Tác động của chính sách lãi suất đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại Việt Nam

pdf 9 trang Gia Huy 24/05/2022 1770
Bạn đang xem tài liệu "Tác động của chính sách lãi suất đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftac_dong_cua_chinh_sach_lai_suat_den_kha_nang_sinh_loi_cua_c.pdf

Nội dung text: Tác động của chính sách lãi suất đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại Việt Nam

  1. Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH LÃI SUẤT ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM Hồ Thị Hải Ly1, Mai Thị Thanh Chung2 1Khoa Ngân hàng, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng 1Waikato Business School, The University of Waikato, New Zealand 2Khoa Ngân hàng, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng 2UTS Business School, University of Technology Sydney, Australia TÓM TẮT Bài báo nghiên cứu tác động của việc điều hành chính sách lãi suất đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam. Với bộ dữ liệu thu thập từ 23 NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2007 – 2017, nghiên cứu cho thấy tác động của lãi suất ngắn hạn (thể hiện qua lãi suất tái chiết khấu) và lãi suất dài hạn (thể hiện qua lãi suất trên trái phiếu chính phủ với kỳ hạn 10 năm) đến khả năng sinh lời của các NHTM đều có ý nghĩa thống kê. Cụ thể, lãi suất ngắn hạn có tác động tích cực đến khả năng sinh lời của ngân hàng, tuy nhiên tác động này sẽ trở nên yếu đi khi lãi suất ngắn hạn ngày càng tăng lên. Ngược lại, lãi suất dài hạn cao sẽ gây khó khăn đến khả năng sinh lời của ngân hàng, nhưng tác động này sẽ có khuynh hướng đảo chiều khi lãi suất dài hạn càng tăng. Tuy nhiên, khi có sự kết hợp gia tăng của cả hai loại lãi suất ngắn hạn và dài hạn, khả năng sinh lời của các NHTM sẽ bị ảnh hưởng bất lợi nghiêm trọng. Kết quả nghiên cứu này cho thấy việc duy trì lãi suất ngắn hạn thấp hoặc một lãi suất dài hạn cao có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng sinh lời của các NHTM. Đây là hàm ý quan trọng cho việc điều hành chính sách lãi suất tại Việt Nam. Từ khóa: Chính sách tiền tệ, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm, khả năng sinh lời, ngân hàng thương mại 1. Cơ sở lý luận và tổng quan nghiên cứu Hoạt động của các định chế tài chính nói chung và các NHTM nói riêng chịu ảnh hưởng trực tiếp từ sự biến động của lãi suất. Một trong những lãi suất có ảnh hưởng đáng kể nhất đến hoạt động của NHTM là lãi suất tái chiết khấu/tái cấp vốn được điều hành bởi Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thông qua chính sách tiền tệ. Theo Luật các Tổ chức tín dụng (2010), lãi suất tái chiết khấu được áp dụng cho nghiệp vụ tái chiết khấu – là “việc chiết khấu các công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác đã được chiết khấu trước khi đến hạn thanh toán”. Lãi suất tái cấp vốn áp dụng cho các nghiệp vụ tái cấp vốn – “là hình thức cấp tín dụng của Ngân hàng Nhà nước nhằm cung ứng vốn ngắn hạn và phương tiện thanh toán cho tổ chức tín dụng”. Trong khuôn khổ của bài viết, nhóm tác giả chỉ bàn luận đến ảnh hưởng của việc điều hành lãi suất tái chiết khấu/tái cấp vốn (gọi chung là lãi suất ngắn hạn) đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại. Xét riêng hai thành phần của khả năng sinh lời, lãi suất ngắn hạn đã được chứng minh có mối tương quan thuận với thu nhập lãi ròng. Tuy nhiên, tác động này sẽ giảm dần và biến mất khi lãi suất ngày càng tăng. Các nghiên cứu trước đây đã đưa ra bằng chứng học thuật về mối quan hệ thuận chiều này như nghiên cứu của Demirguc-Kunt và Huizinga (1999), Albertazzi và Gambacorta (2009), Bolt và cộng sự (2012), Borio, Gambacorta và Hofmann (2017), Bikker và Vervliet (2018). Ảnh hưởng tích cực của lãi suất ngắn hạn đến thu nhập lãi của ngân hàng có thể do tâm lý độc quyền và suy nghĩ của ngân hàng về sự thay đổi mức lãi suất này chỉ là tạm thời (Borio và cộng sự, 2017). Trong trường hợp ngân hàng có sức mạnh độc quyền, lãi suất tiền gửi sẽ điều chỉnh chậm hơn so với lãi suất cho vay. Vì vậy, khi các yếu tố khác không đổi, ngân hàng có khả năng tạo ra lợi nhuận tạm thời khi lãi suất ngắn hạn bị điều chỉnh. Tuy nhiên, cũng có nghiên cứu cho rằng việc điều chỉnh lãi suất ngắn hạn xuống mức thấp hơn có thể mang lại lợi ích cho ngân hàng (Brei, Borio và Gambacorta, 2019). Lãi suất thấp sẽ giúp giảm bớt gánh nặng lãi vay cho người đi vay, giúp giảm rủi ro tín dụng cho các ngân hàng, từ đó, lợi nhuận của ngân hàng sẽ được đảm bảo. 406
  2. Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 Tác động của lãi suất ngắn hạn đến thu nhập phi lãi có xu hướng đối nghịch. Khi lãi suất thấp, các ngân hàng có cơ hội tìm kiếm nhiều nguồn thu nhập phi lãi từ phí hơn và bản thân khách hàng cũng có thể yêu cầu nhiều dịch vụ chuyên nghiệp hơn. Điều này làm gia tăng nguồn thu nhập phi lãi. Khi lãi suất cao, khách hàng sẽ ít có mong muốn trả thêm các khoản phí. Điều này phần nào sẽ làm giảm bớt đi các khoản thu nhập phi lãi của ngân hàng. Trong nghiên cứu của Borio và cộng sự (2017), mối quan hệ ngược chiều giữa lãi suất ngắn hạn và thu nhập phi lãi đã được chứng minh định lượng. Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả sẽ gộp hai thành phần lợi nhuận của ngân hàng, thể hiện thông qua hệ số ROA và ROE để thực hiện các ước lượng. Các ngân hàng thương mại Việt Nam vẫn còn phụ thuộc nhiều vào nguồn thu nhập lãi hơn là nguồn thu nhập phi lãi, đặc biệt trong giai đoạn nhóm tác giả nghiên cứu 2008 – 2017. Vậy nên, nhóm tác giả kỳ vọng ảnh hưởng của lãi suất ngắn hạn lên khả năng sinh lời của ngân hàng ban đầu sẽ có khuynh hướng tích cực. Tuy nhiên, tác động tích tích cực này sẽ có khả năng bị biến mất do những rủi ro tín dụng mà ngân hàng có thể gánh chịu trong môi trường lãi suất gia tăng. Khi NHNN điều chỉnh lãi suất chiết khấu, lãi suất dài hạn có khuynh hướng thay đổi theo (Hanson và Stein, 2015). Hệ quả này có thể được giải thích vì NHNN là định chế mua bán chủ yếu các chứng khoán dài hạn trên thị trường. Thông qua các hoạt động mua bán này, NHNN tác động không nhỏ đến sự biến động của lãi suất dài hạn, chủ yếu là lãi suất trên các trái phiếu chính phủ. Trên khía cạnh của các NHTM, lãi suất dài hạn này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của các ngân hàng khi ngân hàng đầu tư vào các loại trái phiếu chính phủ. Đồng thời, lãi suất này cũng có thể được sử dụng như một lãi suất chuẩn để NHTM xác định lãi suất cho các khoản vay dài hạn. Khi lãi suất này gia tăng, một mặt nó giúp làm gia tăng thu nhập đầu tư, mặt khác nó làm giảm bớt số lượng khoản vay dài hạn của các NHTM. Ở thị trường Việt Nam, khi danh mục cho vay vẫn còn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản của NHTM, việc gia tăng lãi suất dài hạn có khả năng tác động tiêu cực đến khả năng sinh lời của các ngân hàng. Thêm vào đó, lãi suất dài hạn gia tăng sẽ làm giảm giá trị chiết khấu của các khoản lợi nhuận trong tương lai (English và cộng sự, 2018). Mặc dù sự biến động của chính sách lãi suất quốc gia có tác động mạnh mẽ đến khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại, các nghiên cứu về vấn đề này ở thị trường Việt Nam vẫn còn rất hạn chế. Vì vậy, nhóm tác giả mong muốn làm rõ hơn các tác động của lãi suất ngắn hạn và lãi suất dài hạn đến khả năng sinh lời của các NHTM. Đặc biệt, các tác động phi tuyến tính cũng sẽ được kiểm tra trong nghiên cứu này. Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu, nhóm tác giả sẽ đưa ra một số hàm ý cho hoạt động điều hành lãi suất trên phạm vi vĩ mô. Dựa trên các phân tích ở trên, nhóm tác giả đặt ra hai giả thuyết nghiên cứu như sau: (1) Lãi suất ngắn hạn có mối quan hệ thuận chiều với khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại, nhưng tác động tích cực này sẽ giảm dần khi lãi suất ngắn hạn tăng lên. (2) Lãi suất dài hạn có mối quan hệ tiêu cực với khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại, nhưng tác động tiêu cực này sẽ giảm dần khi lãi suất dài hạn tăng lên. 2. Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu 2.1. Dữ liệu và định nghĩa biến Để thực hiện nghiên cứu này, nhóm tác giả đã thu thập các dữ liệu ngân hàng từ cơ sở dữ liệu Stoxplus để xây dựng các biến độc lập và biến phụ thuộc trong mô hình. Các dữ liệu này bao gồm tổng tài sản, vốn chủ sở hữu, cho vay khách hàng, thu nhập hoạt động, chi phí hoạt động, lợi nhuận ròng và nợ xấu. Tất cả các dữ liệu này đều được thu thập từ các báo cáo tài chính đã được kiểm toán trong giai đoạn từ 2008 đến 2017. Định nghĩa các biến độc lập sẽ được trình bày ở Bảng 1. 407
  3. Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 Bảng 1: Định nghĩa biến Ký hiệu biến Định nghĩa biến Đo lường biến Biến phụ thuộc ROA Hệ số ROA Lợi nhuận ròng/Tổng tài sản ROE Hệ số ROE Lợi nhuận ròng/Tổng vốn chủ sở hữu Biến độc lập SR Lãi suất ngắn hạn Lãi suất tái chiết khấu LR Lãi suất dài hạn Lãi suất trên trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm CAP Tỷ lệ vốn CSH Vốn chủ sở hữu/Tổng tài sản NPLR Tỷ lệ nợ xấu Nợ xấu/Cho vay khách hàng COST Tỷ lệ chi phí Tổng chi phí hoạt động/Tổng thu nhập hoạt động SIZE Quy mô ngân hàng Ln(Tổng tài sản) LAR Tỷ lệ cho vay Cho vay khách hàng/Tổng tài sản INF Tỷ lệ lạm phát Tỷ lệ lạm phát GDP Phần trăm thay đổi GDP (GDPt – GDPt-1)/GDPt-1 Nguồn: Tác giả tổng hợp Đối với biến độc lập liên quan đến lãi suất, nhóm tác giả đã trích xuất dữ liệu từ các quyết định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về lãi suất tái cấp vốn và tái chiết khấu áp dụng cho các tổ chức tín dụng1. Nhóm tác giả thống nhất chọn lãi suất tái chiết khấu để dữ liệu được liên tục trong suốt giai đoạn nghiên cứu. Lãi suất này được trích xuất cho từng tháng, sau đó lấy giá trị trung bình cho mỗi năm. Đối với các tháng không có văn bản quyết định mới về việc thay đổi lãi suất, lãi suất tái chiết khấu được lấy theo quyết định của tháng gần nhất. Lãi suất trên trái phiếu chính phủ với kỳ hạn 10 năm được thu thập từ website investing.com2. Dữ liệu này cũng được thu thập với kỳ hạn tháng và lấy giá trị trung bình của các tháng trong năm để tính cho mỗi năm. Ngoài ra, để kiểm soát các ảnh hưởng của nền kinh tế vĩ mô đến khả năng sinh lời của ngân hàng, hai biến độc lập về tỷ lệ lạm phát và phần trăm thay đổi GDP cũng được đưa vào mô hình. Bảng 1 trình bày định nghĩa và thống kê mô tả của tất cả các biến phụ thuộc và biến độc lập sử dụng trong mô hình. 2.2. Mô hình nghiên cứu và phương pháp hồi quy Nhóm tác giả áp dụng mô hình nghiên cứu của Borio và cộng sự (2017) để đánh giá sự ảnh hưởng của chính sách lãi suất đến khả năng sinh lời của các NHTM Việt Nam. 2 2 푌푖,푡 = 훼 + 훽0푆푅푡 + 훽1푆푅푡 + 훿0퐿푅푡 + 훿1퐿푅푡 + 훾 푡 + 휃 푖,푡 + 휗푖 + 휀푖,푡 Biến phụ thuộc Y đo lường khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại Việt Nam thông qua hệ số ROA và ROE. Các biến đại diện cho chính sách lãi suất bao gồm lãi suất ngắn hạn SR và lãi suất dài hạn LR. 1 2 408
  4. Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 Nhóm tác giả cũng đưa vào mô hình dạng bình phương của lãi suất để kiểm soát ảnh hưởng phi tuyến tính tiềm năng của lãi suất đến khả năng sinh lời. Các biến kiểm soát trong mô hình bao gồm các biến đại diện cho ảnh hưởng của kinh tế vĩ mô M (INF và GDP) và các biến đại diện cho hoạt động của ngân hàng X (bao gồm SIZE, CAP, COST, NPLR và LAR). Ngoài ra, mô hình cũng kiểm soát ảnh hưởng cố định của các ngân hàng, 휗. Nhóm tác giả chọn phương pháp hồi quy GMM hệ thống (System GMM) với ước lượng Arellano và Bond cho nghiên cứu này với mục đích kiểm soát ảnh hưởng của vấn đề nội sinh có thể xảy ra trong mô hình. Phương pháp này giúp ước lượng được các hệ số hồi quy hiệu quả và nhất quán. Với phương pháp này, tất cả các biến được giả định là biến nội sinh. Vì vậy, biến công cụ được sử dụng là biến trễ của sai phân bậc 1 của các biến (lag of first difference). 3. Kết quả nghiên cứu 3.1. Thống kê mô tả Bảng 2 trình bày các kết quả giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, giá trị nhỏ nhất và giá trị lớn nhất của các biến được sử dụng trong mô hình. Trong giai đoạn nghiên cứu 2008 – 2017, giá trị trung bình hệ số ROA và ROE lần lượt là 1.5% và 14.3%. Tuy nhiên, biên độ biến thiên của ROE là khá lớn khi giá trị nhỏ nhất là -11,5% và giá trị lớn nhất là 160,7%. Giá trị trung bình của lãi suất ngắn hạn và lãi suất dài hạn lần lượt là 8.2% và 9.5%. Lãi suất ngắn hạn luôn ở mức cao trong suốt khoảng thời gian từ tháng 4/2011 đến tháng 10/2012 khi lãi suất tái cấp vốn được NHNN quy định ở mức 10% đến 15%. Ngoài ra, giai đoạn 6 tháng cuối năm 2008 cũng ghi nhận các mức lãi suất tái cấp vốn cao khi lãi suất lúc này 13,5% vào tháng 10/2008. Lãi suất dài hạn cũng trải qua sơ đồ biến thiên tương tự. Mức lãi suất cao nhất trên trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm là 17,1% cho đợt phát hành tháng 6/2008. Trong giai đoạn 2010 – 2011, lãi suất trái phiếu dài hạn này cũng giữ ở mức 11% - 13%. Sự biến thiên của cả hai loại lãi suất này có thể được giải thích do sự gia tăng lạm phát dưới tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế cuối năm 2007 – đầu năm 2008 và tình hình lạm phát năm 2010 – 20113 Bảng 2: Thống kê mô tả. Ký hiệu biến Số quan Giá trị trung Độ lệch Giá trị nhỏ sát bình chuẩn nhất Giá trị lớn nhất ROA 137 0.015 0.028 -0.005 0.177 ROE 137 0.143 0.259 -0.115 1.607 SR 137 8.257 2.269 6.208 12.5 LR 137 9.542 1.866 6.637 11.901 CAP 137 0.095 0.044 0.040 0.293 NPLR 137 0.021 0.018 0.000 0.088 COST 137 -0.516 0.118 -0.927 -0.216 3 Tác giả Nguyễn Văn Lâm (2012) đã bàn về các nguyên nhân của lạm phát năm 2010 (tham khảo tại: hieu-qua-8686.html). Nghiên cứu của tác giả Lê Hưng (2012) cũng chỉ ra các nguyên nhân chính dẫn đến lạm phát năm 2010 – 2011 (tham khảo tại: 409
  5. Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 SIZE 137 32.127 1.222 29.615 34.545 LAR 137 0.553 0.134 0.225 0.845 INF 137 0.088 0.064 0.009 0.231 GDP 137 0.059 0.005 0.053 0.067 Nguồn: Tác giả tính toán Đối với các biến kiểm soát khác liên quan đến đặc điểm hoạt động của ngân hàng, kết quả thống kê mô tả cho thấy trong giai đoạn nghiên cứu, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản trung bình là 10%, tỷ lệ nợ xấu trên tổng cho vay chiếm khoảng 2,1%, chi phí hoạt động chiếm trung bình 50% trong tổng thu nhập hoạt động, và danh mục cho vay chiếm hơn 55% trong tổng tài sản của các ngân hàng. Phân tích ma trận tương quan giữa các biến trong mô hình nghiên cứu, nhóm tác giả nhận thấy các lãi suất có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và với tình hình lạm phát. Kết quả này khá dễ hiểu. Về mặt lý thuyết, lạm phát và lãi suất luôn biến động cùng chiều với nhau. Bên cạnh đó, theo các lý thuyết về lãi suất (ví dụ như lý thuyết kỳ vọng, lý thuyết phần bù thanh khoản), lãi suất dài hạn có mối tương quan mạnh với lãi suất ngắn hạn. Mối tương quan này có thể dẫn đến lo ngại về ảnh hưởng của đa cộng tuyến (tự tương quan) đến ước lượng hệ số hồi quy. Vậy nên, phương pháp ước lượng System GMM được áp dụng nhằm ước lượng hiệu quả các hệ số hồi quy. Bảng 3: Ma trận tương quan ROA ROE SR SR^2 LR LR^2 CAR SIZE LAR COST NPLR INF GDP ROA 1 ROE 0.960* 1 SR -0.013 -0.048 1 SR^2 -0.010 -0.047 0.998* 1 LR 0.049 -0.013 0.716* 0.693* 1 LR^2 0.049 -0.013 0.734* 0.712* 0.997* 1 CAP 0.284* 0.149 0.131 0.127 0.206 0.199 1 SIZE -0.482* -0.419* -0.112 -0.106 -0.267* -0.261* -0.686* 1 LAR -0.158 -0.148 -0.126 -0.124 -0.234* -0.229* -0.107 0.336* 1 COST -0.203 -0.208 0.090 0.091 0.314* 0.319* -0.117 0.211 -0.138 1 NPLR -0.193 -0.175 0.188 0.184 0.015 -0.006 0.119 -0.054 0.112 -0.275* 1 INF 0.042 -0.009 0.760* 0.745* 0.839* 0.859* 0.199 -0.238* -0.148 0.191 -0.024 1 GDP -0.025 -0.014 -0.176 -0.171 -0.244* -0.183 -0.185 0.152 0.031 0.073 -0.343* -0.195 1 Nguồn: Tác giả tính toán 410
  6. Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 3.2. Các bằng chứng định lượng Tiếp theo là các bằng chứng định lượng về mối quan hệ giữa lãi suất và khả năng sinh lời của các NHTM Việt Nam. Bảng 4 trình bày kết quả của các mô hình nghiên cứu nói trên. Cột (1), (2), (3) lần lượt trình bày các kết quả hồi quy giữa ROA với lãi suất. Trong đó, ở mô hình (1) và (2), nhóm tác giả lần lượt thực hiện hồi quy ROA trên SR và LR cùng các biến kiểm soát khác. Ở mô hình (3), nhóm tác giả đưa cả SR và LR vào mô hình nghiên cứu. Tương tự như vậy, mô hình (4), (5) và (6) trình bày các kết quả hồi quy giữa ROE với các lãi suất. Ở mỗi mô hình, nhóm tác giả báo cáo số lượng quan sát, tổng số ngân hàng trong mẫu nghiên cứu, kết quả kiểm định AR(2)) và kiểm định Hansen. Kiểm định AR(2) nhằm kiểm tra giả thuyết về sự tồn tại của hiện tượng tự tương quan (autocorrelation test) và kiểm định Hansen nhằm kiểm tra giả thuyết số lượng biến công cụ được tạo ra trong mô hình có vượt quá mức cho phép hay không (overidentification restriction test). Kết quả của hai kiểm định này trên tất cả 6 mô hình đều bác bỏ hai giả thuyết trên, chứng minh hệ số hồi quy là hiệu quả và nhất quán. Bảng 4: Chính sách lãi suất và khả năng sinh lời của các NHTM (1) (2) (3) (4) (5) (6) Biến ROA_SR ROA_LR ROA_SLR ROE_SR ROE_LR ROE_SLR L.ROA 0.6560 0.6500 0.7000 (0.0034) (0.0155) (0.0135) L.ROE 0.8360 0.8210 0.8550 (0.0212) (0.0737) (0.0175) SR 0.0023 0.0022 0.0373* 0.1040 (0.0004) (0.0019) (0.0206) (0.0286) SR^2 -0.0001 -0.0001 -0.0024 -0.0059 (0.0000) (0.0001) (0.0011) (0.0015) LR -0.0319 -0.0101 -0.3240 -0.0786 (0.0034) (0.0022) (0.0782) (0.0350) LR^2 0.0018 0.0005 0.0178 0.0034 (0.0002) (0.0001) (0.0047) (0.0020) CAP -0.0340 -0.0099 -0.0347 -0.6670 -0.6440 -0.8550 (0.0042) (0.0178) (0.0056) (0.1380) (0.1910) (0.0923) SIZE -0.0031 -0.0024 -0.0026 -0.0247 -0.0255 -0.0315 (0.0003) (0.0006) (0.0002) (0.0069) (0.0087) (0.0036) LAR 0.0197 0.0088 0.0123 0.1810 0.0506 0.1450 (0.0016) (0.0072) (0.0027) (0.0230) (0.0429) (0.0241) COST 0.0025 0.0036 0.0022 -0.0456 -0.0353 -0.0322 (0.0020) (0.0038) (0.0025) (0.0186) (0.0672) (0.0195) NPLR -0.0536 -0.0404* -0.0340* -0.9830 -1.3010 -0.7760 (0.0117) (0.0235) (0.0186) (0.2320) (0.2820) (0.1650) 411
  7. Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 INF 0.0255 -0.0541 0.0241 0.2450 -0.5320 0.5790 (0.0027) (0.0177) (0.0165) (0.0271) (0.3480) (0.1190) GDP 0.169 -0.6090 -0.1500 -0.5120 -9.0280 -2.7320 (0.0251) (0.145) (0.0958) (0.5360) (2.3000) (1.2030) Hệ số chặn 0.0744 0.2540 0.1300 0.6380 2.8700 1.1390 (0.0077) (0.0279) (0.0225) (0.1650) (0.4930) (0.2250) Tổng số quan 110 110 110 110 110 110 sát Số ngân hàng 23 23 23 23 23 23 AR(2) 0.5748 0.1556 0.5427 0.4774 0.3671 0.4597 P-value Hansen 0.9970 0.3684 0.8328 0.9997 0.1528 0.4167 test Nguồn: Tác giả tính toán Từ bảng kết quả trên, ta nhận thấy rằng lãi suất ngắn hạn có tác động tích cực đến khả năng sinh lời của các NHTM. Trong mô hình (1) và (4), hệ số hồi quy trên biến SR đều có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa lần lượt là 1% và 10%. Khi lãi suất tái cấp vốn tăng 1%, hay nói cách khác NHNN thắt chặt chính sách tiền tệ, ROA và ROE của các ngân hàng có thể tăng trung bình 0.23% và 3.73% mỗi năm. Tuy nhiên, ảnh hưởng này sẽ giảm dần nếu lãi suất ngắn hạn tiếp tục tăng. Điều này được thể hiện thông qua hệ số hồi quy trên biến bình phương của SR. Trong cả hai mô hình, hệ số hồi quy này đều mang giá trị âm và có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 1%. Ảnh hưởng của lãi suất dài hạn đến khả năng sinh lời của các NHTM ngược lại với ảnh hưởng của lãi suất ngắn hạn. Trong các mô hình (2), (3), (5), và (6), hệ số hồi quy trên biến LR đều mang dấu âm và có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa cao từ 1% đến 5%. Kết quả này cho thấy khi lãi suất dài hạn tăng, cả ROA và ROE của ngân hàng sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực. Dẫu vậy, nếu lãi suất dài hạn tiếp tục tăng lên, tác động tiêu cực này sẽ được thuyên giảm đi. Điều này có nghĩa khi lãi suất dài hạn càng tăng, tác động tiêu cực của LR có khả năng đảo chiều và mang lại lợi ích cho ngân hàng. Tác động này được thể hiện thông qua hệ số hồi quy dương trên biến bình phương của LR. Khi nhóm tác giả thực hiện hồi quy mô hình với cả biến SR và LR, chiều hướng tác động của SR và LR đến khả năng sinh lời của NHTM vẫn không thay đổi. Mặc dù trong mô hình hồi quy với biến phụ thuộc ROA, ảnh hưởng của SR không có ý nghĩa thống kê, chiều hướng ảnh hưởng (thể hiện qua dấu của các hệ số hồi quy) vẫn không thay đổi. Trong mô hình với biến phụ thuộc ROE, hệ số hồi quy trên biến bình phương của LR cũng không còn có ý nghĩa thống kê. Kết quả này cho thấy khi cả hai lãi suất ngắn và dài hạn đều tăng lên, khả năng sinh lời của ngân hàng sẽ bị ảnh hưởng bất lợi một cách nghiêm trọng hơn. Để thực hiện việc kiểm tra tính vững của mô hình, nhóm tác giả thay thế biến lãi suất bằng biến đường cong lãi suất – được đo lường bằng chênh lệch giữa lãi suất dài hạn và lãi suất ngắn hạn. Trong cả hai mô hình với ROA và ROE, biến SLOPE đều có hệ số hồi quy dương và có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Kết quả này cho thấy một sự gia tăng trong độ dốc của đường cong lãi suất ban đầu sẽ mang lại lợi ích cho khả năng sinh lời của các ngân hàng. Cụ thể, nếu mức chênh lệch tăng 1%, ROA và ROE sẽ lần lượt tăng lên 0.16% và 0.99% cho mỗi năm. Tuy nhiên, ảnh hưởng tích cực này sẽ giảm đi nếu đường cong lãi suất tăng độ dốc. Nhận định trên được chứng minh thông qua hệ số hồi quy âm trên biến bình phương của SLOPE. Các kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả nhất quán với những kết quả nghiên cứu đã có trước đó như đã trình bày trong phần 1 412
  8. Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 Bảng 5: Tác động của đường cong lãi suất và khả năng sinh lời của các NHTM (1) (2) Biến ROA ROE L.ROA 0.7410 (0.0081) L.ROE 0.8230 (0.0079) SLOPE 0.0016 0.0099 (0.0002) (0.0017) SLOPE^2 -0.0007 -0.0031 (0.0001) (0.0007) SIZE -0.0025 -0.0345 (0.0002) (0.0031) LAR 0.0143 0.1650 (0.0021) (0.0163) COST 0.0056 -0.0159 (0.0019) (0.0215) NPLR -0.0451 -0.7370 (0.0099) (0.1160) INF 0.0080 -0.0702 (0.0033) (0.0147) GDP 0.0674 -1.3560 (0.0289) (0.4600) Hệ số chặn 0.0774 1.2040 (0.0049) (0.1170) Tổng số quan sát 110 110 Số ngân hàng 23 23 AR(2) 0.6614 0.5188 P-value Hansen test 0.6321 0.5190 Nguồn: Tác giả tính toán 4. Thảo luận và hàm ý chính sách Nghiên cứu này chỉ ra mối quan hệ giữa chính sách lãi suất và khả năng sinh lời của các NHTM Việt Nam sử dụng phương pháp hồi quy GMM hệ thống. Quy mô mẫu nghiên cứu gồm 23 NHTM ở thị trường Việt Nam từ năm 2007 đến năm 2017. Tác giả sử dụng hai biến đại diện cho chính sách lãi suất bao gồm lãi suất ngắn hạn (lãi suất tái chiết khấu) và lãi suất dài hạn (lãi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm). 413
  9. Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 Kết quả nghiên cứu cho thấy trong khi lãi suất ngắn hạn có tác động thuận chiều với khả năng sinh lời của các NHTM, tác động tích cực này sẽ giảm dần khi lãi suất ngắn hạn tăng lên. Thực tế, lãi suất tái chiếu khấu được các NHTM sử dụng làm cơ sở để ấn định lãi suất chiết khấu và lãi suất cho vay khác. Lãi suất tái chiết khấu tăng có thể khiến lãi suất cho vay chua NHTM tăng, theo đó, lợi nhuận tăng. Tuy nhiên, việc tăng khả năng sinh lời của NHTM sẽ dừng lại và có xu hướng đảo chiều nếu lãi suất tái chiết khấu của NHTW tiếp tục tăng đến một mức nhất định, bởi lẽ người vay sẽ xem xét và chuyển qua kênh huy động khác khi lãi suất cho vay của NHTM tăng lên quá cao. Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu trước đó áp dụng ở các thị trường khác trên thế giới (Bolt và cộng sự, 2012, Borio và cộng sự, 2017, Bikker và Vervliet, 2018). Nghiên cứu cũng làm rõ tác động của lãi suất dài hạn đến khả năng sinh lời của hệ thống NHTM Việt Nam. Cụ thể, lãi suất dài hạn có mối quan hệ trái chiều với khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại, nhưng tác động trái chiều này sẽ giảm dần khi lãi suất dài hạn tăng lên. Kết quả này khá gây ngạc nhiên do trái phiếu dài hạn là một trong những kênh đầu tư của các NHTM ở Việt Nam. Lãi suất trái phiếu chính phủ giảm thường làm giảm lợi nhuận của các ngân hàng. Tuy nhiên, lãi suất trái phiếu chính phủ giảm cũng là cơ hội để các NHTM thu hút các nhà đầu tư dài hạn chuyển đổi kênh đầu tư từ trái phiếu chính phủ dài hạn sang gửi tiền gửi tại ngân hàng. Đây có thể là một lý do để giải thích cho xu hướng trên. Mặc dù vậy, việc giảm lãi suất trái phiếu chính phủ liên tục và kéo dài sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng sinh lời dài hạn của NHTM. Những năm gần đây, lãi suất trái phiếu chính phủ dài hạn ở Việt Nam đang có xu hướng giảm mạnh. Các chuyên gia dự đoán nếu lãi suất trái phiếu chính phủ tiếp tục giảm thì tình hình sẽ càng trở nên phức tạp. Hệ thống NHTM là một trong những thành tố quan trọng nhất của nền kinh tế. Các nghiên cứu trước đây đã chỉ rõ mối quan hệ cộng hưởng của khả năng sinh lời của hệ thống NHTM và sự phát triển của nền kinh tế (Klein và Weill, 2017). Theo đó, NHTW Việt Nam nên hiểu rõ tác động của chính sách lãi suất đến khả năng sinh lời của các NHTM để đưa ra những chính sách phù hợp nhằm tăng khả năng sinh lời của các NHTM và thúc đẩy nền kinh tế phát triển. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Albertazzi, U., & Gambacorta, L. (2009). Bank profitability and the business cycle. Journal of Financial Stability, 5(4), 393-409. [2] Bikker, J. A., & Vervliet, T. M. (2018). Bank profitability and risk‐taking under low interest rates. International Journal of Finance & Economics, 23(1), 3-18. [3] Bolt, W., De Haan, L., Hoeberichts, M., Van Oordt, M. R., & Swank, J. (2012). Bank profitability during recessions. Journal of Banking & Finance, 36(9), 2552-2564. [4] Borio, C., Gambacorta, L., & Hofmann, B. (2017). The influence of monetary policy on bank profitability. International Finance, 20(1), 48-63. [5] Brei, M., Gambacorta, L., & Borio, C. E. (2019). Bank intermediation activity in a low interest rate environment. [6] Demirgüç-Kunt, A., & Huizinga, H. (1999). Determinants of commercial bank interest margins and profitability: some international evidence. The World Bank Economic Review, 13(2), 379-408. [7] English, W. B., Van den Heuvel, S. J., & Zakrajšek, E. (2018). Interest rate risk and bank equity valuations. Journal of Monetary Economics, 98, 80-97. [8] Hanson, S. G., & Stein, J. C. (2015). Monetary policy and long-term real rates. Journal of Financial Economics, 115(3), 429-448. [9] Klein, P. O., & Weill, L. (2017). Bank profitability: good for growth? (No. 2017-02). Laboratoire de Recherche en Gestion et Economie (LaRGE), Université de Strasbourg. [10] Luật các tổ chức tín dụng (2010), Số 47/2010/QH2012 414