Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài với ngành công nghiệp Thái Nguyên

pdf 16 trang Gia Huy 2490
Bạn đang xem tài liệu "Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài với ngành công nghiệp Thái Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftac_dong_cua_dau_tu_truc_tiep_nuoc_ngoai_voi_nganh_cong_nghi.pdf

Nội dung text: Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài với ngành công nghiệp Thái Nguyên

  1. TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VỚI NGÀNH CÔNG NGHIỆP THÁI NGUYÊN IMPACT OF FOREIGN DIRECT INVESTMENT INDUSTRY WITH THAI NGUYEN ThS.NCS Nguyễn Thị Hằng - TS Nguyễn Văn Huân Trường đại học Công nghệ Thông tin & Truyền thông – Đại học Thái Nguyên Tóm tắt Tăng trưởng kinh tế là mục tiêu quan trọng trong chiến lược phát triển của các quốc gia, trong đó có Việt Nam. Tăng trưởng kinh tế muốn đạt được mục tiêu, cần có sự hỗ trợ rất lớn của các nguồn lực đầu vào, trong đó có yếu tố vốn. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) được coi là nguồn lực có vai trò quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế, góp phần vào việc phát triển nền kinh tế quốc dân nói chung và nền kinh tế của các địa phương nói riêng. Khi nguồn vốn FDI kết hợp với nguồn vốn của các thành phần kinh tế trong nước sẽ tạo động lực quan trọng, thúc đẩy thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, gắn với cải cách thể chế kinh tế và tái cơ cấu nền kinh tế. Nội dung của bài báo bao gồm phân tích thực trạng và đánh giá tác động của việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI đối với phát triển ngành công nghiệp, trong đó lấy ví dụ điển hình là tỉnh Thái Nguyên. Bài báo đi sâu vào việc phân tích mối tương quan của nhân tố vốn với phát triển công nghiệp bằng phương pháp hồi quy tuyến tính. Trên cơ sở đó,bài báo đề xuất một số giải pháp để khai thác hiệu ứng tích cực từ thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển công nghiệp nói chung và công nghiệp của tỉnh Thái Nguyên theo hướng hiện đại, chất lượng và bền vững. Từ khóa: Phát triển công nghiệp, công nghiệp, đầu tư, đầu tư trực tiếp nước ngoài, công nghiệp Thái Nguyên. Abstract Economic growth is an important goal in the development strategies of nations, including Vietnam. To achieve the objectives in economic growth, the support of the huge input resources, including capital is needed. Capital of foreign direct investment (FDI) is considered as an important resource for economic growth, it contributes to the development of the national economy in general and the economy of the localities in particular. When combining FDI capital with the capital of domestic economic sectors, it will create important motivation accelerating the implementation of industrialization and modernization in accordance with economic institutional reforms and economic restructuring. The contents of the article include analyzing the situation and assessing the impact of attracting foreign direct investment (FDI) on industrial development, in which Thai Nguyen province is a typical example. The article deeply analyzes the correlation of capital with industrial development by using linear regression method. On this basis, the paper proposes some solutions to take advantage of the positive effects from the attraction of foreign direct investment in industrial development in general and Thai Nguyen province’s industry towards modernization and quality and sustainability. 839
  2. Keywords: Industrial development, industry, investment, foreign direct investment, Thai Nguyen Industry. 1. Giới thiệu Việt Nam là quốc gia có nền kinh tế phát triển còn khiêm tốn, chất lượng tăng trưởng thấp, trình độ khoa học, công nghệ lạc hậu. Trong chiến lược phát triển kinh tế của quốc gia, Việt Nam phấn đấu đến năm 2020 cơ bản trở thành nước công nghiệp. Vì vậy, vốn đầu tư sẽ trở thành đòn bẩy quan trọng. Khi nguồn vốn FDI kết hợp với quá trình chuyển giao công nghệ sẽ tạo ra cơ hội tốt để thúc đẩy kinh tế phát triển, thu hẹp khoảng cách với các nước phát triển, giúp đất nước đạt được mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Thực tiễn cho thấy, sự phát triển các ngành kinh tế không thể tách rời các nguồn lực đầu vào. Trong đó, vốn đầu tư là một nguồn lực quan trọng, góp phần duy trì và thúc đẩy sự phát triển kinh tế nói chung, ngành công nghiệp nói riêng. Việt Nam nói chung, Thái Nguyên nói riêng có nhiều lợi thế về tài nguyên để phát triển một nền kinh tế đa dạng, đặc biệt là công nghiệp. Trong cơ cấu kinh tế chung của Thái Nguyên, công nghiệp là ngành có vai trò quan trọng, chiếm tỷ trọng lớn trongcơ cấu kinh tế của tỉnh.Sự phát triển của ngành công nghiệp sẽ tạo ra động lực mạnh mẽ để thúc đẩy kinh tế của tỉnh nói chung và góp phần giải quyết các vấn đề xã hội về việc làm nói riêng. Để ngành công nghiệp có động lực phát triển mạnh mẽ, tạo ra sự thay đổi về chất trong việc tiếp thu công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh, hiện đại hóa các lĩnh vực sản xuất nội tại cũng như tạo ra sự chuyển dịch mạnh mẽ trong thay đổi cơ cấu lãnh thổ các ngành công nghiệp, cần phải có yếu tố đòn bẩy. Một trong những yếu tố đó chính là nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài. Vậy thực trạng vốn đầu tư vào phát triển các ngành, các lĩnh vực công nghiệp của tỉnh hiện nay ra sao, các doanh nghiệp công nghiệp đã sử dụng những biện pháp nào để thực hiện nỗ lực tìm kiếm các nhà đầu tư vào thu hút vốn thúc đẩy sản xuất kinh doanh, việc thu hút vốn đầu tư chịu tác động của những nhân tố nào, bài báo này sẽ trình bày kết quả nghiên cứu và trả lời cho câu hỏi đó. 2. Cơ sở lý thuyết về đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với phát triển kinh tế 2.1. Lý thuyết về đầu tư trực tiếp nước ngoài Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment - FDI) thực chất là một loại hình di chuyển vốn quốc tế, trong đó người chủ sở hữ vốn là người trực tiếp quản lý và điều hành hoạt động sử dụng vốn. Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một hoạt động kinh doanh quốc tế dựa trên cơ sở của quá trình dịch chuyển tư bản giữa các quốc gia, trong đó chủ đầu tư tham gia trực tiếp vào quá trình điều hành, quản lý và sử dụng vốn đầu tư (Ajzen, 1991, 88). Theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền hoặc bất kỳ tài sản nào để tiến hành các hoạt động đầu tư. Các nhân tố ảnh hưởng tới việc thu hút FDI có thể được đặc trưng bởi sự kết hợp hài hoà giữa sự ổn định chính trị, kinh tế - xã hội. Nó bao gồm một loạt các yếu tố như 840
  3. tăng trưởng nhanh, sự phát triển của thị trường trong nước, những điều kiện thuận lợi và tiềm năng của các nguồn lực, đặc biệt là nguồn lực tự nhiên và con người, điều kiện hoàn hảo về cơ sở hạ tầng. Bao gồm: Nhóm các yếu tố thuộc về tiền năng các nguồn lực của nền kinh tế và khả năng kết hợp một cách linh hoạt các nguồn lực đó; Những nhân tố thuộc thị trường nhằm vào việc tạo điều kiện cho các hoạt động kinh tế. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật là một trong các nhân tố thuộc loaị này. Đứng trên bình diện của các nhà đầu tư, nhân tố này rất quan trọng bởi đó là chỉ dẫn đại thể về mức độ hấp dẫn của nước chủ nhà. FDI sẽ được đẩy mạnh khi có cơ sở hạ tầng kỹ thuật tốt. Điều này cũng phù hợp với thực tiễn hạ tầng của Thái Nguyên hiện nay. Từ khi khai thông tuyến đường cao tốc quốc lộ 03, hệ thống giao thông đã trở nên thuận lợi, khoảng cách và thời gian đi Hà Nội và các tỉnh lân cận được rút ngắn đã thu hút mạnh FDI vào địa phương này. Đã có nhiều nghiên cứu trong nước và quốc tế đề cập đến vấn đề đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển công nghiệp. Điển hình là Agniezka Chidlow and Stephen Young (2008), với nghiên cứu “Regional Determinants of FDI distribution in Poland”, đã chỉ ra các yếu tố quyết định dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Ba Lan, ở cấp độ khu vực. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các nhân tố tìm kiếm kiến thức, nhân tố tìm kiếm thị trường, nhân tố tích tụ hay sự hình thành cụm ngành, tác động chính đến dòng vốn FDI. Hay tác giả Nguyen Ngoc Anh và Nguyen Thang (2007) trong “Foreign direct investment in Viet Nam: An overview and analysis the determinants of spatital distribution across provinces” đã chứng minh, nhóm yếu tố thị trường, nhóm yếu tố về lao động và cơ sở hạ tầng có tác động đến sự phân bố về mặt không gian của vốn FDI giữa các địa phương. 2.2.Vai trò của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với phát triển kinh tế nói chung, công nghiệp TháiNguyên nói riêng FDI là một trong những nguồn quan trọng để bù đắp sự thiếu hụt về vốn, ngoại tệ của các nước nhận đầu tư, đặc biệt là những nước kem phát triển. Hầu hết các nước kém phát triển đều rơi vào cái vòng luẩn quẩn, đó là: thu nhập thấp, dẫn đến tiết kiệm thấp. Vì vậy, đầu tư thấp và hậu quả lại là thu nhập thấp. Tình trạng luẩn quẩn này chính là nút thắt khó khăn nhất mà các nước này phải vượt qua để hội nhập vào quỹ đạo tăng trưởng kinh tế hiện đại. Nhiều nước lâm vào tình trạng trì trệ của sự nghèo đói bởi lẽ không lựa chọn và tạo ra được điểm đột phá chính xác một mắt xích của vòng luẩn quẩn này. Trở ngại lớn nhất đối với các nước này là vốn đầu tư, tuy nhiên để tạo vốn cho nền kinh tế nếu chỉ trông chờ vào tích luỹ nội bộ thì hậu quả khó tránh khỏi là sự tụt hậu trong sự phát triển chung của thế giới. Do đó FDI là cú huých đột phá cái vòng luẩn quẩn đó. Theo lý thuyết hai lỗ hổng của Cherery và Strout, có hai cản trở chính cho sự tăng trưởng của một quốc gia đó là: (1) Tiết kiệm không đáp ứng đủ cho nhu cầu đầu tư gọi là lỗ hổng tiết kiệm; (2) Thu nhập của hoạt động xuất khẩu không đáp ứng đủ nhu cầu ngoại tệ cho hoạt động nhập khẩu gọi là lỗ hổng thương mại. Hầu hết ở các nước đang phát triển, hai lỗ hổng trên là rất lớn. Vì vậy, FDI là nguồn quan trọng không chỉ bổ xung sự thiếu hụt về vốn nói chung mà cả sự thiếu hụt ngoại tệ nói riêng. 841
  4. FDI sẽ tạo ra hiệu ứng lan tỏa cho bản thân nước chủ nhà bởi nó sẽ mang lại kinh nghiệm quản lý, kỹ năng kinh doanh và trình độ kỹ thuật cho các doanh nghiệp nhận đầu tư thông qua các chương trình đào tạo và quá trình vừa học vừa làm. FDI còn thúc đẩy họ trong việc nỗ lực đào tạo ra những kỹ sư, nhà quản lý có trình độ chuyên môn để tham gia vào các công ty liên doanh với nước ngoài. Nguồn vốn đầu tư nước ngoài còn góp phần tạo dựng môi trường cạnh tranh giữa các thành phần kinh tế, tạo động lực cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế. Đứng về lâu dài, đây là lợi ích căn bản nhất đối với nước nhận đầu tư, FDI có thể thúc đẩy sự đổi mới kỹ thuật, trong các nước nhận đầu tư như là góp phần tăng năng suất của các yếu tố sản xuất, thay đổi cấu thành sản phẩm thúc đẩy sự phát triển của các nghề mới đặc biệt là những nghề đòi hỏi hàm lượng công nghệ cao. Vì thế, nó có tác dụng đối với quá trình công nghệ hoá - hiện đại hoá, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng trưởng nhanh ở các nước nhận đầu tư. FDI mang lại kinh nghiệm quản lý, kỹ năng kinh doanh và trình độ kỹ thuật cho các đối tác trong nước nhận đầu tư thông qua các chương trình đào tạo và quá trình vừa học vừa làm. FDI còn thúc đẩy các nước nhận đầu tư phải cố gắng đào tạo ra những kỹ sư, nhà quản lý có trình độ chuyên môn để tham gia vào các công ty liên doanh với nước ngoài. Ngoài ra, nguồn vốn FDI còn tạo ra một tác động kép trong việc vừa tạo thêm công ăn việc làm cũng có nghĩa là tăng thêm thu nhập cho người lao động, từ đó tạo điều kiện tăng tích luỹ trong nước. Nguồn vốn FDI cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra giá trị gia tăng cho ngành công nghiệp, thúc đẩy xuất khẩu, đóng góp vào cơ cấu GDP cũng như góp phần thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghiệp hỗ trợ. Thông qua FDI các nước nhận đầu tư có thể tiếp cận với thị trường thế giới. Các nước đang phát triển nếu có khả năng sản xuất ở mức chi phí có thể cạnh tranh được thì lại rất khó khăn trong việc thâm nhập vào thị trường nước ngoài. Trong khi đó, thông qua FDI các nước này có thể thâm nhập vào thị trường thế giới. Bởi vì hầu hết các hoạt động FDI đều do các công ty đa quốc gia thực hiện, mà các công ty này lại có lợi thế trong việc tiếp cận với khách hàng bằng những hợp đồng dài hạn dựa trên cơ sở những thanh thế và uy tín của họ về chất lượng và kiểu dáng của các sản phẩm, việc giữ đúng thời hạn Với những vai trò của FDI ở trên, một lẫn nữa khẳng định FDI là yếu tố cần thiết cho sự phát triển của mỗi quốc gia và được coi là nguồn lực quốc tế cần được khai thác để từng bước hội nhập vào cộng đồng quốc tế, góp phần giải quyết về vốn. Một cách tiếp cận thông minh để bước nhanh trên con đường phát triển. Đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp trong xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế như hiện nay, vốn đầu tư có thể huy động từ các tổ chức trong hoặc ngoài nước. Đây thực sự là yếu tố đòn bẩy quan trọng, giúp tạo ra và duy trì năng lực sản xuất kinh doanh (Ajzen, 1991, 88). Khi doanh nghiệp mới hình thành, vốn đầu tư sẽ giúp doanh nghiệp thực hiện các hoạt động xây dựng nhà xưởng, mua sắm thiết bị và các yếu tố đầu vào khác phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh. Ngoài ra, có thể sử dụng nguồn vốn này để các doanh nghiệp chi trả các khoản lương cho người lao động trong kỳ sản xuất đầu tiên. Còn đối 842
  5. với các doanh nghiệp công nghiệp đã đi vào hoạt động, vốn sẽ tạo ra động lực để doanh nghiệp cải tiến và nâng cao năng lực, mở rộng quy mô sản xuất, đổi mới công nghệ, sửa chữa và nâng cáp các phương tiện, kỹ thuật hiện có phục vụ cho sản xuất kinh doanh (Altomonte, 2000, 68). Vốn đầu tư, đặc biệt là vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng mạnh trong những năm gần đây tạo điều kiện cho nền kinh tế của Thái Nguyên phát triển nhanh hơn, nhiều khu công nghiệp, cụm công nghiệp đi vào hoạt động, thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ, góp phần tạo việc làm cho người lao động, nâng cao giá trị sản xuất công nghiệp và kim ngạch xuất khẩu, góp phần lớn vào nguồn thu ngân sách của tỉnh. Không những thế, dòng vốn FDI đầu tư tăng đột biến tại Thái Nguyên trong vài năm trở lại đây còn kéo theo sự phát triển của ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp phụ trợ, công nghiệp xây dựng, thương mại dịch vụ, nông lâm nghiệp góp phần nâng cao vị thế của tỉnh. Từ đó, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tăng thu ngân sách, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực đầu tư trong nước; đẩy mạnh xuất nhập khẩu, tạo việc làm, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và thay đổi cơ cấu lao động; nâng cao năng lực quản lý kinh tế, quản trị doanh nghiệp, tạo thêm áp lực đối với việc cải thiện môi trường kinh doanh; góp phần quan trọng vào hội nhập kinh tế quốc tế. Nguồn vốn đầu tư nước ngoài góp còn phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung, cơ cấu ngành công nghiệp nói riêng. Qua đó, góp phần nâng cao năng lực sản xuất, tăng tỷ trọng của những ngành quan trọng cho sự tăng trưởng và phát triển của ngành công nghiệp. Việc thu hút vốn vào phát triển kinh tế, đặc biệt là công nghiệp luôn được tỉnh coi trọng và xác định là nguồn lực quan trọng cùng với các nhóm nguồn lực khác làm động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XVII đề ra “ sớm đưa tỉnh Thái Nguyên trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại trước năm 2020”. 3. Thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI vào ngành công nghiệp Thái Nguyên Dòng chảy FDI đổ vào một địa phương nào đó phụ thuộc vào ý định, hành vi lựa chọn địa điểm của nhà đầu tư. Khi quyết định, họ sẽ xem xét các yếu tố bên cung, bên cầu và xu hướng quốc tế ảnh hưởng đến hiệu suất FDI. Ngoài ra, các việc quyết định đến ý định của nhà đầu tư phụ thuộc vào yếu tố kinh tế (thị trường, lợi nhuận, chi phí); tài nguyên (nguồn nhân lực, tài nguyên, vị trí địa lý); cơ sở hạ tầng (kỹ thuật, kinh tế, xã hội); và cơ chế chính sách. Thái Nguyên là tỉnh có dân số đông, thị trường tiêu thụ rộng lớn, nguồn nhân lực dồi dào,lại là trung tâm của vùng Đông Bắc. Trong những năm qua, tỉnh đã có nhiều ưu đãi để thu hút các nhà đầu tư. Về cải cách thủ tục hành chính, tỉnh Thái Nguyên xác định đây là khâu đột phá, qua đó thu hút đầu tư, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Năm 2015, tỉnh này đã công bố 1.318 thủ tục hành chính cần sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ, gây phiền hà cho dân; thực hiện cơ chế "một cửa", "một cửa liên thông" theo hướng công khai, minh bạch, hiện đại, nhằm phục vụ tốt nhất có thể nhu cầu của doanh nghiệp và người dân. Vì vậy, dòng vốn đầu tư chảy vào Thái Nguyên ngày càng có xu hướng gia tăng nhanh chóng. 843
  6. Các dự án FDI tại Thái Nguyên chủ yếu được đầu tư theo hình thức 100% vốn nước ngoài. Cùng với việc cấp giấy chứng nhận đầu tư cho dự án Tổ hợp công nghệ cao SamSung Thái Nguyên - giai đoạn 2 của nhà đầu tư Công ty TNHH SamSung Electronics Việt Nam Thái Nguyên năm 2014, Thái Nguyên đã vươn lên trở thành tỉnh dẫn đầu thu hút vốn FDI vào Việt Nam với 3,27 tỷ USD. Bảng 1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI vào tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2000 - 2015 Số dự án được cấp Vốn đăng ký (triệu Vốn thực hiện Năm phép USD) (triệu USD) 2000 1 0.2 - 2005 1 6.2 10.58 2010 3 2.9 20.28 2012 5 20.65 8.52 2013 22 3386.75 456.61 2014 23 3163.18 1052.64 2015 25 200.45 3.238.15 Nguồn: Cục thống kê Thái Nguyên, 2016 Từ năm 2000 đến năm 2015, tổng số dự án đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào Thái Nguyên là 70 (dự án), trong đó vốn đăng ký là 6780.33 triệu đô la Mỹ, vốn thực hiện là 1548.63 triệu đô la Mỹ. Trong đó, tăng đột biến là năm 2013, số dự án được cấp phép và vốn đầu tư tăng vượt bậc khi có nguồn vốn đầu tư của tập đoàn Samsung - Hàn Quốc. Vì vậy, Thái Nguyên vươn lên dẫn đầu cả nước về thu hút FDI. Bảng 2. Đối tác chủ yếu đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI vào tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 1993 - 2015 Nước Số dự án được Vốn đăng kí (triệu Vốn thực hiện (triệu cấp phép USD) USD) Hàn Quốc 67 6.694,19 4.751,24 Trung Quốc 19 20,57 11,77 Đài Loan 11 51,33 2,39 Nhật Bản 11 163,14 56,24 Singapo 3 27,16 21,76 Đức 3 8,80 8,40 Canađa 1 147,00 130,00 Thái Lan 1 7,20 - Mỹ 1 3,00 - Malaysia 1 4,10 2,64 Pháp 1 19,50 0,19 Nguồn: Cục thống kê Thái Nguyên, 2016 844
  7. Hiện nay, Thái Nguyên có 11 quốc gia tham gia đầu tư với số vốn từ 3 tỷ USD trở lên, trong đó lớn nhất là Hàn Quốc. Hàn Quốc hiện có 67 dự án trên tổng số 90 dự án đăng ký đầu tư tại Thái Nguyên). Ngoài ra, Thái Nguyên hiện đang đưa ra các chính sách nhằm thu hút nhiều các nhà đầu tư khác từ Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Đức, Singapo Trong đó, các dự án mà tỉnh ưu tiên và các quốc gia cũng đang quan tâm là lĩnh vực sản xuất linh kiện điện tử, công nghiệp hỗ trợ, khai thác và chế biến khoáng sản, Có được kết quả như vậy là do Thái Nguyên đã rất nỗ lực trong công tác quy hoạch. Hiện nay, các quy hoạch lớn của tỉnh cơ bản đã hoàn thành.Ngoài ra, tỉnh còn nỗ lực trong cải cách hành chính, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) cấp tỉnh.Đến cuối năm 2011, PCI tỉnh Thái Nguyên đứng thứ 57/63 tỉnh thành phố, là địa phương có chỉ số PCI không hấp dẫn. Thông qua việc hoàn chỉnh hệ thống đường cao tốc, đặc biệt là đẩy nhanh công tác bồi thường giải phóng mặt bằng và cải cách lề lối làm việc của đội ngũ cán bộ công chức, viên chức, đa dạng hóa các hoạt động xúc tiến đầu tư, vận động đầu tư qua các hoạt động quảng bá, giới thiệu, xây dựng danh mục dự án ưu tiên kêu gọi thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, tổ chức hội thảo thu hút đầu tư trong và ngoài nước, tăng cường và nâng cao chất lượng các hoạt động dịch vụ tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu và phù hợp mong muốn của nhà đầu tư, đã làm cho môi trường đầu tư của Thái Nguyên được cải thiện, hấp dẫn nhà đầu tư. Vì vậy, năm 2014, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Thái Nguyên đã vượt lên vị trí thứ 8 trong bảng xếp hạng toàn quốc. Đây là tín hiệu tốt trong việc thu hút cộng đồng doanh nghiệp và các nhà đầu tư nước ngoài đến với Thái Nguyên, góp phần thúc đẩy đầu tư, nâng tạo động lực để tăng trưởng và phát triển công nghiệp theo hướng hiện đại [6]. Các dự án FDI ở Thái Nguyên đã có tác động mạnh mẽ tới nền kinh tế của tỉnh, nhiều dự án đang đầu tư xây dựng và các dự án lớn đã đi vào sản xuất, tạo ra năng lực sản xuất tăng cao, đặc biệt là nhóm sản xuất sản phẩm điện tử, viễn thông và nhóm chế biến khoáng sản sau khai thác tạo ra khối lượng sản phẩm lớn với giá trị cao, là đòn bẩy kinh tế, tạo đà tăng trưởng đột phá cho sản xuất công nghiệp, phát triển kinh tế - xã hội. Bảng 3. Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI vào tỉnh Thái Nguyên phân theo ngành kinh tế chủ yếu giai đoạn 1993 - 2015 Số dự án được Vốn đăng ký Vốn thực hiện Ngành kinh tế cấp phép (triệu USD) (triệu USD) Công nghiệp chế biến, chế tạo 74 7.007,13 4.815,62 Xây dựng 8 34,87 0,58 Thương mại, lưu trú, ăn uống 6 24,90 10,67 HĐ Kinh doanh bất động sản 2 13,93 1,86 Y tế 0 0,00 0,00 Nông nghiệp 2 3,51 0,00 Nghệ thuật vui chơi giải trí 1 0,38 0,38 Nguồn: Cục thống kê Thái Nguyên, 2016 845
  8. Nhìn vào bảng 3 ta thấy, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đang chảy mạnh vào Việt Nam nói chung và Thái Nguyên nói riêng, đặc biệt từ các quốc gia châu Á và vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo là chủ yếu. Có thể nói, công nghiệp chế biến, chế tạo đang là lĩnh vực hấp dẫn đầu tư trực tiếp nước ngoài nhất của Việt Nam, hiện thu hút trên 70% vốn FDI cả nước. Năm 2013 nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 18 ngành, lĩnh vực của Thái Nguyên, trong đó lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực thu hút được nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài với 494 dự án đầu tư đăng ký mới, trong đó có 54 dự án được cấp phép kinh doanh, tổng số vốn cấp mới và tăng thêm là 16.500 triệu USD, chiếm 77,6% tổng vốn đầu tư đăng ký. Tiêu biểu là dự án Tổ hợp công nghệ cao SamSung Thái Nguyên giai đoạn 2 của Công ty TNHH Sam Sung Electronics Việt Nam Thái Nguyên – Hàn Quốc, tổng vốn đầu tư đăng ký 3 tỷ USD (so với cả nước là 20,23 tỷ USD thu hút vốn FDI – năm 2014) và Dự án khai thác chế biến khoáng sản Núi Pháo do Công ty TNHH Tinh luyện Vonfram Núi Pháo liên doanh với Tập đoàn Công nghệ cao hàng đầu thế giới H.C Starck (Đức) thực hiện. Theo các chuyên gia, đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo tại Việt Nam vừa gặp ít rủi ro, lại tận dụng được lợi thế nhân công, năng lượng giá rẻ, còn các lĩnh vực kinh tế khác, như bất động sản hiện đang gặp nhiều khó khăn, rủi ro lớn. Thực tế, công nghiệp chế biến, chế tạo phát triển mạnh sẽ tạo ra nhu cầu rất lớn về công nghiệp hỗ trợ, là cơ hội để thu hút thêm nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước, thực hiện mục tiêu đưa Thái Nguyên trở thành tỉnh công nghiệp trong tương lai gần. Bảng 4. Đầu tư trực tiếp của nước ngoài được cấp giấy phép phân theo ngành kinh tế (Lũy kế các dự án còn hiệu lực đến ngày 31/12/2015) Vốn đăng ký (Triệu đô Số dự Vốn thực hiện la Mỹ) án còn lũy kế hết năm Tiêu chí hiệu Trong đó: 2015 (Triệu Tổng số lực Vốn điều lệ đô la Mỹ) Tổng số - Total 94 7,084.72 394.86 4,829.10 Phân ngành kinh tế Công nghiệp chế biến, chế 74 7,007.13 371.11 4,815.62 tạo Xây dựng 8 34.87 11.42 0.58 Thương mại, lưu trú, ăn 6 24.90 2.37 10.67 uống Hoạt động Kinh doanh bất 2 13.93 8.63 1.86 động sản Y tế 0 0.00 0.00 0.00 Nông nghiệp 3 3.51 0.96 0.00 Nghệ thuật vui chơi giải trí 1 0.38 0.38 0.38 Nguồn: Cục thống kê Thái Nguyên, 2016 846
  9. Trong số các dự án được cấp phép kinh doanh, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm nhiều dự án nhất (74/94 dự án còn hiệu lực). Vốn đăng ký và vốn thực hiện đều chiếm tỉ trọng cao trong tổng số nguồn vốn từ các dự án: Vốn đăng ký chiếm 98.9% và vốn thực hiện chiếm 99.7% tổng số vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài được cấp giấy phép. Tỉnh Thái Nguyên hiện nay đang tập trung phát triển theo chiều sâu, chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp. Chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo hướng tăng nhanh các nhóm ngành, sản phẩm công nghiệp ứng dụng công nghệ cao có giá trị gia tăng lớn; sản xuất hàng xuất khẩu; gia tăng tỷ trọng công nghiệp ngoài quốc doanh, đặc biệt là đầu tư nước ngoài trong các ngành công nghiệp chủ lực, trong đó có lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo. 4. Tác động vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển công nghiệp Thái Nguyên FDI được coi là nguồn vốn có ý nghĩa rất quan trọng, là đòn bẩy thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng mạnh trong những năm gần đây tạo điều kiện cho nền kinh tế của Thái Nguyên phát triển nhanh hơn, nhiều khu công nghiệp, cụm công nghiệp đi vào hoạt động, thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ, góp phần tạo việc làm cho người lao động, nâng cao giá trị sản xuất công nghiệp và kim ngạch xuất khẩu, góp phần lớn vào nguồn thu ngân sách của tỉnh. Không những thế, dòng vốn FDI đầu tư tăng đột biến tại Thái Nguyên trong vài năm trở lại đây còn kéo theo sự phát triển của ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp phụ trợ, công nghiệp xây dựng, thương mại dịch vụ, nông lâm nghiệp góp phần nâng cao vị thế của tỉnh. Như vậy, đầu tư trực tiếp nước ngoài đãgóp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tăng thu ngân sách, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực đầu tư trong nước; đẩy mạnh xuất nhập khẩu, tạo việc làm, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và thay đổi cơ cấu lao động; nâng cao năng lực quản lý kinh tế, quản trị doanh nghiệp, tạo thêm áp lực đối với việc cải thiện môi trường kinh doanh; góp phần quan trọng vào hội nhập kinh tế quốc tế. Về mặt kinh tế, FDI đã đóng góp không nhỏ đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế của tỉnh. Năm 2015, trên địa bàn tỉnh Thái nguyên có 86 dự án FDI còn hiệu lực,với tổng số vốn đăng ký trên 7,1 tỷ USD, tỷ lệ giải ngân đạt trên 75% tổng vốn đăng ký. Trong đó, dấu ấn lớn nhất trong thu hút đầu tư của Thái Nguyên chính là việc thu hút được Tập đoàn SamSung đầu tư xây dựng Tổ hợp công nghệ cao tại Khu công nghiệp Yên Bình (Phổ Yên) với mục tiêu trở thành cứ điểm hoàn chỉnh mạnh nhất toàn cầu. Đây là lực hấp dẫn kéo theo nhiều nhà đầu tư là các doanh nghiệp nước ngoài vào Thái Nguyên. Không những thế, đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI còn góp phần nâng giá trị sản xuất cho toàn ngành công nghiệp. Chỉ tính riêng SamSung, trung bình mỗi năm SamSung Thái Nguyên sản xuất từ 80 đến 100 triệu sản phẩm, đạt giá trị xuất khẩu từ 15 đến 20 tỷ USD, chiếm trên 90% tổng giá trị xuất khẩu của cả tỉnh. 847
  10. Bảng 5. Giá trị đóng góp của một số lĩnh vực nghiệp tiêu biểu thuộc khu vực có vốn đầu tư nước ngoài giai đoạn 2010 – 2015 theo giá so sánh 2010 Đơn vị: Tỷ đồng Năm 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2,172. 1,889. 1,930. 2,221. 153,280. 335,110. Tổng giá trị đóng góp 2 0 8 6 8 0 Sản xuất trang phục 11.5 60.3 209.4 233.4 226.9 329.7 Sản xuất kim loại 1820.1 1495.3 1358 1522.1 2064.0 2939.7 Sản xuất sản phẩm từ kim 121.2 78.7 81.8 66.3 64.3 110.1 loại đúc sẵn Sản xuất sản phẩm điện 330400.2 tử, máy vi tính và SP - - - - 150303.5 quang học CN chế biến, chế tạo khác 232.4 251.6 242.7 401.8 428.2 529.8 Nguồn: Cục thống kê Thái Nguyên, 2016 Từ khi Hàn Quốc đầu tư phát triển dự án công nghệ caoSamSung,ngành công nghiệp Thái Nguyên đã có bước chuyển biến tích cực: đã hình thành cụm ngành công nghiệp công nghệ cao, góp phần tích cực trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nội ngành công nghiệp từ khai thác, chế biến thô sang công nghiệp lắp ráp, chế tạo công nghệ cao. Ngoài ra phải kể đến sự đóng góp của sản phẩm công nghiệp đa kim của Núi Pháo. Vì vậy, giá trị xuất khẩu của tỉnh bình quân 5 năm (giai đoạn 2010-2015) tăng 168%, vượt so với mục tiêu đề ra. Vì vậy, thu ngân sách Nhà nước của tỉnh tăng mạnh; 5 năm (2010-2015) tăng bình quân trên 27,2%/năm không kể thu tiền sử dụng đất; tỷ lệ huy động vào ngân sách Nhà nước đạt 12% GDP. Giá trị đóng góp của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đối với ngành công nghiệp giai đoạn 2010 – 2015 cũng có sự gia tăng liên tục qua các năm. Bảng 6. Giá trị đóng góp của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đối với ngành công nghiệp giai đoạn 2010 – 2015 theo giá so sánh 2010 Đơn vị: Tỷ đồng Năm 2010 2012 2013 2014 2015 Toàn ngành công nghiệp 24,902.2 27,807.1 26,274.7 179,263.4 365,628.8 Khu vực có vốn đầu tư 2,172.2 1,930.8 2,221.6 153,280.8 335,110.0 nước ngoài Công nghiệp chế biến, chế tạo 2,172.2 1,930.8 2,221.6 153,280.8 335,110.0 Nguồn: Cục thống kê Thái Nguyên, 2016 Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá so sánh năm 2010 của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đối với toàn ngành công nghiệp giai đoạn 2010 - 2015 chiếm tương đối lớn và có sự gia tăng liên tục qua các năm. Trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, lĩnh vực 848
  11. công nghiệp chế biến, chế tạo luôn chiếm giá trị đóng góp rất lớn (đạt 100% qua tất cả các năm). Nguồn: Tác giả tự xây dựng từ số liệu của Niên giám thống kê năm 2016 Giá trị đóng góp dao động từ 6.94% đến 91.65%. Giá trị này chiếm vị trí đóng góp tăng đột biến từ năm 2014, khi Tập đoàn SamSung hoạt động đi vào ổn định và mở rộng thêm quy mô sản xuất tại Thái Nguyên thì đóng góp của khu vực này chiếm đến 91.65 % giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp. Bên cạnh đó, đầu tư trực tiếp nước ngoài còn có tác động lan tỏa đến việc thu hút các dự án đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất tại địa phương. Các dự án công nghệ cao của SamSung tại Thái Nguyên hiện nay sẽ thu hút khoảng 80 - 100 doanh nghiệp vệ tinh đầu tư tại Việt Nam và Thái Nguyên. Đã có nhiều doanh nghiệp phụ trợ đến tìm hiểu và dự kiến đầu tư tại khu công nghiệp Yên Bình và khu công nghiệp Điềm Thụy của Thái Nguyên. Trong đó có một số doanh nghiệp vệ tinh của Công ty SamSung ở Bắc Ninh như Công ty bao bì Yuto, Công ty Storin, Công ty SamSung SDS cũng dự tính sẽ di chuyển địa điểm sang tỉnh Thái Nguyên hoặc mở Chi nhánh sản xuất tại tỉnh Thái Nguyên để phục vụ cho nhà máy của SamSung. Mặt khác, việc thu hút FDI vào các khu công nghiệp đã có tác động lan tỏa mạnh đến quá trình hình thành, xây dựng và phát triển bền vững các khu công nghiệp. Từ đó, tạo tiền đề xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng, góp phần đổi mới và phát triển kết cấu hạ tầng các khu công nghiệp theo hướng hiện đại, bền vững và thúc đẩy phát triển kết cấu hạ tầng đô thị, dịch vụ của tỉnh; thu hút được một lượng lớn vốn FDI vào các khu công nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tăng nguồn thu cho ngân sách địa phương. 849
  12. Về mặt xã hội, FDI đã có đóng góp đáng kể đối với việc tạo công ăn việc làm cho tỉnh. Đến nay, SamSung Thái Nguyên đã sử dụng trên 30 ngàn lao động. Nguồn lao động này không chỉ ở Thái Nguyên mà còn ở các địa phương lân cận như Bắc Giang, Cao Bằng, Tuyên Quang, Sóc Sơn – Hà Nội, , góp phần xóa đói giảm nghèo, giữ gìn an ninh - trật tự xã hội, đồng thời hình thành mối liên kết, giao lưu phát triển văn hóa, tiên tiến đậm đà bản sắc trong vùng và các tỉnh lân cận. Tại các khu và cụm công nghiệp Thái Nguyên đã triển khai ứng dụng khoa học – công nghệ vào sản xuất, phát huy được lợi thế và nguồn lực của từng địa phương. Việc gắn kết các ngành sản xuất công nghiệp với các tổ chức giáo dục, các trường đại học, viện nghiên cứu và phòng thí nghiệm là một hướng đi mới đã và đang hình thành tại Thái Nguyên. Điều này vừa tăng tính gắn kết giữa doanh nghiệp với các trường đại học, viện nghiên cứu, vừa nhằm ứng dụng và chuyển giao công nghệ, lại tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao mà nguồn lực này sau khi tốt nghiệp sẽ quay trở về phục vụ tại SamSung, giúp họ không phải tốn kém chi phí đầu tư lao động cơ bản, lại vừa rút ngắn thời gian đào tạo cho lao động. Điều này tạo ra tác dụng kép, vừa giúp các trường đại học giải quyết được một phần bài toán nan giải tìm đầu ra cho sinh viên sau tốt nghiệp, lại vừa giúp doanh nghiệp có nguồn lao động đầu vào đáp ứng được nhu cầu cần tuyển dụng phục vụ trực tiếp cho công việc. Về mặt môi trường, các dự án FDI khu công nghiệp có công nghệ hiện đại, sản xuất xanh, sạch, thân thiện với môi trường có đóng góp không nhỏ vào việc bảo vệ môi sinh môi trường sống khu vực dự án và vùng lân cận tác động đến ý thức cộng đồng các doanh nghiệp, người lao động và cộng đồng dân cư sinh sống, liền kề về nghĩa vụ bảo vệ môi trường. 5. Phân tích định lượng tác động vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển công nghiệp Thái Nguyên 5.1. Phương pháp dự báo bằng hồi quy tuyến tính Phân tích hồi quy là sự nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của một hay nhiều biến số (biến giải thích hay biến độc lập - independent variable), đến một biến số (biến kết quả hay biến phụ thuộc - dependent variable), nhằm dự báo biến kết quả dựa vào các giá trị được biết trước của các biến giải thích. Mô hình dự đoán theo phương trình hồi quy có dạng: yˆ = a + b.t . Trong mô hình này: t là biến độc lập, đây là trị số của tiêu thức gây ảnh hưởng (nguyên nhân); yˆ : là biến phụ thuộc, tức là trị số điều chỉnh của tiêu thức chịu ảnh hưởng (kết quả) theo quan hệ với t; a: là hệ số tự do (hệ số chặn), là điểm xuất phát của đường hồi quy lý thuyết, nêu lên ảnh hưởng của các nhân tố khác (tiêu thức nguyên nhân khác) ngoài t tới sự biến động của y; b: là hệ số hồi quy (hệ số góc, độ dốc), phản ánh ảnh hưởng trực tiếp của tiêu thức nguyên nhân t đến tiêu thức kết quả y. Mỗi khi t tăng lên 1 đơn vị thì y sẽ thay đổi trung bình b đơn vị. y.t − y.t a = b = y − a.t t 2 − t 2 850
  13. Nếu đặt thứ tự thời gian t sao cho ∑t = 0 ta có: ∑ y ∑ yt a = = y b = 2 n t ⎧y − a.t ⎪ Nếu ∑t ≠ 0 Nếu t = 0 b = ⎨∑ yt ∑ ⎪ ⎩ t 2 5.2. Kết quả dự báo Đầu vào (input): là bảng giá trị đóng góp của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài và vốn FDI thực hiện của các dự án đầu tư đối với ngành công nghiệp giai đoạn 2005 – 2015. Dữ liệu này được trích rút từ niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên qua các năm. Bảng 7. Giá trị đóng góp của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài và vốn FDI thực hiện của các dự án đầu tư giai đoạn 2005 – 2015 Vốn FDI thực hiện của các Giá trị sản xuất công nghiệp Thái Năm dự án đầu tư (triệu USD) Nguyên (đvt: tỉ đồng, giá so sánh 2010) 2005 5175.6 10.58 2006 5850 17.59 2007 7339.7 77.21 2008 8658.4 40.28 2009 6310 7.98 2010 2172.2 20.28 2011 1889 18.3 2012 1930.8 8.52 2013 2221.6 456.61 2014 2362.5 1052.64 2015 335,110.00 3238.1 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên năm 2016 Sau khi nhập liệu, tác giả tiến hành chuyển hóa dữ liệu vào phần mềm Micrrosoft Excel. Sử dụng công cụ phân tích dữ liệu Data Analysis để nhập các thông số cho mô hình hồi quy tuyến tính. Output: Kết qủa dự báo: 851
  14. Hình 2: Các thông số của mô hình hồi quy tuyến tính Kết quả cho thấy: - Hệ số tương quan bội Multiple R có giá trị = 0.94 là chặt chẽ. Theo lý thuyết, giá trị của R nằm trong khoảng 0<=R<=1 sẽ đạt mức độ chặt chẽ của mối liên hệ tương quan bội. - Hệ số xác định R Square: có giá trị =0.89. Trong 100% sự biến động của biến phụ thuộc Y thì có 69 % sự biến động là do các biến độc lập X ảnh hưởng, còn lại 31% là do sai số ngẫu nhiên. - Hệ số xác định mẫu điều chỉnh Adjusted R =0.87. Đây là hệ số xác định có tính đến độ lớn hay nhỏ của bậc tự do df. - Sai số chuẩn của Y do hồi quy có giá trị là 37292.4. - Số quan sát hay dung lượng mẫu Observation: có giá trị là 11. Qua kết quả dự báo bằng phương pháp hồi quy tuyến tính ta thấy mối tương quan giữa vốn FDI thực hiện của các dự án đầu tư và giá trị đóng góp của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đối với ngành công nghiệp giai đoạn 2010 – 2014 là tương đối chặt chẽ. Các dự án đầu tư đã giúp mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả sản xuất, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động. Không những thế, nhờ đóng góp của các dự án đầu tư nước ngoài đã tạo ra diện mạo mới, góp phần nâng cao giá trị sản xuất cho ngành công nghiệp. Thái Nguyên đã từng bước hình thành cụm ngành công nghiệp nghệ cao, góp phần tích cực vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nội ngành, từ khai thác, chế biến thô sang công nghiệp lắp ráp, chế tạo công nghệ cao. KẾT LUẬN Như vậy, hình thức đầu tư trực tiếp ra nước ngoài là cách để các quốc gia có thể mở rộng và nâng cao quan hệ hợp tác về nhiều mặt đối với các quốc gia khác mà mình sẽ đầu tư. Mục đích của doanh nghiệp cũng như mục đích của một quốc gia thường hướng đến là 852
  15. lợi nhuận. Khi tham ghia đầu tư tại nwosc ngoài, các nhà đầu t ư chắc chắn sẽ tìm thấy ở nước sở tại những lợi thế so sánh so với thị trường cũ như lao động rẻ hay tài nguyên chưa bị khai thác nhiều. Trong xu thế hội nhập và phát triển, vốn đầu tư, đặc biệt là đầu tư trực tiếp nước ngoài có ý nghĩa quan trọng đối với tỉnh Thái Nguyên. Nhờ có nguồn vốn này đã mở ra cơ hội hiện đại hóa và thúc đẩy sự tăng trưởng của các ngành sản xuất, đặc biệt là công nghiệp. Đối với Thái Nguyên, việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài đã tạo ra động lực quan trọng, góp phần gia tăng giá trị sản xuất của ngành công nghiệp, trong đó phải kể đối tác đầu tư quan trọng là Hàn Quốc. Sự có mặt của tập đoàn SamSung – Hàn Quốc trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI đã tạo ra một tác động kép, vừa tạo cơ hội về vốn để phát triển công nghiệp lại tạo động lực để thu hút các nguồn đàu tư khác thúc đẩy sự phát triển của các lĩnh vực sản xuất. Nhờ đó đã mở ra cơ hội để hiện đại hóa và thúc đẩy sự phát triển của ngành sản xuất công nghiệp, dần khẳng định được vai trò và vị thế của Thái Nguyên trong nền kinh tế quốc dân. Điều đó còn góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu mà Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XVII đề ra “ sớm đưa tỉnh Thái Nguyên trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại trước năm 2020”. Để nâng cao hơn nữa năng lực thu hút vốn FDI vào phát triển công nghiệp Thái Nguyên, tỉnh cần tập trung và triển khai đồng bộ các giải pháp về môi trường thể chế, kinh tế, xã hội. Cụ thể: Cần tập trung ưu tiên đầu tư phát triển hạ tầng như: hạ tầng giao thông, hạ tầng khu công nghiệp, hạ tầng khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, giải quyết, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh để gia tăng thu hút đầu tư góp phần cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Tỉnh cần chú trọng công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, xây dựng hạ tầng đồng bộ đáp ứng yêu cầu của nhà đầu tư FDI vào KCN. Chú trọng hơn đến công tác ưu đãi về thuế xuất, nhập khẩu và thuế thu nhập doanh nghiệp. Cần tăng cường công tác phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là công nhân lành nghề và nguồn nhân lực chất lượng cao,mở rộng mô hình gắn kết hợp tác giữa các cơ sở giáo dục với doanh nghiệp công nghiệp. Cần thực hiện tốt và đồng bộ cơ chế “một cửa, tại chỗ” từ khâu thẩm định, cấp, điều chỉnh, thu hồi giấy chứng nhận đầu tư, tổ chức bồi thường giải phóng mặt bằng, tuyển dụng lao động, giải quyết các khó khăn, vướng mắc thực hiện dự án từ khâu lập quy hoạch, chuẩn bị đầu tư đến thực hiện đầu tư và kết thúc dự án. Ngoaì ra, cần tạo điều kiện hơn nữa trong việc cung cấp dịch vụ điện, nước, thông tin và các dịch vụ khác đến chân hàng rào các nhà máy để thúc đẩy và lôi cuốn các doanh nghiệp đầu tư vốn vào phát triển các lĩnh vực công nghiệp cho địa phương. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Alcacer, J., and Chung, W. (2007). Location strategies and knowledge spillovers,Management Science, 53 (5), pp.760-776. [2]. Altomonte, C. (2000). Economic determinants and institutional frameworks: FDI in economies in transition, Transnational Corporations. 853
  16. [3]. Ajzen, I. (1991). The theory of planned behaviour, Organization behaviour and human processes, No 50, pp. 179-211. [4]. Nguyễn Tuệ Anh và cộng sự (2006).Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam. [5]. Bộ Công thương (2013).Đầu tư nước ngoài trong phát triển ngành CNHT tại Việt Nam. Kỷ yếu hội nghị 25 năm đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam. Bộ Kế hoạch và Đầu tư. FDI Tang_truong_KTvietnamese_233.pdf. [6]. Cục thống kê Thái Nguyên.Niên giám thống kê Thái nguyên năm 2005, 2010, 2011,2012,2013,2014. [7]. Hoàng Văn Châu (2011).Chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam đến năm 2020. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước, Mã số: KX.01.22/06-10. [8]. Đảng Cộng sản Việt Nam (2010), Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2016-2020, Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII. [9]. Nguyễn Xuân Thắng (2005), Tác động của toàn cầu hóa kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế đến tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam, Đề tài nghiên cứu khoa học trong khuôn khổ chương trình khoa học cấp nhà nước. [10]. Viện nghiên cứu chiến lược chính sách công nghiệp (2007), Kỷ yếu hội thảo Chính sách công nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hội nhập, Bộ công nghiệp, Hà Nội. 854