Tác động của cộng đồng kinh tế ASEAN đến ngành nông nghiệp Việt Nam

pdf 11 trang Gia Huy 3410
Bạn đang xem tài liệu "Tác động của cộng đồng kinh tế ASEAN đến ngành nông nghiệp Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftac_dong_cua_cong_dong_kinh_te_asean_den_nganh_nong_nghiep_v.pdf

Nội dung text: Tác động của cộng đồng kinh tế ASEAN đến ngành nông nghiệp Việt Nam

  1. TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TÁC ĐỘNG CỦA CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN ĐẾN NGÀNH NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM IMPACTS OF ASEAN ECONOMIC COMMUNITY IN VIETNAM AGRICULTURE NCS. Lưu Tiến Dũng Trường Đại học Lạc Hồng luutiendung179@gmail.com TÓM TẮT Cộng đồng Kinh tế ASEAN sẽ đánh dấu bước ngoặt quan trọng cho sự thay đổi về chất trong sự hợp tác, hội nhập của các quốc gia ASEAN để trở thành một thị trường và một cơ sở sản xuất thống nhất năng động và cạnh tranh hơn, là động lực then chốt thúc đẩy dòng thương mại và đầu tư nội khối. Tuy nhiên, chính vì gia tăng mức độ hội nhập sâu rộng nên AEC cũng sẽ tạo ra áp lực rất lớn lên các ngành kinh tế, các doanh nghiệp. Nghiên cứu này phân tích những tác động dự kiến của AEC đến ngành nông nghiệp Việt Nam, nhất là đối với các doanh nghiệp nông nghiệp và người nông dân qua đó tạo nền tảng lý luận cho các bên liên quan hội nhập hiệu quả vào AEC. Từ khóa: AEC; Doanh nghiệp nông nghiệp; Nông dân; Nông nghiệp; Thương mại và đầu tư. ABSTRACT ASEAN Economic Community (AEC) will mark an important turning point for the change in the quality of the cooperation and integration of the ASEAN countries, making ASEAN more dynamic and competitive, plays a key driving force to promote trade and investment intra- flows. However, because of increasing levels of integration, AEC will also create strong pressure on economic sectors and enterprises. This study analyzed the expected impact of AEC in Vietnam Agriculture, especially its impacts for agricultural businesses and farmers, thereby creating theoretical foundation for stakeholders effectively integrate into AEC. Key words: AEC; Agricultural business; Farmer; Agriculture; Trade and Investment. 1. Giới thiệu Cộng đồng Kinh tế ASEAN, một trong ba trụ cột của Cộng đồng ASEAN, dự kiến đƣợc thành lập vào cuối năm 2015 là mô hình liên kết khu vực dựa trên và nâng cao những cơ chế liên kết hiện có của ASEAN để xây dựng Khu vực thành một thị trƣờng và cơ sở sản xuất thống nhất năng động hơn, có năng lực cạnh tranh mạnh hơn, phát triển đồng đều, hội nhập sâu vào nền kinh tế toàn cầu. AEC ra đời phản ánh sự phù hợp của quy luật phát triển nói chung và xu hƣớng hội nhập quốc tế nói riêng của thế giới và khu vực. Những kỳ vọng dành cho AEC từ các nƣớc thành viên và các đối tác của khối này là rất lớn nhất là các lợi ích kinh tế và bên cạnh đó là lợi ích khác nhƣ lợi ích về chính trị, an ninh khu vực. Lợi ích kinh tế về thƣơng mại, đầu tƣ là dễ dàng nhận thấy nhƣng bên cạnh đó những ràng buộc khác mà các quốc gia hƣớng đến về chính trị cũng là khá rõ ràng trong bối cảnh gia tăng biến động ở Biển Động và sự bành trƣớng của Trung Quốc và đòi hỏi sự liên kết mạnh mẽ hơn từ các quốc gia Đông Nam Á. AEC nếu xét theo các hình thức của hội nhập kinh tế quốc tế thì có thể coi là một ―FTA cộng‖ hay ―một Thị trƣờng chung trừ‖ bởi nó bao hàm các nội dung của một FTA thông thƣờng và có bao hàm thêm việc di chuyển tự do lao động có kĩ năng và nguồn vốn nhƣng lại không bao hàm việc có chính sách thƣơng mại chung. Do vậy, tác động chính của AEC sẽ là đối với thƣơng mại và đầu tƣ của các quốc gia trong AEC cũng nhƣ những tác động lan tỏa của nó đối với thƣơng mại và đầu tƣ ngoại khối. Vai trò của ngành nông nghiệp đối với kinh tế trong quá trình tăng trƣởng và phát triển là rất to lớn thông qua cung cấp nguồn lực, đầu vào cho các ngành kinh tế khác, có mối quan hệ phụ thuộc qua lại với ngành công nghiệp, thúc đẩy công nghiệp hóa. Nông nghiệp thời gian qua mặc dù nhận đƣợc ít nguồn lực cho sự phát triển hơn các ngành khác nhƣng thực tế vai trò lại ngày càng đƣợc nâng lên và đƣợc ví nhƣ bệ đỡ cho nền kinh tế trong những giai đoạn khó khăn. Nhƣng với áp lực phải chuyển đổi mô hình tăng trƣởng kinh tế theo hƣớng giá trị gia tăng cao hơn, phát triển bền vững vững hơn và nhất là tác động 150
  2. HỘI THẢO KHOA HỌC - QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH (COMB-2015) không tránh khỏi của tiến trình hội nhập ngày càng sâu rộng và toàn diện của Việt Nam trong đó có hội nhập vào AEC đã đặt ngành nông nghiệp đứng trƣớc những cơ hội và thách thức mới. Trong khi các nghiên cứu về AEC và tác động của nó đến kinh tế, các doanh nghiệp ở Việt Nam đã đƣợc thực hiện nhiều nhƣng phân tích tác động cụ thể của AEC đối với từng ngành kinh tế trong đó có ngành nông nghiệp còn hạn chế. Các phần tiếp theo của bài viết này sẽ làm rõ (i) nội dung và biện pháp thực hiện của AEC liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp và các cam kết thực hiện của Việt Nam; (ii) tác động của AEC đến ngành nông nghiệp Việt Nam; (iii) các khuyến nghị chính sách liên quan và kết luận. 2. Nội dung và các biện pháp thực hiện của AEC liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp và thực hiện các cam kết của Việt Nam Một trong 4 trụ cột chính cấu thành AEC đó là xây dựng một thị trƣờng và một cơ sở sản xuất chung thống nhất trên cơ sở tự do di chuyển hàng hóa, dịch vụ, đầu tƣ, vốn và lao động có kĩ năng. Hơn nữa, một thị trƣờng chung và một cơ sở sản xuất thống nhất còn bao gồm 2 nhân tố quan trọng là các lĩnh vực ƣu tiên hội nhập và lƣơng thực, nông nghiệp và lâm nghiệp. Để hiện thực hóa nội dung di chuyển tự do hàng hóa, AEC thông qua Hiệp định Thƣơng mại Hàng hóa ASEAN (ATIGA) tiền thân của Hiệp định Ƣu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT/AFTA) đƣợc thực hiện từ năm 1992. ATIGA là hiệp định toàn diện đầu tiên của ASEAN điều chỉnh toàn bộ thƣơng mại hàng hóa trong nội khối và đƣợc xây dựng trên cơ sở tổng hợp các cam kết cắt giảm/loại bỏ thuế quan đã đƣợc thống nhất trong CEPT/AFTA cùng các hiệp định, nghị định thƣ có liên quan. Hình 1: Mức cắt giảm thuế trung bình trong ASEAN theo AFTA-CEPT/ATIGA Nguồn: ASEAN Secretariat. Theo CEPT/ATIGA, toàn bộ các dòng thuế nhập khẩu đối với hàng hóa sẽ bị bãi bỏ, ngoại trừ danh mục nhạy cảm và nhạy cảm cao trƣớc năm 2010 đối với ASEAN-6 và trƣớc 2015, với một số sản phẩm trong danh mục Nhạy cảm trƣớc năm 2018, đối với nhóm nƣớc CLMV. Loại bỏ các dòng thuế nhập khẩu với nhóm sản phẩm trong các lĩnh vực Ƣu tiên hội nhập trƣớc năm 2007 đối với ASEAN-6 và trƣớc 2012 với nhóm CLMV. Hoàn thành việc đƣa các sản phẩm trong danh mục SL vào danh mục cắt giảm của CEPT và giảm thuế đối với những sản phẩm này xuống còn 0-5% trƣớc ngày 1-1-2010 đối với ASEAN- 6, 1-1-2013 đối với Việt Nam, 1-1-2015 đối với Lào, Myanmar và 1-1-2017 đối với Campuchia. Cuối cùng là đƣa các sản phẩm trong danh mục Loại trừ hoàn toàn vào thực thi trong CEPT. Đến nay, về cơ bản, AFTA đã hoàn thành mục tiêu của mình. Các nƣớc ASEAN-6 đã có hơn 99% số dòng thuế hoàn thành giảm thuế xuống 0-5% từ năm 2003. Mức thuế suất trung bình trong nội khối đƣợc giảm xuống còn 0.04% kể từ năm 2010, trong khi nhóm nƣớc CLMV đạt 1.33% trong cùng kỳ. 151
  3. TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Đối với lĩnh vực nông nghiệp, CEPT/ATIGA đã đƣợc sửa đổi để định lại lịch trình giảm thuế từ 15 năm xuống còn 10 năm và đƣa các sản phẩm nông nghiệp vào nội dung của CEPT. Hiệp định này đƣợc áp dụng đối với mọi loại hàng hóa chế biến, bao gồm cả các sản phẩm nông nghiệp đã qua chế biến. Danh mục nông sản chƣa chế biến nhạy cảm và nhạy cảm cao gồm các mặt hành nông sản chƣa chế biến mà từng nƣớc cho là nhạy cảm đối với nền kinh tế của mình, không đƣa vào diện cắt giảm ngay. Đối với Việt Nam, danh mục này chủ yếu bao gồm các mặt hàng chƣa chế biến có yêu cầu bảo hộ cao nhƣ các loại thịt, trứng gia cầm, động vật sống, thóc, gạo lức, đƣờng mía, Các mặt hàng này hiện đang đƣợc áp dụng các biện pháp phi thuế quan nhƣ quản lý theo hạn ngạch, quản lý của Bộ chuyên ngành. Các mặt hàng thuộc danh mục nhạy cảm bắt đầu giảm thuế từ ngày 1-1-2004 và kết thúc vào ngày 1-1-2013 (riêng mặt hàng đƣờng kết thúc vào ngày 1-1-2010) với thuế suất cuối cùng từ 0-5%. Cam kết cụ thể của Việt Nam đối với AFTA/ATIGA, giảm thuế xuống 0-5% vào năm 2006 và 0% vào năm 2015 đối với danh mục cắt giảm theo CEPT (với một số linh hoạt đến năm 2018). Riêng đối với một số ngành thực hiện sáng kiến đẩy nhanh AFTA cho 11 nhóm hàng trong đó gỗ, ô tô, dệt may, nông sản, thuỷ sản, điện tử, thông tin, y tế) thì đa số sẽ giảm xuống 0% vào năm 2012. Danh mục nhạy cảm của Việt Nam sẽ giảm xuống 0-5% vào năm 2013, riêng đƣờng là 2010 và áp dụng hạn ngạch thuế quan theo quy định của WTO. Đến nay, Việt Nam đã có 96,2% số dòng thuế trong danh mục CEPT đã giảm xuống 0-5% từ 1/1/2006 nhƣ lúa gạo, cà phê (thô), cao su (thô), hạt tiêu, chè, rau các loại, lạc, cá, quả các loại, tôm, ; Đã đƣa toàn bộ các mặt hàng thuộc danh mục Nông sản nhạy cảm, danh mục loại trừ tạm thời của Việt Nam vào cắt giảm để đạt 0-5% vào năm 2013 (riêng đƣờng ăn là 2010). Bảng 1. Mức thuế cam kết của Việt Nam với các tổ chức quốc tế Nguồn: Bộ Tài chính. Ngoài các cam kết thuế quan ở trên, lĩnh vực nông nghiệp đặc biệt đƣợc quan tâm hội nhập của AEC khi AEC tập hợp những nhà cung cấp các sản phẩm nông sản hàng đầu thế giới. Thông qua ATIGA, nội dung và biện pháp thực hiện của AEC liên quan đến lĩnh vực lƣơng thực, nông nghiệp, lâm nghiệp còn đƣợc cụ thể hóa thành các biện pháp kĩ thuật nhằm mục tiêu chính là gia tăng năng lực cạnh tranh cho các sản phẩm nông nghiệp nhƣng rất có thể cũng sẽ trở thành các hàng rào kĩ thuật liên quan. Phát triển và áp dụng các hệ thống quản lý chất lƣợng đối với các sản phẩm thủy sản nhƣ HACCP, an toàn lao động, phát triển các hệ thống quản lý chất lƣợng riêng dành cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong ASEAN. Cùng với đó áp dụng GAP, GAHP, GHP, GMP, đối với các sản phẩm nông nghiệp, hài hòa hóa các nội dung trong AEC với Hiệp định SPS đảm bảo an toàn cho các sản phẩm rau, quả, thịt trong AEC cũng nhƣ đảm bảo sự phát triển bền vững của các ngành hàng này. ASEAN GAP gồm 4 bộ tiêu chuẩn liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm, quản lý môi trƣờng, sức khỏe, an toàn và phúc lợi của ngƣời lao động và chất lƣợng sản phẩm. Hài hòa hóa các tiêu chuẩn trong MRLs đối với các sản phẩm lƣơng thực với các tiêu chuẩn quốc tế. Đây là bộ tiêu chuẩn gồm 802 ngƣỡng giới hạn cho 63 loại thuốc bảo vệ thực vật đối với các sản phẩm quả trong ASEAN. Hài hòa hóa khung luật pháp đối với các sản phẩm nông nghiệp từ công nghệ sinh học với các tiêu chuẩn quốc tế. Hài hòa hóa việc kiểm soát sực khỏe động vật phù hợp với các tiêu chuẩn 152
  4. HỘI THẢO KHOA HỌC - QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH (COMB-2015) quốc tế, ứng dụng GAHP kiểm soát lƣợng vắc xin phù hợp đối với các sản phẩm, hoạt động sản xuất các sản phẩm từ động vật. Trong khi đó, AEC cũng hài hòa hóa các hƣớng dẫn sử dụng hóa chất trong nuôi trồng thủy sản cũng nhƣ loại bỏ việc sử dụng các hóa chất độc hại phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế. Bên cạnh đó, AEC cũng thúc đẩy hợp tác, chuyển giao khoa học, công nghệ trong nông nghiệp giữa các thành viên ASEAN, với các tổ chức khu vực, quốc tế. Các biện pháp thực hiện gồm phát triển các chiến lƣợc chung liên quan đến ASEAN với các tổ chức quốc tế nhƣ WTO, FAO, OIE, IPPC, CODEX, CITIES và các đối tác đối thoại khác; đẩy mạnh việc hợp tác nghiên cứu và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp, lƣơng thực và lâm nghiệp; đẩy mạnh hợp tác với các tổ chức tƣ nhân trong việc thúc đẩy đầu tƣ, thâm nhập thị trƣờng; đẩy mạnh những nỗ lực phòng chống buôn lậu, cháy rừng, săn bắt thủy sản trái phép. AEC còn đẩy mạnh hợp tác nông nghiệp ASEAN nhƣ là một chiến lƣợc nhằm gia tăng sức mạnh và năng lực thâm nhập thị trƣờng của sản phẩm nông nghiệp, xây dựng chuỗi liên kết sản phẩm nông nghiệp, lấy nông dân làm trung tâm của hợp tác nông nghiệp. Các biện pháp thực hiện bao gồm đẩy mạnh các hợp tác chiến lƣợc trong nông nghiệp trong ASEAN thông qua hợp tác song phƣơng, đa phƣơng và khu vực; thiết lập các liên kết tiềm năng trong nông nghiệp ASEAN và thúc đẩy đầu tƣ trực tiếp và quan hệ đối tác chiến lƣợc trong hợp tác nông nghiệp ASEAN giữa nhà sản xuất, khách hàng và doanh nghiệp thƣơng mại. Ngoài ra, các sản phẩm nông nghiệp còn chịu sự chi phối của các cam kết khác nhƣ các cam kết xóa bỏ hàng rào phi thuế quan nhƣ các hạn chế định lƣợng và các biện pháp khác sau đó (trƣớc năm 2010 đối với ASEAN-5, trƣớc 2012 đối với Philippines và trƣớc 2015 có linh động đến trƣớc 2018 đối với nhóm CLMV, các quy định phù hợp với NTBs), các quy định liên quan đến xuất xứ hàng hóa (ROO), dịch vụ nông nghiệp, sở hữu trí tuệ cũng nhƣ chịu sự tác động của các cam kết khác liên quan đến thƣơng mại, đầu tƣ, di chuyển nguồn lực nói chung khác trong AEC. 3. Tác động của AEC đến ngành nông nghiệp Việt Nam 3.1. Thực trạng thương mại và đầu tư nội khối ASEAN Thành lập từ năm 1967 nhƣng ở thời điểm thành lập động cơ của các quốc gia ASEAN là tạo ra một khối liên kết nhằm chống đỡ với các áp lực chính trị hơn là tạo ra tác động đến luồng thƣơng mại và đầu tƣ. Trải qua hơn 40 năm phát triển, bản chất liên kết của khối ASEAN đã có sự thay đổi kết hợp với những áp lực mới từ bối cảnh quốc tế hiện tại làm cho AEC ra đời là phù hợp với quy luật, xu hƣớng. Nhƣng bên cạnh xu hƣớng khu vực hóa thì dƣờng nhƣ có một xu hƣớng khác đang chi phối liên kết trong AEC đó là xu hƣớng ly tâm với việc rất nhiều thành viên đang chuyển hƣớng dòng thƣơng mại, đầu tƣ ra ngoài khối. Điều này thể hiện rõ trong xu hƣớng của dòng thƣơng mại và dòng đầu tƣ nội khối của ASEAN với với ngoại khối. 153
  5. TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Hình 2. Thương mại nội khối so với thương mại ngoại khối trong ASEAN Nguồn: ASEAN Secretariat Các thành viên ASEAN ngoại trừ Singapore có mô hình tăng trƣởng khác xa và ở một trình độ khác thì 9 nƣớc thành viên còn lại có mô hình tăng trƣởng đều hƣớng ra xuất khẩu, thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài là chính và do vậy tỷ lệ khá ổn định của dòng thƣơng mại trong bảng 2 cũng thể hiện rõ kỳ vọng của các thành viên khi hội nhập vào khối. Nhận định này để cho thấy rằng tác động kỳ vọng của AEC đối với dòng thƣơng mại nội khối nói chung thông qua cắt giảm thuế quan và thuận lợi hóa có thể so không nhiều nhƣ kỳ vọng. Kim ngạch thƣơng mại nội khối ASEAN đã tăng từ 19,2% vào năm 1993 lên 24.2% trong năm 2013 so với 75.8% thƣơng mại với ngoại khối. Các sản phẩm giao thƣơng chủ lực nội khối của các thành viên ASEAN chủ yếu là các sản phẩm điện, điện tử và các phẩm dầu khí. Trong 7 nhóm ngành ƣu tiên hợp tác thì kim ngạch xuất khẩu nội khối các sản phẩm điện tử, ô tô, các sản phẩm cao su, dệt may có xu hƣớng tăng trong khi các sản phẩm nông nghiệp, thủy sản, gỗ có xu hƣớng chững lại, thậm chí giảm. Hình 3: Kim ngạch xuất khẩu nội khối các ngành ưu tiên Nguồn: ASEAN Secretariat Cùng với xu hƣớng của dòng thƣơng mại, xu hƣớng của dòng đầu tƣ trong ASEAN cũng thể hiện rõ vai trò của dòng ngoại khối hơn là dòng nội khối. Mặc dù có sự gia tăng trong những năm trở lại đây nhƣng tỷ trọng là thấp hơn nhiều và chỉ bằng ¼ so với tổng nguồn vốn FDI. Đây có thể là rào cản đối với AEC trong việc gia tăng thƣơng mại đầu tƣ nội khối. 154
  6. HỘI THẢO KHOA HỌC - QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH (COMB-2015) Hình 4: Đầu tư nội khối so với đầu tư ngoại khối ASEAN Nguồn: ASEAN Secretariat 3.2. Thương mại về nông nghiệp của Việt Nam trong ASEAN Nông nghiệp là ngành kinh tế chủ lực của phần lớn các quốc gia ASEAN, ngoại trừ Singapore, Brunei. Hợp tác trong nông nghiệp là một trong những nội dung quan trọng nhất của AEC và trƣớc đó là AFTA. Thị trƣờng ASEAN là một trong những thị trƣờng lớn và quan trọng nhất của các sản phẩm nông sản Việt Nam. Chƣa cần tính đến những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến ngành nông nghiệp Việt Nam ra sao, chỉ tính riêng tác động của bối cảnh trong nƣớc với ngành nông nghiệp cũng cho thấy nhiều vấn đề, khó khăn. Và nếu không có chính sách tháo gỡ thì khi những tác động của hội nhập kinh tế sẽ tăng lên theo cấp số nhân đối với ngành nông nghiệp. Gần 30 năm qua, nông nghiệp, nông thôn vẫn đang và tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Hiện nay, khoảng 70,4% dân số Việt Nam sinh sống tại khu vực nông thôn, trên 60% số hộ gia đình dựa vào nông nghiệp làm hoạt động kinh tế chính và trên 53% lao động thuộc khu vực nông nghiệp, GDP nông nghiệp chiếm khoảng 22% GDP của cả nƣớc. Bất chấp vai trò quan trọng mang tính chiến lƣợc, mô hình công nghiệp hóa hiện đại hóa hiện nay ở Việt Nam vẫn chỉ coi nông nghiệp là ngành phụ cho ngành công nghiệp, dịch vụ. Đầu tƣ cho nông nghiệp ngày càng bị teo tóp trong khi chỉ với 20% GDP đóng góp, nông nghiệp lại đang nuôi sống đến hơn 2/3 dân số Việt Nam, đầu tƣ ít hơn so với ngành khác nhƣng nông nghiệp lại trở thành bệ đỡ cho nền kinh tế trong nhiều giai đoạn khó khăn nhất. Nông nghiệp là lĩnh vực nhạy cảm và dễ bị tổn thƣơng hơn cả trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, trong khi nền nông nghiệp Việt Nam là nền sản xuất nhỏ, phân tán, công nghệ lạc hậu, năng suất kém, chất lƣợng sản phẩm không cao, bình quân đất nông nghiệp trên một lao động thấp, những doanh nghiệp nông nghiệp vốn lâu nay quen dựa vào sự bao cấp của nhà nƣớc, không có khả năng tự vƣơn lên trong cạnh tranh; lực lƣợng lao động trong các doanh nghiệp này có thể mất việc làm dân cƣ trong nông nghiệp và nông thôn, đặc biệt là những vùng khó khăn có thể bị những tác động tiêu cực do phải mở cửa thị trƣờng, khoảng cách giàu nghèo sẽ bị nới rộng thêm nữa, ảnh hƣởng tiêu cực đến định hƣớng phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc. Nhƣng bất chấp những khó khăn, nông nghiệp lại đang ngày càng chứng tỏ đƣợc năng lực cạnh tranh vững vàng của mình trên thị trƣờng thế giới. Tăng trƣởng xuất khẩu nông nghiệp ổn định hai con số suốt giai đoạn 1995-2012, cơ cấu sản phẩm ngày càng đƣợc nâng cấp theo chuỗi giá trị ngày càng cao hơn. 155
  7. TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Hình 5: Tăng trưởng xuất khẩu nông lâm thủy sản Việt Nam Nguồn: Tổng cục thống kê ASEAN luôn là thị trƣờng xuất khẩu quan trọng của Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu liên tục tăng trong những năm vừa qua. Xuất khẩu của Việt Nam sang khu vực ASEAN năm 2000 mới đạt 2,6 tỷ USD thì năm 2005 đạt trên 5,7 tỷ USD, năm 2010 đạt 10,4 tỷ USD, năm 2013 đạt 19,5 tỷ USD. Một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang ASEAN nhƣ gạo, dầu thô, sắt thép, điện thoại các loại và linh kiện, máy móc thiết bị dụng cụ và phụ tùng, xăng dầu các loại, máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện. Tuy nhiên, Việt Nam lại đang mất dần thị trƣờng truyền thống này đối với một số loại hàng hoá nhƣ gạo, cà phê; xăng dầu Trong khi nhập khẩu của Việt Nam từ thị trƣờng ASEAN chủ yếu là những mặt hàng thiết yếu, nguyên phụ liệu đầu vào phục vụ sản xuất trong nƣớc nhƣ xăng dầu; nguyên phụ liệu ngành dệt may da giày; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng; chất dẻo nguyên liệu. Về nông nghiệp trong ASEAN, Việt Nam xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính sang các nƣớc ASEAN là gạo, cà phê, hồ tiêu, điều, chè, rau quả, trong đó, lớn nhất là gạo. Kim ngạch dao động từ 500 triệu đến 1,2 tỷ USD tuỳ thuộc rất nhiều vào mặt hàng gạo. Tuy gạo và đƣờng là 2 mặt hàng nhạy cảm cao của nhiều nƣớc, đặc biệt Indonesia và Philippine. Indonessia đề nghị chỉ giảm 50% thuế cho 2 mặt hàng này vào năm 2010. Nhƣng do 2 nƣớc này đều ký các hợp đồng cấp Chính phủ về nhập khẩu gạo, nên hầu nhƣ đề nghị trên không làm ảnh hƣởng đến thƣơng mại. Trong khi đó, Việt Nam nhập khẩu các mặt hàng chính từ các nƣớc ASEAN nhƣ dầu thực vật thô, gỗ nguyên liệu, đƣờng ăn, trái cây, nguyên liệu thức ăn chăn nuôi. Đối với dầu thực vật thô, gỗ nguyên liệu và nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, do Việt Nam đã áp dụng mức thuế thấp (0%) nên tác động của AFTA đối với các ngành hàng này hầu nhƣ không nhiều. Riêng ngành công nghiệp đƣờng sẽ gặp khó khăn lớn trong AEC vì Thái Lan là nƣớc xuất khẩu đƣờng lớn thứ 3 thế giới, có giá thành sản xuất thấp hơn Việt Nam rất nhiều. Hiện nay, mỗi năm Việt Nam cần nhập khẩu từ 150 - 200 ngàn tấn đƣờng. Quan trọng hơn, ngành đƣờng tới đây sẽ phải có những tính toán mang tính chiến lƣợc hơn, liệu rằng nên dồn nguồn lực cho những ngành hàng hiệu quả hơn hay tiếp tục đầu tƣ để nâng cao năng lực cạnh tranh. Theo kết quả nghiên cứu của Viện Chính sách và chiến lƣợc phát triển NNNT - Bộ Nông nghiệp và PTNT lợi thế sản xuất và khả năng cạnh tranh của mỗi loại nông sản Việt Nam có mức độ rất khác nhau. Nhóm các mặt hàng có lợi thế sản xuất, có khả năng cạnh tranh và có cơ hội mở rộng thị trƣờng khi hội nhập gồm các sản phẩm nhƣ lúa gạo, cà phê, cao su, hạt điều, hồ tiêu, lâm sản, và thủy sản. Nhóm các ngành hàng vừa có cơ hội mở rộng thị trƣờng vừa phải đối mặt với nhiều thách thức gồm hai ngành rau 156
  8. HỘI THẢO KHOA HỌC - QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH (COMB-2015) quả và sản xuất muối. Nhóm ít có lợi thế sản xuất, khả năng cạnh tranh yếu và có khả năng bị tác động mạnh khi hội nhập gồm các ngành hàng chăn nuôi, mía đƣờng, thức ăn chăn nuôi, và sữa. Nông nghiệp Việt Nam tuy có nhiều lợi thế nhƣng chi phí sản xuất còn cao hơn nhiều so với các nền nông nghiệp tiên tiến. Nguyên do chính là do công nghiệp hỗ trợ ngành nông nghiệp Việt Nam còn yếu, phần lớn nguyên vật liệu phục vụ sản xuất đều phụ thuộc lớn vào thị trƣờng thế giới trong đó có thị trƣờng các nƣớc ASEAN. Hình 6: Kim ngạch nhập khẩu phân bón và thuốc bảo vệ thực vật của Việt Nam Nguồn: Tổng cục thống kê 3.3. Tác động của AEC đến ngành nông nghiệp Việt Nam Với những phân tích ở trên thì rõ ràng có thể thấy tác động của AEC đến ngành nông nghiệp là rất mạnh mẽ qua những ảnh hƣởng trực tiếp và dây chuyển: - Gia tăng cơ hội tham gia vào chuỗi cung ứng nông sản thế giới. Nhƣ đã phân tích ở trên, các mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam sang ASEAN hoặc là đang đƣợc hƣởng thuế suất thấp hoặc cơ chế thƣơng mại khác nên tác động của AEC lên gia tăng kim ngạch xuất khẩu trực tiếp sang ASEAN nhờ cắt giảm sẽ không quá nhiều. Nhƣng với việc mở rộng thị trƣờng nội địa gấp nhiều lần, nông sản Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội tiếp cận khách hàng với nhiều phân khúc hơn, sự phụ thuộc vào thị trƣờng Trung Quốc của nhiều mặt hàng vì vậy cũng sẽ đƣợc giảm đi. Quan trọng hơn, thông qua các thị trƣờng trung gian nhất là trung tâm trung chuyển hàng hóa nhƣ Singapore thì rõ ràng nông sản Việt Nam sẽ có cơ hội mở rộng thị trƣờng ra ngoài ASEAN, tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng nông sản toàn cầu. - Thúc đẩy cải cách thể chế, môi trường kinh doanh trong nước. Đây có lẽ là tác động đƣợc các doanh nghiệp, ngƣời sản xuất thực sự mong đợi trên cơ sở hệ thống chính sách sẽ đƣợc điều chỉnh phù hợp với thông lệ quốc tế tạo ra môi trƣờng kinh doanh bình đẳng, cạnh tranh nhất là đối với các doanh nghiệp tham gia đầu tƣ vào ngành nông nghiệp. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng sẽ phải tự đổi mới nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong bối cảnh mới. - Những cam kết trong AEC sẽ giúp đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Ngành nông nghiệp đang có rất nhiều vấn đề cần giải quyết nhƣ quy mô sản xuất của hộ nông dân nhỏ, kết cấu hạ tầng yếu kém, trình độ áp dụng các tiến bộ kỹ thuật thấp, chuỗi liên kết, chuỗi cung ứng nông nghiệp chƣa thể hình thành, chất lƣợng nguồn nhân lực thấp và dƣới áp lực do AEC tạo ra, quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp sẽ phải diễn ra nhanh hơn, quyết liệt hơn. - Thu hút đầu tư vào ngành nông nghiệp. Trong giai đoạn mà ngành nông nghiệp đang chịu sự thờ ơ đối với quyết định đầu tƣ của doanh nghiệp thì đứng trƣớc những cơ hội mới từ AEC ngành nông nghiệp sẽ đón những dòng đầu tƣ mới đặc biệt là đầu tƣ vào nông nghiệp công nghệ cao, công nghiệp hỗ 157
  9. TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG trợ ngành nông nghiệp, là những mảng đầu tƣ mà doanh nghiệp Việt Nam chƣa đảm đƣơng đƣợc. Các tác động lan tỏa từ gia tăng đầu tƣ vào nông nghiệp sẽ thực sự to lớn đối với kinh tế Việt Nam khi gánh nặng của ngành nông nghiệp nội địa đƣợc san sẻ. - Gia tăng áp lực cạnh tranh trên thị trường nội địa. Năng lực sản xuất của ngành nông nghiệp Việt Nam là vô cùng lớn nhƣng giá thành của nhiều sản phẩm còn cao do công nghiệp hỗ trợ ngành nông nghiệp yếu, năng suất lao động thấp. Trong khi thị trƣờng nông sản nội địa sẽ có sự cạnh tranh quyết liệt hơn rất nhiều ở tất cả các ngành hàng, phân khúc. Các sản phẩm của ngƣời nông, các doanh nghiệp nông nghiệp sẽ gặp khó khăn thực sự nếu năng lực cạnh tranh không đƣợc cải thiện. - Tác động mạnh mẽ của các “rào cản kĩ thuật” đối với các doanh nghiệp, người nông dân. Vấn đề thuế quan liên quan đến ngành nông nghiệp coi nhƣ đƣợc giải quyết và mặc dù các biện pháp phi thuế quan cũng đƣợc gỡ bỏ nhƣng các biện pháp liên quan đến mục tiêu nâng cao năng lực cạnh tranh cho ngành nông nghiệp ASEAN trong AEC thông qua các quy định kĩ thuật sẽ tác động mạnh mẽ đến các doanh nghiệp và nông dân. Các quy định kĩ thuật này trƣớc hết làm gia tăng chi phí sản xuất của ngƣời sản xuất, giảm năng lực cạnh tranh. Việc thâm nhập thị trƣờng ASEAN sẽ trở nên khó khăn đối với những doanh nghiệp, nông hộ không có khả năng áp dụng những quy trình sản xuất, quản lý chất lƣợng theo quy định của AEC. Ngoài ra, rất có thể các quốc gia sẽ sử dụng những quy định này để làm hàng rào kĩ thuật đối với các sản phẩm nông nghiệp nhập khẩu từ Việt Nam. - Tác động đến thu nhập, việc làm, phân hóa giàu nghèo ở khu vực nông thôn sẽ phức tạp hơn. Một nội dung quan trọng của AEC là di chuyển nguồn vốn và lao động có kĩ năng trong khi đầu tƣ cho nông nghiệp ở Việt Nam có xu hƣớng chậm lại, doanh nghiệp nông nghiệp và ngƣời nông dân phải tự xoay sở trong điều kiện giới hạn nguồn lực. Khi hội nhập vào AEC họ rất có thể sẽ bị các doanh nghiệp nƣớc ngoài với nguồn lực vƣợt trội lấn át, loại ra khỏi cuộc chơi. Thu nhập, việc làm và khoảng cách giàu nghèo có thể sẽ đi theo chiều hƣớng tiêu cực, tác động không tốt đối với tăng trƣởng và phát triển kinh tế - xã hội. 4. Các khuyến nghị chính sách cho ngành nông nghiệp Việt Nam hội nhập trong AEC - Định vị lại vị trí của ngành nông nghiệp trong mô hình tăng trưởng mới theo hướng nâng cao vị thế và có sự đầu tư xứng đáng. Trƣớc những áp lực mới trong bối cảnh biến đổi khí hậu, an ninh lƣơng thực và hội nhập quốc tế, ngành nông nghiệp đang nhận đƣợc luồng đầu tƣ mới của các doanh nghiệp, quốc gia trên thế giới trong khi ở Việt Nam các doanh nghiệp lại đi ngƣợc lại xu hƣớng này. Đặc biệt với Việt Nam, nông nghiệp luôn có vai trò cực kỳ quan trọng về mặt xã hội, kinh tế. Do vậy, việc xác định lại vị thế ngành nông nghiệp trong mô hình tăng trƣởng sẽ giúp giải quyết các bài toán kinh tế, xã hội hóc búa hiện nay trong khi làm cho ngành này phát huy hết tiềm năng trong hội nhập quốc tế. - Tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Phát triển nông nghiệp cần phải đảm bảo hài hòa lợi ích trên 4 khía cạnh gồm kinh tế, môi trƣờng, xã hội và thể chế lấy ngƣời nông dân, ngƣời dân nông thôn làm trung tâm của sự phát triển. Công nghiệp hỗ trợ ngành nông nghiệp trong nƣớc phải đƣợc quan tâm đầu tƣ nhằm tạo nền tảng vững chắc gia tăng giá trị gia tăng, chất lƣợng sản phẩm nông nghiệp. - Hỗ trợ doanh nghiệp, người nông dân nâng cao năng lực hội nhập trong AEC. Doanh nghiệp nông nghiệp và đặc biệt là ngƣời nông dân cần đƣợc hỗ trợ rất nhiều về nguồn lực nhằm gia tăng năng lực cạnh tranh trong điều kiện hội nhập để có thể đáp ứng các cam kết trong AEC. Các quốc gia khác trong ASEAN nhƣ Thái Lan, Indonesia dành rất nhiều nguồn lực để trợ cấp cho nông nghiệp, nông dân trong khi ở Việt Nam ngƣời nông dân gần nhƣ không nhận đƣợc sự trợ cấp nào từ chính phủ. Các doanh nghiệp nông nghiệp cũng không nhận đƣợc chính sách hỗ trợ đặc biệt nào do vậy số lƣợng các doanh nghiệp đầu 158
  10. HỘI THẢO KHOA HỌC - QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH (COMB-2015) tƣ vào nông nghiệp đã ít nay sẽ ngày càng khó khăn do năng lực về vốn, công nghệ, nhân lực khó cạnh tranh với các doanh nghiệp nƣớc ngoài. Các chính sách hỗ trợ Chính phủ cần đặc biệt quan tâm nhƣ chính sách tín dụng, thuê đất nông nghiệp, đầu tƣ nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ trong nông nghiệp. Kiến thức, thông tin về AEC nói riêng và hội nhập kinh tế quốc tế nói chung cần đƣợc phổ biến cho doanh nghiệp, ngƣời nông dân kịp thời, sát với thực tế hơn nữa, tránh những chi phí không đáng có do thiếu thông tin. - Các doanh nghiệp nông nghiệp phải nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua liên kết trong chuỗi cung ứng nông nghiệp. Mục tiêu cuối cùng của AEC hay bất kỳ cơ chế hợp tác hội nhập kinh tế quốc tế vẫn là giúp cho quốc gia, doanh nghiệp, ngƣời sản xuất gia tăng việc bán hàng hóa dịch vụ. Mà muốn vậy, chất lƣợng sản phẩm phải tốt, giá bán phải rẻ. Đối với các doanh nghiệp nông nghiệp với đặc thù là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, năng lực cạnh tranh bị giới hạn trong khi cam kết hàng đầu trong AEC là cắt bỏ các biện pháp bảo hộ, gia tăng các quy định liên quan đến chất lƣợng sản phẩm nên doanh nghiệp sẽ phải đầu tƣ mạnh mẽ hơn vào công nghệ, hạ giá thành sản phẩm. Một vài doanh nghiệp đơn lẻ sẽ khó thực hiện đƣợc mà lúc này đòi hỏi các doanh nghiệp phải tự liên kết với nhau thành chuỗi cung ứng nông nghiệp chặt chẽ, chuyên môn hóa cao hơn. - Người nông dân cần thay đổi thói quen sản xuất truyền thống theo hướng sản xuất hàng hóa. Trong AEC, ngƣời nông dân sẽ buộc phải đẩy mạnh sản xuất theo quy mô lớn, ứng dụng mạnh mẽ khoa học công nghệ nhất là áp dụng các mô hình sản xuất tiên tiến theo chuẩn Vietgap, GlobalGap trong nông nghiệp để sản phẩm làm ra đáp ứng đƣợc các cam kết khắt khe trong hội nhập. 5. Kết luận Hội nhập kinh tế quốc tế nói chung và hội nhập ngành nông nghiệp nói riêng là xu hƣớng tất yếu, không có giải pháp nào khác là phải hội nhập và khi hội nhập sẽ có cơ hội và thách thức. Trong cơ hội sẽ có thách thức và trong thách thức sẽ có cơ hội, vấn đề là làm thế nào để nhận biết mà tận dụng cơ hội và hạn chế thách thức. AEC ra đời sẽ toàn diện hơn WTO trƣớc đó rất nhiều mặc dù phạm vi chi phối chỉ nằm trong ASEAN. Tới đây thị trƣờng nội địa của ngành nông nghiệp là ASEAN chứ không còn là Việt Nam nữa và nhƣ vậy ngƣời dân mà ngành nông nghiệp hƣớng đến là hơn 600 triệu chứ không còn là hơn 90 triệu. Vấn đề tới đây chỉ còn nằm ở cách thức mà các chính sách, doanh nghiệp và ngƣời nông dân tƣơng tác để thu về nhiều nhất lợi ích không chỉ là kinh tế mà toàn diện nhất là phúc lợi cuối cùng. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] ASEAN (2014), ASEAN Economic Community Blueprint, Indonesia. [2] ASEAN (2014), ASEAN Economic Community Chartbook 2014, Indonesia. [3] ASEAN (2014), ASEAN Community in Figures - Special Edition 2014: A Closer Look at Trade Performance and Dependency, and Investment, Indonesia. [4] ASEAN (2014), Thinking globally, Prospering Regionally ASEAN Economic Community 2015, Indonesia. [5] ASEAN (2014), ASEAN International Merchandise Trade Statistics Yearbook 2014, Indonesia. [6] CEG (2005), Tác động tự do hóa thƣơng mại đối với ngành chăn nuôi Việt Nam. [7] Hà Văn Hội (2013), Tham gia Cộng đồng Kinh tế ASEAN và những tác động đến thƣơng mại quốc tế của Việt Nam, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và Kinh doanh, Tập 29, Số 4 (2013) 44-53. [8] ICARD (2005), Khả năng cạnh tranh của 5 mặt hàng nông sản chính của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập AFTA. [9] ISGMARD (2002), Impact of trade liberalization on some agricultural sub-sectors of Vietnam: Rice, 159
  11. TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG coffee, tea and sugar. [10] Jan Korinek and Mark Melatos (2009), Trade Impacts of Selected Regional Trade Agreements in Agriculture, OECD Trade Policy Papers No.87, France. [11] Lin Sun and Michael R. Reed (2010), Impacts of Free Trade Agreements on Agricultural Trade Creation and Trade Diversion, Amer. J.Agr. Econ. 92(5):1351–1363. [12] Lƣu Tiến Dũng và Nguyễn Thị Kim Hiệp (2014), Tác động của các FTA ngoại khối đến Cộng đồng Kinh tế ASEAN, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế ―Bối cảnh quốc tế mới và tác động tới Cộng đồng Kinh tế ASEAN‖, Trƣờng Đại học Kinh tế - Luật và Trƣờng Đại học Kinh tế. [13] Nguyễn Hồng Sơn (2007), Cộng đồng Kinh tế ASEAN: Nội dung, các biện pháp thực hiện và các vấn đề đặt ra, Tạp chí Những vấn đề Kinh tế và Chính trị Thế giới, Số 8 (136), 36-45. [14] Nguyễn Từ (2008), Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với phát triển nông nghiệp Việt Nam, NXB. Chính trị Quốc gia. [15] Normaz Wana Ismail and Collin Wong Koh King (2013), The Effects of ASEAN Free Trade Agreement (AFTA) on Intra ASEAN Trade: 1986-2010, Pertanika J. Soc. Sci. & Hum, 21 (S): 115 – 124. [16] Phạm Anh Tuấn, Nguyễn Đỗ Anh Tuấn (2005), Khả năng cạnh tranh của các mặt hàng nông sản chính của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập AFTA, Quỹ nghiên cứu ICARD- MISPA. [17] Siow Yue Chia (2013), The ASEAN Economic Community: Progress, Challenges, and Prospects, ADBI Working Paper 440, Japan. 160