Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam – Những khuyến nghị và chính sách

pdf 9 trang Gia Huy 3240
Bạn đang xem tài liệu "Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam – Những khuyến nghị và chính sách", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftac_dong_cua_dau_tu_truc_tiep_nuoc_ngoai_fdi_den_tang_truong.pdf

Nội dung text: Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam – Những khuyến nghị và chính sách

  1. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM – NHỮNG KHUYẾN NGHỊ VÀ CHÍNH SÁCH IMPACT OF FOREIGN DIRECT INVESTMENT (FDI) TO ECONOMIC GROWTH OF VIETNAM - RECOMMENDATIONS AND POLICY Lê Trọng Nghĩa, Phan Trung Hiếu, Nguyễn Đức Hiếu, Đỗ Thị Yến Hoa, Phạm Hoàng Anh GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Hùng Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân nghiatrongle95@gmail.com TÓM TẮT Đối với bất kì nền kinh tế nào hiện nay trên thế giới, đặc biệt là những nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đang giữ một vai trò không thể thiếu trong bối cảnh tự do hóa thương mại và hội nhập kinh tế toàn cầu. Đầu tư trực tiếp nước ngoài đóng góp một phần nhất định cho sự tăng trưởng kinh tế như cải thiện nguồn nhân lực, tạo dựng việc làm, đẩy mạnh xuất nhập khẩu, chuyển giao công nghệ, tăng khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp nội địa, Chính vì thế để khẳng định sựtác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam, nhóm nghiên cứu đã quyết định đi sâu nghiên cứu đề tài này. Trong nghiên cứu này, xuất phát từ tình hình thực tiễn ở Việt Nam, nhóm tác giả một lần nữa khẳng định tầm quan trọng của FDI và sự tác động của nó đến sự tăng trưởng kinh tế Việt Nam như thế nào.Mô hình Var sử dụng trong bài nghiên cứu có vai trò trong việc định lượng, đánh giá tác động của nguồn vốn nước ngoài (FDI) tác động đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu 2004-2015. Qua đánh giá, FDI rõ ràng không chỉ tác động đơn lẻ đến biến tăng trưởng kinh tế, mà còn là nhân tố ảnh hưởng (có thể cả tích cực, lẫn tiêu cực) đến các yếu tố thuộc về tăng trưởng kinh tế bao gồm: tổng vốn đầu tư nước ngoài, tổng vốn đầu tư, lực lượng lao động, năng lực xuất khẩu, cung tiền và chất lượng nguồn nhân lực. Từ những đánh giá thực tiễn cũng như kết quả của mô hình, đề xuất một số kiến nghị, giải pháp phù hợp từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn FDI tại Việt Nam Từ khóa: đầu tư trực tiếp nước ngoài, tăng trưởng kinh tế Việt Nam ABSTRACT For any economy in the world does today, especially the developing economies such as Vietnam, foreign direct investment (FDI) is holding an indispensable role in the context of freedom trade and global economic integration. Foreign direct investment to contribute a certain portion of economic growth and improve human resources, create jobs, boost import and export, technology transfer, increase the competitiveness of enterprises inland, therefore to confirm the impact of FDI on economic growth in Vietnam, the research team decided to examine this topic. In this study, derived from the real situation in Vietnam, the authors once again confirms the importance of FDI and its impact on economic growth in Vietnam like. Var model used in the study all had a role in the quantitative assessment of the impact of foreign capital (FDI) impact on economic growth in Vietnam in the study period 2004-2015. Through evaluation, clear FDI not only to turn a single impact economic growth, but also the influencing factors (possibly both positive, and negative) factors of economic growth includes : total foreign investment, the total investment, labor force, export capacity, the money supply and the quality of human resources. From the practical assessment and the results of the model, proposed a number of recommendations, tailored solutions thereby improving the efficiency of FDI in Vietnam Keywords: foreign direct invesment, economic growth of Vietnam 1. Giới thiệu Đối với bất kì nền kinh tế nào hiện nay trên thế giới, đặc biệt là những nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đang giữ một vai trò không thể thiếu trong bối cảnh tự do hóa thương mại và hội nhập kinh tế toàn cầu. Dòng FDI vào Việt Nam đang trở nên ngày càng lớn với minh chứng cho thấy giá trị FDI vào Việt Nam trong giai đoạn 2004-2015 tăng qua từng năm từ 44.2 nghìn tỷ đồng năm 2004, giá trị FDI năm 2015 đã tăng lên 318.1 nghìn tỷ đồng. Không chỉ tác động đến tăng trưởng kinh tế mà FDI còn tác động đến cả các yếu tố thành phần kinh tế như: tổng vốn đầu tư nước ngoài, tổng vốn đầu tư, lực lượng lao động, năng lực xuất khẩu, cung tiền và chất lượng nguồn nhân lực. Với sự tăng lên nhanh chóng của nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 414
  2. Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH toàn quốc lần thứ IV các Trường Đại học khối ngành Kinh tế & QTKD đổ vào nước ta trong giai đoạn từ 44,2 nghìn tỷ đồng năm 2004 lên 74,1 nghìn tỷ đồng năm 2007, đóng góp một phần quan trọng làm tăng tổng GDP cả nước và theo đó giúp Viêt Nam đạt tốc độ tăng trưởng khá cao, duy trì ở mức trên 8% (7,7% năm 2004, năm 2007 là năm mà nước ta có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất trong hơn một thập niên vừa qua với 8.48%).Bên cạnh những tác động tích cực và cơ hội lớn đối với phát triển nền kinh tế, FDI sẽ có những ảnh hưởng không tích cực, thách thức và đây là những vấn đề khó có thể tránh khỏi. Việc gia tăng FDI có thể dẫn đến ô nhiễm môi trường, thâm hụt cán cân thương mại, phát triển mất cân đối vùng miền, chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế không hợp lý, sử dụng tài nguyên không bền vững Đây là những thách thức cơ bản đối với việc sử dụng FDI hiệu quả của Việt Nam.Câu hỏi chính được đặt ra là “Liệu tăng trưởng kinh tế Việt Nam có phải là một trong những nguyên nhân thu hút FDI không?, FDI có ảnh hưởng nhiều đến như vậy đối với phát triển kinh tế của nước ta hay không?” Trên thực tế đã xuất hiện nhiều luồng ý kiến khác nhau về vấn đề này. Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và FDI không chỉ được nhiều học giả trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu, mà còn được các nhà hoạch định chính sách chú ý, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Vì vậy, nhóm nghiên cứu chọn đề tài “Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam – Các khuyến nghị và chính sách” để làm hướng nghiên cứu với kỳ vọng đánh giá được một cách đầy đủ các tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây. 2. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu 2.1. Một số vấn đề cơ bản Luật Đầu tư 2014 của Việt Nam cũng có những định nghĩa như sau: Đầu tư nước ngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền hoặc bất kỳ tài sản nào để tiến hành các hoạt động đầu tư. Đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư do nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư. Đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư do nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư. Simon Kuznets cho rằng: Tăng trưởng là sự gia tăng một cách bền vững của sản lượng bình quân đầu người hay sản lượng trên mỗi lao động. Tăng trưởng kinh tế, theo cách hiểu hiện đại, là sự gia tăng về lượng kết quả đầu ra:tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổng sản lượng quốc gia (GNP) hoặc quy mô sản lượng quốc gia tính bình quân trên đầu người (PCI) trong một thời gian nhất định, thể hiện sự thay đổi về lượng của nền kinh tế. 2.2. Phương pháp nghiên cứu Đề tài được tiến hành sử dụng các số liệu được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau, kết hợp với các phương pháp như: mô hình VAR, phương pháp thu thập số liệu sơ cấp, phương pháp thống kê và phân tích các dữ liệu, 2.3. Một số mô hình đánh giá tác động của FDI tới tăng trưởng kinh tế a) Nghiên cứu của Laura Alfro (2003) sử dụng phương pháp hồi quy với số liệu hỗn hợp để khảo sát mối qua hệ giữa FDI và năng suất lao động ở các ngành khác nhau cho 47 nước trong giai đoạn 1981-1999. Theo tác giả tác động của FDI tới tăng trưởng kinh tế được đánh giá theo mô hình OLS: 표푤푡ℎ = 훽0 + 훽1 log( 푛𝑖푡𝑖 푙 푃푖) + 훽2퐹 푖 + 훽3 표푛푡 표푙푆푖 + 푖 b) Đề tài nghiên cứu về tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2006 do TS Nguyễn Thị Tuệ Anh (trưởng nhóm), ThS Vũ Xuân Nguyệt Hồng, ThS Trần Toàn Thắng, TS Nguyễn Mạnh Hải đồng nghiên cứu. 415
  3. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng Tác giả đã sử dụng mô hình 2SLS với số liệu được sử dụng là bộ số liệu theo chuỗi thời gian từ năm 1988 đến năm 2003 lấy từ nhiều nguồn khác nhau. gt = f (FDIt,Ht,(FDIxH)t,hoinhapktt,Xt) Trong đó: gt là biến phụ thuộc biểu thị cho tăng trưởng kinh tế, đo bằng tốc độ tăng GDP thực tế trên đầu người và là hàm số của một loạt biến độc lập. FDIt là biến thể hiện đầu tư trực tiếp nước ngoài, đo bằng tỷ lệ vốn FDI thực hiện so với GDP. Ht là biến biểu thị cho tài sản vốn con người nhằm đánh giá tác động của vốn con người tới tăng trưởng. (FDIxH)t là biến tương tác kiểm định mối quan hệ giữa FDI với vốn con người cũng như vai trò của vốn con người đối với mức độ đóng góp của FDI tới tăng trưởng. hoinhapktt là biến xem xét ảnh hưởng của việc Việt Nam hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới, bắt đầu bằng việc gia nhập ASEAN 7-1995. Xt là tập hợp các biến độc lập khác có ảnh hưởng tới tăng trưởng. 2.4. Mô hình sử dụng trong nghiên cứu: Mô hình nhóm tác giả sử dụng trong bài nghiên cứu là mô hình Var. Mô hình này được nhà khoa học kinh tế Mỹ Christopher A. Sims đề xuất vào năm 1980. Về bản chất Var là sự kết hợp của 2 phương pháp tự hồi quy đơn chiều (Univariate Autoregression – AR) và hệ phương trình ngẫu nhiên (Simultanous equatinons – Ses). VAR là tổng hợp ưu điểm của hai phương pháp trên đó là: rất dễ ước lượng bằng phương pháp OLS và ước lượng nhiều biến trong cùng một hệ thống. Đồng thời, nó khắc phục được nhược điểm của Ses là không quan tâm đến tính nội sinh của biến kinh tế. Những nghiên cứu trước đây đã sử dụng mô hình Var có thể kể đến như Engle (1983), Granger (1987), H Hansen và S Johansen (1999), GJ Alexander và AM Baptista (2002) Ngô Văn Thứ và Hồ Đắc Nghĩa (2012), Nguyễn Đức Hùng (2013), Nguyễn Hà Thu (2014), Lê Tài Thu và Đinh Thị Thanh Long (2015). Mô hình VAR có dạng như sau: 9 Phương trình: 1푡 = 0 + ( 1 × 1푡−1) + ∑푖=2( 푖 × 푖푡) + 휀푡 Trong đó: Vt= (GDPt, FDIt, Labourt, Capitalt, Exportt, Educationt, Cashflowt); ԑt = sai số; A2 A7 là 6 hệ số ứng với 6 biến còn lại của mỗi mô hình; A0 là hệ số chặn. Nghiên cứu này sử dụng số liệu thứ cấp từ năm 2005 đến 2015, gồm 40 quan sát, được thu thập từ các nguồn : Tổng cục thống kê, Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Quỹ tiền tệ Quốc Tế, Bộ Kế hoạch Đầu tư, Bộ Giáo dục và Đào Tạo. Mô hình phân tích tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đến tăng trưởng kinh tế và các biến số của tăng trưởng kinh tế, được giới thiệu trong bảng 2.1 dưới đây: Bảng 1.1. Giớ i thiêụ giá tri ̣đaị diêṇ cá c nhân tố trong mô hình STT Nhân tố Giá tri đ̣ ại diện Thời gian Ký hiệu Đơn vị Nguồn 1 FDI FDI giải ngân Q1/2004-Q4/2015 FDI Triệu USD SBV 2 Tăng trưởng kinh GDP theo giá so sánh Q1/2004-Q4/2015 GDP Tỷ VND GSO 416
  4. Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH toàn quốc lần thứ IV các Trường Đại học khối ngành Kinh tế & QTKD tế năm 1994 3 Tổng vốn đầu tư Giá trị vốn đầu tư toàn Q1/2004-Q4/2015 CAPITAL Tỷ VND GSO xã hội 4 Xuất khẩu Kim ngạch xuất khẩu Q1/2004-Q4/2015 EX Triệu USD GSO hàng hóa 5 Trình độ lao Số sinh viên Đại học, Q1/2004-Q4/2015 EDU Nghìn sinh GSO động Cao đẳng viên 6 Cung ứng tiền Cung ứng tiền tệ ra thị Q1/2004-Q4/2015 M2 Triệu SBV tệ trường VND 7 Lực lượng lao Số người từ 15 tưởi trở Q1/2004-Q4-2015 LABOR Triệu GSO động lên trong độ tuổi lao người động 2.5. Kết quả mô hình Bảng 1.2. Bảng tóm tắt thống kê các giá trị đại diện GDP FDI CAPITAL EX EDU M2 LABOR Mean 139789.0 1918.396 190.8229 20732.16 1865.129 2380176 49.63721 Median 131555.0 1940.500 197.8500 17737.50 1956.200 1946490 50.44250 Maximum 263244.0 4850.000 457.7000 42475.00 2393.900 5809442 55.00000 Minimum 71080.00 247.0000 58.45000 5520.000 1131.000 404093.0 43.00890 Std. Dev. 44036.88 1053.258 96.89063 11556.42 375.4649 1669309 3.80081 Observations 48 48 48 48 48 48 48 Bảng 1.3. Tác động của FDI đến các biến trong mô hình Period S.E. DGGDP DGCAPITAL GEDU GEX GFDI GLABOR GM2 1 0.413254 8.432887 7.326701 2.487383 1.890151 79.86288 0.000000 0.000000 2 0.451985 9.081093 6.825529 3.124266 3.563828 76.86673 0.001500 0.537059 3 0.468761 9.942848 10.63829 2.916315 3.480545 72.33328 0.153467 0.535259 4 0.482435 9.955542 12.05653 2.785015 3.297197 68.55893 2.744343 0.602441 5 0.493400 10.61197 12.26758 2.698816 3.182862 65.67615 4.961912 0.600706 6 0.501431 11.94698 12.31609 2.674899 3.266703 63.67323 5.538673 0.583425 7 0.505536 12.69774 12.39577 2.765574 3.291489 62.67073 5.596330 0.582372 8 0.507244 12.98403 12.41884 2.907663 3.283254 62.24996 5.566217 0.590036 9 0.508438 13.26832 12.36826 2.958947 3.315126 61.95963 5.540128 0.589592 10 0.510016 13.68550 12.29519 2.950860 3.358802 61.60980 5.509125 0.590725 Số liệu bảng trên cho thấy tác động của FDI tới chính bản thân nó là lớn nhất. Cụ thể là sự tăng giảm giá trị của FDI kỳ này giải thích đến 60-80% sự biến động của FDI kì sau chứng tỏ rằng những yếu tố của chính các nhà đầu tư như tín ngưỡng, tâm lý, điều kiện xã hội hay địa lí cũng như thực trạng 417
  5. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng kinh tế có ảnh hưởng lớn đến lượng vốn FDI chảy vào Việt Nam. Chính sự phụ thuộc của vốn FDI vào những yếu tố này, Chính phủ Việt Nam cần có những chính sách điều tiết để ổn định luồng vốn FDI. Tác động lớn thứ 2 của FDI là đến GDP. Sự thay đổi của đầu tư trực tiếp nước ngoài giải thích được 8-13% sự biến động của GDP, điều này hoàn toàn phù hợp với tính chất thị trường. Theo lý thuyết, FDI tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tếViệt Nam thông qua lợi nhuận nhận được từ những dự án đầu tư lớn của các công ty nước ngoài. Vì mức độ ảnh hưởng của GDP từ FDI là tương đối lớn nên chỉ cần một sự thay đổi trong cơ cấu FDI cũng gây ảnh hưởng đáng kể đến tăng trưởng kinh tế của nước nhận đầu tư. Mô hình cũng cho thấy phản ứng của GDP trước FDI là tăng dần qua 10 thời kì. Đây là minh chứng rõ ràng về vai trò ngày càng được khẳng định của FDI đối với tăng trưởng kinh tế, và cũng là bài học cho các nhà hoạch định chính sách trong việc xây dựng lộ trình thu hút và sử dụng FDI một cách hợp lí, qua đó đem lại hiệu quả kinh tế cho nước chủ nhà. Tổng vốn đầu tư CAPITAL là biến quan trọng trong mô hình.Kết quả trên đây, mỗi sự thay đổi của FDI có thể giải thích khoảng 7-12% sư biến động của tổng vốn tư Việt Nam.Bên cạnh đó các yếu tố khuyến khích đầu tư như môi trường đầu tư, lĩnh vực đầu tư, nguồn vốn là dễ có sự biến động và phụ thuộc vào FDI. Khi dòng vốn FDI vào Việt Nam tăng, môi trường đầu tư sẽ có diễn biến thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư và tương tự với nguồn vốn cũng như lĩnh vực đầu tư. Đối với các biến khác, FDI chi phối khoảng 0.5-3% đến sự biến động của trình độ lao động (EDU), cung ứng tiền tệ (M2) và kim ngạch xuất khẩu (EX). Cuối cùng, ảnh hưởng của FDI đến biến LABOR cũng rất đáng được lưu ý. Như kết quả mô hình, trong 2-3 thơi kì đầu, khi FDI mới vào Việt Nam, thì sự thay đổi của lực lao động là không đáng kể ( dưới 0.1% trong 2 thời kì đầu). Tuy nhiên từ thời kì thứ 3 đến thời kì thứ 10, khi ảnh hưởng của FDI có sự tác động đáng kể và sâu sắc hơn đến nền kinh tế nước nhận đầu tư, thì ảnh hưởng của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến lực lượng lao động đã tăng lên nhanh chóng (từ 0.15% trong thời kì 3 tăng lên tới 5% trong những thời kì cuối ). Điều này một lần nữa giải thích sự quan trọng của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến các nhân tố thuộc về kinh tế của nước nhận đầu tư. Kết luận: FDI tác động tích cực không chỉ đến GDP của Việt Nam, mà còn ảnh hưởng đến các nhân tố khác của nền kinh tế (như chất lượng nguồn nhân lực, cung ứng tiền tệ, xuất khẩu và tổng vốn đầu tư toàn xã hội). Trên đây là kết luận dựa trên kết quả mô hình, dựa trên số liệu thực tế những năm vừa qua thì: Bảng 1.4. Tác động của FDI đến tổng vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2004-2015 Vốn khu vực Nhà nước Vốn KV ngoài NN FDI Vốn toàn Năm Tỷ trọng Tỷ trọng xã hội Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Giá trị (%) (%) 2004 258.7 144.9 56.011 69.6 26.904 44.2 17.09 2005 324 172 53.086 105 32.407 47 14.51 2006 398.9 199.8 50.088 134 33.592 65.1 16.32 2007 461.9 200 43.299 187.8 40.658 74.1 16.04 2008 637.3 184.4 28.935 263 41.268 189.9 29.8 2009 704.2 245 34.791 278 39.477 181.2 25.73 418
  6. Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH toàn quốc lần thứ IV các Trường Đại học khối ngành Kinh tế & QTKD 2010 830.3 316.3 38.095 299.5 36.071 214.5 25.83 2011 877.9 341.6 38.911 309.4 35.243 226.9 25.85 2012 989.3 374.3 37.835 385 38.916 230 23.25 2013 1091.1 440.5 40.372 410.5 37.623 240.1 22.01 2014 1220.7 486.8 39.879 468.5 38.38 265.4 21.74 2015 1367.2 519.5 37.997 529.6 38.736 318.1 23.27 (Nguồn: Tổng cục thống kế, 2016) FDI Việt Nam có dấu hiệu tăng trưởng mạnh từ năm 2007 đến 2008 do hiệu ứng từ sự kiện Việt Nam gia nhập WTO. Nhưng kể từ sau 2008, do chịu tác động từ khủng hoảng kinh tế toàn cầu,tổng vốn đầu tư toàn xã hội có dấu hiệu giảm, và chỉ khởi sắc trở lại ở giai đoạn 2014-2015. Bảng 1.5. Giá trị xuất nhập khẩu và tỷ trọng đóng góp vào kim ngạch xuất nhập khẩu của khu vực FDI giai đoạn từ 2004-2015 Đơn vị:tỷ đồng Xuất khẩu Nhập khẩu Tỉ trọng XK Tỉ trọng NK Năm Xuất khẩu KV FDI Nhập khẩu KV FDI Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng 2004 26.003 14.267 54.9 31.523 10.970 34.8 2005 32.233 18.517 57.4 36.881 13.687 37.1 2006 39.605 22.865 57.7 44.410 16.417 37 2007 48.387 27.832 57.5 60.830 21.612 35.5 2008 62.662 34.513 55.1 80.692 27.885 34.6 2009 56.584 29.854 52.8 68.830 24.873 36.1 2010 72.211 39.096 54.1 84.823 36.968 43.6 2011 96.257 54.461 56.6 105.774 47.763 45.2 2012 114.631 72.298 63.1 114.347 60.338 52.8 2013 132.079 88.190 66.8 132.025 74.384 56.3 2014 150.042 101.595 67.7 148.058 84.566 57.1 2015 162.439 115.133 70.9 165.609 97.982 59.2 (Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2016) 419
  7. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng Tổng quát, trong giai đoạn 2004-2015, cả xuất nhập khẩu và nhập khẩu của khu vực FDI tại Việt Nam có xu hướng tăng cả về giá trị và tỉ trọng trong đó tổng giá trị. Bên cạnh đó tỷ trọng xuất khẩu luôn cao hơn nhập khẩu cho thấy hoạt động của khu vực FDI luôn trong tình trạng xuất siêu, qua đó đóng góp một phần tích cực đáng kể làm cải thiện cán cân xuất nhập khẩu của cả nước. Qua phân tích số liệu thực tế thu thập được, nhóm tác giả nhận thấy thời kì đầu, dòng vốn FDI chưa có tác động tích cực đến lực lượng lao động trong nước, mà thay vào đó là những tác động tiêu cực được thể hiện thông qua lực lượng lao động có xu hướng giảm, tiền lương trung bình không tăng. Sự ảnh hưởng tiêu cực này có thể được giải thích, khi mới gia nhập vào thị trường mới như Việt Nam, các nhà đầu tư nước ngoài còn khá dè dặt trong việc tuyển nhân công trong nước, trong khi đó, nhiều diện tích đất nông nghiệp, thương nghiệp bị giải tỏa phục vụ cho các dự án có vốn đầu tư nước ngoài, dẫn đến một lượng lớn nhân công ở khu vực nông nghiệp bị thất nghiệp. Bên cạnh đó, các chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài của Chính phủ ở thời kì nãy cũng gián tiếp gây ra những tác động tiêu cực của FDI lên lực lượng lao động . Thông qua bảng các số liệu về các lĩnh vực các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam, dễ dàng nhận ra, đa số các doanh nghiệp chỉ mang những công nghệ đã xuất hiện và ứng dụng nhiều năm ở các nước phát triển mà không ứng dụng những công nghệ, kĩ thuật cao, tiên tiến mới được áp dụng. Hiện nay đa số nguồn vốn FDI tập trung cho các ngành gia công, 70% các doanh nghiệp FDI đang hoạt động ở Việt Nam đầu tư vào các lĩnh vực có giá trị gia tăng thấp, chỉ chưa đên 15% các đầu tư nước ngoài đầu tư vào các lĩnh vực có tỷ lệ giá trị gia tăng cao, hàm lượng chất xám, công nghệ cao lơn như công nghệ thông tin, điện tử viễn thông, bảo hiểm, phần mềm Theo dự báo trong tương lai gần, cụ thể giai đoạn 2016-2020, tỷ lệ vốn đầu tư FDI vào các lĩnh vực công nghệ cao vẫn chưa có sự đột phá, chỉ chiếm từ 15-20% tổng nguồn vốn trực tiếp nước ngoài đầu tư mới vào Việt Nam. Ví dụ điển hình là các doanh nghiệp Trung Quốc, khi sang đầu tư ở Việt Nam, các nhà đầu tư này thường mang cả nhân công lao động, và các công nghệ lỗi thời ở đất nước họ sang đầu tư, vừa giải quyết tình trạng dư thừa lao động ở Trung Quốc vừa xử lí được những công nghệ lỗi thời sang nước thứ ba. Kết quả mô hình cho thấy FDI có tác động tích cực đến lượng tiền cung ứng Việt Nam. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), một nhân tố đại diện cho tài chính quốc tế góp phần làm tăng trưởng kinh tế Việt Nam, tạo công ăn việc làm cho nhân dân nhiều địa phương, giải quyết thất nghiệp; những tác động đó làm cho lượng tiền cung ứng Việt Nam Đồng lưu thông trên thị trường tăng lên qua các năm. Tuy nhiên, lượng tiền cung ứng tăng qua các năm vẫn phần nhiều do lạm phát ; dù cho Ngân Hàng Nhà nước đã có rất nhiều chính sách để ổn định lạm phát, giải quyết nợ xấu , Hơn nữa, thực tế cũng cho thấy vấn đề chuyển giá- trốn thuế của FDI ảnh hưởng không nhỏ tới thị trường tài chính Việt Nam. Các doanh nghiệp FDI taị Viêṭ Nam không ngại biến hóa các con số, kết quả kinh doanh, chuyển giá để trốn thuế. Theo kết quả điều tra doanh nghiệp của Tổng cục Thống kê 2010, trên 50% doanh nghiệp FDI tại Việt Nam báo lỗ, nhiều doanh nghiệp báo lỗ liên tục, nhưng vẫn không ngừng mở rộng sản xuất. Thực trạng này không chỉ làm thất thu một khoản thuế lớn cho Nhà nước, mà còn tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh, tạo áp lực nhiều hơn cho các DN trong nước. Đầu tư trực tiếp nước ngoài tác động tích cực đến các biến số của tăng trưởng kinh tế, qua đó góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cụ thể: Kết quả mô hình cho thấy, FDI có đóng góp quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế của Việt Nam thông qua chỉ số GDP. Nhìn vào biểu đồ trên đây, chúng ta nhận thấy đóng góp của FDI vào GDP của Việt Nam trong giai đoạn 2007-2015 có xu hướng tăng. Nguồn FDI có những đóp góp đáng kể vào tổng giá trị sản phẩm quốc nội nước ta và trực tiếp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. 420
  8. Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH toàn quốc lần thứ IV các Trường Đại học khối ngành Kinh tế & QTKD Bảng 1.6. Đóng góp của các khu vực kinh tế vào GDP Việt Nam 2007-2015 Đóng góp từ vốn đầu tư toàn xã Đóng góp của khuvực Tỷ trọng đóng góp khuvực Năm hội vào GDP Việt Nam FDI vào GDP (tỷ VNĐ) FDI vào GDP(%) (tỷ VNĐ) 2007 74.1 6.5 461.9 2008 189.9 12.8 637.3 2009 181.2 11 704.2 2010 214.5 10.8 830.3 2011 226.9 8.9 877.9 2012 230 7.8 989.3 2013 240.1 6.9 1091.1 2014 265.4 6.7 1220.7 2015 318.1 7.6 1367.2 3. Khuyến nghị chính sách - Cải thiện môi trường pháp luật và thủ tục hành chính. - Giải pháp nâng cao tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế. - Phát huy ảnh hưởng của FDI đến hoạt động xuất khẩu. - Nâng cao tác động của FDI đến lực lượng lao động và chất lượng nguồn nhân lực. - Giải pháp tăng cường cạnh tranh thu hút FDI -Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội. - Đa dạng hoá hình thức FDI. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nguyễn Thị Tuệ Anh (2006), tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới tăng trưởng kinh tế Việt Nam. [2] Nguyễn Thị Liên Hoa (2002), xây dựng một lộ trình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam, tạp chí phát triển kinh tế , tháng 9-2002. [3] Laura Alfaro, Areendam Chanda, Sebnem Kalemli-Ozcan, and Selin Sayek (2003), “FDI Spillovers, Financial Markets, and Economic Development”. [4] Kokko,A.(1994),”Technology, Markt Characteeereistics, and Spillovers”, Journal of Development Economics, Vol.43, pp.459-68. [5] Kumar N. & Pradhan J.P(2002), Foreign Direct Investment, Externalities and Economic Growth in Developing countries: Some Empirical Exploration and Implications for WTO negotiation on Investment, Research and Information System for Developing Countries, New Delhi,India. [6] Mencinger J.(2003), Does foreign Direct Investment always enhance Economic Growth?, EIPF and University of Ljubljana,Slovenia. [7] [8] 421
  9. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng [9] ved=0ahUKEwj9hpny4PTNAhWFchQKHS36ChMQFghOMAg&url=http%3A%2F%2Fkdqt.hvn h.edu.vn%2Fupload%2F10194%2F20150417%2FA.Sai_lech_ty_gia.Dinh_Thi_Thanh_Long.doc &usg=AFQjCNEu-Ri72kxcOOY4gfc5BUFsxfiCAQ&sig2=dWvcFJ86eT6j8ZRaWPHcxA [10] [11] n_in_Cointegrated_VAR-Models/links/00b4952ce70ed8cf63000000.pdf 422