Tác động của nợ công đến tăng trưởng kinh tế: Nghiên cứu thực nghiệm tại các quốc gia đang phát triển

pdf 8 trang Gia Huy 2400
Bạn đang xem tài liệu "Tác động của nợ công đến tăng trưởng kinh tế: Nghiên cứu thực nghiệm tại các quốc gia đang phát triển", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftac_dong_cua_no_cong_den_tang_truong_kinh_te_nghien_cuu_thuc.pdf

Nội dung text: Tác động của nợ công đến tăng trưởng kinh tế: Nghiên cứu thực nghiệm tại các quốc gia đang phát triển

  1. Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 TÁC ĐỘNG CỦA NỢ CÔNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ: NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM TẠI CÁC QUỐC GIA ĐANG PHÁT TRIỂN THE IMPACT OF PUBLIC DEBT ON ECONOMIC GROWTH: AN EMPIRICAL RESEARCH ON DEVELOPING COUNTRIES Hoàng Dương Việt Anh, Nguyễn Thành Đạt Khoa Ngân hàng, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng TÓM TẮT Nghiên cứu này tập trung phân tích tác động của nợ công đến tăng trưởng kinh tế của 72 quốc gia đang phát triển trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2016. Số liệu của nghiên cứu được thu thập từ bộ dữ liệu các chỉ số kinh tế vĩ mô của Ngân hàng Thế giới (World Bank). Dựa trên phương pháp phân tích hồi quy dữ liệu bảng, kết quả nghiên cứu chỉ ra mối liên hệ ngược chiều giữa nợ công và tốc độ tăng trưởng kinh tế ở 72 quốc gia thuộc mẫu này trong giai đoạn nghiên cứu. Cụ thể là khi tỷ lệ nợ công trên GDP tăng lên thì tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người giảm. Từ việc phân tích tác động của nợ công đến tăng trưởng kinh tế, bài nghiên cứu đã đưa ra một số gợi ý chính sách nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nợ công đồng thời giảm bớt gánh nặng vay nợ của chính phủ các quốc gia đang phát triển và một số hàm ý chính sách đối với Việt Nam. Từ khóa: Nợ công, Tăng trưởng kinh tế, Quốc gia đang phát triển ABSTRACT This study empirically examines the effects of public debt on economic growth using a comprehensive sample of developing countries reported by the World Bank over the period from 2000 to 2016. Employing panel data regression analysis, the empirical results show that there is a a reverse relationship between public debt and economic growth in the 72 sample countries during the studied period. In particular, when the ratio of public debt to GDP increases, growth of GDP per capita decreases. Based on the analysis of the impact of public debt on economic growth, this study suggests some policy implications to improve the efficiency of public debt and reduce the burden of public debt in developing countries. Keywords: Public debt, Economic growth, Developing countries 1. Giới thiệu Nợ công luôn là chủ đề học thuật nhận được sự quan tâm đặc biệt của các nhà nghiên cứu và hoạch định chính sách. Các quốc gia thường sử dụng nợ công như là một kênh huy động vốn, đáp ứng nhu cầu đầu tư cho các dự án, công trình trọng điểm quốc gia, khuyến khích phát triển sản xuất, góp phần kích thích tăng trưởng kinh tế. Bên cạnh đó, nợ công còn nhằm bù đắp thâm hụt ngân sách do sự sụt giảm nguồn thu từ thuế; góp phần kích thích tiêu dùng, tăng sản lượng, việc làm, tăng tổng sản phẩm quốc dân trong ngắn hạn. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, trong dài hạn, một khoản nợ chính phủ lớn cũng là nguyên nhân khiến cho lãi suất tăng, đầu tư giảm, và khuyến khích luồng vốn từ nước ngoài chảy vào (từ đó “chèn ép” đầu tư trong nước); từ đó sản lượng tiềm năng quốc gia tăng trưởng chậm lại. Nợ công tăng cao, vượt quá giới hạn an toàn còn khiến cho nền kinh tế dễ bị tổn thương và chịu nhiều sức ép từ bên trong lẫn bên ngoài quốc gia, thậm chí còn dẫn đến nguy cơ quốc gia rơi vào tình trạng “vỡ nợ”. Như vậy, ngay cả khi nợ công có hiệu quả trong ngắn hạn, các chính sách tài khóa mở rộng làm tăng mức nợ công có thể làm giảm tăng trưởng dài hạn, và do đó đã một phần (hoặc hoàn toàn) phủ nhận những tác động tích cực của chính sách kích thích tài khóa. Hầu hết các nhà hoạch 381
  2. Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 định chính sách thường cho rằng nợ công cao làm giảm tăng trưởng kinh tế dài hạn (Cottarelli, 2011; Panizza & Presbitero, 2014). Trong những năm gần đây, vấn đề nợ công lại càng trở nên nóng bỏng và thu hút nhiều sự quan tâm của dư luận thế giới, các nhà làm chính sách và các nhà nghiên cứu. Không chỉ ở riêng Châu Âu, Mỹ, Nhật Bản mà nhiều nước đang phát triển cũng đang phải đối mặt với vấn đề nợ công, trong đó có cả Việt Nam. Do vậy, một câu hỏi quan trọng được đặt ra là liệu tỷ nợ công tăng cao có làm giảm tăng trưởng kinh tế. Thực tế cho thấy, việc thiếu kinh nghiệm định hướng phát triển kinh tế của các quốc gia dẫn đến vấn đề gánh nặng nợ công ngày càng tăng, gây ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế; thậm chí còn làm cho các nước “con nợ” khó có thể thoát khỏi tình trạng đói nghèo. Hiện nay, nợ công đang đe dọa đến sự phục hồi và sự ổn định của nền kinh tế toàn thế giới và đặc biệt đối với các quốc gia đang phát triển, viễn cảnh của cuộc tái suy thoái kinh tế toàn cầu cũng đã được đặt ra. Như vậy, đối với các nước đang phát triển, liệu gia tăng nợ vay để bù đắp thiếu hụt ngân sách và đáp ứng nhu cầu chi tiêu công ngày càng cao sẽ có tác động như thế nào đến tăng trưởng kinh tế? Bài báo sẽ trả lời câu hỏi này bằng cách lượng hóa tác động của nợ công đến tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia đang phát triển. Kết quả thực nghiệm từ nghiên cứu này là cơ sở để các nhà hoạch định chính sách ban hành các chính sách kinh tế hợp lý nhằm khai thác tối đa nguồn vốn vay và hạn chế đến mức thấp nhất những ảnh hưởng tiêu cực của nợ công đến tăng trưởng kinh tế. 2. Cơ sở lý thuyết Tại hầu hết các nước trên thế giới, nợ công được xác định bao gồm nợ của chính phủ và nợ được chính phủ bảo lãnh. Nợ công còn bao gồm nợ của chính quyền địa phương, nợ của doanh nghiệp nhà nước phi lợi nhuận. Nợ công cũng có thể hiểu là tổng giá trị các khoản tiền mà chính phủ thuộc mọi cấp từ trung ương đến địa phương đi vay hoặc bảo lãnh vay. Bàn về sự tác động của nợ công đến nền kinh tế, nhiều nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm xoay quanh mối quan hệ này, kết quả nghiên cứu theo 3 quan điểm chủ đạo sau: Nợ công thúc đẩy tăng trưởng; Nợ công kìm hãm tăng trưởng; Nợ công ảnh hưởng phi tuyến lên tăng trưởng. Theo trường phái Keynes, nợ công ở mức hợp lý có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế thông qua tổng cầu. Trong điều kiện giá cả và tiền lương không đổi, trong ngắn hạn, việc tăng chi tiêu ngân sách (tức là sẽ làm tăng thâm hụt ngân sách và được tài trợ bằng nợ vay) sẽ kích thích tiêu dùng, giảm tiết kiệm và làm tăng tổng cầu, từ đó có thể làm tăng sản lượng cân bằng. Nghiên cứu của Elmendorf và Mankiw (1999) đã ủng hộ cho quan điểm này khi cho rằng, trong ngắn hạn, nợ có thể kích thích nhu cầu và sản lượng, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Nghiên cứu của Jayaraman và Lau (2009) cũng kết luận rằng hệ số nợ nước ngoài có ý nghĩa thống kê và tích cực, trong khi đó biến số thâm hụt ngân sách có ý nghĩa tiêu cực. Các nghiên cứu lý thuyết về tác động của nợ công trong ngắn hạn khác hầu hết đều cho thấy có mối quan hệ cùng chiều giữa nợ công và tăng trưởng. Nghiên cứu của DeLong và Summers (2012) cũng cho rằng các chính sách tài khóa mở rộng dẫn đến tích tụ nợ nhưng tránh được những cuộc suy thoái kéo dài, do đó sẽ có tác động tích cực đến cả tăng trưởng trong ngắn và dài hạn. Ở khía cạnh khác, nhiều nghiên cứu cho thấy nợ công làm giảm tăng trưởng kinh tế. Cụ thể, khi chính phủ dùng nợ để trang trải các khoản thâm hụt ngân sách thì tăng trưởng kinh tế sẽ giảm, với lý do chính như sau: (i) Thứ nhất, tài trợ thâm hụt ngân sách bằng nợ công sẽ làm tăng gánh nặng trả nợ cho thế hệ tương lai khi chính phủ bắt buộc phải tăng thuế để có thể trả nợ; (ii) Thứ hai, sự gia tăng nợ công do thâm hụt ngân sách sẽ gây áp lực làm tăng lãi suất, lãi suất tăng đương nhiên sẽ làm giảm đầu tư tư nhân. Đây chính là hiệu ứng chi tiêu công “chèn ép” đầu tư tư nhân (crowd out effect). Khi đầu tư tư nhân giảm thì tăng trưởng kinh tế cũng giảm. Nghiên cứu của Kumar và Woo (2010) đã nghiên cứu mối tương quan giữa nợ công cao và tăng trưởng kinh tế trong dài hạn dựa trên số liệu của 38 nền kinh tế tiên tiến và mới nổi trong gần bốn thập kỉ (1970– 2010). Các tác giả này đã nhấn mạnh một loạt các kênh thông qua đó tỷ lệ nợ công cao có thể có tác động bất lợi đến tăng trưởng, bao gồm lãi suất dài hạn cao hơn, thuế biến dạng trong tương lai cao hơn, lạm phát cao hơn. Cụ thể: (i) Những khoản nợ lớn có thể làm cản trở quá trình tích lũy vốn và làm giảm tăng trưởng kinh 382
  3. Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 tế, (ii) tính bình quân, một sự gia tăng 10% trong tỷ lệ nợ/GDP đầu kỳ đi kèm với một sự sụt giảm trong tăng trưởng GDP thực/đầu người hàng năm: khoảng 0,2% mỗi năm đối với nhóm nước tiên tiến; khoảng 0,15 % mỗi năm đối với nhóm nước mới nổi. Nhiều nghiên cứu khác (Diamond, 1965; Saint-Paul, 1992; Tanzi và Chalk, 2000; Codogno và cộng sự, 2003, Laubach, 2009; Cochrane, 2011; Panizza và Presbitero, 2013, 2014; Teles và Cesar Mussolini, 2014) cũng cho rằng nợ công có tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế trong dài hạn. Các nghiên cứu này giải thích nợ công tăng cao có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của chi tiêu công (do việc sử dụng vốn vay không hiệu quả), làm tăng sự không chắc chắn hoặc gây ra áp lực tăng thuế trong trong tương lai, và tăng rủi ro vỡ nợ, điều này dẫn đến lãi suất thực tăng lên làm và làm cho đầu tư tư nhân giảm đi. Trong chừng mực nào đó, rõ ràng không thể phủ nhận vai trò của nợ công trong việc bổ sung nguồn vốn đầu tư quan trọng cho nền kinh tế cũng như bù đắp thiếu hụt trong chi tiêu chính phủ, đặc biệt đối với các nước đang phát triển. Vì vậy, nợ công góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển. Với lập luận này, một số nghiên cứu (Reinhart và Rogoff, 2009, 2010a,b; Reinhart và cộng sự, 2012; Cecchetti và cộng sự, 2011; Checherita- Westphal và Rother, 2012; Furceri và Zdzienicka, 2012) đã đưa ra các minh chứng về mối quan hệ phi tuyến tính giữa nợ công và tăng trưởng kinh tế. Những ảnh hưởng tiêu cực của nợ công chỉ xuất hiện sau khi mức nợ vượt qua một ngưỡng tỷ nợ công/GDP nhất định. Nghiên cứu tiêu biểu của Reinhart và Rogoff (2010) đã phân tích mối quan hệ giữa nợ công cao và tốc độ tăng trưởng GDP thực tế dài hạn ở 20 nước tiên tiến và 24 nước đang phát triển trong khoảng hai thế kỷ (1790 – 2009). Các tác giả đã kết luận: (i) mối quan hệ giữa nợ chính phủ và tăng trưởng dài hạn là tích cực nhưng với mức độ tương đối thấp khi tỷ lệ nợ công/GDP dưới ngưỡng 90% GDP, khi tỷ lệ nợ công/GDP trên 90% GDP, tốc độ tăng trưởng bình quân giảm 2,2%; (ii) Các nền kinh tế mới nổi đối mặt với ngưỡng nợ nước ngoài thấp hơn; khi nợ nước ngoài đạt trên 60% GDP, trung bình tăng trưởng kinh tế hằng năm giảm khoảng 2%; (iii) Không có mối liên hệ rõ ràng giữa nợ công và tăng trưởng ở nhóm các nước phát triển. 3. Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu 3.1. Dữ liệu Nghiên cứu này sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp của Ngân hàng Thế giới (World Bank) từ năm 2000 đến năm 2016 của 72 quốc gia đang phát triển1. Danh sách các quốc gia đang phát triển dựa theo dữ liệu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và của Ngân hàng Thế giới (World Bank). Sự lựa chọn các quốc gia và giai đoạn nghiên cứu chủ yếu dựa vào sự sẵn có của dữ liệu cho các biến số của mô hình. Mẫu nghiên cứu cuối cùng bao gồm 1.224 quan sát. Các biến số được sử dụng trong mô hình gồm: Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người (%), tỷ lệ nợ công trong tổng số GDP của quốc gia (%), tỷ lệ lạm phát trung bình hàng năm (%), chi tiêu công tính theo phần trăm GDP (%), tỷ trọng tổng mức đầu tư trong GDP (%), và độ mở thương mại tính bằng tổng kim ngạch xuất nhập khẩu trên GDP (%). 3.2. Phương pháp nghiên cứu Dựa trên những nghiên cứu trước đây (Kumar và Woo, 2010; Panizza và Presbitero, 2014), nghiên cứu này phân tích tác động của nợ công đến tăng trưởng kinh tế tại các nước đang phát triển dựa trên mô hình hồi quy với dữ liệu bảng như sau: Growthi,t =γ +δDEBT i,t-1+ηControlsi,t-1+θj+ φt + ζi,t (1) Trong đó, Growthi (Tăng trưởng) là biến tăng trưởng kinh tế được đo lường bằng tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người của nước i; DEBTi (Nợ công) là biến nợ công được đo bằng tỷ lệ của nợ công trên tổng GDP; Controlsi (biến kiểm soát) là các biến kiểm soát, các biến này được đưa vào mô hình nhằm loại trừ ảnh hưởng của các nhân tố này trong mô hình tác động của nợ công đến tăng trưởng kinh tế2. Chúng tôi kiểm soát trong mô hình hồi quy các biến đặc thù có thể tác động chi phối đến quan hệ giữa nợ công và tăng trưởng kinh tế. Cụ thể, INF (Lạm phát) là biến lạm phát được đo bằng tỷ lệ lạm phát trung bình hàng năm (%); 1 Xem phụ lục 1. 2 Một số biến kiểm soát xuất hiện trong các bài nghiên cứu trước đây nhưng vì không được cung cấp đầy đủ trong hệ thống dữ liệu của Ngân hàng Thế giới nên không được đưa vào trong nghiên cứu này. 383
  4. Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 EXPENDITURE (Chi tiêu công) là biến chi tiêu công được tính bằng tỷ lệ của chi tiêu công so với GDP (% GDP); INVESTMENT (Đầu tư) là biến đầu tư được tính bằng tỷ lệ tổng mức đầu tư so với GDP (% GDP); TRADE (Độ mở thương mại) là độ mở thương mại, được tính bằng tổng xuất khẩu và nhập khẩu trên GDP (% của GDP). Mô hình (1) cũng bao gồm ảnh hưởng cố định quốc gia (θj) và ảnh hưởng cố định năm (φt). Một vấn đề được đặt ra trong mối quan hệ giữa nợ công và tăng trưởng được đề cập trong nghiên cứu của Reinhart và cộng sự (2012) là trong thực tế tăng trưởng kinh tế thấp có khuynh hướng dẫn đến mức nợ cao, do vậy sẽ tạo ra một mối tương quan nghịch giữa nợ công và tăng trưởng kinh tế. Để giải quyết vấn đề này, tất cả các biến độc lập được đưa vào mô hình với giá trị trễ nhằm hạn chế ảnh hưởng theo chiều ngược lại từ tăng trưởng kinh tế đến nợ công3. Ngoài ra, sai số chuẩn cũng đã được điều chỉnh (robust standard errors) để giải quyết hiện tượng phương sai không đồng nhất và được ước lượng theo cụm mỗi quốc gia để giải quyết vấn đề tự tương quan theo phương pháp của Petersen (2009). 4. Kết quả nghiên cứu 4.1. Thống kê mô tả và ma trận tương quan Biến Số quan sát Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Phương sai Growth (Tăng trưởng) 1.224 2,88377 4,296956 18,46383 DEBT (Nợ công) 1.224 48,96231 31,6803 1003,641 INF (Lạm phát) 1.224 6,691691 13,06874 170,792 EXPENDITURE (Chi tiêu công) 1.224 27,17026 8,282901 68,60644 INVESTMENT (Đầu tư) 1.224 24,89117 8,792608 77,30996 TRADE (Độ mở thương mại) 1.224 83,29161 36,31336 1318,66 Nguồn: Tính toán của tác giả Bảng 1 trình bày thống kê mô tả của tăng trưởng kinh tế, nợ công và các biến kiểm soát. Tăng trưởng kinh tế bình quân của các quốc gia đang phát triển trong giai đoạn 2000 đến 2016 là khoảng 2,9%/năm. Trung bình, các quốc gia trong mẫu nghiên cứu có tỷ lệ nợ công là khá cao gần 50% so với GDP (cụ thể, biến DEBT có giá trị 48,96); đồng thời giá trị của các biến lạm phát, chi tiêu công, đầu tư và độ mở thương mại lần lượt là 6,7%, 27,2%, 24,9% và 83,3% so với GDP. Bảng 2 trình bày ma trận hệ số tương quan Pearson giữa các biến được sử dụng trong nghiên cứu. Nhìn chung, tương quan giữa các biến độc lập là ở mức độ khá thấp, do vậy loại bỏ khả năng đa cộng tuyến trong các phân tích hồi quy.4 3 Mối quan hệ ngược của biến phụ thuộc tác động lên biến độc lập trong mô hình hồi quy sẽ gây ra vấn đề nội sinh. Vấn đề nội sinh trong mô hình được coi là một trong những vi phạm nghiêm trọng các giả định của OLS. 4Đa cộng tuyến không phải là vấn đề nghiêm trọng nếu hệ số tương quan giữa hai biến độc lập nhỏ hơn 0.8 (Xem Gujarati, 2003). 384
  5. Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 Bảng 2: Ma trận hệ số tương quan giữa các biến Biến Growth DEBT EXPENDITURE INF INVESTMENT TRADE Growth (Tăng trưởng) 1 DEBT (Nợ công) -0,1233 1 EXPENDITURE (Chi tiêu công) -0,1027 -0,0573 1 INF (Lạm phát) -0,0007 0,1025 0,0970 1 INVESTMENT (Đầu tư) 0,2196 -0,3019 0,0311 -0,0455 1 TRADE (Độ mở thương mại) 0,1719 -0,0670 0,2199 0,0172 0,1229 1 Nguồn: Tính toán của tác giả 4.2. Kết quả thực nghiệm Bảng 3 trình bày kết quả hồi quy của mô hình (1) về tác động của nợ công đến tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia đang phát triển trong giai đoạn 2000 - 2016. Kết quả cho thấy biến nợ công tương quan âm với tăng trưởng bình quân GDP đầu người tại mức ý nghĩa 5%. Kết quả này cho thấy, khi chính phủ các nước trong mẫu nghiên cứu gia tăng nợ vay sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người. Cụ thể, tỷ lệ nợ công trên GDP tăng thêm 10% thì tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người giảm khoảng 0,2%. Kết quả này phù hợp với lập luận rằng nợ công tăng cao làm tăng rủi ro xảy ra sự đàn áp tài chính thông qua tăng thuế trong tương lai, và tăng rủi ro vỡ nợ, điều này dẫn đến lãi suất thực cao hơn và do đó đầu tư tư nhân thấp hơn, làm chậm sự tăng trưởng kinh tế. Đồng thời, nợ công tăng cao có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của chi tiêu công (do việc chính phủ vốn vay sử dụng không hiệu quả). Thật vậy, kết quả hồi quy từ bảng 3 cũng cho thấy mối quan hệ tiêu cực giữa chi tiêu công với tăng trưởng kinh tế (tại mức ý nghĩa 1%). Chẳng hạn, khi tỷ lệ chi tiêu công trên GDP tăng thêm 1% thì tăng trưởng giảm 0,25%. Các quốc gia đang phát triển thường có bộ máy nhà nước cồng kềnh do vậy cần những khoản chi thường xuyên lớn, kết hợp những khoản chi tiêu không minh bạch đã làm tăng quy mô chi tiêu công của quốc gia, ảnh hưởng xấu đến tăng trưởng kinh tế; bên cạnh đó, đầu tư công (khoản chi chiếm tỷ lệ lớn trong tổng chi tiêu công) cũng có thể không hiệu quả và thậm chí lấn át đầu tư tư nhân, từ có tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế. Do vậy, việc chi tiêu công không hiệu quả vừa không đạt được mục tiêu chính sách đề ra, vừa làm phình to quy mô chi tiêu công của quốc gia và kéo theo đó là nợ công ngày càng lớn. Kết quả nghiên cứu này cũng nhất quán với các phát hiện của nhiều nghiên cứu trên thế giới về ảnh hưởng của nợ công đến tăng trưởng kinh tế5. Trên các biến kiểm soát khác, lạm phát cũng tác động ngược chiều lên tăng trưởng kinh tế ở mức ý nghĩa 5%. Hệ số của biến lạm phát có giá trị âm dựa trên thực tế là sự gia tăng tỷ lệ lạm phát làm giảm tăng trưởng GDP thông qua tác động tiêu cực của nó lên tổng cầu. Sự gia tăng lạm phát cũng làm tăng chi phí sản xuất, do đó làm giảm tăng trưởng kinh tế. Để thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế bền vững, cần có chiến lược phát triển kinh tế từ ngắn hạn đến dài hạn theo hướng ưu tiên phát triển kinh tế trong ngắn hạn để tạo đà kiềm chế lạm phát trong dài hạn. Ngược lại, biến đầu tư lại có tương quan dương với tăng trưởng kinh tế ở mức ý nghĩa 1%. Khi đầu tư tăng thêm 1% GDP thì tăng trưởng sẽ tăng 0,12%. Tăng trưởng kinh tế cũng bị ảnh hưởng bởi độ mở thương mại. Dựa vào kết quả trên cho thấy, việc khuyến khích mở rộng thương mại sẽ góp phần làm gia tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế (tại mức ý nghĩa 10%). 5 Xem Diamond (1965); Saint-Paul (1992); Tanzi và Chalk (2000); Codogno và cộng sự (2003); Laubach (2009); Cochrane (2011); Panizza và Presbitero (2013, 2014); Teles và Cesar Mussolini (2014). 385
  6. Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 Bảng 3. Nợ công và tăng trưởng kinh tế Sai số chuẩn Biến Hệ số z P > |z| [Khoảng tin cậy 95%] mạnh6 DEBT (Nợ công) -0,0195374 0,0091638 -2,13 0,033 -0,0374982 -0,0015767 EXPENDITURE (Chi -0,2556774 0,0817745 -3,13 0,002 -0,4159526 -0,0954023 tiêu công) INF (Lạm phát) -0,0242385 0,0102639 -2,36 0,018 -0,0443554 -0,0041216 INVESTMENT (Đầu 0,1214682 0,0398734 3,05 0,002 0,0433177 0,1996186 tư) TRADE (Độ mở 0,0499445 0,0282677 1,77 0,077 -0,0054591 0,1053481 thương mại) CONS (Hằng số) 6,309786 1,955417 3,23 0,001 2,477239 10,14233 Nguồn: Tính toán của tác giả 5. Kết luận và gợi ý chính sách Trong bài này, chúng tôi nghiên cứu ảnh hưởng của nợ công đến tăng trưởng kinh tế. Sử dụng dữ liệu của các quốc gia đang phát triển được thu thập từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng thế giới (World Bank) trong khoảng thời gian 2000-2016, kết quả thực nghiệm cho thấy nợ công có ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế. Kết quả này phù hợp với giả thuyết rằng phần lớn nợ công chủ yếu tài trợ cho chi tiêu công. Tuy nhiên, tại các nước đang phát triển hiệu quả của chi tiêu công rất thấp, bên cạnh đó đầu tư công (khoản chi chiếm tỷ lệ rất lớn trong chi tiêu công) thường không hiệu quả và thậm chí lấn át đầu tư tư nhân. Do vậy, việc chính phủ vốn vay sử dụng không hiệu quả sẽ kìm hãm sự tăng trưởng kinh tế. Thật vậy, kết quả hồi quy từ nghiên cứu này cũng cho thấy mối quan hệ tiêu cực giữa chi tiêu công với tăng trưởng kinh tế (cụ thể, khi tỷ lệ chi tiêu công trên GDP tăng thêm 1% thì tăng trưởng giảm 0,25%). Kết quả nghiên cứu này cũng nhất quán với các phát hiện của nhiều nghiên cứu trên thế giới về ảnh hưởng của nợ công đến tăng trưởng kinh tế. Kết quả từ nghiên cứu của chúng tôi hàm ý rằng gia tăng nợ công có thể làm giảm sự tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia đang phát triển. Do vậy, chính phủ của các quốc gia cần quản lý hiệu quả nợ công, trước hết cần kiểm soát chặt chẽ tỷ lệ nợ công trên GDP; đánh giá đầy đủ, chính xác thực trạng nợ công hiện tại; hạn chế việc lạm dụng nợ công với lý do kích thích tăng trưởng kinh tế quốc gia. Thứ hai, tăng cường kiểm soát chi tiêu ngân sách, cân bằng thu chi. Thứ ba, tăng cường trả nợ, cơ cấu lại vốn vay, tránh không để tình trạng nợ quá hạn xảy ra. Thứ tư, xây dựng hệ thống các chỉ tiêu đánh giá tính bền vững của nợ công như các mức ngưỡng đối với nợ công/GDP, nợ nước ngoài/GDP; nghĩa vụ nợ/dự trữ ngoại hối. Đồng thời, mỗi quốc gia nên thành lập cơ quan quản lý nợ công chuyên trách. Ngoài ra, nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng tăng trưởng kinh tế cũng chịu tác động từ nhiều biến số kinh tế vĩ mô khác nhau, bao gồm lạm phát, chi tiêu công, tổng đầu tư và độ mở thương mại. Vì vậy, các giải pháp kiểm soát cho các biến số này là rất cần thiết. Đối với lạm phát, cần xác định mức ngưỡng hợp lý cho mức lạm phát của mỗi quốc gia. Đối với chi tiêu công, cần dự toán ngân sách dựa theo đầu ra gắn với các mục tiêu chiến lược ưu tiên. Đặc biệt, chính phủ cần có những chiến lược cụ thể nhằm định hướng cho đầu tư công. Chính phủ nên tập trung vào phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế và khoa học kỹ thuật để tạo được ngoại tác tích cực lan tỏa đến khu vực tư nhân; đồng thời, xoá bỏ mọi rào cản, định kiến, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhằm hỗ trợ khu vực này trong sản xuất và kinh doanh, khuyến khích đầu tư của khu vực tư nhân, thay vì tiêu tốn quá nhiều ngân sách cho đầu tư công, từ đó ngày càng làm trầm trọng hóa vấn đề nợ công. Cuối cùng, chính phủ cũng cần có các biện pháp nhằm cải thiện xuất khẩu góp phần kích thích tăng trưởng kinh tế cho quốc gia mình. 6 Sai số chuẩn đã được điều chỉnh (robust standard errors) để giải quyết hiện tượng phương sai không đồng nhất. 386
  7. Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 Tóm lại, không thể phủ nhận vai trò của nợ công đối với nền kinh tế mọi quốc gia đặc biệt là các quốc gia đang phát triển. Đây là công cụ đắc lực giúp các nước đạt được mục tiêu tăng trưởng. Tuy nhiên, nợ công lại là một con dao hai lưỡi, tác động của nó luôn rất phức tạp và khó lường. Chính vì vậy, mỗi quốc gia cần phải đánh giá, quản lý và sử dụng hiệu quả nợ công thật sự hiệu quả, kiểm soát được khả năng trả nợ và xử lý các vấn đề phát sinh từ nợ công nhằm đảm bảo tăng trưởng kinh tế ổn định. TÀI LIỆU THAM KHẢO . [1] Cecchetti, S., Mohanty, M., Zampolli, F., (2011), “Achieving growth amid fiscal imbalances: the real effects of debt”, Economic Symposium Conference. [2] Checherita-Westphal, C., Rother, P., (2012), “The impact of high government debt on economic growth and its channels: an empirical investigation for the euro area”, European Economics Review, 56 (7), 1392–1405. [3] Cochrane, J.H., (2011), “Understanding policy in the great recession: some unpleasant fiscal arithmetic”, European Economics Review, 55 (1), 2–30. [4] Codogno, L., Favero, C., Missale, A., (2003), “Yield spreads on EMU government bonds”, Economics Policy, 18 (37), 503–532. [5] Cottarelli, C., (2011), “The Risk Octagon: A Comprehensive Framework For Assessing Sovereign Risks”, International Monetary Fund, truy cập ngày 10/05/2018. [6] DeLong, B.J., Summers, L.H., (2012), “Fiscal Policy in a Depressed Economy”, Brookings Papers on Economic Activity Spring. [7] Diamond, P.A., (1965), “National debt in a neoclassical growth model”, American Economic Review, 55 (5), 1126–1150. [8] Elmendorf, D. W., Mankiw, N. G. (1999), Government Debt in Handbook of Macroeconomics, Vol III, ed. by J. B. Taylor, and M. Woodford, chap. 25. North Holland, Amsterdam. [9] Furceri, D., Zdzienicka, A., (2012), “How costly are debt crises?”, Journal of International Money and Finance, 31 (4), 726–742. [10] Gujarati, D.N. (2003), Basic Econometrics, 4th Edition, McGraw-Hill, New York. [11] Jayaraman, T.K. and Lau, E. (2009), “Does external debt lead to economic growth in Pacific island countries”, Journal of Policy Modelling, 31(2), 272–288. [12] Kumar, M.S., Woo, J., (2010), “Public Debt and Growth”, IMF Working Papers, 10/174, International Monetary Fund. [13] Laubach, T., (2009), “New evidence on the interest rate effects of budget deficits and debt”, Journal of the European Economic Association, 7 (4), 858–885. [14] Friedman, M. (1988), “Money and the Stock Market”, Journal of Political Economy, 96, (2), 221-45. [15] Panizza, U., & Presbitero, A. F. (2014), “Public debt and economic growth: Is there a causal effect?,” Journal of Macroeconomics, 41, 21–41. doi:10.1016/j.jmacro.2014.03.009. [16] Panizza, U., Presbitero, A.F., (2013), “Public debt and economic growth in advanced economies: a survey”, Swiss Journal of Economics and Statistics, 149 (2), 175–204. [17] Petersen, M.A., (2009), “Estimating standard errors in finance panel data sets: Comparing approaches”, Review of Financial Studies, 22, 435-480. [18] Reinhart, C.M., Reinhart, V.R., Rogoff, K.S., (2012). “Public debt overhangs: advanced-economy episodes since 1800”, Journal of Economic Perspectives, 26 (3), 69–86. [19] Reinhart, C.M., Rogoff, K.S., (2009), “This Time is Different – Eight Centuries of Financial Folly”, Princeton University Press, Princeton, New Jersey. 387
  8. Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 [20] Reinhart, C.M., Rogoff, K.S., (2010a), “Debt and Growth Revisited”. VoxEU.org. [21] Reinhart, C.M., Rogoff, K.S., (2010b), “Growth in a time of deb”, American Economic Review, 100 (2), 573–578. [22] Reinhart, C.M., Rogoff, K.S., (2011), “From financial crash to debt crisis”, American Economic Review, 101 (5), 1676–1706. [23] Saint-Paul, G., (1992), “Fiscal policy in an endogenous growth model”, The Quarterly Journal of Economics, 107 (4), 1243–1259. PHỤ LỤC 1. DANH SÁCH QUỐC GIA TRONG MẪU NGHIÊN CỨU STT Tên nước STT Tên nước STT Tên nước STT Tên nước 1 Albania 19 Cote d'Ivoire 37 Kenya 55 Romania 2 Algeria 20 Dominica 38 Kuwait 56 Russian Federation Dominican Kyrgyz 3 Angola 21 39 57 Saudi Arabia Republic Republic Antigua and 4 22 El Salvador 40 Malaysia 58 Senegal Barbuda 5 Azerbaijan 23 Equatorial Guinea 41 Mauritius 59 Serbia 6 Bahamas, The 24 Fiji 42 Mexico 60 South Africa 7 Benin 25 Gabon 43 Moldova 61 Sri Lanka 8 Bolivia 26 Gambia, The 44 Morocco 62 St. Lucia St. Vincent and the 9 Botswana 27 Georgia 45 Mozambique 63 Grenadines 10 Brazil 28 Ghana 46 Nepal 64 Sudan 11 Brunei Darussalam 29 Grenada 47 Nicaragua 65 Suriname 12 Bulgaria 30 Guinea-Bissau 48 Niger 66 Thailand 13 Cambodia 31 Guyana 49 Pakistan 67 Tunisia 14 Cameroon 32 Honduras 50 Panama 68 Turkey 15 Chile 33 Hungary 51 Paraguay 69 Uganda 16 China 34 India 52 Peru 70 Ukraine 17 Colombia 35 Indonesia 53 Philippines 71 Vietnam 18 Costa Rica 36 Iran, Islamic Rep. 54 Poland 72 Zambia 388