Sự tham gia của Việt Nam vào chuỗi giá trị toàn cầu: Xem xét từ cách tiếp cận bảng I-O
Bạn đang xem tài liệu "Sự tham gia của Việt Nam vào chuỗi giá trị toàn cầu: Xem xét từ cách tiếp cận bảng I-O", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- su_tham_gia_cua_viet_nam_vao_chuoi_gia_tri_toan_cau_xem_xet.pdf
Nội dung text: Sự tham gia của Việt Nam vào chuỗi giá trị toàn cầu: Xem xét từ cách tiếp cận bảng I-O
- HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA 433 SỰ THAM GIA CỦA VIỆT NAM VÀO CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU: XEM XÉT TỪ CÁCH TIẾP CẬN BẢNG I-O Trần Lan Hương* TÓM TẮT: Chuỗi giá trị toàn cầu (GVC) là một hệ thống liên kết các công đoạn được thực hiện tại các quốc gia khác nhau trong quá trình sản xuất ra các hàng hóa và dịch vụ hoàn chỉnh. Tham gia chuỗi giá trị toàn cầu đem lại cho Việt Nam cơ hội tiếp cận từ đó làm chủ một hoặc nhiều công đoạn trong dây chuyền sản xuất thế giới, mở rộng thị trường xuất khẩu, thúc đẩy tăng trưởng. Tuy vậy, việc xác định mức độ tham gia một quốc gia trong bản đồ GVC nhằm nhận thức rõ thực trạng cũng như định hướng phát triển sản xuất và thu hút đầu tư là vấn đề được đặt ra. Nghiên cứu này tập trung tiếp cận cách xác định sự tham gia vào GVC của Việt Nam thông qua bảng ICIO (đầu vào-đầu ra quốc tế). Từ khóa: GVC, chuỗi giá trị toàn cầu, ICIO 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU Thương mại và sản xuất thế giới ngày càng được cấu trúc xung quanh các chuỗi giá trị toàn cầu (GVC). Chuỗi giá trị có thể được định nghĩa đơn giản là toàn bộ các hoạt động mà các công ty và công nhân làm sản xuất sản phẩm từ những đầu vào đến sản phẩm sử dụng cuối cùng và hơn thế nữa (Gereffi và Fernandez-Stark, 2011). Thông thường, một chuỗi giá trị bao gồm các hoạt động sau: thiết kế, sản xuất, tiếp thị, phân phối và hỗ trợ cho người tiêu dùng cuối cùng. Những hoạt động này có thể được thực hiện bởi cùng một công ty hoặc do các công ty khác nhau thực hiện. Việc ngày càng nhiều quốc gia tham gia vào các khâu khác nhau đã giải thích lý do tại sao chuỗi giá trị được coi là toàn cầu. Khái niệm về GVC đã được giới thiệu vào đầu những năm 2000 và đã nhanh chóng thể hiện được xu thế phát triển mới của nền kinh tế thế giới: (i) Sự phân mảnh ngày càng tăng trong sản xuất giữa các quốc gia. GVC liên kết các hoạt động phân tán theo địa lý trong một ngành công nghiệp và tạo điều kiện cho sự thay đổi của mô hình thương mại và sản xuất. Đối với các nhà hoạch định chính sách, GVC rất quan trọng để nắm bắt sự liên kết của các nền kinh tế. Cụ thể, GVC nhấn mạnh khả năng cạnh tranh xuất khẩu phụ thuộc vào việc tìm nguồn cung ứng đầu vào hiệu quả, cũng như tiếp cận với các nhà sản xuất và người tiêu dùng cuối cùng ở nước ngoài. (ii) Sự chuyên môn hóa của các quốc gia trong kinh doanh thể hiện nhiều hơn là ở các sản phẩm cụ thể. Mặc dù hầu hết các chính sách vẫn cho rằng hàng hóa và dịch vụ được sản xuất trong nước và cạnh tranh với các sản phẩm của nước ngoài, nhưng thực tế là hầu hết hàng hóa và số * Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội, Việt Nam. Tác giả nhận phản hồi: Tel.: +84912141702 - E-mail address: lanhuong1702@ gmail.com
- 434 HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA lượng dịch vụ ngày càng tăng được tạo ra trên thế giới và các quốc gia cạnh tranh về vai trò kinh tế trong chuỗi giá trị . Do đó, khái niệm về GVC rất quan trọng để thu hẹp khoảng cách giữa chính sách và thực tế kinh doanh. (iii) Phân tích chuỗi giá trị toàn cầu đưa ra những hiểu biết về quản trị kinh tế và giúp xác định các công ty và các yếu tố kiểm soát và điều phối các hoạt động trong mạng lưới sản xuất. Hiểu cấu trúc quản trị rất quan trọng đối với việc hoạch định chính sách, đặc biệt là đánh giá cách các chính sách có thể có tác động đến các công ty và địa điểm hoạt động. Sự tham gia khác nhau của các quốc gia trong chuỗi giá trị toàn cầu (GVC) phản ánh vị trí tương đối của các nền kinh tế trong mạng lưới sản xuất toàn cầu, từ đó phản ánh lợi thế của nền kinh tế và lợi thế so sánh của quốc gia đó. Các nền kinh tế có các sản phẩm công nghệ cao chiếm phần lớn trong xuất khẩu có xu hướng tham gia nhiều vào khâu sản xuất xuất khẩu (backward GVC participation) và tỷ lệ tham gia khâu sản xuất xuất khẩu các sản phẩm đầu vào cho các giai đoạn tiếp theo trong chuỗi sản xuất (forward GVC participation) thấp, trong khi các nền kinh tế xuất khẩu chủ yếu bao gồm các sản phẩm dựa trên tài nguyên thiên nhiên có xu hướng ngược lại. Do đó, việc làm thế nào để xác định được mức độ tham gia của các quốc gia vào trong các GVC là một vấn đề quan trọng. OECD hợp tác cùng với WTO, đã xây dựng một cơ sở dữ liệu mới về dòng chảy thương mại theo giá trị tăng thêm (value added) dựa trên mô hình toàn cầu của mạng lưới sản xuất và thương mại quốc tế. Mô hình đầu vào-đầu ra liên quốc gia (ICIO) liên kết đầu vào - đầu ra từ 58 quốc gia (một trong những quốc gia này là phần còn lại của thế giới) và chiếm hơn 95% sản lượng của thế giới. Dòng đầu vào trung gian giữa các quốc gia và các ngành công nghiệp được tập hợp từ Cơ sở dữ liệu thương mại song phương theo danh mục ngành và theo mục đích sử dụng cuối cùng (BTDIxE). Mô hình OECD ICIO cho phép phân tích GVC từ góc độ toàn cầu thực sự chi tiết tất cả các giao dịch giữa các ngành và quốc gia cho 37 ngành. Một ví dụ đơn giản về Bảng đầu vào - đầu ra (Hình 1), mỗi quốc gia được giả định chỉ có một khu vực, được gọi là ngành công nghiệp, để tính giá trị gia tăng nước ngoài (FVA) và giá trị gia tăng trong nước (DVA), cũng như các khái niệm khác. Ba thành phần chính (ma trận) của bảng đầu vào - đầu ra là: Cầu hàng hóa trung gian (ma trận TT trong Eora) - (the TT matrix in Eora); Cầu tiêu dùng cuối cùng (ma trận FFFF trong Eora) - (the FFFF matrix in Eora) và Giá trị tăng thêm hoặc đầu vào chính (ma trận VVVV trong Eora) - (the VVVV matrix in Eora). Hình 1: Bảng đầu vào - đầu ra Nguồn: UNCTAD (2013)
- HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA 435 Một quốc gia xuất khẩu hàng hóa có thể được chia thành giá trị gia tăng sản xuất trong nước và giá trị gia tăng nhập khẩu (nước ngoài) được thể hiện trong hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu. Hơn nữa, xuất khẩu có thể hướng đến thị trường nước ngoài để tiêu thụ cuối cùng hoặc làm đầu vào trung gian để xuất khẩu trở lại nước thứ ba (hoặc quay lại nước ban đầu). Việc phân tích GVC do vậy sẽ bao hàm các yếu tố sau: (1) Giá trị gia tăng nước ngoài (FVA): là giá trị gia tăng trong xuất khẩu mà đầu ra được sản xuất bởi các ngành công nghiệp nước ngoài; (2) Giá trị gia tăng trong nước (DVA): là giá trị gia tăng trong xuất khẩu mà đầu ra được sản xuất bởi các ngành công nghiệp trong nước. Hình 2: Phân rã tổng xuất khẩu (Gross Exports) Nguồn: Koopman et al (2014) Chỉ số tham gia GVC (GVC participation index) là chỉ số tổng hợp thể hiện các liên kết ngược và xuôi (backward and forward linkages) trong GVC. GVC participation = DVA / EXP + FVA / EXP 2. Sự tham gia của Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu theo cách tiếp cận bảng ICIO Trong những năm qua, Việt Nam đã hội nhập thành công vào nhiều chuỗi giá trị toàn cầu (GVC) và có quy mô tham gia GVC gần 50% giá trị xuất khẩu - cao hơn mức trung bình của thế giới. Việt Nam có hệ số tham gia GVC cao hơn mức trung bình của thế giới, thể hiện nỗ lực gia nhập trong mạng lưới sản xuất toàn cầu. Tuy nhiên, so với các nước trong khu vực châu Á và ASEAN, thì mức độ tham gia của Việt Nam khá thấp. Mức độ tham gia GVC trung bình của khu vực ASEAN là 61% tổng kim ngạch xuất khẩu - cao nhất trong khu vực châu Á. Đối với những nền sản xuất nhỏ, đặc biệt là tại các quốc gia mới nổi như Việt Nam, xu hướng chuyên môn hoá và tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu mạnh mẽ là một yêu cầu tất yếu nhằm nâng cao năng suất lao động, mở rộng cơ hội xuất khẩu, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển. Chính vì vậy, với mức độ tham gia GVC hiện tại, nền sản xuất Việt Nam dù đã có những cải thiện đáng kể nhưng vẫn ở vị trí thấp so với các nước trong khu vực. Gia tăng mức độ tham gia GVC có thể đặt ra như một nhu cầu tất yếu trong chiến lược phát triển sản xuất của Việt Nam.
- 436 HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA Hình 3: GVC participation của Việt nam và một số nước ASEAN, 2018 Nguồn: AJC-UNCTAD-Eora database on ASEAN GVCs Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu (GVC) thông qua việc nhập khẩu nguyên vật liệu phục vụ sản xuất xuất khẩu (backward GVC participation), tỷ lệ này chiếm 45% tổng kim ngạch xuất khẩu, để sản xuất xuất khẩu các sản phẩm đầu vào cho các giai đoạn tiếp theo trong chuỗi sản xuất (forward GVC participation) (tỷ lệ này hiện chiếm trên 10%). Như vậy trên 55% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam có liên quan đến hoạt động chuỗi giá trị toàn cầu, xu hướng này sẽ tiếp tục tăng cường khi Việt Nam đang tích cực mở cửa nền kinh tế thông qua việc ký kết các hiệp định FTA. Việt Nam đang nổi lên nhanh chóng như một trung tâm lắp ráp trong ngành, trong khi ba nền kinh tế khác là nhà sản xuất các linh kiện công nghệ cao hàng đầu như chip điện tử, việc sản xuất phụ thuộc nhiều vào các sản phẩm chính cụ thể và bí quyết kỹ thuật được nhập khẩu từ các nền kinh tế. thế giới.
- HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA 437 Hình 4: GVC participation của Việt Nam và một số quốc gia 2017 Hình 4 cho thấy sự tham gia vào GVC đã thay đổi đáng kể. Chẳng hạn, tỷ lệ tham gia Backward Participation của Việt Nam đã tăng hơn 10 điểm phần trăm so với mức 2000, trong khi tỷ lệ tham gia Forward Participation đã giảm. Xét theo từng khu vực có thể thấy rõ bức tranh thay đổi của Việt Nam trong GVC theo từng phân ngành. Chỉ số GVC participation của Việt Nam theo các mối liên kết ngược (Backward Linkages) giảm chủ yếu ở các nhóm ngành nông nghiệp, khai thác khoảng sản và tăng chủ yếu ở phân ngành dịch vụ và nhóm ngành công nghiệp công nghệ cao (high-tech). Chỉ số GVC participation của Việt Nam theo các mối liên kết xuôi (Forward Linkages) cũng cho thấy xu thế giảm ở nhóm ngành khai thác và nông sản, tăng nhóm ngành dịch vụ và công nghiệp hiện đại.
- 438 HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA Backward Linkages Forward Linkages Industry 2010 2017 Thay đổi 2010 2017 Thay đổi Agriculture, Hunting, Forestry and Fishing 1,117 1,087 ↓ 1,210 1,230 ↑ Mining and Quarrying 0,895 0,872 ↓ 1,190 1,150 ↓ Food, Beverages and Tobacco 1,433 1,429 ↓ 0,957 0,911 ↓ Textiles and Textile Products 1,145 1,087 ↓ 0,992 0,899 ↓ Leather, Leather and Footwear 1,153 1,127 ↓ 0,784 0,736 ↓ Wood and Products of Wood and Cork 1,455 1,455 * 1,333 1,349 ↑ Pulp, Paper, Paper , Printing and Publishing 1,271 1,257 ↓ 1,612 1,588 ↓ Coke, Refined Petroleum and Nuclear Fuel 1,114 1,147 ↑ 1,636 1,646 ↑ Chemicals and Chemical Products 1,060 1,037 ↓ 1,548 1,479 ↓ Rubber and Plastics 1,077 1,055 ↓ 1,200 1,166 ↓ Other Non-Metallic Mineral 1,054 1,074 ↑ 1,122 1,066 ↓ Basic Metals and Fabricated Metal 0,991 0,963 ↓ 1,469 1,424 ↓ a Machinery, Nec 0,986 0,942 ↓ 0,855 1,026 ↑ Electrical and Optical Equipment 1,058 1,035 ↓ 0,926 0,895 ↓ Transport Equipment 1,166 1,183 ↑ 0,696 0,779 ↑ a Manufacturing, Nec ; Recycling 1,279 1,266 ↓ 0,789 0,810 ↑ Electricity, Gas and Water Supply 0,750 0,777 ↑ 1,379 1,384 ↑ Construction 1,062 1,061 ↓ 0,600 0,671 ↑ Sale, Maintenance and Repair 0,893 0,903 ↑ 0,889 0,843 ↓ Wholesale Trade and Commission Trade 0,837 0,851 ↑ 1,161 1,116 * Retail Trade 0,570 0,597 ↑ 0,542 0,565 ↑ Hotels and Restaurants 1,093 1,104 ↑ 0,684 0,685 ↑ Inland Transport 0,960 0,954 ↓ 0,957 0,978 ↑ Water Transport 1,045 1,031 ↓ 1,104 1,096 ↓ Air Transport 0,979 0,960 ↓ 0,862 0,841 ↓ Other Supporting and Auxiliary Transport Activities 0,971 0,986 ↑ 1,266 1,204 ↓ Post and Telecommunications 1,084 1,068 ↓ 0,861 0,878 ↑ Financial Intermediation 0,884 0,870 ↓ 1,269 1,269 ↓ Real Estate Activities 0,792 0,811 ↑ 0,898 0,984 ↓ Renting of M&Eqb and Other Business Activities 0,924 0,929 ↑ 1,180 1,179 ↓ Public Admin and Defence; Compulsory Social Security 0,760 0,778 ↑ 0,550 0,574 ↑ Education 0,705 0,731 ↑ 0,587 0,601 ↑ Health and Social Work 0,889 0,989 ↑ 0,554 0,577 ↑ Other Community, Social and Personal Services 0,914 0,928 ↑ 0,698 0,732 ↑ Private Households with Employed Persons 0,634 0,656 ↑ 0,639 0,666 ↑ Hình 5: GVC participation của Việt Nam theo Forward and Backward Linkages phân theo ngành 2010 và 2017 Nguồn: Asian Development Bank Multiregional Input-Output Database Những thay đổi này có thể được lý giải bởi sự thay đổi trong cơ cấu xuất khẩu của nền kinh tế. Năm 2010, xuất khẩu chính của Việt Nam chủ yếu là những sản phẩm xuất phát từ khai thác tài nguyên, tiếp theo là nông nghiệp, lâm nghiệp và đánh cá. Các lĩnh vực thường có tỷ lệ tham gia Forward Participation cao, do các sản phẩm này chủ yếu được khai thác từ tài nguyên thiên nhiên trong nền kinh tế. Năm 2017, hàng xuất khẩu chính của Việt Nam đã chuyển sang thực phẩm, đồ uống và thuốc lá; thiết bị điện và quang học; dệt may; và da, các sản phẩm da và giày dép về tổng xuất khẩu. Trong thiết bị điện và quang đặc biệt, tỷ lệ tham gia Backward Participation là tương đối cao so với các ngành công nghiệp khác. Như vậy, nền sản xuất đã có sự gia nhập đáng kể vào mạng lưới sản xuất toàn cầu, tuy nhiên, mức độ tham gia còn thấp tương đối so với các nước trong khu vực. Đồng thời, với mức độ gia
- HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA 439 nhập hiện tại, nền sản xuất đang có xu hướng mở rộng sự tham gia vào các khâu gia công nhiều hơn chủ yếu tập trung vào khu vực chế tạo, gia công, phát triển sản xuất trong nhóm ngành công nghệ thấp: dệt may, giày da, nông sản Vì nền sản xuất Việt Nam đang tập trung ở công đoạn gia công trong chuỗi GVC, để cải thiện vị trí của Việt Nam trong GVC trong giai đoạn tới, để gia tăng lợi ích từ xuất khẩu, có thể phát triển các hoạt động đầu chuỗi (R&D, thiết kế, phát minh sáng chế), hoặc cuối chuỗi (phân phối, dịch vụ hậu bán hàng, marketing và phát triển thương hiệu), di chuyển vị trí của Việt Nam lên trên hoặc xuống dưới trên bản đồ GVC. Tuy nhiên, trong điều kiện hiện tại, phát triển các dịch vụ cuối chuỗi như Logistic, marketing, các dịch vụ bảo hành, bào trì là phương án khả thi hơn, đây cũng là xu hướng phát triển thành công tại nhiều nước châu Á mới nổi. Như vậy, các chính sách khai thác FDI cũng như hỗ trợ phát triển doanh nghiệp cần tập trung ưu tiên cho các ngành dịch vụ logistic và marketing quốc tế, từ đó hạ thấp hệ số khoảng cách và di chuyển vị trí của Việt Nam xuống dưới trên bản đồ GVC. Việc phát triển các ngành dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu như marketing, logistic, phát triển thương hiệu, phân phối Giải pháp này góp phần cải thiện phần giá trị gia tăng thu được từ các GVC. Đồng thời đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế qua các hiệp định thương mại song phương và đa phương. Đây là giải pháp mở rộng về quy mô, mặc dù giải pháp này không trực tiếp cải thiện được phần giá trị gia tăng trên một đơn vị nhập khẩu đầu vào, nhưng hội nhập sẽ đem lại cơ hội thu hút FDI và đẩy mạnh gia nhập các GVC, nền sản xuất Việt Nam có thể tiếp nhận nền sản xuất tiên tiến, từ đó tạo xung lực cải thiện năng lực sản xuất, năng lực cạnh tranh cũng như các hoạt động R&D trong nước. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Gereffi, Gary, Karina Fernandez-Stark and Phil Psilos. (2011). Skills for Upgrading: Workforce Development and Global Value Chains in Developing Countries. Durham: Duke University Center on Globalization Governance & Competitiveness. 2. Global Value Chains in ASEAN (2019), A Regional Perspective 3. Koopman, R., Z. Wang and S.J. Wei (2014), “Tracing Value-Added and Double Counting in Gross Exports”, American Economic Review 104, 459-494. 4. UNCTAD (2013), World Investment Report 2013: Global Value Chains: Investment and Trade for Development. 5. 6.