 3 4 4 4 3.71 28.57% 10 ORG5 Mức độ thuận lợi khi triển khai công việc V2 4 4 4 3 4 3 4 3.71 28.57% Có khả năng giám sát công việc thực hiện của V1 2 2 2 2 3 3 2 2.28 28.57 11 ORG6 từng bộ phận V2 III Năng lực điều hành 12 OPE1 Lãnh đạo trong đơn vị là người có khả năng V1 4 4 4 5 5 4 4 4.29 28.57% 94
  9. Điểm đánh giá của chuyên gia Điểm % ý kiến khác STT Mã Nội dung đánh giá Vòng trung biệt/Thay đổi ý EX1 EX2 EX3 EX4 EX5 EX6 EX7 bình kiến truyền cảm hứng cho nhân viên V2 5 4 4 5 4 4 5 4.43 42.86% Lãnh đạo trong đơn vị có khả năng chỉ đạo V1 5 5 5 5 4 4 4 4.57 42.86% 13 OPE2 thực hiện công việc tốt V2 5 4 5 5 4 4 4 4.43 14.29% Lãnh đạo trong đơn vị là người bám sát công V1 5 5 5 5 5 5 5 5.00 0.00% 14 OPE3 việc V2 Lãnh đạo luôn tham gia giải quyết các vấn đề V1 3 3 4 4 4 4 4 3.71 28.57% 15 OPE4 khó khăn khi thực hiện các công việc trong đơn vị V2 4 3 4 4 4 4 4 3.86 14.29% Lãnh đạo trong đơn vị là người có khả năng V1 5 4 4 4 4 4 4 4.14 14.29% 16 OPE5 gắn kết các thành viên V2 Lãnh đạo trong đơn vị là người luôn theo dõi V1 4 4 4 4 4 4 4 4 0.00% 17 OPE6 kết quả thực hiện công việc của từng bộ phận V2 Lãnh đạo là người đối xử công bằng đốivới các V1 3 2 3 2 3 2 2 2.42 42.28% 18 OPE7 bộ phận khi làm việc V2 IV Tầm nhìn của lãnh đạo Lãnh đạo là người có khả năng dự báo trước về V1 3 3 4 4 4 4 4 3.71 28.57% 19 SUP1 các công việc của đơn vị V2 4 3 4 4 4 4 4 3.86 14.29% Lãnh đạo là người đưa ra các phương án dự V1 3 4 4 4 4 4 5 4.00 28.57% 20 SUP2 phòng đối với việc thực hiện công việc của đơn vị V2 3 4 4 4 4 4 5 4.00 0.00% Lãnh đạo đánh giá đúng các khó khăn trong V1 4 4 4 4 4 4 3 3.86 14.286% 21 SUP3 quá trình thực hiện dự án V2 4 4 4 4 4 4 3 3.86 14.286% Nhìn chung, lãnh đạo là người có năng lực, V1 5 4 4 4 4 4 4 4.14 14.29% 22 SUP4 tầm nhìn tốt về công việc của đơn vị V2 V Khả năng thích nghi ADA1 Đơn vị luôn có phương án điều phối để đảm V1 4 5 5 5 5 5 5 4.86 14.29% 95
  10. Điểm đánh giá của chuyên gia Điểm % ý kiến khác STT Mã Nội dung đánh giá Vòng trung biệt/Thay đổi ý EX1 EX2 EX3 EX4 EX5 EX6 EX7 bình kiến 23 bảo tiến độ công việc V2 Đơn vị có phương án giải quyết khi gặp tình V1 4 4 4 5 5 4 4 4.29 28.57% 24 ADA2 trạng giải ngân chậm V2 5 4 4 5 5 4 4 4.43 14.29% Đơn vị luôn chủ động điều chỉnh kế hoạch phù V1 4 5 4 4 4 4 5 4.29 28.57% 25 ADA3 hợp với từng giai đoạn thực hiện dự án V2 5 5 4 4 4 4 5 4.43 14.29% Đơn vị luôn chủ động trước các thay đổi về cơ V1 5 5 5 5 5 4 4 4.71 28.57% 26 ADA4 chế, chính sách trong quá trình thực hiện dự án V2 4 5 5 5 5 5 4 4.71 28.57% Đơn vị luôn phối hợp tốt với các bộ phận khác V1 4 4 4 4 4 4 5 4.14 14.29% 27 ADA5 khi có những thay đổi trong quá trình thực hiện dự án V2 Đơn vị linh hoạt để kiểm soát chất lượng công V1 4 5 5 4 4 4 4 4.29 28.57% 28 ADA6 việc trong các bộ phận của mình V2 4 5 5 4 4 4 4 4.29 0.00% VI Quản trị rủi ro Đơn vị xây dựng được các kịch bản về các rủi V1 4 3 4 4 4 3 4 3.71 28.57% RIS1 29 ro có thể xảy ra trong quá trình thực hiện dự án V2 4 4 4 4 4 3 3 3.71 14.29% Đơn vị có các phương án giải quyết sự cố V1 4 5 5 4 4 4 4 4.29 28.57% RIS2 30 trong quá trình thực hiện dự án V2 4 5 4 4 4 4 4 4.14 14.29% Đơn vị có chế độ bảo hiểm cho việc thực hiện V1 4 4 4 3 3 4 4 3.71 28.57% RIS3 31 các công việc liên quan đến dự án V2 4 4 4 4 3 4 4 3.86 14.29% Đơn vị nhận dạng được các nguy cơ đối với V1 2 3 2 2 2 2 2 2.14 14.29% 32 RIS4 công việc thực hiện V2 VII Hiệu quả thực hiện dự án Các phần việc liên quan đến đơn vị trong quá V1 5 5 5 5 4 4 5 4.71 28.57% PER1 trình thực hiện dự án luôn đảm bảo tiến độ 33 thực hiện V2 5 5 5 5 4 4 5 4.71 0.00% PER2 Chất lượng công việc của đơn vị liên quan đến V1 4 4 5 5 4 4 4 4.29 28.57% 96
  11. Điểm đánh giá của chuyên gia Điểm % ý kiến khác STT Mã Nội dung đánh giá Vòng trung biệt/Thay đổi ý EX1 EX2 EX3 EX4 EX5 EX6 EX7 bình kiến 34 quá trình thực hiện dựa án luôn được đảm bảo V2 5 4 5 5 4 4 4 4.43 14.29% tốt Chi phí thực hiện các công việc của đơn vị liên V1 5 5 5 5 5 5 5 5.00 0.00% PER3 35 quan đến dự án không vượt quá dự toán V2 Nhìn chung, công việc liên quan đến đơn vị V1 4 4 4 5 4 4 4 4.14 14.29% PER4 trong quá trình thực hiện dự án luôn đạt mục 36 tiêu đề ra V2 Nguồn: Kết quả tổng hợp đánh giá của tác giả 97
  12. Kết quả trên cho thấy việc sử dụng phương pháp đang chuyên gia phỏng vấn nhiều vòng có thể là một giải pháp tốt cho việc xây dựng các chỉ tiêu đánh giá cho những nghiên cứu ban đầu. Việc sử dụng phương pháp đa chuyên gia làm cho tăng tính đồng nhất ở các chỉ tiêu xây dựng, lựa chọn được đúng những chỉ tiêu thực sự đo lường khái niệm nghiên cứu. 5. KẾT LUẬN, HẠN CHẾ VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TRONG TƯƠNG LAI Có thể thấy rằng nhu cầu thiết lập những mô hình đánh giá hiệu quả dự án ODA ở khía cạnh triển khai hiện nay là rất cần thiết do sự thiếu vắng của các nghiên cứu trước đây. Nghiên cứu này đã đạt được các mục tiêu ban đầu đặt ra bao gồm việc xác định được sáu nhóm nhân tố chính ảnh hưởng tới hiệu quả dự án và thông qua phương pháp phỏng vấn đa chuyên gia hai vòng đã thiết lập được 33 chỉ tiêu đánh giá cho 7 nhóm nhân tố. Qua nghiên cứu này có thể được phát biểu như một mô hình và các giả thuyết nghiên cứu (hình 2). Năng lực tài chính H1 Khả năng tổ chức H2 Năng lực điều hành H3 Hiệu quả thực hiện dự án H4 Tầm nhìn của lãnh đạo H5 Khả năng thích nghi H6 Khả năng quản trị rủi ro Hình 3 Mô hình nghiên cứu đề xuất Các giả thuyết nghiên cứu: H1: Nhân tố năng lực tài chính có tác động tích cực đến hiệu quả thực hiện dự án. H2: Nhân tố khả năng tổ chức có tác động tích cực đến hiệu quả thực hiện dự án. H3: Nhân tố năng lực điều hành có tác động tích cực đến hiệu quả thực hiện dự án. H4: Nhân tố tầm nhìn của lãnh đạo có tác động tích cực đến hiệu quả thực hiện dự án. H5: Nhân tố khả năng thích nghi có tác động tích cực đến hiệu quả thực hiện dự án. H6: Nhân tố khả năng quản trị rủi ro có tác động tích cực đến hiệu quả thực hiện dự án. Mặc dù nghiên cứu này đã đạt được những mục đích ban đầu đặt ra nhưng nó vẫn còn những hạn chế nhất định. Do là một nghiên cứu định tính ban đầu để phát triển mô hình nghiên cứu nên các thang đo cần tiếp tục được hoàn thiện bằng các nghiên cứu thực nghiệm để đánh giá tính tin cậy của nó. Tiếp theo do chưa có những nghiên cứu thực nghiệm đánh giá 98
  13. bằng bộ chỉ tiêu này nên chưa có cơ sở để xếp hạng mức độ quan trọng của các nhân tố đưa ra trong quan hệ với hiệu quả thực hiện dự án. Ngoài ra, bộ chỉ số này được phát triển để đánh giá cho các dự án ở giai đoạn triển khai, nó có thể không phù hợp với những dự án đang trong giai đoạn nghiên cứu khả thi hoặc khai thác, vận hành. Đây là những khoảng trống cần được tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện thêm ở các nghiên cứu trong tương lai. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Chính phủ (2001), Về việc ban hành Quy chế Quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức/NĐ 17/2001/NĐ-CPNĐ 2. Porter, M (2009), Lợi thế cạnh tranh, Nhà xuất bản trẻ 3. Hà Thị Thu (2014), Thu hút và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) vào nông nghiệp, nông thôn ở Việt Nam: Nghiên cứu tại vùng duyên hải miền Trung, Luận án tiến sỹ, Đại học Kinh tế Quốc dân 4. Nguyễn Ngọc Vũ. (2010), Một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả trong việc huy động và sử dụng vốn ODA tại Việt Nam, Tạp chí khoa học và công nghệ, 5(40), 305-311 Tiếng Anh 5. AIM – Australian Instittute of Management (2013), Australian Management Capability Index 2013, Australian Instittute of Management 6. Baral, K.J (2005), Health check –up of commercial banks in the framework of CAMEL: A case study of Joint Venture Banks in Nepal, The Journal of Nepalese Business Sududies, 2(1), 41 – 55 7. Becker, B., & Gerhart, B. (1996), The impact of hunam resource management on organizatianl performance: Proress and prospects, The Academy of Management Journal, 39(4), 779 – 801 8. Chu, H.C., & Hwang, G.J., (2008), A Delphi-based approach to developing expert systems with the cooperation of multiple experts, Expert Systems with Applications, 34, 2826–2840 9.Creswell, J.W. (2009), Research design: Qualitative, quantitative and mixed approaches,(3rded.), Los Angeles: Sage 10.Cyer, R.M., & March, J.G. (1992), A Bahavioral theory of the firm, 2ed, Oxford, Basil Blackwell 11. Grewal, R & Tansuhaj, P. (2001), Building Organizational Capabilities for Managing Economic Crisis: The Role of Market Orientation and Strategic Flexibility, Journal of Marketing, 65, 67-80 12. Hansen, H., & Tarp, F. (2001), Aid and growth regressions, Journal of Development Economics, 62(2), 547 – 570 99