Tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 đến hoạt động thanh toán điện tử của ngân hàng thương mại

pdf 12 trang Gia Huy 2960
Bạn đang xem tài liệu "Tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 đến hoạt động thanh toán điện tử của ngân hàng thương mại", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftac_dong_cua_cach_mang_cong_nghiep_4_0_den_hoat_dong_thanh_t.pdf

Nội dung text: Tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 đến hoạt động thanh toán điện tử của ngân hàng thương mại

  1. Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QUốC GIA "CÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG" TáC ĐỘNG CỦA CáCH mạng công NGHIệP 4.0 ĐẾN HOẠT ĐỘNG THANH TOáN ĐIệN TỬ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI PGS. TS. Phan Thị Thu Hà1, Nguyễn Thị Thư Linh, ThS. Trần Thị ThuH iền Viện Ngân hàng - Tài chính, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Tóm tắt Hệ thống Ngân hàng thương mại (NHTM) hiện là trung gian thanh toán lớn nhất trong mỗi quốc gia. Với các hình thức thanh toán đa dạng, NHTM cung cấp dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM), mang lại nhiều tiện ích cho mỗi cá nhân, doanh nghiệp, và toàn bộ nền kinh tế. CMCN 4.0, mang lại những hình thức thanh toán mới dựa trên nền tảng kỹ thuật số, Internet của vạn vật (Internet of Things), in 3D, Dữ liệu lớn, Trí tuệ nhân tạo được ứng dụng vào mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế. Những hình thức thanh toán mới này - dựa trên Blockchain - như thanh toán Ethereum, phát triển rất nhanh, tác động tới hoạt động TTKDTM trong toàn xã hội, có thể làm thay đổi cơ bản hoạt động thanh toán qua hệ thống NHTM Việt Nam. Nhóm nghiên cứu cho rằng hệ thống NHTM Việt Nam với vị thế, năng lực hiện hữu, tận dụng cơ hội, giải quyết thách thức, hoàn toàn có thể nghiên cứu, triển khai Fintech, trở thành chủ thể dẫn đầu trong áp dụng công nghệ mới, khẳng định vị trí quan trọng của ngân hàng trong việc phát triển dịch vụ thanh toán. Từ khóa: thanh toán điện tử, Cách mạng công nghiệp 4.0 Việc phát triển Internet đã làm thay đổi đáng kể hoạt động TTKDTM trong hệ thống NHTM Việt Nam. Các hình thức thanh toán truyền thống được thay thế thành thanh toán điện tử (e-banking) như một phần của cách mạng công nghiệp 3.0 như thanh toán qua ATM, POS, online Việc sử dụng các công cụ cá nhân như điện thoại thông minh, máy tính đã làm thay đổi cơ bản hoạt động thanh toán qua hệ thống NHTM. CMCN 4.0 trong lĩnh vực thanh toán là thách thức và cơ hội cho hệ thống NHTM Việt Nam trong việc áp dụng hình thức thanh toán mới. 1 Email của tác giả chính: hapt@neu.edu.vn 101
  2. Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QUốC GIA "CÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG" 1. Hoạt động thanh toán điện tử (e - pay) Của NHTM Việt Nam Dịch vụ ngân hàng điện tử (e - banking), trong đó có thanh toán điện tử, là các dịch vụ mà ngân hàng cung cấp qua các phương tiện kỹ thuật điện tử, khách hàng không cần đến trực tiếp tại các chi nhánh của ngân hàng mà vẫn có thể thực hiện được các giao dịch và nắm bắt được thông tin tài chính của mình. Người sử dụng có thể giao dịch, truy vấn thông tin ở khắp mọi nơi, mọi lúc một cách nhanh chóng, tiện lợi. Khách hàng có thể thực hiện giao dịch 24/24 giờ trong ngày, với mọi khoảng cách về không gian, thời gian, tiết kiệm được chi phí giao dịch. Thông qua các dịch vụ của ngân hàng điện tử, các lệnh về chi trả, nhờ thu của khách hàng được thực hiện nhanh chóng, tạo điều kiện cho vốn tiền tệ chu chuyển nhanh, thuận lợi, thực hiện tốt quan hệ giao dịch, trao đổi tiền - hàng. Ngân hàng qua mạng (Internet Banking) Dịch vụ Internet Banking cho phép khách hàng có thể thực hiện truy vấn thông tin trên tài khoản của mình, theo dõi các giao dịch tài khoản và in sổ phụ kế toán của mình bằng cách truy cập vào địa chỉ website của ngân hàng tại bất cứ điểm truy cập Internet nào và vào bất cứ thời điểm nào. Với Internet Banking khách hàng có thể Làm lệnh thanh toán, Chuyển tiền giữa các tài khoản trong cùng hệ thống ngân hàng, chuyển các thông tin dữ liệu từ Internet Banking xuống phần mềm kế toán riêng của mình như Quicken hay Microsoft Money Ngân hàng tại nhà (Home Banking) Home Banking là kênh phân phối dịch vụ của ngân hàng điện tử, cho phép khách hàng thực hiện hầu hết các giao dịch chuyển khoản với ngân hàng (nơi khách hàng mở tài khoản) tại nhà, tại văn phòng công ty mà không cần đến ngân hàng. Ngân hàng qua điện thoại Hiện dịch vụ này áp dụng cho các khách hàng đang sử dụng dịch vụ điện thoại di động của các mạng Vinaphone, Mobifone, Viettel, S-Fone, EVN Telecom và nhà cung cấp dịch vụ di động khác. Phone Banking, Mobile Banking, Sim ToolKit: Các dịch vụ cung cấp qua điện thoại thông minh thường mang tính giao dịch cao (không liên quan đến giấy tờ ký tá), giao tiếp giữa thiết bị và ngân hàng thông qua SMS đã được chuẩn hóa cú pháp và mã hóa nội dung. 102
  3. Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QUốC GIA "CÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG" Sự tăng trưởng mạnh mẽ nhất nằm ở hai kênh Internet Banking và Mobile Banking, với tổng giá trị giao dịch qua Internet Banking trên 7 triệu tỷ đồng với gần 126 triệu giao dịch, tăng 42% so với năm 2015, giá trị giao dịch qua kênh Mobile Banking là 303.000 tỷ đồng với gần 98 triệu giao dịch, tăng 126% so với năm 2015. Máy giao dịch ngân hàng tự động ATM Các máy giao dịch ngân hàng tự động (Automatic Teller Machine - ATM) cho phép khách hàng tự mình rút tiền mà không cần sự trợ giúp nào của nhân viên ngân hàng. ATM còn cung cấp một loạt các tiện ích khác như cho phép vấn tin tài khoản, chuyển tiền giữa các tài khoản, yêu cầu báo cáo tài khoản chi tiết hoặc in các báo cáo tài khoản mini Máy thanh toán tại các điểm bán hàng (POS) Hiện nay trên khắp thế giới, thẻ ngân hàng còn được giao dịch trên POS mà ngân hàng phát hành triển khai tại các điểm chấp nhận thanh toán nó thông qua các hợp đồng chấp nhận thẻ đó. Các điểm chấp nhận thẻ này có thể là cửa hàng, nhà hàng, khách sạn, sân bay, Call centre Call centre là dịch vụ ngân hàng qua điện thoại. Khách hàng gọi về một số điện thoại cố định của trung tâm dịch vụ để được cung cấp thông tin chung và thông tin cá nhân. Call centre cung cấp: thực hiện thanh toán hóa đơn tiền điện, nước, sinh hoạt, Internet, và các hình thức chuyển tiền khác; tất cả thông tin về sản phẩm, dịch vụ ngân hàng; tư vấn sử dụng thẻ, thông báo, giải đáp các thắc mắc về sử dụng thẻ. Thẻ ngân hàng Thẻ là một phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt do các ngân hàng hay các tổ chức tài chính phát hành và cung cấp cho khách hàng. Hiện nay đã có trên 132 triệu thẻ được các NH phát hành. Khách hàng đã có thể sử dụng thẻ để thực hiện các giao dịch thanh toán tới nhiều nhà cung cấp dịch vụ viễn thông, điện, nước, các siêu thị, khách sạn, nhà hàng và phạm vi thanh toán đã mở rộng khắp toàn cầu. SỐ LƯỢNG THẺ NGÂN hàNG Đơn vị: Triệu thẻ Năm 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 Tổng thẻ phát hành 42,00 54,29 66,19 80,39 81,85 111 132 Nguồn: Vụ Thanh toán - NHNNVN 103
  4. Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QUốC GIA "CÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG" Số liệu từ Hội thẻ Ngân hàng Việt Nam cho thấy, năm 2011, doanh số thanh toán ở mức 895 nghìn tỷ đồng và doanh số sử dụng đạt 724 nghìn tỷ đồng; đến năm 2015, các con số này tăng lần lượt là gần 1,7 triệu tỷ đồng và hơn 1,6 triệu tỷ đồng, tăng trưởng lần lượt là 88% và 126%. Bên cạnh đó, lượng máy ATM và máy POS cũng tăng mạnh, tính đến đầu năm 2016 toàn thị trường đã có 16.573 máy ATM và 217.470 máy POS, tăng trưởng 23% và 181% so với năm 2011. Tuy nhiên, rất nhiều ý kiến cho rằng, do áp lực tăng số lượng thẻ nên các NHTM phát hành thẻ miễn phí, dẫn đến nhiều thẻ “chết”, hoặc giá trị, số lượng giao dịch thấp, tỷ lệ thẻ hoạt động của các ngân hàng chỉ rơi vào 60 - 70% Đây là lãng phí rất lớn của hệ thống ngân hàng và toàn xã hội. Tính đến hết năm 2016, tỷ lệ thẻ nội địa vẫn chiếm khoảng 90% (99 triệu thẻ) với 85% giao dịch phát sinh là rút tiền qua ATM, chỉ có 15% giao dịch là hoạt động thanh toán. Thông tin này là cảnh báo cho hệ thống ngân hàng, vì như vậy hiệu suất thanh toán bằng thẻ qua ngân hàng rất thấp, dẫn tới gia tăng chi phí/ giao dịch thanh toán qua ngân hàng. Hệ thống thanh toán liên ngân hàng (LNH) Hệ thống này do Ngân hàng Nhà nước thiết lập, đây là hệ thống thanh toán xương sống của quốc gia, tạo nền tảng cơ sở vật chất, kỹ thuật cho TTKDTM, đồng thời làm cơ sở cho việc phát triển các phương tiện, dịch vụ thanh toán mới. Với nguồn hỗ trợ tài chính từ ngân hàng thế giới, hệ thống thanh toán LNH Việt Nam đã được hiện đại hóa, với những thay đổi cơ bản về kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, hiệu năng xử lý và quy trình nghiệp vụ hiện đại theo thông lệ quốc tế, có khả năng đáp ứng tăng trưởng thanh toán đến năm 2020 với năng lực xử lý đến 2 triệu giao dịch/ngày. Hệ thống thanh toán kết nối các đơn vị thành viên thuộc Ngân hàng Nhà nước và các đơn vị thành viên trực tiếp (chi nhánh) thuộc các tổ chức tín dụng thành viên (Hội sở chính) trên toàn quốc. Trung tâm chuyển mạch thẻ Công ty cổ phần chuyển mạch tài chính Quốc gia Việt Nam (Banknetvn) được thành lập và trở thành đầu mối duy nhất cho hoạt động thanh toán thẻ, chuyển kết nối hệ thống ATM/POS của các ngân hàng thành viên của các công ty chuyển mạch tập trung về Banknetvn. Các NHTM kết nối hệ thống thanh toán, cho phép người sử dụng thẻ (của một NH) có thể thanh toán tại mọi điểm chấp nhận thẻ của hệ thống. Hàng nghìn ATM và POS có thể dùng chung cho hệ thống đã nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động thanh toán điện tử. 104
  5. Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QUốC GIA "CÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG" Trong nghiên cứu về chất lượng dịch vụ thanh toán điện tử - thanh toán thẻ của các NHTM Việt Nam, (Duyên 2016) đã khảo sát khách hàng dùng thẻ và cho ra kết quả phương trình ước lượng GAP total (chất lượng dịch vụ) là: GAP = 0,709 + 0,203GTA + 0,191GRL + 0,207GRN + 0,187GAS + 0,167GEM GTA (hình ảnh trực quan), GRL (độ tin cậy), GRN (khả năng đáp ứng), GAP (năng lực phục vụ), GEM (sự đồng cảm). Khi thanh toán qua trung gian, khách hàng - chủ thể dịch vụ đặt ra nhiều yêu cầu đối với đơn vị cung cấp, trong đó họ yêu cầu sự đồng cảm, độ tin cậy, năng lực phục vụ - kết quả nghiên cứu cho thấy các tiêu chí này tại NHTM Việt Nam đều đang bị khách hàng đánh giá không cao. Như vậy, thanh toán qua NHTM Việt Nam phát triển nhanh, góp phần giảm thanh toán bằng tiền mặt, cung cấp tiện ích cho phần lớn doanh nghiệp, tổ chức chính trị xã hội và cá nhân. Năm 2017 tỷ lệ người dân có tài khoản ngân hàng đã lên tới gần 59%. Trước đó, một thống kê của WB từ năm 2014 cho thấy, Việt Nam mới có 31% dân số có tài khoản ngân hàng. Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tỷ lệ tiền mặt trong tổng phương tiện thanh toán tiếp tục có xu hướng giảm, từ 14,02% năm 2010 xuống còn 11,45% vào tháng 8/2017. Thanh toán qua NHTM đặt dưới sự kiểm soát và hỗ trợ của NHNN, là hoạt động thanh toán tập trung, tạo nên tính an toàn của hệ thống. Tuy nhiên, thanh toán qua NHTM Việt Nam vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của xã hội, chất lượng dịch vụ thanh toán còn hạn chế. Theo khảo sát của NHNN, tỷ lệ tài chính toàn diện Việt Nam còn thấp, khoảng một nửa dân số chưa có tài khoản tại ngân hàng, đặc biệt ở vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa và khá nhiều người trong số đó còn chưa biết tới bất kỳ một dịch vụ tài chính nào. Nguyên nhân là do còn tồn tại một số rào cản chính đối với tiếp cận và sử dụng dịch vụ như mạng lưới chi nhánh và phòng giao dịch của ngân hàng còn chưa tiếp cận được đến vùng sâu vùng xa, chi phí dịch vụ cao, quy trình thủ tục mở tài khoản còn phức tạp. Đây cũng là khoảng trống cho các hình thức thanh toán mới phát triển, có thể qua hoặc không qua NHTM. 2. Hoạt động thanh toán trong CáCh mạng công nghiệp lần thứ 4 (CMCN 4.0) Hiện nay, thế giới đang bước vào cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (CMCN 4.0) - cuộc cách mạng mà trong đó các công nghệ như thực tế ảo, Internet của vạn vật (Internet of Things), in 3D, Dữ liệu lớn, Trí tuệ nhân tạo được ứng dụng vào mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. CMCN 4.0 tác động mạnh tới hệ thống tài chính nói 105
  6. Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QUốC GIA "CÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG" chung và NHTM nói riêng. Việc phát triển Fintech là bằng chứng rõ rệt về vấn đề này. Cuộc Cách mạng 4.0 là một xu thế lớn, có tác động đến phát triển kinh tế - xã hội mỗi quốc gia, từng khu vực và toàn cầu, trong đó có Việt Nam. Hoạt động thanh toán sẽ chuyển từ kỹ thuật điện tử sang kỹ thuật số, ví dụ như ethereum. “Ethereum là một nền tảng điện toán có tính chất phân tán, công cộng, mã nguồn mở dựa trên công nghệ Blockchain. Nó có tính năng hợp đồng thông minh (kịch bản), tạo thuận lợi cho các thỏa thuận hợp đồng trực tuyến.” “Công nghệ Blockchain của Ethereum tập trung tạo ra các ứng dụng hoạt động dựa trên Smart contract nhằm giải quyết mọi giao dịch một cách dễ dàng, nhanh chóng, tiết kiệm, an toàn và công khai. Các dịch vụ trung gian cho hàng trăm ngành công nghiệp khác nhau hiện nay, đều tồn tại nhiều vấn đề bất cập về pháp lý, kiểm duyệt, gian lận, bảo mật điều này gây tổn thất lớn về nhân lực, thời gian và tiền bạc Ethereum sẽ giúp mọi việc trở nên dễ dàng hơn mà không cần bên thứ 3 nào khác can thiệp vào”. Như vậy, với 4.0, các chủ thể trong xã hội có thể thực hiện thanh toán cho nhau - không dùng tiền mặt, không qua trung gian, không thể đảo ngược, không bị kiểm soát, an toàn, chi phí thấp, toàn cầu. Phần lớn tiêu chí trên - không dùng tiền mặt, không thể đảo ngược, an toàn, chi phí thấp, toàn cầu - cũng chính là mục tiêu mà hoạt động thanh toán qua NHTM cần đạt tới. Mặc dù hiện nay, Fintech ngoài ngân hàng vẫn chưa được ứng dụng rộng rãi. Nhiều quốc gia - trong đó có Việt Nam - không chấp nhận đồng tiền kỹ thuật số. Truyền thông thông tin các sự cố trong Fintech gây lo ngại cho người dùng. Thói quen thanh toán qua ngân hàng, chấp nhận có kiểm soát của Nhà nước, vẫn đang phổ biến trong dân cư. Tuy nhiên Fintech là một xu hướng, và là xu hướng mạnh, nhanh trên toàn cầu. Hiện nay, thị trường đã có hơn 40 công ty hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau, trong đó phần lớn tập trung vào mảng thanh toán (chiếm gần 60%). Có 2/3 các doanh nghiệp khởi nghiệp Fintech ở Việt Nam đang cung cấp cho người tiêu dùng công cụ thanh toán trực tuyến; cung ứng giải pháp thanh toán kỹ thuật số POS/ mPOS, chuyển tiền Hiện NHNN đã cấp phép cho 27 tổ chức không phải là ngân hàng thực hiện cung ứng dịch vụ thanh toán và đã có hơn 40 ngân hàng thương mại tham gia hợp tác với các tổ chứcà n y để triển khai dịch vụ. Việt Nam có những điều kiện thuận lợi trong việc tiếp cận với CMCN 4.0. Với cơ cấu dân số etr , đa phần sốngơ khu vực nông thôn nhưng trinh độ oh c vấn và khả năng 106
  7. Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QUốC GIA "CÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG" tiếp cận các dịch vụ công nghệ mới của người dân Việt Nam đạt mức khá sovớicác nước trên thế giới.ỷ T lệ sử dụng điện thoại di động của người dân Việt Nam cũngạ đ t mức cao, trung bình một người dân sở hữu nhiều hơn một thuê bao di động. Đây là nền tảng “về cầu” để Fintech phát triển nhanh chóng tại Việt Nam. 3. TáC động Của CMCN 4.0 Tới hoạt động thanh toán và khả năng thích ứng Của NHTM Việt Nam Hoạt động thanh toán diễn ra trước khi có hệ thống ngân hàng, là hoạt động thanh toán phân tán, trực tiếp giữa 2 chủ thể, không thể đảo ngược, không bị kiểm soát. Tuy nhiên cách thức thanh toán này kém hiệu quả do chi phí giao dịch cao (phần lớn thanh toán bằng tiền mặt). Hệ thống ngân hàng ra đời - trung gian tài chính - thực hiện thanh toán cho mọi chủ thể trong xã hội dựa trên lý thuyết nâng cao hiệu quả - giảm chi phí giao dịch cho cá nhân, doanh nghiệp, và các tổ chức khác. Hệ thống NHTM Việt Nam đã tạo ra các phương thức, phương tiện thanh toán tập trung và khuyến khích TTKDTM. Trên cơ sở mở rộng mạng lưới, kết nối, gia tăng chất lượng phục vụ, hệ thống NHTM Việt Nam đã và đang phát triển TTKDTM, tạo nên lợi ích gia tăng cho mọi chủ thể trong xã hội. Sự ra đời của hàng loạt công nghệ mới ứng dụng trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng như Internet Banking, Mobile Banking, ví điện tử, dịch vụ thanh toán di động (Samsung Pay, Apple Pay) tác động tới mô hình tổ chức, quản trị tại các NHTM, đã và đang đem lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho ngành ngân hàng, trong đó có hoạt động thanh toán tại Việt Nam. Quyết định số 241/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Phê duyệt Đề án đẩy mạnh thanh toán qua ngân hàng đối với các dịch vụ công: thuế, điện, nước, học phí, viện phí và chi trả các chương trình an sinh xã hội. Cụ thể, tiếp tục mở rộng thêm mạng lưới thiết bị chấp nhận thanh toán thẻ tại các đơn vị Kho bạc Nhà nước, các bệnh viện, trường học để phục vụ thanh toán qua ngân hàng. Phát triển thêm các sản phẩm thẻ ngân hàng đa năng, đa dụng, áp dụng nhiều hình thức thanh toán: thanh toán trực tuyến, thanh toán trên ứng dụng điện thoại di động, thanh toán không tiếp xúc, thanh toán trường gần trên di động (NFC) và các dịch vụ thanh toán hiện đại khác; khuyến khích các mô hình hợp tác giữa ngân hàng với các tổ chức trung gian thanh toán để cung cấp các sản phẩm dịch vụ thanh toán phù hợp với đặc thù dịch vụ công và chi trả an sinh xã hội. Đề án TTKDTM được Chính phủ phê duyệt là cơ sở pháp lý để đẩy mạnh và hiện đại hóa hoạt động thanh toán trong cả nước trong điều kiện CMCN 4.0 107
  8. Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QUốC GIA "CÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG" a. Các cơ hội và nắm bắt cơ hội Trong thời gian qua, lĩnh vực thanh toán, đặc biệt là thanh toán điện tử đã chứng kiến những tác động mạnh mẽ từ cuộc CMCN 4.0. Bên cạnh việc hoàn thiện các dịch vụ thanh toán truyền thống, hầu hết các ngân hàng thương mại Việt Nam đã và đang triển khai các dịch vụ thanh toán mới, hiện đại dựa trên nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin và viễn thông với nhiều sản phẩm, phương tiện mới, bảo đảm an toàn, tiện lợi, đáp ứng tốt hơn nhu cầu thanh toán của khách hàng, phù hợp với xu thế thanh toán của các nước trong khu vực và trên thế giới. Một số quan điểm cho rằng, dựa trên nền tảng công nghệ, các doanh nghiệp Fintech tham gia cạnh tranh vào hầu hết các dịch vụ hiện có của ngân hàng, từ hoạt động tín dụng, huy động vốn, thanh toán và quản lý đầu tư. Vì vậy, doanh nghiệp Fintech là thách thức lớn đối với NHTM, cạnh tranh với NHTM. Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu cho rằng Fintech - như khái niệm của Basel “các sáng tạo trong tài chính dựa trên nền tảng công nghệ nhằm tạo ra các mô hình kinh doanh, ứng dụng, quy trình, hay sản phẩm mới có tác động cụ thể đến các thị trường và định chế tài chính, cũng như trong việc cung cấp các dịch vụ tài chính” - là cơ hội lớn cho hoạt động NHTM nói chung và hoạt động TTKDTM nói riêng. NHTM với hệ thống e-pay hiện hữu, kết nối rộng, khách hàng đông đảo, vốn lớn, trình độ IT cao, kỹ năng quản trị tiền tệ tốt, có cơ hội rất lớn, hiệu quả khi áp dụng Fintech. CMCN 4.0 mang lại cơ hội cho việc ứng dụng công nghệ quản trị thông minh AI và tự động hóa trong quy trình nghiệp vụ, đẩy nhanh tiến trình hướng tới mô hình chuẩn trong tương lai. CMCN 4.0 tác động mạnh mẽ và rõ nhất là những tiến bộ về công nghệ tài chính (Fintech), nó đang làm thay đổi cấu trúc, phương thức hoạt động và cung cấp nhiều dịch vụ hiện đại của hệ thống ngân hàng. Fintech hình thành những sản phẩm dịch vụ tài chính mới như: Internet Banking, Mobile Banking, ví điện tử, dịch vụ thanh toán di động (Samsung Pay, Apple Pay) tạo thuận lợi cho khách hàng trong việc sử dụng dịch vụ ngân hàng hiện đại và tiết kiệm được chi phí giao dịch Hiện nay, dịch vụ ngân hàng điện tử đã hỗ trợ khách hàng mở tài khoản thanh toán, thẻ, SMS Banking, Internet Banking qua điện thoại, Internet và có thể thực hiện mọi lúc, mọi nơi giúp rút ngắn thời gian chỉ còn 3 - 5 phút cho mỗi giao dịch hay đăng ký dịch vụ. Tiêu biểu như đầu năm 2017, TP Bank đã chính thức ra mắt ngân hàng tự động LiveBank, lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam. LiveBank cho phép khách hàng thực hiện các giao dịch như mở tài khoản, mở sổ tiết kiệm, nộp tiền mặt, ATM, và xác thực các giao dịch bằng 108
  9. Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QUốC GIA "CÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG" c ảm biến vân tay. Đồng thời, khách hàng có thể thực hiện video call với giao dịch viên từ xa. Hệ thống cũng trang bị máy scan chứng minh thư 2 chiều, scan văn bản, cung cấp văn bản để khách hàng ký tại chỗ và nhận lại văn bản, lưu giữ trong hộp riêng để chuyển về ngân hàng. LiveBank cũng đã sẵn sàng trang bị những cảm biến phục vụ cho việc giao tiếp qua công nghệ NFC. Hay Ngân hàng số Timo thuộc VP Bank chính thức ra mắt tại TP. HCM vào tháng 5/2017. Khách hàng đăng ký tài khoản online và nhận thẻ Timo tại Timo Hangout. Điểm nhấn của dịch vụ này là Timo Hangout được thiết kế dưới hình thức quán cafe. Bảng: Tốc độ và chi phí truyền gửi (Dành cho một đơn vị bộ tài liệu 40 trang, khoảng 100g) ĐƯỜNG TRUYỀN THỜI GIAN CHI PHÍ (USD) (từ New York đi Tokyo) Qua bưu điện thông thường 5 ngày 7,40 Chuyển phát nhanh 24 giờ 26,25 Fax 31 phút 28,83 Internet 2 phút 0,10 Nguồn: Đến nay, số lượng tài khoản cá nhân mở tại các ngân hàng thương mại trên cả nước đạt khoảng 68,7 triệu tài khoản, khoảng 70 tổ chức tài chính (NHTM, các chi nhánh ngân hàng nước ngoài, các tổ chức tín dụng phi ngân hàng) đã cung cấp dịch vụ thanh toán qua Internet và khoảng 36 tổ chức cung cấp dịch vụ thanh toán qua điện thoại di động. Các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng số hiện tại: thông quan điện tử, nộp thuế qua Internet, thu tiền điện qua các kênh Internet/Mobile Banking/POS của ngân hàng hoặc thu qua ví điện tử của các trung gian thanh toán, thanh toán vé tàu, vé máy bay qua hệ thống thanh toán trực tuyến hoặc thẻ ngân hàng, thu hộ học phí, viện phí qua các kênh ngân hàng điện tử, tiết kiệm trực tuyến, mua hàng trực tuyến, đặt khách sạn trực tuyến, Quyết định số 241/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ các dịch vụ công phải thanh toán qua ngân hàng; và ngân hàng có thể xây dựng các hợp đồng thanh toán mẫu để sử dụng trên nền tảng Blockchain. Các dịch vụ này có thể thực hiện mọi lúc, mọi nơi, không có giới hạn về thời gian và không gian “không dùng tiền mặt, không thể đảo ngược, an toàn, chi phí thấp, toàn cầu”. Bên cạnh đó, vấn đề an ninh, an toàn bảo mật trong lĩnh vực thanh toán được 109
  10. Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QUốC GIA "CÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG" ng ành Ngân hàng hết sức quan tâm, chú trọng. Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Chỉ thị số 03/CT-NHNN ngày 10/01/2017 về việc tăng cường đảm bảo an ninh, an toàn trong thanh toán điện tử và thanh toán thẻ, yêu cầu các đơn vị liên quan triển khai các biện pháp nhằm đảm bảo an ninh, an toàn trong thanh toán thẻ và thanh toán trực tuyến. b. Các thách thức và giải quyết thách thức Dịch vụ thanh toán qua ngân hàng đòi hỏi ngân hàng - người cung ứng dịch vụ - không ngừng nâng cao chất lượng (an toàn, chi phí thấp, thuận tiện). Những yêu cầu này hầu như không có giới hạn trong điều kiện CMCN 4.0. Bên cạnh đó, vì qua trung gian, khách hàng còn đòi hỏi sự đồng cảm của người cung cấp dịch vụ. NHTM còn là tổ chức kinh doanh với mục tiêu gia tăng lợi nhuận, vì vậy toàn bộ chi phí bỏ ra để đáp ứng yêu cầu trên phải được bù đắp bằng doanh thu (từ phí dịch vụ). Cân bằng chi phí cho Fintech và doanh lợi là bài toán đối với hệ thống ngân hàng. - Vấn đề bảo mật thông tin: Trong khuôn khổ pháp lý và cơ chế chính sách liên quan đến các dịch vụ, phương tiện thanh toán trực tuyến, điện tử mới, hiện đại, tiền ảo, thẻ ảo, tiền điện tử là những vấn đề mới, phức tạp, cần được tiếp tục nghiên cứu, đánh giá, sửa đổi, bổ sung để đáp ứng yêu cầu thực tế và sự phát triển nhanh của công nghệ thông tin và viễn thông. Đặc biệt, sự phát triển ngày càng tinh vi của công nghệ số kéo theo sự gia tăng của những lỗ hổng bảo mật, tạo điều kiện cho tội phạm công nghệ cao hoạt động ngày càng thường xuyên. Đối với lĩnh vực thanh toán, tội phạm trong lĩnh vực công nghệ cao, thanh toán thẻ qua POS, thanh toán điện tử gần đây có những diễn biến phức tạp với những hành vi, thủ đoạn mới, tinh vi hơn. Do vậy, thách thức chung cho toàn bộ ngành Ngân hàng Việt Nam và nói riêng cho lĩnh vực thanh toán trong bối cảnh CMCN 4.0 chính là vấn đề an toàn cho hệ thống thanh toán và vấn đề bảo mật thông tin. Các NHTM cần liên kết với nhau để tạo dựng hệ thống bảo mật chung cho hoạt động thanh toán vì hoạt động thanh toán qua NHTM có tính kết nối rất cao trong hệ thống và chi phí cho thiết lập hệ thống bảo mật thường rất cao. Sự liên kết này cần mở rộng tới các doanh nghiệp công nghệ, từ đó giúp giảm chi phí trên đơn vị thanh toán. - Đổi mới mô hình tổ chức/cấu trúc Các mô hình kinh doanh, mô hình quản trị, thanh toán có thể phải được xem xét lại để phù hợp với xu hướng quản trị thông minh AI, mô hình ngân hàng di động, 110
  11. Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QUốC GIA "CÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG" ngân hàng không giấy, ngân hàng số, thanh toán điện tử. Hình thức chi nhánh/phòng giao dịch truyền thống phải thu hẹp để giảm chi phí giao dịch; các quy trình thanh toán gắn với giấy tờ phải thay thành hướng dẫn khách hàng sử dụng kỹ thuật số trong thanh toán Một cuộc khảo gần đây cho thấy, khoảng 28,5 triệu người (tương đương gần 30% dân số) Việt Nam đang sử dụng điện thoại thông minh và lượng người truy cập Internet là khoảng 52% dân số. Thực tế, tỷ lệ người sử dụng ngân hàng số trên tổng số người sử dụng dịch vụ ngân hàng tại Việt Nam đang không ngừng gia tăng. Do đó, thách thức đặt ra trong việc phải nghiên cứu, tối đa hóa trải nghiệm của khách hàng trong lĩnh vực thanh toán là phải đáp ứng nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao của khách hàng thời đại CMCN 4.0. NHTM có thể kết hợp/hoặc mua lại/hoặc tổ chức công ty con với các doanh nghiệp Fintech trong chuỗi cung ứng dịch vụ ngân hàng kỹ thuật số để thực hiện thanh toán. NHTM vừa cung cấp sản phẩm thanh toán truyền thống đối với những món lớn, hợp đồng thanh toán phức tạp (ví dụ như thanh toán L/C, đòi hỏi nhiều thủ tục pháp lý), và cung cấp sản phẩm thanh toán trên nền tảng Blockchain. - Nguồn nhân lực Nói về cảm nhận của khách hàng đối với mỗi ngân hàng, có lẽ hình ảnh về các giao dịch viên là ấn tượng đầu tiên và sâu sắc nhất. Theo xu hướng, những vị trí có công việc lặp đi lặp lại hàng ngày dần sẽ được thay thế bởi người máy. Điển hình như tại Hàn Quốc hay Đài Loan (Trung Quốc), người máy đã được sử dụng để thay thế con người trong những vị trí này. Từ đó đòi hỏi nguồn nhân lực chất lượng cao, có tư duy phản biện, sáng tạo và sở hữu trí tuệ cảm xúc. Không chỉ dừng lại ở đó, thế hệ nhân viên mới trong thời đại cách mạng công nghiệp còn phải am hiểu công nghệ, có khả năng đa nhiệm, độc lập Do đó, cần có một hệ sinh thái phù hợp để đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, các chương trình giảng dạy cần thay đổi nhiều hơn để sẵn sàng cho một nguồn nhân lực đáp ứng được nhu cầu của nhà tuyển dụng trong thời đại 4.0. 111
  12. Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QUốC GIA "CÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG" Ti ài l ệu tham khảo 1. www. Sbv.govn.vn/Số lượng thẻ phát hành tại Việt Nam 2. www.e finace/doanh số thẻ ngân hàng tăng trưởng không ngừng 3. www.Dantri.com.vn/lượng thẻ ATM phát hành trong cả nước đã vượt quá dân số Việt Nam 4. www.cafef.vn 5. Phan Thị Bích Duyên, LATS, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 6. www.vnexpress/Ngân hàng Nhà nước/59% người dân có tài khoản ngân hàng 7. www.Cafef.net/Giảm tiền mặt trong thanh toán: Mục tiêu không dễ hướng tới 8. www.Tuổi trẻ online/Một nửa dân số Việt Nam chưa có tài khoản ngân hàng 9. www.Wikipedia.org/Entherum 10. www.sbv.gov.vn/Tác động của Cách mạng công nghiệp 4.0 đối với ngành Ngân hàng Việt Nam và cơ hội, thách thức đối với lĩnh vực thanh toán 11. Quyết định số 241/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ 12. 13. tapchitaichinh.vn: Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và sự chuẩn bị của ngành Ngân hàng Việt Nam 14. Ngày gửi bài: 07/5/2018 Ngày gửi lại bài: 20/5/2018 Ngày duyệt đăng: 02/06/2018 112