Tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 đến hệ thống ngân hàng Việt Nam

pdf 11 trang Gia Huy 24/05/2022 1450
Bạn đang xem tài liệu "Tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 đến hệ thống ngân hàng Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftac_dong_cua_cach_mang_cong_nghiep_4_0_den_he_thong_ngan_han.pdf

Nội dung text: Tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 đến hệ thống ngân hàng Việt Nam

  1. Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QUốC GIA "CÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG" TáC ĐỘNG CỦA CáCH mạng công NGHIệP 4.0 ĐẾN Hệ THỐNG NGÂN HÀNG VIệT Nam ThS. Lê Quốc Anh1 Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Lê Thị Trâm Anh Đại học New South Wales Tóm tắt Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) đang tác động mạnh đến việc tổ chức, điều chỉnh, hoạt động và phát triển của hệ thống ngân hàng (HTNH) Việt Nam. Nhiều cơ hội lớn mở ra, như giúp Ngân hàng (NH) Nhà nước (NHNN) giảm phát hành tiền mặt, áp dụng công nghệ mới để hiện đại hóa và nâng cao chất lượng quản trị. Giúp ngân hàng thương mại (NHTM) phát triển hệ sinh thái Fintech để tăng lượng khách hàng, nguồn huy động, cung cấp sản phẩm mới, tinh giảm biên chế, lồng ghép việc nâng cấp cơ sở vật chất vào tái cơ cấu Đồng thời cũng tạo ra các thách thức không nhỏ về thể chế, năng lực cán bộ, hạ tầng công nghệ, nguồn đầu tư dài hạn, minh bạch hóa hoạt động, bảo mật và bảo vệ thông tin, cùng nhiều thách thức riêng cho từng chủ thể, đối tượng. Từ đó, đòi hỏi Nhà nước, ngành NH, NHNN cùng từng NHTM, mỗi cán bộ NH cần có các cuộc “cách mạng nhỏ” để đổi mới nhiều mặt, nhằm đưa HTNH Việt Nam phát triển, hòa nhập thành công, hiệu quả hơn vào cuộc CMCN 4.0. Từ khóa: Cách mạng công nghiệp 4.0, Ngân hàng Nhà nước, ngân hàng thương mại 1. ĐẶT VẤN đề Từ đầu những năm 2010, CMCN 4.0 manh nha xuất hiện, dần phát triển mạnh lên ở các nước phát triển, rồi lan rộng khắp thế giới. Với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, tốc độ phát triển của nó nhanh, phạm vi tác động rộng, ảnh hưởng mạnh đến mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội. Do đó, dù là nước phát triển chưa cao, nhiều lĩnh vực chưa đủ cơ sở vật chất kỹ thuật và nhân sự cho CMCN 4.0 xâm nhập và phát huy tác dụng. Song ngành NH Việt Nam, nhất là các NHTM không thể đứng ngoài, mà phải chuẩn bị cơ sở, chủ động tham gia vào cuộc cách mạng này. Thách thức là chính, nhưng vẫn đan xen cơ hội, và nếu nhận diện được, có giải pháp phù hợp thì thách thức sẽ được khắc phục, cơ hội sẽ được khai thác, lúc đó CMCN 4.0 lại là nhân tố phát triển. Vậy trong bối 1 Email của tác giả: lequocanh161@gmail.com 182
  2. Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QUốC GIA "CÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG" c ảnh CMCN 4.0, đâu là cơ hội cho ngành NH; NHNN và các NHTM cần thay đổi thế nào, đổi mới ra sao để khai thác các cơ hội đó; còn đâu là thách thức, làm sao để khắc chế, giảm nhẹ tác động tiêu cực này Để làm sáng tỏ các vấn đề trên, bài viết này tập trung nghiên cứu: (i) CMCN 4.0 với HTNH ở nước phát triển chưa cao, (ii) Thực trạng, cơ hội và thách thức của HTNH Việt Nam trong bối cảnh CMCN 4.0, và (iii) Để HTNH Việt Nam phát triển và hòa nhập hiệu quả với CMCN 4.0, góp phần làm cho HTNH phát triển nhanh mạnh, thiết thực, bền vững trong giai đoạn sắp tới. 2. CƠ SỞ LÝ ThuyếT VÀ PHƯƠNG pháp NGHIÊN Cứu Là chuyên đề phân tích kinh tế định tính trong lĩnh vực NH, nên cơ sở lý thuyết chính được dùng là kinh tế học, trong đó dựa nhiều vào kinh tế vĩ mô, kinh tế vi mô, tài chính học, lưu thông tiền tệ, quản trị doanh nghiệp. Mặt khác, chuyên đề này tập trung vào phân tích ảnh hưởng của CMCN 4.0 tới HTNH Việt Nam trong bối cảnh hội nhập, nên còn cần dựa vào các văn kiện, quan điểm của Đảng, Nhà nước về hội nhập kinh tế, về phát triển NH. Bên cạnh đó còn dùng các thông tin, nhìn nhận, đánh giá về CMCN 4.0, về NH, về hội nhập kinh tế cùng các diễn biến có thể của chúng của các cơ quan chuyên ngành, người tham gia, các chuyên gia, các nhà nghiên cứu trong các lĩnh vực trên, để phân tích và minh chứng cho các kết quả nghiên cứu. Tùy nơi, tùy lúc, tùy mục đích và thành phần nghiên cứu, áp dụng các phương pháp cụ thể, như phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết, phương pháp chuyên gia, phương pháp phân tích tổng kết kinh nghiệm, phương pháp nghiên cứu lịch sử Trên quan điểm duy vật biện chứng: dùng phép diễn dịch để suy đoán hệ quả tất yếu, dùng phép so sánh để đưa ra nhận định, sử dụng phép quy nạp để đưa ra kết luận, tổng hợp lại để đề xuất kiến nghị, giải pháp. 3. KếT QUẢ NGHIÊN Cứu VÀ THẢO luận 3.1. CMCN 4.0 với HTNH ở nước phát triển chưa cao 3.1.1. CMCN 4.0 - kỳ diệu và hiểm họa Thuật ngữ “CMCN 4.0” được đưa ra năm 2012, trong bản “Kế hoạch hành động chiến lược công nghệ cao” của Chính phủ Đức, để chỉ việc cải thiện quy trình quản lý và sản xuất trong các ngành chế tạo thông qua “điện toán hóa”. Nó được phát triển dựa trên thuật ngữ “Công nghiệp 4.0” được đưa ra năm 2011 tại Hội chợ Hannover, khi Đức giới thiệu các chương trình dự kiến về công nghiệp mới, nhằm nâng cao nền công nghiệp cơ khí truyền thống1. Ngay sau đó, thuật ngữ này được thừa nhận và sử dụng rộng rãi, nhưng để chỉ kỷ nguyên phát triển mới, cao hơn CMCN 3.0 về khoa học, công nghệ. Theo Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) Klaus Schwab, thế giới đang ở giai đoạn đầu của 183
  3. Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QUốC GIA "CÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG" CMCN 4.0, “đó là sự thay đổi cơ bản trong cách thức chúng ta tạo ra, tiêu thụ và liên đới lẫn nhau, được dẫn dắt bởi sự hội tụ của thế giới vật chất, thế giới số và con người chúng ta” 2. Thể hiện của CMCN 4.0 là việc đưa vào hoạt động các công nghệ tự động hóa hiện đại, trao đổi dữ liệu và chế tạo, cùng các hệ thống vật lý trong không gian ảo, Internet vạn vật và Internet của các dịch vụ, tương tác với nhau và với con người theo thời gian thực. Đó chính là sự đột phá của công nghệ số, sinh học và vật lý, phát huy thành quả của cách mạng số hoá mấy chục năm qua từ khi có máy tính, cho phép con người tham gia và điều khiển các chuỗi giá trị; hứa hẹn mang lại vô vàn điều kỳ diệu, từ những ngôi nhà thông minh, dễ dàng thỏa mãn nhu cầu tìm kiếm, hưởng thụ theo thế giới ảo, thỏa chí kết nối, thực hiện kinh doanh thông minh Song những robot, Trí tuệ nhân tạo, tự động hóa cũng sẽ “cướp” đi hàng vạn việc làm, đẩy hàng triệu người ra khỏi vị trí công việc hiện tại, nhất là ở các ngành cần liên kết rộng, như ngân hàng, tài chính. 3.1.2. HTNH trong nền kinh tế phát triển chưa cao Ở nước phát triển chưa cao, NH là bộ mặt của thị trường tài chính, các NH áp đảo trong các tổ chức tín dụng (TCTD), với hai cấp chính là ngân hàng trung ương (NHTƯ) và NHTM. Trong đó, NHTƯ là NH của quốc gia, giữ trọng trách độc quyền phát hành tiền, quản lý vĩ mô về tiền tệ, tín dụng và hoạt động NH. NHTƯ xây dựng và thực thi chính sách tiền tệ (CSTT), điều tiết và kiểm soát lượng tiền trong lưu thông, quản lý dự trữ quốc gia, cấp tín dụng cho chính phủ. NHTƯ còn là “NH của các NH”, thực hiện nghiệp vụ với các NH trung gian, nhằm ổn định giá trị đồng tiền, bảo đảm an toàn hoạt động cho các NH, cho hệ thống thanh toán quốc gia, hỗ trợ phát triển. Còn NHTM là doanh nghiệp được các chủ sở hữu thành lập để hoạt động kinh doanh tiền tệ và tín dụng, nhằm mục tiêu lợi nhuận; Là tổ chức trung gian tài chính, tạo phương tiện thanh toán và làm trung gian thanh toán. NHTM hoạt động huy động vốn cho vay; hoạt động tín dụng, đầu tư; thực hiện các uỷ nhiệm của khách hàng trong giao dịch tiền tệ. Đây là nơi cung cấp vốn chính, điều phối nguồn vốn, là cầu nối giữa doanh nghiệp với thị trường hoặc giữa nền tài chính quốc gia với nền tài chính quốc tế Tổ chức và hoạt động thực tiễn của HTNH phụ thuộc vào mô hình tăng trưởng và hệ thống tổ chức nhà nước; vào chủ trương, đường lối và chính sách phát triển. Mặt khác, còn chịu ảnh hưởng của nhu cầu gia tăng các sản phẩm dịch vụ, của khả năng cạnh tranh giữa NH với các TCTD khác; của sự gia tăng nguồn vốn đầu tư, cùng các nguồn vốn nhạy cảm với lãi suất hấp dẫn. Đặc biệt, tổ chức và hoạt động HTNH còn chịu ảnh hưởng lớn bởi các thay đổi trong công nghệ NH, nhất là trong việc liên kết với khách hàng, trong việc huy động, thanh toán và cấp tín dụng 184
  4. Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QUốC GIA "CÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG" 3.1.3. Tác động của CMCN 4.0 tới tổ chức, hoạt động của HTNH Trong bốn lĩnh vực CMCN 4.0 đang phát triển mạnh, hai lĩnh vực là Công nghệ in 3D và Công nghệ nano & vật liệu mới chỉ ảnh hưởng gián tiếp tới việc tổ chức và hoạt động của HTNH. Song, lĩnh vực Kết hợp công nghệ cảm biến mới, phân tích Dữ liệu lớn, điện toán đám mây và kết nối Internet vạn vật để thúc đẩy phát triển thiết bị tự động hóa và hệ thống kinh doanh thông minh cùng lĩnh vực Trí tuệ nhân tạo và điều khiển học tạo bước phát triển vượt bậc cho phép con người kiểm soát từ xa mọi thứ, không giới hạn về không gian, thời gian; tương tác nhanh, tốt và chính xác hơn3 - có ảnh hưởng trực tiếp. Hai lĩnh vực này của CMCN 4.0 đã tạo ra đột phá trong việc tiếp cận và kết nối với khách hàng của NH, làm tăng khả năng số hóa dữ liệu, việc xử lý dữ liệu diễn ra với tốc độ cao. Từ đó tạo ra thay đổi vượt bậc về tốc độ, phạm vi, quy mô và tác động hệ thống trong việc tập hợp và xử lý dữ liệu theo cả bề rộng và bề sâu. Tạo ra sự đổi mới sâu sắc trong việc tổ chức và quản trị kinh doanh theo hướng tinh gọn, kịp thời 24/24 với nhiều công đoạn tự động. Nhờ đó, NHTƯ dễ dàng nâng cấp hoạt động quản trị, điều tiết và kiểm soát khối lượng tiền trong lưu thông, thực hiện nhanh nghiệp vụ với các NH trung gian, nâng cao chất lượng thanh tra, giám sát hoạt động NH Các NHTM, đơn giản, thuận lợi hơn trong giao dịch, giảm bớt số nhân viên, hội họp, dễ tổng hợp dữ liệu, dễ thanh tra, kiểm tra, phát hiện rủi ro. Nhờ đó, dễ dàng hơn trong việc thi triển ba chức năng, tổ chức ba hoạt động, phát huy vai trò “huyết mạch”, làm thay đổi các nhân tố ảnh hưởng, dễ đạt được mục tiêu lợi nhuận 3.1.4. Các cơ hội CMCN 4.0 mở ra cho HTNH ở nước phát triển chưa cao Tính cách mạng trong kết nối và vượt trội về xử lý, phân tích dữ liệu đã tạo ra cuộc cách mạng phái sinh đối với HTNH, xóa mờ ranh giới, biến NH thành “cái ví có sinh lời thông minh” cho mọi đối tượng. Vì thế, CMCN 4.0 đã cho NHTƯ cơ hội điều phối trực tuyến cho kho bạc nhà nước, quản lý dự trữ quốc gia, cấp tín dụng cho chính phủ. Từ mở tài khoản, nhận tiền gửi dự trữ bắt buộc, tiền gửi thanh toán, cấp tín dụng và thanh toán bù trừ cho các NHTM, nâng cấp hoạt động thanh tra, giám sát hoạt động NH, phòng ngừa rủi ro CMCN 4.0 mang đến cho NHTM nhiều cơ hội, như: (i) tiếp cận thuận lợi để phát triển thị trường, như dùng Zalo tiếp cận khách hàng tiềm năng, khảo sát thị trường, dùng định vị vệ tinh giám sát khách nợ có nghi vấn ; (ii) nhận hộ khách hàng các khoản lương, thưởng, bảo quản tiền nhàn rỗi, thanh toán các giao dịch qua thẻ ngân hàng, giúp giảm dần thanh toán dùng tiền mặt; (iii) phát triển nhiều sản phẩm mới, như thanh toán trực tuyến, thanh toán theo ủy nhiệm các loại cước phí điện nước, phí giao thông không dừng, đóng phí bảo hiểm ; (iv) tạo điều kiện cho việc áp dụng các chuẩn mực cao, như Basel II, Basel III, phát hiện sớm, xử lý nhanh các sự cố, tìm thêm 185
  5. Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QUốC GIA "CÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG" đối tác chiến lược, thực hiện liên danh, liên kết; (v) tham gia đầu tư vào các hoạt động kinh doanh khác, nhất là đầu tư phát triển các doanh nghiệp có triển vọng, nhưng còn nằm trong các công nghệ thấp hơn theo hướng “đi tắt đón đầu”. Ngoài ra, còn khuyến khích và ép buộc từng NH tự tái cơ cấu để không bị tụt hậu, thu hẹp khoảng cách với các NHTM ở nước phát triển cao, nhằm hội nhập nhanh, mạnh, hiệu quả vào hệ thống tài chính toàn cầu 3.1.5. Các thách thức CMCN 4.0 đặt ra cho HTNH ở nước phát triển chưa cao Để có thay đổi cách mạng trong tổ chức và hoạt động, thì cũng cần có đầu tư có tính cách mạng về cơ sở vật chất, có đột phá về nguồn nhân lực để vận hành và làm chủ công nghệ, có nhiều “chướng ngại vật” và tồn dư lạc hậu cần xử lý Vì thế, CMCN 4.0 cũng gây ra cho HTNH nhiều thách thức không nhỏ, như: (i) cần một nguồn đầu tư xây dựng cơ bản đáng kể để chuẩn bị và nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật, nguồn đầu tư dài hạn này ảnh hưởng lớn đến kết cấu vốn vay và lợi nhuận của các NH có quy mô nhỏ; (ii) nhiều khó khăn không nhỏ trong việc đào tạo lại, bồi dưỡng để đội ngũ cán bộ, công nhân viên ở NHTƯ cũng như trong từng NHTM có đủ trình độ vận hành, làm chủ được công nghệ mới; (iii) vấn đề bảo mật, bảo vệ thông tin, phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro hoạt động, rủi ro thiết bị cho phù hợp với năng lực và chất lượng của của các công nghệ được trang bị, của nhân viên khai thác và sử dụng công nghệ; (iv) vấn đề xử lý các tồn đọng cũ, nhất là nợ xấu, sở hữu chéo, các bí mật nội bộ chưa xử lý hết để không tạo ra sự cố trước các chuẩn mực mới, bên cạnh đó là các ứng xử tế nhị với số nhân lực dư thừa, hoặc không thể đổi mới kịp theo bối cảnh mới; (v) thách thức về cạnh tranh sẽ ngày càng lớn, nhất là với các NHTM nước ngoài trong thanh toán quốc tế, khi mức độ hội nhập về tài chính, ngân hàng ngày càng rộng và sâu, các rào cản ngày càng tháo rỡ theo yêu cầu tự do hóa đầu tư. Ngoài ra, là thách thức đặt ra đối với nguồn nhân lực cán bộ NH, làm sao để đủ tầm làm chủ công nghệ và giao tiếp; mặt khác là giải quyết việc làm và an sinh cho hàng ngàn nhân viên mất việc 3.2. Thực rạng,t cơ hội và thách thức của HTNH Việt Nam trong bối cảnh CMCN 4.0 3.2.1. HTNH Việt Nam đã có phát triển đáng kể, nhưng chưa đủ Từ một nước nông nghiệp lạc hậu tiến lên nền kinh tế tập trung, nên từ năm 1954 ở miền Bắc, và từ năm 1975 trên quy mô cả nước, Việt Nam chỉ có HTNH đơn cấp. Từ ngày 26/03/1988, bốn NHTM đầu tiên ra đời từ việc tách bốn nghiệp vụ ra khỏi NHNN, sau đó dưới tác động của Pháp lệnh NH 1990 nhiều NHTM cổ phần được thành lập, nhiều chi nhánh NH nước ngoài được cấp phép. Đến năm 2017, HTNH Việt Nam bao gồm NHNN giữ vai trò NHTƯ, 2 NH chính sách, 4 NHTM Nhà nước, 31 NHTM cổ phần, 02 NH liên doanh và 61 chi nhánh NH nước ngoài. Nhìn chung theo thời gian, 186
  6. Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QUốC GIA "CÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG" HTNH Việt Nam ngày càng tiến bộ về tổ chức, cơ sở hạ tầng, sản phẩm, dịch vụ, công nghệ NH, mạng lưới chi nhánh Thời gian gần đây, nhiều NHTM đã tái cơ cấu, phát triển hệ sinh thái Fintech, đẩy mạnh hợp tác quốc tế. Tổng tài sản HTNH đã vượt 10 triệu tỷ đồng, tổng dư nợ tín dựng đã trên 6,37 triệu tỷ đồng Tuy nhiên, NHNN chưa là một NHTƯ thực thụ, như vẫn chưa toàn quyền quyết định tỷ lệ lạm phát, mức cung tiền, bởi đó vẫn thuộc về Quốc hội và Chính phủ, nên chiến lược phát triển còn phụ thuộc, công tác thanh tra, giám sát, dự báo còn hạn chế. Việc có tới 35 NHTM là nhiều về lượng bởi nền kinh tế mới có GDP 220 tỷ USD, trong khi GDP của Hàn Quốc là 2.027 tỷ USD, của Malaysia là 913 tỷ USD, nhưng chỉ có 18 và 8 NH4. Chỉ có 02 NHTM có quy mô vốn từ 6,5 - 8,5 tỷ USD, còn 17/35 NHTM có vốn điều lệ dưới 5.000 tỷ đồng, trong đó 9 NH chỉ có vốn điều lệ tròn hoặc nhỉnh hơn 3.000 tỷ đồng - tức chưa đến 0,5 tỷ USD. Chất lượng quản trị chưa cao, có NHTM còn bị nhóm lợi ích thao túng, nợ xấu cao, thua lỗ, thậm chí phải bán 0 đồng Các mặt: chiến lược kinh doanh, phát triển sản phẩm, năng lực tín dụng, công nghệ thanh toán, sở hữu chéo, tái cơ cấu, chất lượng hạ tầng, kỷ cương, đạo đức công vụ đều chưa cao, nợ xấu còn cao trên 9,5%. 3.2.2. Cơ hội của HTNH Việt Nam trong bối cảnh CMCN 4.0 Cơ hội rõ nhất với NHNN là CMCN 4.0 sẽ thúc đẩy việc hình thành Chính phủ điện tử, thanh toán công sẽ cơ bản chuyển sang không dùng tiền mặt, trả lương cho công chức qua tài khoản Cho phép NHNN giảm phát hành tiền, giảm sự phức tạp của việc chuyển vốn cho các dự án phát triển, thanh toán dự trữ quốc gia Các NHTM có thêm nhiều cơ hội mới, như: (i) có thêm nguồn huy động mang tính tự nguyện, thường xuyên, lãi suất thấp, thông qua hệ thống thẻ ngân hàng cá nhân phong phú và hiệu quả. Năm 2011, cả nước mới có 37,1 triệu thẻ, mà tổng giá trị giao dịch của các loại thẻ đã lên đến 32 tỷ USD5, thì việc chuyển được phần lớn số hơn 132 triệu thẻ từ chỉ rút tiền sang thanh toán sẽ mang lại giá trị kinh tế to lớn; (ii) có thêm nhiều khách hàng mới, hàng triệu lượt cung cấp sản phẩm mới, bởi sự tiện lợi, nhanh chóng khi thanh toán trực tuyến các khoản chi; đến việc thanh toán các khoản chi thời thượng như vé máy bay, khách sạn, siêu thị theo hướng chi tiêu thông minh, đã có 46-47% khách hàng tiếp cận với ngân hàng số qua Internet, mobile6 ; (iii) giảm biên chế và diện tích văn phòng giao dịch, tiết kiệm chi phí chuyển sang việc đầu tư mở rộng mạng lưới, địa bàn hoạt động, giúp nhanh chóng kiểm tra, đánh giá khách hàng; kiểm định phương án kinh doanh; tập hợp, kiểm tra nghiệp vụ NH phát sinh, phát hiện sớm và xử lý nhanh các rủi ro; (iv) Lồng ghép việc nâng cấp cơ sở vật chất và thiết bị NH trong tiến trình tái cơ cấu đang được triển khai theo các đề án cơ cấu lại, thực hiện “đi tắt đón đầu” trong xây dựng cơ bản, tiến hành cách mạng về công nghệ NH để hội nhập kinh tế tốt hơn 187
  7. Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QUốC GIA "CÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG" 3.2.3. Thách thức của HTNH Việt Nam trong bối cảnh CMCN 4.0 Từ thực trạng tụt hậu, để vươn lên hòa nhập với CMCN 4.0, HTNH Việt Nam gặp nhiều thách thức, khó khăn không nhỏ. NHNN bị thách thức về mức chủ động khi ra quyết định, “độ trễ” của quyết định so với thực tế, khả năng tiếp nhận và làm chủ công nghệ, về ngoại ngữ với nhiều lãnh đạo. NHNN còn gặp khó khăn khi giám sát các NHTM, bởi sự hoạt động 24/24, dễ gây hệ lụy lớn và dây chuyền cho toàn HTNH. Các NHTM cũng gặp nhiều thách thức, như: (i) nhiều NHTM nhỏ, thiếu nguồn đầu tư nâng cấp, hiệu quả không cao, làm cạn nguồn vốn dài hạn hiện đang ít ỏi, khó đồng bộ hóa với hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin xã hội ngoài ngân hàng; (ii) chi phí và thời gian để bồi dưỡng, đào tạo lại đội ngũ lao động lớn, tiềm ẩn rủi ro về nghiệp vụ, về thiết bị, thách thức về sắp xếp lại bộ máy tổ chức, khi nhiều nghiệp vụ NH được tự động hóa; (iii) làm sao để phát lộ cũng như nguồn lực và quyết tâm để xử lý các khuất tất, bí mật thâm cung, nợ xấu, sở hữu chéo nhằm ứng dụng công nghệ đòi hỏi sự chân thực “lạnh lùng”, nhất là đối với các “công thần”, bồi thường các vi phạm ; (iv) bảo mật và bảo vệ thông tin cho thanh toán “mở” chưa đảm bảo khi nạn tin tặc, hacker biến chất còn mạnh, việc chống các chiêu trò dùng mạng cạnh tranh không lành mạnh của NH yếu kém, còn nhân viên NH tha hóa, sẵn sàng vi phạm để trục lợi; (v) các thách thức vượt tầm của NHTM, như Luật Ngân hàng, sự can thiệp sâu của Nhà nước, pháp luật về bất động sản, việc phát triển của các TCTD khác, nạn sở hữu chéo Ngoài ra, còn là việc xử lý các vụ án Ngân hàng, chất lượng chính sách, cam kết của Chính phủ, thách thức thông qua sự phát triển bền vững (Chu Ngọc Anh, 2017), nền tảng công nghệ thấp. 3.3.4. Đòi hỏi và dư địa phát triển của HTNH trong CMCN 4.0 HTNH Việt chưa đáp ứng cao các nhu cầu, chưa khai thác hết tiềm năng, chưa bằng mức phát triển chung, nên cần và còn nhiều dư địa phát triển. NHNN cần phát triển thành NHTƯ thực thụ, nhận lại quyền quyết định tỷ lệ lạm phát, mức tăng trưởng tín dụng, đủ tầm hội nhập. Cần thúc đẩy M&A để giảm đầu mối NHTM, triển khai chuẩn mực Basel II, hoàn chỉnh khung pháp lý về giải quyết nợ xấu, xử lý NHTM thua lỗ kéo dài Đối với NHTM cần: (i) đưa tín dụng về cho khoảng 1/3 số doanh nghiệp chưa thể tiếp cận, cải thiện chất lượng tín dụng cho khoảng 1/3 số doanh nghiệp còn khó khăn, hỗ trợ khởi nghiệp để có một triệu doanh nghiệp hoạt động vào năm 2020; (ii) khu vực nông thôn chiếm phần lớn diện tích lãnh thổ, nơi sinh sống của gần 70% dân số, còn thiếu hoặc nghèo nàn về dịch vụ NH, đang cần tín dụng NH để đầu tư phát triển, xóa tình trạng còn “điểm trắng” về doanh nghiệp, xây dựng nông thôn mới; (iii) thị trường thẻ ngân hàng cá nhân giàu tiềm năng, khi tỷ lệ sử dụng thẻ trong thanh toán thấp, số khách hàng VIP mới chiếm khoảng 10%6, thanh toán qua mạng mới bắt đầu phát triển, 188
  8. Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QUốC GIA "CÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG" mà số người sử dụng smartphone đông, trên 55% dân số; (iv) nhà nước đang hướng sang nền kinh tế hạn chế dùng tiền mặt, dù hiện là một trong những nước đứng đầu thế giới về thị phần này; (v) nhiều sản phẩm NH chưa được triển khai ở Việt Nam, nhất là các sản phẩm công nghệ, đã được sử dụng ở nhiều nước, như thẻ thanh toán đa năng; (vi) cửa hội nhập quốc tế về NH rộng mở khi kim ngạch xuất nhập khẩu đã trên 400 tỷ USD, và tăng mạnh theo các FTA mới ký, các NH nội mới phát triển chi nhánh tại: Lào, Campuchia, Nhật Bản, Myanmar, mới liên kết thanh toán với Nga 3.3. Để HTNH Việt Nam phát triển và hòa nhập hiệu quả với CMCN 4.0 Hòa nhập vào CMCN 4.0 là trách nhiệm tất yếu, nhưng đối với HTNH Việt là không dễ, bởi trình độ cùng các bất ổn. Nền kinh tế bên dấu hiệu tụt hậu, còn luôn xáo trộn bởi 5 cái “đang”: chuyển đổi sang kinh tế thị trường, công nghiệp hóa, gắng vượt bẫy thu nhập trung bình, tái cơ cấu nền kinh tế, và hội nhập quốc tế. Hơn nữa, để hòa nhập vào cuộc cách mạng, cần phải có tư duy cách mạng, có quyết định cách mạng, có người làm cách mạng, và có ứng xử cách mạng. Vì thế, để HTNH khai thác cơ hội, hóa giải thách thức, hòa nhập thành công, hiệu quả vào CMCN 4.0, Việt Nam cũng cần phải làm các cuộc “cách mạng con”, với các hướng chính: Một là, Nhà nước cần đổi mới hệ thống chính trị, thể chế kinh tế, tháo gỡ các nút thắt tăng trưởng, đầu tư nâng cấp hạ tầng công nghệ quốc gia, tạo đà cho CMCN 4.0 hoạt động và phát huy tác động. Thực tiễn cho thấy, một trong các nguyên nhân cơ bản làm nền kinh tế nước ta rơi vào cảnh “không chịu phát triển”7 là do tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị không hợp lý, đến mức là có biểu hiện “dị dạng” với những “tế bào ung thư”8. Để ngăn chặn vật cản có nguy cơ đe dọa đến sự tồn vong của chế độ trên, nước ta cần “cách mạng” hệ thống chính trị, theo hướng kiên quyết triệt tiêu cơ chế xin - cho, chuyển sang Chính phủ kiến tạo, sâu sát với các thay đổi trong kinh tế thị trường, xóa bỏ mâu thuẫn đang có giữa thể chế kinh tế với thể chế chính trị (Lê Du Phong, 2014). Đồng thời, thực hiện “cách mạng” thể chế kinh tế, với bộ máy quản lý pháp trị nghiêm minh, theo các chuẩn mực tiệm cận quốc tế, loại bỏ các cơ chế không còn phù hợp, thực hiện thi tuyển công chức, chế độ hợp đồng, sa thải cán bộ dưới chuẩn, lương thỏa thuận, trách nhiệm cá nhân, chú trọng hiệu quả. Tạo đột phá giải quyết nợ xấu, như cho các doanh nghiệp có uy tín vay ngân sách không lãi suất để xử lý nợ xấu, giảm thiểu chi tiêu quá tầm, khống chế đà tăng nợ công, tiếp tục giảm thủ tục hành chính, cắt giảm 3.500 giấy phép “con” còn lại, giảm tổng huy động thuế phí 40,8% hiện tại. Ngừng các dự án chưa cần kíp để tăng vốn cho đầu tư nâng 189
  9. Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QUốC GIA "CÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG" c ấp hạ tầng công nghệ quốc gia, tạo cơ sở cho CMCN 4.0 hoạt động, phát huy tác dụng và đóng góp được nhiều hơn vào phát triển kinh tế đất nước Hai là, ngành NH cần đổi mới tổ chức, hoàn thiện chức năng, kiện toàn lại hệ thống; NHNN xác định lại mục tiêu, tăng cường phối hợp chính sách với bộ ngành khác, đề ra kế hoạch phát triển hợp lý cho NHTM. Ngành NH cần có “cách mạng” để đưa NHNN tiệm cận với NHTƯ, thực sự tương thích với nền kinh tế thị trường đầy đủ. Trong đó, cần giành lại hoặc gần như là có toàn quyền thực hiện các quyền cơ bản về quyết định tỷ lệ lạm phát, quyền cung ứng tiền. Đấu tranh để giảm thiểu can thiệp từ bên ngoài vào hoạt động NH, tạo cuộc “cách mạng” trong việc phát triển thị trường mua bán nợ và giải quyết nợ xấu. NHNN cần thực hiện cuộc “cách mạng” để tăng cường năng lực tài chính, phát huy năng lực kiến tạo, phối hợp hoạt động giữa các NHTM. Xây dựng và triển khai mục tiêu tăng trưởng tín dụng hợp lý, nhằm giảm áp lực huy động, nâng cao chất lượng tín dụng, nhanh chóng hoàn thành công cuộc tái cơ cấu hệ thống NHTM. Xử lý dứt điểm các NHTM yếu kém, thực hiện M&A để giảm số lượng NHTM, tăng quy mô vốn NH, loại trừ sở hữu chéo, kết hợp các nguồn lực để giải quyết nợ xấu, kể cả tại VAMC, DATC. Áp dụng Basel II để tăng tính minh bạch cho thị trường tín dụng cũng như hoạt động của các NHTM; tăng cường nguyên tắc thị trường, giảm điều hành mang tính hành chính. Ngoài ra, tăng cường đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác thanh tra giám sát Ngân hàng, hoàn thiện khung pháp lý cho thanh toán thẻ, kiến nghị sửa đổi Luật Ngân hàng, cùng các luật, chính sách có liên quan để nâng cao chất lượng hoạt động NH, ứng phó tốt hơn trước các thách thức Ba là, các NHTM đẩy mạnh quá trình tự tái cơ cấu, xử lý các vấn đề nội bộ, đổi mới quản trị, tiết giảm chi phí, nâng cao năng suất lao động, để tăng thêm nội lực, hiệu quả, nhằm thích ứng tốt hơn với CMCN 4.0. Để tận dụng các đổi mới thể chế, lợi dụng sự thông thoáng hơn về môi trường, khai thác tốt cơ hội, vượt qua thách thức do CMCN 4.0 mang tới, các NHTM cần: (i) xác định chính xác, rõ ràng chiến lược và định hướng phát triển trong bối cảnh mới, lấy đó làm kim chỉ nam cho hoạt động tự tái cơ cấu, nâng cấp quản trị, điều hành, hướng tới thông lệ quốc tế; (ii) từng NHTM trên lập trường “cách mạng” tự đánh giá lại thực trạng, để tự sửa đổi, nhằm tập trung khai thác các cơ hội, có giải pháp phù hợp để giải quyết nợ quá hạn và nợ xấu, kể cả số nợ đã “bán” cho VAMC, hoặc đang “ẩn” trong lãi dự thu; (iii) các NHTM trong nhóm 17 NH mới có vốn điều lệ dưới 5.000 tỷ đồng, cần tìm thêm nhà đầu tư chiến lược, hoặc đẩy mạnh hoạt động M&A, để nâng cao quy mô vốn, mạnh hơn, có khả năng ứng phó cao hơn trước các thách thức; (iv) tăng cường khả năng huy động vốn 190
  10. Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QUốC GIA "CÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG" qua việc cung cấp các sản phẩm mới, phù hợp với thực tế, đa dạng hóa các hoạt động đầu tư cho số vốn tạm dư thừa; xử lý quyết liệt các rủi ro đạo đức cùng các hạn chế, khiếm khuyết đã phát hiện; (v) phát triển mạng lưới chi nhánh ở các địa bàn tiềm năng, tổ chức lại bộ máy để tiết giảm chi phí hoạt động, nâng cao năng suất lao động, khôi phục lòng tin của khách hàng, từng bước hội nhập sâu hơn vào hệ thống NH và tài chính quốc tế 4. KếT luận Dù thế giới mới bước vào những năm đầu của CMCN 4.0, và sự hạn chế về trình độ phát triển, nên cuộc cách mạng này còn thể hiện mờ nhạt ở nước ta, nhưng HTNH Việt Nam đã cảm nhận được sức nóng của nó. Mặt khác, do chỉ là một thành tố trong nền kinh tế phát triển chưa cao, nơi mức sống mới chỉ bằng 1/5 mức trung bình của thế giới, có nhiều lĩnh vực tụt hậu, nên CMCN 4.0 chủ yếu là tạo ra thách thức cho HTNH nước ta, song vẫn có nhiều cơ hội. Khó khăn sẽ là chính, tiềm ẩn nhiều rủi ro; nhưng dưới ánh sáng của Đại hội XII, dưới sự lãnh đạo Đảng, sự quản lý điều hành của Chính phủ kiến tạo, sự nỗ lực của ngành NH, chúng ta có quyền tin rằng: Đảng, Chính phủ, cùng NHNN sẽ đưa ra nhiều giải pháp hữu hiệu, thực hiện nhiều cuộc “cách mạng nhỏ” để tạo ra nhiều chuyển biến tích cực. Cùng các nỗ lực có tính cách mạng của các NHTM, HTNH Việt Nam sẽ vượt qua thách thức, khai thác tốt cơ hội, hòa nhập thành công, hiệu quả vào CMCN 4.0, biến nó thành cơ hội phát triển lớn cho đất nước ta. Chú dẫn 1. Hồ Tú Bảo (2017), Hiểu về Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, Báo điện tử VnExpress, truy cập ngày 05 tháng 5 năm 2018, 2. Đăng Khoa (2017), Cách mạng công nghiệp lần thứ tư: Việt Nam đang “đứng” đâu? Báo điện tử VietTimes, truy cập ngày 05 tháng 5 năm 2018, 3. Huỳnh Thành Đạt (2016), Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và những vấn đề đặt ra đối với chính sách khoa học khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực của Việt Nam, Báo điện tử Ban kinh tế Trung ương, truy cập ngày 10 tháng 10 năm 2017, bài đăng trên 4. Nhuệ Mẫn (2015), Ngân hàng Việt, để đi xa, to lớn là chưa đủ, Báo điện tử VinaCorp, truy cập ngày 07 tháng 5 năm 2018, 191
  11. Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QUốC GIA "CÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG" 5. Kinhtevadubao.com.vn (2013), Để phát triển thị trường thẻ ngân hàng Việt Nam, Tạp chí điện tử Tài chính, truy cập ngày 09 tháng 5 năm 2018, 6. Duy Anh (2017), Hàng chục ngàn nhân viên ngân hàng nguy cơ mất việc, Báo điện tử VietNamNet, truy cập ngày 10 tháng 5 năm 2018, 7. Lê Chân Nhân (2015), Nghĩ về câu nói “một quốc gia không chịu phát triển”, Báo điện tử Dân trí, truy cập ngày 12 tháng 5 năm 2018, 8. Ngô Đức Hành (2017), Không còn đường lùi, Báo Pháp luật Việt Nam điện tử, truy cập ngày 12 tháng 5 năm 2018, Tài liệu tham khảo 1. Chu Ngọc Anh (2017), Cách mạng công nghiệp lần thứ tư: Cơ hội và thách thức đối với mục tiêu tăng trưởng bền vững của Việt Nam, Tạp chí Cộng sản điện tử, truy cập ngày 12 tháng 5 năm 2018, 2. Lê Duy Phong (2014), “Tư duy mới về phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam trong bối cảnh mới”, Kỷ yếu hội thảo Khơi thông nguồn vốn cho phát triển kinh tế Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội, tập 1, tr. 54-62. Ngày gửi bài: 12/5/2018 Ngày gửi lại bài: 30/5/2018 Ngày duyệt đăng: 02/06/2018 192