Tác động của các hiệp định thương mại tự do đến cơ cấu kinh tế Việt Nam

pdf 139 trang Gia Huy 3200
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tác động của các hiệp định thương mại tự do đến cơ cấu kinh tế Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftac_dong_cua_cac_hiep_dinh_thuong_mai_tu_do_den_co_cau_kinh.pdf

Nội dung text: Tác động của các hiệp định thương mại tự do đến cơ cấu kinh tế Việt Nam

  1. ISBN: 978-604-84-4317-7 HỘI THẢO KHOA HỌC CẤP QUỐC GIA TÁC ĐỘNG CỦA CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO ĐẾN CƠ CẤU KINH TẾ VIỆT NAM Đà Nẵng, ngày 03 tháng 12 năm 2018
  2. BAN TỔ CHỨC 1. PGS.TS. Nguyễn Mạnh Toàn Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế - Trưởng ban ĐHĐN 2. PGS.TS. Võ Thị Thúy Anh Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh Đồng Trưởng ban tế - ĐHĐN 3. PGS.TS. Nguyễn Thu Thủy Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại Phó trưởng ban thương 4. PGS.TS. Vũ Hoàng Nam Trưởng phòng QLKH – Trường Đại học Ủy viên Ngoại thương 5. PGS.TS. Nguyễn Phúc Nguyên Trưởng phòng KH&HTQT – Trường Ủy viên ĐHKT- ĐHĐN BAN NỘI DUNG TS. Huỳnh Thị Diệu Linh Thư ký đề tài Trưởng ban Trường ĐHKT - ĐHĐN PGS.TS. Từ Thúy Anh Trường Đại học Ngoại thương Ủy viên TS. Huỳnh Thị Hồng Hạnh Thành viên đề tài Ủy viên Trường ĐHKT - ĐHĐN TS. Nguyễn Thị Hương Thành viên đề tài Ủy viên Trường ĐHKT-ĐHĐN TS. Đặng Hữu Mẫn Phó trưởng Phòng KH&HTQT Ủy viên TS. Vũ Huyền Phương Phó trưởng Phòng QLKH- Trường Đại Ủy viên học Ngoại thương
  3. MỤC LỤC Stt Tên bài báo Tác giả Trang 1 Tương lai của hiệp định thương mại tự do “thế Hoàng Thanh Hiền 1 hệ mới” (Free Trade Agreements – FTAs): hướng đi nào sau CPTPP? 2 FTA thế hệ mới – Những tác động nổi bật Trần thị Trang, Hoàng 8 Thị Lan Phương 3 Tác động của việc thực thi các hiệp định thương Đào Hữu Hòa 15 mại tự do (FTA) và chuyển dịch cơ cấu kinh tế đến thu nhập và bất bình đẳng ở Việt Nam 4 FTAs và định hướng cải cách chính sách thuế Kiều Thị Khánh. Hoàng 41 của Việt Nam Hà 5 Phân tích và dự báo các tác động của Hiệp định Lê Vũ Tường Vy 49 Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương đến các Doanh nghiệp Bình Định 6 Ảnh hưởng của Tiêu chuẩn SPS đến xuất khẩu Nguyễn Anh Tuấn, Đặng 59 nông sản Việt Nam Trần Ngọc Thương 7 Các hướng tiếp cận tăng trưởng và chuyển dịch Phạm Quang Tín 69 cơ cấu kinh tế Việt Nam dựa trên lý thuyết lợi thế so sánh 8 Lợi thế so sánh hiện (Revealed Comparative Ông Nguyên Chương 78 Advantage-RCA) trong xu hướng xuất khẩu của Việt Nam 9 Ngành có lợi thế phát triển trong điều kiện hội Bùi Quang Bình 86 nhập: Theo lý thuyết và quan điểm thực tiễn Việt Nam 10 Phát triển nông nghiệp Việt Nam trong bối cảnh Lê Bảo 91 tự do hóa thương mại
  4. 11 Phát triển các ngành công nghiệp Việt Nam Trần Khánh Linh 97 trong bối cảnh hiệp định CPTPP được ký kết: Cơ hội và thách thức 12 Tác động kinh tế - xã hội của hiệp định thương Huỳnh Thị Diệu Linh 107 mại tự do EU –Việt Nam (EVFTA) 13 Ảnh hưởng của các FTAs đối với số thu ngân Vũ Huyền Phương, 126 sách Nhà nước của ngành Hải quan giai đoạn Nguyễn Thị Diệu Hoa 2016-2018
  5. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng TƯƠNG LAI CỦA HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO “THẾ HỆ MỚI” (FREE TRADE AGREEMENTS – FTAS): HƯỚNG ĐI NÀO SAU CPTPP? Hoàng Thanh Hiền Đại học Duy Tân, Đà Nẵng 1. Giới thiệu Theo số liệu của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), đến tháng 01/2019, đã có hơn 290 thỏa thuận thương mại song phương hoặc đa phương hiện đang có hiệu lực trên toàn thế giới. Hệ thống phức tạp và chồng chéo gồm nhiều thỏa thuận này đã được Bhagwati (1995) gọi bằng một thuật ngữ rất hình tượng là “Bát mì Spaghetti”. Để hình dung sự phức tạp của “bát mì Spaghetti” này chúng ta hãy cùng xem sự phát triển của các thỏa thuận thương mại ở các nước thuộc khu vực Mỹ Latin và Ca-ri-bê sau 20 năm (từ năm 1995 đến năm 2016) trong Hình 1 dưới đây. Trong những năm gần đây, hình thức FTA (Free Trade Agreement) “thế hệ mới” song phương hoặc đa phương ngày càng trở nên phổ biến hơn, với phạm vi hợp tác rộng hơn, và dần sẽ có khả năng thay thế cho các thỏa thuận thương mại thế hệ cũ. 1 Một số lượng khá lớn các FTA đã được kí kết và thực hiện gần đây thu hút được rất nhiều sự chú ý, quan sát và đánh giá các tác động xung quanh các hiệp định này, ví dụ như Hiệp định Đối tác thương mại và đầu tư xuyên Đại Tây Dương (TTIP), FTA Việt Nam – EU (EVFTA), các FTA ASEAN + 1, . Hiện nay trong bối cảnh đàm phán thương mại đa phương thông qua WTO đang bế tắc (vòng đàm phán Doha), sự gia tăng mạnh các FTA song phương và khu vực đã trở thành một xu hướng mới ảnh hưởng đến thương mại và đầu tư quốc tế trong những năm gần đây. Cùng với việc Anh (United Kingdom – UK) lựa chọn rời khỏi Liên minh Châu Âu (European Union - EU), hay còn gọi là Brexit, sau nhiều thập kỷ gắn bó sẽ có một loạt các hiệp định thương mại mới đi vào đàm phán và ký kết.Ví dụ như Anh sẽ phải đàm phán và ký kết lại FTA với EU hoặc với các nước mà Anh đã từng có hiệp định hoặc đang đàm phán khi còn là thành viên của EU như các nước thành viên CPTPP, Canada, Úc, New Zealand, Mỹ (Webb et al., 2019). Bên cạnh đó, mặc dù Mỹ đã rút khỏi TPP đã được kí kết trước đây vào tháng 02/2016, Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đã được ký kết lại vào tháng 03/2018 bởi các Bộ trưởng Thương mại từ 11 quốc gia TPP khác và bắt đầu chính thức có hiệu lực với 7/11 nước thành viên từ tháng 01/2019. Trước đó, Hiệp định Kinh tế và thương mại toàn diện EU-Canada (EU-Canada Comprehensive Economic and Trade Agreement – CETA) đã bắt đầu có hiệu lực từ tháng 09/2017. Tầm quan trọng của các hiệp ước này được minh họa bởi số lượng và quy mô của các nền kinh tế liên quan tham gia kí kết Hiệp định. Đây chính là lí do mà chúng ta cần nhìn lại các đặc điểm của các hiệp định thương mại mới, đặc biệt là các hiệp định với rất nhiều vùng lãnh thổ tham gia (megaregional free trade agreements - MFTAs). MFTAs hiện đang là xu hướng mới và được hoan nghênh vì nó giúp đơn giản hóa bối cảnh phức tạp của các hiệp định thương mại song phương chồng chéo như bát mì Spaghetti của Bhagwati, đồng thời chúng còn giúp phát triển các quy tắc và quy định nhất quán nhằm giảm phi phí thương mại và đóng góp gia tăng quy mô nền kinh tế. 1 Thuật ngữ “thế hệ mới: ở đây chỉ mang tính tương đối, nhằm phân biệt với các thỏa thuận thương mại trước đây chủ yếu chỉ nhằm mục đích cắt giảm hàng rào thuế quan. Các FTA “thế hệ mới” không chỉ giới hạn trong việc thực hiện cắt giảm hàng rào thuế quan mà còn cả xúc tiến và tự do hoá đầu tư, hợp tác chuyển giao công nghệ, thuận lợi hóa thủ tục hải quan, xây dựng năng lực và nhiều nội dung mới khác như lao động, môi trường (Nguyễn, 2019). 1
  6. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng Hình 1: Thỏa thuận thương mai khu vực Mỹ Latin và Ca-ri-bê, 1995-2016 Nguồn: IDB Integration and Trade Sector Các MFTAs cơ bản bao gồm TPP (sau này là CPTPP), TTIP giữa Mỹ và EU, Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) giữa Úc, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, New Zealand và các quốc gia thuộc ASEAN, và CETA. Với vị trí và vai trò của các quốc gia thành viên thuộc CPTPP trong nền kinh tế thế giới, rõ ràng hiệp định này sẽ đóng vai trò tham chiếu quan trọng cho các cuộc đàm phán FTA trong tương lai (VD: các đàm phán FTA giữa Anh và EU), cũng đồng thời ảnh hưởng đến các nền kinh tế khác trên thế giới (VD: đàm phán hiệp ước đầu tư EU-Trung Quốc, hoặc là đàm phán Hiệp định thương mại tự do Canada-Trung Quốc). Bài viết này nhằm mục đích phân tích các yếu tố “mới” của CPTPP trong các điểm chính yếu nhằm mục đích cung cấp một cái nhìn về phương pháp tiếp cận, cơ sở lý luận cơ bản, và đưa ra một nền tảng dự đoán cho cách tiếp cận các FTA mới cho Việt Nam trong tương lai. Bài viết chia làm 2 phần, phần 1 sẽ trình bày một vài thông tin chính yếu về CPTPP và ảnh hưởng của CPTPP đến Việt Nam. Phần 2 sẽ phân tích một số điểm mới của CPTPP so với nền tảng là các quy định của WTO trước đây. 2. Tóm tắt về CPTPP và ảnh hưởng của nó đến Việt Nam Hiệp định TPP ban đầu bao gồm 12 nền kinh tế thuộc 3 châu lục bao gồm Châu Mỹ, Châu Á và Châu Úc. 2 Tuy nhiên đến đầu năm 2017, Mỹ - nền kinh tế lớn nhất, chính thức tuyên bố rút khỏi hiệp định. Điều này đã dẫn đến việc đàm phán lại và ký kết Hiệp định CPTPP giữa các nước thành viên với mục tiêu duy trì những mong muốn đầy tham vọng của hiệp định TPP ban đầu. Hiện nay CPTPP đã bắt đầu có hiệu lực với các nước Úc, Canada, Nhật, Mexico, New Zealand, Singapore và Việt Nam và đang chờ đợi phê chuẩn của các nước Brunei, Chile, Malaysia và Peru. Sau khi đi vào thực hiện, CPTPP sẽ tạo ra một thị trường với khoảng 500 triệu khách hàng và chiếm 13,5% GDP toàn thế giới (Webb et al., 2019). 2.1. Thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và các nước thành viên CPTPP Theo số liệu từ TCTK thì trong năm 2018, Việt Nam đã xuất khẩu lượng hàng hóa tương đương với giá trị là 36.810,45 triệu USD đến các nước thành viên trong Hiệp định CPTPP, đồng thời Việt Nam cũng nhập khẩu một lượng hàng hóa tương đương với 37.667,64 triệu USD, thâm hụt thương mại khoảng 857,198 triệu USD (xem Bảng 1). 2 Châu Mỹ bao gồm các nước: Mỹ, Canada, Pê ru, Chi Lê và Mexico, Châu Á bao gồm: Nhật Bản, Malaysia, Singapore, Brunei và Việt Nam. 2
  7. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng Trong 10 nước thành viên CPTPP thì Việt Nam đạt thặng dư thương mại với 5 nước là Canada, Chile, Mexico, Úc và Pê ru, và thâm hụt thương mại với các nước còn lại. Việt Nam giao dịch thương mại tập trung chủ yếu với Nhật Bản, Úc, Malaysia, Singapore và Canada, chiếm khoảng 90% các giao dịch thương mại xuất nhập khẩu trong khối CPTPP. Về tổng số thì giao dịch thương mại giữa Việt Nam và các thành viên CPTPP trong năm 2018 chiếm khoảng 15,6% về tổng xuất khẩu và 16,3% về tổng nhập khẩu của cả nước. Như vậy có thể thấy tiềm năng xuất khẩu cho Việt Nam đến các nước thành viên CPTPP còn lại là rất lớn, khi hiện giao dịch chủ yếu vẫn là giữa 5 nước đã nêu ở trên. Bảng 1: Thương mại song phương giữa Việt Nam và các nước thành viên CPTPP, 2018 Xuất khẩu Nhập khẩu XK - NK Triệu US$ % tổng số Triệu US$ % tổng số Brunei 18.46402 0.05016 36.66877 0.097348 -18.2048 Malaysia 4047.83 10.99642 7450.336 19.77914 -3402.51 Singapore 3138.275 8.525501 4523.631 12.00933 -1385.36 Canada 3014.386 8.188941 858.9073 2.280226 2155.478 Chile 781.7105 2.123611 306.6096 0.813987 475.1009 Mexico 2239.874 6.084887 1118.891 2.97043 1120.983 New Zealand 504.0143 1.369215 530.8998 1.409432 -26.8855 Nhật Bản 18850.61 51.20995 19010.89 50.47007 -160.275 Úc 3965.09 10.77164 3747.218 9.948107 217.872 Pê ru 250.1912 0.679674 83.59539 0.221929 166.5958 Tổng cộng 36810.45 100 37667.64 100 -857.198 Nguồn: Tổng cục Thống kê (TCTK), tác giả tổng hợp và biên soạn. Theo số liệu từ ASEAN thì hiện nay Việt Nam đang tiếp nhận vốn FDI từ 8/10 nước thành viên của CPTPP. Trong đó Nhật Bản, Singapore và Malaisia là 3 trong số 10 quốc gia trên thế giới đầu tư nhiều nhất vào Việt Nam dựa trên số vốn đăng ký cũng như số dự án đăng ký. Theo số liệu từ TCTK, tính đến cuối năm 2017, tổng số vốn đăng ký còn hiệu lực của 3 quốc gia này chiếm khoảng 32,6% số vốn FDI trên toàn quốc. Có thể thấy rằng các thành viên CPTPP đã và sẽ là nguồn FDI rất quan trọng cho Việt Nam cả trong hiện tại và tương lai. Bảng 2: Luồng vốn FDI từ các nước thành viên CPTPP vào Việt Nam trong những năm gần đây, 2013- 2017, triệu US$. 2013 2014 2015 2016 2017 Nhật Bản 2,365.24 969.18 954.96 1,338.89 3,580.39 Singapore 1,801.09 1,219.52 638.48 1,250.60 2,085.64 Malaysia 59.39 163.75 1,285.01 472.53 114.46 Úc 52.19 62.12 104.31 231.41 62.53 Brunei 34.15 36.85 78.58 162.43 18.44 Canada 10.47 125.22 3.14 35.01 17.79 New Zealand 0.60 1.79 5.70 9.59 1.38 Chile 0.01 Nguồn: Tác giả tổng hợp từ ASEAN Statistics Division. 3
  8. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng 2.2. Dự báo tác động của CPTPP đến Việt Nam Theo một tính toán của Ngân hàng Thế giới (World Bank – WB) thì việc CPTPP chính thức đi vào thực hiện sẽ giúp Việt Nam tăng trưởng xuất khẩu, giảm nghèo, tăng trưởng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và tiếp tục mở rộng các ngành dịch vụ (World Bank 2018). Cụ thể thì theo tính toán của WB, dự báo xuất khẩu hàng năm của Việt Nam sẽ tăng khoảng 4,32% nhờ sự đa dạng hóa của thị trường xuất khẩu. Dự kiến đến năm 2030, nhờ việc tham gia vào CPTPP, lượng hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam có thể tăng thêm 13,1 tỉ US$ chủ yếu tập trung vào các ngành thực phẩm, đồ uống, may mặc và dệt may. Bên cạnh đó, theo dự đoán, CPTPP sẽ giúp thoát nghèo cho 0,9 triệu và 0,6 triệu người tương ứng theo từng thời điểm 2025 và 2030 (với mức chuẩn nghèo là 5,5 US$/ngày PPP). 3 Tuy nhiên, WB cũng đưa ra cảnh báo về việc bất bình đẳng thu nhập sẽ ngày càng tăng khi mà nhóm có thu nhập cao sẽ được hưởng lợi nhiều hơn từ CPTPP. Điều này có thể được giải thích từ việc hiệp định sẽ tạo ra nhiều cơ hội kinh tế hơn cho các lao động có tay nghề cao, có trình độ học vấn so với các lao động có trình độ thấp. Như vậy ở đây sẽ cần đến các chính sách điều chỉnh làm công cụ để bù đắp cho những đối tượng bị tụt lại phía sau cũng như xây dựng các cơ chế hỗ trợ giúp dịch chuyển từ các ngành ít cơ hội kinh tế sang các ngành có nhiều cơ hội hơn. Ngoài yếu tố thúc đẩy thương mại thì CPTPP còn ảnh hưởng đến cải cách ở nhiều lĩnh vực như dịch vụ, hải quan, thương mại điện tử, môi trường, sở hữu trí tuệ, chi tiêu công, đầu tư, tiêu chuẩn lao động, các vấn đề pháp lý, tiếp cận thị trường cho hàng hóa, quy tắc xuất xứ, các biện pháp phi thuế quan như SPS (các quy tắc về tiêu chuẩn an toàn thực phẩm và sức khỏe động, thực vật) và TBT (các quy tắc về xây dựng, chấp nhận và áp dụng các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn và quy trình đánh giá sự phù hợp), . CPTPP được kỳ vọng là sẽ góp phần thúc đẩy sự minh bạch và hỗ trợ việc hình thành các thể chế hiện đại ở Việt Nam. Bên cạnh việc tăng xuất khẩu, về lâu dài hiệp định cũng thúc đẩy sự hình thành các chuỗi cung ứng trong nước, làm giảm sự phụ thuộc vào yếu tố đầu vào nhập khẩu từ đó thúc đẩy sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân. Nguồn vốn FDI cũng được dự kiến sẽ có sự chuyển hướng tập trung vào các ngành công nghiệp “thượng nguồn” với chức năng sản xuất hàng hóa trung gian cho các ngành công nghiệp hưởng lợi nhiều từ CPTPP như dệt, may mặc, da, thực phẩm . Tuy nhiên thách thức cũng xuất hiện cùng với cơ hội, đó là Việt Nam cần có những chính sách khôn ngoan, phù hợp để lựa chọn các luồng vốn FDI với công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường. Bên cạnh đó việc cải cách ở các điểm nghẽn trong tiếp nhận dòng vốn FDI cũng cần được khơi thông, ví dụ như: cơ sở hạ tầng, đường xá, cảng biển, dịch vụ hậu cần hiện vẫn bị đánh giá là còn yếu kém và làm tăng chi phí thương mại cho các nhà đầu tư nước ngoài. 3. Các điểm mới và quan trọng trong các quy định trong CPTPP Giảm thuế hoặc loại bỏ thuế quan là mục tiêu mà các FTA như CPTPP theo đuổi, tuy nhiên đây không phải là mục tiêu duy nhất khi mà các điều khoản của CPTPP cũng đồng thời chứa đựng các nội dung về đầu tư, sở hữu trí tuệ, phát triển bền vững, lao động và môi trường cụ thể như sau. 3.1. Thương mại hàng hóa Các thành viên của CPTPP đều đồng ý giảm khoảng 95% các loại thuế theo thời gian, các điều chỉnh về thuế này đồng thời cũng áp dụng cho các sản phẩm nông nghiệp. Quy tắc xuất xứ sản phẩm cũng được quy định rất chặt chẽ (rules of origin – RoO), theo đó thì đầu vào từ một thành viên của Hiệp định sẽ được đối xử tương tự như các thành phần từ các thành viên khác và do đó đủ điều kiện để hưởng thuế quan ưu đãi. Nhìn chung các điều khoản về hàng rào thuế quan và phi thuế quan đã được xây dựng dựa trên các quy tắc sẵn có của WTO hoặc cao hơn các quy định đó, đặc biệt trong lĩnh vực hải quan và thuận lợi hóa thương mại. Các thỏa thuận cũng giải quyết vấn đề hàng rào phi thuế quan như việc hợp tác trong thiết lập các tiêu chuẩn về thực phẩm. So với các quy định hiện hành của WTO, thì CPTPP đã tiến thêm một bước trong việc thắt chặt các quy tắc chống lại các biện pháp phi thuế quan nhằm mục đích giảm chi phí giao dịch. Các ví dụ 3 Lưu ý đây là mức chuẩn nghèo mà WB sử dụng cho các nước có mức thu nhập trung bình cao, còn với các nước có mức thu nhập trung bình thấp, chuẩn nghèo tương ứng sẽ là 3,2 US$/ngày PPP. 4
  9. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng bao gồm thuận lợi hóa thương mại, chi tiêu của chính phủ, quy tắc tương đương trong các chỉ tiêu về vệ sinh và kiểm dịch thực vật (sanitary and phytosanitary – SPS) và việc chấp nhận lẫn nhau các kết quả đánh giá phù hợp. Bên cạnh đó, thỏa thuận còn yêu cầu việc tăng cường đơn giản hóa thủ tục hải quan để giải phóng nhanh hàng hóa xuất nhập khẩu, và thúc đẩy mạnh mẽ việc mua sắm của chính phủ. 3.2. Dịch vụ Các quy định về dịch vụ của CPTPP dẫn đến sự tự do hóa sâu rộng hơn các cam kết của WTO, bao gồm cả danh sách các ngành dịch vụ “tiêu cực”. Điều này có nghĩa là dịch vụ sẽ được giao dịch tự do hơn trong bất kỳ lĩnh vực nào không bị liệt kê là có sự duy trì các rào cản và tăng cường các biện pháp bảo vệ cho nhà đầu tư dịch vụ. Đây là cách tiếp cận mới và đang được áp dụng trong các hiệp định thương mại gần đây của EU với Canada và Nhật Bản. Theo CPTPP, các nhà cung cấp dịch vụ từ các quốc gia thành viên được đối xử bình đẳng với các doanh nghiệp trong nước và không bị hạn chế việc cung cấp dịch vụ. 3.3. Đầu tư Nhìn chung, các quy định về đầu tư đảm bảo cho nhà đầu tư nước ngoài được bảo vệ và đối xử tương đương như các nhà đầu tư trong nước. Bên cạnh đó, chính phủ sẽ được quyền điều chỉnh các mục tiêu về môi trường, sức khỏe và các quy định khác liên quan đến cộng đồng. Tuy nhiên, việc đặt ra các yêu cầu về hiệu suất như việc phải có yếu tố địa phương hoặc công nghệ địa phương phải bị loại bỏ. Như vậy bên cạnh việc bảo vệ nhà đầu tư thì đồng thời CPTPP cũng cung cấp một không gian pháp lý rộng hơn cho các chính phủ. Phát triển thương mại dịch vụ cũng là một lĩnh vực mà CPTPP hướng tới với các điều khoản được phát triển dựa trên GATS. Cách tiếp cận nhằm hướng tới tự do hóa thương mại dịch vụ bao gồm việc sử dụng danh sách tiêu cực (negative lists) dùng cho các quốc gia và tiêu chuẩn tiếp cận thị trường, loại bỏ các hàng rào thương mại như việc cộng đồng công nhận lẫn nhau về trình độ chuyên môn (dựa trên điều VIII của GATS) và tăng cường bảo vệ nhà đầu tư dịch vụ (Delimatsis, 2017). 4 3.4. Sở hữu trí tuệ Một điểm đáng lưu ý trong phần sử hữu trí tuệ là CPTPP chỉ ra rằng bảo vệ chỉ dẫn địa lý (geographical indications – GIs) có thể thực hiện không chỉ thông qua nhãn hiệu mà còn là hệ thống các chỉ dấu riêng biệt (sui generis systems) hoặc các phương pháp pháp lý khác. Tương tự các hiệp định FTA trước đây, phần sử hữu trí tuệ trong CPTPP cũng được phát triển chủ yếu từ Hiệp định TRIPS (Điều ước quốc tế đa phương về sở hữu trí tuệ) và chứa đựng các ngĩa vụ pháp lý trong “WTO-plus”, ví dụ như trách nhiệm của các nhà cung cấp dịch vụ trung gian và internet. 3.5. Phát triển bền vững Nhìn chung CPTPP đã thiết lập các tiêu chuẩn chi tiết hơn hoặc cao hơn các FTA trước đó về phát triển bền vững cũng như nhấn mạnh hơn việc thực thi các quy tắc. Các quy định về lao động, môi trường, hợp tác và thúc đẩy thương mại hỗ trợ phát triển bền vững, sự minh bạch, diễn đàn xã hội dân sự cũng được quy định đầy đủ. Bên cạnh việc tham khảo từ các Tuyên bố của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), CPTPP cũng cung cấp một số điều khoản lao động mới, ví dụ như các quy định về điều kiện làm việc được chấp nhận, bảo hộ lao động tại các khu chế xuất, thương mại hàng hóa được sản xuất bằng lao động cưỡng bức. Ngoài ra, CPTPP yêu cầu luật pháp trong nước đảm bảo điều kiện làm việc tối thiểu trong ba lĩnh vực bao gồm: tiền lương tối thiểu, giờ làm việc và tiêu chuẩn an toàn và sức khỏe nghề nghiệp. Đây là các điểm mới và tiến bộ trong CPTPP khi mà các điều khoản được tuyên bố rõ ràng là quyền lao động. Có thể thấy rõ rằng, các điều luật về môi trường trong CPTPP bao quát nhiều vấn đề, phạm trù hơn những FTA trước đây. Chẳng hạn như việc nhấn mạnh thương mại phải thân thiện với bảo vệ môi trường, 4 Negative lists sẽ bao gồm các lĩnh vực hoặc tiểu ngành mà các quốc gia có thể tạo ra giới hạn hoặc bảo lưu các biện pháp ngăn cản sự tiếp cận thị trường. Do đó, cách tiếp cận danh sách tiêu cực thúc đẩy tính minh bạch cho các lĩnh vực không được tự do hóa hoàn toàn. 5
  10. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng tuân theo các tiêu chuẩn quốc tế và có sự tham gia của cộng đồng. Khuyến khích thương mại và đầu tư các lĩnh vực hàng hóa, dịch vụ thân thiện với môi trường. Ngoài các quy định về lâm sản, hải sản và thủy sản, CPTPP cũng bao trùm thêm các vấn đề liên quan đến bảo vệ tầng ozone, bảo vệ môi trường biển khỏi ô nhiểm từ tàu thuyền và hoạt động đánh bắt hải sản, buôn bán động vật hoang dã và gỗ. Đây rỏ ràng là một thách thức lớn cho các nhà quản lý ở Việt Nam, khi mà các biện pháp khai thác đánh bắt thủy, hải sản ở ta đang còn mang tính chất riêng biệt, cục bộ theo địa phương và sự tuân thủ luật pháp lại phụ thuộc phần lớn vào ý thức của ngư dân. 3.6. Kết luận Trong một nghiên cứu gần đây, Wang (2018) đã phân tích các văn bản pháp lý của 2 hiệp định vừa ký kết là CPTPP và CETA. Tác giả đã nhận xét rằng cả 2 Hiệp định này dường như đã có hiện tượng hội tụ trong các điều luật quy định, sự khác biệt giữa chúng là không đáng kể. Các lĩnh vực như đầu tư, dịch vụ, sở hữu trí tuệ, cả 2 văn bản đều có sự tương đồng rất cao. Điều này cho thấy là cả CPTPP và CETA đang đóng vai trò quan trọng trong việc thiết lập lại các tiêu chuẩn mới thông qua sự thay đổi cấu trúc và thiết lập các quy định cho thương mại đa phương, đầu tư, môi trường và luật lao động, và bảo vệ người tiêu dùng. Cả 2 hiệp định này đều đã đi chệch khỏi các hiệp định thương mại truyền thống thường tập trung vào thuế quan và các biện pháp liên quan, và cả 2 cùng giải quyết các vấn đề phát sinh mới trong thương mại hiện đại như thương mại điện tử, doanh nghiệp quốc doanh và lao động. Cả 2 thỏa thuận này đều áp dụng những quy định nghiêm ngặt và nhấn mạnh việc thực thi theo quy tắc đã ký kết. Bên cạnh đó, 2 hiệp định này còn cố gắng tìm ra sự cân bằng giữa chính sách công và thị trường tự do. Một mặt, quyền điều chỉnh (the right to regulate), quyền chủ quyền của các quốc gia quy định quyền lợi công cộng và không gian chính sách của họ, được công nhận đối với các vấn đề trên phạm vi rộng bao gồm cả thương mại dịch vụ và đầu tư (Cho & Kurtz, 2018). Một mặt khác, các biện pháp khác nhau cũng được thực hiện nhằm thúc đẩy thị trường tự do ví dụ như việc cắt giảm và đơn giản hóa các quy trình và thông tin bắt buộc trong áp dụng CPTPP. 4. Cơ hội và thách thức cho Việt Nam trong các FTA thế hệ mới Sau hơn 10 năm là thành viên của WTO, đến nay, Việt Nam đã tham gia và hoàn tất đàm phám 16 Hiệp định FTA song phương và đa phương. Trong số đó, 12 FTA đã có hiệu lực và đang thực thi (bao gồm cả CPTPP vừa bắt đầu có hiệu lực từ tháng 01/2019). Với việc đàm phán, ký kết hàng loạt các FTA này, Việt Nam đang bước vào ngưỡng cửa hội nhập sâu rộng, được các đối tác đánh giá rất cao. Các FTA này hứa hẹn mang lại cơ hội hợp tác về vốn, về những mô hình, phương thức quản lý mới, hiện đại và hiệu quả hơn cho DN Việt Nam. Theo số liệu của Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam (VCCI), có đến 66% trong tổng số 10.000 doanh nghiệp (DN) Việt Nam được hỏi ủng hộ và tin vào những lợi ích mà các FTA thế hệ mới mang lại cho họ. Trong khi đó, tỷ lệ này ở các DN vốn FDI khiêm tốn hơn, chưa tới 30% (Lan, 2016). Các FTA thế hệ mới sẽ gần như ngay lập tức mở cửa thị trường cho các DN nước ngoài tiến vào thị trường Việt Nam, nhưng cũng được coi là “tấm vé” thông hành để các DN Việt Nam tiến sâu hơn vào các thị trường lớn như Mỹ, Nhật Bản và Liên minh châu Âu (EU). Khảo sát của VCCI cho thấy, DN Việt Nam đã sẵn sàng hơn trước các FTA. Cụ thể: có 83% DN biết về EVFTA; 93,78% DN biết về Cộng đồng Kinh tế ASEAN; 97,35% DN biết về WTO; 77,8% DN biết về Hiệp định FTA Việt Nam - Hàn Quốc. Cơ hội lớn nhất mà các FTA thế hệ mới mang lại là mở rộng thị trường nhờ cắt giảm thuế và dỡ bỏ rào cản thương mại để hàng hóa của Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu. Trong đó, các đối tác FTA của Việt Nam đều là các đối tác thương mại quan trọng, thể hiện ở giá trị thương mại lớn và tỷ trọng cao trên tổng số thương mại với thế giới của Việt Nam hằng năm. Thương mại của Việt Nam với các đối tác đã và đang đàm phán luôn chiếm trên 80% tổng kim ngạch thương mại của Việt Nam. Đây chính là cơ hội tốt để Việt Nam tăng sức cạnh tranh về giá. Nếu so sánh với WTO (các nước chỉ cam kết cắt giảm thuế chứ không phải loại bỏ thuế và chỉ với một số dòng thuế chứ 6
  11. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng không phải là hầu hết các dòng thuế), các FTA đã và đang mang lại những lợi thế hơn hẳn về thuế quan ưu đãi. Tuy FTA có nhiều cơ hội nhưng Việt Nam cũng phải đối mặt với không ít thách thức. Đầu tiên, để có thể tận dụng tối đa các ưu đãi thuế quan, trước hết hàng hóa Việt Nam phải đáp ứng tốt các điều kiện về xuất xứ, rào cản kỹ thuật, vệ sinh dịch tễ từ các thị trường nhập khẩu. Các hàng rào kỹ thuật và hệ thống vệ sinh và kiểm dịch thực vật khắt khe có thể là những rào cản khiến hàng hóa Việt Nam khó vào thị trường các nước đối tác FTA. Ngoài ra, khi mở cửa thị trường Việt Nam cho hàng hóa, dịch vụ đến từ các nước đối tác FTA, sẽ không còn khái niệm “sân nhà”. Điều này cũng đồng nghĩa là thách thức đối với DN Việt Nam chính là áp lực cạnh tranh với hàng hóa giá rẻ, dịch vụ chất lượng tốt từ các nước đối tác trên chính thị trường nội địa. Theo số liệu của TCTK đưa ra qua kết quả Tổng điều tra kinh tế năm 2017, trong tổng số 517.900 DN đăng ký, có đến 98,1% DN đang hoạt động là DN nhỏ và vừa, trong đó doanh nghiệp siêu nhỏ chiếm con số là 385,3 nghìn DN, rõ ràng áp lực cạnh tranh đối với nền kinh tế Việt Nam là rất lớn. Tự do hóa thuế nhập khẩu sẽ dẫn đến sự gia tăng nhanh chóng nguồn hàng nhập khẩu từ các nước, đặc biệt là từ các nước EU vào Việt Nam do giá thành rẻ hơn, chất lượng và mẫu mã đa dạng, phong phú hơn sẽ tác động đến lĩnh vực sản xuất trong nước. Ngoài ra, khi hàng rào thuế quan được gỡ bỏ nhưng các hàng rào kỹ thuật không hiệu quả, Việt Nam sẽ trở thành thị trường tiêu thụ các sản phẩm chất lượng kém, ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng trong khi lại không bảo vệ được sản xuất trong nước. Để tối ưu hóa những tác động tích cực và giảm thiểu tác động tiêu cực của hội nhập kinh tế đến nền kinh tế, các nhà hoạch định chính sách trong thời gian tới cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp dựa trên các nghiên cứu chuyên sâu và đầy đủ về các lĩnh vực liên quan. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] B., W. (World Bank 2018). Economic and Distributional Impacts of Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership: The Case of Vietnam. Retrieved from Washington, DC: World Bank. License: Creative Commons Attribution CC BY 3.0 IGO: [2] Bhagwati, J. N. (1995). Us Trade Policy: The Infatuation with Ftas. [3] Cho, S., and Kurtz, J. (2018). Convergence and Divergence in International Economic Law and Politics. European Journal of International Law, 29(1), 169-203. [4] Delimatsis, P. (2017). The Evolution of the Eu External Trade Policy in Services–Ceta, Ttip, and Tisa after Brexit. Journal of International Economic Law, 20(3), 583-625. [5] Lan, K. (2016). Cơ Hội Và Thách Thức Từ Các Hiệp Định Tự Do Thương Mại Thế Hệ Mới Với Việt Nam. Báo Điện tử Đảng Cộng Sản Việt Nam. Retrieved from [6] Nguyễn, L. (2019). Tác Động Của Các Hiệp Định Thương Mại Tự Do Thế Hệ Mới Với Kinh Tế Việt Nam. Tạp chí Tài Chính. [7] Wang, H. (2018). The Future of Deep Free Trade Agreements: The Convergence of Tpp (and Cptpp) and Ceta? Journal of World Trade, 53(2), 18-75. [8] Webb, D., Jozepa, I., and Ward, M. (2019). Future Free Trade Agreements: Us, Cptpp, Australia and New Zealand. Retrieved from House of Commons Library, UK: 7
  12. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng FTA THẾ HỆ MỚI – NHỮNG TÁC ĐỘNG NỔI BẬT ThS. Trần Thị Trang, ThS. Hoàng Thị Lan Phương Trường Đại học Công nghiệp Việt Trì TÓM TẮT Bài viết này tập trung phân tích những nội dung liên quan đến Hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới như đặc điểm, nội dung hay những tác động hiện hữu của FTA. Phương pháp nghiên cứu là phân tích, tổng hợp tài liệu. Nội dung nghiên cứu của bài viết được cấu trúc như sau: Thứ nhất, trình bày đặc điểm của FTA thế hệ mới. Thứ hai phân tích về phạm vi và nội dung của FTA. Thứ ba chỉ ra và đánh giá những tác động của FTA thế hệ mới. Trên cơ sở đó trong phần kết luận, bài viết chỉ ra một số khuyến nghị đối với doanh nghiệp, chính phủ của các quốc gia thành viên nhằm tận dụng những tác động tích cực và hạn chế những tác động tiêu cực để tranh thủ ưu đãi thuế quan trong xuất nhập khẩu hàng hóa; tăng khả năng tham gia vào chuỗi cung ứng mới hình thành trong khu vực hay hoàn thiện thể chế cơ chế kinh tế. Từ khóa: FTA; FTA thế hệ mới; quy tắc xuất sứ; tác động của FTA thế hệ mới. 1. Đặt vấn đề Cuộc khủng hoảng tài chính - kinh tế toàn cầu năm 2008 tại Mỹ đã lan rộng ra khắp thế giới thông qua hai kênh chính là tài chính và ngoại thương bởi Mỹ là thị trường lớn nhất thế giới - thị trường mà hầu hết các quốc gia như Trung Quốc, Nhật Bản hay Liên minh Châu Âu (EU), kể cả Việt Nam đều phải lệ thuộc vào sự tăng trưởng của nó. Do tình hình kinh tế khó khăn, tăng trưởng kinh tế chững lại, đầu tư trực tiếp (FDI) và ngoại thương toàn cầu giảm sút, thất nghiệp, nợ công gia tăng khiến các quốc gia có xu hướng quay lại chế độ bảo hộ nội địa bằng cách sử dụng các công cụ truyền thống như hàng rào thuế quan và phi thuế quan gây cản trở cho hàng hóa của các doanh nghiệp nước ngoài. Việc làm này làm giảm hiệu quả trong việc phân bổ các nguồn lực. Nếu WTO tăng cường vai trò của mình, tự do hóa thương mại sẽ được thúc đẩy mạnh mẽ trở lại khi các quy định của WTO được xây dựng chặt chẽ hơn. Tuy nhiên, để đạt được điều đó cần phải thông qua đàm phán đa phương giữa các quốc gia thành viên của WTO. Thực tế, các vòng đàm phám giữa các quốc gia thành viên của WTO không đạt được sự đồng thuận do sự bất đồng về chính sách thương mại trong các lĩnh vực (gần đây nhất là vòng đàm phán Doha – DDA - sự bất đồng về chính sách thương mại trong nông nghiệp giữa Mỹ và Ấn Độ). Để đối phó với sự bế tắc trong các vòng đàm phán của WTO, các quốc gia có xu hướng quay trở lại việc kí kết các Hiệp định thương mại tự do - FTA với xu hướng thúc đẩy thương mại tự do, hợp tác kinh tế và đầu tư. FTA dường như ưu việt hơn WTO do thời gian đàm phán ký kết ngắn, dễ đạt đồng thuận do ít nước tham gia, lĩnh vực FTA bao quát rộng hơn so với WTO. Trên cơ sở phân tích và tổng hợp tài liệu, chúng tôi có những luận bàn xung quanh các vấn đề như: quá trình phát triển của FTA thế hệ mới trong đó nhấn mạnh đến những đặc trưng của FTA thế hệ mới so với FTA truyền thống; nội dung của FTA và những tác động cơ bản của FTA đối với thương mại quốc tế, thị trường hàng hóa, dịch vụ đầu tư 2. Phương pháp nghiên cứu Để nhìn nhận tổng quan về các nội dung liên quan đến Hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới, nhóm tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu phân tích, tổng hợp tài liệu để khái quát đưa ra những đặc điểm, nội dung cũng như tác động của FTA thế hệ mới. Dữ liệu được thu thập từ các tài liệu báo, tạp chí, kỷ yếu hội nghị khoa học chuyên đề và một số luận văn luận án. Bài viết “Tìm hiểu khái niệm Hiệp định thương mại từ do” đăng trên tạp chí Cộng sản online đã tập trung phân tích nguyên nhân, lịch sử ra đời và phát triển mạnh mẽ của các hiệp đinh thương mại tự do FTA; những FTA Việt Nam đã tham gia và đang đàm phán ký kết. 8
  13. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng Bài viết “Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới: cơ hội và thách thức đối với Việt Nam” của tác giả Lê Thị Thúy đăng trên tạp chí Khoa học Xã hội Việt Nam số 5 (114) – 2017 tập trung phân tích những cơ hội và thách thức của các Hiệp định thương mại tự do đối với Việt Nam. Các đánh giá tại diễn đàn khoa học: “Cơ hội và thách thức đối với nền kinh tế Việt Nam khi tham gia hiệp định thương mại thế hệ mới” do Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam tổ chức năm 2017, đã có những đánh giá về cơ hội và thách thức đối với kinh tế Việt nam khi các Hiệp định thương mại tự do FTA thế hệ mới được ký kết và có hiệu lực. Cụ thể đó là cơ hội xuất khẩu; khả năng tham gia vào chuỗi cung ứng mới hình thành trong khu vực; có điều kiện cơ cấu lại thị trường xuất nhập khẩu hay việc hoàn thiện thể chế cơ chế kinh tế Tuy nhiên, các ý kiến tại diễn đàn cũng nhận định thách thức đối với Việt Nam xuất phát từ quy mô doanh nghiệp; năng lực sản xuất của doanh nghiệp khi quy tắc ROO trong các FTA thế hệ mới được áp dụng. Các nghiên cứu về FTA thế hệ mới đề cập đến các vấn đề như: sự phát triển các FTA, nguyên nhân sự gia tăng số lượng các FTA đạt được thỏa thuận trong thời gian gần đây; những khác biệt của FTA truyền thống và FTA thế hệ mới. Các nghiên cứu đã cung cấp thông tin khá toàn diện về các nội dung của FTA thế hệ mới. Tiếp thu các kết quả nghiên cứu đi trước, bài viết sẽ hệ thống hóa các vấn đề cụ thể về đặc điểm của FTA thế hệ mới; nội dung hay lĩnh vực của các cam kết trong FTA thế hệ mới, đặc biệt bài viết sẽ làm rõ tác động và những yếu tố ảnh hưởng đến những tác động của FTA thế hệ mới. 3. Nội dung nghiên cứu 3.1. Đặc điểm của FTA thế hệ mới Theo quan niệm truyền thống, hiệp định thương mại tự do (FTA) là một thỏa thuận giữa hai hay nhiều quốc gia hoặc vùng lãnh thổ nhằm mục đích tự do hóa thương mại về một hoặc một số nhóm mặt hàng bằng việc cắt giảm thuế quan, có các quy định tạo thuận lợi cho trao đổi hàng hóa, dịch vụ và đầu tư giữa các thành viên bên cạnh việc tiếp tục duy trì chế độ thuế quan độc lập với hàng nhập khẩu từ các quốc gia bên ngoài FTA. Các nội dung mà FTA đề cập đến thường bao gồm: quy định về việc cắt giảm các hàng rào thuế quan và phi thuế quan; quy định danh mục hàng hóa đưa vào cắt giảm thuế quan; quy định lộ trình cắt giảm thuế quan và quy định về quy tắc xuất xứ. Sự phát triển của sản xuất và tiêu dùng có tác động mạnh mẽ đến hoạt động thương mại thế giới. Nếu trước đây các hoạt động giao dịch chủ yếu là các sản phẩm hàng hóa hữu hình, thì ngày nay ngày càng nhiều sản phẩm hàng hóa dịch vụ, phi vật thể. Các phương thức giao dịch cũng ngày càng hiện đại, nhiều dịch vụ thương mại mới ra đời. Bên cạnh đó, các hoạt động xúc tiến đầu tư, hợp tác, chuyển giao công nghệ, hoàn thiện hóa thủ tục hải quan trong quan hệ hợp tác giữa các quốc gia, các nhà sản xuất và phân phối cũng được đẩy mạnh. Do sự phát triển này, việc thỏa thuận giữa các quốc gia trong giao thương cũng ngày càng mở rộng nội dung. Nếu FTA truyền thống là sự thỏa thuận về tự do hóa thương mại hàng hóa hữu hình, cắt giảm thuế quan và cùng nhau thỏa thuận loại bỏ các rào cản phi thuế quan thì phạm vi cam kết của FTA hiện đại bao gồm những lĩnh vực rộng hơn như thuận lợi hóa thương mại, hoạt động đầu tư, mua sắm công, chính sách cạnh tranh, các biện pháp phi thuế quan, thương mại dịch vụ, quyền sở hữu trí tuệ, cơ chế giải quyết tranh chấp, lao động, môi trường, thậm chí còn gắn với những vấn đề dân chủ, nhân quyền hay chống khủng bố Các FTA hiện đại này còn được gọi là FTA thế hệ mới, khi có hiệu lực sẽ tác động mạnh mẽ tới thể chế của các bên liên quan. Hội nhập quốc tế là yêu cầu tất yếu trong chiến lược phát triển của mỗi quốc gia. Việt Nam trong thời gian qua đã tích cực, nỗ lực tham gia vào các Hiệp định thương mại tự do, các khu mậu dịch tự do nhằm tạo ưu thế trong sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu hàng hóa. Năm 2014, Việt Nam đã hoàn thành về cơ bản và tiến tới kết thúc đàm phán FTA với EU (EVFTA), Hàn Quốc (VKFTA) và Liên minh Hải quan (VCUFTA). Đây là các Hiệp định “FTA thế hệ mới” toàn diện, bao gồm: Thương mại hàng hóa, dịch vụ, điện tử; phòng vệ thương mại; đầu tư; quy tắc xuất xứ; các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch 9
  14. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng động thực vật (SPS); thuận lợi hóa hải quan; hàng rào kỹ thuật thương mại (TBT); sở hữu trí tuệ; cạnh tranh; mua sắm công; phát triển bền vững; thể chế và pháp lý Sự phát triển của FTA từ truyền thống đến hiện đại phản ánh quá trình phát triển ngày càng mạnh mẽ và đa dạng của quá trình tự do hóa thương mại và liên kết sản xuất trên phạm vi toàn cầu thông qua các hiệp định thương mại giữa các bên tham gia. Để phân biệt FTA thệ hệ mới, thường căn cứ vào các đặc điểm: Thứ nhất, mức độ tự do hóa thương mại. Các thỏa thuận trong FTA thế hệ mới thường xóa bỏ phần lớn hàng rào thuế quan. Nghĩa là khi tham gia FTA thế hệ mới, nền kinh tế của các bên liên quan có độ mở cao, các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ cơ bản được tự do luân chuyển trong phạm vi không gian các quốc gia thành viên FTA. Thứ hai, phạm vi cam kết. Các FTA thế hệ mới là những hiệp định toàn diện, không chỉ bó hẹp trong thương mại và đầu tư như các FTA truyền thống mà còn bao gồm các nội dung tuy không phải là thương mại trực tiếp nhưng có liên quan đến thương mại như đấu thầu, môi trường, sở hữu trí tuệ, lao động nhằm tạo môi trường kinh doanh minh bạch và cạnh tranh công bằng giữa các thành viên. Thứ ba, cam kết linh hoạt. Nếu như trong FTA truyền thống lộ trình cắt giảm thuế thường kéo dài không quá 10 năm, thì trong các FTA thế hệ mới lộ trình được đẩy nhanh hơn. Thông thường lộ trình cắt bỏ hàng rào thuế quan được áp dụng trong vòng 5 - 10 năm, (trừ một số mặt hàng nhạy cảm có lộ trình trên 10 năm hoặc áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan). Thứ tư, cơ chế giám sát của các FTA thế hệ mới có yêu cầu cao hơn, chặt chẽ hơn trong quá trình thực thi. Các thảo thuận của FTA cho phép bên nhập khẩu tạm ngừng ưu đãi thuế quan nếu phát hiện có gian lận xuất xứ hoặc nước xuất khẩu không hợp tác xác minh xuất xứ một cách có hệ thống. Thứ năm, các FTA thế hệ mới áp dụng cơ chế pháp lý mới trong giải quyết các tranh chấp phát sinh. Các FTA thế hệ mới nêu rất rõ quy chế giải quyết tranh chấp bằng việc nhà nước kiện nhà nước hoặc nhà đầu tư kiện nhà nước mà các FTA thế hệ cũ không có. Thứ sáu, trong các FTA thế hệ mới đều có thành viên với trình độ phát triển kinh tế cao hàng đầu thế giới. Đây chính là động lực dẫn dắt hợp tác, là cơ sở cho các thỏa thuận sâu, rộng, và các cam kết ở mức cao trong nội khối FTA. 3.2. Nội dung của FTA thế hệ mới 3.2.1. Thương mại hàng hóa Các nội dung chính về thương mại hàng hóa thường được các nước thành viên thỏa thuận trong Hiệp định FTA gồm: thuế quan, hạn ngạch thuế quan, thuận lợi hóa thương mại, TBT, SPS, các biện pháp phòng vệ thương mại, ROO. Để đánh giá tác động của FTA đến thương mại hàng hoá, cần phân tích sự thay đổi của các hàng rào thương mại trước và sau khi FTA đó được thực hiện. Xét về xuất khẩu, các FTA thế hệ mới xóa bỏ phần lớn thuế quan cho hàng hóa của các quốc gia thành viên. Trong đó có những đối tác đặc biệt lớn như Hoa Kỳ hay EU. Đây là cơ hội sản phẩm hàng hóa của các nước tăng sức cạnh tranh về giá. Nếu so sánh với WTO – các quốc gia thành viên chỉ cam kết cắt giảm thuế, không phải loại bỏ thuế, và chỉ áp dụng với một số dòng thuế chứ không phải với hầu hết các dòng thuế thì các FTA mang lại những lợi thế hơn hẳn về thuế quan ưu đãi. Tuy nhiên ưu đãi thuế quan chỉ dành cho các sản phẩm xuất khẩu có xuất xứ nội khối phù hợp (quy tắc xuất xứ - ROO). Hàng hóa đáp ứng ROO sẽ được cấp CO ưu đãi, là căn cứ pháp lý quan trọng để được hưởng ưu đãi thuế quan FTA. Mục đích của ROO là giúp cân bằng giữa thuận lợi hóa thương mại và phòng tránh gian lận thương mại. Như vậy, sản phẩm hàng hóa của các quốc gia muốn được hưởng thuế suất 0% khi xuất khẩu sang các nước FTA thành viên thì sản phẩm phải đạt mức tiêu chuẩn 40% nguyên vật liệu có xuất xứ tại nước xuất khẩu hoặc xuất xứ từ các quốc gia thành viên FTA. Điều này sẽ kích thích việc phát triển các doanh nghiệp tìm kiếm, sản xuất các nguyên phụ liệu, hàng hóa trong phạm vi FTA cũng như kích thích đầu tư FDI tại các quốc gia, vùng lãnh thổ là thành viên FTA, tạo cơ hội để doanh nghiệp các nước trở 10
  15. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng thành một thành tố, một mắt xích trong dây chuyền cung ứng các sản phẩm, nguyên liệu cũng như giúp họ cơ cấu lại thị trường xuất nhập khẩu theo hướng cân bằng hơn. 3.2.2. Thương mại dịch vụ; hành chính công và phát triển bền vững. FTA hiện đại còn bao phủ các nội dung khác như thương mại dịch vụ, đầu tư, mua sắm chính phủ, sở hữu trí tuệ, chính sách cạnh tranh, phát triển bền vững, lao động và môi trường. Một trong những lợi ích mà các FTA thế hệ mới mang lại là giúp các nước thành viên như Việt Nam xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, hỗ trợ tích cực trong tiến trình tái cơ cấu nền kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng. Các FTA này sẽ hoàn thiện thể chế theo hướng cải thiện cơ chế điều hành kinh doanh, tạo ra môi trường kinh doanh mới với những đặc trưng: thuận lợi, thông thoáng hơn, minh bạch hơn và dễ dự đoán hơn trước đây. Việc hoàn thiện môi trường kinh doanh, kết hợp với những cơ hội mới được mở ra trên thị trường xuất khẩu sẽ giúp thúc đẩy đầu tư, cả đầu tư trong nước lẫn đầu tư nước ngoài, giúp tạo ra năng lực sản xuất mới cho doanh nghiệp và tốc độ tăng trưởng GDP tốt hơn. Những tiêu chuẩn về quản trị công và chính sách phát triển bền vững hay lao động và môi trường của các FTA thế hệ mới sẽ giúp các quốc gia xây dựng cơ chế, chính sách, kiện toàn bộ máy nhà nước theo hướng đẩy mạnh cải cách hành chính, đơn giản hóa các thủ tục hành chính trên cơ sở tăng cường trách nhiệm, kỷ luật của các bên liên quan. Những cam kết của các FTA thế hệ mới là cơ hội để các quốc gia thành viên xây dựng phát triển toàn diện trên tất cả các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội theo hướng đảm bảo quyền tự quyết của các quốc gia trên cơ sở tăng tính cam kết và mức độ chịu trách nhiệm. 3.3. Tác động của FTA thế hệ mới 3.3.1. Tác động tĩnh và các nhân tố ảnh hưởng đến tác động tĩnh của FTA Tác động tĩnh hay còn gọi là tác động thương mại. Khi ký các FTA, các thành viên sẽ được hưởng ưu đãi, trong đó có việc cắt giảm hoặc xóa bỏ các hàng rào thuế quan. Với việc này, xuất hiện tình trạng có hàng hóa thông qua nhập khẩu sẽ rẻ hơn so với hàng hóa sản xuất trong nước do có chi phí sản xuất cao hơn. Tác động thương mại được thể hiện ở tác động tạo lập thương mại và tác động chuyển hướng thương mại. Trong đó, tạo lập thương mại là việc thay thế hàng sản xuất trong nước có chi phí cao của một nước thành viên bằng hàng nhập khẩu rẻ hơn từ một nước thành viên khác do kết quả của tự do hoá thương mại trong khối; chuyển hướng thương mại diễn ra khi hàng nhập khẩu từ một nước không phải thành viên trong liên minh thuế quan (nhưng sản xuất hiệu quả hơn) bị thay thế bởi hàng nhập khẩu có giá thành cao hơn từ một nước thành viên do tác động của các ưu đãi trong nội bộ khối. Tác động tĩnh của FTA sẽ thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu nội khối và cũng vì vậy thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu sản xuất và cơ cấu thương mại của các nước thành viên FTA. Đối với các FTA thế hệ mới, mức cắt giảm thuế thậm chí là loại bỏ thuế trên nhiều hàng hóa và dịch vụ đã tác động tạo lập thương mại ngày càng mạnh mẽ, cũng có nghĩa cơ hội đặt ra nhiều đi liền với thách thức trong quá trình cơ cấu lại, nâng cao sức cạnh tranh nền kinh tế của các quốc gia thành viên. Cùng với tác động tạo lập thương mại, việc ký các FTA sẽ tác động làm chuyển hướng thương mại. Trong quan hệ giữa các nước khi chưa tham gia FTA, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa giữa các quốc gia thường theo hướng: đối với các hàng hóa có chất lượng tương ứng mà chi phí sản xuất thấp sẽ có năng lực cạnh tranh cao và có cơ hội thực hiện các giao dịch xuất khẩu trên phạm vi rộng trong hoạt động thương mại quốc tế. Tuy nhiên, khi tham gia FTA do được giảm thuế và các ưu đãi khác, các quốc gia sẽ chuyển sang nhập khẩu hàng hóa nội khối, cho dù chí phí sản xuất có cao hơn nhưng vẫn đảm bảo tính cạnh tranh về giá của hàng hóa. Nghĩa là sẽ hàng hóa của các quốc gia không phải là thành viên FTA sẽ gặp khó khăn trong cạnh tranh với hàng hóa của các nước thành viên FTA. Về bản chất đây là sự phân biệt đối xử trong quan hệ 11
  16. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng thương mại quốc tế. Đây là chính hiệu ứng thúc đẩy các quốc gia không là thành viên FTA đàm phán để tham gia FTA hay ký các FTA mới. Như vậy, với tác động thương mại của FTA, khi một FTA được ký kết và có hiệu lực, nó sẽ có những tác động đến lợi ích các quốc gia, sẽ làm thay đổi chính sách của các quốc gia là thành viên cũng như những quốc gia không là thành viên của một FTA nào đó. Tác động tĩnh của các FTA chịu ảnh hưởng từ các yếu tố. Thứ nhất, phạm vi, mức độ và hình thức liên kết của các nước thành viên FTA. Số lượng các quốc gia thành viên trong FTA càng nhiều thì FTA đó càng có khả năng tạo thị trường với quy mô lớn, làm giảm chệch hướng thương mại, tăng tác động tạo lập thương mại. Tuy nhiên, càng có nhiều thành viên, sự khác biệt giữa các quốc gia càng lớn, việc làm cho hài hoà hoá các chính sách sẽ trở nên khó khăn hơn. Do vậy, các quốc gia trong đàm phán FTA cần có những định hướng trong cơ chế, chính sách phát triển. Thứ hai, lợi thế so sánh và cơ cấu thương mại. Lợi thế so sánh của các nước thành viên trong FTA càng lớn thì cơ hội mở rộng thương mại giữa các nước và phúc lợi xã hội sẽ gia tăng tương ứng sau khi FTA được hình thành. Cơ cấu thương mại giữa các nước càng bổ sung lẫn nhau thì FTA có khả năng thúc đẩy gia tăng thương mại giữa các bên càng cao, tăng tạo lập thương mại. Lợi ích của FTA còn chịu ảnh hưởng bởi sự khác nhau trong cơ cấu xuất khẩu của nước đối tác ký kết FTA và các nước đối tác còn lại. Nghĩa là cơ cấu xuất khẩu của hai nhóm nước này càng có sự khác biệt lớn thì khả năng chệch hướng thương mại sẽ giảm đi, từ đó gia tăng lợi ích cho các nước thành viên FTA. 3.3.2. Tác động thúc đẩy và những yếu tố ảnh hưởng đến tác động thúc đẩy của FTA Tác động thúc đẩy được thể hiện ở những tác động đối với các hàng rào phía sau biên giới. Nghĩa là các tác động hướng đến thể chế, cơ chế chính sách hay hệ thống pháp lý. Các tác động thúc đẩy chủ yếu nhất của FTA gồm: Tăng năng suất trên cơ sở khai thác tính kinh tế của quy mô; cạnh tranh, chuyên môn hoá sản xuất và tính hiệu quả; thúc đẩy đầu tư; thúc đẩy tăng trưởng, tạo việc làm và phát triển bền vững; tạo ra cơ hội hài hoà hoá các chính sách kinh tế vĩ mô; tạo sức ép cải cách, hoàn thiện hệ thống pháp lý. Cụ thể, tác động thúc đẩy của FTA thể hiện ở 3 dạng: mở rộng thị trường; thúc đẩy cạnh tranh và thu hút đầu tư. Tác động thúc đẩy đến từ việc mở cửa thị trường hàng hóa, dịch vụ và đầu tư. Do được hưởng các ưu đãi và xóa bỏ các rào cản thuế nên xét về nguyên tắc, các thành viên FTA được hưởng lợi từ sự gia tăng quy mô thị trường. Cũng có nghĩa nhu cầu và tính đa dạng thị trường tăng lên, mở ra các cơ hội với nhà sản xuất theo phương thức xây dựng và phát triển các doanh nghiệp, đồng thời xét từ góc độ quản lý nhà nước, các quốc gia cũng phải xây dựng và hoàn thiện cơ chế chính sách nhằm tạo điều kiện cho sự phát triển các doanh nghiệp. Đi liền với mở rộng thị trường là sự gia tăng cạnh tranh trong sản xuất và tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ. Cạnh tranh được coi là động lực phát triển và đó cũng là tác động lớn nhất của FTA. Tham gia FTA đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp trong các quốc gia thành viên không còn nhận được sự bảo hộ từ các công cụ chính sách thương mại của nhà nước, không còn khái niệm “sân nhà”. Thách thức đối với họ chính là áp lực cạnh tranh với hàng hóa giá rẻ, dịch vụ chất lượng tốt từ các nước thành viên FTA trên chính thị trường nội địa. Các tác động mang tính thúc đẩy tạo ra sức ép để các nhà sản xuất trong nước phải vận động vươn lên, nắm lấy cơ hội đổi mới hoạt động sản xuất, kinh doanh, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, đổi mới công nghệ, hạ giá thành sản phẩm. Đó là con đường duy nhất để thành công trong hội nhập đối với các doanh nghiệp. Tác thúc đẩy của FTA còn biểu hiện là hình thành sự lưu chuyển của các dòng vốn đầu tư. Do các cam kết bảo đảm lợi ích cao, và cạnh tranh bình đẳng giữa các nhà đầu tư trong FTA thế hệ mới và nhiều dịch vụ hỗ trợ đi kèm cùng các thị trường đầu tư mới xuất hiện, nên dòng vốn đầu tư lưu chuyển mạnh hơn. Điều này mở ra cơ hội với các nền kinh tế thành viên FTA, song cũng làm cho cạnh tranh đầu tư ngày càng quyết liệt. Những tác động thúc đẩy của FTA chịu ảnh hưởng từ các yếu tố: 12
  17. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng Thứ nhất, mối quan hệ kinh tế, thương mại giữa các nước thành viên trong FTA. Một FTA giữa các nước có trình độ chệch lệch nhau dẫn đến khả năng lợi ích tiềm tàng không lớn bằng giữa các nước có trình độ tương tự nhau. Mối quan hệ kinh tế và thương mại giữa của các quốc gia trước khi đàm phán và hình thành FTA càng chặt chẽ thì lợi ích trong tương lai của FTA càng lớn. Thứ hai, chính sách thương mại của các nước trong FTA. Các hàng rào thương mại giữa các nước thành viên vào thời điểm đàm phán FTA càng cao và càng nhiều thì khả năng FTA làm gia tăng thương mại giữa các nước thành viên trong tương lai càng lớn, tuy nhiên có xu hướng dẫn đến chệch hướng thương mại. Một FTA có thể mang lại lợi ích khi nó có thể cắt giảm hoặc hài hoà hoá các rào cản phi thuế quan, đưa ra được các quy định về phạm vi sử dụng các biện pháp phòng vệ thương mại cũng như yêu cầu các quốc gia thành viên minh bạch hoá các biện pháp phòng vệ thương mại. Các tác động của FTA đối với các quốc gia thành viên còn tùy thuộc vào điều kiện cụ thể mỗi quốc gia. Tuy nhiên, những tác động đó sẽ làm cho quá trình tự do hóa thương mại được tăng cường, thúc đẩy thương mại hàng hóa và các lĩnh vực liên quan tạo điều kiện cho tiến trình đàm phán tự do hóa thương mại đa phương. 4. Kết luận Những tác động của FTA có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi quốc gia thành viên. Đó là quá trình cải thiện vị thế của các quốc gia trong chuỗi giá trị toàn cầu thông qua các cơ hội đầu tư - kinh doanh mới, tạo điều kiện phát triển ổn định và bền vững. Vì vậy, đối với mỗi quốc gia có thể và cần phải quan tâm đến các vấn đề sau đây: Thứ nhất, cần nỗ lực đẩy mạnh hơn nữa quá trình tái cấu trúc nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, từng bước hoàn thiện thể chế kinh tế nhằm đáp ứng những cam kết trong các Hiệp định FTA đã kỹ kết hoặc đang đàm phán. Thứ hai, thực hiện giảm bớt khả năng chênh lệch thương mại bằng cách tích cực hội nhập với các nước thành viện FTA trước hết là trong các ngành chủ lực, thế mạnh. Thứ ba, Chính phủ và doanh nghiệp của các nước thành viên FTA cần hiểu rõ sự chênh lệch trong gia tăng xuất nhập khẩu giữa các nhóm ngành và mặt hàng để có cơ chế, chính sách cũng như chiến lược đầu tư và kinh doanh phù hợp. Thứ tư, doanh nghiệp cần phải chủ động trong việc tận dụng tác động lan tỏa của khu vực doanh nghiệp có vốn FDI nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trên cơ sở năng suất, chất lượng và hiệu quả gắn với chuỗi giá trị toàn cầu. Các thỏa thuận thương mại tự do theo chiều sâu của các FTA thế hệ mới sẽ mang lại nhiều lợi ích cho các quốc gia thành viên, thể hiện ở quan hệ bình đẳng, thu hút vốn đầu tư, khoa học công nghệ, cải thiện thể chế hành chính, môi trường kinh doanh Tuy nhiên, các FTA cùng một lúc cũng đưa lại những khó khăn, thách thức đòi hỏi các doanh nhân, tổ chức, các nhà quản lý và giới hoạch định chính sách phải nỗ lực vươn lên nhằm thực thi và đảm bảo các cam kết theo hướng có lợi nhất cho sự phát triển quốc gia mình. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Báo cáo số 79/BC-CP của Chính phủ về kết quả đàm phán và ký kết Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), ngày 18/3/2016, tr. 10. [2] Bùi Trường Giang (2010), Hướng tới chiến lược FTA của Việt Nam - cơ sở lý luận và thực tiễn Đông Á, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. [3] Nguyên Hải (2016), “Thách thức thực hiện các FTA”, Thời báo Kinh tế Sài Gòn, số 16. [4] Kim Ngọc (2015), “Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực: Cơ hội và thách thức cho doanh nghiệp Việt Nam”, Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 9. [5] Nguyên Vũ (2016), “Ai tận dụng tốt cơ hội từ các FTA?”, Thời báo Kinh tế Sài Gòn, số 16. [6] Lê Thị Thúy (2017), “Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới: cơ hội và thách thức đối với Việt Nam”, Tạp chí Khoa học Xã hội Việt Nam số 5 (114). [7] 13
  18. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng [8] thuong-mai-tu-do-the-he.aspx [9] 14
  19. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC THỰC THI CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO (FTA) VÀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ ĐẾN THU NHẬP VÀ BẤT BÌNH ĐẲNG Ở VIỆT NAM THE IMPACTS OF FREE TRADE AGREEMENTS (FTAs) AND THE ECONOMIC STRUCTURE TO INCOME AND INEQUALITY IN VIETNAM PGS.TS. Đào Hữu Hòa Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng TÓM TẮT Tăng trưởng kinh tế, giảm nghèo và bất bình đẳng luôn là những vấn đề trọng yếu mà cả Thế giới cũng như mỗi quốc gia phải quan tâm. Đối với những quốc gia nghèo đang trong giai đoạn phát triển thì vấn đề phải gắn tăng trưởng kinh tế với việc giảm nghèo bền vững trong đó có vấn đề kiểm soát hố ngăn cách giàu nghèo lại cần phải được quan tâm mạnh mẽ. Đặc biệt đối với các quốc gia có nền kinh tế Kế hoạch hóa tập trung chuyển sang kinh tế thị trường với biểu hiện quan trọng nhất đó là quá trình Hội nhập kinh tế quốc tế mà biểu hiện cao nhất đó là việc ký kết và thực thi các thỏa thuận tự do thương mại (FTA) với các quốc gia, các tổ chức và các vùng lãnh thổ khác trên thế giới. Việc mở rộng tham gia vào các FTA sẽ kéo theo việc điều chỉnh giảm thuế XNK và các điều kiện kinh doanh khác dẫn đến bùng nổ FDI, bùng nổ các hoạt động xuất nhập khẩu, bùng nổ các hoạt động giao lưu văn hóa, du lịch thúc đẩy sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế theo ngành, cũng như theo lãnh thổ trong nội bộ mỗi quốc gia. Điều này đến lượt nó lại có tác động ảnh hưởng đến phân phối thu nhập và phân hóa giàu nghèo của các quốc gia tham gia FTA, trong đó đặc biệt sâu sắc tại các quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Báo cáo này trình bày quan điểm cũng như các kết quả phân tích về mối quan hệ giữa việc thực thi các FTA giai đoạn 1991 – 2017 với vấn đề phân phối thu nhập và bất bình đẳng ở Việt Nâm. Từ khóa: FTA, xuất nhập khẩu; FDI; du lịch; thu nhập; phân hóa giàu nghèo 1. Đặt vấn đề Hiệp định thương mại tự do (FTA: Free Trade Agreement) là một Hiệp ước thương mại giữa hai hoặc nhiều quốc gia. Theo đó, các nước sẽ tiến hành theo lộ trình việc cắt giảm và xóa bỏ hàng rào thuế quan cũng như phi thuế quan nhằm tiến tới việc thành lập một khu vực mậu dịch tự do. Theo thống kê của Tổ chức thương mại thế giới, đến thời điểm hiện tại đang có hơn 200 Hiệp định thương mại tự do có hiệu lực. Một FTA thường bao gồm những nội dung chính sau: (1) quy định về việc cắt giảm các hàng rào thuế quan và phi thuế quan; (2) quy định danh mục mặt hàng đưa vào cắt giảm thuế quan; (3) quy định lộ trình cắt giảm thuế quan; (4) quy định về quy tắc xuất xứ. Các nội dung khác đề cập tới vấn đề tự do hóa trong lĩnh vực dịch vụ và đầu tư, các biện pháp hạn chế định lượng, các rào cản kỹ thuật, quyền sở hữu trí tuệ, cạnh tranh, mua sắm chính phủ, lao động, bảo hiểm và môi trường Việc triển khai các FTA có tác động lớn đến việc gia tăng thương mại do FTA giúp dỡ bỏ hàng rào thuế và phi thuế; giảm chi phí, giảm giá hàng hóa, giảm lạm phát, và thúc đẩy tăng trưởng GDP. Việc thực thi FTA còn giúp gia tăng cạnh tranh vì các doanh nghiệp có cơ hội cắt giảm chi phí và tăng doanh số, giúp mở rộng thị trường, giúp nâng cao chất lượng hoạt động cho các doanh nghiệp. Ngoài ra, việc triển khai FTA còn giúp thúc đẩy cải cách hệ thống pháp luật. thúc đẩy nền kinh tế phát triển và hội nhập sâu rộng hơn vào 15
  20. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng nền kinh tế toàn cầu; tạo điều kiện gia tăng cơ hội học hỏi, chuyển giao tri thức, công nghệ và thông tin; tạo ra động cơ, kỳ vọng về chính trị và an ninh của quốc gia, khu vực và thế giới. Những tác động sâu rộng của các FTA về kinh tế, chính trị đến lượt nó lại tác động đến các vấn đề xã hội, trong đó có vấn đề thu nhập, việc làm và phân hóa giàu nghèo trong xã hội, Việc thực thi các FTA ngoài các tác động tích cực, nó cũng hàm chứa các tác động tiêu cực do tính 02 mặt của tự do hóa thương mại dẫn đến mức độ hưởng lợi của các nhóm xã hội không giống nhau. Có những nhóm dân cư tham gia vào các ngành, các khu vực được hưởng lợi từ các FTA có xu hướng sẽ có thu nhập cao hơn nhưng cũng có những nhóm dân cư sẽ gặp khó khăn hơn do tham gia vào các ngành, các khu vực ít có lợi thế hoặc bị cắt giảm bảo hộ dưới tác động của FTA có xu hướng sẽ khó khăn hơn Chình điều này có khả năng sẽ dẫn đến việc làm sâu sắc hơn hố ngăn cách giàu nghèo giữa các nhóm dân cư trong xã hội. Trong những năm qua, cùng với quá trình hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế thế giới, việc ký kết và thực thi các FTA đã góp phần thúc đẩy sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam. Nếu như GDP của năm 1995 là 20,74 tỉ USD thì năm 2017 đã là 223,9 tỉ USD, tức gấp khoảng 10,8 lần. Việc hội nhập quốc tế cùng với các FTA đã có những tác động mạnh mẽ trong việc thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, dẫn đến thay đổi cơ cấu việc làm và phân phối thu nhập của người dân. Đa số người dân đã trở nên khấm khá, tuy nhiên cũng có những bộ phận dân cư đang bị nghèo đi một cách tương đối, làm cho hố ngăn cách giàu nghèo có xu hướng mở rộng. Kết quả điều tra mức sống hộ gia đình (VHLSS) cho thấy khoảng cách về thu nhập giữa nhóm giàu với 04 nhóm còn lại, đặc biệt là nhóm nghèo và cận nghèo đã tăng nhanh, tạo ra khoảng cách ngày càng lớn về thu nhập. Khảo sát của Oxfam năm 2016 lại cho thấy khoảng cách này đã lên đến 21 lần, trong khi đó năm 2012 mới là 9,4 lần và năm 2010 mới là 8,5 lần. Báo cáo này đi vào nghiên cứu thực trạng phân phối thu nhập và ngăn cách giàu nghèo dưới tác động của việc thực thi các hiệp định thương mại tự do ở Việt Nam trong những năm qua. Phương pháp chính được sử dụng trong nghiên cứu này là phương pháp nghiên cứu định lượng với cách tiếp cận nghiên cứu là dựa trên nguyên lý bắc cầu, đó là: Nếu (A) có ảnh hưởng tác động đến (B), và nếu (B) có ảnh hưởng tác động đến (C) thì khi đó theo nguyên lý bắc cầu ta có thể suy ra (A) có ảnh hưởng đến (C). Với cách tiếp cận này, tác giả sẽ sử dụng các dữ liệu thống kê về tình hình thu hút FDI, tình hình xuất nhập khẩu, tình hình phát triển du lịch (những yếu tố cho thấy sự ảnh hưởng về kinh tế của thực thi FTA) và tiến hành kiểm định sự khác biệt giữa những năm có thực thi FTA với những năm không có thực thi FTA. Nếu kiểm định xác nhận tồn tại sự khác biệt này, tức là có sự ảnh hưởng tác động của FTA đối với vấn đề nghiên cứu. Sau khi đã xác định các yếu tố có bị ảnh hưởng bởi FTA, tác giả sẽ tiếp tục nghiên cứu sự ảnh hưởng của các yếu tố đó đối với phân phối thu nhập (thể hiện ở các tiêu chí thu nhập của nhóm Thu nhập cao và thu nhập của nhóm Thu nhập thấp, mức chênh lệch của nhóm Thu nhập cao và nhóm Thu nhập thấp); tỷ lệ hộ nghèo cũng như bất bình đẳng (thể hiện qua chỉ tiêu tỷ lệ chênh lệch về thu nhập giữa nhóm thu nhập cao so với nhóm thu nhập thấp). Nếu giữa các nhân tố thể hiện FTA và chuyển dịch cơ cấu (tỷ trọng các ngành kinh tế trong GRDP) có tốn tại mối quan hệ tương quan thì ta có thể kết luận giữa FTA và chuyển dịch cơ cấu kinh tế có tác động đến phân phối thu nhập và bất bình đẳng. 2. Thực trạng thực thi các FTA ở Việt Nam những năm qua Thực hiện chủ trương “mở cửa”, đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế,chính phủ Việt Nam đã có rất nhiều có gắng để đàm phán nhằm ký kết các hiệp định thương mại tự do với nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. FTA sớm nhất của Việt Nam là AFTA năm 1996, một năm sau khi gia nhập ASEAN, mà hiện nay được thay thế bằng Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC). Kể từ năm 2001, Việt Nam đã tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế, với việc trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào năm 2007. Đến cuối năm 2018, Việt Nam đã ký kết, thực thi và đang đàm phán 16 FTA [Xem phụ lục 1]. Trong số này, có 10 FTA đã thực thi (06 FTA trong số này với tư cách là thành viên ASEAN, 04 FTA còn lại với Chile, Nhật Bản, Hàn Quốc, và EAEU). 02 FTA đã được ký kết là CPTPP (Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương) và Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và EU (EVFTA); 04 FTA đang 16
  21. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng đàm phán là Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), FTA ASEAN - Hồng Kông, FTA với Israel và với Khối thương mại tự do châu Âu (EFTA). Các FTA đã góp phần tích cực trong việc nâng cao kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), và có nhiều cải cách về mặt chính sách, đặc biệt là thuế và thủ tục hành chính. Cụ thể, nghiên cứu của Barai et al. (2017) về FTA của Việt Nam cho thấy các FTA đã giúp Việt Nam hội nhập kinh tế thế giới, tăng tính cạnh tranh và giảm sự phụ thuộc vào một số ít thị trường. Riêng về xuất khẩu, số liệu từ Bảng 1 cho thấy Hoa Kỳ, EU, Trung Quốc, ASEAN và Nhật Bản lần lượt là 05 thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, chiếm 71,9% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Bảng 1: Thị trường XNK chủ yếu của Việt Nam năm 2017 Xuất khẩu Nhập khẩu Thị trường Thứ Kim ngạch Thứ Kim ngạch % % hạng (Triệu USD) hạng (Triệu USD) Hoa Kỳ 1 41.607,5 19,4% 6 9.203,4 4,4% EU 2 38.337,0 17,9% 5 12.097,6 5,7% Trung Quốc 3 35.462,7 16,6% 1 58.228,6 27,6% ASEAN 4 21.680,3 10,1% 3 28.021,4 13,3% Nhật Bản 5 16.841,5 7,9% 4 16.592,3 7,9% Hàn Quốc 6 14.822,9 6,9% 2 46.734,4 22,1% Hồng Công 7 7.582,7 3,5% 18 1.663,1 0,8% Hà Lan 8 7.106,1 3,3% 28 665,5 0,3% CHLB Đức 9 6.364,3 3,0% 14 3.170,2 1,5% Anh 10 5.423,5 2,5% 27 733,3 0,3% Nguồn: European Commission – Dierectorate General for Trade, 2017 Nhìn vào tình hình xuất nhập khẩu từ Bảng 1, có thể thấy rằng, nếu cánh cửa xuất khẩu sang Mỹ bị ảnh hưởng bởi việc Mỹ rút khỏi TPP, thì việc Việt Nam đã ký kết CPTPP và EVFTA với EU có thể sẽ mở ra cơ hội lớn cho Việt Nam gia tăng xuất khẩu vào phần còn lại của Thế giới, đồng thời cũng là cơ hội để Việt Nam cạnh tranh với Trung Quốc đối với các mặt hàng như dệt may, da giày Còn đối với các mặt hàng nông-lâm-thủy sản, việc mở rộng thị trường xuất khẩu sang EU, các quốc gia trong CP TPP giúp giảm sự phụ thuộc vào một số rất ít thị trường, đặc biệt là Trung Quốc, sẽ khiến Việt Nam có vị thế tốt hơn trong việc đàm phán các điều kiện thương mại. Theo kỳ vọng của nhiều doanh nghiệp xuất khẩu, EVFTA nếu có hiệu lực vào năm 2018 sẽ giúp xuất khẩu của Việt Nam sang EU tăng 50%. Ở khía cạnh nhập khẩu, chỉ riêng số liệu chính thức, Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc gần 28% tổng giá trị nhập khẩu (năm 2017), Hàn Quốc 22%; EU khoảng 5,7%, nếu phần nhập khẩu từ EU tăng lên gấp đôi nhờ nhờ EVFTA thị hy vọng thị phần từ Trung Quốc sẽ giảm xuống tương ứng (còn lại ngang với Hàn Quốc), tức là sự phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc sẽ bớt trầm trọng. Các FTA còn giúp thu hút ngày càng nhiều các nhà đầu tư FDI, đặc biệt các nhà đầu tư châu Á. Một phần là vì Việt Nam có một thị trường tiêu thụ với hơn 90 triệu dân, nhưng một phần cũng là vì Việt Nam là công xưởng để các công ty của Hàn Quốc, Nhật Bản xuất hàng đi EU, Mỹ Có thể thấy, trong 10 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư FDI nhiều nhất vào Việt Nam thì có tới 7 quốc gia và vùng lãnh thổ (trong đó có 3 nước đầu tư nhiều nhất) đã có hiệp định thương mại tự do song phương hoặc đa phương với Việt Nam. 17
  22. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng Bảng 2: Các nước đầu tư FDI nhiều nhất vào Việt Nam đến 31/12/2017 Thứ Vốn đầu tư FDI QuốC gia FTA năm Số dự án hạng (Tỷ USD) 2005 (với ASEAN) 1 Hàn Quốc 6.549 57.861,7 2015 2003 (với ASEAN) 2 Nhật Bản 3.607 49.307,3 2008 3 Xin-ga-po 1992 (1996) 1.973 42.540,7 4 Đài Loan (TQ) Chưa 2.534 30.867,2 Quần đảo Virgin thuộc 5 Chưa 744 22.535,2 Anh 6 Hồng Công (TQ) 2002 1.284 17.933,5 7 Ma-lai-xi-a 1992 (1996) 572 12.274,9 8 Trung Quốc 2002 1.817 12.023,0 9 Hoa Kỳ Chưa 861 9.894,1 10 Thái Lan 1992 (1996) 489 9.288,7 Nguồn: Tuy nhiên, một yếu tố còn quan trọng hơn rất nhiều là nội dung của các FTA, đặc biệt liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trường, quyền của người lao động và sở hữu trí tuệ. Trong số 16 FTA mà Việt Nam đang liên đới, chỉ có FTA với Nhật, với Úc - New Zealand (thông qua ASEAN), CP TPP và EVFTA là có đề cập đến vấn đề sở hữu trí tuệ. Trong khi đó, về vấn đề môi trường và quyền lợi của người lao động, chỉ có EVFTA và CP TPP là đề cập đến, và đây cũng chính là những điều khoản mà các bên dành nhiều thời gian trong đàm phán. Hơn nữa, hàng hóa Việt Nam đã tiếp tục khai thác các thị trường truyền thống và mở rộng tìm kiếm, phát triển thêm nhiều thị trường mới. Ngoại trừ thị trường Chile, xuất khẩu sang thị trường các nước có Hiệp định thương mại tự do (FTA) với Việt Nam đều ghi nhận tốc độ tăng cao trong những năm qua như thị trường ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia. Đặc biệt năm 2017, tỷ lệ tận dụng ưu đãi từ các thị trường đã ký kết FTA đạt khoảng 40%, tăng mạnh so với con số khoảng 35% các năm trước. Như vậy, có thể thấy việc hội nhập kinh tế thế giới với việc thông qua và thực thi các FTA đã giúp Việt Nam rất nhiều trong phát triển kinh tế và cải thiện các chính sách của mình [Xem phụ lục 2]. Tuy nhiên, thế giới đang đương đầu với xu hướng chống toàn cầu hóa, chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa dân túy với trường hợp Brexit ở châu Âu, chính sách “Nước Mỹ trên hết” của Tổng thống Donald Trump và Trung Quốc cố gắng vươn tầm ảnh hưởng của mình ra toàn cầu bằng mọi giá. Nhìn lại bàn cờ FTA hiện nay của Việt Nam, khi thực hiện CP TPP mà không có Mỹ là hết sức khó khăn. Nhằm tiếp tục nắm bắt cơ hội để phát triển nhưng cũng đồng thời né tránh các bất lợi và né tránh nguy cơ trở thành quốc gia lệ thuộc kinh tế vào Trung Quốc, giảm thiểu các tác động xấu làm xói mòn cấu trúc xã hội, đào sâu hố ngắn cách giàu nghèo, gia tăng bất bình đẳng xã hội, làm cho mục tiêu phát triển kinh tế không song trùng với mục tiêu mang lại sự thịnh vượng và bình đẳng cho mọi người dân luôn là trọng trách lớn lao mà các cấp chính quyền Việt Nam cần phải thực hiện trong tương lai. 3. Nghiên cứu sự tác động của FTA đến thu hút FDI, xuất nhập khẩu, du lịch và cơ cấu kinh tế của Việt Nam 3.1. Nghiên cứu mối quan hệ giữa việc Việt Nam tham gia FTA với với Tỷ suất thuế XNK và Tỷ lệ xuất khẩu/GDP Để nghiên cứu mối quan hệ giữa việc Việt nam gia nhập các FTA với việc thay đổi tỷ suất thuế XNK của Việt Nam trong những năm qua, tác giả dựa vào chuỗi dữ liệu thu thập được từ trang www.API_VNM_DS2_en_excel_v2_10182068 với các thông tin đó là “tỷ suất thuế XNK bình quân” và “Tỷ 18
  23. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng lệ xuất khẩu/GDP” của Việt Nam giải đoạn 1991 – 2017. Giữ liệu về việc Việt Nam gia nhập và thực thị các FTA được thu thập từ www.asiabusinessconsult.com. Các số liệu cho thấy, trong giai đoạn 1991 – 2017, Việt Nam đã ký kết và thực thi 10 FTA và đã kết thúc đàm phán 02 FTA, đang tiếp tục đàm phán 4 FTA. Kể từ năm 1996 bắt dầu thực thi FTA đầu tiên với Asean đến nay, thuế suất xuất nhập khẩu bình quân của Việt Nam đã liên tục giảm. Đó là kết quả của những nỗ lực của Việt Nam trong việc tăng cường Hội nhập kinh tế quốc tế trong đó việc ký kết và thực thi các FTA là một minh chứng rõ nét cho những nỗ lực đó. Các số liệu trong bảng 1 cho thấy, trong giai đoạn 27 năm từ 1991 – 2016, tỷ suất thuế XNK của Việt Nam đã giảm từ 19,56% xuống còn khoảng 5,75%, tức giảm 3,4 lần, bình quân mỗi năm giảm khoảng 12,6%. Bảng 1: Tỷ suất thuế XNK và Xuất khẩu, Nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 1991 - 2017 FTA Thuế suất Nhập Thuế suất Nhập trung bình FTA trung bình Xuất 1= K khẩu Xuất khẩu khẩu Năm của tất cả Năm 1 = K của tất cả khẩu 2 = (Tỷ (Tỷ USD) (Tỷ sản phẩm 2 = Có sản phẩm (Tỷ USD) Có (%) USD) (%) USD) 1991 1 19,56 3.46 2.97 2005 1 12,63 38.62 36.71 1992 1 19,22 3.83 3.43 2006 1 12,73 46.86 44.94 1993 1 18,21 4.94 3.79 2007 2 11,71 65.10 54.59 1994 1 18,20 7.08 5.54 2008 2 11,39 83.25 69.73 1995 1 15,19 8.69 6.80 2009 2 6,12 76.43 66.37 1996 2 17,20 12.78 10.08 2010 2 7,88 92.99 83.47 1997 1 18,20 13.76 11.57 2011 1 6,47 113.21 107.61 1998 1 18,70 14.19 12.20 2012 2 5,73 119.24 124.70 1999 1 18,95 15.15 14.33 2013 1 4,98 139.49 143.19 2000 1 19,20 17.92 16.81 2014 2 5,37 154.79 160.89 2001 1 17,25 18.60 18.00 2015 2 5,42 171.96 173.49 2002 1 15,29 21.72 19.19 2016 2 5,76 186.93 192.19 2003 1 15,08 26.76 22.42 2017 1 5,75 221.07 227.35 2004 1 12,68 33.29 27.13 2018 2* 5.25 233,78 239.00 Nguồn: www. API_VNM_DS2_en_excel_v2_10182068 (*) Ước thực hiện Các số liệu từ bảng 1 cũng cho thấy, trong cùng giai đoạn 1991 – 2017, xuất khẩu của Việt Nam tăng nhanh dẫn đến tỷ trọng xuất khẩu/GDP cũng tăng nhanh. Nếu năm 1991, tỷ lệ xuất khẩu/GDP của Việt Nam mới ở mức 33,57% thì đến năm 2017, tỷ lệ này đã tăng lên đến 101,56%, tức là tăng trên 3,02 lần. Có thể thấy rằng, giữa việc gia tăng tỷ lệ xuất khẩu/GDP và việc giảm tỷ suất thuất XNK có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Việc tăng tỷ trọng xuất khẩu/GDP chịu sự tác động lớn của xu hướng giảm thuế. Trong đó xu hướng giảm thuế lại là hậu quả của quá trình Hội nhập quốc tế và trong đó có việc tham gia các FTA. Để nghiên cứu mối quan hệ giữa việc gia nhập FTA với xu hướng giảm thuế cũng như việc gia tăng tỷ trọng xuất khẩu/GDP, tác giả tiến hành kiểm định sự khác biệt giữa Tỷ suất thuế XNK và Tỷ trọng xuất khẩu/GDP của những năm “có FTA” và những năm “không có FTA” của Việt Nam. Kết quả kiểm định Independent Samples T-test bằng SPSS như sau: 19
  24. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng Đối với kiểm định Tỷ suất thuế xuất nhập khẩu (TYSUATTHUE) trong trường hợp “có FTA” và “không có” FTA cho kết quả: Sig. (Levene’Test) = 0,769 > 0,05 nên không có cơ sở để bác bỏ giả thuyết H0, tức là chấp nhận giả thuyết H0: không có sự khác nhau về phương sai của 2 tổng thể. Lúc này ta sử dụng kết quả T-test ở dòng Equal variances assumed với kết quả kiểm định cho thấy Sig.(T-test, 2-tailed) = 0,003 < 0,05 do đó có cơ sở bác bỏ giả thiết H0 và chấp nhận giả thuyết H1 đó là tồn tại sự khác biệt về thuế suất trong trường hợp “có FTA” và “không có FTA”. Trong đó tỷ suất thuế trong điều kiện “có FTA” thấp hơn khi “không có FTA” (bình quân 14,85% so với 8,62%)[Xem phụ lục 3]. Điều này xác nhận xu hướng đó là tỷ suất thuế xuất nhập khẩu sẽ giảm khi Việt Nam tham gia FTA. Bảng 2: Kết quả kiểm định sự khác biệt giữa “có FTA” và “không có FTA” với Kim ngạch XNK của Việt Nam Independent Samples Test Levene's Test for Equality of t-test for Equality of Means Variances 95% Confidence Sig. (2- Mean Std. Error Interval of the F Sig. t df tailed) Difference Difference Difference Lower Upper Equal variances .088 .769 3.271 25 .003 6.22833 1.90413 2.3067 10.150 assumed TYSUATTHUE Equal variances 3.375 17.50 .003 6.22833 1.84554 2.3431 10.1136 not assumed Equal variances .204 .655 -2.714 25 .012 -64.15444 23.642 -112.846 -15.462 assumed NHAPKHAU Equal variances -2.712 16.076 .015 -64.15444 23.658 -114.289 -14.019 not assumed Equal variances .653 .427 -2.528 25 .018 -62.67611 24.788 -113.729 -11.622 assumed XUATKHAU Equal variances -2.480 15.319 .025 -62.67611 25.269 -116.439 -8.912 not assumed Equal variances .399 .533 -2.621 25 .015 -126.832 48.400 -226.513 -27.151 assumed TONG_XNK Equal variances -2.595 15.696 .020 -126.832 48.878 -230.612 -23.052 not assumed Nguồn: Tác giả truy xuất từ kết quả kiểm định bằng SPSS Đối với Kim ngạch nhập khẩu (NHAPKHAU) và Kim ngạch xuất khẩu (XUATKHAU), kết quản kiểm định Levene's Test cho thấy phương sai của NHAPKHAU và XUATKHAU là đồng nhất. Kiểm định T-test cho thấy có sự khác biệt Kim ngạch nhập khẩu cũng như Kim ngạch xuất khẩu tại những năm “có FTA” so với những năm “không có FTA” theo hướng: những năm “có FTA” thì Kim ngạch nhập khẩu cũng như Kim ngạch xuất khẩu cao hơn những năm “không có FTA”. Cụ thể: (1) bình quân nhập khẩu những năm “có FTA” là 106.18 tỷ USD so với những năm “không có FTA” là 42.03 tỷ USD, cao gấp 2,53 lần (2) bình 20
  25. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng quân xuất khẩu của những năm “có FTA” đạt 103.25 tỷ USD so với những năm “không có FTA” chỉ đạt 40.57 tỷ USD, cao gấp 2,54 lần. Việc xem xét tác động của FTA tới nền kinh tế Việt Nâm còn được thể hiện trong mối quan hệ giữa Tỷ suất thuế XNK với Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu, kết quả phân tích mối quan hệ giữa Tỷ suất thuế XNK với Tổng kim ngạch XNK của Việt Nam giai đoạn 1991 – 2017 như sau: Model Summaryb Model R R Adjusted Std. Error of Change Statistics Durbin- Square R Square the Estimate Watson R Square F df1 df2 Sig. F Change Change Change 1 .898 .806 .798 58.918 .806 104.028 1 25 .000 .508 a. Predictors: (Constant), TYSUATTHUE b. Dependent Variable: TONG_XNK Kết quả hồi quy bằng phần mềm SPSS cho thấy tồn tại mối quan hệ có ý nghĩa về mặt thống kê giữa Tỷ suất thuế xuất nhập khẩu với Tổng kim ngạch XNK với độ tin cậy trên 95% (Sig.= 0.000 <0.05). Trong đó gần 90% sự thay đổi của Tổng kim ngạch XNK là được giải thích bởi sự thay đổi của Tỷ suất thuế XKN, các nhân tố còn lại có thể giải thích cho 10% sự thay đổi của Tổng kim ngạch XNK. Coefficientsa Model Unstandardized Standardized t Sig. 95.0% Confidence Collinearity Coefficients Coefficients Interval for B Statistics B Std. Beta Lower Upper Tolerance VIF Error Bound Bound (Constant) 400.302 29.288 13.668 .000 1 TYSUATTHUE -21.564 2.114 -.898 -10.199 .000 -.898 -.898 -.898 1.000 a. Dependent Variable: TONG_XNK Hàm hồi quy tuyến tính có dạng: TONG_XNK = 400,302 – 21,564 x TYSUATTHUE + Ɛt Điều này có nghĩa là khi Tỷ suất thuế XNK (TYSUATTHUE) giảm 1% thì Tổng kim ngạch XNK của Việt Nam tăng thêm 21,564 tỷ USD. ANOVAa Model Sum of Squares df Mean Square F Sig. Regression 361114.617 1 361114.617 104.028 .000 1 Residual 86782.760 25 3471.310 Total 447897.377 26 a. Dependent Variable: TONG_XNK b. Predictors: (Constant), TYSUATTHUE Trong kiểm định F, giá trị Sig. = 0,000 < 0,05 cho thấy mô hình hồi quy tuyến tính xây dựng được phù hợp với tổng thể nên có thể sử dụng mô hình này suy rộng và áp dụng cho tổng thể. Tóm lại, các kết quả nghiên cứu trên cho phép khẳng định có mối quan hệ chặt chẽ giữa việc tham gia FTA với việc giảm thuế XNK và gia tăng Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu. Nghiên cứu cũng khẳng định tồn tại mối quan hệ có ý nghĩa về mặt thống kê giữa xu hướng biến động của Tỷ suất thuế xuất nhập khẩu với sự biến động của Tổng kim ngạch XNK theo hướng Thuế XNK càng giảm thì Tổng kim ngạch XNK càng tăng. 21
  26. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng 3.2. Nghiên cứu mối quan hệ giữa việc thực thi FTA với việc huy động vốn đầu tư FDI của Việt Nam Một trong những thành công của Hội nhập quốc tế cũng như việc tham gia các FTA đó là việc gia tăng quy mô của FDI. Thông thường một trong các điều khoản chủ yếu mà các FTA hướng đến đó là việc giảm nhẹ các điều kiện đầu tư và chính sách ưu đãi đầu tư. Các số liệu thống kê tại Phụ lục 1 cho thấy, FDI vào Việt Nam đã có bước phát triển vượt bậc, từ việc chỉ thu hút được lượng FDI nhỏ bé vào năm 1991 là 1.284,4 triệu USD (vốn thực hiện 428,5 triệu USD), thì đến năm 2017, vốn FDI thu hút trong năm đã đạt đến 35.880,0 triệu USD (vốn thực hiện khoảng 17.500,0 triệu USD), tăng khoảng 29 lần. Đến nay đã có trên 310 tỷ USD vốn FDI đổ vào Việt Nam. Nguồn vốn này đã làm thay đổi diện mạo nền kinh tế cũng như vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Nhờ nguồn vốn FDI mà Việt Nam đã hình thành được một số ngành công nghiệp mũi nhọn như dầu khí, điện tử, may mặc có khả năng cạnh tranh quốc tế lớn, tạo được nhiều việc làm, đóng góp tích cực cho tăng trưởng kinh tế, tham gia xóa đói giảm nghèo cho người dân. Phát biểu tại Hội nghị Hội nghị tổng kết 30 năm thu hút FDI tại Việt Nam được tổ chức ngày 4/10/2018 tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ &ĐT Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh: sau 30 năm, DN FDI đã trở thành một khu vực phát triển năng động, đóng góp gần 20% GDP và là nguồn vốn bổ sung quan trọng cho vốn đầu tư phát triển của Việt Nam với tỷ trọng khoảng 23,7% trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội1. Khu vực FDI đang là chủ lực trong xuất khẩu của Việt Nam với tỷ lệ đóng góp của khu vực FDI (không kể dầu thô) trong tổng kim ngạch xuất khẩu cả cả nước đạt trên 71% năm 20172. Việc đạt được mức tăng trưởng cao trong thu hút FDI có vai trò rất lớn của việc Việt Nam đàm phán, ký kết và thực thi các FTA. Để nghiên cứu mối quan hệ giữa việc gia nhập FTA với việc thu hút vốn FDI cũng như thực hiện vốn FDI, tác giả tiến hành kiểm định sự khác biệt giữa việc thu hút vốn FDI và thực hiện vốn FDI của những năm “có FTA” và những năm “không có FTA” của Việt Nam. Kết quả kiểm định Independent Samples T-test bằng SPSS như ở bảng 2. Kết quả kiểm định Levene’s Test cho thấy các biến FDI (vốn đầu tư FDI) và FDI_TH (Vốn đầu tư FDI thực hiện) đều có các giá trị Sig.> 0,05 do đó không có cơ sở để bác bỏ giả thuyết H0, tức là chấp nhận giả thuyết “không có sự khác nhau về phương sai của 2 tổng thể”. Kết quả kiểm định T-test đối với biến FDI cho kết quả Sig. = 0,003 < 0,05 nên ta bác bỏ giả thuyết H0 và chấp nhận H1 đó là có tồn tại sự khác biệt của FDI của những năm “có TFA” so với những năm “không có FTA”. Kết quả cũng tương tự với kiểm định biến FDI_TH với Sig. = 0,002 < 0,05 nên chấp nhận giả thuyết H1 đó là có tồn tại sự khác biệt về FDI_TH của những năm “có FTA” so với những năm “không có FTA”. Bảng 2: Kết quả kiểm định sự khác biệt giữa “có FTA” và “không có FTA” với thu hút FDI và FDI thực hiện của Việt Nam Independent Samples Test Levene's Test for Equality of t-test for Equality of Means Variances 95% Confidence Sig. (2- Mean Std. Error Interval of the F Sig. t df tailed) Difference Difference Difference Lower Upper Equal variances 1.301 .265 -3.273 25 .003 -17147.22 5238.87 -27936.9 -6357.57 assumed FDI Equal variances -2.607 9.801 .027 -17147.22 6576.56 -31841.2 -2453.21 not assumed Equal FDI_TH variances .013 .911 -3.509 25 .002 -6208.59 1769.096 -9852.12 -2565.07 assumed 1 Nguyễn Anh (2018), “FDI đóng góp gần 20% GDP, làm thay đổi diện mạo nền kinh tế”. 2 Trung Hiếu (2017), “Doanh nghiệp FDI đóng góp hơn 71% tổng kim ngạch xuất khẩu”. 22
  27. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng Equal variances -3.548 16.573 .003 -6208.59 1750.028 -9908.08 -2509.10 not assumed Nguồn: Tác giả truy xuất từ kết quả kiểm định bằng SPSS Xu hướng chung được xác nhận đó là những năm “có FDI” thì thu hút FDI và FDI_TH có xu hướng cao hơn những năm “không có FTA”. [Xem phụ lục 3]. 3.3. Nghiên cứu mối quan hệ giữa việc thực thi FTA với việc quy mô khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và doanh thu của ngành du lịch Một trong những tác động của các hiệp định thương mại tự do FTA đó là làm gia tăng dòng khách du lịch quốc tế đến các quốc gia tham gia. Chính điều này sẽ góp phần làm gia tăng doanh thu hoạt động của ngành du lịch (tất nhiên doanh thu du lịch còn phụ thuộc vào dòng khách du lịch nội địa). Để thấy rõ xu thế này, các số liệu tại Phụ lục 1 cho thấy, trong giai đoạn 1991 – 2017, số lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam đã gia tăng rất nhanh. Năm 1991, số lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam từ 300 nghìn đã tăng lên đến 12.922,15 nghìn vào năm 2017, tăng so với 1991 là 43,1 lần. tốc độ tăng bình quân hàng năm khoảng 15%. Cũng trong cùng thời kỳ, doanh thu từ hoạt động du lịch của Việt Nam cũng tăng nhanh, từ 1,68 nghìn tỷ đồng vào năm 1991, dã tăng lên đến 519 nghìn tỷ đồng vào năm 2017, tức là tăng gần 303,6 lần, tốc độ tăng bình quân khoảng 26% mỗi năm. Để nghiên cứu mối quan hệ giữa việc gia nhập FTA với việc thu hút vốn FDI cũng như thực hiện vốn FDI, tác giả tiến hành kiểm định sự khác biệt giữa việc thu hút Khách du lịch quốc tế và Doanh thu của ngành du lịch trong những năm “có FTA” và những năm “không có FTA” của Việt Nam. Kết quả kiểm định Independent Samples T-test bằng SPSS như ở bảng 3. Bảng 3: Kết quả kiểm định sự khác biệt giữa “có FTA” và “không có FTA” với số lượng Khách du lịch quốc tế và Doanh thu du lịch của Việt Nam Independent Samples Test Levene's Test for Equality of t-test for Equality of Means Variances 95% Confidence Sig. (2- Mean Std. Error Interval of the F Sig. t df tailed) Difference Difference Difference Lower Upper Equal variances .094 .761 -2.078 25 .048* -2525.79 1215.78 -5029.74 -21.8444 assumed KHACH_QT Equal variances -2.136 17.332 .047* -2525.7961 1182.6809 -5017.401 -34.1905 not assumed Equal variances 1.076 .310 -1.836 25 .078 -95.83111 52.19267 -203.3239 11.6617 assumed DT_DULICH Equal variances -1.766 14.580 .098 -95.83111 54.24936 -211.7514 20.0894 not assumed Equal DT_DL_CD variances .564 .460 -2.010 25 .055 -17.31333 8.61456 -35.05535 .42868 assumed 23
  28. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng Equal variances -1.958 15.045 .069 -17.31333 8.84371 -36.15836 1.53170 not assumed Nguồn: Tác giả truy xuất từ kết quả kiểm định bằng SPSS (*) độ tin cậy 0,05 ( ) độ tin cậy 0,10 Kiểm định Levene's Test của các biến KHACH_DL (khách du lịch quốc tế đến Việt nam) và DT_DULICH (Doanh thu du lịch) cho thấy Sig.(Levene’sTest) đều nhận giá trị > 0,05, điều đó cho thấy phương sai của các biến kiểm định trên là đồng nhất. Kiểm định T-test của biến KHACH_QT có Sig.(2- tailed) = 0,048 0,05 nên phương sai của biến DT_DL_CD là đồng nhất. Kiểm định T-test cho kết quả Sig. = 0,069 <0.10 do đó cho phép kết luận là có tồn tại sự khác biệt về Doanh thu từ hoạt động du lịch giữa các năm “có FTA” và các năm “không có FTA” với độ tin cậy trên 90%. 3.4. Nghiên cứu mối quan hệ giữa việc thực thi FTA với việc thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam Tăng trưởng kinh tế và thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và lĩnh vực kinh tế là tác động tích cực của Hội nhập kinh tế quốc tế cũng như tham gia FTA cả về phương diện lý luận cũng như thực tế. Ở nước ta, các dữ liệu thống kê cho thấy trong giai đoạn 1991 – 2017 đã có sự chuyển dịch mạnh mẽ về cơ cấu kinh tế theo ngành theo hướng là tỷ trọng các ngành nông, lâm, thủy sản trong cơ cấu GDP có xu hướng giảm. Cụ thể năm 1991, Nông nghiệp có tỷ trọng 40,5% trong GDP thì đến năm 2017, tỷ trọng này chỉ còn 15,34%, giảm 25,16% tương đương với trên 62%. Trong cùng giai đoạn đó, tỷ trọng của Công nghiệp và Dịch vụ đã tăng lên tương ứng, từ 59,5% đã tăng lên 84,66%, tăng thêm tương ứng là 25,16%, tức 42,3%. Nhìn vào biểu đồ chuyển dịch cơ cấu ngành ở hình 1 ta thấy, bắt đầu tư năm 1993, khi Việt Nam bắt đầu thực thi FTA đầu tiên với Asean, cơ cấu kinh tế theo ngành đã bắt đầu có sự chuyển dịch rõ rệt theo hướng tỷ trọng các ngành công nghiệp tăng, tỷ trọng các ngành nông nghiệp giảm nhanh trong khi tỷ trọng các ngành dịch vụ cũng giảm nhẹ. Đây chính là giai đoạn nền kinh tế Việt nam đang phát triển mạnh mẽ theo chiều rộng, là giai đoạn khởi đầu của quá trình CNH. Đến những năm 207 - 2010, khi nền kinh tế bắt đầu hội nhập rộng rãi hơn với một loại FTA được ký kết và triển khai, nền kinh tế bắt đầu có sự điều chỉnh theo hướng tỷ trọng công nghiệp bắt đầu tăng chậm, tỷ trọng dịch vụ bắt đầu tăng. Đặc biệt từ những năm 2010 đến nay, tỷ trọng các ngành công nghiệp giảm, tỷ trọng các ngành dịch vụ tăng lên nhanh cùng với quá trình tái cấu trúc lại nền kinh tế theo hướng phát triển theo chiều sâu. 24
  29. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng Hình 1. Cơ cấu kinh tế Việt nam giai đoạn 1991 – 2017 Để nghiên cứu mối quan hệ giữa việc gia nhập FTA với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tác giả tiến hành kiểm định sự khác biệt của Tỷ trọng ngành nông nghiệp (NONG_NGHIEP) và Tỷ trọng của các ngành Công nghiệp và Dịch vụ (CN_DV) trong cơ cấu GDP trong những năm “có FTA” và những năm “không có FTA” của Việt Nam. Kết quả kiểm định Independent Samples T-test bằng SPSS cho ở bảng 4. Kiểm định Levene's Test của các biến NONG_NGHIEP (Tỷ trọng ngành nông nghiệp trong GDP) và CN_DV (Tỷ trọng các ngành Công nghiệp và Dịch vụ trong GDP) cho thấy Sig.(Levene’sTest) đều nhận giá trị > 0,05, điều đó có nghĩa là phương sai của các biến kiểm định trên là đồng nhất. Kiểm định T-test của biến NONG_NGHIEP có Sig.(2-tailed) = 0,049 <0,05 cho phép khẳng định giữa các năm “có FTA” và các năm “không có FTA” có sự khác biệt về Tỷ trọng đóng góp của ngành Nông nghiệp vào GDP Việt Nam với độ tin cậy β=0,05. Cụ thể, những năm “có FTA” có Tỷ trọng ngành nông nghiệp trong GDP bình quân thấp hơn so với các năm “không có FTA”. Kết quả kiểm định cũng cho thấy, có sự khác biệt về Tỷ trọng các ngành CN_DV trong cơ cấu GDP theo hướng những năm có FTA thì tỷ trọng các ngành công nghiệp, dịch vụ cao hơn so với các năm “không có FTA”.[Xem phụ lục 3]. Bảng 4: Kết quả kiểm định sự khác biệt giữa “có FTA” và “không có FTA” với Tỷ trọng ngành nông nghiệp và Tỷ trọng các ngành Công nghiệp – Dịch vụ Independent Samples Test Levene's Test for Equality of t-test for Equality of Means Variances 95% Confidence Sig. (2- Mean Std. Error Interval of the F Sig. t df tailed) Difference Difference Difference Lower Upper Equal NONG_NGHIEP variances 1.322 .261 2.071 25 .049* 4.45167 2.14932 .02506 8.87827 assumed 25
  30. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng Equal variances not 2.343 22.152 .028* 4.45167 1.89985 .51319 8.39015 assumed Equal variances 1.025 .321 -1.963 25 .061 -4.22944 2.15461 -8.66695 .20806 assumed CN_DV Equal variances not -2.212 21.949 .038* -4.22944 1.91230 -8.19585 -.26304 assumed Nguồn: Tác giả truy xuất từ kết quả kiểm định bằng SPSS (*) độ tin cậy 0.05 ( ) độ tin cậy 0.10 Tóm lại, có thể tóm tắt kết quả nghiên cứu sự ảnh hưởng của các FTA đến việc giảm thuế XNK, đến thu hút FDI, đến xuất nhập khẩu, du lịch và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Việt Nam trong những năm qua trong bảng tổng hợp 5: Bảng 5: Tóm tắt kết quả kiểm định Levene's Test và T-Test về sự khác biệt giữa có FTA và Không có FTA với các biến số của nền kinh tế Việt nam Levene's Test for Equality of T-test Mean Variances Sig. (2- F Sig. Không có FTA Có FTA tailed) Equal variances TYSUATTHUE .088 .769 .003* 14.8489 8.6206 assumed Equal variances NHAPKHAU .204 .655 .012* 42.0267 106.1811 assumed Equal variances XUATKHAU .653 .427 .018 40.5706 103.2467 assumed Equal variances TONG_XNK .399 .533 .015* 82.60 209.43 assumed Equal variances FDI 1.301 .265 .003* 8205.5444 25352.7667 assumed Equal variances FDI_TH .013 .911 .002* 4291.3167 10499.9111 assumed Equal variances KHACH_QT .094 .761 .048* 3097.6328 5623.4289 assumed Equal variances DT_DULICH 1.076 .310 .078 61.1778 157.0089 assumed Equal variances DT_DL_CD .564 .460 .055 16.5756 33.8889 assumed Equal variances NONG_NGHIEP 1.322 .261 .049* 24.586 20.1344 assumed Equal variances CN_DV 1.025 .321 .061 75.413 79.6433 assumed Nguồn: Tác giả truy xuất từ kết quả kiểm định bằng SPSS (*) độ tin cậy 0.05; ( ) độ tin cậy 0.10 26
  31. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng 4. Nghiên cứu mối quan hệ giữa chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thu hút FDI, xuất nhập khẩu và du lịch với phân phối thu nhập và bất bình đẳng ở Việt Nam Để nghiên cứu mối quan hệ tương quan giữa các yếu tố chịu tác động từ việc tham gia FTA cũng như vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế đến phân phối thu nhập và bất bình đẳng ở Việt Nam, tác giả đã tiến hành thu thập thông tin về 63 tỉnh thành của Việt Nam tại thời điểm năm 2017 [Xem phụ lục 4] với các thông tin như sau: 1) Nhóm các yếu tố liên quan đến thực thi FTA và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Việt Nam - Tổng vốn đầu tư FDI vào địa phương tính đến năm 2017 (Ký hiệu là TONGVONFDI) - Doanh thu ngành du lịch của địa phương trong năm 2017 (DU_LICH) - Tỷ trọng của ngành công nghiệp, xây dựng trong GRDP của địa phương năm 2017 (CONG_NGHIEP) - Tỷ trọng của ngành dịch vụ trong GRDP của địa phương năm 2017 (DICH_VU) - Tỷ trọng của ngành nông nghiệp trong GRDP của địa phương năm 2017 (NONG_NGHIEP) - Kim ngạch xuất khẩu của địa phương trong năm 2017 (XUAT_KHAU) - Kim ngạch nhập khẩu của địa phương trong năm 2017 (NHAP_KHAU) - Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của địa phương trong năm 2017 (TONG_XNK) 2) Nhóm yếu tố liên quan đến phân phối thu nhập và bất bình đẳng ở Việt Nam - Tỷ lệ hộ nghèo của địa phương năm 2017 (TYLENGHEO) - Chênh lệch về thu nhập của nhóm “thu nhập cao” và nhóm “thu nhập thấp” của địa phương năm 2017 (CHENHLECH) - Mức thu nhập của nhóm “thu nhập cao” của địa phương năm 2017 (THUNHAP_CAO) - Mức thu nhập của nhóm “thu nhập thấp” của địa phương năm 2017 (THUNHAP_THAP) - Tỷ số chênh lệch thu nhập của nhóm “thu nhập cao” và nhóm “thu nhập thấp” tại địa phương năm 2017 (BATBINHDANG). Tiến hành phân tích tương quan Pearson bằng kỹ thuật Correlate trên phần mềm SPSS [Xem phụ lục 5] kết quả sau khi làm gọn được thể hiện ở bảng 6. Kết quả phân tích tương quan Pearson cho thấy: 1) Quy mô thu hút vốn FDI vào các địa phương có quan hệ với phát triển kinh tế của các địa phương (Hệ số Pearson đều khác 0; Sig.(2-tailed) đều 0.05) cũng như Bất bình đẳng (Pearson =-.053, Sig=.681>0.05). Bảng 6: Ma trận các hệ số tương quan Pearson TYLE CHENH THUNHAP THUNHAP BATBINH NGHEO LECH CAO THAP DANG N 63 63 63 63 63 Pearson -.447 -.101 .778 .754 -.053 TONGVONFDI Correlation Sig. (2-tailed) .000 .429 .000 .000 .681 27
  32. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng Pearson -.343 -.362 .405 .486 -.332 CONG_NGHIEP Correlation Sig. (2-tailed) .006 .004 .001 .000 .008 Pearson .145 .083 .002 -.036 .080 DICH_VU Correlation Sig. (2-tailed) .256 .517 .986 .777 .532 Pearson .298* .370 -.516 -.589 .336 NONG_NGHIEP Correlation Sig. (2-tailed) .018 .003 .000 .000 .007 Pearson -.368 -.159 .643 .675 -.099 XUAT_KHAU Correlation Sig. (2-tailed) .003 .212 .000 .000 .442 Pearson -.368 -.168 .663 .696 -.112 NHAP_KHAU Correlation Sig. (2-tailed) .003 .189 .000 .000 .383 Pearson -.371 -.165 .658 .691 -.106 TONG_XNK Correlation Sig. (2-tailed) .003 .197 .000 .000 .409 Pearson -.252* .108 .476 .378 .146 DU_LICH Correlation Sig. (2-tailed) .046 .399 .000 .002 .253 . Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed). *. Correlation is significant at the 0.05 level (2-tailed). 2) Tỷ trọng công nghiệp có mối quan hệ chặt chẽ với việc thay đổi tỷ trọng các ngành Dịch vụ và Nông nghiệp theo hướng Tỷ trọng Công nghiệp tăng thì tỷ trọng các ngành Nông nghiệp, Dịch vụ giảm xuống (điều này là hoàn toàn hợp lý). Tỷ trọng công nghiệp cũng có ảnh hưởng đến Xuất nhẩu, Nhập khẩu, Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu và du lịch theo hướng: Tỷ trọng công nghiệp tăng thì các hoạt động trên cũng tăng. Chính nhờ tác động như vậy mà việc tăng tỷ trọng công nghiệp đã dẫn đến việc làm tăng thu nhập cho nhóm Thu nhập thấp cũng như nhóm Thu nhập cao, giúp làm giảm chênh lệch thu nhập giữa nhóm Thu nhập cao và nhóm Thu nhập thấp đồng thời cũng làm giảm bất bình đẳng (hệ số Pearson giữa biến CONG_NGHIEP và biến BATBINHDANG = -.332 mang dấu (-); và Sig.(2-tailed) = 0.008 0.05, trừ biến CONG_NGHIEP và biến DU_LICH có Sig.<0.05). 4) Việc thu hút vốn FDI có ảnh hưởng đến sự biến động của việc tăng giảm tỷ trọng nông nghiệp trong GRDP. Địa phương nào thu hút FDI nhiều thì tỷ trọng nông nghiệp thấp và ngược lại (Hệ số Pearson giữa biến NONG_NGHIEP và biến TONGVONFDI = -.614 mang dầu (-); Sig.= 0.000 <0.05 nên có thể kết luận giữa Tỷ lệ Nông nghiệp trong GRDP và Tổng vốn FDI có mối quan hệ tương quan nghịch). Tương tự, Tỷ lệ Nông nghiệp trong GRDP cũng có mối quan hệ tương quan nghịch với Xuất khẩu (Pearson 28
  33. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng =-.519 ; Sig.=0.000) , Nhập khẩu (Pearson =-.538 ; Sig.=0.000), Tổng kim nghạch XNK ((Pearson =- .532 ; Sig.=0.000), Doanh thu du lịch (Pearson =-.381 ; Sig.=0.002). Đặc biệt, Tỷ lệ nông nghiệp trong GRDP có quan hệ rất chặt chẽ với Tỷ lệ hộ nghèo, Chênh lệch thu nhập giàu nghèo, Thu nhập của nhóm hộ thu nhập cao, Thu nhập của nhóm hộ thu nhập thấp và Bất bình đẳng tại các địa phương của Việt Nam. Cụ thể việc giảm Tỷ lệ GRDP ngành nông nghiệp sẽ dẫn đến giảm Tỷ lệ hộ nghèo (Pearson =.298 ; Sig.=0.018); giảm chênh lệc thu nhập giữa nhóm hộ có Thu nhập cao và nhóm hộ có Thu nhập thấp (Pearson =.370 ; Sig.=0.003); tăng thu nhập của nhóm hộ Thu nhập cao (Pearson =-.516 ; Sig.=0.000); đồng thời cũng làm tăng thu nhập của nhóm hộ có Thu nhập thấp (Pearson =-.589 ; Sig.=0.000); đồng thời cũng làm giảm Bất bình đẳng (Pearson =.336 ; Sig.=0.007). 5) Việc phát triển du lịch tại các địa phương có tác dụng làm giảm Tỷ lệ hộ nghèo (Pearson =- .368 ; Sig.=0.003); làm tăng thu nhập cho nhóm hộ Thu nhập cao (Pearson =.643 ; Sig.=0.000) và tăng thu nhập cho nhóm hộ Thu nhập thấp (Pearson =.675 ; Sig.=0.000). Tuy nhiên, việc phát triển du lịch không có mối quan hệ rõ rệt có ý nghĩa thống kê đối chênh lệch thu nhập giữa nhóm hộ Thu nhập cao và nhóm hộ Thu nhập thấp (Pearson =-.159 ; Sig.=0.212>0.05); cũng như không có quan hệ tương quan với Bất bình đẳng (Pearson =-.099 ; Sig.=0.442>0.05). 6) Nhập khẩu cũng có mối quan hệ chặt chẽ với Tỷ trọng công nghiệp, Tỷ trọng nông nghiệp và với Xuất khẩu. Kiếm định cho thấy, khi nhập khẩu tăng thì tỷ lệ công nghiệp tăng (Pearson =.392 ; Sig.=0.001<0.05); khi nhập khẩu tăng thì tỷ trọng nông nghiệp giảm (Pearson =-.538 ; Sig.=0.000<0.05). Đặc biệt khi nhập khẩu tăng thì xuất khẩu cũng tăng (Pearson =.970 ; Sig.=0.000<0.05), điều này được lý giải là do Việt Nam lệ thuộc vào nguồn nguyên liệu, thiết bị của nước ngoài để sản xuất hàng xuất khẩu. 7) Du lịch là một ngành kinh tế chịu tác động mạnh mẽ của quá trình Hội nhập kinh tế quốc tế. Việc kiểm định đã xác nhận việc gia nhập và thực thi các FTA có tác động lên du lịch theo hướng những năm có FTA thì du khách quốc tế và doanh thu du lịch cao hơn những năm còn lại. Vấn đề cần tiếp tục làm rõ ở đây là việc phát triển du lịch có ảnh hưởng tác động tới vấn đề nghèo đói, thu nhập và bất bình đẳng của dân chúng hay không? Kết quả phân tích tương quan Pearson cho thấy việc gia tăng doanh thu du lịch của địa phương có ảnh hưởng đến Xuất, Nhập khẩu. đến Tỷ trọng nông nghiệp trong GRDP và đặc biệt là có quan hệ tương quan có ý nghĩa thống kế với Tỷ lệ hộ nghèo (Pearson =-.252 ; Sig.=0.046<0.05) sẽ giảm xuống khi doanh thu du lịch tăng lên. Ngược lại, khi doanh thu du lịch tăng lên thì thu nhập của nhóm Thu nhập cao (Pearson =.476 ; Sig.=0.000<0.05) và nhóm Thu nhập thấp đều được cải thiện (Pearson =.378 ; Sig.=0.002<0.05). Tuy nhiên kết quả nghiên cứu không cho thấy mối quan hệ rõ ràng giữa phát triển du lịch với chênh lệch thu nhập giữa nhóm Thu nhập cao và nhóm Thu nhập thấp cũng như Bất bình đẳng trong xã hội. Tóm lại, kiểm định Pearson cho thấy có mối quan hệ tương quan có ý nghĩa về mặt thống kê giữa các yếu tố thể hiện việc gia nhập FTA và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Việt Nam đến phân phối thu nhập và bất bình đẳng thời gian qua. 5. Một số kết luận và hàm ý chính sách 5.1. Một số kết luận về kết quả nghiên cứu Từ các kết quả nghiên cứu ở trên, tác giả có thể đi đến một số kết luận ban đầu như sau: Thứ nhất, việc Việt Nam ký kết và thực thi các Hiệp định thường mại tự do (FTAs) với các quốc gia và vùng lãnh thổ có ảnh hưởng tích cực đến phát triển kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta trong những năm qua. Những năm thực thi FTA có xu hướng rõ rệt trong việc giảm thuế XNK, có xu hướng thu hút nhiều vốn FDI, gia tăng kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu cũng như tổng kim ngạch XNK cao hơn, thu hút đông khách du lịch quốc tế nhiều hơn so với những năm không có FTA. Nghiên cứu cũng chỉ ra, những năm thực thi FTA có xu hướng Tỷ trọng ngành sản xuất nông nghiệp trong cơ cấu GDP thấp hơn, đồng thời Tỷ trọng các ngành Công nghiệp – Dịch vụ cao hơn so với những năm không có FTA. 29
  34. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng Thứ hai, kết quả nghiên cứu mối quan hệ giữa chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thu hút vốn đầu tư FDI, đẩy mạnh xuất nhập khẩu và phát triển du lịch có ảnh hưởng nhất định đến một số mặt cụ thể phản ánh quan hệ phân phối thu nhập cũng như bất bình đẳng trong nền kinh tế. Cụ thể như sau: - Tỷ lệ hộ nghèo [TYLENGHEO] ở Việt Nam có quan hệ với Tổng vốn đầu tư FDI thu hút được (tương quan âm (-)); Tỷ trọng của ngành công nghiệp (tương quan âm (-)) và Tỷ trọng ngành nông nghiệp (tương quan dương (+)) trong cơ cấu GRDP; với Xuất khẩu (+), nhập khẩu (+) và Tổng kim ngạch XNK (+); với Doanh thu du lịch của địa phương (+). Tuy nhiên, Tỷ lệ hộ nghèo không có quan hệ ró ràng với Tỷ trọng của các ngành Dịch vụ. - Thu nhập của nhóm hộ có Thu nhập cao [THUNHAPCAO] có quan hệ với Tổng vốn FDI (+); với Tỷ trọng ngành Công nghiệp (+); Với Tỷ trọng ngành Nông nghiệp (-); với Xuất khẩu (+), nhập khẩu (+) và Tổng kim ngạch XNK (+); với Doanh thu du lịch của địa phương (+).Tuy nhiên Thu nhập của nhóm hộ Thu nhập cao không có quan hệ ró ràng vớ Tỷ trọng của các ngành Dịch vụ. - Thu nhập của nhóm hộ có Thu nhập thấp [THUNHAPTHAP] có quan hệ với Tổng vốn FDI (+); với Tỷ trọng ngành công nghiệp (+); Với Tỷ trọng ngành nông nghiệp (-) trong cơ cấu GRDP; với Xuất khẩu (+), nhập khẩu (+) và Tổng kim ngạch XNK (+); với Doanh thu du lịch của địa phương (+). Thu nhập của nhóm hộ Thu nhập thấp không có quan hệ ró ràng với Tỷ trọng của các ngành Dịch vụ. - Chênh lệch thu nhập giữa nhóm hộ có Thu nhập cao với nhóm hộ có Thu nhập thấp [CHENHLECH] có quan hệ tương quan với Tỷ trọng ngành công nghiệp (-); với Tỷ trọng ngành nông nghiệp (+) trong cơ cấu GRDP của các địa phương. Tuy nhiên, chênh lệch giàu nghèo không chịu ảnh hưởng tác động bởi việc thay đổi Tỷ trọng của các ngành Dịch vụ; với Doanh thu du lịch cũng như không có quan hệ ró ràng với Tổng vốn FDI; với Xuất khẩu, Nhập khẩu và Tổng kim ngạch XNK. - Bất bình đẳng [BATBINHDANG] tại Việt Nam có quan tương quan với Tỷ trọng ngành Công nghiệp (-); với Tỷ trọng ngành Nông nghiệp (-). Tuy nhiên Bất bình đẳng không có quan hệ rõ ràng với Tỷ trọng của ngành Dịch vụ; với Doanh thu du lịch; với Tổng vốn FDI; với Xuất khẩu, Nhập khẩu và Tổng kim ngạch XNK của các địa phương. Thứ ba, với những kết quả tổng hợp từ các kết luận trên cho phép rút ra kết luận cuối cùng đó là việc thực thi FTA có tác động tích cực đến đến việc giảm tỷ lệ hộ nghèo, cải thiện thu nhập cho người dân (cả nhóm thu nhập cao và thu nhập thấp); thúc đẩy giảm tỷ trọng của ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng của các ngành công nghiệp và dịch vụ, từ đó có tác động nhất định đến việc làm giảm bất bình đẳng trong xã hội. Tuy nhiên, nghiên cứu cũng cho thấy quan hệ giữa việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế với bất bình đẳng không thật sự rõ ràng vì chịu sự tác động kép của 02 quan hệ trái ngược nhau đó là: (1) Khi tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm xuống sẽ làm cho bất bình đẳng giảm xuống (tương quan dương); (2) Khi tỷ trọng ngành công nghiệp giảm xuống thì bất bình đẳng tăng lên (tương quan nghịch). Thực tế xu hướng này đã được ghi nhận trong giai đoạn 2010 – 2017. 5.2. Hàm ý chính sách Từ những kết quả nghiên cứu trên có thể cho phép tác giả đưa ra một số hàm ý về chính sách trong việc đẩy mạnh hội nhập quốc tế gắn với việc giải quyết vấn đề công bằng trong phân phối thu nhập và kiểm soát bất bình đẳng xã hội như sau: Một là, hoàn tất đàm phán và thực thi các Hiệp định FTA, trong đó thúc đẩy thực thi CP TPP, các FTA với Liên minh Kinh tế Á – Âu, EU và Hàn Quốc; hoàn tất đàm phán RCEP và FTA với Khối thương mại tự do châu Âu (EFTA); các cam kết trong 8 FTA đã ký Các FTA của ASEAN (AFTA), ASEAN với Trung Quốc, Hàn Quốc có thời hạn cắt giảm thuế năm 2018. Hai là, phải tận dụng cơ hội từ các FTA để nâng tầm hội nhập quốc tế của nước ta trên các tầng nấc, xay dựng cơ chế liên kết theo hướng đẩy mạnh chủ động đóng góp, tiếp cận đa ngành, đa phương, đề cao nội hàm phát triển, nhất là trong các khuôn khổ đa phương và trong các vấn đề mà ta quan tâm, có lợi ích như đối tác phát triển, giảm nghèo, an ninh nguồn nước, an ninh lương thực, biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường, 30